1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022

69 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER GR SPORT 2022
Tác giả Tạ Văn Duẩn
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Tùng
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận thuộc hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 .....  Đảm bảo tính điều khiển và tính chuyển động của xe tốt nga

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN KHÓA LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER GR SPORT

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm đề tài tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã luôn quan tâm và giúp đỡ em Đặc biệt là thầy Trần Văn Tùng đã tạo điều khiện và giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và viết

đề tài của mình

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của em còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi còn có những khuyết điểm, kính mong thầy, cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống treo phụ thuộc 3

Hình 1.2 Hệ thống treo độc lập 4

Hình 1.3 Hệ thống treo MacPherson (1 càng chữ A) 5

Hình 1.4 Treo tay đòn kép (2 càng chữ A) 5

Hình 1.5 Hệ thống treo đa liên kết 6

Hình 1.6 Các chi tiết trong hệ thống treo 7

Hình 1.7 Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô 13

Hình 1.8 Bộ phận giảm chấn 14

Hình 1.9 Giảm xóc bị chảy dầu 15

Hình 1.10 Chảy dầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng của hệ thống treo 16

Hình 1.11 Áp suất lốp cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, đặc biệt là hê thống treo 17

Hình 2.1 Xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 18

Hình 2.2 Nội thất xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 19

Hình 2.3 Tính năng an toàn nâng cao Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 20

Hình 2.4 Vị trí các bộ phận của hệ thống treo khí điện tử 21

Hình 2.5 Vị trí các công tắc 22

Hình 2.6 Công tắc giảm chấn 23

Hình 2.7 Mạch công tắc RLC 23

Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý điều khiển độ cao xe 24

Hình 2.9 Vị trí lắp các van điều khiển 24

Hình 2.10 Vị trí công tắc điển khiển đô cao 25

Hình 2.11 Công tắc ON/OFF điều khiển độ cao 25

Hình 2.12 Vị trí đèn báo chấn và đèn báo chiều cao xe 26

Hình 2.13 Vị trí các cảm biến 27

Hình 2.14 Cảm biến góc xoay vô lăng 28

Hình 2.15 Cảm biến điều chỉnh chiều cao 29

Hình 2.16 Cảm biến giảm tốc 30

Trang 4

Hình 2.17 Vị trí ECU/Bộ chấp hành 30

Hình 2.18 ECU của EMS/hệ thống treo 31

Hình 2.19 Bộ kích hoạt điều khiển hệ thống treo 32

Hình 2.20 Bộ chấp hành điều khiển hệ thống treo 32

Hình 2.21 Sơ đồ nguyên lý 33

Hình 2.22 Sơ đồ mạch điện điều khiển 34

Hình 2.23 Cấu tạo xy lanh khí nén cùng bộ giảm chấn 35

Hình 2.24 Nguyên lý làm việc của xy lanh khí nén 36

Hình 2.25 Ba chế độ làm việc của xy lanh khí nén 36

Hình 2.26 Chế độ làm việc của lực giảm chấn mềm 37

Hình 2.27 Chế độ làm việc của lực giảm chấn trung bình 37

Hình 2.28 Chế độ làm việc của lực giảm chấn cứng 38

Hình 2.29 Vị trí các buồng khí và van khí 38

Hình 2.30 Độ cứng làm việc khi ở chế độ treo mềm 39

Hình 2.31 Độ cứng làm việc khi ở chế độ treo cứng 39

Hình 2.32 Cấu tạo cụm máy nén khí và thiết bị làm khô 39

Hình 2.33 Cấu tạo van điều chỉnh chiều cao 40

Hình 3.1 Các chức năng chẩn đoán và an toàn 49

Hình 3.2 Nối cực E1 và TC 50

Hình 3.3 Đèn báo ở chế độ bình thường 50

Hình 3.4 Xóa mã chuẩn đoán bằng cách tháo cầu chì 53

Hình 3.5 Xóa mã lỗi bằng cách tháo các chân của giắc điều khiển độ cao 53

Hình 3.6 Kiểm tra thông mạch của công tắc 54

Hình 3.7 Sơ đồ mạch điện kiểm tra cảm biến lái 55

Hình 3.8 Vị trí kiểm tra các cực công tắc đèn phanh 55

Hình 3.9 Kiểm tra tình trạng điều khiển lực giảm chấn 56

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Chế độ làm việc của 2 công tắc NORM và SPORT 10

Bảng 1.3: Chế độ làm việc của công tắc NORM và HIGH 10

Bảng 3.1 Kiểm tra hệ thống treo 44

Bảng 3.2: Mã lỗi và khu vực hư hỏng 51

Bảng 3.3: Kiểm tra công tắc LRC 54

Bảng 3.4: Kiểm tra vị trí công tác đèn phanh 55

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC HÌNH ii

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống treo hiện nay 2

1.1.1 Nhiệm vụ 2

1.1.2 Yêu cầu 2

1.1.3 Phân loại 3

1.2 Sự phát triển của hệ thống treo ô tô hiện nay 11

1.3 Một số công trình nghiên cứu về hệ thống treo 12

1.4 Một số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống treo 13

1.4.1 Bộ phận dẫn hướng: 13

1.4.2 Bộ phận đàn hồi: 13

1.4.3 Bộ phận giảm chấn: 14

1.4.4 Bánh xe: 17

1.4.5 Thanh ổn định: 17

CHƯƠNG 2 18

NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER GR SPORT 2022 18

2.1 Giới thiệu về xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 18

2.1.1 Toyota land cruiser gr phiên bản thể thao 18

2.1.2 Thông số kỹ thuật land cruiser gr sport 18

2.1.3 Đặc trưng 18

2.1.4 Ngoại thất và nội thất 19

2.1.5 Tính năng an toàn nâng cao 20

2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 21

2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 21

2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận thuộc hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 22

Trang 7

2.3 Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022, so sánh với một số hệ thống treo thông dụng

hiện nay 41

2.3.1 Ưu nhược điểm của các loại hệ thống treo hiện nay 41

2.3.2 Ưu nhược điểm của hệ thống treo khí điện tử 43

CHƯƠNG 3 44

LẬP QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỂU KHIỂN ĐIỆN TỬ 44

3.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật trong kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo 44

