1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[SLIDE ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH] Phân tích công ty

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích công ty
Tác giả Bùi Thị Thủy Liêm, Lương Hoàng Nam
Người hướng dẫn ThS. Nghiêm Phúc Hiếu
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 14,29 MB

Nội dung

Phân tích công tyVai trò của phân tích công ty • Đối với hoạt động quả trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và đưa ra qu

Trang 2

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

3 Phân tích tình hình kinh doanh

4 Phân tích các nhân tố con người

5 Định giá

6 Kết luận

Trang 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG TY

VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Trang 4

1 Phân tích công ty

Khái niệm

• Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay

pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

• Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ, để

hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài.

• Như vậy có thể hiểu phân tích công ty là xem xét công ty ở

từng chi tiết, từng khía cạnh để hiểu tất cả các vấn đề của công ty

Trang 5

1 Phân tích công ty

Vai trò của phân tích công ty

• Đối với hoạt động quả trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản

lý và đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp

• Đối với các cổ đông, nhờ các kết quả phân tích họ có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty, định giá công

ty Từ đó có thể đưa ra các quyết định tăng thêm vốn góp, chuyển nhượng vốn góp hay rút vốn khỏi doanh nghiệp

Trang 6

1 Phân tích công ty

Phương pháp phân tích

Phân tích định lượng

• Phân tích định lượng (hay phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính) là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích

và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

• Tài liệu sử dụng cho phân tích định lượng là các báo cáo tài

chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo tỷ số; phân tích Dupont;…

Trang 7

1 Phân tích công ty

Phương pháp phân tích

Phân tích định tính

• Đối lập với phân tích định lượng tập trung vào các con số

để phân tích công ty Phân tích định tính dựa vào sự nhìn nhận, tổng hợp thông tin mang tính cảm tính của người phân tích.

Trang 8

tổ chức kinh doanh

Trang 9

ra

Trang 10

1 Phân tích công ty

Phương pháp phân tích

Phân tích Top Down

Top Down bắt đầu với quy trình phân tích nền kinh tế xã hội và tổng quan về thị trường chứng khoán trong phạm vi toàn cầu và quốc gia (phân tích vĩ mô), sau đó phân tích theo các ngành cụ thể (phân tích ngành) và cuối cùng là phân tích từng công ty riêng lẻ (phân tích công ty)

• Phân tích vĩ mô: Nhà đầu tư sẽ bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô, cả trong nước và quốc

tế Bởi lẽ các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng qua lại với nhau và

sẽ ảnh hưởng tới xu hướng thị trường chung

Trang 11

1 Phân tích công ty

Phương pháp phân tích

Phân tích Top Down

• Phân tích ngành sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất

về tất cả các công ty hoạt động trong cùng một thị trường, đảm bảo an toàn cho lựa chọn đầu tư trung và dài hạn

• Phân tích công ty: Để nhận xét được một công ty tốt hay xấu, chúng ta phải thực sự hiểu rõ về công ty, nắm chắc những yếu tố thuộc về công ty: công ty sản xuất gì, sản xuất như thế nào, nhà cung cấp và phân phối của nó ra sao, chu kì kinh doanh như thế nào,

Trang 12

2 Định giá cổ phiếu

Khái niệm:

Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán và xác định giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên những phân tích cơ bản ước lượng các dòng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của công ty

Trang 13

2 Định giá cổ phiếu:

Vai trò của định giá cổ phiếu:

• Định giá cổ phiếu là công cụ giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực của cổ phiếu và đưa ra quyết định đúng đắn

• Định giá cổ phiếu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được giá trị của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Trang 14

2 Định giá cổ phiếu:

Phương pháp định giá cổ phiếu:

Để xác định giá trị thực của cổ phiếu thì có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu mà nhà có thể lựa chọn như P/E, P/B,

mô hình chiết khấu luồn tiền,… tuy nhiên để đơn giản thì nhóm

em chọn mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu

Trang 15

II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH KIDO (KDF)

Trang 16

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF:

Đôi nét về nghành thực phẩm:

Trang 17

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF:

Đôi nét về nghành thực phẩm:

Trong năm 2017 ngành thực phẩm đồ uống nhìn chung tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tích cực nhờ tăng trưởng chung của ngành FMCG Tính đến cuối tháng 11/2017, thị trường FMCG tại 4 thành phố lớn và nông thôn ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 5,4% và 4,6% Trong đó ngành hàng thức uống ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ 21% ở 4 thành phố lớn Năm 2018 hứa hẹn là một năm tăng trưởng nữa của ngành thực phẩm đồ uống nhờ mức thu nhập đầu người gia tăng, hỗ trợ cho tiêu dùng của hộ gia đình Và tỷ lệ chi tiêu cho các ngành hàng thiết yếu của người dân Việt Nam vẫn tiếp tục chiếm đa số trong tổng chi tiêu hàng năm.

Trang 18

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF:

Đôi nét về nghành thực phẩm:

• Về thu nhập đầu người tại Việt Nam Theo thông kế, thu nhập trung bình mỗi người dân Việt Nam đạt 2.400 USD trong năm 2017, tăng 9% so với năm 2016 Theo dự báo của Euromonitor, thu nhập trên đầu người tại Việt Nam sẽ tăng lên 3.750 USD vào năm 2030, tương ứng với mức tăng hằng năm 3,5%.

• Về tỷ lệ chi tiêu cho các ngành hàng thiết yếu Theo BMI, tỷ trọng chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu đang ở mức 57% và sẽ tiếp tục duy trì mức này trong giai đoạn 2017-2021 Ngoài ra, chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu sẽ duy trì mức tăng trưởng mỗi năm 11,6%.

Trang 19

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF

Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF):

Tiền thân là Nhà máy kem Wall's của Công ty TNHH Unilever Bestfoods Việt Nam được thành lập từ năm 1997 nằm trong Khu cồng nghiệp Tây Bắc Củ Chi, tổng vốn đầu tư là 20 triệu USD và công suất hoạt động 9 triệu lít/năm

Đến năm 2003 thì Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại toàn bộ nhà máy kem này của Unilever và công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO ra đời từ đó

Trang 20

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF:

Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF):

Trong ngành kem, KDF đang là doanh nghiệp đầu ngành với thị phần khoảng 40% (năm 2017) Nói về độ phủ các phân khúc sản phẩm, KDF sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng từ phân khúc kem giá rẻ đến cao cấp Tuy nhiên, thế mạnh của KDF chính là dòng kem que thương hiệu Merino với giá cả hợp lý với túi tiền của người tiêu dùng Sản phẩm kem ốc quế với thương giệu Celano đứng thứ hai và có cách biệt về thị phần khá lớn đối với sản phẩm cứng phân khúc là Cornetto của Wall's.

Trang 21

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF:

Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF):

KDF hiện đang sở hữu hai thương hiệu có thị phần lớn nhất trong ngành kem, trong đó Merino (~19%) và Celano (~13%) Thương hiệu mạnh là một trong những yếu tố giúp KDF cạnh tranh với đối thủ Ngoài ra, công ty cũng thực hiện hoạt động truyền thông năng động, liên tục và phù hợp với giới trẻ, chương trình khuyến mãi cập nhật xu hướng và trào lưu mới giúp củng cố vị trí dẫn đầu cho KDF

Trang 22

1 Đôi nét về nghành thực phẩm và công ty KDF

Giới thiệu công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF):

Có thể nói, sau hơn 14 năm hoạt động trong ngành kể từ lúc nhận chuyển giao từ Unilever, với sự kiến tạo định hình từ Tập đoàn KIDO, KDF đã lớn mạnh không ngừng trở thành đơn vị dẫn đầu ngành kem, trở thành đơn vị tiên phong và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và định hình thị trường kem còn kém phát triển trong nước trở thành thị trường với nhiều sản phẩm có thương hiệu, đa dạng sự lựa chọn và phù hợp với khẩu vị riêng của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Trang 23

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

Phân tích BCTC qua các chỉ số tài chính là phương pháp phân tích lượng hoá các vấn đề cần phân tích thông qua một số các tiêu thức

cụ thể Phân tích các chỉ số tài chính được chia là 4 nhóm chỉ số:

