Mục tiêu của học phần - Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về thị trường tài chính, cơ chế vận hành và những qui định của một sở giao dịch chứng khoán tại Việt Na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ – KINH DOANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Thị trường chứng khoán
- Mã học phần: 0101100088
- Số tín chỉ: 02
- Học phần tiên quyết/học trước: lý thuyết tài chính tiền tệ
- Các yêu cầu đối với học phần: không
2 Mục tiêu của học phần
- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về thị trường tài chính,
cơ chế vận hành và những qui định của một sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; nắm vững những kiến thức, các kỹ thuật định giá và đầu tư cơ bản về các loại chứng khoán như:
cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh; Tìm hiểu hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư Hoàn tất môn học thị trường chứng khoán này, sinh viên hiểu
rõ cơ chế vận hành thị trường chứng khoán hiện nay của Việt Nam, có thể thực hiện giao dịch và mua bán chứng khoán trên thị trường, có thể thực hiện phân tích và đánh giá được những biến động của thị trường chứng khoán, đồng thời có thể phân tích và định giá cơ bản các chứng khoán đang được mua bán trên thị trường
- Kỹ năng: Học viên có thể phân tích tổng hợp các số liệu để đưa ra những đánh giá
cho thi trường chứng khoán về việc đầu tư vào các thị trường cổ phiếu, trái phiếu Hiểu và tuân thủ các quy đinh của luật chứng khoán Lập ra những kế hoạch đầu tư tối ưu và giải quyết những vấn đề do thị trường gây ra
- Thái độ: Tiếp nhận những kiến thức mới của môn học và áp dụng chúng vào thực
tế Người học có thái độ trung thực trong quá trình hành nghề và tuân thủ pháp luật và những quy đinh của luật chứng khoán đề ra
3 Tóm tắt nội dung học phần:
Các kiến thức cơ bản về chứng khoán và cách vận hành của thị trường chứng khoán Định giá sản phẩm, dịch vụ, giá, Phân phối, xúc tiến ngân hàng Người học con trang bi thêm những kiến thức để tác nghiệp kinh doanh chứng khoán trong các công ty chứng khoán, công ty niêm yết, quỹ đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp tại phòng đầu tư tài chính Môn học này không những trang bị cho người học những kiến thức cần thiết để ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế có liên quan đến thị trường chứng khoán mà còn quan tâm nghiên cứu về quản lý danh mục đầu tư hay hoạch định chính sách để đâu tư
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần
Nội dung chi tiết
Số tiết
Mục tiêu cụ thể Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
Lên lớp Thí
nghiệm, thực hành, điền dã
Lý thuyết
Bài tập, thảo luận
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN THỊ TRƯỜNG
1.1 Thị trường tài chính
1.2 Thị trường chứng khoán
1.3 Chức năng của thị trường
chứng khoán
1.4 Cơ chế hoạt động của thị
trường chứng khoán
1.5 Các hành vi tiêu cực trên
thị trường chứng khoán
Giúp cho người học một cái nhìn tổng hợp về thị trường chứng khoán
Cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính với hai kênh huy động vốn gián tiếp
và trực tiếp Đánh giá được hình thức huy động trực tiếp qua thị trường chứng khoán là có tính
ưu việt hơn trong thời đại hiện nay
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung Chương 1 +Tài liệu [2]: nội dung chương 1
CHƯƠNG 2: CÔNG TY CỔ
2.1 Khái niệm và đặc điểm
công ty cổ phần
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ry
cổ phần
2.3 Các loại hình công ty cổ
phần
2.4 Các nguồn tài trợ cho công
ty cổ phần trên thị trường
chứng khoán
2.5 Chính sách cổ tức
2.6 Tách và gộp cổ phần
2.7 Xác định giá trị doanh
nghiệp chuyển đổi thành công
ty cổ phần
Hiểu được sự ra đời của
mô hình công ty cổ phần,
mô hình này làm thay đổi
bộ mặt và vai trò của thị trường chứng khoán trên thị trường tài chính thế giới Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của công ty cổ phần Việc cơ được ưu thế tuyệt đối về vốn so với các loại hình doanh nghiệp khác bằng việc phát hành trái phiếu
và đặc biệt là cổ phiếu cũng như các loại chứng khoán đa dạng khác Hơn nữa hiểu được cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 2 +Tài liệu [2]: nội dung chương 2
CHƯƠNG 3: HÀNG HÓA
CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
3.1 Các loại chứng khoán cơ
bản
3.1.1 Chứng khoán nợ - trái
phiếu
3.1.2 Chứng khoán vốn- cổ
phiếu
3.1.3 1 Cổ phiếu thường
3.1.3.2 Cổ phiếu ưu đãi
3.1.3.3 Chứng chỉ quỹ
3.2 Chứng khoán phái sinh
3.2.1 Tổng quan về chứng
khoán phái sinh
3.2.2 Giấy đảm bảo quyền mua
Hiểu được hàng hóa của TTCK là các loại chứng khoán trung và dài hạn, đại diện cho các chứng khoán vốn được luân chuyển trong nền kinh tế với mục tiêu đầu tư phát triển Đánh giá được các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 3 +Tài liệu [2]: nội dung chương 3
Trang 3cổ phần
3.2.3 Hợp đồng kỳ hạn
3.2.4 Hợp đồng tương lai
3.2.5 Hợp đồng quyền chọn
CHƯƠNG 4: PHÁT HÀNH
4.1 Giới thiệu về TTCK sơ cấp
4.2 Phân loại
4.3 Phát hành chứng khoán lần
đầu ra công chúng
4.4 Phát hành trái phiếu chính
phủ
4.5 Phát hành trái phiếu và cổ
phiếu công ty
Phát hành chứng khoán
là một tiền đề quan trọng trong quá trình luân chuyển vốn, nó là điều kiện quyết định sự thành công trong quá trình huy động vốn đối với các chủ thể phát hành chứng khoán Các chứng khoán lần đầu tiên được bán ra trên thị trường chưng khoán là chứng khoán mới phát hành, hoạt động này diễn ra trên thị trường sơ cấp và gọi là phat hành lần đầu với mục đích tạo vốn cho các doanh nghiệp Các đợt phát hành tiếp theo của cùng chủ thể phát hành gọi là phát hành bổ sung nhằm tăng vốn
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 4 +Tài liệu [2]: nội dung chương 4
CHƯƠNG 5: SỞ GIAO
5.1 Tổ chức sở giao dịch
chứng khoán
5.2 Hoạt động giao dịch
Đề cập đến chi tiết hoạt động diễn ra trên sở giao dịch chứng khoán từ tổ chức Sở giao dịch chứng khoán khi tìm hiểu vai trò chức năng và các nguyên tắc hoạt động, đến tìm hiểu thành viên
Đông thời cũng tìm hiểu hoạt động giao dịch thông qua hệ thống niêm yết, phương thức giao dịch từ giao dịch thủ công trên sàn đến giao dịch thông qua hệ thống máy tính điện tử Giới thiệu một số giao dịch được thực hiện trên Sở
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 5 +Tài liệu [2]: nội dung chương 5
CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHI TẬP
TRUNG (OTC)
6.1 Giới thiệu thị trường chứng
khoán phi tập trung
Chương này sẽ nghiên cứu một bộ phận của thị
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội
Trang 46.2 Những quy định trên thị
trường chứng khoán phi tập
trung
6.3 Giao dịch trên thị trường
chứng khoán phi tập trung
trường chứng khoán là thị trường phi tập trung hay thi trường OTC Thị trường OTC là thị trường xuất hiện sớm nhất Với lịch sử hằng trăm năm, thị trường OTC không ngừng phát triển và đã trở thành một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán Thị trườn OTC hoạt động với những đặc tính riêng của
nó Tìm hiểu lich sử hình thành đến tổ chức vận hành của thị trường này
So sánh được sự tương đồng giữa Sở giao dịch
và thị trường này
dung chương 6 +Tài liệu [2]: nội dung chương 6
CHƯƠNG 7: CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
và cung cấp các dịch vụ khác cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia thị trường này Trình bày cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán Cung cấp nhứng kiến thức cơ bản
và kỹ năng cần thiết cho những đối tượng công tác tại công ty chứng khoán cũng như các nhà đầu tư
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 7 +Tài liệu [2]: nội dung chương 7
7.1 Sự cần thiết của công ty
chứng khoán
7.2 Vai trò của công ty chứng
khoán trên thị trường chứng
khoán
7.3 Mô hình hoạt động
7.4 Cơ cấu tổ chức
7.5 Các nghiệp vụ của công ty
chứng khoán
CHƯƠNG 8: QUỸ ĐẦU TƯ
VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ
QUỸ
8.1 Quỹ đầu tư
8.2 Phân loại quỹ đầu tư
8.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt
động của quỹ đầu tư
8.4 Công ty quản lý quỹ
Trên thị trường chứng khoán tồn tại song song với các nhà đầu tư là các
tổ chức đầu tư gọi là quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ Khi đầu tư dưới dạng tập thể quyền lợi của các nhà đầu tư công chúng sẽ được bảo vệ
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 8 +Tài liệu [2]: nội dung chương 8
Trang 5hơn nữa, an toàn và hiệu quả hơn Trình bầy tổ chức hoạt động cảu quỹ đầu tư và qua đó nhà đầu
tư thấy được những lợi ích cơ bản khi thực hiện đầu tư qua quỹ
CHƯƠNG 9: TRUNG TÂM
LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Để quản lý tập trung các chứng khoán trên thi trường cần thiết phải tổ chức một trung tâm để lưu ký chứng khoán cho các nhà đầu tư Hoạt động của trung tâm dựa trên cơ sở tập trung hóa chứng khoán hoặc phi vật chất hóa chứng khoán nhằm giúp cho một khối lượng lớn giao dịch chứng khoán xử lý bằng nghiệp vụ kế toán ghi sổ
mà không cần phải có sự luân chuyển giao chứng khoán vật chất, điều đó làm giảm chi phí thanh toán, giảm rủi ro thanh toán và tăng hiệu quả của quá trình này
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: nội dung chương 9 +Tài liệu [2]: nội dung chương 9
9.1 Giới thiệu về hệ thông lưu
ký chứng khoán và thanh toán
bù trừ
9.2 Trung tâm lưu ký chứng
khoán
9.3 Trung tâm thanh toán bù
trừ
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần 5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần Thi tự luận
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần Thi tự luận hoặc trắc nghiệm
6 Tài liệu học tập:
6.1 Tài liệu bắt buộc:
[1] Bùi Kim Yến, Thị trường chứng khoán, Lao động - xã hội, 2015
6.2 Tài liệu tham khảo
[2] Lê Hoàng Nga, Thị trường chứng khoán, Nhà XB Tài Chính, 2009
7 Thông tin về giảng viên
-Ths Nguyễn Thị Hồng Hạnh chuyên ngành quản trị kinh doanh
- Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị Marketing, Quản trị Thương hiệu, Giao tiếp kinh doanh
- Địa chỉ liên hệ: Viện Quản lý kinh doanh, trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, số 01 Trương Văn Bang
-Email: hanhnth@bvu.edu.vn
Trang 6Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm
HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN (DUYỆT)
Ths Nguyễn Thị Hồng Hạnh