CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Khái niệm, phân loại hiệu quả HĐKD
1.1.1 Khái niệm hiệu quả HĐKD
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào” Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng doanh thu, lợi nhuận Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn
6 Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh” Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
1.1.2 Phân loại hiệu quả HĐKD
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng sử dụng để phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm đặc biệt trong việc phục vụ đưa ra các quyết định, lựa chọn phương án kinh doanh Do hiệu quả kinh doanh là phạm trù tổng hợp, do vậy cần nhìn nhận hiệu quả kinh doanh theo nhiều tiêu chí, khía cạnh, phạm vi khác nhau để có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả kinh doanh
- Theo phạm vi tính toán: Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh chia thành hiệu quả kinh doanh tổng quát và hiệu quả kinh doanh thành phần
Hiệu quả kinh doanh tổng quát: Phản ánh trình độ sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của toàn doanh nghiệp
Hiệu quả thành phần: phản ánh trình độ sử dụng từng loại chi phí, nguồn lực riêng biệt như hiệu quả sử dụng các loại chi phí, các nguồn lực như vật tư, lao động, tiền vốn, từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện một mục tiêu cụ thể
- Theo tính chất tác động: Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh được chia thành hiệu quả kinh doanh trực tiếp và hiệu quả kinh doanh gián tiếp
Hiệu quả kinh doanh trực tiếp là hiệu quả do chủ thể thực hiện có tác động trực tiếp ngay đến kết quả khi thực hiện mục tiêu hoạt động của chủ thể
Hiệu quả kinh doanh gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác
- Theo quá trình hình thành: Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả trung gian và hiệu quả kinh doanh cuối cùng
Hiệu quả trung gian là khâu trung gian trong quá trình đánh giá hiệu quả
7 kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Biểu hiện của hiệu quả kinh doanh trung gian là hiệu suất sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, là bước trung gian, tiền đề đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh cuối cùng là khả năng sinh lời của doanh nghiệp, một mục tiêu chủ đạo trong hoạt động của doanh nghiệp
- Phân loại theo cách thức xác định hiệu quả kinh doanh: Theo cách phân loại này, hiệu quả kinh doanh được chia thành hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối
Hiệu quả tương đối là hiệu quả được xác định bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Ý nghĩa và sự cần thiết nâng cao hiệu quả HĐKD
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
8 và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Nội dung phân tích hiệu quả HĐKD
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp Đây là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố
Phân tích kết quả kinh doanh
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, nó không những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân Doanh thu của một doanh nghiệp gồm có các loại:
- Doanh thu bán hàng: doanh thu về bán hàng hóa sản phẩm và doanh thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Qi : khối lượng hàng hóa i
Pi : đơn giá hàng hóa i
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, chiết khấu thương mại
- Danh thu từ hoạt động khác: bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên khác ngoài các khoản trên
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
9 doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận
Phân loại chi phí rất cần thiết để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng phân loại chúng lại là ý muốn chủ quan của con người nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của việc phân tích Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn chi phí được phân loại dựa vào nhiều loại tiêu thức khác nhau như:
- Chi phí giá vốn hàng bán: phản ánh giá trị vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh liên quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí vận chuyển…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tổ chức, điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi khoản chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận
Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất xã hội Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kỳ sản xuất sau cao hơn trước Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,
10 thuế xuất khẩu và giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuân thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa dịch vụ đã cũng cấp cho kỳ báo cáo
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra
1.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong khóa luận
1.5.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá
- Sức sản xuất một đồng vốn kinh doanh cho biết trong kỳ kinh doanh cứ 1 đồng vốn kinh doanh BQ bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng DT
Sức sản xuất một đồng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
1.6.1 Các yếu tố thuộc doanh nghiệp
Là toàn bộ các yếu tố tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại kết quả cao
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ quản lý tổ chức, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng dịch vụ - sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra công tác tổ chức lao động phải hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhăm đưa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao
Vốn kinh doanh là yếu tố cực kì quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vốn kinh doanh là nguồn tài chính mà một doanh nghiệp cần
14 có để khởi đầu, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và tìm kiếm lợi nhuận Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ
Quản trị đóng vai trò then chốt và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu tạo ra giá trị và đạt được các mục tiêu kinh doanh
1.6.2 Các yếu tố bên ngoài
Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thục hiện mục tiêu của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên năm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng hợp tất cả yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố, điều kiện này tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều khác nhau Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh gồm: kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa xã hội, luật pháp và tự nhiên
Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau Trong quá trình cạnh tranh các công ty này có
15 ảnh hưởng đến các công ty khác Nói chung, các ngành bao gồm một hỗn hợp và đa dạng các chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để có được mức thu nhập cao hơn trung bình Sự thay thế một cách chặt chẽ có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu khách hàng về cơ bản tương tự nhau
Các nhà quản trị không thể hình thành một định hướng lâu dài hay một quyết định chiến lược nếu họ không có hiểu biết một cách sắc sảo về tình thế chiến lược công ty, bản chất, các điều điện cạnh tranh mà nó phải đối mặt, cách thức tạo ra sự phù hợp giữa các nguồn lực và khả năng với những điều kiện đó
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TOMO LINKS
Giới thiệu Công ty TNHH một thành viên Tomo Links
Công ty TNHH một thành viên Tomo Links được thành lập xây dựng vào tháng 2/2018 – và đi vào hoạt động kinh doanh 1/6/2019 Theo Chứng nhận đăng kí kinh doanh mã số 0109276327 quản lý bởi Chi cục Thuế Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
Tomo Links là một đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ thăm quan và trải nghiệm Trong suốt khoảng thời gian bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh tới nay Tomo Links không ngừng phát triển, từng bước khẳng định mình bằng dịch vụ và sự tin dùng của khách hàng
Công ty TNHH một thành viên Tomo Links hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ với các dịch vụ: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, dịch vụ chăm sóc – spa, dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe, chèo thuyền kayak…
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cũng như các công ty TNHH một thành viên khác, công ty Tomo Links có cơ cấu tổ chức tương ứng với quy mô nhỏ hẹp, điển hình là các bộ phận sau: Giám đốc, Phó giám đốc, Bộ phận tài chính – kế toán, Bộ phận Quản trị - Nhân sự, Bộ phận Kinh doanh
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV Tomo Links
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh xảy ra tại đơn vị
Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành toán bộ các hoạt động kinh doanh của đơn vị và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mảng kinh doanh – marketing, doanh thu, doanh số… và 1 người phụ trách điều hành liên quan tới nhân sự và các hoạt động văn hóa của công ty
Bộ phận kinh doanh (thị trường): Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh đầu vào, đầu ra, điều chỉnh cân đối kế hoạch kinh doanh Đồng thời phòng kinh doanh cũng thực hiện kiểm tra kế hoạch đang tiến hành nhằm thực hiện, điều chỉnh kịp thời sự mất cân đối nếu có xảy ra
Ngoài ra, đội tiếp thị có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu thị trường, giới thiệu mẫu mã, giá cả, chủng loại cho khách hàng tham khảo
Bộ phận quản trị - nhân sự: Là phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp cho giám đốc trong công ty tổ chức văn thư, bảo hiểm lao động và các công tác hành chính khác, theo đúng pháp luật, quy định của nhà nước Ngoài ra còn phải nắm bắt rõ tình hình nhân sự để cân đối công việc, lấy số liệu
Bộ phận Tài chính – Kế toán
Nhân viên Nhân viên Nhân viên
18 phục vụ công tác tổng hợp
Bộ phận tài chính – kế toán: Có trách nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản Theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời phát hiện, ngăn ngừa những hành vi tham ô, lãng phí và vi phạm chính sách chế độ, luật kế toán tài chính Nhà nước, cung cấp số liệu điều hành các hoạt động kinh doanh, kiểm tra các hoạt động kế toán tài chính phục vụ công tác thống kê và thông tin kế toán trong công ty.
Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty
Cơ sở vật chất của Công ty TNHH một thành viên Tomo Links bao gồm: xe điện du lịch, xe đạp, bãi đỗ xe, khu vực văn phòng, mặt sân bãi được trải bê tông nhựa, có đầy đủ hệ thống thoát nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, 7 villa, 3 căn biệt thự, bể bơi,…
Công ty có diện tích rộng lớn lên tới 20.000 m2 ẩn mình giữa hồ Láng Hầu, với hệ thống các villa, biệt thự được xây dựng san sát bên hồ nước Láng Hầu dạng bungalow
Bãi đỗ xe: 1.500 m2 Là nơi tập kết, lưu trữ, luân chuyển xe của công ty Bãi đỗ xe của công ty là bãi đỗ xe bảo quản lộ thiên, mặt sân được trải xi măng với diện tích 1.500 m2
Khu văn phòng: 100 m2 Khu văn phòng bao gồm các phòng ban phục vụ cho việc điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh Trang thiết bị được trang bị cho các phòng ban phục vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là máy tính, máy phô tô, máy in, quạt, điều hòa, tủ đựng hồ sơ, bàn làm việc và các dụng cụ giúp nhân viên tổ chức giám sát quá trình sản xuất kinh doanh
7 villa và 3 căn biệt thự: với diện tích 2091 m2 Bảy villa mang tên 7 loài cây: villa hồng xiêm, villa bồ kết, villa cây ổi, villa chè xanh, villa cây mít, villa cây xoài và villa cây bưởi Ba ngôi biệt thự: Ngôi nhà của mẹ, Ngôi nhà bậc thang, Ngôi nhà đại biệt thự
Bể bơi vô cực: 60 m2, bể sục thường 40 m2
19 Các khu dịch vụ spa, lớp học thiền, thư viện có diện dích 200 m2
Hồ Láng Hầu: với diện tích 15.000 m 2
Đặc điểm lao động của công ty TNHH một thành viên Tomo Links
Công ty TNHH một thành viên Tomo Links là một công ty có quy mô thuộc diện trung bình vừa và nhỏ, nhưng công ty vẫn luôn đòi hỏi những nguồn lao động có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình năng động sáng tạo và tâm huyết với công việc Đi đôi với việc đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hiện đại tiên tiến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, công ty vẫn luôn chú trọng và làm tốt việc sắp xếp ổn định tổ chức, áp dụng phương pháp quản lý sản xuất, kinh doanh khoa học hiện đại, đồng thời luôn có chiến lược đào tạo lại nguồn lực để nâng cao tinh thần, trình độ để đáp ứng nhu cầu khách hàng của công ty
Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Công ty TNHH Tomo Links (2021 – 2023)
Số BQ lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
2 Phân theo trình độ Đại học 11 27% 14 32% 15 30% 116,8
(Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự)
20 Tổng số nhân viên trong công ty (năm 2023) là 50 nhân viên Lực lượng lao động có độ tuổi trung bình từ 22 – 55 tuổi Đây là một thuận lợi cho công ty, vì với một đội ngũ lao động này thì môi trường làm việc của công ty khá năng động, thân thiện và có nhiều sáng tạo Nhân viên giữa các phòng ban, bộ phận có tinh thần làm việc cao và có trách nhiệm lớn trong công việc, ý thức làm việc nhìn chung khá tốt, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động
Có thể thấy trong bảng thì từ năm 2021 – 2023 đều có sự phát triển thêm về nhân sự Từ 2021 có 40 nhân sự thì tới 2022 là 44 nhân sự, tốc độ phát triển là 10% và tăng lên 50 nhân sự vào năm 2023 với tốc độ phát triển bình quân là 111,8% Về giới tính thì đa số là nhân viên nam vì tính chất công việc du lịch nên nhân sự nam sẽ đảm bảo về sức khỏe hơn nữ, tuy nhiên tới năm 2023 thì nhân sự nữ đã tăng làm giảm sự chênh lệch nam nữ Về trình độ nhân sự chủ yếu là cao đẳng chiếm phần hơn khi chiếm 70% vào năm 2023
Về tính chất thì đa số là các nhân sự lao động gián tiếp, các nhân sự trực tiếp thường là trong ban lãnh đạo, các trưởng phòng của các phòng ban chính, còn lại đều là nhân sự gián tiếp vì tính chất du lịch là theo mùa, theo tour nên không cần có quá nhiều nhân sự trực tiếp hoạt động, điều hành.
Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH một thành viên Tomo
Cụ thể, tình hình tài sản được thể hiện qua bảng số liệu 2.2
Bảng 2.2 Tình hình tài sản tại Công ty TNHH MTV Tomo Links (2021 – 2023)
Tài sản Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tiền&các khoản TĐ tiền 463.202.033 2.116.599.842 894.547.497 456,95 42,26 138,97
Tài sản ngắn hạn khác 1.040.866.037 902.446.580 578.315.708 86,70 64,08 74,54
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
22 Qua bảng 2.2 ta thấy giá trị tài sản của Tomo biến động cụ thể như sau:
- Tổng tài sản năm 2022 tăng so với năm 2021 là 142.328.061 (VNĐ) với tốc độ phát triển bình quân là 100,68% Năm 2023 so với năm 2022 tăng 793.971.610 (VNĐ) với tốc độ phát triển bình quân là 103,78% Tổng tài sản của Tomo Links có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 102,22% trong 3 năm 2021 – 2023
- Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 101,79% trong 3 năm 2021 – 2023 Cụ thể:
Năm 2022 so với năm 2021 thì tài sản ngắn hạn giảm 836.006.113 (VNĐ) với tốc độ phát triển bình quân là 94,12% Còn năm 2023 tăng 1.351.171.301 (VNĐ) so với năm 2022, với tốc độ tăng trưởng là 110,09%
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 tăng so với năm 2021 là 1.653.397.809 (VNĐ) tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 456,95% Tới năm 2023 thì lượng tiền mặt tại quỹ giảm 1.222.052.345 (VNĐ) với tốc độ phát triển bình quân là 42,26% có thể thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ của công ty tương đối nhiều vào năm 2022, điều này không tốt vì làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả Công ty đã điều chỉnh hợp lý vào năm sau đó Nhìn chung thì tiền và các khoản tương đương tiền của Tomo có xu hướng tăng với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 138,97%
Khoản phải thu KH năm 2022 so với năm 2021 giảm mạnh 2.316.647.992 (VNĐ) tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 78,11% Và năm 2023, khoản phải thu khách hàng đã tăng lên 1.873.255.447 (VNĐ) so với năm 2022, tương ứng tốc độ phát triển bình quân là 122,66% Điều này cho thấy công ty đang kiểm soát được tình hình bị khách hàng chiếm dụng vốn rất tốt Năm 2021 Công ty bị chiếm dụng vốn lớn cũng 1 phần do chính sách hỗ trợ của Công ty cho các đối tác do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid và thị trường đang dần hồi phục, công ty thu hồi các khoản để tránh đọng vốn Tới năm 2023 thì KPT của Công ty tăng là do chính sách công nợ với các đối tác để tăng khả năng cạnh tranh
Hàng tồn kho năm 2022 giảm so với 2021 là 34.336.473 (VNĐ) với tốc độ phát triển bình quân là 98,39% Năm 2023 HTK tăng thêm 1.024.099.071
23 (VNĐ) với tốc độ tăng là 148,66% Điều này cho thấy hàng tồn kho công ty đang đảm bảo mức cung ứng và không lo sợ thiếu hàng
Năm 2022 tài sản ngắn hạn khác giảm 138.419.457 (VNĐ), với tốc độ phát triển bình quân là 86,7% so với năm 2021 Năm 2023 khoản tài sản ngắn hạn khác tiếp tục giảm 324.130.872 (VNĐ) so với năm 2022, tốc độ tăng là 64,08%
- Tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 103,13% qua 3 năm 2021 – 2023 Cụ thể:
Qua bảng phân tích biến động tài sản ta thấy quy mô của TSDH có nhiều sự biến động qua các năm: năm 2022 so với năm 2021 tăng 978.334.174 (VNĐ) với tốc độ tăng là 114,78% Năm 2023 giảm so với năm 2022 là 557.199.691 (VNĐ) với tốc độ tăng là 92,67%, TSDH của Công ty chỉ có TSCĐ Qui mô tài sản giảm chủ yếu là do mức giảm do khấu hao từ TSCĐ
Qua phân tích có thể thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét Tỷ trọng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn có sự thay đổi liên tục trong 3 năm đây là do đặc thù loại sản phẩm của công ty dịch vụ lưu trú, du lịch ngắn hạn Trong tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 97,88% Công ty cần có những điều chỉnh hợp lí về khoản phải thu để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh bị chiếm dụng vốn từ khách hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó công ty đang làm rất tốt trong việc kiểm soát lượng tiền mặt và hàng tồn kho để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty Tiền và các khoản tương đương tiền cũng được kiểm soát rất hợp lý cho thấy khả năng quản trị, kiểm soát của Ban lãnh đạo và các phòng ban của Công ty đang hoạt động rất hiệu quả
Về tình hình nguồn vốn cho thấy TOMO có nguồn lực tài chính cân bằng giữa VCSH và NPT Điều này thể hiện tiềm lực kinh tế rất tốt của công ty, công ty còn mới và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai nếu cân đối tốt nguồn vốn sẵn có và tận dụng tốt đòn bẩy tài chính
Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn tại Công ty TNHH MTV Tomo Links (2021 – 2023)
Người mua trả tiền trước 1.611.719.129 1.915.031.715 950.004.000 118,82 49,61 76,77
Thuế và các khoản phải nộp 2.717.358 14.717.358 794.845 541,61 5,40 54,08
Phải trả người lao động 486.681.953 - - - - -
Vay và nợ thuê tài chính 4.055.811.335 4.968.570.005 6.469.414.404 122,50 130,21 126,30
Lợi nhuận sau thuế chưa PP 13.942.159 449.402.332 1.586.206.182 3223,33 352,96 1066,63 Tổng nguồn vốn 20.847.554.174 20.989.882.235 21.783.853.845 100,68 103,78 102,22
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
25 Qua bảng 2.3 phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy năm 2022 tổng nguồn vốn của công ty so với năm 2021 tăng 142.328.061 (VNĐ) tương ứng với tốc độ tăng là 100,68% và năm 2023 tổng nguồn vốn tăng cao 793.971.6311 (VNĐ) so với năm 2022 tương ứng tăng 103,78% Điều này chứng tỏ công ty đã tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Với TĐPTBQ là 102,22% qua 3 năm 2021 – 2023 thì nguồn vốn của Công ty xu hướng tăng.Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn là do các nhân tố:
- Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 107,56% qua 3 năm
Vốn chủ sở hữu không tăng thêm trong 3 năm từ 2021 – 2023 vẫn giữ nguyên 10.000.000.000 (VNĐ) Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022 tăng so với năm 2021 là 449.402.332 (VNĐ) với tốc độ tăng là 3223,33%, tiếp tục sang đến năm 2023 thì lợi nhuận sau thuế chưa PP tiếp tục tăng 352,96% tương ứng tăng 1.136.803.851 (VNĐ) cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh đang rất ổn định, phát triển tốt
Sau thời gian dịch bệnh ảnh hưởng nặng tới các ngành nghề dịch vụ, du lịch thì Tomo đã phát triển lại ổn định Hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu tích cực khi LNST có dấu hiệu tăng trưởng với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 1066,63% và VCSH của Công ty cũng tăng trưởng qua 3 năm với TĐPTBQ là 107,56%
- Nợ phải trả có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 97,02% trong 3 năm
Nợ phải trả năm 2022 so với 2021 giảm 293.132.112 (VNĐ), với tốc độ tăng trưởng là 97,29%, đến năm 2023 nợ phải trả tiếp tục giảm đi 342.832.240 (VNĐ) với tốc độ tăng trưởng là 96,75% so với năm 2022 Nợ phải trả của Tomo có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 97,02% trong 3 năm 2021 – 2023 Cụ thể các khoản nợ ngắn hạn do các nhân tố:
26 o Phải trả người bán năm 2021 đạt giá trị 4.653.825.183 (VNĐ) năm
2022 với tốc độ tăng là 78,13% so với năm trước đó tương ứng giá trị giảm 1.017.664.358 (VNĐ) còn 3.636.160.825 (VNĐ) Năm 2023 giá trị tiếp tục giảm còn 2.768.287.118 (VNĐ) giảm đi 867.873.707 (VNĐ) với tốc độ tăng là 76,13% so với năm 2022 o Người mua trả tiền trước đạt giá trị 1.611.719.129 (VNĐ) vào năm
2021 giá trị tăng lên 1.915.031.715 (VNĐ) vào năm 2022 đã tăng thêm 303.312.586 (VNĐ) tương ứng tăng thêm 18.82% Năm 2023 người mua trả tiền trước giảm 50.39% còn 950.004.000 (VNĐ) giảm đi 965.027.715 (VNĐ) o Thuế và các khoản phải nộp tăng dần đều qua 3 năm 2021 – 2023 năm
Nhận xét chung về công ty
- Công ty có đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo có trách nhiệm trong công việc
- Cơ cấu lao động của Công ty tương đối hợp lý Trình độ của cán bộ nhân viên cao, từ trình độ trung học phổ thông trở lên Cán bộ quản lý trên 90% có trình độ đại học và trên đại học Dù trong năm 2021 tình hình kinh tế của ngành nói chung và của công ty nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid nhưng Công ty vẫn đảm bảo trả lương theo đúng thời hạn cho người lao động
- Công ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho Công ty để đáp ứng được hoạt động du lịch trong và ngoài nước
- Tận dụng tốt địa bàn để khai thác du lịch: Thiên sơn Suối Ngà, Làng cổ Đường Lâm, Vườn quốc gia Ba vì, Khu Ao Vua.…
- Chính sách của nhà nước mở rộng tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình chính trị
- Công ty còn mới nên nhiều sai sót chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng tham quan du lịch
- Hoạt động xúc tiến chưa có hiệu quả cao số người biết đến và quan tâm sản phẩm công ty còn ít
- Mức thu nhập cho nhân viên chưa đủ cao để giữ chân nhân viên
- Đội ngũ nhân sự còn trẻ nên cá tính và kinh nghiệm chưa đủ để có thể chủ động xử lý, phán đoán các tình huống để đưa ra các giải pháp xử lý tình huống
- Công ty mới thành lập nên khả năng gọi vốn, tận dụng nguồn vốn từ các tổ chức, nhà đầu tư còn hạn chế
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Kết quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Tomo Links
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023 được thể hiện qua bảng số liệu 3.1
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2021, 2022,
2023 ta thấy rằng Công ty đã có nhiều nỗ lực trong kinh doanh, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, xuất phát từ việc lập kế hoạch, lấy khách hàng làm ưu tiên hàng đầu, đến việc tuyển chọn đầu vào đến tiêu chuẩn đầu ra Công ty luôn luôn hướng đến chất lượng hoàn hảo nhất, phục vụ tốt nhất cho khách hàng Với tình hình kinh tế hiện nay, việc áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn là cần thiết để giúp công ty phát triển ổn định ngay cả khi nền kinh tế khủng hoảng, chỉ có nâng cao chất lượng dịch vụ thì công ty mới có thể cạnh tranh với các công ty khác, đặc biệt là trong ngành du lịch
Qua bảng 3.1 ta thấy DTT của Công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 180,35% cụ thể:
Doanh thu thuần năm 2021 của Công ty là 11.435.941.409 đồng Năm
2022 doanh thu thuần tăng 19.629.771.175 đồng và đạt 31.065.712.584 đồng, với tốc độ phát triển là 271,65% Điều này cho thấy Công ty đã phục hồi rất tốt sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của cách ly xã hội dịch bệnh Covid – 19 Doanh thu thuần năm 2023 tăng 6.130.883.232 đồng với tốc độ phát triển là 119,74% so với năm 2022 đạt giá trị là 37.196.595.816 đồng
Về GVHB thì năm 2021 là 6.450.954.212 đồng Năm 2022 GVHB tăng 15.143.830.243 đồng đạt giá trị 21.594.784.455 đồng, tốc độ phát triển là 334,75% GVHB năm 2023 tăng 5.223.997.466 đồng đạt giá trị 26.818.781.921 đồng tương ứng tốc độ phát triển là 124,19% so với năm 2022 GVHB của Công ty qua 3 năm 2021 – 2023 có xu hướng tăng cao với TĐPTB của GVHB là 204% Do các chính sách đẩy mạnh bán hàng đã làm cho DTT tăng, song song với đó là GVHB cũng tăng theo Tuy nhiên tốc độ tăng của GVHB đang tăng cao hơn so
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
7 Chi phí HĐ tài chính 71.925.828 265.919.332 420.088.426 369,70 157,98 241,67
31 với tốc độ tăng của DTT và Công ty cần có phương án tối ưu hóa chi phí để gia tăng lợi nhuận để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Về DT HĐ tài chính thì năm 2021 là 1.987.066 đồng Năm 2022 thì giảm 100% tương ứng giảm 1.987.066 đồng Năm 2023 không có dấu hiệu tăng, điều này thể hiện Công ty không có quá nhiều tiền trong tài khoản công ty, đa số là tiền mặt có tính thanh khoản nhanh, điều này thể hiện khả năng thanh khoản tốt
Về CP HĐ tài chính có thể thấy năm 2021 có giá trị 71.925.828 đồng Năm 2022 giá trị tăng lên thành 265.919.332 đồng tương ứng tăng thêm 193.993.504 đồng, với tốc độ tăng trưởng là 369,71% Điều này thể hiện công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính sau chuỗi ngày khó khăn của dịch bệnh để phát triển công ty, năm 2023 tiếp tục tăng thêm 154.169.094 đồng đạt giá trị 420.088.426 đồng, tương ứng tăng so với năm 2022 là 157,98% Tốc độ phát triển BQ của CP HĐ tài chính qua 3 năm 2021 - 2023 là 241,67% Công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính tuy nhiên Công ty cũng phải đảm bảo có khả năng chi trả tiền lãi để tránh áp lực tài chính
Về CP kinh doanh năm 2021 Tomo Links có tổng chi phí kinh doanh là 4.895.809.734 đồng con số này tăng lên thành 8.634.139.479 đồng, tăng giá trị thêm 3.738.329.745 đồng với tốc độ tăng trưởng là 176,36% Năm 2023 giảm 668.825.503 đồng còn 7.965.313.976 đồng, với tốc độ tăng là 92,25% Điều này cho thấy công ty kiểm soát rất tốt chi phí trong quá trình kinh doanh Chi phí kinh doanh có xu hướng tăng với tốc độ phát triển BQ 3 năm 2021 – 2023 là 127,55% Do sau dịch bệnh Công ty phải đẩy mạnh xúc tiến bán hàng để thu hút khách du lịch, vì vậy chi phí tăng lên đột biến từ 2021 – 2022 Sang tới năm
2023 để duy trì lượng khách ổn định thì Công ty vẫn phải đẩy mạnh truyền thông để thu hút thêm tệp khách hàng mới để gia tăng doanh số và lợi nhuận
Về chi phí khác năm 2021 có giá trị là 1.811.002 đồng, năm 2022 là 9.116.403 đồng tăng 7.305.401 đồng tương ứng mức tăng 503,39% Sang tới năm 2023 tăng thêm 537.362 đồng tương ứng tăng 105,89% và đạt giá trị là 9.653.765 đồng Tốc độ phát triển bình quân 3 năm 2021 – 2023 là 230,88%
Về LNST thì công ty có bước đột phá sau thời gian dịch bệnh Năm 2021 lợi nhuận thu về chỉ có 13.942.159 đồng nhưng con số này tăng lên 435.460.173 đồng và đạt giá trị 449.402.332 đồng, với tốc độ tăng trưởng là 3223,33% Con số tiếp tục tăng lên 1.136.803.851 đồng vào năm 2023 và đạt giá trị 1.586.206.182 đồng, tương ứng tốc độ tăng thêm là 352,96% LNST 3 năm 2021 – 2023 của Tomo Links có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 1066,63%
Có thể thấy sau thời gian khó khăn dịch bệnh Covid – 19 thì Tomo Links đã có bước đột phá rất tốt trong quá trình kinh doanh Kết quả kinh doanh đạt bước tiến lớn khi doanh thu cũng như lợi nhuận đều đột phá Tốc độ phát triển qua các năm đều mạnh và vẫn chưa có dấu hiệu giảm Ngành du lịch vẫn đang là ngành có tốc độ phát triển kinh tế tốt, công ty đang tận dụng tốt các điểm du lịch ở khu vực để khai thác dòng tiền ổn định giúp công ty duy trì và phát triển.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Theo bảng 3.3 có thể thấy hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH MTV Tomo Links đạt hiệu quả qua các chỉ tiêu:
Sức sản xuất 1 đồng VKD của Công ty năm 2021 là 0,4689, có nghĩa là trong 1 đồng VKD trong kỳ mà Công ty bỏ ra có thể thu về được 0,4689 đồng DTT Năm 2022 chỉ tiêu tăng lên 1,1084, tăng thêm 0,6394 với tốc độ tăng là 236,36% Năm 2023 tăng thêm 0,1874 và đạt giá trị 1,2958 với tốc độ tăng là 116,90% Thể hiện năm 2022 trong kỳ kinh doanh Công ty bỏ ra 1 đồng VKD sẽ thu về được 1,1084 đồng DTT và năm 2023 thu về 1,2958 đồng Với TĐPTBQ
3 năm 2021 – 2023 là 166,23%, sức sản xuất 1 đồng VKD đang có xu hướng tăng và hiệu quả kinh doanh đang có dấu hiệu tích cực
Sức sản xuất tổng chi phí của Công ty năm 2021 là 1,0014 có nghĩa là trong 1 đồng Tổng chi phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ sẽ thu về được 1,0014 đồng DTT Chỉ tiêu có xu hướng tăng nhẹ với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 102,71% Cụ thể, tốc độ tăng năm 2022/2021 là 103,78%, tăng từ 1,0014 lên 1,0184 và năm 2023/2022 là 101,65%, tăng từ 1,0184 lên 1,0563 Cho thấy năm
Bảng 3.2 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp tại công ty (2021 – 2023)
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Năm 2022 so với 2021 Năm 2023 so với 2022
(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT – BCTC Tomo Links 2021 – 2023)
2022 trong 1 đồng Tổng chi phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ sẽ thu về được 1,0184 đồng DTT và năm 2023 thu về 1,0563 đồng DTT
Tỷ suất LN/Tổng chi phí có xu hướng tăng cao với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 607,44% Cụ thể, năm 2021 chỉ tiêu này đạt giá trị 0,0012 có nghĩa là trong 1 đồng Tổng chi phí trong kỳ kinh doanh của Công ty bỏ ra sẽ thu về được 0,0012 đồng LNST, năm 2022 tăng thêm 0,0135 và đạt giá trị 0,0147 với tốc độ phát triển là 1206,80%, năm 2023 tăng thêm 0,0303 so với năm 2022 và đạt giá trị 0,0450 với tốc độ phát triển là 305,75% Cho thấy năm
2022 trong 1 đồng Tổng chi phí trong kỳ kinh doanh của Công ty bỏ ra sẽ thu về được 0,0147 đồng LNST và năm 2023 thu về 0,0450 đồng LNST
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2021 của Công ty là 0,0012 có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu mà Công ty thu về trong kỳ sẽ có 0,0012 đồng LNST Chỉ tiêu tăng lên 0,0145 vào năm 2022, tăng thêm 0,0132 với tốc độ phát triển là 1186,58% Năm 2023 ROS tăng lên 0,0553 tăng thêm 0,282 với tốc độ phát triển là 294,78% Có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu mà Công ty thu về trong năm 2022 sẽ có 0,0145 đồng LNST và năm 2023 sẽ thu được 0,0553 đồng LNST ROS của Công ty có xu hướng tăng cao với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 591,42%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2021 của Công ty là 0,0007 có nghĩa là trong 1 đồng Tổng tài sản mà Công ty bỏ ra sẽ thu về được 0,0007 đồng LNST Năm 2022 ROA tăng thêm 0.0208 với tốc độ tăng trưởng là 3004,87% đạt giá trị 0,0215 Năm 2023 tiếp tục tăng thêm 0,0527 với tốc độ tăng trưởng là 345,23% đạt giá trị 0,0742 Có nghĩa là trong 1 đồng Tổng tài sản mà Công ty bỏ ra vào năm 2022 sẽ thu về được 0,0215 đồng LNST và năm 2023 thu về được 0,0742 đồng LNST ROA có TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 1018,52%
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) năm 2021 của Công ty là 0,0014 có nghĩa là trong 1 đồng VCSH mà Công ty bỏ ra sẽ thu về được 0,0014 đồng LNST Năm 2022 ROE tăng thêm 0,0425 với tốc độ tăng trưởng là 3131,80%
35 đạt giá trị 0,0439 Năm 2023 tiếp tục tăng thêm 0,0930 với tốc độ tăng trưởng là 311,69% đạt giá trị 0,1369 Có nghĩa là trong 1 đồng VCSH mà Công ty bỏ ra vào năm 2022 sẽ thu về được 0,0439 đồng LNST và năm 2023 thu về được 0,1369 đồng LNST ROE có TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 988,01%
3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận
3.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động
Theo bảng 3.4, có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH MTV Tomo Links đạt hiệu quả qua các chỉ tiêu:
Năng suất LĐBQ của Công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 – 2023 là 161,31% Cụ thể năm 2021 năng suất LĐBQ của Công ty là 285.898.535 (VNĐ/người) có nghĩa là trung bình 1 người lao động ở Công ty có thể tạo ra 285.898.535 đồng DTT trong 1 kỳ kinh doanh của Công ty Năm 2022 tăng đột phá đạt giá trị 706.038.922 (VNĐ/người), tăng thêm 420.140.387 (VNĐ) với tốc độ tăng trưởng là 246,95% Năm 2023 năng suất LĐBQ tăng thêm 37.892.994 (VNĐ) với tốc độ tăng trưởng là 105,37% đạt giá trị 743.931.916 (VNĐ/người) Có nghĩa là năm 2022 trung bình 1 người lao động ở Công ty có thể tạo ra 706.038.922 đồng DTT trong kỳ kinh doanh của Công ty và năm 2023 có thể tạo ra 743.931.916 đồng DTT
Sức sinh lời của LĐ năm 2021 là 348.554 (VNĐ/người) có nghĩa là trong 1 kỳ kinh doanh của Công ty thì trung bình 1 người lao động có thể tạo ra 348.554 đồng LNST Năm 2022 sức sinh lời của LĐ tăng thêm 9.865.135 (VNĐ) với tốc độ tăng trưởng là 2930,30% và đạt giá trị là 10.213.689 (VNĐ/người) Năm 2023 tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng là 310,60% tăng thêm 21.510.434 (VNĐ) và đạt giá trị là 31.724.124 (VNĐ/người) Có nghĩa là trong 1 kỳ kinh doanh năm 2022 của Công ty thì trung bình 1 người lao động có thể tạo ra 10.213.689 đồng LNST và năm 2023 có thể tạo ra 31.724.124 đồng LNST Sức sinh lời của LĐ có xu hướng tăng qua 3 năm 2021 – 2023 với TĐPTBQ là 954,03%
Bảng 3.3 Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty (2021 – 2023)
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Năm 2022 so với 2021 Năm 2023 so với 2022
6 Sức sinh lời của LĐ
(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT – BCTC Tomo Links 2021 – 2023)
Hiệu suất tiền lương năm 2021 có giá trị là 5,55 đồng có nghĩa là 1 đồng tiền lương mà Công ty chi trả sẽ tạo ra 5,55 đồng DTT trong 1 kỳ kinh doanh Năm 2022 hiệu suất tiền lương tăng thêm 1,24 với tốc độ tăng trưởng là 122,32% đạt giá trị 6,79 Năm 2023 tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng là 117,78%, tăng thêm 1,21 so với năm 2022 và đạt giá trị là 7,99 Có nghĩa là trong năm 2022 cứ mỗi 1 đồng tiền lương mà Công ty chi trả sẽ tạo ra 6,79 đồng DTT và năm 2023 sẽ tạo ra 7,99 đồng DTT Hiệu suất tiền lương qua 3 năm
2021 – 2023 có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 120,03%
LN trên tiền lương có xu hướng tăng cao qua 3 năm 2021 – 2023 với TĐPTBQ là 709,88% Cụ thể năm 2021 có giá trị là 0,01 có nghĩa là 1 đồng tiền lương mà Công ty chi trả sẽ tạo ra 0,01 đồng LNST trong kỳ kinh doanh năm
2021 Năm 2022 tăng thêm 0,09 với tốc độ tăng trưởng là 1451,38% và đạt giá trị là 0,1 Tiếp tục tăng trưởng 347,2% vào năm 2023 LN trên tiền lương của Công ty tăng thêm 0,24 và đạt giá trị là 0,34 Có nghĩa là trong kỳ kinh doanh năm 2022 cứ 1 đồng tiền lương mà Công ty chi trả sẽ tạo ra 0,1 đồng LNST và năm 2023 tạo ra 0,34 đồng LNST
3.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Theo bảng 3.5 có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH MTV Tomo Links đạt hiệu quả qua các chỉ tiêu:
- Sức sản xuất VCĐ năm 2021 có giá trị là 2,341 có nghĩa là trong 1 đồng VCĐ mà Công ty bỏ ra trong 1 kỳ kinh doanh sẽ tạo ra 2,341 đồng Tổng
DT Năm 2022 chỉ số tăng thêm 2,118 lên thành 4,459 với tốc độ tăng trưởng 190,50% so với năm trước đó Chỉ số tiếp tục tăng lên 5,082 vào năm 2023, tăng 0,623 với tốc độ tăng trưởng 113,96% Điều này thể hiện trong năm 2022 trong
1 đồng VCĐ Công ty bỏ ra sẽ tạo ra được 4,459 đồng DTT, năm 2023 sẽ tạo ra 5,082 đồng Sức sản xuất VCĐ có xu hướng tăng qua 3 năm 2021 – 2023 với TĐPTBQ là 147,34% Điều này cho thấy Công ty tận dụng tốt nguồn VCĐ và không lãng phí tài sản nào để kinh doanh, giúp quá trình kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất
Bảng 3.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty (2021 – 2023)
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Năm 2022 so với 2021 Năm 2023 so với 2022
(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT – BCTC Tomo Links 2021 – 2023)
- Sức sinh lời VCĐ năm 2021 có giá trị là 0,003, con số tăng lên thành 0,063 vào năm 2022, tăng 0,06 với tốc độ tăng trưởng là 2215,19% Và tiếp tục tăng vào năm 2023 đạt giá trị 0,217 tăng 0,153 so với năm 2022 với tốc độ tăng trưởng là 342,81% Điều này có nghĩa là trong 1 đồng VCĐ Công ty bỏ ra trong quá trình kinh doanh sẽ tạo ra 0,003 đồng LNST vào năm 2021, và năm 2022 sẽ tạo ra 0,063 đồng LNST Năm 2023 thì Công ty cứ bỏ ra 1 đồng VCĐ sẽ tạo ra 0,217 đồng LNST Chỉ tiêu có xu hướng tăng với TĐPTBQ qua 3 năm 2021 –
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.3.1 Các yếu tố thuộc doanh nghiệp
3.3.1.1 Yếu tố lao động của Công ty
- Con người là yếu tố giúp các khu du lịch phát triển hơn Đặc biệt ở Tomo thì người dân xung quanh người lao động đều rất nhiệt tình và thân thiện Các du khách nước ngoài cũng như trong nước đều rất thích tích cách của các bạn hướng dẫn viên, người dân khu vực quanh đây Đây cũng là yếu tố giúp giữ chân khách hàng và giúp nhiều du khách có thiện cảm để quay lại khu du lịch nhiều hơn
- Bên cạnh đó thì lực lượng lao động ở Tomo đều trẻ trung, năng động nên tạo ra được không khí náo động, cuồng nhiệt Các sự kiện, tour du lịch đều tràn ngập tiếng cười Điều này giúp cho khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ và giúp khách hàng nhớ tới khu du lịch
3.3.1.2 Quy mô vốn kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty
- Quy mô của Công ty cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh khi Công
42 ty TNHH MTV Tomo Links là Công ty mới thành lập, quy mô còn nhỏ nên khó có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các nhà đầu tư Công ty chỉ có thể huy động vốn từ ngân hàng với các BĐS hiện hữu Tuy nhiên, lãi từ ngân hàng cũng thả nổi rất cao có thể gây áp lực tài chính cho Công ty trong giai đoạn kinh tế khó khăn kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi
- Bộ máy quản lý của Công ty còn đơn giản mặc dù các phòng ban đều được phân chia rõ ràng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể kiểm soát được Đặc biệt là các cơ chế lương, chi trả hoa hồng cho hướng dẫn viên, cộng tác viên
3.3.1.3 Cơ sở vật chất của Công ty
- Công ty có nguồn lực tài chính ổn định, cơ sở vật chất của Công ty TNHH một thành viên Tomo Links bao gồm: xe điện du lịch, xe đạp, bãi đỗ xe, khu vực văn phòng, mặt sân bãi được trải bê tông nhựa, có đầy đủ hệ thống thoát nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, 7 villa, 3 căn biệt thự, bể bơi,… Rất rộng, thoáng và nhiều phân khu theo chủ đề cho khách lựa chọn phong cách Công ty có thể tiếp đón được lượng lớn khách du lịch lên tới 1000 người/tour
3.3.2 Các yếu tố bên ngoài
- Khí hậu và môi trường là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch Thời điểm thời tiết không ổn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm của du khách cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty Thời điểm thời tiết ổn định sẽ giúp du khách có nhiều trải nghiệm tốt Công ty cũng đảm bảo chất lượng dịch vụ hơn
- Tình hình chính trị là yếu tố ảnh hưởng tới giao lưu văn hóa Đa số du khách tới du lịch danh lam thắng cảnh Việt Nam là khách nước ngoài Họ tới tìm hiểu văn hóa vẻ đẹp của Việt Nam qua các trung tâm du lịch Vì vậy tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện cho người nước ngoài tới Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế toàn ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng
- Giao thông cũng là yếu tố giúp cho du khách dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu được nhiều về di tích thắng cảnh của du khách Giao thông thuận tiện giúp
43 du khách đi được nhiều hơn di chuyển dễ dàng hơn để trải nghiệm tốt hơn ở các khu du lịch
- Du lịch có môi trường cạnh tranh rất khốc liệt về dịch vụ, cho dù có lợi thế về vị trí, địa hình tốt nhưng Tomo vẫn yếu thế hơn so với các Công ty cùng khu vực về mặt chất lượng dịch vụ vì Công ty còn mới chưa đủ sức cạnh tranh thị phần trong khu vực Khả năng nhận diện thương hiệu còn kém, giá dịch vụ cũng không thấp hơn so với các dịch vụ cùng loại trong khu vực nên chưa có khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng Bên cạnh đó thì lực lượng lao động còn trẻ nên thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống phát sinh ngoài dẫn tới nhiều vấn đề không hay xảy ra trong khu du lịch gây ảnh hưởng tới nhiều khách du lịch khác.
Nhận xét chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua nhiều năm hoạt động công ty TNHH một thành viên Tomo Links đã tiếp nhiều đoàn khách nước ngoài đến tìm hiểu văn hoá Việt Nam Họ để lại cho xã hội Việt Nam những nguồn thu lớn và qua việc giao lưu văn hoá đã tạo cho nhân dân hiểu biết thêm về văn hoá của một số nước Ngoài ra Công ty còn tổ chức những cuộc giao lưu giữa khách và các cơ sở tại những điểm du lịch nhằm mục đích giao lưu học hỏi tạo mối quan hệ mật thiết với khách nhằm để lại những ấn tượng tốt về Việt Nam đối với khách du lịch Qua việc tổ chức đó đã tạo được nhiều thành quả như thu hút được sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam Thông qua việc đi du lịch tại Việt Nam của các khách nước ngoài đã có rất nhiều thư giao dịch của các doanh nghiệp từ nhiều nước gửi đến Công ty muốn Công ty giới thiệu bạn hàng tìm kiếm cơ hội kinh doanh phát triển quan hệ kinh tế thương mại hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ hợp tác khoa học kỹ thuật tổ chức các hội thảo hội chợ triển lãm tại Việt Nam và nước ngoài Vì vậy Công ty là chiếc cầu nối cho mọi quan hệ đem lại lợi ích cho quốc gia
Công ty đã gây ấn tượng cho khách du lịch và đem lại niềm tin cho khách
44 Ngoài ra Công ty còn tạo điều kiện cho một số tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về thị trường Việt Nam Công ty đã giúp đỡ tận tình trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu của tổ chức đó Chính vì đã có nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài muốn giúp đỡ các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức như: hợp tác dạy nghề hợp tác lao động tổ chức xí nghiệp thu hút công nhân và các hình thức thích hợp khác Công ty ý thức được trách nhiệm của mình muốn làm nhịp cầu nối đáng tin cậy cho bạn hàng gần xa để hiểu nhau hơn hợp tác rộng rãi hơn thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển theo chính sách đổi mới của đất nước
Về kinh doanh thì Công ty có sự đột phá sau thời gian giãn cách xã hội bởi dịch bệnh đặc biệt là khoảng thời gian 2021 – 2022 doanh thu, lợi nhuận đều có sự đột phá với tốc độ tăng trưởng cao Bên cạnh đó các chỉ tiêu tài chính kiểm soát rất ổn định và thể hiện năm 2023 đang có dấu hiệu phục hồi và cố chiều hướng phát triển tích cực Điều này cho thấy hiệu quả trong kinh doanh khi ban lãnh đạo của Công ty có chiến lược thúc đẩy bán hàng tốt, tận dụng tốt các khu du lịch để thu hút khách hàng tới tham quan du lịch và sử dụng dịch vụ giúp Công ty phát triển
Về các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp qua phân tích đều có xu hướng tăng và phát triển tích cực khi liên tiếp đạt đột phá qua 3 năm 2021 –
2023 Điều này thể hiện Công ty đang tận dụng tốt các nguồn lực có sẵn để đạt hiệu quả kinh doanh tốt Thể hiện qua các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS đều có tốc độ tăng trưởng qua 3 năm 2021 – 2023 rất cao
Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động qua phân tích có thể thấy số lượng người lao động đang tăng, thu nhập cho người lao động cũng khá ổn định Vì vậy Công ty đã đạt được thành công khi mỗi đồng lương chi trả và mỗi người lao động đều tích cực thúc đẩy bán hàng tăng doanh thu và phát triển Công ty tốt hơn
Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ qua phân tích cho thấy Công ty đang tận dụng rất hiệu quả VCĐ qua các chỉ tiêu có xu hướng tăng và kiểm soát tốt để
45 nâng cao hiệu quả kinh doanh
Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ cũng có xu hướng tăng đặc biệt là vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ đang dần gia tăng giúp Công ty xoay vòng vốn tốt hơn, số ngày luân chuyển vốn để xoay vòng kinh doanh càng rút ngắn đi Công ty tiếp tục phát huy và kiểm soát tốt các chỉ số để hiệu quả kinh doanh tích cực hơn và nhanh chóng mở rộng quy mô trong ngành du lịch.
Bên cạnh những thành tựu trên công ty TNHH một thành viên Tomo Links vẫn còn một số hạn chế về đảm bảo chất lượng chương trình du lịch Mặc dù ban điều hành quản lý đã đưa ra nhiều chính sách nhằm cải thiện chất lượng chương trình du lịch tạo ra chất lượng dịch vụ mới nhưng chất lượng chương trình đôi khi vẫn chưa được tốt đặc biệt vào những dịp cao điểm Do công ty chưa có sự đào tạo chuyên nghiệp cụ thể cho cán bộ nhân viên và các hướng dẫn viên Do có nguồn cộng tác viên bên ngoài nên trong cách thuyết minh và làm việc chưa có quy trình như nhau Vì mỗi cá nhân cộng tác viên đều có các quy trình hướng đi đến phong cách khác nhau nên không có sự đồng đều như nhau
Văn phòng công ty nhỏ và đội ngũ lãnh đạo mới, trang thiết bị chưa quá hiện đại nên còn nhiều hạn chế trong việc quản lý nhân sự để phân tích khách hàng tiềm năng
Công ty chưa kiểm soát tốt để hạ giá thành sản phẩm dịch vụ cung cấp GVHB vẫn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu
Hoạt động marketing còn yếu khiến việc mở rộng khách hàng còn hạn chế Tuy công ty dễ dàng tìm kiếm được hướng dẫn viên ngoài cho các chương trình của mình nhưng có thể gặp trường hợp khách hàng đã từng gặp hướng dẫn viên cho công ty khác, trình độ của hướng dẫn viên chưa được đánh giá đầy đủ nhất có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu của công ty của chương trình du lịch
Bên cạnh về vấn đề vận hành thì Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn từ các đối tác, khách hàng vì khoản phải thu khách hàng đang rất cao so với quy mô của Công ty Năm 2023 khoản phải thu đạt tới 10,141,243,606 (VNĐ) chiếm gần 50% so với Tổng tài sản là 21,783,853,845 (VNĐ) Cho thấy Công ty
46 đang bị chiếm dụng vốn gây ảnh hưởng tới dòng tiền làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Có thể thấy Công ty có khoản nợ và cho thuê tài chính rất cao vào năm 2023 là 6,469,414,404 (VNĐ) điều này sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, dễ gây sự rủi ro cho Công ty trong trường hợp phát sinh đột xuất của thiên nhiên: thiên tai, dịch bệnh, bão,… khi bị hạn chế kinh doanh sẽ không đủ khả năng trả nợ Đặc biệt, chi phí hoạt động tài chính của Công ty lên tới 420,088,426 (VNĐ) vào năm 2023, các khoản tiền lãi vay này đang ăn mòn vào lợi nhuận của Công ty
Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ thì kỳ luân chuyển vốn của Công ty vẫn còn cao, đặc biệt là năm 2021 dịch bệnh gây khó khăn cho ngành du lịch nói chung và Tomo Links nói riêng đã làm kỳ luân chuyển VLĐ của Công ty lên tới 100 ngày Tuy nhiên tới năm 2022 kỳ luân chuyển vốn của Công ty đã rút ngắn còn 37 ngày và năm 2023 rút ngắn còn 36 ngày
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế Đội ngũ nhân viên của công ty là những người trẻ trong lĩnh vực hoạt động du lịch nên họ có những quyết định mang tính chất cá nhân mà đôi khi quên đi những lợi ích chung của tập thể