1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ ppt

183 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện

ra ở những giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch

sử DSVH dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình) DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và DSVH vật thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy trong dòng sông văn hoá truyền thống của dân tộc

Kế thừa di sản quá khứ là quy luật phát triển tất yếu của văn hoá Muốn kế thừa

và phát huy DSVH thì trước hết cần phải nghiên cứu, tiếp cận mọi phương diện lý luận

về DSVH dân tộc Đó là một đòi hỏi bức xúc về phương diện lý luận mà quá trình

nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

(qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” có thể tìm được những phương án giải

trình một cách có hệ thống, hợp lý và logic

Mặc dù chỉ nghiên cứu về DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng đề tài vẫn có điều kiện hệ thống hoá, bao quát và đi sâu hơn về một số vấn đề lý luận DSVH đương đại, đóng góp chung vào những thành tựu lý luận về lĩnh vực này

1.2 Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ

và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan

DSVH nước ta giống như một kho báu của quá khứ cần phải được kế thừa một cách khoa học, tích cực, có chọn lọc đúng đắn để tiến hành xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

Trang 3

quốc lần thứ VIII” của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải

nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức

và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của

xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng

chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch”

Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu

Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” là một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời

sự cấp bách đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đối với các vùng miền cả nước nói chung

1.3 DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí trọng yếu trong toàn bộ không gian DSVH phía Bắc nước ta - một vùng văn hoá lâu đời, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, bao gồm nhiều tiểu vùng văn hoá mở rộng theo đồng bằng Bắc Bộ, trải dài theo sông Hồng cùng với hệ thống sông ngòi phía Bắc và vùng châu thổ rộng lớn

Nghiên cứu, khảo sát DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta khai thác, tiếp cận những vỉa tầng quan trọng hàng đầu của văn hoá Việt Nam trong tiến trình lịch

sử Đây là một trong những “địa chỉ” trọng điểm cất giữ những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi nhất của văn hoá nước ta Bởi vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt

Trang 4

thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên biệt, nhằm khảo sát thực trạng bảo tồn và

phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tìm ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn DSVH đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay và trong tương lai

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua (bao gồm các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh)

Đề tài sẽ cố gắng làm nổi rõ những thành tựu, những mặt tồn tại trong các hoạt động nêu trên, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp hiệu quả nhất, nhằm bảo tồn và phát huy DSVH trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH tại đồng bằng Bắc Bộ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Vận dụng các quan điểm mác xít, quan điểm lý luận của Đảng và chính sách của Nhà nước, những quan niệm của nhân loại tiến bộ về bảo tồn và phát huy DSVH, kết hợp với những kết quả nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề tài thuyết minh sáng rõ về mối quan hệ, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

- Khảo sát, điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các DSVH vật thể, DSVH phi vật thể tại một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (chủ yếu

Trang 5

là ở Hà Nội, Hà Tây cũ, Hải Dương và Bắc Ninh) trên các mặt thành tựu, hạn chế, tìm

ra những nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đóng góp những tư liệu cần thiết để hoàn thiện thêm chính sách bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc phù hợp với những đòi hỏi từ thực tiễn của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, trong phạm

vi cả nước nói chung

- Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu giới thiệu kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực bảo tồn phát huy DSVH trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

+ Những thành tựu về lý thuyết vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá của giới

nghiên cứu văn hoá học trên thế giới đầu thế kỷ XXI

3.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phân tích - Tổng hợp tài liệu văn bản

Đề tài sẽ nghiên cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hoá, về DSVH, luật DSVH, về bảo tồn và phát huy DSVH

- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về DSVH vật thể, DSVH phi vật thể

Trang 6

- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm trong nước về DSVH vật thể, DSVH phi vật thể Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng

* Điều tra xã hội học, quan sát, khảo tả: phỏng vấn sâu (các nghệ nhân, các nhà

quản lý, cán bộ chuyên trách, người dân tại các vùng miền), bảng hỏi (tổng thể, chi tiết), thống kê, phân loại

* Lịch sử - Logic: nghiên cứu, phán đoán, suy luận, thuyết minh những cơ sở lịch

sử xã hội hình thành nên DSVH

* So sánh văn hoá: Đối chứng vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá ở đồng bằng

Bắc Bộ theo hai chiều lịch đại và đồng đại để tìm ra những nét đặc sắc

* Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Thời cơ - Thách thức: Stengths, Weaknesses, Opportunities, Threatts)

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá (Cultural

heritage) Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là những tài sản văn

hoá đời trước để lại cho đời sau Vẻ đẹp giá trị của DSVH giống như những lớp vàng ròng trầm tích kết đọng thành đồng bằng châu thổ đôi bờ con sông văn hoá miệt mài uốn lượn qua những bến bờ thời gian Có lẽ vì thế mà khi nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở nhiều cấp độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn

* Những thành tựu nghiên cứu lý luận về văn hoá và di sản văn hoá

Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP đều nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là về di sản văn hoá

UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hoá phi vật thể” (nonphysicalculture)

Trên thế giới nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm Di sản văn hoá (Cultural

heritage) Abraham Moles quan niệm DSVH như một “mã di truyền xã hội”, một thứ

“ký ức tập thể” Feredico Mayor hình dung DSVH như một “hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc

Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản - “tài sản văn hoá”

(Cultural propeties) và họ chia di sản văn hoá thành hai loại: tài sản văn hoá “hữu hình”

Trang 7

và tài sản văn hoá “vô hình” Các thuật ngữ vật thể, phi vật thể, vô hình, hữu hình giờ

đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nói về di sản văn hoá

Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể: Hướng đến

Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19 đến 23/10/2004, Tuyên bố Yamato về Phương pháp tiếp cận tổng thể trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể

và phi vật thể đã được thông qua Với bản Tuyên bố này, các quan niệm về DSVH đã

được nhân loại định nghĩa cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa học về DSVH vật thể và phi vật thể trên thế giới

Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình Việt Nam Văn

hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan điểm : “Ta muốn trở

thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di

sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà

tinh tuý của văn hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây”

Năm 1997, GS,TS Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn

và phát triển di sản văn hoá dân tộc Trên cơ sở những quan niệm DSVH của quốc tế và

Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời bước đầu vận

dụng nghiên cứu DSVH nước ta Năm 2002, Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn

thi hành được coi là văn bản pháp quy về DSVH

Trong sách Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du

lịch phát hành năm 2007, GS,TS Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng viện Văn hoá

dân gian) đã bàn đến Văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và phát huy Trưởng Ban Di sản phi vật thể Văn phòng UNESCO Pari - ông Rieks Smeets đã nghiên cứu về Bối cảnh, nhận

thức và quá trình xây dựng Công ước về bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể Tổng giám

đốc ACCU- ông Sato Kunio đề cập đến Các chương trình của ACCU và tầm nhìn về

bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Hai nhà nghiên cứu Trung Quốc là Cố Quân & Uyển

Lợi nghiên cứu về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và những quy tắc nên theo Partrik

J Bolyan nghiên cứu Di sản văn hoá phi vật thể, cơ hội và thách thức đối với Bảo tàng

và công tác đào tạo cán bộ chuyên môn bảo tàng

Trang 8

Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin

ấn hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài Trong đó tiêu biểu nhất là các bài:

Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá (Vũ Quốc Hiền), Bảo tồn

di tích, nhân tố quan trọng của phát triển bền vững (Lê Thành Vinh); Di tích lịch sử và văn hoá đồng bằng sông Hồng (Đặng văn Bài); Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm (Phan Huy Lê)

Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người đọc có thể nhận diện

một số vấn đề lý luận về DSVH

Trên Tạp chí Cộng sản số 20, năm 2003, PGS, TS Nguyễn Văn Huy đã có nhiều

cố gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá các dân tộc

hiện nay Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo

tồn phát huy DSVH trên phạm vi cả nước

Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản, cuộc

chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008 Bài

viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay Theo tác giả thì “Mỗi ngày,

di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”

* Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đồng bằng Bắc Bộ

Gần đây xuất hiện một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như Vai

trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng do PGS, TS Lê Quý Đức chủ biên (do NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá,

Hà Nội xuất bản năm 2005) Đây là một công trình khảo sát khá sâu rộng công phu về văn hoá nông thôn đồng bằng sông Hồng, trong đó đề cập đến lĩnh vực DSVH trong

thời kỳ CNH, HĐH Võ Quang Trọng nghiên cứu về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Trang 9

văn hoá phi vật thể của Thăng Long Hà Nội (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Viện

nghiên cứu Văn hoá - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)

Tìm về Di sản văn hoá dân gian trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (NXB

Thuận Hoá, Huế, 1996), tác giả Chu Quang Trứ đề cập đến di sản văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh chung của DSVH dân tộc

Qua công trình Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông

Hồng (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - sách do Tô Duy Hợp chủ biên năm 2000), người

đọc có thể tìm thấy phần nào diện mạo DSVH đồng bằng Bắc Bộ

Sách Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng

bằng Bắc bộ của TS.Nguyễn Quang Lê (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2001) đã

giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống về DSVH phi vật thể nơi đây

Năm 2003, Hiếu Giang đã nghiên cứu khá công phu Về giá trị văn hoá phi vật

thể Thăng Long - Hà Nội (Tạp chí Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin, số 3) Viết

bài trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật năm 2002, nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu đưa ra vấn đề Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Viêt Nam Năm 2006, nghiên cứu sinh Đàm Hoàng Thụ bảo vệ thành công luận án TS với đề tài: Nghiên cứu vấn đề bảo tồn di sản

văn hoá nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay Có thể xem đây là công trình nghiên cứu

khá sâu về lý luận DSVH

Năm 2007, trong tư cách một nhà nghiên cứu có nhiều năm quan tâm đến DSVH,

PGS,TS Nguyễn Chí Bền viết bài nghiên cứu Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể ở nước

ta hiện nay đăng trên báo Văn hoá Bài báo bàn sâu về cách thức bảo tồn văn hóa phi

vật thể hiện nay Với kinh nghiệm của một người quản lý văn hóa, tác giả Nguyễn Hữu

Kim - giám đốc Sở Văn hoá ,Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc có nhiều đề xuất về Bảo

tồn và phát triển di sản văn hoá ở Vĩnh Phúc

Trong thời gian qua, các tạp chí Người đưa tin UNESCO, tạp chí Di sản Văn hoá (do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ấn hành), tạp chí Văn hiến lần lượt giới thiệu một

số bài viết nghiên cứu về DSVH nói chung, về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tham khảo, kế thừa kết quả của một số tài liệu khoa học là cơ sở gợi mở cho hướng nghiên cứu về bảo tồn và phát huy

DSVH đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm: Hồ Chí Minh toàn tập (1995 - 2000), Cơ sở lý luận

Trang 10

văn hoá Mác - Lê nin ; Văn kiện Hội nghị Trung ương V khoá VIII (BCH TW khoá VIII); Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X; sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Trung Quế; Công trình Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ

của Nguyễn Quang Lê; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng

sông Hồng thời kỳ 1996 - 2000 (Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường phát hành tháng 4/1996); Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng sông Hồng -

tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị, (Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, Viện nghiên cứu

Văn hoá dân gian -1999); sách Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam, Phần I: Các tỉnh,

thành phố đồng bằng sông Hồng (năm 2001); Đề tài khoa học Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do TS Mai Thế Hởn (chủ

biên) GS,TS Hoàng Ngọc Hoà, PGS,TS Vũ văn Phúc (đồng chủ biên) (2002); Sách

Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Việt Nam của Diêm Thị

Đường; sách Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret; Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng của GS,TS Trần Văn Bính (chủ biên); Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt

Nam của Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng; Sách Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ; sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước và Việt Nam của Nguyễn Điền (1997); Số liệu thống kê về cơ sở hạ tầng của nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê (2005) v.v

Nhận xét chung

- Phần lớn các công trình nghiên cứu và tư liệu trên đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến DSVH và thực trạng bảo tồn phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau

- Dường như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống

và quy mô về thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH

- Các công trình chủ yếu nghiên cứu về bảo tồn và phát huy DSVH thuần túy mà chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy DSVH và quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ với những biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của quan hệ này

Trang 11

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Nội dung đề tài triển khai trong 3

chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy DSVH ở đồng bằng

Bắc Bộ trong quá trình CNH, HĐH

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

ở đồng bằng Bắc Bộ (qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc Ninh và Hải Dương)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ tiếp

tục đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Đề tài sau khi được thực hiện thành công sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về

văn hoá, lý luận về DSVH, về vùng văn hoá và tiểu vùng văn hoá, về vấn đề kế thừa,

bảo tồn, phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

- Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu văn hóa vào một trường hợp cụ thể: tìm

hiểu về DSVH tại một không gian văn hóa vùng (đồng bằng Bắc Bộ)

- Đề tài bước đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy DSVH với tiến hành CNH, HĐH trên các phương diện lý luận

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy DSVH trong cả nước nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng

- Đề tài bước đầu hệ thống hoá về DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ, đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo tồn và phát huy DSVH kết hợp với đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH

- Đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho học viên hệ Cao cấp lý luận chính trị, học viên Cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Văn hoá và phát triển, Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

- S¶n phÈm cña ®ề tài xuất bản thành sách tham khảo nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ

NỘI DUNG

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH

Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

1.1 Lý luận chung về di sản văn hoá

1.1.1 Khái niệm “di sản văn hoá”

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [84, tr 254] Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc

sống đương đại và tương lai Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại Sản là tài sản,

là những gì quý giá, có giá trị Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý

nghĩa nói trên

Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản Để tránh

sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm

kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [83, tr.32]

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa : “di

sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [56, tr.20]

Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra

Trang 13

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Công ước đã ghi nhận: Các quá trình

toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa

về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể

Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:

“di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [3, tr.17]

Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể

hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại Do đó, sự ra đời của Luật

Di sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở

pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc

Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công

ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của

Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước DSVH

Trang 14

Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng

và phát triển văn hóa Việt Nam đương đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội của đất nước

1.1.2 Phân loại di sản văn hoá

Phân loại (classification) sự vật và hiện tượng là một trong những cách nhận

thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú Phân loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:

Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa

có thể “sờ thấy được” Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều

so với nguyên gốc Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ

Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa

không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra

Từ đó người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”

Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của con người

“Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con người và thông qua

các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn

hóa

“Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập quán, các

hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số

Trang 15

trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người” [17, tr.142]

Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có

tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất

ngờ) Hơn nữa, văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của

nó do sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại Trên cơ sở đồng thuận với

quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn hóa

như sau:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học

cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ( ) Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:

a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản;

b) Hình thức độc đáo;

c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:

- Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất

Trang 16

- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ

và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;

- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;

d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia” [3, tr 46]

Như vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con người, được con người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của nó DSVH phi vật thể luôn đồng hành cùng con người, gắn với ký ức của con người theo dòng lịch sử DSVH vật thể tồn tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con người, trong sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử xã hội

1.1.3 Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo tồn là

giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng

và tiếp tục nảy nở thêm”

Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn

có của nó Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn

Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện:

- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi

- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức

là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

Trang 17

HĐH hiện nay với chính sách mở cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động

Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”)

Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có

về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính

công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong

lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể

Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc

chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ

trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng

Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”)

Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích,

cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn

là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian

Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà

chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn

sống Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc

bảo vệ những Báu vật nhân văn sống Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân

Trang 18

gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để

họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự

án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể

Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể

ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc Do vậy, nếu không thể khôi phục được

nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất

Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng Theo đó, cần

xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc DSVH

1.1.4 Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc của một số nước châu Á

* Xác định DSVH như là tài sản văn hoá

DSVH là bộ phận cơ bản và trọng yếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đều phải xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Tây Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

là những nước có nhiều thành công trong việc giải quyết mối quan hệ này

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có chung một hằng số cho lịch sử phát triển văn hoá dân tộc Đó là nền văn minh lúa nước Trước thế kỷ XIX, cả hai nước đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng với Triều Tiên là những nước

“đồng văn” Trong lịch sử, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải pháp khác nhau, đưa đến cách ứng xử khác nhau đối với DSVH dân tộc Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi, văn hoá các dân tộc có

sự gần gũi hơn trong một định hướng chung cho sự phát triển Do vậy, mô hình bảo tồn

