1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần m e r việt nam hà nội

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Được sự đồng ý của trường, nhất trí của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Diệu Linh, tôi đã tiến hành làm khóa luận tôt nghiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R VIỆT NAM , HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Dương

Mã sinh viên : 2044010152

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp, được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã trang bị cho tôi kiến thức áp dụng vào thực tế Để đánh giá kết quả học tập rèn luyện của sinh viên, nhà trường đã dành thời gian cho chúng tôi tiếp cận thực tế thông qua đợt thực tập tốt nghiệp Được sự đồng ý của trường, nhất trí của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Diệu

Linh, tôi đã tiến hành làm khóa luận tôt nghiệp với đề tài: " Nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần M.E.R Việt Nam "

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Diệu Linh và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng tập thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty Cổ Phần M.E.R Việt Nam

Đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, và lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Nguyễn Thị Diệu Linh, và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng tập thế cán bộ công nhân viên chức của Công ty Cổ Phần M.E.R Việt Nam, đã giúp tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp khóa học 2020 - 2024

Mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng hết mình, nhưng do thời gian có hạn, trình độ và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Do vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo, cùng các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,ngày 14 tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Dương

Trang 3

1.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5

1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa kết quả với hiệu quả sản xuất kinh doanh 6

1.2.1 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 6

1.2.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh 7

1.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan 7

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 8

1.3.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 8

1.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 10

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 11

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R VIỆT NAM 15

2.1 Khái quát về công ty .15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 15

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần M.E.R Việt Nam 16

2.2 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 18

2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm của Công ty 20

2.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ 20

Trang 4

2.3.2 Đặc điểm sản phẩm và thi trường 20

2.4 Tình hình lao động của Công ty 20

2.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 23

2.6 Cơ cấu nguồn vốn của công ty 24

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R VIỆT NAM 26

3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2021-2023) 26

3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2021-2023)… 35

3.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 35

3.2.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận 38

3.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản 42

3.2.4 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 48

3.2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác 48

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh 49

3.3.1 Yếu tố thị trường tiêu thụ 49

3.3.2 Yếu tố lao động 50

3.3.3 Yếu tố chính sách và quy định 54

3.3.4 Yếu tố nguyên vật liệu 54

3.3.5 Yếu tố công nghệ 54

3.4 Giải pháp thành lập bộ phận chuyên trách Công tác Marketing 57

3.4.1 Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động 52

3.4.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh ……54

3.4.3 Sử dụng tiết kiệm chi phí………55

3.4.4 Giải pháp thành lập bộ phận chuyên trách Công tác Marketing……….56

3.4.5 Giải pháp về thị trường 58

KẾT LUẬN 59

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP M.E.R Việt Nam 19

Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty năm 2023 21

Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất của công ty tính đến thời điểm (31/12/2023) 23

Bảng 2.4 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm (2021-2023)……24

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2021 – 2023 33

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 36

Bảng 3.3 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của công ty giai đoạn (2021-2023) 39

Bảng 3.4 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty giai đoạn (2021-2023) 41

Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng tài sản 43

Bảng 3.6 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm (2021-2023) 46

Bảng 3.7 Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty 48

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn sau đại dịch covit, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần phá sản, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với các sự cạnh tranh ngày càng phức tạp và gay gắt Cuộc cạnh tranh khốc liệt, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh trong thị trường Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường, tận dụng được những cơ hội và hạn chế, thách thức do nền kinh tế mang lại

Là một doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lắp đặt hệ thống gió Công ty Cổ Phần M.E.R Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trên thị trường Do đó, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn được cán bộ công nhân viên trong công ty đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yêu tố sản xuất, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Qua quá trình học tập nghiên cứu ở Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, nay được về thực tập tại CTCP M.E.R Việt Nam tác giả đã chọn đề tài " Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần M.E.R Việt Nam , Hà Nội " làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP

Trang 8

M.E.R Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP M.E.R Việt Nam trong thời gian tới

- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của CTCP M.E.R Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: + Hiệu quả SXKD của CTCP M.E.R Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh + Đánh giá hiệu quả SXKD của công ty - Phạm vi về thời gian

+ Số liệu được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian là 03 năm: 2021,2022,2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

+ Phương pháp thu thập số liệu : Để đánh giá tình hình kinh doanh của CTCP M.E.R Việt Nam Tác giả tham khảo số liệu từ các nguồn khác nhau như internet, các tài liệu đã công bố của CTCP M.E.R Việt Nam qua các năm (báo cáo tông kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán của Công ty) Ngoài ra, các báo cáo khoa học, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện khóa luận

Trang 9

+ Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu : Số liệu thu thập được, xử lý và phân tích theo các phương pháp thống kê kinh tế: Tính toán các chỉ tiêu cụ thể như tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu kinh tế khác để phục vụ cho việc so sánh đánh giá số liệu

+ Phương pháp so sánh: Dựa trên biểu số liệu để so sánh, đánh giá kêt quả đạt được của Công ty

+ Phương pháp lượng hoá: Sử dụng phân mêm excel, word để tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập được

+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kiến thức kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu như hỏi ý kiến của các thầy cô giáo, các quản lý cán bộ tại công ty

+ Phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động qua các năm

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R

VIỆT NAM

Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R VIỆT NAM

Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Trong điều kiện nền sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của xã hội sau đó là sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sản xuất ra Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển

Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hóa Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Chuyên môn hóa đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, hiện vật, dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình

Trang 11

trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hóa với các hoạt động mua và bán và đây là những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trương và thu được lợi nhuận

1.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệu quả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa Vì vậy, đôi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải đề ra các phương án và các giải pháp

để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Phần đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào

Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét các quan niệm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Về thời gian: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút

Về mặt không gian: Hiệu quả SXKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh chung và trở thành mục tiêu phần đấu của toàn công ty

Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ đạt được khi kết quả cao hơn chi phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao và ngược lại

Trang 12

Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD không chỉ biểu hiện bằng các con sô cụ thể mà thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp với phương thức kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội, Hiệu quả sản xuất kinh doanh phán ánh qua địa vị, uy tín các doanh nghiệp trên thị trường, vấn đề môi trường, tạo rà công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp

Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ

1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa kết quả với hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.1 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định

Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt

Trang 13

được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú

trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí

1.2.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh co biết chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp

Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao Giữa kết quả và hiệu quả có môi quan hệ mật thiết với nhau Kết quả thu được phải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phí hay mức độ thỏả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định

Hiệu quả SXKD trước hết là một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu được Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra

1.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vân đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội Và xét về phương diện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Vì vậy nó không chỉ là môi quan tâm hàng

Trang 14

đầu của các doanh nghiệp mà còn là môi quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:

Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan Năng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả

Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiêm được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mức sống của người dân nói chung

Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiên lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.3.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Yếu tố kinh tế

Trang 15

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp Nó có thê trở thành cơ hội hay nguy cơ đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước Chúng không chỉ ảnh hương đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doạnh nghiệp Trong thời đại nền kinh tề mở của, tr do cạnh tranh như hiện nay đôi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chợn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ành hướng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó

có các giải pháp hạn chế những tác động xấu

1.3.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật

Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như:

pháp luật, chính sách thuế, tài chính cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng

1.3.1.3 Yếu tố công nghệ

Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phâm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao

Việc áp dụng những thành tựu KHCN đã đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo

Trang 16

vệ môi trường sinh thái

1.3.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tải nguyên thiên nhiên, mỗi trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp

1.3.1.5 Yếu tố xã hội

Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực Các yếu tố xã hội như dân số, văn hóa, thu nhập

1.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô

1.3.2.1 Khách hàng

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp

1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt

Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường

1.3.2.3 Các nhà cung ứng

Trang 17

Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu việc cung ứng NVL gặp khó khăn, giá NVL cao sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy, các nhà máy quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.4.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tỷ suất doanh thu trên một động chi phí: Tỷ suất doanh thu / chi phí = Tổng doanh thu trong kỳ

Tổng chi phí trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng doanh thu đạt được trên một đồng chi phí Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp đó phát triển và hoạt động có hiệu quả Thông thường với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chỉ tiêu này lớn lơn 1

Tỷ suất doanh thu trên một đồng vốn sản xuất: Tỷ suất doanh thu trên

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng lợi nhuận trong một đồng doanh thu hay trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận Thông thường trong các doanh nghiệp chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1

Tỷ suất doanh lợi:

Trang 18

Tỷ suất LN / VKD = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn sản xuất bình quân bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng chi phí trong kỳ

Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thi doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.4.2 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

1.4.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dài hạn:

Hiệu suất sử dụng vốn dài

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn

Sức sinh lời của vốn dài hạn = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Vốn dài hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn dài hạn bình quân trong kỳ mà doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng

Tổng doanh thu thuần trong kỳ Tổng vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ

Trang 19

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn ngắn hạn bình quân thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một thời gian nhất định

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Sức sinh lời của

1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu sức sản xuất của Tài sản cố định: Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cử một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

1.4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động:

Tổng số lao động trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Chỉ tiêu mức sinh lời của lao động: Sức sinh lời của lao động = Tổng lợi nhuận trong kỳ

Tổng số lao động trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

Trang 20

Ngoài ra còn có hai chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh

- Hệ số thanh toán tổng quát:

𝐇tq =Tổng tài sản (A.TS + B.TS)

Tổng nợ phải trả (A.NV)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả

+ Nếu 𝐇tq > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ tốt

+ Nếu 𝐇tq = 1: Doanh nghiệp có thể đáp ứng thanh toán được tất cả các khoản

nợ tới hạn với số lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu + Nếu 𝐇tq < 1: Báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất

hoàn toàn, tổng tài sản hiện có không đủ để trả nợ các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán

- Hệ số thanh toán tức thời:

𝐇tth =Tiền và các khoản tương đương tiền (A.TS.I)

Tổng nợ ngắn hạn (A.NV.I)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn thanh toán

+ Nếu 𝐇tth > 1: Tình hình thanh toán tương đối khả quan

+ Nếu 𝐇tth < 1: Việc thanh toán công nợ của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn

Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao, vốn bằng tiền quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn bằng tiền, vòng quay vốn chậm và hiệu quả sử dụng vốn kém

+ Hệ số thanh toán nhanh:

𝐇nh =TSNH - Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

+ Nếu𝐇nh ≥ 1: Khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao Doanh

nghiệp sẽ không gặp khó khăn gì nếu phải thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn + Nếu 𝐇nh < 1: Doanh nghiệp đó hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán

Trang 21

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

M.E.R VIỆT NAM 2.1 Khái quát về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty - Tên Công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN M.E.R VIỆT NAM - Tên Công ty bằng tiếng Anh: M.E.R VIET NAM JOINT STOCK COMPANY

- Tên công ty viết tắt: M.E.R JSC

- Địa chỉ trụ sở: Số 117, ngõ 27, đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 103020023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

- Nhà máy: Xã Phú Cát – Huyện Quốc Oai – Hà Nội - Mã số thuế: 0102393046

- Tài khoản:1100082154 Tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Xuân Thủy - Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng

- Tổng số cổ phần: 90.000 - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng

- Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Trần Trung Hùng – Chủ

tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty

- Hội đồng quản trị: + Chủ tịch: Trần Trung Hùng + Ủy viên: Nguyễn Thanh Quang + Ủy viên:Nguyễn Hữu Dũng - Ban Giám Đốc:

+ Giám đốc: Trần Trung Hùng + Phó Giám đốc: Nguyễn Thanh Quang + TP Kỹ Thuật: Dương Duy Mạnh

Trang 22

+ TP SXKD: Nguyễn Phương Thảo + TP Kế Toán: Đặng Thu Chinh + TP Tổng Hợp: Phạm Thị Thùy Dương - Công ty Cổ phần M.E.R Việt Nam có sự tham gia của các nhà quản trị, cán bộ, kỹ sư, công nhân đã có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Cơ Điện đặc biệt là lĩnh vực thông gió điều hòa không khí Các thành viên trong công ty đã tham gia thực hiện rất nhiều các dự án có quy mô lớn với các hệ thống điều hòa không khí như Chiller, VRV, Mulit, VRF và khẳng định được trình độ chuyên môn cũng như năng lực thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước cũng như vốn đầu tư nước ngoài

- Năm 2009 tới 2013 các công trình lớn tiêu biểu mà Cô ty đã đấu thầu được bao gồm : ( Trung tâm thương mại và chung cư cao cấp K80 đường bưởi 26 tầng+ 3 hầm , trường Đại Học Công Nghiệp 17 tầng+ 1 hầm, Tổ hợp thương mại và nhà ở cao tầng CT1-CT2 26 tầng+2 hầm và 22 tầng+ 2 hầm)

- Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1 ngày 12/12/2013 - Năm 2013 - 2016 là liên tiếp các công trình như đại diện 1 số công trình lớn như : ( Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam 17 tầng+ 3 hầm, Tòa nhà N04 Hoàng Đạo Thúy 26 tầng, Tây Hà Tower 26 tầng, Sun Square 17 tầng + 34 tầng)

- Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 2 ngày 23/05/2017 - Năm 2017 - 2019 công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh khác như Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình v.v.v

Trang 23

Một số công trình tiêu biểu như : ( Flaminfo Đại Lải Reort, Mobifone Hải Phòng, Vinmart Tây Mỗ )

- Năm 2018 Công ty đổi địa chỉ nhà máy tại nhà máy tại thôn Ứng Hòa xã Nam Điền huyện Chương Mỹ, Hà Nội về thôn 3 xã Phú Cát huyện Quốc Oai, Hà Nội

- Năm 2020 - 2023 các côgn trình tiêu biểu gồm có : ( Tòa nhà Garden ,Đại Học Y Dược Thái Bình, Bệnh Viên Đa Khoa Tỉnh Bắc Giang, Golden Park, Đại Học Lâm Nghiệp)

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần M.E.R Việt Nam

2.1.2.1 Chức năng của Công ty

Công ty cổ phần M.E.R Việt Nam có chức năng: - Tổ chức sản xuất, cung cấp, lắp đặt hệ thống gió, điều hòa không khí, hệ thống điện

- Kinh doanh thiết bị máy móc phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng

- Tư vấn thiết kế, giám sát thi công

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty - Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá trị sử dụng và

hiệu quả kinh tế cao

- Nâng cao năng lực canh tranh bằng uy tín, chất lượng, tiến độ, giá cả và hội nhập với thị trường khu vực

- Luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp lên hàng đầu

- Củng cố phát triển thương hiệu Công ty

2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh - Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát:

+ Các dự án được trang bị: Hệ thống điều hòa không khí – thông gió, hệ thống điện, cấp thoát nước Các công trình cơ khí, thang máy, lắp đặt thiết bị Phòng sạch cho các công trình dược phẩm, bệnh viện

Trang 24

- Thi công, lắp đặt: + Thi công lắp đặt các công trình có sử dụng: Hệ thống điều hòa không khí – thông gió, trung tâm, bán trung tâm, hệ thống gió điều áo, hệ thống điện và cấp thoát nước Các công trình cơ khí, thang máy, lắp đặt thiết bị Phòng sạch cho các công trình dược phẩm, bệnh viện

- Sản xuất, Kinh doanh: + Ống gió, van gió, cửa gió, hệ thống thông gió, điều hòa không khí + Sắt thép và cấu kiện ngành thép

+ Máy móc, thiết bị điện, cấp thoát nước

2.1.2.4 Quy mô kinh doanh

Công ty cổ phần M.E.R Việt Nam là đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ cho toàn khu vực miền bắc với trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm các công trình lớn đã và đang đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.2 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Ban giám đốc Công ty bao gồm cán bộ quản lý, Ban quản trị kinh doanh có kinh nghiệm lãnh đạo, am hiểu luật pháp, năng động trong cơ chế thị trường

* Các phòng ban chủ yếu: - Nhà máy SX: Sản xuất vật liệu thi công lắp đặt, máy móc, thiết bị, cung

ứng và kho vận

- P Dự án: Lập kế hoạch dự án, Quản lý tiến độ, Quản lý ngân sách, Quản lý rỏi ro, Quản lý chất lượng, Quản lý nhân lực, Đánh giá và kết thúc dự án

- P Kế Toán, Tài chính: Quản lý sổ sách kế toán, Lập báo cáo tài chính, Quản lý ngân sách, Kiểm soát nội bộ, Quản lý thuế, Quản lý dòng tiền, Phân tích tài chính, Quản lý công nợ

- P Tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, Hành chính văn phòng, Quản lý tài sản trang thiết bị, Hỗ trợ ban lãnh đạo, Quản lý thông tin và truyền thông nội bộ

- P Tổng hợp : Quản lý linh kiện vật liệu, Đào tạo nhân viên, Phối hợp các phòng ban khác

- P Phòng kỹ thuật: Thiết kế phát triển sản phẩm, Quản lý dự án, Bảo trì sửa chữa, Kiểm tra đảm bảo chất lượng

Trang 25

Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP M.E.R Việt Nam

( Nguồn: phòng kế toán, Công ty CP M.E.R Việt Nam)

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

P NHÀ MÁY SX

P.KỸ THUẬT P DỰ

ÁN

P KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

P TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

P TỔNG HỢP

CÁC ĐỘI XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 26

2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm của Công ty 2.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ

Sản phẩm chính của công ty cổ phần M.E.R Việt Nam là ống gió, van gió, cửa gió Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Trung Quốc cung cấp Cụ thể được tóm tắt các công đoạn và quy trình sản xuất của công ty như sau:

1 Phòng Ban dự án lên ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu về chất lượng, tính năng mà khách hàng mong muốn

2 Lựa chọn nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu khách hàng 3 Nhà máy sản xuất nhận mẫu đơn sản xuất, sản xuất sản phẩm đúng chất lượng đúng thời gian giao hàng

4 Công ty M.E.R Việt Nam áp dụng các thiết bị quy trình sản xuất hiện đại và tự động hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Các quy trình bao gồm:

(1) Nhận tôn vô máy cán tôn tạo sóng (2) Máy cắt tôn thủy lực CNC tự động cắt ( theo khung bản vẽ) (3) Máy cắt tôn CNC Plasma tự động cắt ( theo các chi tiết bản vẽ) (4) Máy viền mí tạo vết khóa ( là điểm chốt nốt sản phẩm)

(5) Máy chế tạo bích ( tạo điểm nốt giữa các sản phẩm với nhau) (6) Máy gấp tôn ( tạo hình cho các sản phẩm)

(7) Công nhân thực hiện lắp giáp sản phẩm hoàn thiện các vết khóa, điểm nối và kiểm tra sản phẩm (gia công)

(8) Kiểm tra chất lượng (đáp ứng đúng chất lượng, kích cỡ) (9) Giao hàng ( bàn giao phòng ban dự án)

5 Phòng ban dự án tiến hành thi công lắp đặt

2.3.2 Đặc điểm sản phẩm và thi trường

- Công ty luôn coi trọng chiến lược đúng đắn về chất lượng, giá cả hợp lý và uy tín là hàng đầu, các chính sách đầu tư hợp lý cho việc ấp dụng công nghệ tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Một số sản phẩm sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp: + Ống thông gió, phụ kiện ống thông gió, van gió, cửa gió, hệ thống gió, điều hòa không khí

Trang 27

+ Ống gió EL, Ống gió rẽ nhánh 2 bên, Ống gió rẽ nhánh sang bên, Ống gió lượn, Măng sống nổi, Ống gió hộp vuông, Ống gió hộp tròn

+ Sắt thép và cấu kiện ngành thép + Máy móc, thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước - Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và có những bước phát triển mới, sản phẩm của công ty chiếm tập chung lớn ở thị trường khu vực Hà Nội, như (vinsmart tây mỗ, stellar garden, bệnh viện bạch mai cơ sở 2, flamingo đại lải resort, nhà máy nhựa DAIWA Plastic Thăng Long, tòa nhà newskyline v.v.v.)

2.4 Tình hình lao động của Công ty Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2021-2023

Chỉ tiêu

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

TĐPTBQ (%) SL

(người)

Tỷ trọng

(%)

SL (người)

Tỷ trọng

(%)

TĐPTLH (%)

SL (người)

Tỷ trọng

(%)

TĐPTLH (%) Tổng LĐ 122 100 118 100 96.72 111 100 94.07 95.39

1 Phân theo giới tính -Nam 110 90.16 108 91.53 98.18 102 91.89 94.44 96.30

2 Phân theo trình độ -ĐH và trên ĐH 24 19.67 22 18.64 91.67 20 18.02 90.91 91.29

( công nhân công ty) 97 79.51 95 80.51 97.94 90 81.1 94.74 96.32 -LĐ gián tiếp

( công nhân thời vụ) 25 20.49 23 19.49 92.00 21 18.9 91.30 91.65

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Trang 28

Qua bảng 2.2: cho ta thấy tổng lao động năm 2021 là 122 người, năm 2022 giảm 4 người tương ứng giảm 3,28% , năm 2023 số lượng lao động giảm 5,93% , tương ứng giảm 7 người với năm 2022

+ Xét theo giới tính: do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng, các thiết bị lắp đặt nên trong quá trình sản xuất cần phải có lực lượng lao động có sức khỏe tốt nên nó phù hợp với nam giới hơn là nữ giới Số lao động nữ chiếm tỷ lệ ít do đa số lao động nữ giới hoạt động trong các lĩnh vực văn phòng , văn thư, vệ sinh Do đó, trong 3 năm (2021-2023) lực lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lao động nữ trong công ty Lao động nữ năm 2021 chiếm tỷ trọng 9,84%; năm 2022 chiếm 8,47%, tương ứng giảm 16,67%; năm 2023 chiếm 8,11%, tương ứng giảm 10% Tốc độ phát triển bình quân là 86,60% Lao động nam đều chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm trên và có tốc độ phát triển bình quân là 96,30%

+ Xét theo trình độ chuyên môn: qua bảng 2.2 cho ta thấy qua 3 năm số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học đều có sự thay đổi nhẹ Có thể nói sau đại dịch Covid 19 và suy thoái kinh tế công ty vẫn đang duy trì một cách ổn định không có quá nhiều biến động về số lượng lao động có trình độ chuyên môn Trình độ chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2023 chiếm 43,24%, tiếp đến là trình độ công nhân nghề chiếm 21,62%, trình độ đại học chiếm 18,02%

+ Xét theo tính chất công việc: Vì là công ty sản xuất nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp, chiếm 79,51% năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2022 giảm 2 người tương ứng giảm 2,06%, năm 2023 giảm 5 người tương ứng giảm 5,26%

Tuy nhiên, chất lượng lao động lại không ngừng được cải thiện và nâng cao chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn

Trang 29

2.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Cơ sở vật chất luôn là yếu tố quan trọng hình thành nên hiệu quả sản xuất kinh doanh Một Công ty có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hay không chỉ có đầu tư vốn kinh doanh, nguyên liệu sản xuất mà không thể thiếu quan tâm đến trang thiết bị, cơ sở vật chất Để thự hiện được mục tiêu lâu dài Công ty đã không ngừng đầu tư, thay đổi mới trang thiết bị đảm bảo tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được đánh giá qua bảng sau

Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất của công ty tính đến thời điểm

(31/12/2023)

STT Tên tài sản

Đơn Vị

Nguyên giá

Giá trị còn lại (VNĐ)

GTCL /NG (%)

Chênh lệch giữa NG và

GTCL Giá trị (VNĐ)

Tỷ Trọng

(%)

Tổng cộng 214.065.608.718 100 139.170.595.43

5 65.01 74.894.713.283

1 Nhà cửa, vật kiến trúc

Đồng

70.125.436.548 32.76 44.532.137.950 63.50 25.593.298.598

2 Máy móc, thiết bị Đồng 126.413.041.208 59.05 82.199.495.683 65.02 44.213.545.525 3 Phương tiện vận tải Đồng 13.542.585.475 6.33 9.980.184.890 73.69 3.562.400.585

4 Thiết bị quản lý Đồng 3.984.545.487 1.86 2.459.076.912 61.72 1.525.468.575

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Cơ sở vật chất kỹ thuật công ty tính đến hết năm 2023 được thể hiện qua bảng 2.3 ta thấy tỷ lệ của GTCL/NG là 65.01% điều này chứng tỏ cở sở vật chất của công ty đang dần giảm sút đi về mặt giá trị Cụ thể ta thấy tính đến năm 2023 thiết bị quản lý có tỉ lệ phần trăm giá trị còn lại thấp chiếm 61.01% Máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ GTGT/NG là 65.02% , phương tiện vận tải cũng chiếm tỷ lệ là 73.69% và nhà cửa, vật liệu kiến trúc chiếm 63.50% cho thấy công ty tuy đang giảm sút về giá trị của cơ sở vật chất nhưng đã có một số biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng hao mòn đó đi

Trang 30

Vì là công ty sản xuất nên tỷ trọng của máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguyên giá TSCĐ là 59.05%, tiếp đến là nhà cửa, vật liệu kiến trúc chiếm 32.76% trong tài sản Ngoài ra máy móc, phương tiện vận tải chiếm 6.33% trong tổng nguyên giá và thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng thấp nhất là 1.86%

Tỷ lệ hao mòn TSCĐ đang ở mức cao, giá trị hao mòn lớn có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty cần có kế hoạch đánh giá lại TSCĐ để xác định lại nguyên giá và sự hao mòn của tài sản Nếu tài sản cũ công ty nên đầu tư vào đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ta thấy sự chênh lệch lớn giữa nguyên giá và giá trị còn lại rất lớn Cụ thể tổng giá trị tài sản còn lại là 139.170.895.435 đồng so với tổng nguyên giá ban đầu là 214.065.608.718 đồng tương ứng giảm 74.894.713.283 đồng Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở vật chất của công ty đang bị hao mòn mà cụ thể gồm các tài sản như sau :

+ Nhà cửa vật chất có nguyên giá ban đầu là 70.125.436.548 đồng và giá trị còn lại tính đến năm 2023 còn 44.532.137.950 đồng tương ứng giảm 25.593.298.598 đồng

+ Máy móc, thiết bị có nguyên giá 126.413.041.208 đồng và giá trị còn lại tính đến năm 2023 còn 82.199.495.683 đồng tương ứng giảm 44.213.545.525 đồng

+ Phương tiện vận tải có nguyên giá là 13.542.585.475 đồng và giá trị còn lại là 9.980.184.890 đồng tức giảm 3.562.400.585 đồng

+ Thiết bị quản lý có nguyên giá là 3.984.545.487 đồng và giá trị còn lại còn 2.459.076.912 đồng tương ứng giảm 1.525.468.575 đồng

+ Công ty cần có những giải pháp cụ thể như sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và thu lợi nhuận,mua thêm những trang thiết bị mới,những thiết bị quản lý mới nhằm phục vụ nhu cầu bán hàng và quản lý hoá đơn cũng như nâng cao trình độ cho công nhân viên, đây cũng là những giải pháp nhằm giúp công ty phát triển thu nhập trong thời gian sắp tới

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w