3.2 Những hư hỏng thường gặp của hệ thống treo khí điều khiển điện tử 45

3.2.1 Rò rỉ khí nén 45

3.2.2 Máy nén khí hoạt động liên tục 45

3.2.3 Hệ thống treo không điều chỉnh đúng chiều cao 46

3.2.4 Hư hỏng bộ điều khiển điện tử (ECU) 46

3.2.5 Hư hỏng cảm biến 46

3.2.6 Túi khí bị xẹp hoặc hỏng 47

3.2.7 Lò xo khí bị mòn hoặc hư hỏng 47

3.2.8 Sự tắc nghẽn trong đường không khí 47

3.2.9 Sự không nhất quán của hệ thống 48

3.3 Các chức năng chẩn đoán và an toàn 49

3.3.1 Chức năng chẩn đoán: 50

3.3.2 Chức năng an toàn 54

3.4 Các dấu hiệu hư hỏng báo hiệu cho người dùng 56

3.5 Phương pháp chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống treo 57

3.5.1 Phương pháp chẩn đoán: 57

3.5.2 Phương pháp Bảo dưỡng: 57

3.6 Quy trình sửa chữa hệ thống treo khí nén điện tử 58

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 61

1 Kết luận 61

2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM THẢO 62

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay ô tô đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, chúng được sử dụng để vận chuyển hành khách, hàng hóa và nhiều nhiệm vụ khác Với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng giao lưu, hội nhập quốc tế trong sản xuất và đời sống, giao thông vận tải luôn là lĩnh vực kinh tế, công nghệ được các nước ưu tiên

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp

ô tô đã có những bước tiến vượt bậc về thành tựu công nghệ Các khả năng được cải tiến, cải tiến và nâng cao nhằm đáp ứng các mục tiêu chính là tăng năng suất, tốc độ, tải trọng, cải thiện tính kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu, giảm cường độ lao động của người lái xe và tăng tiện nghi cho hành khách Ngày nay, ô tô tích hợp nhiều công nghệ, hệ thống giúp người dùng có được những trải nghiệm thoải mái nhất Điều này đòi hỏi tất cả các hệ thống của ô tô phải hoạt động trơn tru như hệ thống điện, điện tử, hệ thống treo, động cơ Hệ thống khung gầm

Vậy sau đây là những điều cần biết về hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng: xe Toyota Land Cruiser Gr Sport 2022

 Phạm vi nghiên cứu: hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

3 Mục tiêu

 Tìm hiểu về sự phát triển các hệ thống treo trên ô tô hiện nay

 Tìm hiểu xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

 Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng hệ thống treo xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

4 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp lý thuyết: Tìm hiểu tổng quan về xe và phân tích các tiêu chuẩn và tài liệu hiện hành đã được công bố

 Phương pháp thực tế: Quan sát, kiến tập tại xưởng thực tập

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống treo hiện nay

1.1.1 Nhiệm vụ

Hệ thống treo là một hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ

xe, liên kết ở đây là liên kết đàn hồi Hệ thống treo có những chức năng chính sau:

 Đỡ thân xe lên cầu xe, cho phép bánh xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng với vỏ xe hoặc khung xe Hạn chế những chuyển động không mong muốn khác của bánh xe như: chuyển động lắc ngang hay lắc dọc của bánh xe

 Những bộ phận của hệ thống treo làm nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt những dao động, rung động, va đập từ mặt đường truyền lên đảm bảo tính êm dịu trong chuyển động của bánh xe

 Hệ thống treo còn có nhiệm vụ truyền lực và mômen giữa bánh xe và khung xe: bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng xe, phản lực từ trường), lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực đẩy với khung vỏ) lực ngang (lực ly tâm, lực gió bên hoặc phản lực ngang …), mômen chủ động hoặc mômen phanh

 Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe (xe chạy trên đường tốt hay các loại đường khác nhau)

 Bánh xe có thể dịch chuyển trong một giới hạn nhất định

 Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và động lực học của chuyển động bánh xe

 Không gây tải trọng tại các mối liên kết với khung hoặc vỏ

Có độ tin cậy lớn, độ bền cao và không gặp hư hỏng bất thường

1.1.2 Yêu cầu

 Hệ thống treo phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng

kỹ thuật của xe như trên đường tốt hoặc có thể chạy trên nhiều địa hình khác nhau

 Bánh xe phải đảm bảo khả năng linh hoạt trong một phạm vi giới hạn

 Quan hệ động học bánh xe phải hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống treo làm mềm dịch chuyển theo phương thẳng đứng nhưng không ảnh hưởng đến quan hệ động học và động lực học của bánh xe theo phương dịch chuyển

 Không gây các tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung vỏ xe

 Hệ thống treo phải có độ bền cao, độ tin cậy sử dụng lớn, trong điều kiện

sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật không gây ra những hư hỏng bất thường

 Đảm bảo giá thành thấp, mức độ phức tạp liên kết không quá lớn

 Có khả năng chống rung, chống ồn từ bánh xe lên thùng xe, vỏ xe tốt, nâng cao tiện nghi cho xe

Trang 10

 Đảm bảo tính điều khiển và tính chuyển động của xe tốt ngay cả khi ở

Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh xe được đặt trên một dầm cầu liền

số 3, trong bộ phận giảm chấn số 1 và bộ phận đàn hồi số 2 đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền đó Do đó sự dịch chuyển của bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ gây nên chuyển vị nào đócủa bánh xe bên kia

Đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc là các bánh xe lắp trên một dầm cầu cứng Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, còn trong trường hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần là hệ thống truyền lực

Trong hệ thống treo phụ thuộc có các phần tử đàn hồi là nhíp thì nó vừa là phần tử đàn hồi đồng thời làm luôn bộ phận dẫn hướng

Vì nhíp làm bộ phận dẫn hướng nên trong hệ thống treo này không cần đến các thanh giằng để truyền lực dọc hay lực ngang nữa

Hệ thống treo phụ thuộc cho phép hai bánh xe chuyển động tương đối với nhau, tuy nhiên chuyển động của chúng vẫn có ảnh hưởng đến nhau Ngày nay,

hệ thống treo này xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng hệ thống treo thanh xoắn ô

tô (Torsion beam) kết hợp với thanh cân bằng (Stabilizer bar) Hệ thống này

1

2

3

4

Trang 11

thường được sử dụng ở xe tải hoặc bán tải, hầu hết các mẫu SUV khung xe rời (Body on frame) và bán tải tại Việt Nam đều sử dụng hệ thống treo dạng này

b Hệ thống treo độc lập

Hình 1.2 Hệ thống treo độc lập

Khác với hệ thống treo phụ thuộc, ở hệ thống này, các bánh xe được gắn với thân xe một cách “độc lập” với nhau Qua đó, hai đầu bánh xe có thể chuyển động riêng lẻ, dịch chuyển tự do mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau Nhờ vậy, các dao động từ mặt đường lên khung vỏ xe có thể được kiểm soát tốt hơn

So với hệ thống treo xe Lexus phụ thuộc, phần không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu chuyển động cao Tương ứng với việc bố trí và sắp xếp các tay đòn mà hãng sản xuất sẽ tạo ra những kiểu hệ thống treo khác nhau như hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (Double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (Multi-link), …

Hệ thống treo độc lập được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trên ô tô Các kiểu hệ thống treo độc lập tiêu biểu là hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (Double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (Multi-link), …

Trang 12

c Hệ thống treo MacPherson (1 càng chữ A)

Hình 1.3 Hệ thống treo MacPherson (1 càng chữ A)

Thiết kế đơn giản, ít chi tiết, giúp đẩy nhanh quá trình lắp ráp, hạ giá thành sản xuất, giảm nhẹ và tạo thêm không gian cho khoang động cơ vốn rất chật hẹp của xe dẫn động cầu trước, đồng thời giúp cho việc sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản

và tiết kiệm hơn Vì vậy đây loại hệ thống treo phổ biến nhất trên các xe ô tô

d Treo tay đòn kép (2 càng chữ A)

Hình 1.4 Treo tay đòn kép (2 càng chữ A) 1: Bộ phận điều hướng; 2: Bộ phận lò xo; 3: Bộ phận giảm chấn

1

3

4

Trang 13

Hệ thống treo tay đòn kép lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 30 của thế

kỷ trước Hãng xe Citroen nước Pháp là nơi đầu tiên sử dụng hệ thống treo này trên chiếc Rosalie 1934 và trên mẫu Traction Avant Còn tại Mỹ, Packard giới thiệu hệ thống treo tay đòn kép trên chiếc One-Twenty 1935 và quảng cáo nó như

là một tính năng an toàn của xe

Cấu tạo của hệ thống treo này vẫn bao gồm ba bộ phận lò xo, giảm xóc giảm chấn và bộ phận điều hướng Điểm khác biệt so với hệ thống treo MacPherson là bộ phận điều hướng bao gồm hai thanh dẫn hướng trong đó thanh

ở trên thường có chiều dài ngắn hơn Chính vì vậy, hệ thống treo này có tên gọi

là tay đòn kép Kiểu này được dùng phổ biến ở hệ thống treo trước của xe tải nhỏ,

hệ thống treo trước và treo sau ở các xe du lịch

Lý do của việc tay đòn trên ngắn hơn là khi xe di chuyển, góc nghiêng giữa bánh xe so với phương thẳng đứng (góc camber) sẽ thay đổi còn khoảng cách bánh xe không đổi khi xe nhún Camber dương tức bánh xe có xu hướng ngửa ra ngoài, trong khi Camber âm ngược lại, úp vào trong

Khi xe vào cua, bánh sẽ lăn theo đường cong đồng thời nhún dao động Vì tay đòn trên ngắn hơn nên bánh sẽ không bị ngửa ra ngoài, giúp việc quay vòng

ổn định

e Hệ thống treo đa liên kết

Hệ thống treo đa liên kết là một sự cải tiến của hệ thống treo tay đòn kép

Hệ thống này không chỉ sử dụng một thanh điều hướng như trên MacPherson hay hai thanh điều hướng trên tay đòn kép Treo đa liên kết dùng tới ba, bốn thậm chí năm thanh điều hướng khác nhau hoặc kết hợp với càng chữ A

Hình 1.5 Hệ thống treo đa liên kết

Trang 14

Hiện nay, mỗi hãng xe lại sản xuất ra một cơ cấu hệ thống treo đa liên kết khác nhau BMW sản xuất một số loại hình chữ Z hoặc treo 4 thanh thể thao Trên

xe Honda lại giống đòn chữ A đôi và thêm một cần điều khiển thứ năm Còn Audi trang bị hệ thống treo trước bốn thanh và có kiểu dáng tương tự loại đòn chữ A đôi Trong khi đó, Hyundai Genesis sở hữu hệ thống treo trước và sau dạng năm thanh thể thao

Với việc trang bị nhiều thanh điều hướng, việc di chuyển của xe sẽ tốt hơn Khi vào cua, khi đi đường gồ ghề, đường xấu, hệ thống treo này tỏ rõ sự hiệu quả của mình Chính vì vậy, đây được xem là giải pháp mà các nhà sản xuất sử dụng trên những chiếc xe dành riêng cho off-road kiểu như G-Class Ngoài ra, kiểu treo này cũng giúp cho việc can thiệp thay đổi một tham số trong hệ thống treo mà không ảnh hưởng đến toàn bộ tổ hợp Đây là một sự khác biệt lớn so với hệ thống treo tay đòn kép

f Hệ thống treo khí điều khiển điện tử

Hình 1.6 Các chi tiết trong hệ thống treo

1: Giảm xóc khí nén tự động điều chỉnh độ giảm chấn; 2: cảm biến gia tốc của xe; 3: ECU (hộp điều khiển điện tử của hệ thống treo); 4: Cảm biến độ cao của xe; 5: Cụm van phân phối và cảm biến áp suất khí nén; 6: Máy nén khí; 7:

bình chứa khí nén; 8: Đường dẫn khí

Hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý không khí có tính đàn hồi khi bị nén Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của khí nén,

nó có thể hấp thụ những rung động nhỏ do đó tạo tính êm dịu chuyển động tốt hơn

so với lò xo kim loại, dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng lò xo giảm chấn Khi hoạt động máy nén cung cấp khí tới mỗi xi lanh khí theo các đường dẫn riêng, do đó độ cao của xe sẽ tăng lên tương ứng tại mỗi xi lanh tuỳ

Trang 15

theo lượng khí được cấp vào Ngược lại độ cao của xe giảm xuống khi không khí trong các xi lanh được giải phóng ra ngoài thông qua các van Ở mỗi xi lanh khí nén có một van điều khiển hoạt động ở theo hai chế độ bật - tắt (on - off) để nạp hoặc xả khí theo lệnh của ECU Với sự điều khiển của ECU, độ cứng, độ đàn hồi của từng giảm chấn trên các bánh xe tự động thay đổi theo độ nhấp nhô của mặt đường và do đó hoàn toàn có thể khống chế chiều cao ổn định của xe Tổ hợp các chế độ của của "giảm chấn, độ cứng lò xo, chiều cao xe" sẽ tạo ra sự êm dịu tối

ưu nhất khi xe hoạt động Ví dụ: Bạn chọn chế độ "Comfort" thì ECU sẽ điều khiển lực giảm chấn là "mềm", độ cứng lò xo là "mềm" và chiều cao xe là "trung bình" Nhưng ở chế độ "Sport" cần cải thiện tính ổn định của xe khi chạy ở vận tốc cao, quay vòng ngoặt… thì lực giảm chấn là "trung bình", độ cứng lò xo

"cứng", chiều cao xe "thấp"

Trong mỗi xi lanh, có một giảm chấn để thay đổi lực giảm chấn theo 3 chế

độ (mềm, trung bình, cứng), một buồng khí chính và một buồng khí phụ để thay đổi độ cứng lò xo theo 2 chế độ (mềm, cứng) Cũng có một màng để thay đổi độ cao xe theo 2 chế độ (bình thường, cao) hoặc 3 chế độ (thấp, bình thường, cao) Lượng khí vào buồng chính của 4 xi lanh khí thông qua van điều khiển độ cao Van này có nhiệm vụ cấp và xả khí nén vào và ra khỏi buồng chính trong 4 xi lanh khí nén (phía trước bên phải và trái, phía sau bên phải và trái) Khí nén trong hệ thống được cung cấp bởi máy nén khí

Cảm biến độ cao xe: Cảm biến điều khiển độ cao trước được gắn vào thân

xe còn đầu thanh điều khiển được nối với giá đỡ dưới của giảm chấn Với hệ thống treo sau, các cảm biến được gắn vào thân xe và đầu thanh điều khiển được nối với đòn treo dưới Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và các đòn treo để phát hiện độ cao gầm xe do đó quyết định thay đổi lượng khí trong mỗi xi lanh khí

Cảm biến tốc độ: Cảm biến này gắn trong công tơ mét, nó ghi nhận và gửi tín hiệu tốc độ xe đến ECU hệ thống treo

ECU hệ thống treo: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo, độ cao xe theo điều kiện hoạt động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống Bộ chấp hành điều khiển

hệ thống treo được đặt ở mỗi đỉnh của mỗi xi lanh khí Nó đồng thời dẫn động van quay của giảm chấn và van khí của xi lanh khí nén để thay đổi lực giảm chấn

và độ cứng hệ thống treo Bộ chấp hành điều khiển điện tử phản ứng chính xác với sự thay đổi liên tục về điều kiện hoạt động của xe

Ưu điểm hệ thống treo khí nén - điện tử

"Thông minh" và "linh hoạt" đó là những gì có thể nói về hệ thống treo khí nén - điện tử Khả năng điều chỉnh độ cứng của từng xi lanh khí cho phép đáp ứng

Trang 16

của người lái Như vậy, khi xe chạy độ cứng các ống giảm xóc có thể tự động thay đổi sao cho cơ chế hoạt động của hệ thống treo được thích hợp và hiệu quả nhất đối với từng hành trình Ví dụ khi phanh, độ nhún các bánh trước sẽ cứng hơn bánh sau, còn khi tăng tốc thì ngược lại.

Hệ thống treo khí nén - điện tử tự động thích nghi với tải trọng của xe, thay đổi độ cao gầm xe cho phù hợp với điều kiện hành trình Ví dụ: Độ cao bình thường được tự động xác lập khi vận tốc xe đạt 80 km/h Nếu các cảm biến tốc độ ghi nhận được rằng kim đồng hồ tốc độ đã vượt qua mức 140 km/h thì hệ thống

tự động hạ gầm xe xuống 15mm so với tiêu chuẩn

Một lợi thế nữa của hệ thống treo này là các lò xo xoắn được thay thế bằng túi khí cao su nên giảm bớt một phần trọng lượng xe Bớt được khối lượng này sẽ cho phép các lốp xe chịu tải tốt hơn trên các điều kiện mặt đường không bằng phẳng mà ít ảnh hưởng đến độ cân bằng của xe, vì vậy cảm giác khi lái sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn

Với hệ thống treo khí nén điện tử, những chỗ mấp mô hay ổ gà trên mặt đường hầu như không ảnh hưởng nhiều đến người ngồi trong xe

vậy, đối với bất cứ loại hệ thống treo nào, tác dụng giảm xóc của lốp cũng rất quan trọng Kiểu dáng lốp và áp xuất lốp luôn có vai trò hỗ trợ tác dụng giảm xóc của bất kỳ loại hệ thống treo nào: Phụ thuộc hay độc lập

Hệ thống treo khí cho phép điều khiển lực giảm chấn cững như độ cứng lò

xo và độ cao xe như bảng bên dưới, ngoài ra nó còn có thêm chức năng dự phòng

và chức năng chuẩn đoán Hệ thống này được gọi là “hệ thống treo khí điều khiển điện tử” Hệ thống treo khí khí điều khiển điện tử được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1989 trên xe LEXUS LS400

Bảng 1.1: Các chế độ điều khiển lực giảm chấn

Lực giảm chần 3 giai đoạn

Mềm Trung bình Cứng

Cứng

Cao

Hệ thống treo khi khí điều khiển điện tử điều khiển lực giảm chấn cũng như

độ cao lò xo và độ cao gầm xe theo các điều kiện chuyển động khác nhau để tạo

ra tính êm dịu khi chuyển động và tính ổn định lái tốt hơn

Trang 17

Thay đổi chế độ

Lực giảm chấn và độ cứng lò xo được điều khiển kết hợp với các chế độ được lựa chọn bởi công tắc LRC Độ cao gầm xe được điều khiển hoạt động khác nhau của xe dựa trên các chế độ được lựa chọn bởi công tắc điều hiển chiều cao

Công tắc LRC

Công tắc LRC có 2 vị trí: NORM (bình thường) SPORT (thao) Chế độ NORM chú trọng tính êm dịu chuyển động và thường được sử dụng khi xe hoạt động ở chế độ bình thường Chế độ SPORT cải thiện tính ổn định của xe khi quay vòng ngoặt … Lực giảm chấn và độ cứng lò xo ứng mỗi vị trí của bảng công tắc LRC như bảng dưới

Bảng 1.2: Chế độ làm việc của 2 công tắc NORM và SPORT

Công tắc điều khiển độ cao:

Công tắc điều khiển độ cao cho phép lựa chọn 2 vị trí NORM (bình thường)

Trang 18

1.2 Sự phát triển của hệ thống treo ô tô hiện nay

Lịch sử phát triển của hệ thống treo ô tô đã trải qua nhiều giai đoạn và đạt được nhiều tiến bộ kỹ thuật quan trọng Dưới đây là một tóm tắt về lịch sử phát

triển của hệ thống treo ô tô hiện đại:

Giai đoạn ban đầu:

Trong những năm đầu của ngành công nghiệp ô tô, các xe thường sử dụng

hệ thống treo rời rạc hoặc treo dạng lá nhằm giảm thiểu rung động từ đường bộ

Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của hệ thống treo độc lập, đặc biệt

là treo MacPherson Hệ thống treo MacPherson được giới thiệu bởi người phát minh người Mỹ Earle S MacPherson vào những năm 1950 Nó cung cấp sự đơn giản, hiệu quả và linh hoạt hơn so với các hệ thống trước đó

Thập niên 1980-1990:

Công nghệ treo ngày càng được tối ưu hóa với việc sử dụng các vật liệu nhẹ và công nghệ sản xuất tiên tiến Hệ thống treo ngày càng trở nên phức tạp hơn với sự tích hợp của các bộ phận điện tử và công nghệ kiểm soát địa hình

Thập niên 2000-đến nay:

Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống treo ô tô tiếp tục tăng tốc với sự tiến bộ trong các công nghệ như hệ thống treo không khí (Air suspension), hệ thống treo điện tử và hệ thống treo điều chỉnh tự động

Các hãng xe ngày nay thường tích hợp các công nghệ thông minh như hệ thống treo kiểm soát chủ động (Active Suspension), hệ thống treo điều chỉnh linh hoạt dựa trên điều kiện đường bộ và chế độ lái xe, và hệ thống treo tự điều chỉnh

để cải thiện cảm giác lái và thoải mái cho hành khách

Trang 19

1.3 Một số công trình nghiên cứu về hệ thống treo

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về hệ thống treo ô tô:

1.3.1 "A Review of Suspension Systems in Passenger Cars: Performance and Parameters Optimization"

Tác giả: Jafari, Mohammad và đồng nghiệp

Tạp chí: International Journal of Automotive Engineering and Technologies

Tóm tắt: Công trình này tập trung vào việc xem xét và đánh giá hiệu suất của các hệ thống treo trong ô tô hạng nhẹ, đồng thời đề xuất các phương pháp tối

ưu hóa các tham số của hệ thống treo

1.3.2 "Development and Optimization of a New Suspension System for Improved Ride Comfort"

Tác giả: Lee, Hyungchul và đồng nghiệp

Tạp chí: SAE International Journal of Passenger Cars - Mechanical Systems

Tóm tắt: Công trình này trình bày về việc phát triển và tối ưu hóa một hệ thống treo mới nhằm cải thiện sự thoải mái khi lái xe

1.3.3 "Investigation of Vehicle Ride Comfort Enhancement Using Semi - active Suspension System"

Tác giả: Du, Siqi và đồng nghiệp

Tạp chí: Journal of Low Frequency Noise, Vibration and Active Control Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của hệ thống treo bán tự động trong việc cải thiện sự thoải mái khi lái xe

1.3.4 "Optimization of Suspension System for Better Handling and Ride Comfort"

Tác giả: Khan, Saifullah và đồng nghiệp

Tạp chí: Journal of King Saud University - Engineering Sciences

Tóm tắt: Công trình này trình bày về quá trình tối ưu hóa các tham số của

hệ thống treo để cải thiện khả năng điều khiển và sự thoải mái khi lái xe

1.3.5 "Analysis of Multi-Objective Optimization of Passive Suspension System Considering Ride Comfort and Road Holding"

Tác giả: Li, Shaofei và đồng nghiệp

Tạp chí: International Journal of Automotive Technology

Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tối ưu hóa đa mục tiêu của hệ thống treo thụ động, cân nhắc giữa sự thoải mái khi lái xe và khả năng bám đường

Trang 20

1.4 Một số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống treo

1.4.1 Bộ phận dẫn hướng:

Trong sử dụng hư hỏng hoặc sai lệch kết cấu bộ phận dẫn hướng hay gặp là:

Sai lệch các thông số cấu trúc, các chỗ điều chỉnh, vấu giảm va, vấu tăng cứng …

Các hư hỏng này sẽ làm cho bánh xe mất quan hệ động học, động lực học đúng, gây nên mòn nhanh lốp xe, mất khả năng ổn định chuyển động, mất tính dẫn hướng của xe…

1.4.2 Bộ phận đàn hồi:

Hình 1.7 Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô

Bộ phận đàn hồi là bộ phận dễ hư hỏng do điều kiện sử dụng như:

Giảm độ cứng: Hậu quả của nó là giảm chiều cao thân xe, tăng khả năng

va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng gia tốc dao động thân xe, làm xấu độ êm dịu khi xe đi trên nên đường xấu

Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng: Hậu quả của việc

bó cứng nhíp làm cho ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung lắc mạnh, mất êm dịu chuyển động, tăng lực động tác dụng lên thân xe, giảm khả năng bám dính, tuổi thọ của giảm chấn trên cầu xe sẽ thấp

Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu: Khi gẫy một số lá nhíp trung gian sẽ dẫn tới giảm độ cứng như đã nêu ở trên

hướng Nếu là lò xo xoắn ốc hay thanh xoắn bị gãy sẽ dẫn tới mất tác dụng của

bộ phận đàn hồi

Trang 21

Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi: Tăng

tài trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi

Vỡ ụ tỳ hạn chế hành trình sẽ làm tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi

Cả hai trường hợp này đều gây nên và đập, tăng ồn trong hệ thống treo Các tiếng ồn của hệ thống treo sẽ làm cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe phát ra tiếng

