1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Ứng dụng phương pháp phân ra oaxaca - bilnder nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực thành thị - nông thôn và giới tính dưới góc độ quy mô hộ gia đình tại Việt Nam

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực thành thị - nông thôn và giới tính dưới góc độ quy mô hộ gia đình tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Hiền
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Bích Phương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Toán kinh tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 22,72 MB

Cấu trúc

  • Chương 3: Nghiên cứu bat bình dang thu nhập bằng phương pháp phân rã Oaxaca — (11)
  • CHUONG 1: TONG QUAN VE BAT BÌNH DANG THU (11)
  • NHAP VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU (11)
    • 1.1. TONG QUAN VE BAT BÌNH DANG THU NHAP (11)
    • 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN BAT BÌNH DANG THU (18)
    • 1.3. PHƯƠNG PHAP PHAN RA OAXACA - BLINDER (25)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁT BÌNH ĐĂNG THU NHẬP (29)
  • TĂNG TRƯỞNG GNI BÌNH QUẦN ĐẦU NGƯỜI (30)
  • CUA VIỆT NAM GIAI DOAN 2000-2020 (30)
  • CHỈ SÓ HDI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2018 (31)
    • 2.2. CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN BAT BÌNH DANG THU (36)
    • CHUONG 3: NGHIÊN CUU BAT BÌNH DANG THU NHẬP BANG PHUONG PHAP PHAN RA OAXACA - BLINDER (40)
      • 3.1. SO LIEU SU DUNG TRONG DE TÀI (40)
      • 3.3. KET QUÁ NGHIÊN CỨU (55)
        • 3.3.2.1. Phân rã bat bình dang thu nhập theo giới tính (56)
    • Bang 3.4. Hồi quy OLS với số liệu mẫu nam và nữ năm 2008 Biến Nam Nữ (58)
      • 3.3.2.2. Phân rã bat bình dang thu nhập theo khu vực thành thị - nông thôn (60)
    • Bang 3.13. Phân rã Oaxaca-Blinder chỉ tiết cho thu nhập bình quán dau người (67)
      • 3.4. KET LUẬN (73)
  • KET LUẬN CHUNG (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (76)
    • PHỤ LỤC A: THÓNG KÊ MÔ TẢ (78)
    • PHU LUC B: KET QUA PHAN RA OAXACA - BLINDER (87)

Nội dung

Do vậy, đề tài “Ứng dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder nghiên cứu bất bình đăng thu nhập giữa khu vực thành thị - nông thôn và giới tính dưới góc độquy mô hộ gia đình tại Việt Nam

Nghiên cứu bat bình dang thu nhập bằng phương pháp phân rã Oaxaca —

NHAP VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

TONG QUAN VE BAT BÌNH DANG THU NHAP

1.1.1 Những khai niệm cơ ban

Phân phối là một trong những phạm trù kinh tế chung nhất của xã hội loài người cùng với sản xuất và tiêu dùng Nhìn chung, phân phối có thé được hiểu là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất, bao gồm các nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuât và các sản phâm đâu ra của hệ thông tái sản xuât xã hội.

Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với việc phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập, đây là cách thức phân chia thu nhập quôc dân của một quôc gia cho các công dân của quôc giá đó.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng một vai trò quan trọng trong mọi xã hội cũng như các hình thái kinh tế vì nó hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng và quá trình tái sản xuât xã hội, đảm bảo cho sự tôn tại của nhân loại.

Về mặt thực tiễn, ngoài việc tuân theo nguyên tắc quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, hoạt động phân phối thu nhập cũng đòi hỏi phải xác định được cách thức phân phối sao cho phù hợp Trên thực tế, trên cơ sở tiêu chí lựa chọn phân tích, có thể phân loại hoạt động phân chia những sản phẩm đầu ra dưới hình thái thu nhập này bao gồm: phân phối theo đối tượng và phân phối theo chức năng.

Phân phối thụ nhập theo đối tượng (ca nhân/hộ gia đình), được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất Cách tiếp cận này xem xét cách thức phân phối thu nhập giữa các cá nhân hay các hộ gia đình như thế nào Vấn đề cần quan tâm ở đây là mỗi cá nhân nhận được bao nhiêu mà không phụ thuộc vào nguồn hình thành thu nhập, không phân biệt đó là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế hay thu nhập nhận được từ các chương trình phúc lợi Các nguồn gốc về ngành nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ ) cũng không được xét đến Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là xem xét thu nhập được phân phối có đồng đều giữa các nhóm người trong xã hội hay không

Phân phối thu nhập theo chức năng, cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế Thay vì xem các cá nhân như những thực thể riêng biệt, phân phối thu nhập theo chức năng sẽ xem xét cách thức thu nhập được phân phối như thế nào cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân ma mọi nhân tố sản xuất nhận được là bao nhiêu bất ké cá nhân hay nhóm người cụ thé nào nhận thu nhập Cụ thé, phân phối thu nhập theo chức năng thường quan tâm đến tỷ lệ phần trăm của tông thu nhập quốc dân được phân phối cho lao động, tỷ lệ phần trăm được phân phối dưới dạng tiền cho thuê, tiền lãi, lợi nhuận (ví dụ thu nhập từ sở hữu tai sản bao gôm dat đai, von tài chính và von vật chat).

Xét về mặt khách quan, bình đăng về thu nhập là khi mọi người đều nhận được một khoản thu nhập như nhau Còn về khái niệm mang tính chuân tắc, phân phối thu nhập mang tính công bằng xảy ra khi mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức cho những nỗ lực mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, xóa bỏ tình trạng không làm việc nhưng vẫn hưởng lợi, lao động chăm chỉ mà cuộc sống11181686 — Nguyễn Thu Hiền 12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế lại khó khăn, thiệt thòi Phân phối thu nhập công băng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối: mọi người đều có thu nhập như nhau bat ké năng lực và nỗ lực khác nhau của họ Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, lao động và sáng tạo của con người, mả hệ quả tất yếu dẫn đến là một nền kinh tế trì trệ.

Bat bình dang thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế Dé đánh giá được mức độ bất bình đắng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phan trăm dân số Bat bình đăng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về “sự bất công băng” Nếu những người giàu nhận được một phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là “không công băng”.

1.12 Nguyên nhân gây ra sự bat bình đăng về thu nhập

Bất bình đăng thu nhập vừa là van đề của lịch sử dé lại, vừa là van đề của sự phát triển quốc gia mà quốc gia nào cũng phải đối mặt Tình trạng bất bình đẳng thu nhập thể hiện ở các mức độ khác nhau giữa các quốc gia.

Theo Adam Smith, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi làm thuê dé tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng lợi một phần giá tri của sản phẩm được tạo ra, đó là tiền công Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm sản xuất ra và chủ sở hữu của nó là nhà tư bản kinh doanh và các địa chủ Ngoài ra, lợi tức là một phan của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu von.

Theo Marx, phân phối thu nhập có hai hình thức là phân phối thu nhập quốc dân lần đầu và phân phối lại Phân phối lần đầu bao gồm tiền lương của người lao động và thu nhập của các nhà tư bản và địa chủ Nếu như tiền lương của công nhân chỉ đủ trang trải cho bản thân và gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa chủ còn tích lũy một phần để tái sản xuất mở rộng Marx đưa ra kết luận rằng trong chủ nghĩa tư bản thì tài sản tập trung trong tay một số người giàu, trong khi phần lớn dân cư chỉ có sức lao động Do đó, việc phân phối theo tài sản là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất bình đăng về thu nhập.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Thu hẹp bat bình dang thu nhập đã và đang trở thành những van đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Có nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân có thể đan xen và ảnh hưởng vào nhau, nhưng chung quy lại thì có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là bất bình đăng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao động.

Bat bình dang trong phân phối thu nhập từ tài sản:

Trong nền kinh tế thị trường, một phan thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực Nó phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tô này trên thị trường cạnh tranh ma chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân Cách phân phối như vậy được gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay phân phối thu nhập từ tài sản.

