1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí
Tác giả Trịnh Quang Chinh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, Đối chiếu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.6. Ý nghĩa của đề tài (16)
    • 1.7. Bố cục của đề tài (16)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (17)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu (17)
      • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam (17)
      • 2.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ Chính trị quốc tế trên thế giới và Việt Nam 15 2.2. Cơ sở lý luận (23)
      • 2.2.1. Khái niệm thuật ngữ (25)
      • 2.2.2. Những đặc điểm của thuật ngữ (26)
      • 2.2.3. Các con đường hình thành thuật ngữ (29)
      • 2.2.4. Khái niệm Chính trị quốc tế (33)
      • 2.2.5. Các phương thức chuyển dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt (35)
      • 2.2.6. Thông tin về Chính trị quốc tế trên báo chí (39)
      • 2.2.7. Đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng điện tử (41)
  • CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ (45)
    • 3.1. Đặc điểm ngữ pháp của thuật ngữ Chính trị quốc tế (45)
      • 3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tiếng Việt (45)
      • 3.1.2. Đặc điểm về từ loại của thuật ngữ Chính trị quốc tế (55)
    • 3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ Chính trị quốc tế (57)
      • 3.2.1. Thuật ngữ dùng trong các văn kiện ngoại giao (58)
      • 3.2.2. Thuật ngữ dùng trong lễ tân ngoại giao (64)
      • 3.2.3. Thuật ngữ dùng trong thư tín ngoại giao (65)
      • 3.3.1. Chuyển dịch theo phương thức tương đương (equivalence) (72)
      • 3.3.2. Chuyển dịch theo phương thức sao phỏng (calque translation) (75)
      • 3.3.3. Chuyển dịch theo phương thức vay mượn (borrowing) (77)
      • 3.3.4. Chuyển dịch dựa vào ngữ cảnh (78)
      • 3.3.5. Một số phương thức chuyển dịch khác (79)
    • 3.4. Ứng dụng các phương thức chuyển dịch thuật ngữ trong thực tiễn (80)
      • 3.4.1. Ứng dụng trong biên dịch tin tức Chính trị quốc tế (80)
      • 3.4.2. Ứng dụng trong công tác ngoại giao (83)
  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN (86)
    • 4.1. Những điểm hạn chế và nguyên nhân trong việc chuyển dịch thuật ngữ (86)
    • 4.2. Một số giải pháp cho việc chuyển dịch thuật ngữ (0)
  • KẾT LUẬN (94)
  • PHỤ LỤC (101)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu thuật ngữ bắt đầu vào thế kỷ XVIII với các tác giả tiêu biểu như: Carlvon Linné (1736), Beckmann (1780), Lavoisier A L (1789), Wehwell (1840), v.v Đây là các nhà khoa học tên tuổi gắn liền với công tác nghiên cứu ban đầu về định danh thuật ngữ ở giai đoạn này, trong đó có thể kể đến vai trò của hai nhà khoa học Lavoisier A L và Berthellot M trong việc nghiên cứu sự định danh của các thuật ngữ trong lĩnh vực hóa học

Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác cũng được các nhà khoa học chuyên môn đặt mối quan tâm lớn để nghiên cứu xây dựng hệ thuật ngữ chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ trên toàn thế giới Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu thời kỳ này chỉ đạt được những kết quả nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ và chưa tạo được dấu ấn trong lĩnh vực ngôn ngữ học

Theo Cabré M T (1992) trong sách “Terminology: Theory, methods, and applications”, việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới đã trải qua 4 giai đoạn:

Sơ đồ 2.1 Bốn giai đoạn nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới

Giai đoạn 1 (1930 – 1960): Giai đoạn khởi đầu Đây là thời kỳ hình thành công tác nghiên cứu thuật ngữ và đánh dấu những bước phát triển đầu tiên đáng chú ý Trước hết phải kể đến thành tựu của Wuster E., một kĩ sư và cũng là một tiến sĩ chuyên ngành kĩ thuật điện của Đại học Stuttgart (Đức) Wuster được xem như người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành thuật Giai đoạn 1

Giai đoạn 2 (1960 - 1975): Giai đoạn cấu trúc

Giai đoạn 4 (1985 - nay): Giai đoạn mở rộng ngữ học cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả khác về sau

Trong tác phẩm “Lý luận chung về thuật ngữ” (1931), Wuster đã phân tích những khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ, trình bày những vấn đề chính trong phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ và đề xuất các phương pháp hệ thống hóa thuật ngữ Ông cũng nhìn nhận thuật ngữ là một nhánh nghiên cứu của thuật ngữ ứng dụng Công trình nghiên cứu này của Wuster đã được dịch sang tiếng Nga và thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới

Tiếp nối nghiên cứu về lý thuyết thuật ngữ của Wuster còn có bốn học giả ngôn ngữ khác là: A Schloman – người Đức, nghiên cứu về bản chất mang tính hệ thống của thuật ngữ chuyên ngành; F de Saussure – người Thụy Sĩ, người xây dựng tính hệ thống của ngôn ngữ; E Dresen – người Nga, người đã chú trọng đến tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa thuật ngữ; J E Holmstrom – người Anh, người đã định hướng phát triển nghiên cứu thuật ngữ trên quy mô quốc tế và cũng là học giả đầu tiên kêu gọi tổ chức quốc tế UNESCO tham gia giải quyết vấn đề về thuật ngữ

Vào thế kỷ 20, nghiên cứu thuật ngữ đã lan rộng đến khắp châu Âu, bao gồm Áo, Liên Xô, Tiệp Khắc, Pháp, Canada, Bỉ và Scandinavia Ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ chính được thành lập tại các quốc gia này, đóng vai trò như nền tảng cho sự phát triển của một lĩnh vực khoa học thực sự về thuật ngữ trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học Áo, Tiệp Khắc, Xô viết đều thể hiện quan điểm nghiên cứu thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học Do vậy, họ coi thuật ngữ là phương tiện truyền đạt và thực hiện giao tiếp Từ đó, ba trường phái đã tạo lập nên các cơ sở lý thuyết cơ bản về thuật ngữ và các nguyên lý mang tính phương pháp chi phối tính ứng dụng của thuật ngữ Những đóng góp nghiên cứu lớn ban đầu của ba trường phái này đã góp phần phát triển khuynh hướng nghiên cứu thuật ngữ theo nguyên tắc dịch thuật và kế hoạch hóa ngôn ngữ sau này

Giai đoạn 2 (1960 – 1975): Giai đoạn cấu trúc

Thế kỷ XX chính thức đánh dấu sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công nghệ Công tác nghiên cứu thuật ngữ phát triển nhất trong lĩnh vực máy tính và kĩ thuật văn bản Các hệ thuật ngữ bắt đầu được thiết lập và xử lý trên máy tính, đồng thời các phương pháp chuẩn hóa thuật ngữ cũng được đề xuất Kho xử lý dữ liệu thuật ngữ được xây dựng và lưu trữ trong máy tính Sự kết hợp các nguyên tắc mang tính quốc tế trong việc xử lý dữ liệu thuật ngữ bắt đầu được chú ý Định hướng chuẩn hóa thuật ngữ đã được nghiên cứu trong phạm vi của một ngôn ngữ

Từ đây, vấn đề xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất các khái niệm thuật ngữ lại được đặt ra

Giai đoạn 3 (1975 – 1985): Giai đoạn bùng nổ

Giai đoạn này được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công tác nghiên cứu thuật ngữ với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Xô viết như Reformatski A A., Vinogradov, Vinokur G O., v.v Các hội nghị, hội thảo về thuật ngữ lần lượt được tổ chức tại Liên Xô đã tạo nên những diễn đàn khoa học cho các học giả trình bày về những nội dung nghiên cứu mới Trong đó, các nhà ngôn ngữ Xô viết đã tập trung thảo luận về khái niệm, tiêu chuẩn và các chức năng của thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp, thuật ngữ với danh pháp; và chuẩn hóa thuật ngữ Bên cạnh đó, thuật ngữ cũng trở thành chủ đề nghiên cứu chính của nhiều công trình khoa học lớn; đồng thời, hàng nghìn cuốn từ điển được ra đời, hàng chục tuyển tập bài báo được xuất bản, hàng trăm luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ được bảo vệ thành công Thời kỳ này cũng đánh dấu sự ra đời của những chính sách kế hoạch hóa ngôn ngữ Liên Xô và Israel là hai quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các chính sách này Vai trò của thuật ngữ trong việc hiện đại hóa ngôn ngữ được thể hiện rõ nét Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính đã tạo ra bước tiến nhảy vọt trong việc hỗ trợ công tác xử lý dữ liệu thuật ngữ

Giai đoạn 4 (1985 – nay): Giai đoạn mở rộng

Từ sau năm 1985, song hành với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ trên toàn thế giới, nghiên cứu thuật ngữ tiếp tục được mở rộng và phát triển đến đỉnh cao Ở giai đoạn này, các nhà ngôn ngữ đã đạt được những thành công trong việc nghiên cứu vấn đề ứng dụng thuật ngữ Sự phát triển của khoa học máy tính tại thời điểm này đã tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành thuật ngữ học Sự hợp tác và kết nối mang tính quốc tế về nghiên cứu thuật ngữ học được củng cố và mở rộng

Công tác nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi Wuster E thực hiện công trình nghiên cứu đầu tiên của ông Chúng tôi đồng ý với Cabre rằng: thuật ngữ học đã và đang phát triển như một lĩnh vực nghiên cứu khoa học Để thực hiện được nhiều nghiên cứu thành công hơn nữa, các hội nghị, hội thảo và diễn đàn khoa học về ngôn ngữ đa ngành được tổ chức thường xuyên để các nhà nghiên cứu thuật ngữ và các nhà khoa học ở các lĩnh vực chuyên ngành khác có cơ hội chia sẻ và trao đổi kiến thức đa ngành Sự nghiên cứu giao thoa giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực không chỉ làm phong phú các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ mà còn tạo ra các nguồn thuật ngữ hữu ích và có tính ứng dụng rộng rãi

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo Hà Quang Năng trong sách “Thuật ngữ học – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” (2012), sự phát triển của thuật ngữ học cũng được chia làm bốn giai đoạn:

Sơ đồ 2.2 Bốn giai đoạn nghiên cứu thuật ngữ tại Việt Nam

Giai đoạn 1 (đầu thế kỷ XX):