Trang 19

và phát huy văn hoá dân tộc của Nhật Bản qua hơn một thế kỷ mở cửa với phương Tây

có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo

Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá Với điều kiện như vây, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước DSVH đã được người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản văn hoá Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây

đã hấp dẫn người Nhật, khuynh hướng Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền thống bị mai một Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệ thuật truyền thống Hiện tượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn di sản văn hoá ra đời năm

1897 Kể từ đấy, các yếu tố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trị mới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc.Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn di sản văn hoá trên cơ sở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người hữu quan Như vậy, từ một khái niệm triết học (di sản văn hoá), các vật thể mang các giá trị văn hoá được gọi là tài sản văn hoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu Khi di sản văn hoá được công nhận là tài sản văn hoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá Bởi vì, việc bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá chỉ có thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó Nếu chưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bị

Trang 20

thất thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Không những được coi là tài sản văn hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia Khoản 2 điều

4 của Bộ luật quy định: “Các chủ sở hữu tài sản văn hoá cùng những người hữu

quan sẽ chịu trách nhiệm bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủ rằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”

Vai trò của nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thực hiện các quyền trong quyền sở hữu Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc bán các tài sản văn hoá ra nước ngoài dưới mọi hình thức Nhà nước bỏ tiến mua lại các tài sản văn hoá quan trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phương tiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá thuộc tư nhân đối với các tài sản hữu hình Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội Do đó, các di sản văn hoá hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển Việc đảm bảo giữ nguyên cảnh quan trong đó di sản văn hoá đuợc bảo vệ chỉ có thể tiến hành một cách hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phí đầu tư thích đáng, với sự hợp tác của các ngành, các tổ chức liên quan Qua đó, các hoạt động bảo tồn văn hoá được tiến hành dưới một hành lang pháp lý Các di sản văn hoá ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn hiệu quả, tránh được mọi mất mất, thất thoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người

Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngôi nhà cổ, công trình kiến trúc, DSVH có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, đường cao tốc chạy dài hay những cây cầu trong các dự án phát triển Bài toán đặt ra cho Việt Nam là cần tìm

ra được giải pháp thỏa đáng dung hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế, biến di sản văn hóa thành nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai trò chủ đạo của nhà nước trong công tác bảo tồn và khai thác các DSVH là một bài học quý cho nước ta trong quá trình phát triển hiện nay

Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai thác các DSVH là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật Cục

Trang 21

Văn hoá Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều hành các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH từ Trung ương đến địa phương Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá, bảo tồn và sử dụng các tài sản văn hoá, cũng như thực hiện việc quản

lý nhà nước liên quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan Người đứng đầu Cục Văn hóa Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật Nếu chính quyền các địa phương các cấp muốn tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH, phải được uỷ quyền của Cục Văn hoá Ngân sách cho những hoạt động của Cục Văn hoá cũng không ngừng tăng theo các năm

Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sách dồi dào của chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai các hoạt động bảo tồn

và khai thác DSVH một cách hiệu quả

Ở Việt Nam, mặc dù đã có Luật Di sản Văn hoá nhưng trên thực tế, nhiều vấn đề

"nóng" như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những "bài toán khó" mà bao năm nay vẫn chưa tìm được lời giải Những bài học của Nhật Bản trên đây có thể là kinh nghiệm quý, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn DSVH nước ta

* Khai thác các giá trị của văn hoá truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện đại

Bảo tồn DSVH không chỉ là cất giữ cho khỏi mất tài sản, để giữ gìn bản sắc dân tộc hoặc tự ca ngợi mình Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc là chủ trương bảo tồn để phát triển, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống là làm cho sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống, năng động hoá các hình thức tồn tại của

di sản văn hoá trên cơ sở thu hút sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận hành, thâm nhập vào cuộc sống hiện tại

Nhật Bản và Trung Quốc đã phát huy được tác dụng giáo dục của văn hoá truyền thống vì mục tiêu phát triển, làm cho văn hóa truyền thống thêm vững bền, giàu có, phong phú và cao quý hơn Những giá trị của DSVH lan tỏa, thấm sâu vào từng con người và toàn thể cộng đồng, trở thành động lực mạnh mẽ cho các quốc gia này phát triển toàn diện

Trang 22

Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản

đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phí cho các hoạt động khai thác di sản văn hoá Các công ty tư nhân tăng lượng đầu tư cho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảng cáo cho thương hiệu của họ Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư bằng việc áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này Cùng với việc hợp tác như trên, hoạt động khai thác văn hoá truyền thống còn được mở rộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhân dân và các

cơ quan nhà nước Tại các địa phương, văn phòng hỗ trợ văn hoá vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá trị văn hoá thâm nhập vào cộng đồng nhân dân nơi đây Qua việc tổ chức các chương trình liên hoan văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiện thông tin đại chúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được

“tái sinh” trong sự khẳng định giá trị của mình ngay trong đời sống hiện tại Các hoạt động trên thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếp nhận một cách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn hoá truyền thống

Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản văn hoá chuyển từ cơ quan nhà nước sang nhân dân Sự hợp tác rộng rãi của các lực lượng toàn

xã hội trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tăng lên mạnh mẽ sức sống của những giá trị truyền thống Với các hình thức tồn tại khác nhau, được khai thác từ những mối quan tâm khác nhau, vô số tài sản văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại, trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng

Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các DSVH lịch sử, thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấp chính quyền đưa việc bảo

vệ văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vào quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, vào ngân sách, vào cải cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của cộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ văn vật

Trang 23

Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc bảo vệ DSVH thông qua giáo dục cộng đồng Đề cương về chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục

Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ DSVH đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình về bảo vệ DSVH Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của DSVH Trung Quốc Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ DSVH Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá DSVH dân tộc của Trung Quốc càng được coi trọng Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực Có thể nói, đây là lần đầu tiên, vấn đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoá bằng cách tạo ra cấu trúc các ngành công nghiệp, cách thức tăng trưởng và phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trên hiệu quả về năng lượng và tài nguyên, thân thiện với môi trường

* Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng văn hoá ra thế giới

Hiện đại hoá là tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thông qua việc mở cửa với thế giới, các nước này đã khai mở những tiềm năng giá trị truyền thống mà trước đó vẫn còn bị khép kín trong biên giới hạn hẹp của quốc gia và khu vực, trong sự độc tôn và đơn dạng về văn hoá Tất nhiên, mở cửa đem theo cả những tác động không thuận chiều đối với bảo tồn văn hoá truyền thống, nhưng không vì thế mà né tránh mà chấp nhận nó như một tiền đề thực tiễn khách quan Từ chỗ mở cửa tiếp nhận các giá trị văn hoá từ các nền văn hoá khác, ngày nay các quốc gia này chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của mình bằng cách tăng cường truyền bá các giá trị văn hoá đó ra toàn thế giới, trở thành tài sản văn hoá chung của toàn nhân loại

Trang 24

Trung Quốc chỳ trọng mở rộng ảnh hưởng văn húa của mỡnh ra cỏc nước và khu vực trờn thế giới mà chõu Phi là một vớ dụ điển hỡnh Trung Quốc đó ký với cỏc nước chõu Phi cỏc hiệp định văn húa và dự ỏn văn húa Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động

“Thực hành văn húa Trung Quốc ở chõu Phi”, cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhõn biểu diễn lần lượt ở cỏc nước chõu Phi, những hoạt động này đó nõng cao sức hấp dẫn

về văn húa của Trung Quốc ở chõu Phi

Chớnh sỏch trao đổi văn hoỏ của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoỏ Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới Nhật Bản gửi cỏc nghệ sĩ của mỡnh sang phương Tõy để học hỏi trào lưu mới và tỡm những nguồn cảm hứng mới Mục tiờu chớnh của việc trao đổi văn hoỏ của Nhật Bản là nõng cao chất lượng (theo tiờu chuẩn quốc tế )của cỏc hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được

sự thừa nhõn trong cộng đồng quốc tế Nhật Bản cũn gửi cỏc nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài học tập, giới thiệu vừ thuật Nhật Bản ra nước ngoài Nhật Bản đó nỗ lực truyền bỏ cỏc hoạt động nghệ thuật tuyền thống của mỡnh ra khắp thế giới, đầu tư nhiều tiền của cho nỗ lực đẩy mạnh cỏc mối quan hệ trao đổi, hợp tỏc quốc tế về văn hoỏ Đú là thực hiện cỏc triển lóm tài sản văn hoỏ Nhật Bản tại nước ngoài, tổ chức cỏc liờn hoan mời cỏc đoàn nghệ thuật dõn gian từ cỏc nước đến biểu diễn cựng với cỏc nhúm nhạc dõn gian Nhật Bản Qua đú, những giỏ trị văn hoỏ truyền thống của Nhật Bản được truyền bỏ rộng rói ra khắp thế giới, trở thành tài sản chung của văn hoỏ nhõn loại Trong số cỏc nước chõu Á, Nhật Bản cú lẽ là nước đó thành cụng nhất trong việc

“xuất khẩu” cỏc hỡnh ảnh văn húa mang tớnh thương hiệu, mà mỗi khi nú xuất hiện, lập tức khiến người ta nghĩ ngay đến nền văn húa Nhật Đú là cỏc biểu tượng mang tớnh truyền thống như hoa Anh đào, Trà đạo, cỏc mụn vừ thuật Sumo, Judo, Karate, Kendo

1.2 Quan điểm, đường lối của Đảng, chớnh sỏch của Nhà nước về bảo tồn và phỏt huy DSVH

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, n-ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời Ngay sau khi giành đ-ợc chính quyền, Đảng và Nhà n-ớc ta đã rất quan tâm

đến giữ gìn DSVH dân tộc Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập tức ký

và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam

Ngày 29/10/1957, Nghị định số 519-TTg về bảo vệ di tích lịch sử và danh

lam thắng cảnh do Thủ t-ớng Chính phủ công bố đã tạo điều kiện cho ngành VHTT

Trang 25

tiến hành kiểm kê phổ thông các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở các tỉnh và thành phố toàn miền Bắc; giúp bảo vệ những di tích quan trọng nhất của đất n-ớc nh- Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu, Đình Tây Đằng, Bãi Cọc Bạch Đằng; xây dựng đ-ợc hệ thống bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Quân đội, Bảo

tàng Hải Phòng, Bảo tàng Việt Bắc và nhiều bảo tàng khác ở cơ sở Pháp lệnh bảo

vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Nhà n-ớc công bố

ngày 31/3/1984, đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với công tác giữ gìn DSVH của dân tộc Những Nghị định, Pháp lệnh này thể hiện quan điểm của

Đảng và Nhà n-ớc ta đối với việc bảo tồn các DSVH ở những thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội vào thời điểm đó

Công cuộc đổi mới là một b-ớc ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển

đất n-ớc Những thay đổi sâu sắc nhất bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, ở đó, thay vì nền kinh tế quan liêu, bao cấp, Đảng và Nhà n-ớc ta đã chủ tr-ơng thực hiện phát triển nền kinh tế thị tr-ờng - nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị tr-ờng, có nhiều thành phần tham gia theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa Để có những thay đổi mang tính chất cách mạng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa, Đảng và Nhà n-ớc ta đã ban hành hàng loạt các chủ tr-ơng, định h-ớng, luật, chính sách; những văn bản có tác động sâu sắc đến quá trình giữ gìn bảo vệ và phát triển của DSVH

Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, Đảng và Nhà n-ớc ta đã quan tâm

đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Trong điều 30, Hiến

pháp N-ớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định rõ rằng: “Nhà

n-ớc và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn;

kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, t- t-ởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân

Nhà n-ớc thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa Nghiêm cấm truyền bá t- t-ởng

và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” 1

Tháng 11/1993, Ban Chấp hành Trung -ơng Đảng khóa VII họp Hội nghị lần thứ IV đã dành riêng một Nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ trong

1

Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1992, tr.24

Trang 26

những năm tr-ớc mắt Trong sáu định h-ớng về công tác t- t-ởng, có một định h-ớng lớn

là phát triển văn hóa với hai nội dung cơ bản là phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và

tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Văn bản quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam ảnh h-ởng đến sự phát triển

văn hóa nói chung hiện nay là Nghị quyết hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung

-ơng Đảng (khóa VIII) Đây là nghị quyết về chiến l-ợc văn hóa của Đảng ta trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Nghị quyết nhấn mạnh: "Ph-ơng h-ớng chung của sự

nghiệp văn hóa n-ớc ta là phát huy chủ nghĩa yêu n-ớc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự c-ờng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hành động xã hội, vào từng ng-ời, từng gia

đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân c-, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt

và quan hệ con ng-ời, tạo ra trên đất n-ớc ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa vì mục tiêu dân giàu, n-ớc mạnh xã hội công bằng văn minh, tiến b-ớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội"2

Trong đó, bản sắc văn hóa dân tộc đ-ợc xác định "bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam đ-ợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng n-ớc và giữ n-ớc"3; “Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao l-u quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói cũ”4; “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao l-u văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”5

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung

ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 54

3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung

ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 56

4

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung

ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 57

5

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung

Trang 27

Trên ph-ơng diện quan điểm của Đảng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa,

Nghị quyết TW V khóa VIII là văn kiện toàn diện nhất, đề cập cụ thể đến những

vấn đề cũng nh- những ph-ơng h-ớng phát triển nền văn hóa Việt Nam, vì vậy, nó tác động sâu sắc không chỉ đến quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam nói chung mà còn định h-ớng cho công việc quản lý văn hóa của ngành văn hóa - thông tin nói riêng

Trên tinh thần Nghị quyết TW V khóa VIII, hàng loạt các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho ng-ời dân đã ra đời Chỉ thị số

27-CT/TW ngày 12-1-1998, của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung -ơng Đảng về

việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc c-ới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số

14/1998/TC-TTg ngày 28-3-1998 của Thủ t-ớng Chính phủ về việc thực hiện nếp

sống văn minh trong việc c-ới hỏi, việc tang, lễ hội đã dẫn đến việc ra đời Thông t-

số 04/1998/TTg-BVHTT ngày 11-7-1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin h-ớng dẫn thực

hiện nếp sống văn minh trong việc c-ới, việc tang, lễ hội Hệ thống pháp luật có liên quan đến di sản văn hóa truyền thống, nh- những văn bản đ-ợc cụ thể hóa bằng các

luật nh- Luật Di sản văn hóa, bằng các quy chế nh- Quy chế tổ chức lễ hội Bên cạnh

đó, Chính phủ cũng đã tiến hành đầu t- qua Ch-ơng trình Quốc gia có mục tiêu về văn hóa cho việc nghiên cứu, s-u tầm, phục hồi các giá trị di sản văn hóa, nhờ đó, huy

động đ-ợc sự quan tâm của cộng đồng đối với các di sản văn hóa

Ngày 19/1/1993, Thủ t-ớng Chính phủ ra Quyết định số 25/TTg Về một số

chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, trong đó xác

định việc phát triển VHTT mang bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa

vụ của toàn dân, Nhà n-ớc tạo điều kiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị ph-ơng tiện cho việc phát triển văn hóa nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Quyết định cũng chỉ ra cũng chính sách cụ thể nh- đầu t- cho việc s-u tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến văn học dân gian, các điệu múa, các làn điện âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc dân tộc, xây dựng các tiết mục dân tộc nh- tuồng, chèo, dân ca, cải l-ơng, múa rối, đồng thời khen th-ởng những ng-ời có công trong việc s-u tầm và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

Tại văn bản số 4739/KG-TW ngày 26/8/1994, Thủ t-ớng Chính phủ đã cho

phép Bộ VHTT triển khai Ch-ơng trình Mục tiêu Quốc gia Đây là sự thể hiện

Trang 28

một sự đầu t- đúng h-ớng, trên cơ sở các định h-ớng chính sách đúng đắn của

Đảng và Nhà n-ớc đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

Để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung -ơng khóa VIII và các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực DSVH, Bộ Văn hóa Thông tin

đã ban hành:

- Công văn số 4432/VHTT-BTBT ngày 20-10-1998 của Bộ VHTT h-ớng dẫn tăng c-ờng quản lý cổ vật

- Công văn số 488/2/VHTT-BTBT ngày 18-11-1988 của Bộ VHTT h-ớng dẫn việc đăng ký kiểm kê bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

- Chỉ thị số 60/CT-BVHTT ngày 6-5-1999 của Bộ tr-ởng Bộ VHTT về việc tăng c-ờng quản lý và bảo vệ di tích

Luật Di sản văn hóa đ-ợc Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày

14-6-2001, có hiệu lực từ ngày 01-01-2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở Việt Nam Các khái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối t-ợng

điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà n-ớc nhằm bảo vệ di sản; trách nhiệm của cơ quan Nhà n-ớc, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội trong việc bảo vệ DSVH dân tộc; giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy DSVH; xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà n-ớc thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với DSVH; những mục đích sử dụng và phát huy giá trị DSVH; các

điều cấm nhằm bảo vệ DSVH đã đ-ợc đề cập đến Bên cạnh đó, trong văn bản luật này có các ch-ơng đề cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chúc, cá nhân đối với di sản văn hóa; việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vật thể; việc quản lý Nhà n-ớc về DSVH; việc khen th-ởng và xử

lý vi phạm; và các điều khoản thi hành

Với các điều khoản cụ thể, rõ ràng hơn so với các văn bản d-ới luật khác, phạm vi

điều chỉnh của bộ luật trên giời đây đã bao gồm cả văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, s-u tầm vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của ng-ời Việt và các tộc ng-ời thiểu số; bảo tồn các làng nghề truyền thống, các tri thức về y, nghệ sĩ bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống Luật Di sản văn hóa cũng có những quy định về quản lý bảo vệ

và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xây dựng các bộ

Trang 29

s-u tập và tổ chức các bảo tàng vở Việt Nam; quy định việc mở hệ thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và s-u tập t- nhân; thống nhất việc sử dụng các nguồn thu và trách nhiệm của Nhà n-ớc trong việc cung cấp ngân sách cho hoạt

động bảo vệ và phát huy DSVH; và có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, nh- việc cho phép tổ chức tr-ng bày cổ vật ở n-ớc ngoài, việc ng-ời n-ớc ngoài nghiên cứu, s-u tầm các DSVH ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những DSVH Việt Nam ở n-ớc ngoài

Một văn bản quan trọng nữa ảnh h-ởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các

DSVH là Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và

danh lam thắng cảnh đến năm 2020 đã đ-ợc Bộ Tr-ởng Bộ VHTT ký Quyết định phê duyệt số 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001, kèm theo danh sách 32 di tích -u tiên đầu

t- chống xuống cấp và tôn tạo đến năm 2020 Dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc định h-ớng các dự án cụ thể và bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh làm thắng cảnh ở n-ớc ta hiện nay

Nh- vậy, quan điểm đ-ờng lối của Đảng, chính sách của nhà n-ớc trong thời gian qua đã có tác dụng bảo tồn và phát huy DSVH, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực phát triển ngành du lịch "một ngành công nghiệp không khói" mang lại lợi nhuận kinh tế cao Có thể khẳng định những thành tựu đã đ-ợc qua một số mặt sau đây:

Thứ nhất, bằng chính sách xếp hạng của Nhà n-ớc, nhiều di tích có giá trị tiêu

biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học đã đ-ợc đặt d-ới sự bảo vệ của pháp luật

Thứ hai, tổng mức vốn đầu t- hàng năm cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích

liên tục đ-ợc tăng lên theo h-ớng đa dạng hóa các nguồn vốn, đồng thời -u tiên tập trung

đầu t- cho các di tích quốc gia đặc biệt và di tích lịch sử cách mạng Nh- thế, ch-ơng trình mục tiêu quốc gia tu bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ tr-ơng xã hội hóa các hoạt động bảo tồn bảo tàng Nhờ có nguồn ngân sách đầu t- kịp thời của Nhà n-ớc và cộng đồng xã hội mà nhiều di tích lịch sử cách mạng đã đ-ợc cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng

Trang 30

Thứ ba, quá trình thực hiện các ch-ơng trình mục tiêu quốc gia về chống

xuống cấp và tôn tạo di tích đã tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hút mới làm tăng đáng kể số l-ợng khách du lịch trong n-ớc và quốc tế đến thăm di tích và nguồn thu từ phí tham quan và các dịch vụ văn hóa tại di tích cũng tăng lên

đáng kể, góp phần không nhỏ việc thúc đẩy phát triển du lịch

Thực tế cho thấy, nguồn thu từ lệ phí tham quan và dịch vụ văn hóa tại di tích chỉ chiếm khoảng 10% tổng số chi của khách tham quan du lịch, 90% còn lại là

do ngành du lịch và cộng đồng c- dân địa ph-ơng thu (Năm 2008, Ban quản lý Vịnh Hạ Long thu đ-ợc 28 tỷ đồng vé tham quan thì ngành du lịch và cộng đồng dân c- của thành phố Hạ Long thu đ-ợc 180-200 tỷ đồng từ nguồn chi của khách tham qua di tích Nguồn thu nói trên đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa ph-ơng)

1.3 Khụng gian văn hoỏ vựng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

1.3.1 Khái quát về vùng đồng bằng Bắc Bộ

* Đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ

Về xác định địa giới đồng bằng Bắc Bộ có nhiều quan niệm khác nhau, có ng-ời gọi là vùng “Châu thổ Bắc Bộ” (bao gồm cả vùng đồng bằng Thanh - Nghệ) lại

có ng-ời gọi là vùng “đồng bằng Sông Hồng” (không bao gồm vùng đất trũng của các

tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang) Theo quan niệm của Địa ph-ơng học, khi nghiên cứu

về một địa ph-ơng nào ng-ời ta khoanh vùng nơi đó theo quy định địa lý hành chính hiện đại Nh- vậy, vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng châu thổ phía Bắc của n-ớc ta gồm 11 tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải D-ơng, H-ng Yên, Bắc Ninh,

Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình (Niên giám thống kê

2008) Phía Đông Bắc, Tây Bắc của vùng ngăn cách với miền núi, trung du Bắc Bộ là

hai dãy núi vòng cung Đông Triều và dãy núi đá vôi Hòa Bình Phía nam của vùng này là dãy núi Tam Điệp ngắn cách với Thanh Hóa tỉnh địa đầu của Trung Bộ Phía

đông của vùng là biển Đông, con đ-ờng thông th-ơng quốc tế Quan niệm về địa lý

vùng đồng bằng Bắc Bộ trên đây khác với quan niệm của các tác giả trong sách Cơ sở

văn hóa Việt Nam (do cố GS Trần Quốc V-ợng chủ biên) về địa lý Châu thổ Bắc

Bộ

Trang 31

Tuy nhiên, không gian văn hóa của một vùng nào đó không chỉ bó hẹp trong không gian địa lý hành chính của nó mà có thể lan tỏa hoặc chịu ảnh h-ởng của văn hóa các vùng xung quanh Cụ thể, không gian văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ ít nhiều có quan hệ với cả vùng Thanh - Nghệ, vùng miền núi, trung du Bắc Bộ

Tổng diện tích đất đai tự nhiên của vùng là 21061,5 nghìn ha, dân số tổng cộng 19.654.800 ng-ời, bình quân 993 ng-ời/km2 (theo Niên giám thống kê 2008) Đặc

điểm địa lý, lịch sử, xã hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ đ-ợc xác định nh- sau:

Về vị trí địa lý, đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm con đ-ờng giao l-u quốc

tế theo hai trục chính : Tây - Đông và Bắc - Nam Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành trung tâm để tiến tới các vùng khác trong n-ớc và Đông Nam á, trong lịch sử, nơi đây là mục tiêu xâm l-ợc đầu tiên của các thế lực ngoại bang muốn bành tr-ớng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam á Nh-ng cũng chính vị trí này tạo điều kiện cho c- dân có thuận lợi về giao l-u và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Về mặt địa hình, đồng bằng Bắc Bộ là vùng cao thấp không đều, có núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10-15 m, giảm dần đến độ cao mặt biển

Về khí hậu, đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu khác hẳn những đồng bằng khác

Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình d-ới 180C Hơn nữa, khí hậu tại đây cũng rất thất th-ờng, khắc nghiệt: gió mùa đông bắc buốt lạnh và ẩm thấp, mùa hè nắng nóng và oi bức, hạn hán, lụt bão liên miên Đồng bằng Bắc Bộ có môi tr-ờng n-ớc khá độc đáo làm nên một đặc điểm tiêu biểu của vùng Nơi đây có một mạng l-ới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0km/km2 , gồm các dòng sông lớn nh- sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, cùng hệ thống m-ơng máng t-ới tiêu dày đặc Do ảnh h-ởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và m-a nên thủy văn các dòng sông (nhất là sông Hồng) cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ n-ớc trong, mùa lũ n-ớc chảy lớn, n-ớc đục Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần n-ớc lên và một lần n-ớc xuống Chính yếu tố thủy văn nói trên tạo ra sắc thái riêng trong tập quán canh tác, c- trú, tâm lý ứng xử cũng nh- sinh hoạt cộng đồng của dân c- khu vực, tạo nên sắc màu văn hóa lúa n-ớc, vừa có cái chung của văn hóa khu vực, vừa có cái riêng độc đáo

Trang 32

Xét về môi tr-ờng xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ, c- dân nơi đây sống với nghề trồng lúa n-ớc làm nông nghiệp một cách thuần túy Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nh-ng từ trong tâm thức, ng-ời nông dân Việt Bắc Bộ là những c- dân

“xa rừng nhạt biển” (chữ dùng của GS,TS Ngô Đức Thịnh) Nói cách khác, nông dân Bắc Bộ là ng-ời nông dân đồng bằng đắp đê, lấn biển, trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển Tuy nhiên, trong lịch sử, nghề đánh cá lại không đ-ợc tổ chức theo qui mô lớn, nghề khai thác hải sản không mấy phát triển Các làng ven biển thực chất chỉ

là từ các làng làm nông nghiệp đi ra, th-ờng đánh cá manh mún nhỏ lẻ và làm muối Ng-ợc lại, Bắc bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, m-ơng máng, nên dân chài trọng về việc khai thác thủy sản n-ớc ngọt, tận dụng ao, hồ, đầm Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm đ-ợc đ-a lên hàng đầu nh- một câu tục ngữ: “nhất canh trì, nhì

canh viên, ba canh điền” (Nhất thả cá ao, nhì làm v-ờn, ba làm ruộng) Dù sao, ph-ơng

thức canh tác chính của c- dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa n-ớc (chiếm khoảng 82% diện tích trồng trọt cây l-ơng thực) Tuy nhiên, cùng với cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, mật độ dân c- lại đông Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, ng-ời nông dân đã làm thêm nghề thủ công trên đồng bằng sông Hồng Trên thực tế có hàng trăm nghề thủ công, thậm chí có nhiều làng nghề chuyên nghiệp lâu đời với thợ gia truyền, tay nghề cao nh- nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng v.v

Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn từ xa x-a Các v-ơng triều phong kiến đã

áp đặt xuống công xã nông thôn ấy hình thức tổ chức hành chính của nó Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt bắc bộ là một tiểu xã hội trồng lúa n-ớc, một xã hội của

các tiểu nông - “một biển tiểu nông t- hữu” (Nguyễn Từ Chi) Về mặt sở hữu ruộng

đất, suốt thời phong kiến, ruộng công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ

Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” (chữ dùng của Nguyễn Từ Chi) ch-a phá

vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ng-ng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một

tâm lý bình quân, ảo t-ởng về sự “bằng vai, bằng vế” nh- kiểu câu tục ngữ “giàu

thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần” Sự gắn bó giữa con ng-ời và con ng-ời trong

cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu

Trang 33

thể chung nh- đình làng, chùa làng v.v, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức Đảm bảo cho nh-ng quan hệ này là các h-ơng -ớc, khoán -ớc của làng xã Các h-ơng -ớc, hay khoán -ớc này là những qui định khá chặt chẽ về mọi ph-ơng diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định

về sản xuất và bảo vệ môi tr-ờng đến qui định về tổ chức làng xã, ý thức cộng

đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận Nh-ng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những nét riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ

* Không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Nh- đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi vào Nam Bộ Trong t- cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc

Bộ có những nét đặc tr-ng của văn hóa Việt Nam, nh-ng lại có những nét riêng Tr-ớc tiên là sự ứng xử với thiên nhiên Trong hàng ngàn năm lịch sử, ng-ời dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo đồng bằng nh- ngày nay bằng việc đào m-ơng, đắp bờ, đắp đê Biết bao cây số đê cũng đ-ợc tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chế ngự thiên nhiên của ng-ời Việt Sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả n-ớc đ-ợc tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này

Nhà ở của c- dân Việt Bắc Bộ th-ờng là loại nhà không có chái, phát triển vì kèo Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê đ-ợc 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nh-ng cũng tiếp thu kỹ thuật và sử dụng các vật liệu bền nh- xi măng, sắt thép Ng-ời nông dân Bắc Bộ th-ờng muốn xây dựng nhà theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan, trồng cây cối quanh nơi c- trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà

Văn hóa ẩm thực của c- dân Bắc Bộ giống mô hình bữa ăn của ng-ời Việt trên

các vùng đất khác: Cơm + rau + cá, nh-ng thành phần cá ở đây chủ yếu h-ớng tới các

loại cá n-ớc ngọt (trong khi đó hải sản là thức ăn chủ yếu ở vùng ven biển, còn các làng

ở sâu trong đồng bằng, loại thức ăn này ch-a phải là thức ăn chiếm -u thế) C- dân đô

Trang 34

Văn hóa y phục của ng-ời dân Bắc Bộ chuộng mầu nâu đ-ợc coi là sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên Đàn ông th-ờng đi lao động với chiếc quần lá tọa, áo cánh mầu nâu sồng Đàn bà th-ờng vận chiếc váy thâm, chiếc áo nâu trong công việc

đồng áng Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba

mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen

Mặt khác, văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ đ-ợc coi là một vùng văn hóa có bề dày lịch sử cũng nh- mật độ dày đặc của các di tích văn hóa Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa vật thể tồn tại ở khắp các địa ph-ơng Đền, đình, chùa, miếu có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ trong n-ớc mà cả n-ớc ngoài nh- Hoa L-, phố Hiến, Chùa Dâu, Chùa H-ơng, Chùa Tây Ph-ơng, đình Tây Đằng v.v

Cùng các DSVH vật thể, các DSVH phi vật thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú

Kho tàng ngữ văn truyền miệng Bắc Bộ vô cùng phong phú Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện c-ời đến truyện trạng, mỗi thể loại

đều mang nét riêng của Bắc Bộ Chẳng hạn, truyện trạng ở Bắc Bộ nh- truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác Có những thể loại văn học dân gian chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại (nh- thần thoại, truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, truyện cổ tích sinh hoạt ) Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ Các thể loại thuộc nghệ

thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét Đó là hát

quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát ca trù (hát ả đào), hát chèo, múa rối (rối n-ớc, rối cạn)

Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ng-ỡng của c- dân Việt Bắc Bộ Mọi tín ng-ỡng của c- dân trồng lúa n-ớc nh- thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các ông tổ nghề đều có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ Các tín ng-ỡng này tiềm ẩn

Trang 35

trong tâm thức con ng-ời và tồn tại trong lễ hội - một loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc ở các làng nghề theo vòng quay thiên nhiên và mùa vụ Có thể kể đến hàng trăm, hàng ngàn lễ hội khác nhau của các làng nghề Bắc Bộ, nếu theo qui mô có thể chia thành hội làng, hội vùng, hội của cả n-ớc, nếu theo thời gian có thể chia ra thành lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của c- dân nông nghiệp (lễ hội nông nghiệp) Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra g-ơng mặt ban đầu của lễ hội nông nghiệp Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp Chẳng hạn nh- các

lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu m-a, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực nh- múa gà phủ, múa các vật biểu tr-ng âm vật, d-ơng vật v.v Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ giống nh- một bảo tàng văn hóa tổng hợp l-u giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ng-ỡng của c- dân nông nghiệp Với c- dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là “môi tr-ờng cộng sản văn hóa”, “cộng mệnh” (chữ dùng của Ngô Đức Thịnh) về mặt tâm linh

Cùng với văn hóa dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ, còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” (Đinh Gia Khánh) Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng ng-ời

có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục Năm 1070, Văn Miếu đ-ợc xây dựng Năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, tr-ờng đại học đầu tiên của n-ớc nhà với chế độ thi cử để kén chọn ng-ời hiền tài, tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa

GS Đinh Gia Khánh nhận xét: “Trong thời kỳ Đại Việt, số ng-ời đi học, thi đỗ ở vùng

đồng bằng miền Bắc tính theo tỷ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác Trong lịch sử 854 năm (1065 - 1915) khoa cử d-ới các triều vua, cả n-ớc có 56 trạng nguyên thì 52 ng-ời là ở vùng đồng bằng miền Bắc”

Trong thế kỷ XX, Hà Nội là trung tâm giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng Hiện nay, theo GS,TS Ngô Đức Thịnh thì Hà Nội “ là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các tr-ờng đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả n-ớc” Sự phát triển của giáo dục ở Hà Nội và đồng

Trang 36

bằng Bắc Bộ đã tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức đ-ợc sinh ra từ nền giáo dục ấy Đội ngũ này đã tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học đồ sộ của Trung Quốc, ấn Độ, ph-ơng Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học của Việt Nam Trong lịch sử, chữ Nôm, chữ quốc ngữ là sản phẩm sáng tạo của văn hóa Việt Nam trong giao l-u

và tiếp biến tinh hoa văn hóa thế giới Nhiều tài năng nghệ thuật, danh nhân văn hóa nh- Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân H-ơng đều tr-ởng thành và gắn bó với vùng văn hóa nơi đây Hơn nữa văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là vùng văn hóa

đặc biệt, có quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài với nội dung vô cùng phong phú Thực ra, quá trình tiếp biến văn hóa là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, hay nói nh- Frây là “sự không chối từ” Từ thời tiền sử và sơ sử đến thời tự chủ, việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ấn Độ ở đồng bằng Bắc Bộ có những nét riêng do vị thế địa - văn hóa địa chính trị của nó quyết định Có thể thấy

rõ điều này trong quá trình tiếp nhận Phật giáo của c- dân Việt Bắc Bộ Phật giáo khi vào Bắc Bộ đã dung hòa với các tín ng-ỡng dân gian bản địa Phật giáo

đã đ-ợc bản địa hóa thành Phật giáo dân gian Tuy nhiên trong lịch sử, văn hóa Bắc Bộ còn phát triển ở nhiều vùng văn hóa khác với vai trò “h-ớng đạo” tạo ra bức tranh tổng thể phong phú của văn hóa Việt Nam

* Phác thảo về hệ thống di sản văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ

Tr-ớc hết cần nhận thấy rằng, bản đồ văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ rất phức tạp bởi tính đa dạng của các DSVH, sự đan xen giữa các di sản và sự lan tỏa của các di sản trong toàn cảnh không gian văn hóa

Có thể chia văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thành các tiểu vùng văn hóa với các đặc

điểm ít nhiều mang sắc thái riêng:

+ Tiểu vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang), vùng văn hóa quan họ, chịu

ảnh h-ởng văn hóa Trung Hoa rất sớm

+ Tiểu vùng Hải Đông (Hải D-ơng - Hải Phòng - Quảng Ninh), vùng văn hóa tâm linh, tôn giáo Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông

+ Tiểu vùng Sơn Nam Th-ợng (H-ng yên - Thái Bình) đất chèo và lễ hội Chử

Đồng Tử

Trang 37

Hà Nội) Về lễ hội, có các lễ hội của vùng và tiểu vùng: Hội chùa H-ơng, Hội Đền Kiếp Bạc, Hội Phủ Giầy, Hội đền Đồng Bằng, Hội Gióng, Hội Hà Tây (Hà Nội), Hải D-ơng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh DSVH tâm linh với sự hiện diện của các vị thần mang ý nghĩa tâm linh của cả vùng hoặc tiểu vùng: Sơn Tinh - Thủy tinh ở vùng văn hóa xứ Đoài, Thánh Gióng ở vùng văn hóa Kinh Bắc, Thánh Chử Đồng Tử

ở Thăng Long - Hà Nội và Trấn Sơn Nam Th-ợng, Mẫu Liễu Hạnh ở Trấn Sơn Nam Tuy nhiên, DSVH phi vật thể th-ờng gắn với các DSVH vật thể nh- đình, chùa, đến, miếu tại các địa ph-ơng và đ-ợc l-u truyền trong hàng ngàn năm lịch sử Cho nên việc phân loại là cần thiết, nh-ng khi mô tả phải thấy mối liên hệ này là không thể tách rời D-ới đây là một số thống kê tiêu biểu về DSVH đồng bằng Bắc Bộ:

+ Di tích danh thắng nổi tiếng: Di tích danh thắng tự nhiên tiêu biểu là Vịnh Hạ Long (đ-ợc tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới); Đảo Cát Bà - khu thiên nhiên nổi tiếng; Chùa H-ơng Tích - “Nam Thiên Nam đệ nhất

Động”; Núi Yên Tử (kinh đô Phật Giáo Trúc Lâm Việt Nam) Danh thắng lịch sử có thể kể đến là Cố Đô Hoa L- - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) nh- một vịnh Hạ Long trên cạn; Sông Bạch Đằng - bãi cọc chôn vùi quân xâm l-ợc Nguyên Mông; núi Nghĩa Lĩnh - Đền Hùng cận kề vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi phát tích của dân tộc; Hồ Tây - thắng cảnh thơ mộng gắn với sự tích Trâu Vàng; Hồ G-ơm với sự tích Vua Lê hoàn kiếm

Trang 38

+ Đình, chùa, đền, miếu: Các di sản văn hóa vật thể đ-ợc xây dựng theo kiến trúc

“Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” Tại đây có tới hàng nghìn di tích lịch sử, xin chỉ nói đến những di tích nổi tiếng:

 Chùa nổi tiếng: Chùa Một Cột, Chùa Láng, Chùa Dâu, Chùa Trăm Gian, Chùa Tây Ph-ơng, Chùa Thầy, Chùa Keo, Chùa Phật Tích, Chùa Tây Thiên, Chùa Bút Tháp, Chùa Kim Liên v.v (ngoài những chùa gắn với danh thắng)

 Đình nổi tiếng: Đình Đổn L-ơng, Đình Ngọc Thản, đình Thổ Hà, Đình yên Lãng, Đình Đồng Kỵ, Đình Đình Bảng, Đình Tây Đằng, Đình Thạch Cỗi, Đình Trung Th-ợng

 Đền nổi tiếng: Đền Kiếp Bạc, Đền Cửa Ông, Đền Hai Bà Tr-ơng, Đền Quán Thánh, Đền Chử Đồng Tử, Đền thờ An D-ơng V-ơng, Đền Gióng, Đền Ngọc Sơn

 Phủ nổi tiếng: Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Tây Thiên

 Lăng mộ nổi tiếng: Lăng Trần Thủ Độ, Lăng Trần Nhân Tông, Khu lăng mộ nhà Trần (Yên Tử); Lăng khanh t-ớng, quận công: Lăng Quang Đăng, Vũ Hiền L-ơng, Quận Thạc, Lại Yên, Diên H-ơng, Hồ Dê

 Các tháp nổi tiếng: Tháp Bình Sơn, Tháp Báo Nghiên, Tháp Bút

 Văn Miếu nổi tiếng: Văn Miếu (Hà Nội), Văn Miếu Xích Đằng, Văn Miếu Mao Điền, Văn Miếu Sơn Tây

 Nhà thờ nổi tiếng: Nhà thờ Phát Diệm, Nhà thờ Bùi Chu, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Lớn (Hà Nội)

 Làng cổ, nhà cổ nổi tiếng: Làng Đ-ờng Lâm (đất Hai Vua) và nhiều làng

cổ, nhà cổ hàng trăm năm

+ Di tích khảo cổ nổi tiếng: Gò Mun, Đồng Đậu, Cổ Loa, Hạ Long và khu

Hoàng Thành - Thăng Long - Hà Nội cùng hàng trăm di tích dọc hai bờ sông Hồng + Văn hóa ẩm thực: tiêu biểu là giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, nem Phùng, r-ơi Tr-ng Xá, cốm làng Vòng, chè sen Hà Nội, chả cá Lã Vọng, cá rô đàm Sét, húng Láng, bánh dày quán Gánh

+ Ngữ văn truyền miệng

DSVH phi vật thể của vùng đồng bằng Bắc Bộ d-ờng nh- đa dạng và phong phú hơn cả DSVH vật thể Cụ thể là:

Trang 39

- Ca dao, hò, vè có hàng nghìn bài với hàng vạn câu phản ánh mọi mặt của đời sống c- dân

- Thần thoại, huyền tích, huyền thoại, truyện cổ tích phong phú (Truyện họ

Hồng Bàng, Sự tích Lạc Long Quân và Â u Cơ; Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh; Truyện

An D-ơng V-ơng và Mỵ Châu- Trọng Thủy ; Thánh Gióng; Tấm Cám; Hồn Tr-ơng Ba,

da hàng thịt )

- Truyện thơ Nôm khuyết danh (Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa )

- Truyện Nôm bác học (Sơ Kính Tân Trang)

- Truyện c-ời, truyện ngụ ngôn của ng-ời Việt cổ

+ Nghệ thuật biểu diễn:

- Sân khấu (chèo sân đình - chèo cải biên), tuồng và hát đối đáp phổ biến

trong vùng (Quan  m Thị Kính, Tr-ơng Viên, L-u Bình D-ơng Lễ )

- Rối n-ớc, rối cạn, rối que, rối dây, rối bóng có ở nhiều làng

- Trò chơi, trò diễn kết hợp lễ hội khá phong phú

- Múa cũng có nhiều điệu nổi tiếng: Múa Lý Len, múa Bài bông, múa Cờ, múa Hầu Đồng và múa trong chèo, trong tuồng

- Hát dân ca: nhiều làn điệu nổi tiếng nh- hát Quan họ, hát Chầu văn, hát ả

đào, hát Chèo tầu Có một số làn điệu đang đề nghị UNESCO công nhận di sản phi vật thể của nhân loại

+ Lễ hội tiêu biểu: Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, vùng đồng bằng Bắc Bộ có 3.720 lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Chùa H-ơng, Chùa Thầy, Chùa Bối Khê, Lễ hội Bình Đà, Lễ hội Yên Tử, Hội Gióng, Hội Lim, Hội Đền Hùng vùng giáp ranh

Tín ng-ỡng gắn liền với lễ hội: Thờ vua Hùng, Thánh Gióng, Thờ Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chử Đồng Tử, Thờ Mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc

+ Phong tục tập quán phong phú và đa dạng: Tại đồng bằng Bắc Bộ có khá nhiều phong tục, tập quán lễ hội, lễ tết, c-ới xin, hiếu, hỷ, tế lễ rất đa dạng Hầu nh- làng nào, địa ph-ơng nào cũng có phong tục tập quán độc đáo

* Tri thức bản địa

Nơi đây có nhiều tri thức bản địa gắn với đời sống xã hội và cá nhân nh-: tri thức sản xuất nông nghiệp của từng làng xã, của từng tiểu vùng và cả vùng đ-ợc tích

Trang 40

lũy hàng ngàn năm; tri thức sản xuất hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ dồi dào và tinh

tế (cả vùng có 914 làng nghề và hàng ngàn làng có nghề và nhân cấy nghề mới); tri thức về chữa bệnh cho ng-ời và gia súc phong phú và có bề dày lịch sử (hai nhà y học dân tộc nổi tiếng n-ớc ta đều xuất thân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là Tuệ Tĩnh Thiền s- và Hải Th-ợng Lãn ông Lê Hữu Trác); tri thức về địa lý, nông lịch, phong thủy trong đời sống văn minh nông nghiệp, văn hóa lúa n-ớc hàng ngàn năm nay

+ Các giá trị tinh thần tiêu biểu: Đó là tinh thần yêu n-ớc, cố kết cộng đồng, lao động cần cù, hiếu học, yêu con ng-ời, quê h-ơng, yêu thiên nhiên và cuộc sống, luôn lạc quan, vui vẻ

Tóm lại, vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử - văn hóa lâu đời của

ng-ời Việt, là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của ng-ời Việt và của cả dân tộc bên cạnh nền văn hóa Chăm Pa và Phù Nam Nhìn theo chiều dài lịch sử, đồng bằng Bắc Bộ là nơi cất giữ nhiều truyền thống văn hóa quí báu cùng kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng của dân tộc Để tiến tới xây dựng một nền văn hóa Việt Nam hiện đại, chúng ta cần phải tăng c-ờng hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH quý báu của vùng đất địa linh nhân kiệt này

1.4 Mối quan hệ giữa quỏ trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hoạt động bảo tồn và phỏt huy DSVH ở vựng đồng bằng Bắc Bộ

1.4.1 CNH, HĐH ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đ-ợc tiến hành trong điều kiện n-ớc ta là n-ớc nông nghiệp lạc hậu, phần lớn dân c- sống ở vùng nông thôn (hơn 70%), bình quân ruộng đất thấp và thu nhập từ nông nghiệp rất thấp Nghị quyết Hội nghị

Trung -ơng lần thứ 7 khoá VII đã chỉ ra: "Đối với n-ớc ta, đó là quá trình thực hiện

chiến l-ợc phát triển kinh tế - nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng b-ớc quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất -u việt của chế độ mới" Do đó, Đảng ta coi

trọng cnh, hđh nông nghiệp nông thôn nh- một nhiệm vụ trọng tâm tr-ớc hết: “Trong

những năm tr-ớc mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất bức bách,

đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế ch-a thật ổn định vững chắc, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, ra sức phát triển ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp tiêu dùng và xuất nhập

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ văn hoá Thông tin, Tài liệu sơ kết 10 năm công tác xây dựng làng (thôn, bản…) văn hoá giai đoạn 1991 – 2001(Khu vực các tỉnh phía Bắc) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu sơ kết 10 năm công tác xây dựng làng (thôn, bản…) văn hoá giai đoạn 1991 – 2001
3. Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin
Tác giả: Bộ Văn hoá - Thông tin
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2003
5. Trần Văn Bính (chủ biên)(2000), Văn hoá Thăng Long – Hà Nội hội tụ và toả sáng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thăng Long – Hà Nội hội tụ và toả sáng
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
6. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam Phong tục, NXB TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh
Năm: 1992
7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, NXB Sự thật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: NXB Sự thật. Hà Nội
Năm: 1974
8. Nguyễn Sinh Cúc (1999), Tổng quan nông nghiệp Việt Nam 1998, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nông nghiệp Việt Nam 1998", Tạp chí "Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 1999
9. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Một con đường tiếp cận di sản văn hoá, Tập 3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một con đường tiếp cận di sản văn hoá
Tác giả: Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin
Năm: 2006
10. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể
Tác giả: Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
Năm: 2007
11. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 02, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng
12. Nguyễn Văn Can ( 1996), Gốm Bát Tràng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 1, Hà Nội, tr.38 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm Bát Tràng", Tạp chí "Văn hoá nghệ thuật
13. Bùi Hạnh Cẩn – Tô Hoài (1982), Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú, Hội Văn nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú
Tác giả: Bùi Hạnh Cẩn – Tô Hoài
Năm: 1982
14. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học nông thôn
Tác giả: Tống Văn Chung
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2000
15. Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
16. Trương Kim Chi (2000), Di tích và lễ hội đình làng Vẽ, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian, Viện nghiên cứu dân gian, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích và lễ hội đình làng Vẽ
Tác giả: Trương Kim Chi
Năm: 2000
17. UNESCO (2004), “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Thông báo khoa học Viện văn hóa - Thông tin, số 9, 6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Tác giả: UNESCO
Năm: 2004
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Lê Quý Đức
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá
Năm: 2005
22. Diêm Thị Đường (1998), Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Việt Nam, Viện văn hoá, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Việt Nam
Tác giả: Diêm Thị Đường
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số đơn vị và số rạp chiếu phim tính đến thời điểm 30/9/2008 - LUẬN VĂN: Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ ppt
Bảng 1 Số đơn vị và số rạp chiếu phim tính đến thời điểm 30/9/2008 (Trang 146)
Bảng 3: Số tr-ờng, lớp mẫu giáo tính đến 30/9/2008 - LUẬN VĂN: Nghiên cứu, khảo sát Di Sản Văn Hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ ppt
Bảng 3 Số tr-ờng, lớp mẫu giáo tính đến 30/9/2008 (Trang 146)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w