Tài sản của mỗi cá nhân là do nhiều nguồn hình thành khác nhau mà có được:

- Do tài sản được thừa kế.

- Do các hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ảnh hưởng nhiều đến sự khác biệt về của cải tích lũy được.

- Do kết quả kinh doanh.

Trong những lí do trên, sản xuất kinh doanh là phương thức quan trọng nhất dé tăng thu nhập và tài sản của bất kỳ cá nhân nào.

Bat bình dang trong phân phối thu nhập từ lao động:

Lao động là điều kiện cơ bản dé tạo ra thu nhập Tuy nhiên, với kỹ năng làm việc, điều kiện và đặc thù công việc khác nhau sẽ dẫn đến mức thu nhập khác nhau.

Một số nguyên nhân dẫn đến bắt bình đăng thu nhập từ lao động:

- Dosw khác biệt về năng lực và chuyên môn làm việc dẫn đến mức thu nhập cũng khác nhau.

- Do cường độ làm việc chênh lệch cũng dẫn đến tiền lương không đồng đều.

- Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc.

CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN BAT BÌNH DANG THU

1.2.1 Bat bình dang thu nhập giữa nam và nữ Một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề bất bình đăng thu nhập về giới tính như sau:

Lý thuyết về Hiệu suất - Tiền lương đã đưa ra giả định rằng hiệu suất làm việc bình quân của nam giới cao hơn nữ giới và xứng đáng nhận được mức tiền lương nhiều hơn trong thị trường lao động Các mô hình về lựa chọn công việc cho rằng các mức tiền lương cao hơn trên thị trường đủ hấp dẫn đề thu hút lao động giỏi hơn và có năng suất làm việc cao hơn nhằm làm giảm chỉ phí trong kinh doanh (chăng hạn như chi phí phỏng van dé tìm người thay thé người nghỉ việc, hoặc chi phí do thừa nhân viên không hiệu quả ) Lý do cho điều này là vì cho rằng nam giới trung bình có học vấn tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng hơn Nếu nam giới trung bình có các đặc điểm cần thiết cho công việc dé làm việc hiệu qua cao hơn, cũng như có khả năng thực hiện các công việc phức tạp một cách có trách nhiệm, thì họ nên được trả lương cao hơn phụ nữ Trong hoàn cảnh này thì không có sự phân biệt đối xử về tiền công theo giới Tuy nhiên, nếu những yếu tố khách quan này không thé giải thích được sự chênh lệch về tiền lương theo giờ giữa nam và nữ thì có xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử theo giới tính, do một giới được trả lương cao hơn giới còn lại mà không có một lý do khách quan nào.

Nghiên cứu “Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị”, Oaxaca, Reynold L (1973) đã cung cấp một phương pháp tiếp cận11181686 - Nguyễn Thu Hiền 18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế và đánh giá sự khác biệt về thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này.

Kirkwood và Wigbout (1999) đã sử dụng phân tích cây (tree analysis) và sử dụng đữ liệu từ cuộc khảo sát hộ gia đình (Household Labour Force Survey) và cho thấy răng khoảng một phần hai chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ ở New Zealand có thé được giải thích bằng các đặc điểm quan sát được (như trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân).

Dữ liệu từ cuộc khảo sát Kinh tế hộ gia đình (Household Economic Survey) và phương pháp OLS đã được Dixon sử dụng để kiểm tra phân phối thu nhập tại New Zealand Kết quả cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập theo giới tính.

Sau khi đã kiểm soát một số yếu tố như tuổi, tuổi bình phương, đặc điểm về giáo dục, dân tộc và loại hình công việc toàn hay bán thời gian, thì thu nhập của nữ giới vẫn thấp hơn nam giới 9,6% Frolich cho thấy rằng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành đại học cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích bất bình đăng thu nhập theo giới tính ở Anh.

Sau đó, Dixon tiếp tục nghiên cứu về mang nay ở New Zealand với tệp dit liệu nghiên cứu mở rộng hơn, và việc hồi quy OLS được thay thé bằng phương pháp phân rã do Oaxaca và Blinder phát triển Phương pháp này giúp bạn có thể xác định phần giải thích của giá trị trung bình của các đặc điểm riêng, và hệ số của các đặc điểm riêng và phần dư (nếu sử dụng phân rã 3 thành phần) và phần làm chênh lệch được giải thích và không được giải thích Kết quả cho thấy sự bất bình đăng thu nhập giữa nam và nữ khoảng 15-17% sử dung di liệu năm 1997-1998, trong khi 30-60% chênh lệch có thé được giải thích bởi những khác biệt về trình độ học vấn và kinh nghiệm của 2 giới Dixon cho rằng bất bình đăng sẽ giảm trong tương lai do giáo dục cho phụ nữ được cải thiện, cũng như kỳ vọng rang tỷ lệ trả lương cho nam giới và nữ giới sẽ dần tương đương nhau Đến năm 2003, Dixon cũng đã thực hiện nghiên cứu tương tự và xác nhận sự chênh lệch đã được thu hẹp còn 12,8%, và cho rằng sự sụt giảm này chủ yếu là do nữ giới đã gia tăng giá trị của họ (về trình độ học vẫn) SO VỚI nam giới, và các thay đổi khác về điều kiện nghê nghiệp của nam và nữ.

Pacheco và cộng sự đã cập nhật nghiên cứu tại New Zealand với dữ liệu từ cuộc khảo sát năm 2015, sử dụng các biến giải thích là tuổi, dân tộc, tình trạng di11181686 - Nguyễn Thu Hiền 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế cư, bằng cấp, nghề nghiệp, ngành công nghiệp, đặc điểm địa phương và các đặc điểm hộ gia đình như hộ có đầy đủ vợ chồng và tuổi của con cái Kết qua cho thay dù sử dụng mô hình nảo thì chênh lệch thu nhập vẫn là 12,71% và nữ giới chịu nhiều thiệt thòi hơn Ngoài ra, tác giả nhận thấy xu hướng giảm của phần chênh lệch không được giải thích bằng cách thêm càng nhiều biến giải thích vào mô hình.

Trong các mô hình của tác giả, phần chênh lệch không được giải thích chiếm khoảng 13,84% đến 10,56%, cho thấy ít nhất là trong những năm gần đây hiệu ứng

“phân biệt đôi xử” giữa nam và nữ không quá cao.

Phương pháp phan rã Oaxaca — Blinder cũng đã được Ryczkowski và

Sliwicki sử dụng cho mẫu các cá nhân tại Ba Lan, và cho thấy răng phụ nữ Ba Lan có những đặc điểm phủ hợp với nhu cau của thị trường lao động và lẽ ra phải được trả công cao hơn Phân tích đã đưa ra mức chênh lệch thu nhập theo giới tính là

10,1% đến 14,6% và phụ nữ chịu nhiều thiệt hơn so với nam giới, điều này thé hiện sự phân biệt đối xử Tuy nhiên, mức độ chênh lệch đã giảm một ít sau khi xem xét các yếu tô khác như tâm lý xã hội và các đặc điểm xã hội Tác giả tính toán mức độ bất bình đăng trong thu nhập về giới vào khoảng 5%.

Trong nghiên cứu của Koyo Miyoshi (2006) về sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ trên thị trường lao động ở Nhật Bản, tác giả đã đề xuất phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ ở Nhật Bản đồng thời cũng phân tích các yếu tố tác động đến sự chênh lệch này như là: kinh nghiệm tiềm năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc toàn thời gian và kinh nghiệm làm việc bán thời gian.