Công tác nghiên cứu thuật ngữ ở nước ta phát triển khá muộn Do vậy, ở giai đoạn này, tiếng Việt mới chỉ phát triển về từ vựng và cú pháp Nguồn thuật ngữ khoa học đầu tiên mới chỉ bắt đầu được xây dựng khi có sự song hành của việc truyền bá rộng rãi của chữ Quốc ngữ trong toàn dân

Giai đoạn 1: Đầu thế kỷ

Vào những năm đầu của thế kỉ XX, hầu như chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ về thuật ngữ tiếng Việt trong một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu là nghiên cứu về dạng phiên âm một số thuật ngữ tiếng Hán và tiếng Pháp Sự ra đời của cuốn sách “Danh từ khoa học” (1942) của Hoàng Xuân Hãn đánh dấu sự hình thành thuật ngữ tiếng

ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

Đặc điểm ngữ pháp của thuật ngữ Chính trị quốc tế

3.1.1 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tiếng Việt

Về cấu tạo, thuật ngữ tiếng Anh có hai loại: từ và ngữ (cụm từ cố định), thuật ngữ là từ bao gồm từ đơn và từ phức

Bảng 3.1 Cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh

Phân loại theo cấu tạo Ví dụ

Từ đơn Từ đơn đơn âm tiết Act, law, sign

Từ đơn đa âm tiết Government, consul, interference, international

Từ phức Từ ghép United Nations, territorial integrity, war criminal, foreign exchange

Từ phái sinh Geopolitics, imperialism, non- governmental, authoritarianism

Ngữ (cụm từ) Letter of credence, sphere of influence, prohibition of the use of force, dissolution of an organization

Trong khi đó, trong tiếng Việt, thuật ngữ Chính trị quốc tế được chia làm: từ đơn, từ ghép và ngữ (cụm từ)

Bảng 3.2 Cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt

Phân loại theo cấu tạo Ví dụ

Từ ghép Ngoại giao, công hàm, chính sách

Ngữ (cụm từ) Chính quyền trung ương, chính sách đối ngoại trung lập, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

3.1.1.1 Thuật ngữ Chính trị quốc tế có cấu tạo là từ đơn

Từ đơn trong tiếng Anh được tạo thành từ một căn tố độc lập hay còn gọi là hình vị độc lập Như vậy, thuật ngữ Chính trị quốc tế là từ đơn được tạo thành nhờ phương thức từ hóa hình vị, tức là cấp cho hình vị tư cách đầy đủ của từ, hay nói cách khác hình vị trùng với từ

- Ambassador (đại sứ): “Ambassador: Vietnamese victims in Red Sea attack to be brought home soon” (báo Vietnamplus, 2024) Dịch: Đại sứ: Các nạn nhân Việt Nam trong vụ tấn công ở Biển Đỏ sẽ được về nước sớm

- Agenda (chương trình nghị sự): “Why Biden’s agenda is filled with old ideas” (báo Wall Street Journal, 2024) Dịch: Tại sao chương trình nghị sự của ông

Biden chỉ toàn những ý tưởng cũ?

- Agreement (hiệp định): “India signs trade agreement with EFTA: All you need to know” (báo Deccan Herald, 2024) Dịch: Ấn Độ ký kết hiệp định thương mại với EFTA: Tất cả những điều bạn cần biết

Từ đơn hay đơn vị từ vựng tiếng Anh thường được chia thành hai loại: đơn âm tiết và đa âm tiết Đa số chúng có nguồn gốc từ các từ thông thường, một số được vay mượn, chủ yếu từ tiếng Latinh hoặc Hy Lạp, và giữ nguyên dạng gốc hoặc được Latinh hóa.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ là từ đơn chỉ gồm một thành tố cấu thành là một tiếng, ví dụ: “Điện”, “Ngài”

- “Nhân dịp ông Narayan Kaji Shrestha được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng Ngoại giao Nepal, ngày 8/3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chúc mừng” (báo Tin tức, 2024)

Ngày 28/2, ngài Aldo de Luca, Phó Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam đã làm việc với Đại học Thái Nguyên để thảo luận với đại diện sinh viên Trong tiếng Việt, từ "tiếng" được phân loại thành hai loại: "thực từ" biểu thị nghĩa từ và "hư từ" biểu thị nghĩa ngữ pháp Thuật ngữ chính trị quốc tế trong tiếng Việt thường là từ đơn bao gồm "thực từ" để định danh Tuy nhiên, thuật ngữ từ đơn chiếm tỷ lệ rất ít trong tiếng Việt.