ồn lớn, làm xấu môi trường hoạt động của ôtô

Rơ lỏng các liên kết như quang nhíp, đai kẹp, giá độ lò xo, …: Gây

nên tiếng ồn, xô lệch cầu ô tô khó điều khiển, gây nặng tay lái, tăng độ ồn khi xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao thông

Mòn bộ đội xy lanh, pittông: Pittông và xy lanh đóng vai trò dẫn hướng

và cùng với vòng găng hay phớt làm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu

tương đối, gây mòn nhiều trên pittông, làm xấu khả năng dẫn hướng và bao kín Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang dầu, ngoài việc dầu có thể lưu thông qua

lỗ tiết lưu, còn chảy qua giữa khe hở của pittông với xy lanh, gây giảm lực cản trong cả hai hành trình nén và trả, mất dần tác dụng dập tắt nhanh dao động

Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn: Hư hỏng này hay xảy ra

đối với giảm chấn dạng ống, đặc biệt ở trên giảm chấn dạng ống một lớp vỏ

Trang 22

Do điều kiện bôi trơn của phớt bao kín và cần pittông hạn chế nên sự mòn

là không thể tránh được sau thời gian dài sử dụng, dầu có thể chảy qua khe phớt làm mất dần tác dụng giảm chấn

giảm tính chất ổn định làm việc

Sự hở phớt bao kín dẫn tới đẩy hết dầu ra ngoài và giảm nhanh áp suất

nhanh tốc độ mài mòn

Hình 1.9 Giảm xóc bị chảy dầu

Dầu bị biến chất sau một thời gian sử dụng: Thông thường dầu trong

giảm chấn được pha các phụ gia đặc biệt để tăng tuổi thọ khi làm việc ở nhiệt độ

và áp suất thay đổi, giữ được độ nhớ trong khoảng thời gian dài

Khi có nước hay các tạp chất hóa học lẫn vào dễ làm dầu bị biến chất Các tính chất cơ lý thay đổi làm cho tác dụng của dầu giảm đi, mất đi khả năng giảm chấn, có khi làm bó kẹt giảm chấn

Kẹt van giảm chấn có thể xảy ra ở hai trạng thái: Luôn mở, luôn đóng

chỉnh, làm tăng lực cản giảm chấn

bị hở

hành trình hay van làm việc ở hành trình nén, van giảm tải…

Trang 23

Hình 1.10 Chảy dầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng của

hệ thống treo

Thiếu dầu, hết dầu đều xuất phát từ các hư hỏng của phớt bao kín:

Khi bị thiếu dầu hay hết dầu giảm chấn vẫn còn khả năng dịch chuyển, nhiệt phát sinh trên vỏ rất lớn Tuy nhiên khi đó độ cứng của giảm chấn thay đổi, làm xấu chức năng của nó

Đôi khi có sự quá tải trong làm việc: Cần pittông giảm chấn bị cong,

gây kẹt hoàn toàn giảm chấn

Nát cao su các chỗ liên kết: Có thể phát hiện thông qua quan sát các đầu

liên kết Khi bị nát và khi ôtô chạy trên đường xấu gây nên va chạm mạnh, kèm theo tiếng ồn

Các hư hỏng của giảm chấn kể trên có thể phát hiện thông qua cảm nhận

về độ êm dịu chuyển động, nhiệt độ vỏ ngoài giảm chấn, sự chảy dầu hay đo trên

bệ kiểm tra hệ thống treo

Trang 24

Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe

trên đường

Không có khả năng ổn định hướng chuyển động, lái nặng

Trang 25

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ

TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER GR SPORT 2022

2.1 Giới thiệu về xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

2.1.1 Toyota land cruiser gr phiên bản thể thao

Hình 2.1 Xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

Lấy cảm hứng từ Toyota Gazoo Racing (GR), quá trình phát triển mẫu

GR SPORT 300 không chỉ được hỗ trợ bởi kinh nghiệm sản xuất xe thể thao của Toyota mà còn bởi phản hồi từ những người lái xe tham gia các sự kiện này Chiếc xe được tạo ra để mang lại hiệu suất đua tối đa mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm lái tổng thể ngay cả trên những địa hình khắc nghiệt nhất

2.1.2 Thông số kỹ thuật land cruiser gr sport

Toyota Land Cruiser GR SPORT có trọng lượng nhẹ hơn 200 kg so với các mẫu xe trước và tương đối chắc chắn hơn Để đạt được điều này, Toyota đã

áp dụng nền tảng GA-F mới dựa trên TNGA và làm lại các tính năng Mẫu xe hoàn toàn mới có cấu trúc hệ thống treo nâng cao và trọng tâm thấp

Động cơ V8 được thay thế bằng động cơ V6 tăng áp kép, với hai sự lựa chọn Thứ nhất là động cơ xăng V6, tăng áp kép, dung tích 3.5L lấy từ Lexus LS

500 Động cơ này tạo ra công suất tối đa 415 mã lực và mô-men xoắn cực đại 650

Nm Thứ hai là động cơ diesel V6, tăng áp, dung tích 3.3L hoàn toàn mới với công suất tối đa 308 mã lực và mô-men xoắn cực đại 700 Nm

2.1.3 Đặc trưng

Những người đam mê địa hình sẽ thích thực tế là hiệu suất địa hình thông thường được hỗ trợ bởi các tính năng tiên tiến trong GR SPORT

Trang 26

Bộ vi sai hạn chế trượt cảm biến mô-men xoắn được lắp trên mẫu xe hoàn toàn mới để mang lại hiệu suất tốt hơn trên nhiều đường địa hình khác nhau

Màn hình đa địa hình 3D (3D-MTM) cho người lái xe biết về các chướng ngại vật và điều kiện đường xá Đây là tính năng mới của Toyota nhằm đảm bảo người lái xe có thể dễ dàng di chuyển ở tốc độ thấp một cách an toàn

Trong khi đó, chế độ AUTO mới đã nâng cao tính năng chọn đa địa hình vì

nó cảm nhận được loại địa hình và bề mặt rồi chuyển sang chế độ lái phù hợp

Hệ thống treo động lực học điện tử (E-KDSS) giúp Toyota Land Cruiser

GR SPORT vượt trội hơn các dòng xe khác E-KDSS là một tính năng độc quyền được giới thiệu trong GR SPORT Với tính năng này, người lái xe không chỉ được tận hưởng sự thoải mái và ổn định trên các địa hình off-road mà còn trên những con đường bằng phẳng, có cấu trúc