Trong năm 2007, Christofides và cộng sự đã kiểm tra sự bất bình đăng thu nhập ở 26 quốc gia Châu Âu bằng cách sử dụng dữ liệu Thống kê của Liên bang châu Âu (European Union Statistics on Income and Living Conditions) Kết qua cho thấy có su chênh lệch đáng ké trong thu nhập trung bình cũng như phần chênh lệch không được giải thích Phần chênh lệch không được giải thích khá cao tại một số quốc gia cụ thể như: Anh (45,3%), Đan Mạch (74,2%), Đức (75,8%) và Na Uy

(87,2%) và Ba Lan (hơn 100%) Trong khi đó, báo cáo của OECD (2012) chỉ ra phần chênh lệch không được giải thích tại Úc là 15%, và Slovenia lên đến 137%

(cho thấy ngay cả ở các nước phát triển, chênh lệch không được giải thích này vẫn còn rât cao).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

1.2.2 Bat bình đăng thu nhập giữa khu vực nông thôn — thành thị

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bất bình đăng thu nhập giữa thành thị và nông thôn tăng lên trong quá trình chuyền đổi Xu hướng bắt bình đăng thu nhập giữa thành thị và nông thôn thay đổi rất phức tạp tại Trung Quốc, khi giảm khi tăng.

PHƯƠNG PHAP PHAN RA OAXACA - BLINDER

1.3.1 Giới thiệu chung Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong phân tích kinh tế về sự khác biệt giữa các nhóm là phải phân rã sự khác nhau về giá trị trung bình trong các mô hình hồi quy Về mặt lý thuyết, quá trình phân rã này được biết đến từ quá trình phân rã của Oaxaca — Blinder (Oaxaca, 1973 và Blinder,

1973), và sự khác biệt giữa hai nhóm là do hai thành phần tao ra.

Thành phan thứ nhất của mô hình là sự khác biệt giữa 2 nhóm có thể giải thích được (explained), thành phần còn lại không thể tính vào sự khác biệt giữa 2 nhóm, tức là thành phần không giải thích được (unexplained) Thành phần nay thường được sử dung như là 1 phương pháp dé nói lên sự phân biệt đối xử (discrimination) giữa hai nhóm trong thị trường lao động và trong lý thuyết về phân biệt đối xử Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế khác nhăm so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm Tại Việt Nam, phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, do đó, đề tài này sẽ giới thiệu về phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder (1973) được áp dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính và khả năng ứng dụng phương pháp này trong phân tích kinh tê.

Có hai nhóm A và B và biến kết quả (biến phụ thuộc) là Y và tập hợp các biến giải thích X Theo mô hình phân rã Oaxaca — Blinder, biến phụ thuộc (Y) được biéu diễn theo phương trình sau:

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Trong đó: X đại diện cho các vector của các biến giải thích; 6 là các vector hệ số hồi quy, và € là các sai số phan dư.

Và nhóm B có phương trình:

Trong đó: X4 va XP đại diện cho các biến giải thích của mẫu nhóm A và nhóm B.

B4 và B® là các thông số ước lượng cho mẫu của nhóm A và nhóm B.

Gia trị trung bình của các biên sô và các thông sô được ước lượng ở mỗi nhóm được biểu diễn lần lượt bằng hai phương trình tương ứng:

Khoảng cách đối với nhóm A và nhóm B trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc, Y (hoặc ngược lại) có thể được viết như sau: v4 —¥® = (B§ — 8§) + (X* 82—X”B) — (6)

Sau khi cộng và trừ X? BA, phương trình khoảng cách được biến đổi thành: ¥4 — YẼ = (gệ — BB) + |(X“ — X?)#§^— x?^~— BP) (Œ)

Thành phần 2 — XP)gÄ được giải thích như là một phần của khoảng cách giữa các biến phụ thuộc do sự khác biệt trung bình ở những đặc tính có thé quan sát được (biến số giải thích) giữa nhóm A và nhóm B Nếu các thành phần trong nhóm A và nhóm B có cấp độ giống nhau ở biến số X, thành phần này bằng 0.

Thêm vào đó, thành phần x?Œ^ — 8? ) được coi là phần thê hiện sự khác biệt trong các hệ số hồi quy ước lượng (phân biệt hoặc không thể giải thích được) Nếu những hệ số này là giống nhau giữa các thành phần nhóm A và nhóm B, thành phần này bằng 0 (khoảng cách hầu như phụ thuộc vào sự khác biệt trong các đặc điểm của từng thành phần trong nhóm).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Phương trình phân rã (7) xảy ra khi cộng và trừ x2 Be vào phương trình (6); khoảng cách được viết như sau:

Như vậy, sự khác nhau được diễn tả:

(i) — Sự khác nhau tổng thể (R):

(ii) Su khác nhau do các đặc tinh tạo ra (E):

(iii) Sự khác nhau do sự khác nhau của các hệ số (C):

(iv) Thanh phan không thé lý giải được (U):

(v) _ Thanh phan khác biệt do sự phân biệt (D):

1.3.3 Các bước thực hiện phân ra Đối với mô hình hồi quy tuyến tính, các bước thực hiện phân rã như sau:

() Đầu tiên, chạy hồi quy cho từng mẫu A và B

(ii) Ước lượng giá trị của XÃ và X?

(iii) Tinh sự khác nhau theo các đặc tính và sự khác nhau theo các hệ số (iv) Tinh sự khác nhau do thành phan không thé lý giải

(v) Tinh sự khác biệt do sự phân biệt

1.3.4 Ung dụng phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder trong phân tích kinh tế

Phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder (1973) đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh khác nhau của nghiên cứu kinh tế Một số ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế như là:

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

- Ung dụng trong nghiên cứu kinh tế lao động, cụ thé là tiền lương hoặc thu nhập và sự khác biệt trong việc làm giữa hai nhóm khác nhau.

Nghiên cứu tiên phong là nghiên cứu sự khác biệt trong thu nhập giữa người da đen và người da trăng (Blinder, 1973) và sự khác biệt trong thu nhập giữa nam giới và nữ giới (Oaxaca, 1973); sự khác biệt thu nhập giữa khu vực công và khu vực tư nhân ở Ai Cập (Bank of Greece, 2003; Aysit, 1999); sự chênh lệch thu nhập giữa người Trung Quốc và người An Độ (Olivier và cộng sự, 2007); sự khác nhau về năng suất (Jessica, 2006); bất bình dang thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ở Trung Quốc (Jonathan và Terry, 2002); mức chênh lệch thu nhập trong nội bộ khu vực công nghiệp (Myeong-Su Yun, 2007); sự khác biệt về giới tính trong việc làm ở Chile (David và cộng sự, 2005); giáo dục tạo nên sự khác biệt về thu nhập theo giới tinh (Sami, 2006),

- Ung dụng trong kinh tế vi mô và tài chính:

Sự khác biệt trong tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước (Nguyễn Minh Hà, 2011); sự khác nhau trong các khoản vay tín dụng giá cao (Chau Do va Irina, 2007); sự khác biệt về sở hữu cô phiếu theo sắc tộc (Cong Wang, 2007); sự chênh lệch trong tỷ lệ chi trả cổ tức (Jesus và

- Ung dụng trong phúc lợi xã hội:

Nghiên cứu về sự khác nhau trong phúc lợi xã hội giữa nông thôn và thành thị

(Maureen và Sonya, 2003); sự khác nhau về sở hữu tai sản theo giới tính (Eva và cộng sự, 2008); phân phối thu nhập trong các hộ gia đình (Francois va cộng su,

- Ung dung trong vốn con người:

Nghiên cứu về sự khác biệt trong phát triển vốn con người (Sylvie và cộng sự, 2007); sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe theo sắc tộc (Kirby va cộng sự,

Bên cạnh đó còn nhiều nghiên cứu khác cũng áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder ứng dụng trong các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

THỰC TRẠNG BÁT BÌNH ĐĂNG THU NHẬP

2.1.1 Thực trạng bat bình đẳng thu nhập

Cuộc khủng hoảng bất bình đăng toàn cầu đang đạt đến những thái cực mới.