3.1.1.2 Thuật ngữ Chính trị quốc tế có cấu tạo là từ phức

Từ phức là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ Từ phức bao gồm từ phái sinh và từ ghép

- Multilateral diplomacy (ngoại giao đa phương): “Vietnam’s multilateral diplomacy helps build modern country” (báo Vietnamplus, 2023) Dịch: Ngoại giao đa phương của Việt Nam giúp xây dựng đất nước hiện đại

- National Assembly (quốc hội): “National Assembly to supervise real estate market management, social housing development” (báo Vietnamnews, 2023)

Dịch: Quốc hội rà soát quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

- Neutralism (chủ nghĩa trung lập): “Neutralism returns – and gets more poweful” (báo Boston Globe, 2022) Dịch: Chủ nghĩa trung lập trở lại – và trở nên mạnh mẽ hơn a Từ phái sinh

Từ phái sinh thường có gốc Hy Lạp và Latin, có thể phân tích thành những thành tố: căn tố (root) và những phụ tố phái sinh (derivational affix) Căn tố và phụ tố phái sinh là những hình vị của thuật ngữ theo định nghĩa hình vị của L Bloomfield (1933) “là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ” Phương thức cấu tạo này tạo ra các thuật ngữ phái sinh từ thuật ngữ gốc, có sức sản sinh rất lớn

Từ phái sinh là một trong những đặc tính điển dạng của loại hình ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, nhưng lại không tồn tại trong loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về đặc điểm cấu tạo, ngữ pháp giữa thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tiếng Việt a1 Căn tố (root)

Căn tố là phần gốc của từ, thường có nguồn gốc từ động từ Nó mang ý nghĩa chung của một nhóm từ và là phần còn lại sau khi bỏ đi các phụ tố Phụ tố là những thành phần được thêm vào căn tố để tạo thành các từ mới, ví dụ như tiền tố (được thêm vào trước căn tố) và hậu tố (được thêm vào sau căn tố).

Phụ tố là hình vị phụ thuộc (bound morpheme) được gắn vào trước hay sau căn tố Có các loại phụ tố như tiền tố (prefix), hậu tố (suffix) và chu tố (circumfix)

Theo Brown (1956), trong cấu tạo từ khoa học, ngoài hai cách ghép các từ đơn và ghép các căn tố dùng nguyên âm kết hợp (liên tố/trung tố), thì từ khoa học còn có cấu tạo bằng quá trình phái sinh, gắn tiền tố và hậu tố vào căn tố a2.1 Thuật ngữ có cấu tạo là tiền tố (prefix) + căn tố (root)

Tiền tố là phụ tố đứng trước căn tố, có chức năng mô tả thêm chi tiết, thêm hay nhấn mạnh nghĩa của một từ, thường do một giới từ hay trạng từ biến thành

- Disintegrate: tan rã (một nhà nước, tổ chức) “Could Russia disintegrate?” (trang Geopolitical Intelligence Service, 2023) Dịch: Liệu nước Nga có thể tan rã?

- Multinational (đa quốc gia): “Multinational corporations shift supply chains, affecting Vietnamese exports” (báo Vietnamnews, 2023) Dịch: Các tập đoàn đa quốc gia chuyển đổi chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam

Trong hệ thống thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh mà luận văn khảo sát, cấu tạo thuật ngữ thường dùng các tiền tố sau:

Bảng 3.3 Các tiền tố thường dùng trong thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh

Tiền tố bi- Bipolar (hai cực), bilateral (song phương)

Tiền tố co- Co-operation (hợp tác), co-ordinate (phối hợp, điều phối)

Tiền tố dis- Disintegration (tan rã), dismiss (bãi chức), dissolution (giải tán) Tiền tố in- Informal (không chính thức), inviolability (bất khả xâm phạm), initial (sơ khởi, ban đầu)

Tiền tố inter- Internationalism (chủ nghĩa quốc tế), intergovernment (liên chính phủ) Tiền tố multi- Multilateral (đa phương)

Tiền tố non- Non-aligned (không liên kết), non-proliferation (không phổ biến), non-retroactivity (không có hiệu lực hồi tố)

Tiền tố re- Repatriation (hồi hương), rearmament (tái vũ trang), revoke (bãi bỏ)

Tiền tố under- Under-Secretary (Thứ trưởng/Phó Tổng Thư ký), under-signature

(chữ ký tiếp) a2.2 Thuật ngữ có cấu tạo là căn tố (root) + hậu tố (suffix)

Hậu tố là phụ tố đứng sau căn tố, ngoài chức năng phụ nghĩa, còn có chức năng ngữ pháp, trong thuật ngữ, thường là tạo danh từ (noun-forming) như

“recognition” (sự công nhận), và tạo tính từ (adjective-forming) như “diplomatic note” (công hàm)

Tuy nhiên, vẫn xuất hiện các thuật ngữ vừa có đặc điểm là phái sinh tiền tố lẫn phái sinh hậu tố

- Reciprocity (nguyên tắc có đi có lại giữa hai quốc gia): “France expels two Azerbaijan diplomats in ‘reciprocity’ move” (trang tin France 24, 2023) Dịch:

Pháp trục xuất hai nhà ngoại giao Azerbaijan trong động thái đáp trả qua lại

- Refugee (người tị nạn): “Iraq brings home 160 families from Syria refugee camp” (báo Al Arabiya, 2024) Dịch: Iraq hồi hương 160 gia đình từ trại tị nạn ở Syria

Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ Chính trị quốc tế

Để phân loại phạm vi ngữ nghĩa của hệ thống thuật ngữ Chính trị quốc tế, trong luận văn này chúng tôi dựa vào trường nghĩa của chúng Xét về ngữ nghĩa của thuật ngữ có thể chia chúng làm hai loại, đó là tên gọi trực tiếp hay gián tiếp sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực Chính trị quốc tế

Các thuật ngữ là tên gọi trực tiếp của khái niệm, đối tượng, trong quá trình sáng tạo ra thuật ngữ Chính trị quốc tế được hình thành từ các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách, nhà ngoại giao, học giả, nhà nghiên cứu, v.v Chính họ là đối tượng trực tiếp sáng tạo ra thuật ngữ Chính trị quốc tế và quan tâm trực tiếp đến việc sử dụng chúng

Ví dụ: “monopoly” (độc quyền), “message” (điện), “official gazette” (công báo)

Thuật ngữ được hình thành từ quá trình thuật ngữ hóa, là tên gọi gián tiếp của khái niệm, đối tượng thông qua việc thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, chuyển nghĩa theo ẩn dụ hoặc hoán dụ.