• Nhóm chỉ số về thanh toán

• Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính

• Nhóm chỉ số hoạt động

• Nhóm chỉ số sinh lời

Trang 24

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.1 Nhóm chỉ số thanh toán

• Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời = (lần)

Tài sản ngắn hạn = Tiền + Đầu tư ngắn hạn +

Phải thu + HTK + TSNH khác

Trang 25

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.1 Nhóm chỉ số thanh toán

• Tỷ số thanh toán nợ nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh =

* Tài sản nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản

phải thu

Trang 26

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.1 Nhóm chỉ số thanh toán

Trang 27

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính

• Tỷ số nợ:

Tỷ số nợ giúp cho người đọc BCTC đánh giá rủi ro một doanh nghiệp không trả được nợ ( ngắn hạn + dài hạn) khi đáo hạn.

Một công ty tài trợ phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay được xem

là có mức độ cao về đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính cao có nhiều rủi ro

Tỷ số nợ = (%)

Trang 28

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính

• Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) = (%)

Trong tổng tiền lãi phải trả, có phần lãi vay trả trước và lãi vay trả sau vì vậy phải tính khả năng trả lãi vay cho từng

trường hợp cụ thể.

Trang 29

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính

Trang 30

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.3 Nhóm chỉ số hoạt động:

• Vòng quay khoản phải thu

Tỷ suất này đánh giá tình hình thu nợ (quay bao nhiêu lần) của doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải thu =

(*) Có thể thay doanh thu thuần bằng doanh thu bán chịu

Trang 31

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

Trang 32

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.3 Nhóm chỉ số hoạt động:

• Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ suất này đánh giá tình hình thu nợ ( bao lâu) của

doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền bình quân = x 360 ( ngày)

Lưu ý: Giả sử 1 năm công ty hoạt động 360 ngày

Trang 33

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.3 Nhóm chỉ số hoạt động:

Trang 34

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.4 Nhóm chỉ số sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là “ Return On Sales” đánh giá kết quả kinh doanh, cho thấy cứ một đồng doanh thu bán ra có bao nhiêu đồng lãi kiếm được

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =

Trang 35

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.4 Nhóm chỉ số sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đo lường kết quả hoạt động không tính đến nguồn tài trợ.

Tỷ suất này được xem như chỉ số của hiệu quả hoạt động.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =

Trang 36

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.4 Nhóm chỉ số sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có

Tỷ suất lượi nhuận trên vốn tự có hay vốn chủ sở hữu (ROE) giúp chủ

doanh nghiệp đánh giá sự thành công cuả mình so với doanh nghiệp khác, hoặc cơ hội khác.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có =

Trang 37

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.4 Nhóm chỉ số sinh lời

Trang 38

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

Trang 39

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

=> Vậy năm 2016, công ty KDF tạo ra 10.2% lãi ròng trên 1

đồng doanh thu va tổng tài sản quay ròng được 1.1 lần với số nhân vốn chủ sở hữu là 1,9 lần trong năm Do vậy, công ty tạo

ra lợi nhuận 21.3% trên vốn chủ sở hữu

Trang 40

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

=> Vậy năm 2017, công ty KDF tạo ra 10.2% lãi ròng trên 1

đồng doanh thu và tổng tài sản quay vòng được 1.2 lần với số nhân vốn chủ sở hữu la 1.9 lần trong năm Do vậy, công ty tạo

ra lợi nhuận 20.8% trên vốn chủ sở hữu

Trang 41

2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

2.5 Phân tích du-pont

Phân tích Du-pont công ty KDF

Nhận xét chung: Qua phân tích trên ta thấy ROE của công ty KDF phụ thuộc vào 3 nhân tố là: Doanh lợi doanh thu, vòng

quay tổng tài sản và tỷ số nợ Sự giảm xuống của 3 nhân tố đó làm cho ROE giảm xuống từ 21.3% xuống 20.8% Ta thấy số nhân vốn chủ sở hữu năm 2017 thấp hơn năm 2016, điều này cho thấy đòn bẩy tài chính năm 2017 thấp hơn năm 2016 dẫn đến rủi ro về nợ vay là thấp hơn so với năm trước

Trang 42

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Thị phần

Thị phần ngành kem năm 2016

Trang 43

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Thương hiệu

Trang 44

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Mô hình kinh doanh

Trang 45

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Đối thủ cạnh tranh:

Trang 46

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Triển vọng dài hạn:

Euromonitor dự báo ngành kem và thực phẩm tráng miệng từ sữa sẽ đạt được tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 7% năm, dự kiến đạt khoảng 4.191,3 tỷ đồng trong năm 2022

Trang 47

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Phân tích SWOT:

Điểm mạnh

• Ban điều hành có hàng chục năm kinh

nghiệm trong ngành thực phẩm

• Sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như

Celano, Marino, Welyo,

• Hệ thống phân phối rộng khắp

Trang 48

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Phân tích SWOT:

Điểm yếu

Chi phí bán hàng khá cao so với các đối

thủ cùng ngành

Trang 49

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Phân tích SWOT:

Cơ hội

• Dự báo tốc độ tăng trưởng kép toàn

ngành sẽ đạt mức khoảng 6,4% đến

8,0% cho giai đoạn năm 2016 - 2021

• Xu thế dịch chuyển của người tiêu

dùng từ các sản phẩm tươi sang các

sản phẩm đông lạnh

• Lãi suất cho vay tương đối ổn định

Trang 50

3 Phân tích tình hình kinh doanh

- Phân tích SWOT:

Thách thức

• Thời tiết bất thường ở miền bắc và

miền trung ảnh hưởng tiêu cực đến

nhu cầu của người tiêu dùng

• Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay

gắt

• Mức lương tối thiểu liên tục tăng

Trang 51

4 Các nhân tố về quản lý và tổ chức nhân sự

Năng lực ban lãnh đạo công ty

Trang 52

4 Các nhân tố về quản lý và tổ chức nhân sự

Năng lực ban lãnh đạo công ty

Trang 53

4 Các nhân tố về quản lý và tổ chức nhân sự

Tổ chức nhân sự

Bán hàng

Hỗ trợ Chuỗi cung

ứng

Trang 54

5 Định giá

Trang 55

Lý thuyết về phương pháp chiết khấu dòng cổ tức DDM

Giả sử chúng ta đầu tư vào một công ty trong N năm Cuối năm N chúng ta bán cổ phiếu đi, làm thế nào chúng ta có thể xác định giá trị cổ phiếu này ở hiện tại Giá trị đó chính là giá trị quy về hiện tại của luồng thu nhập cổ tức cho đến năm thứ N cộng với giá trị quy

về hiện tại của giá cổ phiếu năm thứ N.

Po = + + … + +

Trang 56

5 Định giá

Lý thuyết về phương pháp chiết khấu dòng cổ tức DDM

Nếu công ty tăng trưởng cổ tức với tốc độ g không đổi trong

vô hạn thì ta có công thức tính giá cổ phiếu hiện tại như sau:

Po = + +… + =

Lưu ý rằng công thức này chỉ đúng khi tốc độ tăng trưởng g nhỏ hơn tỷ suất thu nhập dự tính

Trang 57

– DIV1 = 1568

– r = 7%

– g = 12%; g’ = 4%

Trang 60

5 Định giá

Định giá cổ phiếu KDF

Bài toán xe tải qua cầu?

Trang 61

5 Định giá

Định giá cổ phiếu KDF

Với giá trị cổ phiếu của công ty KDF là 95.524đ thì nhóm

em sẽ chỉ trả giá không quá 50% giá trị tức là không quá 47.762đ để mua cổ phiếu này Với giá cổ phiếu KDF hiện tại trên thị trường là 34.000 thì đây là một mức giá tốt để mua vào

Trang 62

6 Kết luận

Như vậy qua các bài phân tích thì KDF là một công ty có các chỉ số tài chính khá tốt so với đối thủ cạnh thanh TTJ cũng như so với mức trung bình ngành Công ty dẫn đầu thị trường về thị phần, có nhiều thương hiệu kem nổi tiếng, khả năng cạnh tranh cao với mô hình kinh doanh hiệu quả, triển vọng dài hạn với sự gia tăng sản lượng tiêu thụ kem Và cổ phiếu công ty đang được bán ở mức giá hấp dẫn Vì vậy nên đầu tư vào cổ phiếu này

Ngày đăng: 25/08/2024, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w