PHẦN 1: LÝ THUYẾTCâu 1: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động điện?. Câu 2: Trình bày về các trạng thái làm việc của hệ truyền động điện?. Câu 4: Trình bày các phương trình động học củ
Trang 1PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Câu 1: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động điện?
Câu 2: Trình bày về các trạng thái làm việc của hệ truyền động điện?
Câu 3: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động cơ?
Câu 4: Trình bày các phương trình động học của hệ truyền động điện?
Câu 5: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động thủy khí?
Câu 6: Trình bày về động cơ điện 3 pha rô to lồng sóc
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 7: Trình bày về động cơ điện 3 pha rô to dây quấn
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 8: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 9: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 10: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ độc lập
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 11: Trình bày ưu nhược điểm của biến tần trong điều khiển tốc độ động cơ?
Câu 12: Vẽ sơ đồ mạch khởi động và hãm động năng động cơ điện 3 pha rô to lồng xóc? Câu 13: Vẽ sơ đồ mạch khởi động và đảo chiều động cơ điện 3 pha rô to lồng xóc?
Câu 14: Thiết kế mạch đảo chiều và điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập? Câu 15: Trình bày nguyên tắc điều khiển và các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ bước?
Trang 2PHẦN 2: BÀI TẬP
Bài tập truyền động điện
Bài 1: Cho động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 2,2 KW; Uđm = 110V; Iđm = 25,6A; nđm = 1430 vg/phút Vẽ đặc tính cơ tự nhiên, đặc tính cơ nhân tạo với Rưf = 0,78 Bài 2: Cho động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 16 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 70 A; nđm = 1000 vg/phút Xác định tốc độ khi MC = 0,6 Mđm và Rưf = 0,52 , biết Rư = 0,28 Bài 3: Tìm trị số của các cấp mở máy của động cơ một chiều kích từ độc lập có: Pđm = 13,5 KW; Uđm = 110 V; Iđm = 145 A; nđm = 1050 vg/ph Biết rằng Mmmmax=200 %Mđm , mở máy
với 3 cấp điện trở
Bài 4: Xác định Rưf đóng vào mạch phần ứng khi động cơ một chiều kích từ độc lập khi hãm động năng với dòng hãm ban đầu Ih.bđ = 2Iđm Trước khi hãm động năng động cơ làm việc với tải định mức Cho Pđm = 46,5 KW; Uđm = 220V; Iđm = 238 A; nđm = 1500 v/ph
Bài 5: Một động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 34 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 178 A; nđm = 1580 v/ph; Rư = 0,042 làm việc trên đặc tính cơ tự nhiên với MC = Mđm Để dừng máy người ta chuyển sang chế độ hãm ngược (Uư) Hãy xác định trị số Mh động cơ sinh ra với Rưf = 1,25Ω
Bài 6: Xác định tốc độ ω và dòng điện phần ứng Iư của động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 4,2 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 22,6 A; nđm = 1500 vg/ph; Rư = 0,841 Ω; MC = Mđm;
ϕ = 0,5ϕđm
Bài 7: Xác định điện trở phụ phần ứng Rưf với động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số:
Pđm = 16KW; Uđm = 110 V; Iđm = 19,7 A; nđm = 970 v/ph, Rư = 0,6 khi hãm động năng để Iư =
Iđm => ω = 0,5ωđm
Bài 8: Động cơ một chều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 6,5 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 34,4 A; nđm = 1500 vg/ph, Rư = 0,242 , làm việc ở tốc độ ωđm khi Mc = Mđm với ϕ = 0,7ϕđm Xác định R uf để ω=const
Bài 9: Động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 29 KW; Uđm = 440 V; Iđm = 76 A;
nđm = 1000 vg/ph, Rư = 0,06 làm việc trong chế độ hãm ngược(Uư) với tốc độ n = 600 v/ ph; Iư = 50 A Xác định Rưf , Plưới , Ptrục , PRưf
Trang 3Bài 10: Động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 29 KW; Uđm = 440 V; Iđm = 79 A; nđm = 1000 vg/ph; Rư = 0,05 Rđm làm việc ở chế độ hãm tái sinh Xác định ω khi Iư = 60 A,
Rưf = 0
Bài 11: Động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 6,5 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 34,4 A; nđm = 1500 v/ph ; Rư = 0,14 Xác định dòng điện phần ứng ban đầu Iư.bđ khi cắt phần ứng
ra khỏi lưới và đóng kín mạch với điện trở R = 6 Trước khi cắt M = 34,4 Nm và ϕ = ϕđm Bài 12: Xác định điện trở phụ phần ứng Rưf của động cơ một chiều kích từ nối tiếp có thông số: Pđm = 12 KW; Uđm = 220 V; Iđm = 54 A; nđm = 756 vg/ph; điện trở phần ứng và kích từ Rư
+Rkt = 0,25 nếu để phụ tải định mức thì tốc độ động cơ ω = 400 vg/ph
Bài 13: Động cơ một chiều kích từ độc lập có thông số: Pđm = 3,7 kW; Uđm = 110V; Iđm = 41A;
nđm = 1000 vg/ph; Rư = 0,219; J = 0,125 kgm2. Hãy xác định Tc trong các trường hợp
1.Làm việc trên đặc tính cơ TN
2 Làm việc trên đặc tính Rưf = 5Rư
3 Làm việc trên đặc tính ứng vớiU = 1/3Uđm
4 Làm việc trên đặc tính ứng = 0,5đm
Bài 14: Động cơ không đồng bộ ba pha có thông số Pđm = 22,5 kW; Uđm = 380V; nđm = 1460vg/ ph; r1 = 0,2; r’2 = 0.24; x1 = 0,39; x’2 = 0,46 Hãy xác định tốc độ động cơ khi mô men phụ tải bằng định mức, trong mạch rôto mắc thêm điện trở phụ đã quy đổi về stato là 1,2Ω; trong mạch stato mắc thêm điện kháng X1f = 0,75
Bài 15:Xác định Mđmvà ωđm của động cơ không đồng bộ 4 cực; Uđm = 380V; r1 = 3,2Ω; r’2 =
3,1Ω; x1 = 3,59Ω; x’2 = 2,71Ω; hệ số quá tải
λ= M t
M đm=1,8
Phần 2: Động cơ xoay chiều
Câu 16: Cho động cơ không đồng bộ ba pha: 100HP có 2p = 4 cực, tần số nguồn điện cấp vào động cơ là f = 50Hz, tốc độ định mức 1445 vòng/phút Cho 1HP 750W, biết tổn hao ma sát
cơ là 900 W, tổn hao thép 4200 W, tổn hao đồng stator là 2700 W
Xác định hiệu suất của động cơ?
Câu 17: Cho một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc có các thông số sau:
Công suất định mức của động cơ: Pđm = 55 KW
Áp dây định mức: Vđm = 660V / 380V – Y/ (Tần số nguồn điện f = 50 Hz )
Tốc độ định mức của động cơ : nđm = 980 vòng/phút
Trang 4Hiệu suất định mức là : đm = 93,5%.
Hệ số công suất lúc tải định mức: cosđm = 0,86
Bội số dòng điện mở máy của động cơ là mI = 6
Khi cấp nguồn áp 3 pha 380V (áp dây) vào động cơ, lúc mang tải định mức xác định:
1 Tần số của rotor?
2 Dòng điện định mức cấp vào stator động cơ?
3 Công suất điện từ? Khi biết tổn hao ma sát cơ, quạt gió chiếm 15% tổng tổn hao của
động cơ; tổn hao thép chiếm 25% tổng tổn hao
Câu 18: Cho động cơ điện không đồng bộ ba pha dây quấn, và có các thông số kỹ thuật sau:
Đấu Y/∆, có điện áp 380/220 V
Tần số f = 50 Hz
Điện trở nội và điện trở kháng pha rotor: R1 = 0,46 Ω; R2 = 0,02 Ω
X1 = 2,24 Ω; X2 = 0,08 Ω
Số vòng dây nối tiếp trên một pha: W1 = 192 vòng; W2 = 36 vòng
Hệ số dây quấn stato, rôto: Kdq1 = 0,932; Kdq2 = 0,955
Số pha của dây quấn stato và rotor: m1 = m2 = 3
a) Tính hệ số quy đổi sức điện động và hệ số quy đổi dòng điện?
b) Tính dòng điện mở máy và điện trở mở máy vào mạch để moment mở máy cực đại?
Câu 19: Cho động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có các thông số sau: Điện áp định mức: Uđm = 220 V
Dòng điện định mức: Iđm = 25 A
Tần số: f = 50 Hz
Công suất điện phát ra: P2 = 11,9 kW
Tổn hao đồng của dây quấn rotor: ∆PCu2 = 480 W
Tổn hao trong lõi sắt stato: ∆PFe = 235 W
Công suất cơ: Pcơ = 180 W
Tổn hao ma sát cơ: ∆Pf = 60 W
Hệ số công suất: cosφ = 0,82
Trang 5a) Tính công suất điện từ và moment điện từ?
b) Tính tốc độ quay của động cơ?
c) Tính tổng các tổn hao công suất biết I1 = 41 A?
Câu 20: Cho động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, có các thông số sau: Công suất định mức: Pđm = 14 kW
Tốc độ định mức: nđm = 1450 vg/ph
Hiệu suất động cơ điện: η = 0,885
Hệ số công suất: cosφ = 0,8
Đấu Y/∆, có điện áp 380/220 V
Số cực: p = 2
Tỷ số dòng điện mở máy: Imm/Iđm = 5,5
Moment mở máy: Mmm/Mđm = 1,3 và Mmax/Mđm = 2
a) Tính công suất tác dụng và phản kháng của động cơ tiêu thụ ở chế độ định mức? b) Tính dòng điện, hệ số trượt và moment định mức Mđm?
c) Tính dòng điện mở máy, moment mở máy Mmm và moment cực đại Mmax?