Bảng 3.6 Các phương thức thuật ngữ hóa Phương thức Thuật ngữ tiếng Anh Tương đương tiếng Việt

Thuật ngữ hóa qua phương thức hoán dụ

Think-tank Cơ quan tư vấn chính sách

Thuật ngữ hóa qua phương thức ẩn dụ

Stick and carrot policy Chính sách cây gậy và củ cà rốt Dollar diplomacy Ngoại giao đô-la

Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy, số lượng thuật ngữ Chính trị quốc tế là tên gọi định danh trực tiếp chiếm số lượng rất lớn Trong khi đó, số lượng thuật ngữ Chính trị quốc tế là tên gọi định danh gián tiếp, tức là nghĩa của thuật ngữ là nghĩa chuyển của từ toàn dân được thuật ngữ hóa, chiếm tỷ lệ thấp hơn

Trên cơ sở các định nghĩa về Chính trị quốc tế thì các thuật ngữ mà luận văn thu thập được thuộc các trường nghĩa sau

3.2.1 Thuật ngữ dùng trong các văn kiện ngoại giao

Văn kiện ngoại giao là văn bản chính thức của quốc gia, trình bày chính thức quan điểm, lập trường, thái độ của quốc gia đó về các vấn đề, sự kiện quốc tế, chính sách đối ngoại của quốc gia, các vấn đề lớn của quốc gia, v.v Văn kiện ngoại giao là kết quả của đàm phán song phương hoặc đa phương hoặc văn bản tự mình công bố (đơn phương)

Văn kiện ngoại giao được soạn thảo công phu, được cân nhắc hết sức thận trọng từng câu chữ, là phương tiện tuyên truyền đối ngoại Văn kiện ngoại giao khác với công văn ngoại giao

Các thuật ngữ dùng trong các văn kiện ngoại giao:

- International engagements (điều ước quốc tế) Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau

Như ta có thể thấy trong bài viết “What Prabowo’s victory means for Indonesian foreign policy” (Chiến thắng của ông Prabowo có ý nghĩa thế nào với chính sách đối ngoại Indonesia, tạp chí The Diplomat, 2024) có câu: “The ascent of the former general is likely to shift the tone of the country’s international engagement” (Dịch: Sự đi lên của vị cựu tướng lĩnh có khả năng sẽ thay đổi sắc thái của các điều ước quốc tế của đất nước)

Điều ước quốc tế là thỏa thuận ràng buộc pháp lý được ký kết giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế Ngoài các điều ước giữa các quốc gia, còn có các điều ước giữa quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc tế.

Hiệp ước là văn kiện ngoại giao rất quan trọng Hiệp ước có thể là song phương (bilateral) hoặc đa phương (multilateral) Hiệp ước có thể mở (để ngỏ cho các bên khác tham gia); cũng có thể đóng (chỉ cho các bên tham gia khi các bên ký kết đồng ý) Trong quan hệ quốc tế hiện nay, hiệp ước là một thỏa thuận chính thức, rõ ràng bằng văn bản mà các quốc gia sử dụng để ràng buộc về mặt pháp lý

Officials report that EU countries are exiting an energy treaty due to climate concerns For instance, Reuters (2024) states that “EU countries to exit energy treaty over climate concerns.” The treaty, referred to as a pact, outlines the terms and conditions for energy use, trade, and cooperation within the EU.

Những hiệp ước có ý nghĩa chính trị lớn được gọi là minh ước Minh ước có nguồn gốc từ tiếng Latin “Pactum” (thỏa thuận) Minh ước thường điều chỉnh các vấn đề an ninh tập thể, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác không tấn công lẫn nhau

Ví dụ: Tripartite Pact 1940 (minh ước ba bên năm 1940 ký kết giữa ba nước phát xít Đức, Italy và Nhật Bản) Đây còn gọi là Minh ước Berlin (Berlin Pact) nhằm thiết lập liên minh chống lại Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai c Agreement (hiệp định)

Hiệp định là các văn kiện điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, v.v là điều ước quốc tế thông dụng nhất, phổ biến nhất Hiệp định có thể song phương hoặc đa phương, có thể phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, tùy thuộc thỏa thuận

- Preliminary agreement: hiệp định sơ bộ (“EU members reach preliminary agreement on reducing industrial emissions”, France24, 2023 Dịch: Các nước thành viên đạt được hiệp định sơ bộ trong việc giảm thiểu khí thải công nghiệp)

