1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CẦU KHIẾN TRONG TÁC PHẨM 그해 겨울은 따뜻했네VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

200 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CẦU KHIẾN TRONG TÁC PHẨM 그그 그그그 그그그그 VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Tác giả Lê Thị Hồng Ngân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Lan Anh, PGS. TS Nguyễn Ngọc Chinh
Trường học Đại Học Ngoại Ngữ
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 480,83 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (18)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (20)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.6. Ý nghĩa của đề tài (21)
    • 1.7. Bố cục của đề tài (23)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (24)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu (24)
      • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu về HĐNN và HĐNNCK trong tiếng Hàn (24)
      • 2.1.2. Tình hình nghiên cứu về HĐNN và HĐNNCK trong tiếng Việt (26)
      • 2.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nhà văn Park Wan-seo, Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải (32)
    • 2.2. Cơ sở lý luận (37)
      • 2.2.1. Hành động ngôn ngữ (37)
        • 2.2.1.1. Lý thuyết về HĐNN (37)
        • 2.2.1.2. Phân loại các HĐNN (40)
      • 2.2.2. Hành động ngôn ngữ cầu khiến trong tiếng Hàn và tiếng Việt (41)
        • 2.2.2.1. Khái niệm HĐNN cầu khiến (41)
        • 2.2.2.2. Phân loại HĐNN cầu khiến (43)
    • 2.3. Tiểu kết (50)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (52)
    • 3.1. Phương thức thể hiện HĐNNCK trong tiếng Hàn (52)
      • 3.1.1. Phương thức thể hiện HĐNNCK trực tiếp (52)
        • 3.1.1.1. Phương thức dùng vĩ tố kết thúc câu mệnh lệnh (53)
        • 3.1.1.2. Phương thức dùng vĩ tố kết thúc câu đề nghị (61)
        • 3.1.1.4. Phương thức dùng thể hiện mang tính bắt buộc (66)
        • 3.1.1.5. Phương thức dựa vào ý nghĩa của câu (67)
      • 3.1.2. Phương thức thể hiện HĐNNCK gián tiếp (69)
        • 3.1.2.1. Phương thức dùng kiểu câu trần thuật (70)
        • 3.1.2.2. Phương thức dùng kiểu câu nghi vấn (76)
    • 3.2. Phương thức thể hiện HĐNNCK trong tiếng Việt (83)
      • 3.2.1. Phương thức thể hiện HĐNNCK trực tiếp (83)
        • 3.2.1.1. Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ngôi thứ hai (84)
        • 3.2.1.2. Phương thức dùng yếu tố tình thái (86)
        • 3.2.1.3. Phương thức dùng động từ ngôn hành cầu khiến (89)
        • 3.2.1.4. Phương thức dựa vào ý nghĩa của câu (92)
      • 3.2.2. Phương thức thể hiện HĐNNCK gián tiếp (92)
        • 3.2.2.1. Phương thức dùng kiểu câu trần thuật (94)
        • 3.2.2.2. Phương thức dùng kiểu câu nghi vấn (98)
    • 3.3. Đối chiếu phương thức thể hiện HĐNNCK tiếng Hàn và tiếng Việt (101)
      • 3.3.1. Đối chiếu phương thức thể hiện HĐNNCK trực tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt (101)
      • 3.3.2. Đối chiếu phương thức thể hiện HĐNNCK gián tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt (107)
      • 3.3.3. Vận dụng phương thức thể hiện hành động ngôn ngữ cầu khiến trong giảng dạy tác phẩm Mùa đông năm ấy thật ấm áp (그그 그그그 그그그그) cho sinh viên Việt Nam (114)
    • 3.4. Tiểu kết (120)

Nội dung

Luận văn đã trình bày khái niệm, miêu tả, phân loại hành động ngôn ngữ cầu khiến trực tiếp và gián tiếp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt. Từ ngữ liệu trong tiểu thuyết tiếng Hàn Mùa đông năm ấy thật ấm áp (그해 겨울은 따뜻했네) và 03 tiểu thuyết tiếng Việt Quê nhà, Dòng sông thơ ấu, Gặp gỡ cuối năm, nghiên cứu thực hiện so sánh đối chiếu hành động ngôn ngữ cầu khiến tiếng Hàn trong tiểu thuyết tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt về mặt hình thái và ngữ dụng để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ khác loại hình. Nghiên cứu trình bày vận dụng phương thức thể hiện hành động ngôn ngữ cầu khiến trong giảng dạy tác phẩm tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam. Hy vọng bài nghiên cứu có thể làm rõ thêm về khái niệm, phân loại, miêu tả các phương thức thể hiện hành động ngôn ngữ cầu khiến, và góp thêm một phần kiến thức thiết thực giúp cho vấn đề dạy và học cũng như dịch thuật.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về HĐNN và HĐNNCK trong tiếng Hàn

Trong tiếng Hàn, hành động ngôn ngữ gọi là 그그 Trong HĐNN các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến HĐNNCK. HĐNNCK tiếng Hàn có sự phân biệt rõ ràng giữa HĐNN mệnh lệnh (그그 그그) và HĐNN đề nghị (그그 그그).

Những nghiên cứu về HĐNNCK của các tác giả như: Jeong Min Ju (2002), Lee ji Hye (2010), Kim Ha na (2014), Ko Dae yeong (2014)…

Lee Jun hee (2001, tr.289), trong nghiên cứu Hành động ngôn từ gián tiếp trong câu mệnh lệnh đã tiến hành một nghiên cứu về HĐNN gián tiếp trong tiếng

Hàn Luận văn này giải thích về HĐNN gián tiếp trong ngôn ngữ Hàn Quốc và phân chia các HĐNN cơ bản được thể hiện bởi các dấu hiệu ngữ pháp Thông qua cách phân loại này, tác giả chỉ rõ các điều kiện phân biệt HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp

Thông qua phân tích đối thoại trong phạm vi của ngôn ngữ Hàn Quốc, Kim

Yu jin (2003, tr.44) đã thực hiện một nghiên cứu HĐNN với ý nghĩa đề nghị Công trình này phân tích HĐNNCK không đi lệch khỏi phạm vi của hành động trong mệnh lệnh, yêu cầu, trong đó SP1 đề nghị SP2 cùng thực hiện hành động Trong luận án này, khái niệm và các điều kiện thực hiện HĐNNCK đã được trình bày. Ngoài ra, hình thức và phương pháp thể hiện của HĐNNCK được chia thành hành động đề nghị trực tiếp và hành động đề nghị gián tiếp

Từ nghiên cứu của Jeong Min Ju (2003), phương pháp Discourse Completion Test (DCT) đã được sử dụng để khảo sát cách người học tiếng Hàn sử dụng hành động ngôn ngữ phi ngôn ngữ (HĐNNCK) Phỏng vấn những đối tượng học tiếng Hàn tiết lộ rằng người nước ngoài thường hạn chế sử dụng HĐNNCK Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích HĐNNCK trong tiếng Hàn và tiếng mẹ đẻ để đề xuất các biện pháp giải quyết Nghiên cứu này cung cấp những phương pháp và nội dung thực tiễn về HĐNNCK trong dạy và học tiếng Hàn, đặc biệt là trong các kỹ năng nghe và nói.

Với nghiên cứu về hành động mệnh lệnh từ quan điểm chức năng, Kim Ye- young (2008, tr.133) đã trình bày chức năng “mệnh lệnh” thể hiện qua “chỉ thị”,

“yêu cầu”, “đề nghị ”và “khuyến nghị” để phân biệt giữa “mệnh lệnh” và “đề nghị” Do đó, tác giả đã phân tích các biểu hiện theo chức năng đã được liệt kê dựa trên kết quả phân tích nhằm mục đích giúp ích trong việc trình bày ngữ pháp chức năng mà các câu thoại cầu khiến có thể được diễn đạt dưới nhiều dạng câu khác nhau.

Kim Ha na (2014, tr.158), trong nghiên cứu Hành động ngôn ngữ cầu khiến và hành động từ chối tiếng Hàn trong phim truyện, đã tìm hiểu và xây dựng phương thức giảng dạy về HĐNNCK và hành động từ chối trong tiếng Hàn dành cho người học là người nước ngoài.

Nghiên cứu Hành động ngôn từ và cầu khiến của Ko Dae Yeong (2014, tr.20) là bài viết thảo luận về HĐNNCK được giới hạn trong HĐNN, trong đó ý định của SP1 nhằm tác động đến hành động của SP2 trong tương lai được thực hiện qua ngôn ngữ Và nó có thể thực hiện thông qua các chức năng khác nhau như: ra lệnh, yêu cầu, cho phép Những chức năng này khác nhau tùy thuộc vào người phát ngôn, lực ngôn trung, và người tiếp ngôn

Yoo Chunyeong (2017, tr.62), trong Nghiên cứu đối chiếu HĐNN cầu khiến trong tiếng Hàn Và tiếng Trung đã phân loại từng phương thức thể hiện cầu khiến tùy thuộc vào mối quan hệ trên dưới, thân thuộc hay xa lạ giữa SP1 và SP2 trên cơ sở phân tích ngữ liệu câu có biểu hiện cầu khiến được sử dụng trong phim truyền hình, phim chiếu rạp, tiểu thuyết Trong quá trình phân tích, nghiên cứu đã giải thích tính lịch sự được thể hiện như thế nào đối với từng phương thức thể hiệnHĐNNCK trong tiếng Hàn và tiếng Trung Tác giả cũng đã nêu ra điểm giống và khác nhau khi thực hiện HĐNNCK trong hai ngôn ngữ này

Jang Uyang (2018, tr.63-64) nghiên cứu đối chiếu HĐNNCK tiếng Hàn và tiếng Trung theo từng cấp bậc Tác giả thống kê HĐNNCK từ ngữ liệu phim truyền hình Trung Quốc và Hàn Quốc Dựa trên cách xưng hô, phép lịch sự, biểu đạt thay thế, diễn đạt phép tắc giao tiếp (그그그, 그그그, 그그 그그, 그그 그그) để phân loại, giải thích. Tác giả rút ra kết luận, người Hàn thường sử dụng biểu hiện cầu khiến gián tiếp nhiều hơn người Trung Quốc, người Hàn Quốc thường xem trọng tình cảm, thường chú ý đến phép lịch sự khi giao tiếp với SP2 hơn người Trung Quốc, tác giả giải thích bởi lý do vốn dĩ người Hàn Quốc luôn khiêm tốn trong giao tiếp.

Trong tiếng Hàn, hành động cầu khiến (HĐNNCK) được chia thành hai loại chính: HĐNNCK trực tiếp (sử dụng câu đề nghị) và HĐNNCK gián tiếp (sử dụng câu nghi vấn) Trong tiếng Hàn và tiếng Trung đều có các loại câu thể hiện HĐNN gián tiếp dưới hình thức câu nghi vấn phủ định Đặc biệt, việc sử dụng các hình thức lịch sự khi thể hiện hành động cầu khiến là đặc điểm phổ biến của cả hai ngôn ngữ này.

Trên đây là những công trình nghiên cứu quan trọng góp phần làm tiền đề để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này

2.1.2 Tình hình nghiên cứu về HĐNN và HĐNNCK trong tiếng Việt

Từ những năm 80 có nhiều quan điểm thuộc các khuynh hướng khác nhau về HĐNN thuộc về ngữ dụng học Đó là quan điểm của ngữ pháp học truyền thống phân loại câu dựa vào hai tiêu chí theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích phát ngôn Theo quan điểm của ngữ dụng học thì các tác giả không phân loại câu theo mục đích phát ngôn và theo cấu trúc cú pháp như quan điểm ngữ pháp truyền thống mà khảo sát những hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong cách phát ngôn.

Theo quan điểm của ngữ pháp học truyền thống có thể kể đến một số tác giả sau: Lê Văn Lý (1968), Nguyễn Kim Thản (1997), Hoàng Trọng Phiến (1980), Diệp Quang Ban (1996) Ngược lại với quan điểm của ngữ pháp học truyền thống Ở Việt Nam một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu theo quan điểm ngữ dụng học là Hồ Lê (1989), Cao Xuân Hạo (1991), Đỗ Hữu Châu (1993), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn Thiện Giáp (1999) không nói đến phân loại theo mục đích phát ngôn mà chỉ khảo sát các hành động tại lời trong các phát ngôn Các nghiên cứu này cụ thể được tổng hợp như sau:

* Quan điểm ngữ pháp học truyền thống

Trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam của Lê Văn Lý (1972, tr.181-182) đã phân loại câu tiếng Việt thành những loại câu sau: câu tự loại, câu đơn giản, câu phức tạp, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh, câu cảm thán. Trong đó tác giả cho rằng: SP1 dùng câu khuyến lệnh để biểu lộ ý muốn của mình thông qua các phương tiện như giọng điệu hay các từ ngữ vi như đi, hãy, hẵng, đừng, chớ…

Trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt Nguyễn Kim Thản (1997, tr.595-606) phân loại câu theo mục đích có: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Tác giả cũng có đề cập đến khái niệm và cách phân loại câu cầu khiến.

Theo quan niệm của tác giả, câu cầu khiến nhằm mục đích nói lên ý chí của SP1 và đòi hỏi, mong muốn đối phương thực hiện những điều nêu ra trong câu nói Câu cầu khiến gồm: Loại biểu thị yêu cầu, mời mọc; loại biểu thị mệnh lệnh hay ngăn cấm; loại biểu thị sự chúc tụng Tác giả cho rằng các phương thức biểu thị câu cầu khiến gồm: ngữ điệu; trợ từ đi; trợ động từ nên, phải, cần, đừng, chớ và những động từ gây khiến mời, xin, yêu cầu, đề nghị, cho, cho phép, cấm, cấm đoán; yếu tố hãy. Cuối cùng tác giả có nhấn mạnh, câu cầu khiến không tồn tại trong lối nói gián tiếp.

Cơ sở lý luận

Trong hoạt động giao tiếp, lời nói được xem là một hành động ‘Làm’ là hành động thực tế, còn ‘nói’ là dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả, thông báo điều gì đó ‘Nói’ là thực hiện hành vi thông báo một việc nào đó đến SP2 để đi đến kết quả Khi SP1 muốn SP2 thực hiện một hành động nào đó thì SP1 phải sử dụng các ngôn từ như đề nghị, mệnh lệnh, thỉnh cầu, khuyên nhủ,

Wittgenstein (1889) là người đặt tiền đề cho lý thuyết HĐNN Ông cho rằng việc sử dụng ngôn từ như thực hiện một hành động J.L Austin (1911) là nhà triết học, kế tục Wittgenstein khởi xướng ra quan điểm về hành vi ngôn ngữ Trích theo Đại cương ngôn ngữ học tập 2 - Ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu (2007, tr 88) trong tác phẩm How to do things with word (Hành động như thế nào bằng ngôn từ) của J.L Austin (1962), tác giả đã chia HĐNN thành ba hành động là: Hành động tạo lời, Hành động mượn lời, Hành động tại lời Hành động tạo lời (그그그

그그/locutionary act) là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để thành lập một phát ngôn đầy đủ về mặt nội dung và hình thức Hành động mượn lời (그그그 그그/perlocutionary act) là những hành động

‘mượn’ phương tiện là ngôn ngữ để gây khiến một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó cho SP2, người nhận hoặc chính SP1 Hành động tại lời (그그그 그/ilocutionary act) là những hành động mà SP1 thực hiện ngay khi phát ngôn Hiệu quả ở đây mang lại là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ.

Theo Nguyễn Thiện Giáp (2010, tr 205), Hành động ngôn từ (speech act) được nhà triết học Anh J Austin đề xuất và nhà triết học J Searle phát triển Ngôn ngữ ngoài chức năng thông báo hoặc miêu tả còn thường được sử dụng để thực hiện hành động Hành động được thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn từ.

Nguyễn Thiện Giáp (1944) trong giáo trình Ngữ dụng học – Từ lý thuyết đến thực tiễn (2022, tr.29-30), khi đề cập đến tên gọi bộ ba HĐNN (tác giả dùng thuật ngữ hành động ngôn từ), tác giả nêu ý kiến về sự không thống nhất trong cách gọi tên của bộ ba HĐNN mà trong tiếng anh được gọi là Locutionary act, Illocutionary act và Perlocutionary act Cao Xuân Hạo (1991) trong giáo trình Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng gọi là Hành động tạo ngôn, Hành động ngôn trung và Hành động xuyên ngôn Đỗ Hữu Châu (2007) trong giáo trình Đại cương ngôn ngữ học (T2) Ngữ dụng học lần lượt dịch là Hành động tạo lời, Hành động ở lời và Hành động mượn lời Trong cuốn Dụng học Việt ngữ (2000) tác giả gọi tên lần lượt là Hành động tại lời, Hành động ngoài lời và Hành động sau lời Tuy nhiên đến nay tác giả lại cho rằng cách dịch trên vẫn chưa hợp lý nên đã chọn dùng các thuật ngữ tiếng Việt như: hành động tạo ngôn, hành động phát ngôn, hành động dĩ ngôn, hành động xuyên ngôn Ở nghiên cứu này chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ (HĐNN) và hành động ngôn ngữ cầu khiến (HĐNNCK).

Tại Hàn Quốc, quan điểm của Austin và quan điểm của Searle cũng được xem là căn cứ và tiêu chuẩn để nghiên cứu hành động ngôn ngữ Tác giả Kim Yu jin (2003) trong Nghiên cứu HĐNN đề nghị tiếng Hàn; Kim Ye young (2008) trong

Nghiên cứu biểu hiện mệnh lệnh bằng tiếng Hàn; Kim Hana (2014) trong Phân tích các hành động ngôn từ yêu cầu và từ chối tiếng Hàn trong phim truyền hình; Ko

Dae young (2014) trong Hành động ngôn từ và cầu khiến; Lim Na (2019) trong

Nghiên cứu này lấy cơ sở lý thuyết từ học thuyết Hành động ngôn ngữ (HĐNN) của Austin và Searle Theo Searle (1969), mỗi lời phát ngôn bao gồm ba loại HĐNN chính: hành động phát ngôn (locutionary act), hành động mệnh lệnh (illocutionary act) và hành động ngoại ngôn (perlocutionary act) Hành động mệnh lệnh đề cập đến tác động của lời nói khi chúng được phát ra, chẳng hạn như trần thuật, ra lệnh, nghi vấn hoặc đề nghị Các HĐNN tuân theo các điều kiện thích hợp (felicity condition) để được coi là hợp lệ Dựa trên các điều kiện của Austin, Searle đưa ra bốn điều kiện thích hợp sau: điều kiện nội dung mệnh đề (그 그그 그그/propositional content condition).

Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi nội dung mệnh đề có thể là khảo nghiệm, xác tín, miêu tả hay các câu hỏi khép kín chỉ có thể trả lời có hoặc không, phải, không phải Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của SP1 (hứa hẹn) hay một hành động của SP2 (lệnh, yêu cầu) b Điều kiện chuẩn bị (그그그 그그/preparatory condition) Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của SP2 và về các quan hệ giữa SP1, SP2 Khi ra lệnh, SP1 phải biết rằng SP2 có thể thực hiện được hành động theo nội dung lệnh Đồng thời biết rằng giữa SP1 và người nhận có vị thế xã hội có lợi cho SP1 Sự hứa hẹn đòi hỏi người hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa, SP2 cũng thực sự mong muốn lời hứa được thực hiện Khảo nghiệm, xác tín đòi hỏi phải có bằng chứng. c Điều kiện chân thành (그그그 그그/sinserity condition) Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn Lệnh đòi hỏi lòng mong muốn; hứa hẹn đòi hỏi ý định của SP1; khảo nghiệm xác thực đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác thực. d Điều kiện căn bản (그그그그 그그/essential condition) Điều kiện căn bản là điều kiện đưa ra kiểu trách nghiệm mà SP1 và SP2 bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra.

Theo điều kiện trên, HĐNN cầu khiến là hành động V mà SP1 nói với SP2. Để tạo thành HĐNN cầu khiến cần SP1 thực hiện hành động bằng lời nói tác động lên SP2, và SP2 phải đủ khả năng để thực hiện hành động V Thêm vào đó SP1 mong SP2 thực hiện hành động V Khi những điều kiện này được xác lập SP1 phải cầu/khiến SP2, SP2 đáp ứng lời cầu/khiến của SP1 Căn cứ trên những điều kiện này, chúng ta có thể kết luận rằng, yêu cầu khi thuyết phục nhằm mục đích buộc SP2 thực hiện hoặc không thực hiện hành động nào đó mà SP1 mong muốn được gọi là hành động tại lời Những hành động mang ý nghĩa trên gồm có: nhờ vả, yêu cầu, khuyên nhủ, cấm đoán Điều này sẽ có “sự khác biệt về mức độ” (그그그 그그) nhờ vả, yêu cầu, khuyên nhủ hay cấm đoán tùy theo yêu cầu của SP1 với SP2 là gì hay tùy thuộc vào phương thức thể hiện HĐNNCK đó

Austin (1962) đã phân loại các HĐNN theo lực ngôn trung của chúng thành năm loại rộng là: Hành động phán xử (verdictives act); Hành động hành xử

(excersitives act); Hành động ước kết (commissives act); Hành động ứng xử (behavitives acts); Hành động trình bày (expositives acts)

Searle (1979) đã phân loại các HĐNN theo lực ngôn trung thành 5 nhóm là:Hành động biểu kiến (Representative acts); Hành động cầu khiến (Directive acts);Hành động ước kết (Commisive acts); Hành động biểu cảm (Expressive acts);Hành động tuyên bố (Declarative acts)

Searle (1979) căn cứ vào mục đích phát ngôn để chia HĐNN thành HĐNN trực tiếp (HĐNNTT) và HĐNN gián tiếp (HĐNNGT) Ví dụ, SP1 phát ngôn: “Ở đây nóng quá.” Giả sử SP1 chỉ miêu tả thực tế tại thời điểm nói thời tiết đang nóng, thì đối với SP2 đây là câu trần thuật bình thường không liên quan đến gián tiếp. Nhưng giả sử, mục đích phát ngôn của SP1 là thông qua câu nói khiến SP2 mở cửa sổ hoặc giảm nhiệt độ máy lạnh, thì hành động nói này được cho là HĐNN gián tiếp

Cũng giống như các hoạt động vật lý khác, khi nói năng cũng là chúng ta đang thực hiện những hành động Vậy, HĐNN là một loại hành động đặc biệt với phương tiện là ngôn ngữ được con người sử dụng với mục đích giao tiếp Trong luận văn này, HĐNN được hiểu theo nghĩa hẹp là hành động ở lời (hành động dĩ ngôn)

2.2.2 Hành động ngôn ngữ cầu khiến trong tiếng Hàn và tiếng Việt

2.2.2.1.Khái niệm HĐNN cầu khiến

Theo nhà triết học John Searle (1969, tr.18) trong cuốn Speech acts An

Essay in the philosophy of language (Hành động ngôn ngữ Tiểu luận về triết học ngôn ngữ) cho rằng HĐNN cầu khiến là “những cố gắng của SP1 sao cho SP2 thực hiện một việc gì đó Nó có thể là những cố gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy.”

Tiểu kết

Chương 2 luận văn tập trung trình bày cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành động nói chung và hành động nói cảm ơn (HĐNNCK) nói riêng Thông tin nghiên cứu về tác giả, tác phẩm ngữ liệu của luận văn cũng được nêu tại phần này Tổng quan nghiên cứu về HĐNN giới thiệu tình hình nghiên cứu HĐNN và HĐNNCK ở tiếng Hàn và tiếng Việt Dù tình hình nghiên cứu HĐNNCK tiếng Việt đã được quan tâm nhất định với các hướng nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu phương tiện biểu đạt lịch sự của HĐNN, so sánh HĐNN giữa tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Trung, hướng nghiên cứu đối chiếu HĐNN tiếng Việt với tiếng Hàn vẫn chưa được chú trọng Do vậy, đây là lý do chính khiến đề tài này được triển khai Phần cơ sở lý thuyết, luận văn trình bày các lý thuyết về HĐNN, phân loại HĐNN, phân loại HĐNNCK tiếng Hàn và tiếng Việt nhằm tạo cơ sở cho nội dung nghiên cứu của luận văn.

Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết hành động lời nói (HĐNN) của hai tác giả nổi bật là Austin và Searle Lý thuyết của Austin tập trung vào khái niệm, các loại và phân loại hành động tại lời, trong khi Searle tập trung vào điều kiện sử dụng hành động tại lời.

Trên đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi triển khai luận văn với các nội dung nghiên cứu trong các chương tiếp theo.

Ngày đăng: 28/08/2024, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w