Nghiên cứu của Oxfam cho thấy 388 người giàu nhất trong năm 2010 sở hữu khối tài sản tương đương một nửa dân số nghèo nhất trên thế giới Con số đó giảm xuống còn 80 người vào năm 2014 trước khi giảm tiếp xuống 62 người vào năm 2015 Điều này cho thấy mức độ tình trạng tập trung thu nhập ngày càng tăng ở chóp đỉnh của đường phân phối thu nhập Khối tai sản không 16 của 62 người này tương đương với tổng tài sản gộp lại của 3,6 tỷ người, tức một nửa dân số trên thế gidi.

Trong khi đó, ty trong thu nhập của nhóm trung bình và trên trung bình van ổn định tại các quốc gia và so với cùng kỳ Tình hình của nhóm nghèo nhất thậm chí còn bi quan hơn Ké từ đầu thé kỷ này, phân nửa dân số nghèo nhất trên thé giới chỉ chiếm một phần trăm tổng mức tăng của tài sản toàn cầu, và tài sản của họ trên thực tế đã giảm đáng ké sau cuộc khủng hoảng tài chính bat chấp sự phục hồi tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu Thu nhập trung bình hàng năm của nhóm 10% nghèo nhất thế giới tăng chưa đến 3 USD mỗi năm trong gần một phần tư thế kỷ Bằng chứng trên cho thấy hệ thống kinh tế của chúng ta đang mang lại lợi nhuận ở mức không cân đối cho nhóm những người giàu nhất Mức độ bắt bình đăng thu nhập cao cũng làm tăng các dạng bất bình đăng có lịch sử lâu đời như giới tính, giai cấp và sắc tộc, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội của những người phải gánh chịu sự bat công của nhiều hình thái bat bình đăng.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 30 năm qua, với thu nhập bình quân tăng và số người nghèo giảm đều đặn và đáng kể Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1% (theo Tổng cục Thống kê, năm 2016 là 6,21%, năm 2017 là 6,81%, năm 2018 là 7,08%) Tổng thu nhập quốc dân (GNI) cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt thu nhập GNI bình quân đầu người (GNI per capita) của Việt Nam tăng khoảng 354,5% từ năm 1990 đến năm 2020 Từ năm 2014 đến nay, tốc độ tăng trưởng tăng nhanh.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

CUA VIỆT NAM GIAI DOAN 2000-2020

Hình 2.1 Tăng trưởng bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000-2020.

Với mức thu nhập bình quân đầu người đang tăng dần và một nền kinh tế đang phát triển ồn định, liệu mức sống của người dân Việt Nam có được phát triển một cách toàn diện và đều đặn hay không?

Trên thực tế, trong giai đoạn 2002-2018, đời sống và chất lượng cuộc sống của người dân ngày cảng được cải thiện, người dân được hưởng các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao Quá trình cải cách cũng đã cải thiện hơn nữa với nhiều chỉ số phát triển tăng cao đã đưa Việt Nam lên các thứ hạng xếp hạng cao hơn và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới Theo báo cáo mới nhất do UNDP công bố, Việt Nam hiện đã được xếp vào trong nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới.

Năm 2018, HDI của Việt Nam là 0,63, xếp thứ 118/189 quốc gia và vùng lãnh thổ, chi còn thiếu 0,07 điểm dé được gia nhập nhóm các nước có HDI ở mức cao Từ năm 1990 đến 2018, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới Giá trị HDI năm 2018 của nữ giới ở Việt Nam là 0,693 so với 0,692 của nam giới, dẫn đến giá trị GDI là 1,003, đưa Việt Nam vào Nhóm 1, đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia Giá trị GDI của

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Việt Nam cũng cao hơn giá trị GDI trung bình của các nước Phát triển Con người Cao (0,96), các nước Phát triển Con người Trung bình (0,845), và nhóm Đông A và Thái Bình Dương (0,962) Đặc biệt, tỷ lệ nữ giới trong đại biểu quốc hội đã đưa

Việt Nam vào nhóm cao nhất trong ba nhóm trên toàn câu.

CHỈ SÓ HDI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2018

CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN BAT BÌNH DANG THU

2.2.1 Bat bình dang thu nhập giữa nam và nữ Đối với các nhân tổ ảnh hưởng đến bất bình dang thu nhập giữa hai giới, có thé chia thành 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tổ phi kinh tế và nhóm các yếu tổ kinh tế.

(i) Yếu tố phi kinh tế: Quan niệm bat bình dang giới truyền thống

Những quan niệm về bất bình đăng giới hay những định kiến xã hội về giới tinh đang là những trở ngại đối với sự phát triển cân băng giới và quan hệ bình đăng giữa nam nữ Đó là những quan niệm phong kiến từ xa xưa, hàng ngàn năm trước đây về địa vị và giá trị của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Theo quan niệm phong kiến, nam giới có quyền tham gia những việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, đảm đương trách nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ chăm lo cho gia đình và con cái Đàn ông có toàn quyền định đoạt mọi việc trọng đại trong gia đình, nữ giới vâng lời, phụng sự chồng con Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào đàn ông và họ cũng không có bat kỳ quyền guyết định gì kể cả11181686 — Nguyễn Thu Hiền 36

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế đôi với ban thân Đặc biệt ở các nước Châu A có quan niệm trong nam khinh nữ:

“Nhat nam viét hữu, thập nữ viet vô”, điêu đó thê hiện su coi trọng tuyệt đôi giá tri của nam giới trong khi phủ nhận hoản toàn gia tri của nữ giới.

(ii) Cac yếu tố kinh tế:

- _ Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động

Nhóm yêu tô đặc diém của người lao động bao gôm các yêu tô liên quan đên khía cạnh thê chât và giới tính như: tuôi tác, tình trạng hôn nhân, sức khoẻ và chi tiêu bình quân đầu người.

- _ Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo

Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Những công việc doi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp thường có mức lương cao hơn nhiều so với những công việc mang tính giản đơn Vì vậy, người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm được việc làm với mức thu nhập cao hơn.

- Nhom yêu tô lao động, công việc

Nhóm này bao gồm các yếu tố sau: ngành nghề, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và tổ chức làm việc Nhìn chung, người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp được trả lương thấp hơn so với những lao động làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ bởi yêu cầu về kỹ năng, trình độ của ngành này thấp hơn Nếu trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của người lao động sẽ phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn (loại hình công việc) và kinh nghiệm làm việc của người lao động do những công việc phức tạp được trả lương cao hơn những công việc đơn giản và những người có thời gian tiếp xúc với công việc dài hơn thì có khả năng hoàn thành công việc nhanh và tốt hơn những người ít kinh nghiệm nên được trả tiền công cao hơn.

-_ Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị - nông thôn

Thu nhập được trả cho người lao động phải đảm bảo cho cuộc sống của bản thân họ va gia đình Vì mức sống và mức chi tiêu ở các vùng miền khác nhau là khác nhau nên thu nhập của người lao động tại các địa phương khác nhau cũng sẽ khác nhau.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bên cạnh sự khác biệt do yếu tố vùng miền lãnh thé, mức sống và thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn Người lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn so với người lao động nông thôn, xét theo công việc có tính chất và độ phức tạp tương đương.

2.2.2 Bat bình dang thu nhập giữa khu vực nông thôn — thành thị

Có rất nhiều quan điểm lý luận về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn, tuy nhiên khi nói đến sự bất bình đăng thu nhập thành thị và nông thôn, người ta thường đề cập đến mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của sự giàu có”, Adam Smith đã chỉ trích quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ thông, chủ công trường là giai cấp không sản xuất Ngoài ra, ông còn đưa ra nhiều lý luận để chứng tỏ ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất Sau đó, nhà kinh tế học Marshall khăng định lại một lần nữa lo ngại về sự lỗi thời của công nghệ trong nông nghiệp Do đó, phải có sự chuyên dịch nguôồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp hoặc từ nông thôn ra thành thị.

Vào đầu thế kỷ 19, mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp được đưa ra tranh luận khá gay gắt Một số quốc gia không muốn đi theo con đường công nghiệp hóa của Anh và Pháp vi sẽ phải mat khoảng 2 đến 3 thập kỷ Vi vậy, vào đầu những năm 1920 đã xuất hiện những tranh cãi về nền công nghiệp hóa ở

Liên Xô Preobrazhensky cho rằng nên tập trung vào phát triển công nghiệp, bởi công nghiệp có nhiều lợi thế hơn nông nghiệp Ông tin rằng có thể thu mua nông sản từ nông dân với mức giá thấp nhất và bán các sản phâm công nghiệp với mức giá cao nhất có thể Mức lợi nhuận thu được từ đây sẽ tài trợ cho quá trình công nghiệp hóa Ngược lại, Bukharin lại cho rằng quan điểm của Preobrazhensky là sai lầm Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của Liên Xô lúc đó là Stalin lại lựa chọn chính sách theo quan điểm của Preobrazhensky Stalin tin rằng nếu nông dân không cung cấp nông sản với giá rẻ thì có thé dùng bạo lực dé buộc họ bán sản phẩm Điều này đã dẫn tới sự thất bại đó là giá thực phẩm quá rẻ, người nông dân ngừng canh tác, làm cho nông sản bị thiếu hụt, các nguồn lực cung cấp cho công nghiệp bị khan hiếm.

Như vậy, cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều gặp khó khăn.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Lewis (1954) đã đề xuất mô hình kinh tế hai khu vực, ông cho răng nếu nông nghiệp bị đình trị sẽ gây nhiều khó khăn cho công nghiệp Ông là nhà kinh tế học đầu tiên đánh giá vai trò của chênh lệch tiền lương giữa nông thôn và thành thị tác động tới tăng trưởng Ông cho rằng thu hút lao động dư thừa từ nông thôn sang thành thị sẽ tốt hơn việc thu hút nông sản từ nông thôn sang thành thị, đồng thời làm tăng tốc độ tăng trưởng ở cả hai khu vực, tiền lương ở khu vực công nghiệp phải băng “sản phẩm trung bình của lao động” ở khu vực truyền thống cộng với phần chênh lệch khoảng 30%.

Meier (1954) cho răng tiền lương thực tế của lao động trong khu vực phi nông nghiệp thường cao hơn gấp 3-4 lần so với những người làm trong khu vực nông nghiệp Vậy tại sao trong khi khu vực nông thôn vẫn có thặng dư lao động thì lại có sự bat bình dang về thu nhập lớn như vậy?

NGHIÊN CUU BAT BÌNH DANG THU NHẬP BANG PHUONG PHAP PHAN RA OAXACA - BLINDER

3.1 SO LIEU SU DUNG TRONG DE TÀI

3.1.1 Nguồn số liệu sử dung Đề tài sử dụng hai bộ số liệu VHLSS năm 2008 và 2018 dé thực hiện hồi quy và phân tích bất bình dang thu nhập Từ đó, có thé so sánh được mức độ khác biệt về bất bình dang theo thời gian Bộ số liệu VHLSS thu thập thông tin trên mẫu dai diện hộ gia đình và xã/phường phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu và xây dựng các chính sách liên quan đến mức sống dân cư của người dân ở cả nước và ở các địa phương, bao gồm cả mục tiêu đánh giá tình trạng đói nghèo và mức độ chênh lệch giàu nghèo Điều tra mức sống hộ gia đình bao gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống của người dân trong hộ gia đình và mức sống của người dân nơi hộ sinh sống bị tác động bởi những điều kiện kinh tế xã hội cơ bản của xã/phường Nội dung thu thập từ cuộc điều tra VHLSS về hộ gia đình như sau:

- _ Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ gia đình, bao gồm: tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.

- Thu nhập của hộ gia đình, bao gồm: mức thu nhập; thu nhập chia theo các nguồn thu từ tiền công, tiền lương: từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt thuỷ sản tự túc; từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; và từ các nguồn thu khác; thu nhập chia theo các khu vực và các ngành kinh tế.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu được chia theo các mục dich chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, nhà ở, giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v và các chi tiêu khác).

- Trinh độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của từng thành viên trong hộ gia đình.

- Loại cơ sở y tế sử dụng phân theo điều trị nộ1/ngoại trú.

- Tinh trạng việc lam, thời gian làm việc.

- Nhà ở và các dich vụ tiện nghi như đồ gia dụng, điện, nước, thiết bị vệ sinh, nội thất.

- _ Hộ gia đình có tham gia chương trình xoá đói giảm nghéo hay không. Đối tượng điều tra của VHLSS bao gồm các hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và các xã phường trên phạm vi tat cả các tinh/thanh phố trực thuộc trung ương Phương pháp chọn mẫu của VHLSS được thực hiện thông qua sự tham vấn và giám sát của Viện Khoa học Thống kê, UNDP va Ngân hàng Thế giới nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu được chọn cho tổng thể nghiên cứu.

- _ Giai đoạn 1: lựa chon xã, phường độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ gia đình trong từng xã, phường:

- Giai đoạn 2: từ mỗi xã, phường đã chọn, chọn 3 địa bàn điều tra theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ gia đình trong từng địa bàn.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng để đảm bảo tính chính xác của đữ liệu thu thập được Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế tương đối chỉ tiết giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính nhất quán giữa các điều tra viên, từ đó tăng chất lượng đữ liệu.

3.1.2 Thống kê mô tả mẫu số liệu

Kích thước mẫu số liệu của đề tài phụ thuộc vào kích thước mẫu điều tra của bộ số liệu VHLSS do Tổng cục Thống kê thực hiện Theo bảng do Tổng cục thống kê trình bày về VHLSS 2008, cuộc điều tra mức sống hộ gia đình này được thực hiện trên phạm vi cấp quốc gia với quy mô mẫu 45945 hộ ở 3063 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng miễn, khu vực thành thị, nông thôn và tinh/thanh phó.

Cuộc Khảo sát thu thập thông tin theo 2 kỳ trong năm 2008 bằng phương pháp

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế phỏng vẫn trực tiếp chủ hộ gia đình và cán bộ chủ chốt của xã trên địa bàn điều tra.

Từ bảng số liệu gốc của VHLSS, đề tài tiến hành lọc lay số liệu của các quan sát trong độ tudi lao động, từ 18 đến 60 tuổi đối với lao động nam và từ 18 đến 55 tuổi đối với lao động nữ Trong mẫu số liệu năm 2008, có tất cả 7014 quan sat có độ tuổi năm trong nhóm tuôi nghiên cứu và có số liệu về thu nhập cũng như các thông tin liên quan dé có thé đưa vào hồi quy.

Trong số 7014 quan sát, có 1751 quan sát ở thành thị (chiếm 24,96%); có 5263 quan sát ở nông thôn (chiếm 75,04%) Nếu xét theo cơ cấu giới tính, có 1247 quan sát là nữ giới (chiếm 17,78%); có 5767 quan sát là nam giới (chiếm 82,22%).

Trong số các quan sát ở thành thị, có 30,15% (= 528/1751) là nữ giới và 69,85%

(23/1751) là nam giới Trong số lao động ở nông thôn, có 13,66% (q9/5236) là lao động nữ, còn lại 86,34% (E44/5236) là lao động nam Đồng thời, khi xét nhóm lao động nữ có trong mẫu số liệu năm 2008, có 42,34% (R8/1247) là lao động nữ ở thành thị; còn lại 57,66% (q9/1247) là lao động nữ ở nông thôn.

Trong nhóm lao động nam, có 21,21% (23/5767) là lao động nam ở thành thị và 78,79% (E44/5767) là lao động nam ở nông thôn.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Hình 3.1 Kích thước mẫu theo từng nhóm giới tính năm 2008

Nguồn: Theo tính toán của tác giả Đối với bộ số liệu VHLSS năm 2018, tiến hành điều tra thu nhập và chi tiêu của 46995 hộ ở 3.133 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tinh/thanh phố trực thuộc Trung ương: trong đó có 6575 quan sát có số liệu về tiền lương và có day đủ giá trị của các biến độc lập dé có thé tiễn hành hồi quy Trong số 6575 quan sát với day đủ số liệu, có 4696 quan sát ở nông thôn (chiếm 71,42%) và 1879 quan sát ở thành thị (chiếm 28,85%) Nếu xét theo cơ cau giới tính, mẫu số liệu năm 2018 có 16,44% (81/6575) là nữ giới và có 83,56%

(T94/6575) là nam giới Trong nhóm lao động ở thành thị có trong mẫu số liệu năm 2018, có 24,7% là lao động nữ và 75,3% là lao động nam Trong nhóm lao động ở nông thôn, có 13,1% lao động nữ và 86,9% lao động nam.

Hình 3.2 Kích thước mẫu theo từng nhóm giới tính năm 2018

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế Độ tuổi trung bình của mẫu số liệu năm 2008 là 44,04 tuổi, năm 2018 là 45,48 tuổi Nếu xét theo cơ cấu tuôi trong mẫu số liệu thu thập được, ở trong cả hai năm

2008 và 2018, cơ cấu theo nhóm tuổi của mẫu số liệu khá tương đồng Theo đó, nhóm lao động trong độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 38,04% trong năm 2008 và 39,5% trong năm 2018 Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là từ 35 đến 44 tuổi, tỷ lệ là 36,08% ở năm 2008 và 31,19% ở năm 2018.

Nhóm lao động có độ tuổi từ 18-24 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 0,71% ở năm

10.0% ° Từ 18-24 tuôi Từ 25-34 tuôi Từ 35-44 tuôi Từ 45-54 tuổi Trên 55 tuôi

Hình 3.3 Tỷ lệ các nhóm tuổi trong mẫu số liệu năm 2008

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Từ 18-24 tuổi Từ 25-34 tuổi Từ 35-44 tuổi Từ 45-54 tuổi Trên 55 tuổi

Hình 3.4 Tỷ lệ các nhóm tuổi trong mẫu số liệu năm 2018

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Tiến hành phân bổ mẫu số liệu theo bằng cấp của người lao động, các tỷ lệ người lao động theo bang cấp theo giới tính được thé hiện trong Hình 3.5 và Hình

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bằng cấp lll‹hông có bằng cấp WiTiéu hoc

MtHcs fTHPT ẽf Cao đằng

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Hình 3.5 Tỷ lệ các nhóm bằng cấp theo giới tính năm 2008

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Hồi quy OLS với số liệu mẫu nam và nữ năm 2008 Biến Nam Nữ

thubq Hệ số Sai số Hệ số Sai số age 5,00586*** 1,89395 0,62631 8,13040 married -462,845*** 107,465 -23,7672 126,124 kinh 371,475*** 42,0184 328,063 206,875 urban 395,812*** 42,1315 669,614*** 126,857 qualification 134,503*** 9,45842 259,767*** 30,9375

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Bảng 3.4 đã trình bày hệ số của các biến khi hồi quy cho 2 nhóm lao động nam và nữ nhằm đưa ra cái nhìn khái quát các yếu tố tác động như thế nào đối với thu nhập bình quân của 2 nhóm này Kết quả cũng có xu hướng tương tự đối với số liệu cả mẫu.

Bảng 3.5 Phân rã Oaxaca-Blinder cho thu nhập bình quân đầu người giữa nam và nữ năm 2008

Bién Hệ sô Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

* ** ***: só ý nghĩa thông kê tại 10%, 5%, 1%

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Từ bảng trên cho thấy trung bình thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có chủ hộ là nữ là 1294,005 nghìn đồng/tháng, chủ hộ là nam là 989,8998 nghìn đồng/tháng, dẫn đến chênh lệch của 2 nhóm là gần 304 nghìn đồng/tháng và có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.6 Phân rã Oaxaca-Blinder chỉ tiết cho thu nhập bình quân đâu người giữa nam và nữ năm 2008 z

Bién Hệ sô Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

Giải thích được age 3,812874** 1,880641 0,126884 7,498863 married 195,4037*** 45,84431 105,5505 285,2568 kinh 38,57003*** 5,656235 27,48401 49,65605 urban 83,65386*** 10,70163 62,67906 104,6287 qualification 10,14057* 8334087 —_-6, 193944 26,47508

Không giải thích được age -195,6326 3729068 -926,5164 535,2513 married 243,6584*** 92,15893 63,03019 424,2866 kinh -39,44347 191,8011 -415,3668 336,4798 urban 115,9322** 56,72792 4,747477 227,1169 qualification 236,6662*** 61,53547 116,0589 357,2735

* ** ***: CO ý nghĩa thông kê tại 10%, 5%, 1%

Nguôn: Theo tính toán của tác giả

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bảng 3.6 cho thấy các tỷ lệ giải thích đối với chênh lệch thu nhập bình quân giữa nam — nữ từ các phần chênh lệch trong giá trị trung bình của các yếu tô giải thích, và phần chênh lệch trong hệ số của các yếu tố giải thích Chênh lệch này được phân rã thành 2 phan: chênh lệch giải thích được và không giải thích được.

Với chênh lệch giải thích được, ta thay bằng cấp của lao động nữ có xu hướng cao hơn so với lao động nam và đây cũng là lí do khiến thu nhập bình quân cũng của lao động nữ cao hơn Ngoài ra, những yếu tố khác cũng đều cho thấy thu nhập bình quân của lao động nữ cao hơn lao động nam Các chênh lệch đáng ké đến từ biến married và urban cho thay khoảng cách chênh lệch trong thu nhập bình quân giữa lao động nam và nữ.

Với chênh lệch không giải thích được, ta thấy với cùng bằng cấp thì lao động nam được trả trung bình cao hơn 236,67 nghìn đồng/tháng so với lao động nữ. Đồng thời, lao động nam ở thành thị cũng được trả nhiều hơn (khoảng 115,93 nghìn đồng/tháng) so với lao động nữ Khi đang có vo/chéng, các lao động nam cũng nhận được mức thu nhập tốt hơn so với lao động nữ.

Tổng hợp các yếu tố lại, ta thay chênh lệch giải thích được chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với chênh lệch không giải thích được, và phần chênh lệch không giải thích được thì lại thể hiện mức thu nhập có phần thiên vi cho lao động nam.

3.3.2.2 Phân rã bat bình dang thu nhập theo khu vực thành thị - nông thôn

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bảng 3.7 Hồi quy OLS với số liệu mẫu cho lao động ở thành thị và nông thôn năm 2008

Biến Thành thị Nông thôn

Intn Hệ số Sai số Hệ số Sai số male -365,3782*** 111,3748 35,37412 60,09927 age 4,398147 5,889403 3,94673** 1,929863 married -221,1472 158,1022 -45,94569 71,888 kinh 509,8501** 204/2713 372,6395*** 40,82363 qualification 197,9886**% 17,64593 _ 113,9459*** 1244216

* RK *** CO ý nghĩa thong ké tai 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tinh toán của tác giả

Bảng 3.7 trình bày kết quả hồi quy cho mẫu của 2 nhóm lao động ở thành thị và nông thôn nhằm đưa ra cái nhìn khái quát các yêu tố tác động như thé nào đối với thu nhập của 2 nhóm lao động ở thành thị và nông thôn. Ở thành thị, lao động nữ là chủ hộ thì thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình cao hơn khi lao động nam là chủ hộ (biến giả male có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê) Độ tuổi (cũng thé hiện kinh nghiệm) có hệ số dương và có ý nghĩa.

Lao động không có vợ/chồng sẽ có thu nhập cao hơn khoảng 221,15 nghìn đồng/tháng Bang cấp càng cao thì càng có cơ hội có thu nhập cao hơn (qualification có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê).

Tương tự với thành thị thì ảnh hưởng của các biến tới thu nhập bình quân đầu người của lao động ở nông thôn cũng có chiều hướng tương tự Tuy nhiên, sự chênh lệch nhỏ hơn nhiều so với ở thành thị.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bảng 3.8 Phân rã Oaxaca-Blinder cho thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực thành thị - nông thôn năm 2008

Bién Hệ số Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Bảng 3.8 trình bày kết quả phân rã đối với chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn, cho thấy bình quân mức thu nhập của lao động ở thành thị là 1631,92 nghìn đồng/tháng, trong khi ở nông thôn là 848,35 nghìn đồng/tháng, dẫn tới chênh lệch gần 783,57 nghìn đồng/tháng giữa 2 khu vực này Ngoài ra, có thể thấy chênh lệch giải thích được chiếm đa số (436,6747/783,5712 = 56%) trong chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn.

Tiếp tục phân rã khoảng chênh lệch trên thành 2 phần: chênh lệch được giải thích và không được giải thích.

Bảng 3.9 Phân rã Oaxaca-Blinder chỉ tiết cho thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực thành thị - nông thôn năm 2008

Bién Hệ sô Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

Giải thích được male -60,26105*** 18,88049 -97,26613 -23,25596 age -6,765588 9,112332 -24,62543 11,09425 married -6,142703 4,793729 -15,53824 3,252832

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế kinh -82,87139** 33,444 -148,4204 -17,32236 qualification -280,634*** 28,20149 -335,9079 -225,3601

Không giải thích được male 346,0039*** 109,2827 131,8138 560,1939 age -19,70854* 270,5802 -550,0359 510,6188 married 159,256 157,873 -150,1695 468,6814 kinh -107,3855 163,0328 -426,9239 212,1528 qualification -123,8364*** 31,85238 -186,2659 -61,40693

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Chênh lệch được giải thích chiếm đa số trong tong chênh lệch giữa 2 khu vực thành thị - nông thôn Cu thé, lao động ở thành thị trung bình có bang cấp cao hon so với nông thôn, và đây cũng là lý do chính thu nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn nông thôn Ngoài ra, tất cả các biến còn lại cũng đều cho thấy điều tương tự.

Trong khi đó, chênh lệch thu nhập bình quân thành thị - nông thôn không giải thích được đến từ hệ số của các lao động nam, có bằng cấp Cụ thể, lao động nam tại nông thôn được trả lương thấp hơn tại thành thị, có thé do bản chất các công việc tại thành thị phù hợp với nam giới hơn Lao động có bằng cấp làm việc tại thành thị nhận mức thu nhập tốt hơn các lao động có bằng cấp tương tự tại nông thôn.

3.3.3 Phân rã bat bình dang thu nhập năm 2018

3.3.3.1 Phân rã bat bình dang thu nhập theo giới tinh

Kết quả kiểm định VIF (nhân tử phóng đại phương sai) cho thấy VIF cao nhất có giá trị là 1,35 đối với biến male, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế trong mô hình đề nghị Kết quả thực hiện kiểm định phương sai thay đổi cũng cho thấy không có hiện tượng phương sai thay đổi (phương sai không đồng nhất).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bảng 3.10 Hồi quy OLS với số liệu cả mẫu năm 2018 Biến Tổng thê thubq Hệ số Sai số male -495,5166*** 119,6671 age 23,44638*** 4,495895 married 37,81166 140,8126 kinh 1689,777*** 99,45411 urban 1483,719*** 90,55609 qualification 377,6689*** 17,52872

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Kết quả hồi quy với số liệu cả mẫu được trình bày trong bảng 3.10 cho thấy lao động nữ là chủ hộ thi thu nhập bình quân cao hơn lao động nam (biến giả male có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê) Độ tuổi (cũng thé hiện kinh nghiệm) có hệ số dương và có ý nghĩa Lao động ở thành thị nhận được thu nhập bình quân cao hơn khoảng 1483,719 nghìn đồng/tháng so với ở nông thôn Bằng cấp càng cao thì càng có cơ hội có thu nhập cao hơn (qualification có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Bảng 3.11 Hồi quy OLS với số liệu mẫu nam và nữ năm 2018 Biến Nam Nữ thubq Hệ số Sai số Hệ số Sai số age 27,973 16*** 4,624422 2,549001 14,9419 married -641,7057*** 201,032 506,7562** 235,8243 kinh 1718,945*** 102,4824 1390,065*** 320,4642 urban 1367,144*** 97/2217 1787,321*** 243,47 qualification 380,7123*** 18,76719 353,5657*** 46,729

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Phân rã Oaxaca-Blinder chỉ tiết cho thu nhập bình quán dau người

giữa nam và nữ năm 2018 ra

Bién Hệ sô Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

Giải thích được age -28,90619*** 8,850971 -46,25378 -11,55861 married 264,7211*** 83,51704 101,0307 528,4115 kinh 96,94147*** 22,1449 53,53825 140,3447 urban 234,709 1 *** 27,70634 180,4057 289,0126 qualification 80,53357** 32,68452 16,47308 144,5941

Không giải thích được age -1134,303 697,8588 -2502,081 233,4749 married 626,8201*** 170,0236 293,58 960,0602 kinh -276,5515 282,9421 -831,1079 278,0049 urban 180,3538 112,7068 -40,54749 401,2551 qualification -64,7148 120,0651 -300,0382 170,6086

* ** ***' có ý nghĩa thong kê tai 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tac giả

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Với chênh lệch giải thích được, ta thấy bằng cấp của lao động nữ cao hơn so với lao động nam, và thu nhập bình quân của lao động nữ cũng cao hơn Các yếu tô còn lại cũng đều chỉ ra mức chênh lệch đáng ké của thu nhập bình quân giữa nam và nữ, cụ thê là nữ giới cao hơn nam giới.

Với chênh lệch không giải thích được, ta thấy chỉ có biến married có ý nghĩa thống kê Điều đó cho thấy lao động nam đang có vợ/chồng sẽ nhận được mức thu nhập bình quân cao hơn khoảng 626,82 nghìn đồng/tháng so với nữ Tổng hợp các yếu tố lại, ta thấy chênh lệch giải thích được chiếm ty lệ cao hơn so với chênh lệch không giải thích được.

3.3.3.2 Phân rã bat bình đăng thu nhập theo khu vực thành thị - nông thôn

Bảng 3.14 Hồi quy OLS với số liệu mẫu cho lao động ở thành thị và nông thôn

Biến Thành thị Nông thôn

Intn Hệ số Sai số Hệ số Sai số male -733,1498*** 229.3511 -291,4505** 139,7828 age 10,50569 11/2432 28,25841*** 4,498135 married 104,9252 289,2802 -53,81725 159,1011 kinh 1515,019*** 339,4721 1746,384*** 92,9068 qualification 427,3199*** 31,09605 314,0925*** 22,02736

* #* ***' có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả Ở thành thị, lao động nữ là chủ hộ thì thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình cao hơn khi lao động nam là chủ hộ (biến giả male có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê) Độ tuổi (cũng thê hiện kinh nghiệm) có hệ số dương và có ý nghĩa.

Lao động không có vợ/chồng sẽ có thu nhập cao hơn khoảng 221,15 nghìn đồng/tháng Bằng cấp cảng cao thì càng có cơ hội có thu nhập cao hơn (qualification có hệ số đương và có ý nghĩa thống kê).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Tương tự với thành thị thì ảnh hưởng của các biến tới thu nhập bình quân đầu người của lao động ở nông thôn cũng có chiều hướng tương tự Tuy nhiên, mức ảnh hưởng không nhiều bằng ở thành thị.

Bang 3.15 Phân rã Oaxaca-Blinder cho thu nhập bình quân đầu Hgười giữa khu vực thành thị - nông thôn năm 2018

Biến Hệ số Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]

* ** ***: có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Bảng 3.15 trình bày kết quả phân rã đối với chênh lệch thu nhập bình quân thành thị - nông thôn, cho thấy bình quân mức thu nhập của lao động ở thành thị là

5689,82 nghìn đồng/tháng, trong khi ở nông thôn là 3248,931 nghìn đồng/tháng, dẫn tới chênh lệch gần 2440,9 nghìn đồng/tháng giữa 2 khu vực này.

Tiếp tục phân rã khoảng chênh lệch trên thành 2 phần: chênh lệch được giải thích và không được giải thích.

Bảng 3.16 Phân rã Oaxaca-Blinder chỉ tiết cho thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực thành thị - nông thôn năm 2018

Bién Hệ số Sai số [Khoảng tin cậy ở mức 95%]A

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế male -84,71652*** 27,72433 -139,0552 -30,37783 age -6,424278 7,298243 -20,72857 7,880014 married 3,693342 10,22635 -16,34993 23,73662 kinh -263,6195*** 60,61577 -382,4242 -144,8148 qualification -670,8273*** 58,39795 -785,2852 -556,3695

Không giải thích được male 383,6651* 233,3115 -73,61703 840,9472 age 804,2674 548,617] -271,0023 1879,537 married -142,9561 296,8818 -724,8338 438,9215 kinh 172,1436 2618725 -341,1171 685,4043 qualification -199,1124*** 67,07849 -330,5838 -67,64094

* ** ***: có ý nghĩa thong kê tại 10%, 5%, 1%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Với chênh lệch giải thích được, lao động ở thành thị trung bình có bằng cấp cao hơn so với nông thôn, và đây cũng là lý do chính thu nhập bình quân lao động thành thị cao hơn nông thôn Ngoài ra, các chênh lệch đáng kể trong biến male và kinh cho thấy lẽ ra khoảng cách chênh lệch phải được giảm xuống trong thu nhập giữa lao động thành thị và nông thôn.

Kết quả cho thay chênh lệch không giải thích được chiếm da số trong chênh lệch tiền lương thành thị - nông thôn Mức chênh lệch không giải thích được này đến từ hệ số của các lao động nam, có băng cấp Cu thé, lao động nam tại nông thôn được trả lương thấp hơn tại thành thị, có thể do bản chất các công việc tại thành thị phù hợp với nam giới hơn Lao động có cùng mức bằng cấp nhưng làm việc tại thành thị sẽ nhận mức thu nhập tốt hơn các lao động làm việc tại nông thôn.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

3.3.4 So sánh kết quả giữa hai năm 2008 và 2018

Bảng 3.17 Kết quả phân rã bắt bình đẳng thu nhập theo giới năm

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Kết quả tính toán cho thấy thu nhập bình quân đầu người năm 2018 cao hơn năm 2008 ở cả hai giới Ở nữ giới, thu nhập bình quân đầu người tăng 362% sau 10 năm Ở nam giới thì mức tăng nhinh hơn một chút với con số 384% Tuy nhiên, mức chênh lệch của năm 2018 (18%) đã giảm so với năm 2008 (23,5%).

Bảng 3.18 Kết quả phân rã bat bình dang thu nhập theo khu vực năm 2008 và 2018

Nguồn: Theo tính toán của tac giả

Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy, ở cả hai khu vực thu nhập bình quân đầu người năm 2018 cao hơn đáng ké so với năm 2008 Ở nông thôn, từ năm 2008 đến 2018 thu nhập bình quân đầu người đã tăng 383% Con số ấy ở thành thị thì thấp

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế hơn một chút với 348% sau 10 năm Tuy nhiên, khi xét về tỷ lệ thì mức chênh lệch của năm 2018 (42.9%) cũng đã giảm đi so với năm 2008 (48%).

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

3.4 KET LUẬN Đề tài áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder dé phân tích sự bat bình đăng thu nhập giữa nam và nữ, khu vực thành thị và nông thôn ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã có những nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder trong kinh tế và tài chính, tuy nhiên vẫn chưa có một tài liệu tiếp cận và trình bày phương pháp này một cách có hệ thống và đầy đủ Đề tài đã giới thiệu những điểm lý thuyết cơ bản về phân rã Oaxaca - Blinder, thực hiện phân rã bất bình đăng thu nhập giữa hai nhóm lao động để phát hiện ra phần chênh lệch được giải thích bởi đặc điểm lao động thể hiện qua các biến độc lập trong mô hình; đồng thời việc phân rã cũng sẽ cho thấy được phần chênh lệch thu nhập gây ra bởi sự khác biệt trong hệ số hồi quy, được coi như là biểu hiệu của vấn đề bất bình dang thu nhập. Đề tài tiến hành phân tích chênh lệch thu nhập ở Việt Nam trên bộ số liệu VHLSS 2008 và 2018 từ phương pháp xử lý số liệu đã lựa chọn Trước khi tiến hành hồi quy, dé tài thực hiện một số thống kê mô tả trên bộ số liệu dé có dé tóm lược về cấu trúc của bộ số liệu có được Các biến được đưa vào đề tài như là biến về trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân, dân tộc, khu vực, giới tính được xử lý dưới dạng các biến giả.

Trên cơ sở phương pháp đó, đề tài đã đạt được các kết quả quan trọng sau đây:

Thứ nhất, đề tài đã xây dựng và thực hiện hồi quy trong đó biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người/tháng ở hai thời điểm nghiên cứu là năm 2008 và 2018 trên từng nhóm lao động cụ thể: lao động nam, lao động nữ, lao động thành thị, lao động nông thôn và toàn bộ mẫu Từ kết quả ước lượng của hàm hồi quy, có thể thấy được khái quát tác động của các biến độc lập đưa vào mô hình đến thu nhập bình quân đâu người của từng nhóm mâu.

Thứ hai, đề tài khăng định thực sự có khoảng cách thu nhập bình quân đầu người trong các hộ gia đình có chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ Hộ gia đình có chủ hộ là nữ bình quân sẽ được nhận mức thu nhập cao hơn so với chủ hộ là nam giới.

Hơn thế nữa, đề tài còn tính toán được cụ thể khoảng cách chênh lệch thu nhập theo giới tính trong từng năm 2008 và 2018.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

KET LUẬN CHUNG

Với số liệu VHLSS năm 2008 và 2018, đề tài đã ứng dụng phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder nhằm xác định và phân rã bất bình đăng thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình có chủ hộ là lao động nam và nữ, giữa lao động thành thị và nông thôn Kết quả nghiên cứu cho thấy có một sự tăng trưởng ấn tượng về thu nhập (được đại diện bởi biến thu nhập bình quân đầu người) của dân cư ở Việt Nam từ năm 2008 tới 2018 Đề tài nhận thấy có sự khác biệt trong mức thu nhập giữa hộ gia đình có chủ hộ là lao động nam và lao động nữ, giữa thành thị và nông thôn.

Nhìn chung, mức chênh lệch này giữa các đối tượng nghiên cứu đã giảm đáng ké theo thời gian.

Khi phân rã chênh lệch thu nhập theo giới tính, đề tài cho thấy có một phần của sự khác biệt trong thu nhập giữa nam va nữ là do hệ số hồi quy trong hàm hồi quy Đây chính là bằng chứng thống kê chứng minh sự tồn tại của bất bình đắng trong thu nhập giữa nam và nữ Bên cạnh đó, khi phân rã chênh lệch thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn, sự chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực là do chênh lệch về vốn con người và các đặc điểm lao động Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thay vẫn còn tồn tại bất bình dang thu nhập giữa hai khu vực nay.

Mặc dù mô hình và phương pháp nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định và cần phải được hoàn thiện hơn, nhưng hy vọng rằng những kết quả của đề tài cũng có thé là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu tiếp theo.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán kinh tế

Ngày đăng: 01/09/2024, 04:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w