Ứng dụng các phương thức chuyển dịch thuật ngữ trong thực tiễn

3.4.1 Ứng dụng trong biên dịch tin tức Chính trị quốc tế

Tại các cơ quan báo chí – truyền thông, biên dịch là công việc diễn ra thường xuyên nhằm chuyển tải tới công chúng các thông tin quốc tế Nội dung trên báo chí rất đa dạng nên đòi hỏi người dịch cần phải có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề của đời sống xã hội Đặc biệt, người dịch phải nắm chắc các phương pháp dịch nói chung, phương pháp chuyển dịch thuật ngữ nói riêng Để đạt được tính hiệu quả trong dịch thuật báo chí, thông thường biên dịch viên cần trải qua các bước như sau:

Bước 1: Đọc qua văn bản gốc

Thay vì thực hiện tra nghĩa trong từ điển và dịch luôn sang ngôn ngữ đích từ câu đầu tới cuối, việc đầu tiên cần làm là đọc văn bản gốc để cảm nhận được nội dung, hiểu văn bản và chủ đề của bài viết, xác định nội dung tin bài về Chính trị quốc tế, qua đó xác định được định hướng cho bản dịch

Bài viết "A China – US War would last for years" được đăng tải trên Atlantic Council (2024) đã đề cập đến viễn cảnh xung đột Mỹ - Trung kéo dài gây ra nhiều hệ quả dai dẳng trong quan hệ song phương và cục diện quốc tế.

- Bài viết “US military destroys drones of Houthis in Yemen” trên trang RBC Ukraine (2024) đề cập đến việc Mỹ triển khai các hoạt động quân sự nhằm vào lực lượng phiến quân Houthi ở Yemen

Bước 2: Quyết định văn phong

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể loại, đối tượng độc giả, mục đích của tờ báo, v.v thông tin trên báo chí có thể theo nhiều lối văn phong khác nhau Do đó, người dịch phải tìm hiểu và lựa chọn loại văn phong phù hợp để công chúng có thể cảm nhận được tinh thần của bài viết

Ví dụ: Các hãng thông tấn quốc tế như Associated Press (Mỹ), AFP (Pháp),

DW (Đức), Xinhua (Trung Quốc), viết tin tức rất trung lập (unbiased), tránh những tính từ mang sắc thái nhận định, gây xung đột Trong khi đó, các báo phân tích sâu như The Economist (Anh), New York Times (Mỹ), The Guardian (Anh) thường dùng ngôn ngữ bình luận (opinion) trong các bài viết

Bước 3: Nhận diện từ, cụm từ, thuật ngữ khó dịch

Trên báo chí, dù ngôn ngữ có đơn giản, dễ hiểu, thì vẫn có những thuật ngữ liên quan đến nội dung của văn bản như các thuật ngữ Chính trị quốc tế Người dịch cần tìm hiểu các thuật ngữ này để dịch cho chuẩn xác

Một điều cần lưu ý là tất cả từ vựng, thuật ngữ cần được đặt trong văn cảnh, không nên bám theo nghĩa cố định Để dịch được chuẩn xác các từ, nhóm từ đặc trưng, người dịch rất cần bổ sung kiến thức nền thông qua việc tham khảo những thông tin liên quan từ các nguồn chính thống để có cái nhìn tổng thể, chuẩn xác và cách sử dụng từ ngữ phù hợp nhất với vấn đề, sự kiện đang dịch

Trong bài báo “Blinken begins Middle East tour with strains growing in US –

Israel ties” (Reuters, 2024), người dịch cần hiểu các thuật ngữ Chính trị quốc tế như:

- “Tour”: chuyến công tác, công du

- “Ties”: quan hệ (giữa quốc gia với nhau)

Bước 4: Sắp xếp lại câu rõ ràng

Mục đích nhận diện câu là phân tích thành phần cấu tạo để hiểu chính xác nghĩa của câu (chủ ngữ, động từ chính, tân ngữ, trạng ngữ, v.v.) Người dịch sẽ gặp trường hợp văn bản có cấu trúc khá phức tạp, dài dòng, nên cần sắp xếp lại, thậm chí tách câu để thể hiện được đúng nghĩa và văn phong

Trong bài viết “It’s time for foreign policy to go local” (Instick, 2024) có câu: “As Congress struggles to pass even the most routine legislation, the responsibility of diplomacy falls to the executive branch, currently occupied by a historically unpopular president, or the largely unelected foreign policy community” Người dịch cần phải hiểu và xác định được các mệnh đề (clause) gồm:

(1) “As Congress struggles to pass even the most routine legislation” (Khi Quốc hội chật vật để thông qua những văn bản pháp luật đời thường nhất); (2) “the responsibility of diplomacy falls to the executive branch, currently occupied by a historically unpopular president” (Công việc ngoại giao sẽ rơi vào nhánh hành pháp, hiện đang bị chi phối bởi một vị Tổng thống không được lòng dân), (3) “or the largely unelected foreign policy community” (Hoặc rơi vào giới hoạch định chính sách đối ngoại chủ yếu không được bầu)

Bước 5: Dịch thô (Dịch lần 1)

Chuyển đổi các từ vựng sang ngôn ngữ đích, kết hợp với cấu trúc ngữ pháp để ráp thành câu hoàn chỉnh Bước này không yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần chính xác nhất với văn bản gốc

Bước 6: Dịch trau chuốt (Dịch lần 2)

Sau khi hoàn tất dịch từng câu, người dịch cần đọc lại toàn bộ đoạn văn bản đích để kiểm tra tính thống nhất trong văn phong và thuật ngữ Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi lặp từ và chỉnh sửa để đảm bảo bản dịch hoàn chỉnh, chính xác về mặt ngôn ngữ.

