1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học : sách chuyên khảo dùng cho hệ đào tạo sau đại học (Phần 1)

272 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết học
Tác giả Trần Thị Hồng Thúy, Nguyễn Mạnh Tường, Lê Thanh Thập, Đào Ngọc Tuấn, Ngọ Văn Nhân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 42,3 MB

Nội dung

Thời kỳ Phục hưng và Cận đại ở phương Tây với sự hình thành va phát trién của chủ nghĩa tư bản đã đòi hỏi va tạo điều kiện chosự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là khoa học tự

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG LỊCH SỬ

1 Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử có tính quy luật khách quan của nó Đó là sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội; với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự đẫu tranh giữa các trường phái triết học và các phương pháp nhận thức đối lập nhau trong lịch sử a Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tẾ - xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội

Triết học là một hình thái ý thức xã hội có nội dung phản ánh ton tại xã hội, vì vậy, sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà ở đó tư tưởng triết học được nảy sinh.

Trong xã hội công xã nguyên thủy, hoạt động duy trì sự tồn tại của con người chủ yếu là hái lượm và săn bắt, chưa xuất hiện phân công lao động và chế độ tư hữu, xã hội chưa xuất hiện giai cấp, con người không có nhu cầu nào khác ngoài sự tồn tại sống còn của mình Vì vậy, nhu cầu nhận thức, khám phá thế giới và con người đối với họ là không thiết yêu, đồng nghĩa với việc chưa thể xuất hiện triết học trong thời kỳ này.

Bước sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ với sự phát triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, dẫn đến sự phân công lao động xã hội, đầu tiên là giữa chăn nuôi và trồng trọt Từ đó, đã xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất Chính trong thời kỳ này do đòi hỏi của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh tế con người cũng cần có những tri thức sâu hơn về thế giới tự nhiên, xã hội và con người Triết học ra đời như là ý thức hệ của giai cấp chủ nô thong trị đối lập với giai cấp nô lệ.

Trong thời kỳ phong kiến, do sự thống trị của giáo hội, nhà thờ Kitô giáo, cũng như do sự phát triển kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, triết học kinh viện ra đời thay thế cho triết học Hy Lạp cô đại Nền triết học này là hệ tư tưởng cho giai cấp địa chủ quý tộc và giới tăng lữ nhằm bảo vệ quyên lợi của giai cấp thống tri và giáo hội.

Khi chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến với nền sản xuất công nghiệp phát triển dẫn đến nền kinh tế thị trường tạo ra năng suất lao động chưa từng có trong lịch sử Do nhu cầu đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế và sự thống trị giai cấp tư sản lúc bay giờ, triết học với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong các thế kỷ XVII - XIX.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác.

Như vậy, là một hình thái ý thức xã hội, sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, với các cuộc đấu tranh giai cấp, với các lực lượng xã hội Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, mỗi giai cấp, mỗi lực lượng xã hội khác nhau sẽ hình thành nên các hệ thống triết học khác nhau Sự phát triển và thay thé lẫn nhau giữa các hệ thống triết học trong lịch sử là phản ánh sự biến đổi và thay thé lẫn nhau giữa chế độ xã hội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội.

Cho nên, nghiên cứu các tư tưởng triết học không thê tách rời các điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp đã sinh ra nó. b Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Cùng với nguôn gôc xã hội thì nguôn gôc nhận thức cũng là điều kiện, tiền đề cho sự hình thành của triết học Ngay từ thời kỳ Cô đại do sự phát triển của các tri thức khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên mà tư duy của con người đã đạt đến trình độ khái quát cao (tư duy trừu tượng) Tư duy này gắn liền với sự xuất hiện ban dau của triết học Nếu như ở Trung Hoa cổ đại, triết học gắn với những van đề chính trị - xã hội, luân lý, đạo đức, ở Ấn Độ cô đại, triết học gắn liền với những vấn đề tôn giáo, tâm linh, thì ở Hy Lạp cô đại, triết học trong giai đoạn đầu không tách rời với khoa học tự nhiên mà có tên gọi là triết học - tự nhiên.

Trong thời kỳ Trung cô ở Tây Âu, do sự thống trị của giáo hội, nhà thờ Kitô giáo mà khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển Cũng như khoa học, triết học lúc bấy giờ có nhiệm vụ là phục vụ thần học Vì vậy trong thời kỳ Trung cổ, triết học hầu như không phát triển hoặc phát triển rất chậm chạp.

Vào thời ky Phuc hung ở Tây Âu (thế ky XV - XVI), cùng với sự xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khoa học tự nhiên ngày càng phát triển Khi đó, triết học duy vật phát triển gắn liền với yêu cầu phát triển của khoa học tự nhiên Đặc biệt vào thời kỳ Cận đại ở Tay Âu (thế kỷ XVII - XVIII), cách mang tư sản nổ ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên Khoa học lúc đó đang diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là cơ học của Niutơn Cùng với quá trình đó, triết học đã phát triển theo các hướng khá rõ nét, đó là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cảm Các khuynh hướng này đều dé cao vai trò và sức mạnh của các yếu tố khoa học tự nhiên một cách cực đoan.

Vào giữa thế kỷ XIX, các nước Tây Âu đã đạt được những thành tựu nỗi bật về khoa học tự nhiên, đặc biệt có ba phát minh quan trọng đối với sự hình thành triết học Mác Đó là định luật bảo

27 toàn và chuyên hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Đácuyn - là cơ sở cho sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật.

Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng, triết học, nhất là chủ nghĩa duy vật, với tư cách là hình thái ý thức xã hội có tính khái quát cao luôn luôn gan liền với các thành tựu của khoa hoc tự nhiên và khoa học xã hội Sự phát triển của triết học, một mặt phải khái quát được các thành tựu của khoa học, mặt khác phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học trong từng giai đoạn lịch sử.

SỰ KE THỪA, PHAT TRIEN VA VẬN DỤNG SANG TAO CUA CHỦ TỊCH HO CHÍ MINH VÀ DANG CỘNG SAN

1 Sự kế thừa, phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh a Vai trò của Hồ Chi Minh đối với sự phát triển tư trồng triết học Việt Nam

Trước sự thất bại của các thế giới quan và phương pháp luận truyền thống Nho học, Phật học cũng như Tây học, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Điểm xuất phát dé Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước không phải trực tiếp là nhu cầu đi tìm một thế giới quan và một phương pháp luận triết học mới, không phải là một lý luận triết học trừu tượng, mà là những lý luận, những giải pháp có khả năng thực tế nhất dé dẫn dắt, lãnh đạo phong trào yêu nước di đến thành công trong thực tiễn chính trị là giải phóng dân tộc - cứu dân, cứu nước; là làm sao dé dân tộc Việt Nam được độc lập, đồng bào Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Cũng tức là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho mỗi người dân lao động Suốt ba mươi năm tìm đường cứu nước, như một tất yếu lịch sử, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa

Hồ Chí Minh đã vận dụng thé giới quan duy vật biện chứng va phép biện chứng duy vật dé lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt Nam thời cận đại mà không một nhà tư tưởng tiễn bộ nào có thé làm được và đỉnh cao của sự vận dụng đó là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con đường giải phóng dân tộc Đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên hình thái kinh tế - xã hội mới sau

79 khi giành được độc lập, đó là con đường định hướng phát triển xã hội - xã hội chủ nghĩa.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hỗ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, về đạo đức, nhân văn Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Hạt nhân của thế giới quan đó là triết học Mác - Lênin; sự phong phú của thé giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam và cách mạng thé giới; vẻ đẹp của thế giới quan đó được tạo ra bởi sự kết hợp lôgíc giữa tính khoa học của thế giới quan Mác - Lênin với các giá trị triết học truyền thống Việt Nam, cũng như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây. b Tư trởng Hỗ Chí Minh về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

Van dung sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát triển nhiều nội dung lý luận rất đặc sắc về mối quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại, đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng trong thời đại hiện nay Những nội dung đó có thể khái quát ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã có sự nhìn nhận sâu sắc và toàn diện về tình hình của thời đại và tình hình Việt Nam, đã xác định đúng vi trí của cách mạng Việt Nam trong mỗi quan hệ với cách mạng thế giới Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thé tách rời của cách mạng thế giới Nó cũng phải theo con đường của cách mạng vô sản, có mục tiêu tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa Có hiểu rõ tính chất của thời đại, hiểu rõ bối cảnh của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới thấy hết ý nghĩa lớn lao trong kết luận này của Hồ Chí Minh.

Thứ hai, khái quát xu hướng của thời đại và tình hình thực tiễn

Việt Nam, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin vào Việt Nam,

Hồ Chí Minh nêu quan điểm: giải phóng giai cấp kết hợp chặt chẽ với giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Giải phóng giai cấp kết hợp chặt chẽ với giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là cách mạng vô sản các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau, đều là động lực cơ bản cho cách mạng thế gidi, CÓ tầm quan trọng ngang nhau như hai cánh của con chim Cách mạng vô sản ở các nước tư bản tạo điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, ngược lại cách mạng giải phóng dân tộc cũng thúc day cách mạng vô sản ở các nước tư bản phát triển và giành thắng lợi.

Thứ ba, trong chỉ đạo cách mang, Hồ Chí Minh luôn khẳng định để đưa cách mạng đến thắng lợi triệt để trước hết phải có Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân - lãnh đạo Điều đó khăng định cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phải do giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong của giai cap công nhân, người đại diện chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn đại diện cho lợi ich dân tộc và lợi ích của toàn thé nhân dân

Việt Nam Đảng phải có lý luận cách mạng soi đường, đó là chủ nghĩa Mác - Lénin.

2 Sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam a Vận dụng nguyên tac thong nhất giữa lý luận với thực tiễn

- Ly luận phải phản ánh được yêu cau của thực tiên, khdi quát được những kinh nghiệm của thực tiễn

Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội nước ta và khăng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư ban chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vi trí thống tri của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, dé phat trién nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nén kinh tế hiện đại”! Vấn đề nghiên cứu, tìm tòi để luận chứng cho lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn đang tiếp tục Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đánh giá: “Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng” và nhân mạnh: “Day mạnh tong kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phan làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta””.

- Hoạt động thực tiễn phải lấy ly luận chỉ dao Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, coi trọng lý luận chính là

| Đảng Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tập 60, tr.130-131.

? https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung- uong/khoa-ix/nghi-quyet-so- 1 6-nqtw-ngay-1832002-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban- chap-hanh-trung-uong-khoa-ix-ve-nhiem-vu-chu-yeu-cua-cong-65 | vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học nhân loại đã đạt được vào điều kiện cụ thê của đất nước Thành tựu của khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống loài người Không có một quốc gia nào đứng ngoài sự tác động đó Khoa học và công nghệ là sự kế thừa và tích hợp thành tựu của quá khứ và hiện tại, sự có gắng không mệt mỏi của bao thế hệ, là thành tựu mang tính nhân loại Con đường phát triển ngắn nhất và bền vững nhất hiện nay của các quốc gia chậm phát triển là tranh thủ thời cơ, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ đề phát triển đất nước Đề đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng một cách có hiệu quả các thành tựu của khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, cải tiến các công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kết cau hạ tang, rút ngắn thời gian chuyền giao công nghệ, sớm đưa vào ứng dụng trong sản xuất Phan dau đến năm 2030 là nước dang phát triển có công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, cần phải “tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thê chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,

“đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phat triển và quản lý xã hội”, đồng thời “phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số dé tạo bit phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”' b Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Vận dụng sáng tao chủ nghĩa Mác - Lênin vào điêu kiện cu

| Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Su thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.220-221.

83 thé của Việt Nam, Đảng ta khăng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau - đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng Việc Dang ta luôn luôn kiên định con đường tiễn lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thé ở nước ta.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm cua thời kỳ quá độ tiễn lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ly luận hình thành kinh tế - xã hội chỉ ra, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một lực lượng sản xuất của nó, hay nói cách khác, có một cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó Dé có chủ nghĩa xã hội phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mang lại Song, nước ta tiễn lên chủ nghĩa xã hội từ một nên kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, chưa có nền đại công nghiệp Vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa dé đạt tới trình độ công nghiệp hiện đại mà nhân loại đã tạo ra Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ tiễn lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN