1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận áp dụng các điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế việt nam

23 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng các điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam
Tác giả Vũ Trường An, Trần Quốc Tuấn
Người hướng dẫn PGS TS. Bành Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Khái niệm điều ước quốc tế Theo quy định tại khoản I điều 1, Công ước viên 1969 quy định: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ th

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập — Tw do — Hanh phic

DAI HOC QUOC GIA TR HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT UNIVERSITY OF ECONOMICS AND LAW

TIEU LUAN

AP DUNG CAC DIEU UOC QUOC TE LA NGUON CUA TU

PHAP QUOC TE VIET NAM

Mén hoc: TU PHAP QUOC TE

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Bành Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn K185011628

Thành phố Hà Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MO DAU oo 5 ` 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT - 2 2 E211 E11 1 1 11 tt HH ng gườg 2 NOI DUNG

1 Khái niệm điều ước quốc TẾ Q0 2n HH TH HH HH HH HH Hee 3

2 Vai trò điều ước quốc tẾ - + 222 E1 121121182 1212110121 1g rung 3

3 Phân loại điều ước quốc TẾ HT HT HH Hee 4

4 Điều kiện để điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam 5

5 Việc áp dụng điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam 6

* Thực trạng trong việc áp dụng trực tiêp điêu ước quôc té va dé xuat

Trang 3

MO DAU

Tu phap Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan

trọng trong hệ thống khoa học pháp lý Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày cảng có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn Bởi lẽ Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khăng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho công dân nước mình Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý

Việt Nam đang thực sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày cảng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sông xã hội Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự - kinh tế - thương mại,

hôn nhân và gia đình, lao động đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật Đây chính

là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế mà theo nghĩa rộng là những quan hệ dân sự

có yếu tô nước ngoài Từ đây đặt ra nhiều câu hỏi nghiên cứu cho tư pháp quốc tế và trong đó phải kế đến “ Việc áp dụng điều quốc tế trong tư pháp quốc tế Việt Nam” Chúng ta sẽ di tìm hiểu sơ lược về điều ước quốc tế (phần 1, 2, 3); điều kiện của điều ước quốc tế để trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế Việt nam (phần 4); việc áp dụng điều ước quốc tế của nước ta (phần 5)

Trang 4

DANH MUC TU VIET TAT

- Điều ước quốc tế: ĐƯỢT

- Bộ luật dân sự: BLDS

- Bộ luật tô tụng dân sự: BLTTDS

Trang 5

NOI DUNG

1 Khái niệm điều ước quốc tế

Theo quy định tại khoản I điều 1, Công ước viên 1969 quy định: “Điều ước quốc

tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật

quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.”

Trong luật điều ước quốc tế 2016 của nước ta có định nghĩa về điều ước quốc tế như sau: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước

hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài,

làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc

văn kiện có tên gọi khác

Từ các định nghĩa về điều ước quốc tế, ta thấy các đặc điểm của điều ước quốc tế như sau:

Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế

Điều ước quốc tế được ký kết với quốc gia hoặc chủ thê của luật quốc tế

Điều ước quốc tế phải được thỏa mãn bằng văn bản

Điều ước quốc tế do pháp luật quốc tế điều chỉnh

Điều ước quốc tế được cầu thành bởi một hay nhiều văn bản

2 Vai trò điều ước quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ĐƯQT là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà các quốc gia có thê sử dụng để thiết lập các quan hệ đối ngoại Chính vì thể, trong pháp luật các nước nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng, ĐƯQT đóng một vai trò quan trọng và thường được ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cùng một vấn đề Ngay từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nguyên tắc ưu tiên áp dụng ĐƯỢT

so với nội luật đã được chính thức ghi nhận trong một số văn bản quy phạm pháp luật liên

Trang 6

quan đến đối ngoại của nước ta Dần dần, nó đã trở thành nội dung không thê thiếu trong các văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các cấp độ luật, pháp lệnh và các văn bản dưới

luật

3 Phân loại điều ước quốc tế!

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh tế thương mại toàn cầu, trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác hóa ngày càng mạnh mẽ thì số lượng các điều ước quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực dân sự, kinh tế ngày càng phát triên cả về số lượng lẫn chất lượng Chính vì vậy, điều ước quốc tế ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự quốc tế Các loại điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế gồm:

-Điều ước quốc tế song phương: Loại điều ước này có ưu điểm là việc đàm phán,

ký kết được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, nhưng có nhược điểm là không bảo đảm sự thống nhất khi phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ trong phạm vi giữa hai nước ký kết mà thôi Mỗi điều ước quốc tế song phương lại có cách giải quyết khác nhau về cùng một vấn đề Điều này dẫn đến tình trạng cùng một quốc gia những cách giải quyết một vấn để lại khác nhau với các quốc gia khác nhau, do quy định của điều ước quốc tế song phương giữa hai quốc gia khác nhau Vì vậy, Tòa án chỉ áp dụng quy định của điều ước quốc tế song phương trong các trường hợp ngoại lệ Mặc dù vậy, thực tiễn tư pháp quốc tế các nước cho thấy: Số lượng các điều ước quốc tế song phương được ký kết và có hiệu lực ngày cảng tăng lên nhanh chóng do những ưu thế của nó

- Điều ước quốc tế đa phương: So với điều ước quốc song phương ưu hơn thì điều ước quốc tế đa phương có nhiều ưu điểm hơn: Phạm vi điều chỉnh rộng, tính thống nhất cao, tính bắt buộc thi hành cao hơn Tuy nhiên, điều ước quốc tế đa phương cũng có nhiều hạn chế như: Thủ tục đàm phán, ký kết, gia nhập của điều ước này phức tạp và khó khăn hơn vì chúng có phạm vi áp dụng rộng, đòi hỏi phải được sự chấp thuận của nhiều nước; cơ chế áp dụng phức tạp hơn vì một số quốc gia quy định thủ tục thông qua, áp

!TS Bành Quốc Tuần, Giáo trình Tư pháp Quốc tế (tái bản lần thứ ba), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2017,

tr.45,46,47

Trang 7

dụng, chuyên hóa điều ước quốc tế đa phương rất phức tạp Chính vì vậy, số lượng điều ước quốc tế đa phương ít hơn nhiều so với điều ước quốc tế song phương hoặc có nhiều điều ước quốc tế đa phương được ban hành trong một thời gian dài nhưng chưa đủ điều

kiện để phát sinh hiệu lực thi hành trên thực tế

Nguồn điều ước quốc tế có nhiều ưu điểm so với các loại nguồn khác, đặc biệt trong việc xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất Tuy nhiên, việc soạn thảo, xây dựng các điều ước quốc tế là vấn đề phức tạp, nên số lượng điều ước quốc tế điều chỉnh các lĩnh vực của tư pháp quốc tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Ngoài ra, nhiều điều ước quốc tế đa phương đã được ban hành nhưng chưa phát sinh hiệu lực do chưa có đủ số lượng quốc gia gia nhập làm thành viên

4 Điều kiện để điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam

Ta có định nghĩa tư pháp quốc tế như sau: Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động (9 quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài , quan hệ tô tụng dân sự quốc tế và các vấn đề khác có liên quan.?

Để biết một điều ước quốc tế nào đó có phải là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam hay không thì ta phải dựa vào chức năng, đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế

đó

Tư pháp quốc tế điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân sự (dân sự, lao động, thương mại, tài chính, hôn nhân gia đình ) có yếu tố nước ngoài Vì vậy, nếu điều ước quốc tế muốn là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam thì đòi hỏi các điều ước quốc

tế này phải chứa đựng các quy phạm pháp luật, quy phạm xung đột trong đó điều chỉnh những vấn đề điều chỉnh của tư pháp quốc tế

5 Việc áp dụng điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì đương nhiên trở thành nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam Về

? TS Bảnh Quốc Tuần, Giáo trình Tư pháp Quốc tế (tái bản lần thứ ba), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2017, tr

34

Trang 8

nguyên tắc điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lý cao nhất, cao hơn cả văn bản pháp luật trong nước Trong trường hợp điều ước quốc tế và văn bản pháp luật trong nước cùng điều chỉnh về một vấn đề mà có quy định khác nhau thì áp dụng điều ước quốc tế

Nguyên tắc này đã được thừa nhận rộng rãi và được ghi nhận trong phần lớn các đạo luật của Việt Nam

BLDS năm 2015 đã xây dựng được hai điều khoản về áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Theo Điều 665 BLDS năm 2015, việc áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được phân chia thành hai trường hợp, tùy thuộc vào tính chất của điều ước quốc tế Thứ nhất, đối với các điều ước quốc tế trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo Khoản I Điều 665 thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng Thứ hai, đối với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có các quy định khác với quy định của Phân thứ năm BLDS và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài thì theo Khoản 2 Điều 665, quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng

Như vậy, quy định tại Khoản 2 Điều 665 BLDS năm 2015 chí áp dụng đối với các điều

ước quốc tế có chứa đựng các quy phạm xung đột nhằm hướng dẫn xác định pháp luật áp dụng trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài chứ không áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay quan hệ Tư pháp quốc tế nói chung Điều này phù hợp vi điều chỉnh tại Phần thứ năm BLDS năm 2015 Ngoài ra Điều 664 BLDS năm

2015 cũng quy định về việc áp dụng điều ước Việt Nam là thành viên nhằm xác định pháp luật áp dụng đối với hệ dân sự có yếu tô nước ngoài, bao gồm cả vấn đề về quyền lựa chọn của các bên về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài

Nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Điều 2(3) BLTTDS năm 2015 Điều này xuất phát từ quy định tại Điều 6 Luật số 41/2005/QHII, theo đó, trong trường hợp văn bán

quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế Luật Điều ước quốc

tế số 108/2016/QHI3 được ban hành ngày 09/4/2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này nhưng có bô sung, theo đó, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên có quy định

Trang 9

khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa phải là thành viên cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu các bên tham gia quan

hệ lựa chọn làm nguồn luật điều chỉnh Tuy nhiên, việc áp dụng điều ước quốc tế trong

trường hợp này phải tuân theo những điều kiện nhất định Đến nay, Việt Nam đã gia nhập

tương đối nhiều điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau của tư pháp quốc tế như thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, sở hữu trí tuệ, công nhận

và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nước ta đang dần dần từng phân, từng bước hội nhập vào đời sống quốc tế, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế sâu rộng hơn, nên trong một số lĩnh vực chúng ta đã gia nhập vào các công ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực quan hệ tư pháp quốc tế Năm 1981, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Hiệp

định Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Năm 1995 gia nhập Công

ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài Năm 1980 Việt Nam gia nhập Công ước Viên I96lI về quan hệ ngoại giao và

Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự v.v

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người Việt Nam đã gia nhập Công ước năm

1966 về quyền kinh tế, xã hội văn hóa của Liên hợp quốc; Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị, Công ước Liên hợp quốc về chống phân biệt chủng tộc, Công ước Liên hợp quốc năm 1973 về chống chủ nghĩa APacThai, Công ước Liên hợp quốc năm 1948 về chống tội ác diệt chủng, 4 công ước Giơnevơ năm

1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, Công ước quốc tế năm 1989 về quyên trẻ em Ngay trong năm 1982, Việt Nam đăng ký trở thành thành viên của 4 công ước quốc tế quan trọng của Liên hiệp quốc về quyền con người bao gồm: Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966); Công ước về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979); Công ước về xóa bỏ mọi hình

3'T§ Lê Thị Nam Giang, Giáo trình Tư pháp Quốc tế (tái bản lần thứ tư), NXB đại học Quốc gia thành phó Hồ Chí

Minh, 2016, tr 89

Trang 10

và luật nhân đạo quốc tế, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào hầu hết các công ước như Nghị định thư bố sung Công ước Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột

quốc té;

Về lao động, nước ta cũng đã ký kết một số các hiệp định thay đôi trong lĩnh vực này tạo nền tảng cho sự hợp tác lao động giữa nước ta với nước ngoài Trong các hiệp định này có các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam lao động và làm việc ở nước ngoài, các nguyên tắc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng lao động, bảo hiểm v.v Sau khi trở thành thành viên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1994, Việt Nam đã tham gia 20 công ước về quyên lao động như Công ước về tuôi tôi thiểu của trẻ

em được tham gia vào lao động công nghiệp; Công ước về trả công bình đăng giữa lao động nam và nữ; Công ước về không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước về chính sách việc làm; Công ước về lao động hàng hải v.v Đặc biệt, năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đôi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động và gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền thương lượng tập thể Công ước 98 là I trong 8 công ước cốt lõi của ILO trong khuôn khô các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động Đây là công ước mang tính bản lề, trở thành một cấu phần

quan trọng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP (Hiệp định Đối

tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) hay FTA giữa Việt Nam và EU, cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa quôc gia

* Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Công An Nhân Dân, 2012, tr 46

Trang 11

Bên cạnh các điệu ước quốc tê đa phương, nhà nước Việt Nam còn ký nhiêu các điều ước song phương với các quốc gia trên thế giới Các hiệp định tương trợ tư pháp về

các vân dé dan sự, hôn nhân và gia đình, hình sự Việt Nam với nước ngoài đóng một vai

trò vô cùng quan trọng

HIỆP ĐỊNH CHUNG

1 Hiép dinh tuong tro tu phap vé cac van 30/11/1984 19/9/1987

đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và Cộng hòa Cu-ba

2 _ Hiệp định tương trợ tư pháp về các vẫn 18/01/1985 5/7/1987

đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

nước Cộng hòa nhân dân Hung-ga-r

3 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vẫn

đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-r1

Hết hiệu lực kể từ

ngày 06/03/2019

03/10/1986 5/7/1987

Š https:/thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/35001/ñle-60-hiep-dinh-tuong-tro-tu-phap-

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w