Land Cruiser GR SPORT 300 2022 còn được trang bị chức năng hỗ trợ

rẽ và kiểm soát thu thập dữ liệu như tính năng hỗ trợ người lái nhằm tăng cường

độ ổn định trên các địa hình khó

2.1.4 Ngoại thất và nội thất

Hình 2.2 Nội thất xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

Ngoại thất của Land Cruiser 300 2022 hoàn toàn mới được thiết kế nhằm giúp xe không bị hư hỏng khi đi địa hình Hình dáng cản và các vị trí đèn ở ngoại thất giữ cho xe nguyên vẹn Để tăng thêm vẻ ngoài cho mẫu GT SPORT

300 2022, mẫu GT SPORT 300 2022 có tấm chắn bùn phía sau đặc biệt, biểu tượng đặc biệt ở phía sau, phía trước và bên hông, đề can ở cửa sau phía dưới, lưới tản nhiệt, vòm bánh xe cao cấp và các đường gờ Chưa kể biểu tượng tên của xe được tìm thấy trên thân bên ngoài

Nội thất Land Cruiser GR SPORT của mẫu xe 7 chỗ này trang bị màn hình khởi động, vô lăng bọc da xịn, các nút bấm tiện nghi khi vận hành, bảng đồng hồ nằm ngang giúp nắm bắt vị trí GR SPORT 300 khi đi địa hình

Trang 27

Một số tính năng và bộ phận bên ngoài của thân xe giống như mẫu xe trước đó, để duy trì hiệu suất địa hình

2.1.5 Tính năng an toàn nâng cao

Hình 2.3 Tính năng an toàn nâng cao Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

Mẫu Toyota Land Cruiser GR SPORT 2022 hoàn toàn mới được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn tiêu chuẩn và cao cấp

Ngoài gói chủ động Toyota Safety Sense, xe còn có hai chức năng an toàn tiên tiến mới trong hệ thống trước va chạm Nó cảnh báo người lái xe về các phương tiện đang tới và người đi bộ khi phương tiện rẽ vào giao lộ Đánh lái khẩn cấp và tránh va chạm là một tính năng an toàn khác được kích hoạt khi người lái điều khiển vô lăng để tránh va chạm

Phanh hỗ trợ đỗ xe mới trên GR SPORT phát hiện chướng ngại vật ở phía sau và phía trước xe và ngăn ngừa tai nạn trong khu vực đỗ xe

Trang 28

2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống treo khí điện tử trên xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống treo khí điện tử trên

xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022

a Cấu tạo chung

Hình 2.4 Vị trí các bộ phận của hệ thống treo khí điện tử

Giảm xóc khí nén

phía trước bên

phải

Giảm xóc khí nén phía trước bên trái

Giảm xóc khí nén phía sau bên trái

Giảm xóc khí nén phía sau bên phải

Đơn vị điều hành

Cảm biến độ cao phía sau bên phải

Van một chiều ngang Cảm biến nhiệt độ Cảm biến áp lực

Đường dây điện/khí nén

Cảm biến độ cao phía sau bên trái

Trang 29

b Nguyên lý làm việc chung

bị nén Bộ giảm xóc khí nén thì có tác dụng hấp thụ rung động nhỏ và dễ dàng điều chỉnh được độ cao của khoảng sáng gầm xe

làm thay đổi độ cao của xe Lúc này, các cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU sẽ

tự động nạp hoặc xả khí trong các xi lanh để điều chỉnh và khống chế độ cao ổn định của bánh xe

khí nén được giải phóng thì xe sẽ bị hạ độ cao

định của chiếc xe Khi khí nén có độ đàn hồi tốt, sẽ tối ưu hiệu quả giảm chấn giúp

Trang 30

a1 Công tắc chọn chế độ giảm chấn

Công tắc này có thể thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nhưng nhìn chung, khi chuyển từ chế độ COMFORT (hay NORM) sang chế độ SPORT (thể thao) thì đều chuyển đổi lực giảm chấn từ mềm sang cứng

Hình 2.6 Công tắc giảm chấn

Công tắc RLC được lắp ở hộp che dầm đỡ giữa và được điều khiển bởi người lái để lựa chọn lực giảm chấn và độ cứng của lò xo hệ thống treo Công tắc này có thể chọn một trong 2 vị trí NORM và SPORT

Hình 2.7 Mạch công tắc RLC

Ở vị trí NORM, điện áp 12V tác dụng lên cực TSW của ECU hệ thống treo

Ở vị trí SPORT điện áp giảm xuống còn 0V vì thế, ECU nhận biết được những chế độ này Khi chọn vị trí SPORT, đèn báo LRC ở bảng đồng hồ bật sáng

Trang 31

a2 Công tắc điều khiển chiều cao

Độ cao xe được điều khiển bằng cách thay đổi thể tích khí nén trong xilanh khí Độ cao tăng hay giảm khi thể tích khí nén tăng hay giảm

Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý điều khiển độ cao xe

Hệ thống sử dụng hai loại ống khí, ống thép và ống nilông mềm Ống thép được dùng để nối van điều khiển độ cao số 1 và van số 2 và nó được gắn vào trong thân xe

Hình 2.9 Vị trí lắp các van điều khiển

Ống nilông mềm được dùng để nối các chi tiết chuyển động, chẳng hạn như các van điều khiển độ cao và các xi lanh khí

Các đầu nối nhanh được sử dụng cho ống nilông mềm nhằm mục đích dễ

Trang 32

Công tắc điều khiển độ cao

Công tắc này dùng để thay đổi cài đặt chiều cao xe Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào tựng kiểu xe, nhưng chuyển từ chế độ NORM (hay LOW) sang chế độ HIGH (cao) đều làm thay đổi chiều cao xe từ thấp lên cao

Hình 2.10 Vị trí công tắc điển khiển đô cao

Công tắc ON/OFF điều khiển độ cao

Hình 2.11 Công tắc ON/OFF điều khiển độ cao

Công tắc này được gắn trong khoang chứa hành lý Nó ngăn không cho điều khiển độ cao gầm xe trong khi đang nâng xe, khi đang kéo rơ moóc hay khi đang đỗ trên đường gồ ghề Việc này được thực hiện bằng cách ngăn không cho khí nén trong xi lanh khí nén xả ra ngoài để không làm giảm độ cao xe Khi công tắc bật đến vị trí OFF, cực NSW được nối mà chấm dứt điều khiển độ cao gầm xe

bằng ECU

Trang 33

a3 Ðèn báo chế độ giảm chấn và đèn báo chiều cao xe

Hình 2.12 Vị trí đèn báo chấn và đèn báo chiều cao xe

Chế độ giảm chấn nào được chọn (bằng công tắc chọn) thì đèn báo chế độ giảm chấn đó sẽ sáng lên Chế độ chiều cao nào được chọn (bằng công tắc chọn chiều cao) thì đèn báo chế độ chiều cao đó sẽ sáng lên Ngoài ra, những đèn báo này sẽ nhấp nháy khi hệ thống có trục trặc Nội dung của những đèn báo này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe

a4 Công tắc đèn phanh

a5 Công tắc cửa

Trang 34

b Các cảm biến

Hình 2.13 Vị trí các cảm biến b1 Cảm biến góc xoay vô lăng

Các cảm biến góc lái được lắp đặt trong cụm ống trục lái, để phát hiện góc và hướng quay

Cảm biến bao gồm 3 bộ ngắt quang điện vói các pha, và một đĩa xẻ rãnh để ngắt ánh sáng nhằm chuyên mạch đóng ngắt (ON/OFF) tranzito-quang điện nhằm phát hiện góc và hướng lái

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hệ thống treo phụ thuộc  1: bộ phận giảm chấn; 2: lò xo dàn hồi; 3: khung dầm; 4: cụm bánh xe - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.1. Hệ thống treo phụ thuộc 1: bộ phận giảm chấn; 2: lò xo dàn hồi; 3: khung dầm; 4: cụm bánh xe (Trang 10)
Hình 1.2. Hệ thống treo độc lập - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.2. Hệ thống treo độc lập (Trang 11)
Hình 1.7. Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô. - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.7. Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô (Trang 20)
Hình 1.9. Giảm xóc bị chảy dầu. - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.9. Giảm xóc bị chảy dầu (Trang 22)
Hình 1.10. Chảy dầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng của - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.10. Chảy dầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng của (Trang 23)
Hình 1.11. Áp suất lốp cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, đặc biệt - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 1.11. Áp suất lốp cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, đặc biệt (Trang 24)
Hình 2.1. Xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.1. Xe Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 (Trang 25)
Hình 2.3. Tính năng an toàn nâng cao Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.3. Tính năng an toàn nâng cao Toyota Land Cruiser GR Sport 2022 (Trang 27)
Hình 2.4. Vị trí các bộ phận của hệ thống treo khí điện tử - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.4. Vị trí các bộ phận của hệ thống treo khí điện tử (Trang 28)
Hình 2.6. Công tắc giảm chấn - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.6. Công tắc giảm chấn (Trang 30)
Hình 2.9. Vị trí lắp các van điều khiển - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.9. Vị trí lắp các van điều khiển (Trang 31)
Hình 2.12. Vị trí đèn báo chấn và đèn báo chiều cao xe - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.12. Vị trí đèn báo chấn và đèn báo chiều cao xe (Trang 33)
Hình 2.13. Vị trí các cảm biến  b1. Cảm biến góc xoay vô lăng - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.13. Vị trí các cảm biến b1. Cảm biến góc xoay vô lăng (Trang 34)
Hình 2.14. Cảm biến góc xoay vô lăng  b2. Cảm biến điều chỉnh độ cao - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.14. Cảm biến góc xoay vô lăng b2. Cảm biến điều chỉnh độ cao (Trang 35)
Hình 2.15. Cảm biến điều chỉnh chiều cao  b3. Cảm biến giảm tốc - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.15. Cảm biến điều chỉnh chiều cao b3. Cảm biến giảm tốc (Trang 36)
Hình 2.16. Cảm biến giảm tốc  c.  ECU/Bộ chấp hành - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.16. Cảm biến giảm tốc c. ECU/Bộ chấp hành (Trang 37)
Hình 2.18. ECU của EMS/hệ thống treo - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.18. ECU của EMS/hệ thống treo (Trang 38)
Hình 2.21. Sơ đồ nguyên lý - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.21. Sơ đồ nguyên lý (Trang 40)
Hình 2.22. Sơ đồ mạch điện điều khiển - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.22. Sơ đồ mạch điện điều khiển (Trang 41)
Hình 2.23. Cấu tạo xy lanh khí nén cùng bộ giảm chấn - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.23. Cấu tạo xy lanh khí nén cùng bộ giảm chấn (Trang 42)
Hình 2.24. Nguyên lý làm việc của xy lanh khí nén - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.24. Nguyên lý làm việc của xy lanh khí nén (Trang 43)
Hình 2.26. Chế độ làm việc của lực giảm chấn mềm - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.26. Chế độ làm việc của lực giảm chấn mềm (Trang 44)
Hình 2.28. Chế độ làm việc của lực giảm chấn cứng - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.28. Chế độ làm việc của lực giảm chấn cứng (Trang 45)
Hình 2.29. Vị trí các buồng khí và van khí - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.29. Vị trí các buồng khí và van khí (Trang 45)
Hình 2.33. Cấu tạo van điều chỉnh chiều cao - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 2.33. Cấu tạo van điều chỉnh chiều cao (Trang 47)
Bảng 3.3: Kiểm tra công tắc LRC - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Bảng 3.3 Kiểm tra công tắc LRC (Trang 61)
Hình 3.8. Vị trí kiểm tra các cực công tắc đèn phanh - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 3.8. Vị trí kiểm tra các cực công tắc đèn phanh (Trang 62)
Bảng 3.4: Kiểm tra vị trí công tác đèn phanh - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Bảng 3.4 Kiểm tra vị trí công tác đèn phanh (Trang 62)
Hình 3.9 Kiểm tra tình trạng điều khiển lực giảm chấn - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Hình 3.9 Kiểm tra tình trạng điều khiển lực giảm chấn (Trang 63)
Bảng mã chuẩn đoán - nghiên cứu hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử trên xe toyota land cruiser gr sport 2022
Bảng m ã chuẩn đoán (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w