Trên đây là quy trình 6 bước cơ bản mà người dịch cần phải trải qua để có một bản dịch tin tức tốt trên báo chí

Tuy số lượng người thông thạo ngoại ngữ không ngừng gia tăng, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật Trong mọi lĩnh vực nói chung và thông tin về Chính trị quốc tế nói riêng, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v cần được dịch ngày một nhiều Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử, đều cần được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại quần chúng

3.4.2 Ứng dụng trong công tác ngoại giao

Biên phiên dịch trong lĩnh vực Chính trị quốc tế có thể nói là một miếng ghép không thể thiếu trên mặt trận ngoại giao, trong công tác đối ngoại của đất nước Công tác biên phiên dịch đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân, gắn kết các quốc gia với nhau, tạo điều kiện cho đối thoại, hiểu biết và hợp tác, góp phần phát triển và củng cố hòa bình thế giới Điều kiện cần của biên phiên dịch ngoại giao là năng lực ngôn ngữ và điều kiện đủ là kiến thức Bên cạnh đó còn có các yếu tố như vốn sống, kỹ năng mềm Người làm công tác biên phiên dịch ngoại giao thì việc thấu hiểu văn hóa đối tác cũng cần thiết Có nhiều khái niệm, thuật ngữ không có sự tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Có thể dẫn chứng ví dụ:

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Những điểm hạn chế và nguyên nhân trong việc chuyển dịch thuật ngữ

Hạn chế thứ 1 : Do sử dụng hình thức dịch sao phỏng nên từ ngữ Chính trị quốc tế đôi khi khó hiểu

Mặc dù sao phỏng là phương pháp hiệu quả để chuyển dịch thuật ngữ, tuy nhiên vẫn có những trường hợp khó hiểu khi thuật ngữ ở ngôn ngữ nguồn là kết quả của quá trình biến đổi ngữ nghĩa thông qua ẩn dụ hay hoán dụ.

Ví dụ: “CNN Factor” được dịch là “Nhân tố CNN”, có thể khiến những người không am hiểu về chính trị - truyền thông quốc tế gặp khó khăn Đây là một khái niệm phản ánh tác động của truyền thông đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại thông qua việc đưa tin về các cuộc xung đột một cách tập trung và có cảm xúc, qua đó khơi dậy phản ứng từ công chúng và gây áp lực lên các chính phủ trong việc hành động đối phó với các cuộc xung đột đó

Hạn chế thứ 2 : Về cấu tạo thuật ngữ Chính trị quốc tế, có một số thuật ngữ có hình thức chưa thống nhất, đặc biệt là đối với các thuật ngữ là danh từ, ngữ danh từ dùng để định danh Thực tế chúng chỉ mới là phần định nghĩa hoặc giải thích rút gọn của khái niệm chứ chưa có giá trị như một thuật ngữ

- AMM: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting)

- APEC: Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation)

Hạn chế thứ 3: Số lượng từ vựng, thuật ngữ trong lĩnh vực Chính trị quốc tế là rất lớn, đa dạng Một số thuật ngữ lại có nguồn gốc từ những ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Italy, tiếng Latin, v.v nên quá trình chuyển dịch sẽ gặp khó khăn và mất thời gian

- Thuật ngữ “samizdat” là một từ tiếng Nga được sử dụng khá phổ biến trong báo chí tiếng Anh Từ này chỉ hình thức hoạt động bất đồng chính kiến, trong đó các cá nhân sao chép các ấn phẩm một cách bí mật và truyền tay nhau để tránh kiểm duyệt Thuật ngữ này không có tương đương trong tiếng Việt

Chính quyền quân sự là một chính thể do các tướng lĩnh quân đội lãnh đạo Thuật ngữ "junta" có nghĩa gốc là "cuộc họp" hoặc "ủy ban", xuất phát từ các cuộc họp của quân đội Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Napoleon vào năm 1808.

Một số thuật ngữ trong tiếng Anh lại mang tính đa nghĩa, ví dụ như

Trong bối cảnh chính trị quốc tế, thuật ngữ "interest" mang ý nghĩa sâu sắc, không chỉ đơn thuần là "sở thích" hay "lợi nhuận" như trong ngôn ngữ thông thường hay tài chính Trong phạm vi này, "interest" biểu thị cho những "lợi ích" cốt lõi của một quốc gia hoặc dân tộc, liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển và bảo vệ quyền lợi của họ.

Hạn chế thứ 4: Sự khác biệt về văn hóa giữa các nước nói tiếng Anh và Việt

Sự khác biệt về văn hóa cũng tạo ra những rào cản đáng kể trong quá trình dịch thuật Không am hiểu về bối cảnh văn hóa có thể dẫn đến việc dịch thuật các thuật ngữ không phù hợp, gây hiểu lầm hoặc tranh cãi.

Theo tư liệu cá nhân của chúng tôi, báo Vietnamnews của Thông tấn xã Việt Nam có lần dùng từ “negro” (mọi đen) trong một bài viết về nước Mỹ, khiến cho Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phải gửi công văn phản đối cách sử dụng từ ngữ như vậy trên một tờ báo tiếng Anh quốc gia

Nguyên nhân thứ 1 : Những thuật ngữ này được chuyển dịch đôi khi chỉ để phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu cá nhân hay nhóm giới hạn nào đó nên số lượng thuật ngữ khá hạn chế

Thực tế giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam chưa mang tính liên ngành cao Các đơn vị đào tạo Quan hệ quốc tế/Báo chí – Truyền thông chủ yếu phân tích, giải thích nội hàm thuật ngữ mà xem nhẹ lý thuyết ngôn ngữ học Trong khi đó, các cơ sở đào tạo ngôn ngữ lại chưa có nghiên cứu sâu về các lý thuyết Chính trị quốc tế

Nguyên nhân thứ 2 : Kiến thức ngôn ngữ, ngoại ngữ hoặc chuyên môn còn hạn chế dẫn đến việc không hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của các từ, các thuật ngữ Chính trị quốc tế

- Trong tiếng Anh có từ “kowtow” có gốc từ tiếng Hán (“khấu đầu”), là hành động bày tỏ sự kính trọng sâu sắc thể hiện bằng việc quỳ lạy, bao gồm quỳ gối và cúi lạy thật thấp sao cho đầu người chạm đất Trong chính trị quốc tế, “kowtow” chỉ một quốc gia thần phục, chịu sự kiểm soát của một quốc gia khác

- Ở Việt Nam vẫn dùng phổ biến thuật ngữ “nhà nước kiến tạo” trên báo chí Đây thực chất được dịch từ khái niệm “developmental state” hoặc “hard state” trong tiếng Anh Đây là một thuật ngữ đề cập đến mô hình xây dựng kinh tế vĩ mô ở Đông Á vào thế kỷ XX Theo mô hình tư bản này, nhà nước mang tính chủ động hơn, hay nói cách khác là tự trị và mang nhiều quyền lực chính trị hơn, cũng như có quyền hơn trong điều tiết kinh tế Với nội hàm này, thuật ngữ “developmental state” nên được dịch đầy đủ là “nhà nước kiến tạo phát triển”

- Việt Nam xác định trong chính sách đối ngoại của mình những “đối tác” và “đối tượng” Nội hàm của hai khái niệm này là khác nhau, dẫn đến cách chuyển dịch ra tiếng Anh cũng khác nhau “Đối tác” trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ cộng tác, hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn “Đối tượng” là thuật ngữ chỉ mối chỉ mối quan hệ đối kháng, đối chọi, chống đối, thù địch nhau, gây bất lợi cho việc đảm bảo lợi ích của các bên

Một số giải pháp cho việc chuyển dịch thuật ngữ

Nói đến việc nghiên cứu thuật ngữ khoa học, chúng ta đã trải qua một quá trình rất dài kể từ thời của người tiên phong là Hoàng Xuân Hãn So với thời điểm các thuật ngữ bắt đầu được chuẩn hóa tại Việt Nam để tiếp thu văn hóa nước ngoài, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều

Trong bối cảnh đó, luận văn được thực hiện xuất phát từ nhu cầu thực tế đối với việc sử dụng thuật ngữ Chính trị quốc tế trong học tập, nghiên cứu, đặc biệt là trong công việc ngày càng tăng Bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra cho chúng ta nhiều thời cơ, thách thức đan xen Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia

Trong tình hình đó, chúng ta cần phải tiếp tục khẳng định các định hướng lớn của đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới, vừa phát triển lên tầm cao tư duy đối ngoại theo hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” và “triển khai đồng bộ và toàn diện các hoạt động đối ngoại” để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước Trong khi đó, hệ thuật ngữ Chính trị quốc tế vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa đầy đủ, làm hạn chế nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của những người làm công tác đối ngoại

Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí, đồng thời chỉ quan tâm đến quá trình nghiên cứu thuật ngữ, những quan niệm về thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học trong nước và trên thế giới, những khái niệm Chính trị quốc tế, để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này

Qua phân tích cho thấy, thuật ngữ có thể có cấu tạo từ từ đơn, từ phức hoặc ngữ (cụm từ cố định)

Về đặc điểm phạm vi ngữ nghĩa của thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tiếng Việt, trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, luận văn tập trung vào các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực của chính trị quốc tế như: đàm phán quốc tế, lễ tân ngoại giao, thư tín và văn kiện ngoại giao.

Ngày đăng: 28/08/2024, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình hay không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội nguồn hay sự tương đồng về  loại hình giữa các ngôn ngữ đó, mà nhằm mục đích phát hiện những tương đồng và  khác biệt của các ngôn ngữ được so sánh - Đối chiếu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí
Hình hay không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội nguồn hay sự tương đồng về loại hình giữa các ngôn ngữ đó, mà nhằm mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt của các ngôn ngữ được so sánh (Trang 13)
Bảng 2.3. Năm phương thức viết tắt - Đối chiếu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí
Bảng 2.3. Năm phương thức viết tắt (Trang 31)
Bảng 3.1. Cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh - Đối chiếu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí
Bảng 3.1. Cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh (Trang 45)
Bảng 3.2. Cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt - Đối chiếu đặc điểm thuật ngữ Chính trị quốc tế tiếng Anh và tương đương tiếng Việt trên báo chí
Bảng 3.2. Cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN