14 Hình 1.8 Diễn biến nông độ NO: trung bình năm tại các trạm quan trắc không khí tự động giai đoạn 2015-2020 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi Hình 1.9 Diễn biến nô
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO BO Y TE
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
BAO CAO CHUYEN DE SUC KHOE MOI TRUONG
Ô NHIÊM KHÔNG KHÍ
LỚP CAO HỌC Y TẺ CÔNG CONG 2021-2023
Nhóm 4
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO BOY TE
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHÓ HỖ CHÍ MINH
BAO CAO CHUYEN DE SUC KHOE MOI TRUONG
O NHIEM KHONG KHi
LOP CAO HOC Y TE CONG CONG 2021-2023 NGƯỜI HUONG DAN: PGS.TS TRAN NGỌC ĐĂNG
Nhóm 4: Trần Thị Anh Thư Trần Thị Diệu Trinh
Lê Huỳnh Như Phan Thị Trúc Thủy
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3MUC LUC DANH MUC CHU VIET TAT
1.1 Tông quan về ô nhiễm không khí 222 2222212222222 rrruyg 4
1.2 Phân loại ô nhiễm không Kkhií 12c 211121211121 201521 2112011012 0111911 1 xe 4
1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 2 2 2c 22 E2 te re yeu 5 1.4 Tác nhân gây ô nhiễm không khí 2 2S SE 122122222 rerde 6
1.5 Tiêu chuẩn khuyến nghị của các tác nhân gây ô nhiễm không khi §
1.6 Thực trạng ô nhiễm không khí 1 2 212221221212 121221551111221211 211211201122 reg 9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN -5- s5 5s55s s2 csscse 16 2.1 Thiết kế nghiên cứn 2s 2n 2n 2T HH 2n re drờn 16
2.2 Tho 0 0n e 16
2.3 Đối tượng nghiên cứu - 2s n2 H2 2n rrrrrrya 16
QA Noun dit H8W occ ccecceccses esse cesesessesecesseseereerereaerreresrerersserererserenesnvenveneevens 16 2.5 Chiến lược tìm kiểm 22-2222 22122211271222212171221122222222 are 16
2.6 Tiéu chi Chon Maun cccccccccccccccccececccevevsceveevevevsescevssestsssesessestecssestecsvcaveeeesee 17
3.1 Nguén phát sinh chính của ô nhiễm không khi 222222 2212222212212 xe 18
3.2 Một số nghiên cứu liên quan giữa ONKK và sức khỏe ở cấp độ phơi nhiễm cá
Mhan va CONG MON ee 20 3.3 Tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe 52s S2 22v 25
3.4 Các giải pháp liên ngành giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan ô nhiễm không khí 22s S222 2212.2212222 xeerrre 35
3.5 Một số biện pháp nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe .44
Trang 4TAI LIEU THAM KHAO
DANH MUC CHU VIET TAT
ANS Autonomic nervous system Hệ thống thần kinh tự chủ
COPD Chronic Obstructive Pulmonary Bệnh phỗi tắc nghẽn mạn tính
Disease
CVD Cardiovascular disease Bệnh tim mạch
KTC Khoang tin cay
PM Particulate Matter Chat dang hat
WHO World Health Organisation Tô chức Y tế thé giới
Trang 5
DANH MUC BANG
Bang 1.1 Hướng dẫn về chất lượng không khí ngắn hạn, đài hạn và mục tiêu ngắn hạn, cập nhật năm 202 l - 22 + 2212321152121 15212152517151117111112111111112111711111 011.11 cTeE 8
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chat 6 nhiễm trong một số môi trường vi mô - 18
Bảng 3.2 Các chất gây ô nhiễm không khí và tác động sức khỏe trong tổng quan hệ thống
Trang 6DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phân loại ô nhiễm không khí 22 2222 2122212112252 E222 te err re 4 Hình 1.2 Vị trí các khu định cư với đữ liệu về nồng độ PM2.5, 2010-2019 10 Hình 1.3 Vị trí các khu định cư với đữ liệu về nồng độ PMI0, 2010-2019 10 Hình 1.4 Vị trí các khu định cư với dữ liệu về nồng độ NO›, 2010-2019 II
Hình 1.5 Mức độ PMI0, PM2.5 và NO; theo khu vực và quy mô khu định cư hiện có
trong năm gân nhất trong giai đoạn 20 10-20 19?8 2 2222121112221 22c 12
Hinh 1.6 Giá trị trung binh tháng (tính qua các năm) của PMI0 và PM2.5 tại các trạm quan trắc không khí tựu động 22 2S TH n2 111g re 14
Hình 1.7 Các đợt ô nhiễm bụi PM2.5 tại Hà Nội với diễn biển theo mùa năm 2019 14 Hình 1.8 Diễn biến nông độ NO: trung bình năm tại các trạm quan trắc không khí tự động
giai đoạn 2015-2020 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi
Hình 1.9 Diễn biến nông độ CO trung bình năm tại các trạm quan trắc không khí tự động
giai đoạn 2015-2020 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi
"2 cccccceeeceneeseceeeneesseuecseceseseecaeeseseceaecsecseeaeecssieeaeessseecietssteeaeesseneesseess 15 Hình 3.1 Phát thải PM2.5 từ các nguồn do con người và cháy rừng tại Việt Nam 19
Hình 3.2 Phát thai SO, từ các nguồn do con người tại Việt Nam à c2 20
Hình 3.3 Các con đường sinh học liên quan đến hạt vật chất (PM) và bệnh tim mạch (2292 28
Hình 3.4 Ảnh hưởng ngắn hạn và đài hạn của PM 2.5 đối với sức khỏe con người * 30
Hình 3.5 Tông số ca tử vong hàng năm theo yếu tố rủi ro trên thé giới, được đo lường ở
tất cả các nhóm tuôi và ca hai giới (Nguồn: THME, 2019) ào nnenườn 31
Hình 3.6 Tổng số ca tử vong hàng năm theo yếu tố rủi ro tại Việt Nam, được đo lường ở
tất cả các nhóm tuôi và ca hai giới (Nguồn: THME, 2019) ào nnenườn 31
Trang 7Hinh 3.7 Ty lệ tử vong do đóng góp của ô nhiễm không khí - từ các nguồn trong nhà và
ngoài trời trên Thế giới và tại Việt Nam (Nguồn: IHME, 2019) co 32 Hình 3.8 Gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí đo lường bằng DALYS (Nguồn: THME, 2019) 2 222 2222221212221 222222222222 reree 33 Hình 3.9 Gánh nặng bệnh tật của COPD liên quan đến ONKK tính bằng DALYs 33 Hình 3.10 Gánh nặng khí quản, phế quản và ung thư phôi liên quan ONKK tính bằng Hình 3.11 Các biện pháp giảm thiểu ở cấp địa phương và cá nhân để giảm tiếp xúc với ô
nhiễm không khiỂ 2-2221 2221121127112711 2171211121127 1 re 44
Trang 8TOM TAT
1 Nguồn phát sinh, mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí
Các nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm trong không khí là vô số, từ trong nhà, ngoài trời, môi trường lao động PM2.5 là tác nhân chính gây ra các kết cục xấu cho sức khỏe Các nguồn đóng góp vào ô nhiễm không khí cộng đồng chủ yếu là giao thông (đặc
biệt là các trạm đừng), chợ, đền thờ, nhà hàng, trạm xăng Bằng chứng cho thấy nguồn
đóng góp phơi nhiễm PM2.5 cá nhân là cao hơn khi ở trong nhà
2 Tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe
Ô nhiễm không là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu liên quan đến bệnh tim, đột quy, nhiễm trùng đường hô hấp đưới, ung thư phôi, tiêu đường và bệnh phôi tắc nghẽn mãn tính (COPD) Ngoài ra, ONKK còn
gây tác động xấu đến kinh tế liên quan đến sức khỏe
3 Tầm quan trọng của phối hợp liên ngành
Các Văn kiện Hội nghị lớn trên thế giới đã thống nhất có ba hạng mục lớn
là cấp thiết trong ứng phso với ô nhiễm không khí: cắt giảm lượng khí thải, thích
nghi trước tác động của khí hậu và cấp vốn cho hoạt động điều chỉnh cần thiết
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 giao trách nhiệm các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch cùng
các Ban, Ngành, Đoàn thể khác
4 Các biện pháp cá nhân giảm tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe
Bằng chứng cho thấy có thể giảm tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe
bằng các biện pháp: mang khẩu trang cá nhân, sử dụng máy lọc không khí, ở trong nhà với không gian kín, thông gió và lọc khí trong xe, lựa chọn phương thức và tuyến đường
di chuyên ít phơi nhiễm, một vài yêu tô đinh đưỡng
Trang 9Tác nhân gây ô nhiễm không khí tồn tại ở 2 dạng chính: dạng khí và dạng rắn (hạt
vật chất lơ lửng trong không khí) Các chat dang hat (PM), Ozone (Os), Nitrogen dioxide (NO;), Sulfr dioxide (SO;) là những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí Tại Việt Nam, trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí thì PM là vấn đề nổi cộm nhất ở giai đoạn 2011-2020 3“ Ô nhiễm bụi PM trong không khí có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hay đô thị có hoạt động công nghiệp
mạnh Bụi PM2.5 và PMI0 tại các trạm quan trắc tự động liên tục tại Hà Nội giai đoạn 2018-2020 đều vượt ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 đến 2,2 lan °
Các nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm trong không khí là vô số, ngay cả đối với các chất ô nhiễm được đề cập trong hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO và các chất gây ô nhiễm gặp phải khi mọi người di chuyên qua nhiều môi trường trong suốt cả ngày Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự, ước tính lượng phát thải PM2.5 năm 2018 từ các hoạt động của con người và cháy rừng trên lãnh thô Việt Nam là khoảng 600 nghìn tấn (chưa kế nguồn bụi đường và một số nguồn khác) Lượng
phát thải PM2.5 từ đốt bỏ phụ phẩm nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là
dun nau dan sinh (17%), giao thông đường bộ (133%), cháy rừng (12,7%), hoạt động công nghiệp (113%), và nhà máy nhiệt điện (3,3%) Các lĩnh vực còn lại đóng góp chung khoảng 3% tông lượng phát thải PM2.5 của cả nước Đặc biệt, Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh có lượng phát thải lớn nhất, đều trong khoảng 9,01-10,25 tân/km2/năm, Các tỉnh
thành ở các khu vực còn lại như vùng Trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung có
mức độ phát thải PM2.5 thấp hơn, dao động từ 0,35 đến 3,0 tấn/km2/năm Lượng phát
Trang 10thai cac oxit luu huynh (SOx) nam 2018 được tính cho cả nước là khoảng 750 nghìn tan/nam, trong đó phát thải từ nhà máy nhiệt điện và hoạt động công nghiệp đóng góp trên 91%
Ganh nang bénh tật liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và
ngoài trời là rất lớn và ngày càng tăng Đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người
với khoảng 7 triệu ca tử vong trên khắp thế giới mỗi năm Ô nhiễm không khí đặc biệt làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các không lây nhiễm như bệnh tim mạch và hô hấp, là nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng bệnh tật do nhiễm trùng đường hô hấp dưới, sinh non và các nguyên nhân gây tử vong khác ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng Đây vẫn là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Vào năm 2019, tác động của ô nhiễm
không khí trong nhà và ngoài trời lên tỉ lệ tử vong đã vượt qua các tác nhân phô biến nhự béo phì, nhẹ cân hay chế độ ăn uống thiếu lành mạnh 7 Chỉ phí kinh tế do ô nhiễm không
khí ước tính là 8 tỷ USD mỗi ngày trên toàn thế giới Ê Ngoài gánh nặng liên quan đến sức khỏe, ô nhiễm không khí còn gây ra các chỉ phí kinh tế bổ sung như do tác động của nó
đối với cây trồng nông nghiệp hoặc do thiệt hại đối với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng
Ngoài ra, còn có các chỉ phí liên quan đến biến đôi khí hậu liên quan đến ô nhiễm không khí và suy thoái môi trường ô
Một số báo cáo quốc tế cũng chỉ ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Việt Nam Theo chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) năm 2020 của Đại học Yale, phơi nhiễm
với ô nhiễm không khí ở Việt Nam xếp hạng 115 trên tông số 180 quốc gia Trên bảng xếp
hạng IQir/AirVisual, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 của Việt Nam cao thứ 21
trong danh sách 106 quốc gia” Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quy, ung thư phối, bệnh phôi tắc nghẽn
mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí ° Trước tình hình trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin khái quát về tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới và tại Việt Nam, kèm theo đó là tình
hình thực hiện một số chính sách cũng như các biện pháp nhằm giảm tác động ô nhiễm
không khí đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng
Trang 11MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỄ:
1 Mô tả các nguồn phát sinh chính các chất gây ô nhiễm không khí
2 Tông quan tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người
3 Tông quan các giải pháp liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe liên
quan đến ô nhiễm không khí
4 Đề xuất các biện pháp dự phòng cá nhân bảo vệ sức khỏe khỏi tác động ô nhiễm không khí
Trang 12CHUONG 1 NEN TANG LY LUAN
1.1 Téng quan vé 6 nhiém không khí
Ô nhiễm không khí là sự hiện diện của hóa chất độc hại hoặc hợp chất trong không
khí, kê cả các chất có nguồn gốc sinh học, tồn tại ở mức gây nguy cơ cho sức khỏe Ô
nhiễm không khí còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự hiện diện của hóa chất hoặc
hợp chất mà bình thường không có mặt trong không khí, gây giảm chất lượng không khí hoặc gây ra những thay đôi bất lợi đối với chất lượng cuộc sống (như phá hủy tầng ozon hoặc gây ra hiện tượng nóng lên toàn câu) !,
Các tác nhân gây ô nhiễm có kích thước nhỏ hơn khả năng nhìn thấy của con người Trong hầu hết các trường hợp, ta không thê nhìn thấy hoặc ngửi được các chất ô nhiễm
không khí Tuy nhiên, trong một số trường hợp như khói từ những vụ cháy, việc đốt gỗ, than, xăng, dầu, có thể phát hiện được bằng mắt thường Không nhìn thấy ô nhiễm
không khí không có nghĩa là chúng không tồn tại '°
1.2 Phân loại ô nhiễm không khí
Air pollutants classification
Mode of release | Chemical composition and size
Primary Secondary | Particulate matter | Gaseous
Direct emission Reaction with Solid or liquid Miscible with air,
into atmosphere atmospheric aerosol in air In vapour form
Cooking, Industrial processes, |
Air conditioning, Transportation, etc |
Smoking, etc
SO,,NO,, Ozone, co, co,, PM, SO,, ozone, PM 0.1, PM SO,, ozone,
co, PM NO,, svoc NO,, CO and
VOCs 2.5, PMI0 NO,, CO,
VOCs Hình 1.1 Phân loại ô nhiễm không khí
Trang 13- _ Nguồn ô nhiễm: sơ cấp và thứ cấp
- _ Nơi phát tán: trong nhà và ngoài trời
- Thanh phan va kich thước: chất dang hạt và dạng khí !!
1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
s* Nguyên nhân tự nhiên:
- Núi lửa phun trào làm phat tan mot số loại khí độc (lưu huỳnh, clo) và các hạt vật chất
(tro bui);
-_ Gió và đòng không khí làm phát tán các chất ô nhiễm không khí trên diện rộng: -_ Cháy rừng tạo ra một lượng lớn CO; và các tác nhân gây ô nhiễm khác như chất dạng hạt, hydrocarbon thơm đa vòng (PAH);
- Qua trình phân rã tự nhiên của các vi sinh vật giải phóng các loại khí đặc biệt là khí
metan;
- Qua trinh phân rã phóng xạ Ví dụ như khí radon từ quả trình phân rã tự nhiên của vỏ
trai đất và tích tụ trong không gian kín như tầng hằm;
-_ Nhiệt độ tăng góp phần làm các chất gây ô nhiễm bay hơi từ đất và nước vào không
khí
** Nguyên nhân từ con người:
-_ Hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, xử lý chất thải mỏ, nung, đúc kim loại thải
vào không khí các loại bụi kim loại, bụi mịn và có thể bị gió phát tán trên diện rộng; -_ Các hoạt động nông nghiệp sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật có chứa các hợp
chất hữu cơ déc hai dé bay hoi;
- Hoạt động xây dựng và phá hủy, đặc biệt đối với các tòa nhà cũ có thê chứa các chất
nguy hai nhu PCB, PBDEs, amiang;
- Hoat déng cia cdc nha may dién than, máy sưởi phát thải các loại khí va chat dang hat
do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch;
-_ Hoạt động xử lý bãi chôn lắp thường tạo ra khí metan do sự phân hủy tự nhiên của các
vi sinh vat;
- Thiéu đốt chất thải gây phát tan các chat độc hại khác nhau vào khí quyên;
Trang 14- Luu trit va sit dung cac san pham tai gia đình có chứa đung môi hữu cơ đễ bay hơi như sơn, các loại thuốc xịt, '?
1.4 Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Tác nhân gây ô nhiễm không khí tồn tại ở 2 dạng chính: đạng khí và đạng rắn (hạt
vật chất lơ lửng trong không khí) Các chat dang hat (PM), Ozone (Os), Nitrogen dioxide (NO;), Sulfr dioxide (SO;) là những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí
Chất dạng hạt (PM) là các hỗn hợp các hạt rắn và giọt chất lỏng tổn tại trong
không khí với nhiều kích thước khác nhau Một số loại hạt kích thước lớn có thé nhìn thay
được bằng mắt thường, một số loại khác rất nhỏ nên chỉ phát hiện được bằng kính hién vi
PM bao gồm 2 loại chính PMI10 và PM2.5
PMI0 có đường kính nhỏ hơn 10m Các hạt này được con người hít sâu vào phôi,
một số hạt lớn có thể được giữ lại ở hệ hô hấp trên như mũi, hầu, họng Chúng được phát
sinh từ các nguồn như bụi đất, các đám cháy, khí thải phương tiện, các ngành công nghiệp PMI0 gây kích ứng mắt, cô họng, gia tăng các triệu chứng khó thở, khỏ khè, tức
ngực ở những người mắc bệnh tim hoặc phối ?
PM2.5 có đường kính dưới 2,5um Vì kích thước nhỏ nên chúng có thê được hít sâu vào phối, xâm nhập vào máu Nguồn gốc phát sinh tương tự như PMI0, bao gồm khí thải
từ các phương tiện, đám cháy, các ngành công nghiệp Người bệnh tim hoặc bệnh phôi nhạy cảm với ô nhiễm không khí có thể gặp các triệu chứng như thở khò khè, ho khan, tức ngực, khó thở khi nồng độ PM2.5 cao “
PMI có đường kính đưới lụm Bằng chứng động học cho thấy PMI với kích thước nhỏ hơn có thê gây nguy hiểm hơn PM2.5 về tác dụng gây độc tế bào '5 Cho đến nay, các
bằng chứng dịch tễ học cho thấy đối với các kết cuộc tim mạch, hô hấp và đột quy, PMI
Trang 15không khí bao gồm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và nitơ oxit (NO,) do hoạt động con người tạo ra Các nguồn đáng kế là nhà máy điện, lò hơi công nghiệp, các phương tiện xe có động cơ Ozone gây các tác đụng lên đường hô hấp khi con người hít phải Ứ Nitrogen dioxide (NO,) hầu hết là khí không màu hoặc hơi nâu ở nhiệt độ phòng và
có mùi đặc biệt Chúng gây ô nhiễm không khí thông qua khí thải xe hơi, nhà máy điện, đốt cháy các loại nhiên liệu Nồng độ NO; cao trong không khí làm trầm trọng hơn các bệnh hô hấp như ho, thở khò khè, khó thở, đặc biệt là hen suyễn'Š
Sulfur dioxide (SO:) được sinh ra chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, núi lửa, các phương tiện và thiết bị sử dụng nhên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao Nong
dé SO, cao trong khéng khi cũng dẫn đến sự hình thanh cac dang sulfur oxides khac kết hợp các hợp chất khác trong khi quyén tao thành các dạng hạt nhỏ Các hạt này xâm nhập
sâu vào phối gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hệ hô hấp, đặc biệt trong thời gian dai
với nồng độ cao '°,
1.4.1
Trang 161.5 Tiêu chuẩn khuyến nghị của các tác nhân gây ô nhiễm không khí Bảng 1.1 Hướng dẫn về chất lượng không khí ngắn hạn, dài hạn và nưục tiếu ngắn
hạn, cập nhật năm 2021
* Khoảng tứ phân vị thứ 99 (ví đụ: vượt 3-4 ngay/ndm)
° Nông độ O: trung bình tôi da trong 8 giờ hàng ngày trong sảu thắng liên tiếp cao nhất
So với mức AQG năm 2005, phiên bản cập nhật năm 2021 của WHO có một số điểm thay
đổi quan trọng sau:
1 Mức AQG của PM2.5 hàng năm đã được hạ từ 10 ng/m xuống 5 ug/mẺ Điều này phân ánh bằng chứng mới về tác động của PM2.5 đối với tỷ lệ tử vong xảy ra ở
phơi nhiễm nồng độ dưới 10 ug/n) Mức của AQG trong 24 giờ đối với PM2.5 đã
thay đổi từ 25 ng/m) thành 15 ng/mẺ
Mức AQG hàng năm PMI10 đã giảm từ 20 ug/m° xuống 15 tg/mẺ Điều này phản ánh bằng chứng mới về tác động đối với tỷ lệ tử vong xảy ra ở nồng độ dưới 20 ug/m° AQG 24 giờ đối với PMI0 đã thay đôi từ 50 ng/mẺ thành 45 ug/m)
Trang 173 Mức AQG trung bình ôzôn trong mùa cao điểm (dài hạn) mới đã được xác định Điều này dựa trên bằng chứng mới về tác động lâu dài của ozon trên tông số tử vong và tử vong do hô hấp Mức AQG ngắn hạn là 100 Iig/m) bằng với mức ngắn
hạn năm 2005
4 Mức AQG hàng năm đối với NO; đã thay đôi từ 40 ng/m° thành 10 tg/m2, Điều
này chủ yếu là do bản cập nhật hướng dẫn về chất lượng không khí này dựa trên về tác động của NO; trong thời gian dài đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và
tử vong do hô hấp Mức AQG mới trong 24 giờ là 25 ng/m° được khuyến nghị
5 Mức AQG trong 24 giờ đối với carbon monoxide là 4 ng/m° được khuyến nghị Điều này dựa trên một đánh giá mới về tác động của nồng độ carbon monoxide
ngắn hạn đối với việc nhập viện vì nhồi máu cơ tim
1.6 Thực trạng ô nhiễm không khí
1.6.1 Trên Thế giới
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe trên toàn cầu Hầu như tất
cả dân số toàn câu (99%) đều phải tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí ! Đáng chú ý, mỗi ngày có khoảng 93% trẻ em trên 15 tuôi trên thế giới hít thở không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do nguồn ô nhiễm không khí trong nhà Số liệu cập nhật năm 2022 của WHO cho thấy hiện nay đã có hơn 6000 thành phố thuộc 117 quốc gia đã gia nhập cơ sở đữ liệu
về chất lượng không khí ngoài trời của WHO và đang nô lực giảm ô nhiễm không khí trong tương lai"
Các hình dưới đây là Báo cáo tình trạng cơ sở dữ liệu chất lượng không khí xung quanh của WHO phiên bản năm 2022 bao gồm các giá trị trung bình hàng năm đối với
PMI0, PM2.5 và NO: trong các năm từ 2010 đến 2019 và bao gồm 6.743 khu định cư của
con người ở 117 quốc gia trên toàn thế giới Các khu định cư có quy mô từ < 100 đến >
30 triệu dân
Trang 18Hinh 1.3 Vi tri cdc khu dinh cu voi dit liéu vé nang a6 PM10, 2010-2019
Trang 19
Hinh 1.4 Vi trí các khu định cư với dữ liệu về nồng độ NÓ;, 2010-2019
Trang 20Number of settlements with accessible [’M,,, PM, ,and NO, data in the latest year in the period 2010-2019 per urban population (in millions) |
Hình 1.5 Mức độ PA110, PM2.5 va NO; theo khu vuc va quy mé khu định cư hiện có trong năm gần nhất trong giai
đoạn 2010-2019"
Mức PMI0 cao hơn mức trung bình toàn cầu ở khu vực định cư Đông Địa Trung Hải và Đông Nam A trong tat ca
quy mé dan cu (Hinh 1.5) và cao hơn giá trị AQG từ sáu đến tám lần Mức độ PM2.5 cũng tương tự, các khu vực Châu Phi
va Tay Thai Binh Dương có mức độ cao hơn gần gấp đôi so với AQG Với nồng độ NO; trung bình hàng năm, với các khu
định cư ở Khu vực Đông Địa Trung Hải có nông độ cao hơn mức trung binh toàn cầu, trong khi tất cả các khu vực khác có
mức độ đồng nhất thấp hơn?"
Trang 2123 1.6.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo báo cáo giai đoạn 2011-2015, tình trạng ô nhiễm bụi đang tiếp tục diễn ra và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao tại các đô thị lớn như Hà Nội,
TP.HCM và các đô thị có hoạt động công nghiệp mạnh, đặc biệt là tại những khu vực
trục đường giao thông chính và công trường xây dựng Từ năm 2011-2015 số ngày có
chỉ số chất lượng không khí (AQT) được đo ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ khá cao Cụ thê, tại trạm quan trắc tự động Nguyễn Văn Cừ- Hà Nội trong năm 2014 có 178 ngày
chất lượng không khí kém, chiếm gần 50% tông số ngày quan trắc của năm Số ngày nồng độ bụi PM2.5 trung bình 24 giờ vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT tai cac nam 2011, 2012, 2013, 2014 va 2015 được ghi nhận ở trạm quan trắc đặt tại Hà Nội lần lượt là 213, 81, 186, 98 và 65 ngày Bên cạnh đó, nước ta còn chịu tác động đáng kế của ô nhiễm không khí liên quốc gia, chủ yếu do các nguồn phát thải của khu vực phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc, Đài Loan!
Giai đoạn năm 2016-2019, ô nhiễm bụi mịn vẫn là vấn đề đáng lưu ý Bụi
PM2.5 và PMI0 tại các trạm quan trắc tự động liên tục tại Hà Nội giai đoạn 2018-
2020 đều vượt ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 đến 2,2 lan, cao nhất ở năm
2019 Tại miễn Năm, nồng độ bụi PM2.5 khá ôn định Nhìn chung, ở khu vực miền
Trung và miền Nam, nồng độ PM2.5 và PMI10 cao hơn ở miễn Bắc Ở nước ta, nồng
độ bụi chịu tác động của yếu tế khí hậu Điều này thể hiện rõ ở khu vực miễn Bắc, ô
nhiễm tập trung vào các tháng mùa đông ít mưa Ở miền Nam, ô nhiễm bụi giảm rõ rệt
ở các tháng mùa mưa và tăng cao ở tháng mùa khô Tuy nhiên, khu vực miền Trung không thê hiện rõ quy luật này (?z 7.6) Năm 2019, tại Hà Nội ghi nhận 6 đợt ô nhiễm bụi mịn Trong những ngày ô nhiễm mức độ cao, giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần và hầu hết các trạm trong khu vực
dé co dién bién trong déng * (Hinh 1.7)
Trang 2224
Tình L6 Giá trị trung bình thẳng (tính qua các năm) của PM10 va PM2.5 tại các
trạm quan trắc không khí tựu động
—Pham Van Đồng —Minh Khai —Hang Dau ——ChicucBVMIT ——QCVN05:2013BTNMT
DUOIIS 0L0ĐIS C0039 ĐIOMIS 0/6519 0U0ỐTS 0979 010919 ĐỜI ĐIIOIS 0UIUS oma
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các trạm quan trắc của Sở TNMT Hà Nội truyền về Tổng cục Môi trường
Hình 1.7 Các đợt ô nhiễm bụi PM2.5 tại Hà Nội với diễn biến theo mùa năm 2019
Nông độ tông bụi lơ lửng (TSP) giai đọan 2015-2019 diễn ra phô biên tại hầu hết các đô thị, nhất là các trục giao thông và khu vực dân cư Tương tự như bụi mịn, nồng độ TSP giảm từ năm 2015-2017 và tăng trở lại vào năm 20 18-2019, thể hiện rõ ở khu vực miễn Bắc.”
Trang 2325 Trong giai đoạn 2015-2020, phần lớn các thông số NO;, O;, CO, SO; cơ bán
không có nhiều biến động và hầu hết nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMTẺ
Hình 1.8 Diễn biến nẵng độ NÓ; trung Đình năm tại các trạm quan trắc không khí
tự động giải đoạn 2015-2020 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng
cục Môi Trường)
š Giá trị quan trắc trung bình năm của CO
màu Doing Hing Vers Việt #9 ng sào: Ha Doing ing Young Tp Đường Lẻ Duẩn - Đá Nẵng teins Ya ie Nhe
Hình 1.9 Diễn biến nông độ CO trung bình năm tại các trạm quan trắc không khí
tự động giai đoạn 2015-2020 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng
cục Môi Trường)
Trang 2426 CHUONG 2 PHUONG PHAP THUC HIEN
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tông quan tường thuật (narrative review)
2.2 Thời gian thực hiện:
Tháng 6 - 7/2023
2.3 Đôi trợng nghiên cứu
Các luật, chính sách, báo cáo tổng kết, bài báo nghiên cứu khoa học về ô nhiễm
không khí
2.4 Nguồn dữ liệu
Dựa trên nguôn dữ liệu điện tử Pubmed, Google Scholar, Google
2.5 Chiến lược tìm kiếm
-_ Việc tìm kiêm diễn ra vào tháng 06 năm 2023;
-_ Tiến trình thực hiện:
+ Tìm kiếm với các từ khóa chính tương ứng với 4 mục tiêu chuyên đề
+ Lọc tài liệu theo tiêu chí lựa chọn
+ Trích xuất dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu
+ Nhận định nhóm thông tin phô biến, có tính xu hướng, hoặc bao hàm được mục
tiêu nghiên cứu dé trình bày vào chuyên đề
Từ khóa tìm kiếm:
Sources, exposures
Preventions,
personal
protect*
inter- professional, Solutions
Trang 2527
2.6 Tiéu chi chon mau
2.6.1 Tiéu chi chon vao
- Các tài liệu, bài báo chính thống được công bố có chứa các thuật ngữ tìm kiếm
trong tiêu đề hoặc tóm tắt
- Tài liệu có toàn văn được công bồ trong vòng 20 năm gần nhất (từ năm 2003)
và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt
2.6.2 Tiêu chí loại ra
Sang loc qua doc tiêu dé va tóm tắt
(1) Cac phat biéu, ý kiến cá nhân, ví dụ: bai xã luận - bình luận, thư và tuyên
bó đồng thuận,
(2) Các tài liệu không có nội dung liên quan trong tiêu đề và tóm tắt
Sang loc qua doc bài báo toàn văn
(3) Bài báo không cung cấp dữ liệu cho một trong 4 mục tiêu nghiên cứu
(4) Các tài liệu khái quát lý thuyết, không đưa ra chứng cứ khoa học cần thiết
Trang 2628
CHUONG 3 KET QUA
3.1 Nguồn phát sinh chính của ô nhiễm không khí
Các nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm trong không khí là vô số, ngay cả đối với các chất ô nhiễm được đề cập trong hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO và các chất gây ô nhiễm gặp phải khi mọi người di chuyên qua nhiều môi trường trong suốt cả ngày Mô hình môi trường vi mô là một cấu trúc toàn diện cho việc tiếp xúc
với các tác nhân hít phải và để xem xét giảm thiểu rủi ro thông qua quản lý chất lượng
không khí (National Research Counel, 2012) Môi trường vi mô là nơi mà chúng ta
trải qua thời gian ở đó và có đặc điểm nồng độ chất ô nhiễm cụ thé trong thời gian này
(ví dụ, một phương tiện cơ giới đại diện cho một môi trường vị mô trong thời gian đi
lại) Một môi trường vi mô có nồng độ ô nhiễm cao, chẳng hạn như đường phố đô thị,
có thê đóng góp đáng kế vào tông mức phơi nhiễm, ngay cả khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn Mô hình này rất hữu ích để xem xét các hướng dẫn về chất lượng
không khí và các tiêu chuẩn có thể làm giảm phơi nhiễm cá nhân và để liên kết việc
quản lý chất lượng không khí nhằm mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng Bảng 3.7 liệt kê một số môi trường vi mô chính trong môi trường sống ở đô thị, các nguồn ô nhiễm trong các môi trường này và một số các chất gây ô nhiễm chính được phát sinh
Nơi cư trú đặc biệt quan trọng bởi vì hầu hết mọi người dành phân lớn thời gian của họ
ở nhà Ở khu vực đô thị, các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm những
chất được tạo ra bởi các nguồn trong nhà, chăng hạn như nấu ăn và hút thuốc lá, và sự xâm nhập các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời, bao gồm PM và carbon monoxide do giao thông phát sinh Đường phố là nơi có thể có các điểm nóng về ô nhiễm không khí do giao thông hoặc công nghiệp, là một môi trường vi mô quan trọng
và riêng biệt và là môi trường có thê được hưởng lợi trực tiếp từ việc quản lý chất
lượng không khí
Bảng 3.2 Nguồn phát sinh chất ô nhiễm trong một số môi trường vỉ mô Môi trường vi mô Nguồn phát sinh Chất ô nhiễm chính
Trong nhà Nấu ăn, sưởi ấm không gian PM, CO, NOx, VOCs,
nơi đỗ xe, hoạt động trong chất gây dị ứng
Trang 2729
Môi trường vi mô Nguồn phát sinh Chất ô nhiễm chính
ô nhiễm nên, hút thuốc ung thư Đường phố Xe cộ, bụi đường, PM, CO, NOx, 03, VOC,
ô nhiễm nền chat gay ung thư, chi Môi trường lao động Quy trỉnh công nghiệp, PM, CO, VOC, NOx,
hút thuốc, ô nhiễm nên chất gây ung thư
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự, ước tính lượng phát thải PM2.5 năm 2018 từ các hoạt động của con người và cháy rừng trên lãnh thô Việt Nam là khoảng 600 nghìn tấn (chưa kể nguồn bụi đường và một số
nguồn khác) Lượng phát thải PM2.5 từ đốt bỏ phụ phâm nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là đun nấu dân sinh (17%), giao thông đường bộ (13%), cháy
rừng (12,7%), hoạt động công nghiệp (11%), và nhà máy nhiệt điện (3,33%) Các lĩnh vực còn lại đóng góp chung khoảng 3% tông lượng phát thải PM2.5 của cả nước
(Hình 3.1) Đặc biệt, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lượng phát thải lớn nhất, đều
trong khoảng 9,01-10,25 tắn/km2/năm Các tỉnh thành ở các khu vực còn lại như vùng
Trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung có mức độ phát thải PM2.5 thấp hơn, dao động từ 0,35 đến 3,0 tan/km2/nam’,
Giao thô Các loại Đốt rác thải
re ong giao thông khác (2%} Đun nấu dân
đường bộ
(13%) (0,6%) dụng
(17%)
Nhà máy Dun nau
nhiét dién thương mại
Hoạt động
công nghiệp (11%) TAN/ NAM z *
Đốt bỏ phế
Cháy rừng (12,7%) thải nông nghiệp (40%)
Hình 3.10 Phát thải PM2.5 từ các nguồn do con người và chảy rừng tại Việt Nam
Ngoài phát thải PM2.5 sơ cấp nêu trên, PM2.5 thứ cấp được hình thành một phan từ các chất tên thân như NOx, SOx va VOC Dé minh hoa, luong phat thải các
oxit lưu huỳnh (SOx) năm 2018 được tính cho cả nước là khoảng 750 nghin tan/nam,
Trang 2830 trong đó phát thải từ nhà máy nhiệt điện và hoạt động công nghiệp đóng gớp trên 91% (Hình 3.2)”
Giao thông đường bộ (1,2%) Các loại Đốt rác thải Đun nấu giao thông khác (0,2%) Đun nấu thương mại (0,2%) dân dụng (0,8%)
(17%)
Đốt bỏ phế thải nông nghiệp (0,8%) Cháy rừng (0,6%)
SO,:750 NGHIN TAN/ NAM
Hoạt động công nghiệp
3.2.1 Phơi nhiễm cấp độ cá nhân
Nghiên cứu tại Quảng Châu, Trung Quốc năm 2017 nhằm xác định các đặc
điểm hóa học và các nguồn tiếp xúc cá nhân với vật chất hạt mịn PM2.5 Kết quả cho
thấy các hạt mịn có liên quan đến giao thông (8,6 + 0,7%), các hạt liên quan đến bụi
(5,8 + 0,7%), và phát thai đốt sinh khối (2,0 + 0,2%) là các nguồn chủ yếu đóng góp
mức độ từ trung bình đến cao theo phơi nhiễm PM2.5 cá nhân ở Quảng Châu”
Nhằm ước tính mức độ phơi nhiễm của quần thê với PM2.5, một nghiên cứu tại
Trung Quốc đã tích hợp đữ liệu hàng năm từ 1.146 máy theo đõi không khí trong nhà, mạng lưới giám sát chất lượng không khí, các ứng dụng công cộng và thẻ thông minh giao thông để xác định mô hình nồng độ PM2.5 và các hoạt động trong các môi trường
vi mô khác nhau (bao gồm ngoài trời, trong nhà, tàu điện ngầm, xe buýt và ô
tô ) Bằng cách kết hợp một lượng lớn đữ liệu tín hiệu từ điện thoại di động, nghiên
cứu này đã áp dụng mô hình có trọng số theo thời gian đề cải thiện ước tính mức độ phơi nhiễm PM2.5 Phơi nhiễm PM2.5 có trọng số theo thời gian được ước tính là 32,
+ 13,9 ng/m° (n = 365), trong đó PM2.5 trong nhà đóng góp nhiều nhất (85,1%), tiếp
Trang 2931 theo là ngoài trời (7,6%), xe buýt (3,7%) , tau điện ngâm (3,1%) và ô tô (0,5%) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rằng PM2.5 ngoài trời đóng góp đáng kế vào PM2.5 trong nhà
(hệ số xâm nhập trung bình là 0,63), PM2.5 ngoài trời chịu trách nhiệm về phần lớn
sự phơi nhiễm ở Thượng Hải?”? Tổng quan 32 tài liệu về PM ›; cho thấy các nguồn ngoài trời đóng góp 44% (dao động từ 33-55%) vào tông phơi nhiễm cá nhân với
PM2.5 Ước tính tông thê về mức phơi nhiễm cá nhân (trung bình trong 24 giờ) từ các nguồn ngoài trời lần lượt là 9,3 ug/mẺ đối với PM2.5, trong khi nồng độ môi trường
chi ghi nhận mức phơi nhiễm 5,72 ng/m° ?° Các nghiên cứu trên gợi ý nguồn đóng góp
chủ yếu cho phơi nhiễm các nhân là từ việc tiếp xúc với các nguồn phát thải ngoài trời
Mặc dù ghi nhận mức đóng góp cao từ các nguồn phơi nhiễm trong nhà, tuy nhiên chưa có bằng chứng chắc chắn cho việc xác định các nguồn phơi nhiễm cá nhân nguy
cơ cao khi chưa cá nhân hoá việc đo phơi nhiễm PM2.5 trong không khí
Một nghiên cứu khác nhằm xác định các nguồn đóng góp vào PM2.5 không khí, nhóm nghiên cứu đã được thực hiện theo dõi hàng ngày trong khoảng thời gian 12 nam (1998-2010) 6 Atlanta Cac ca khám bệnh tại khoa cấp cứu hô hấp có tương quan thuận đến việc đốt sinh khối và carbon hữu cơ thứ cấp Đối với sự gia tăng 1 ug/m”
PM2.5 từ việc đốt sinh khối trong 3 ngày qua Tỷ lệ thăm khám cho tất cả các bệnh hô hấp tăng 0,4% (KTC 95% 0,0%, 0,7%)”, Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về mối
liên quan giữa các nguồn PM2.5 và một số kết quả về bệnh hô hấp cũng như ước tính tác động kết cục sức khoẻ theo nguồn phơi nhiễm Tuy nghiên cứu được thực hiện với quy mê lớn, xem xét nhiều kết cục sức khoẻ liên quan hô hấp và tim mạch, tuy nhiên,
việc đo lường nguồn phơi nhiễm vẫn chưa được thực hiện sát với thực tế Việc thu thập dữ liệu chung bằng cách tự báo cáo và mô hình hoá dữ liệu chưa cung cấp một
thông tin cụ thê về các nguồn đóng góp vào phơi cá nhân PM2.5
Khắc phục các hạn chế trên, nghiên cứu khac tai Trung Quốc đã điều tra và so sánh ô nhiễm không khí vào mùa đông và mức độ phơi nhiễm cá nhân ở các ngôi nhà nông thôn miền bắc và miền nam Trung Quốc Các mẫu PM trong nhà và ngoài trời hàng ngày được thu thập đồng thời bằng cách sử dụng máy lấy mẫu tĩnh, và mức độ phơi nhiễm cá nhân được đo trực tiếp bằng máy lấy mẫu xách tay Nồng độ trung bình hàng ngày của PM2.5 trong nhà và ngoài trời là 521 + 234 và 365 + 185 ng/mỶ ở làng phía bắc, cao hơn khoảng 2,3-2,7 lan la 188 + 104 va 150 + 29 ig/m) ở trong nhà và ngoài trời ở các làng quê phía Nam Trong các ngôi nhà sử dụng điện ở phía Nam, ô
Trang 30thấp hơn rất nhiều, với trung bình 184 + 83 (sử dụng củi) và 166 + 45 ng/m° (sử dụng
điện) ? Dữ liệu cung cấp bằng chứng về nguồn đóng góp quan trọng từ chất đốt sinh hoạt (than, củi) trong việc gia tăng khả năng phơi nhiễm cá nhân với PM2.5 Nhiều nghiên cứu khác cũng chí ra các nguồn đóng góp vào phơi nhiễm cá
nhân với PM2.5 tại Đài Loan Nghiên cứu sử dụng thiết bị AS-LUNG-P đo PM2.5 cá
nhân cho kết quả ba nguồn phơi nhiễm hàng đầu là khói thuốc lá trong môi trường, đốt hương và nấu ăn, góp phần làm tăng PM ;; lần lượt là 8,53, 5,85 và 3,52 uig /mẺ trong khoảng thời gian 30 phút ?° Mặt khác, khi ở trong nhà có các yếu tố bảo vệ, mức phơi nhiễm thấp hơn 1,32 (0,34-2,31) ng/m` khi mở cửa sô và thấp hơn 3,08 (2,19-3,97) ug/m°khi đóng cửa sô Đối với khí thải phương tiện giao thông, một kết quả bất ngờ cho thấy phơi nhiễm PM2.5 ngoài trời khi ngồi trên xe máy và đi bộ đã thấp hơn so với ô tô ?' Các kết quả trên đã gợi ý việc khảo sát các nguồn đóng góp phơi nhiễm
PM2.5 ca nhân quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi
3.2.2 Phơi nhiễm cấp độ cộng đồng
Những năm gân đây, nhiều nghiên cứu trên thé giới đã ứng dụng sự phát triển
của cảm biến chỉ phí thấp dé khảo sát các nguồn ô nhiễm trong cộng đồng dân cư
Nghiên cứu tại Đài Loan thực hiện với hai mục tiêu là đánh giá thiết bị cảm biến mới
AS-LUNG-O và khảo sát sự đóng góp của các nguồn ô nhiễm trong cộng đồng Mười
bệ AS-LUNG-O đã được lắp đặt tại các khu vực đường phố gần các nguồn ô nhiễm
PM2.5 xác định từ 3-5m và một bộ khác ở độ cao 10m so với mặt đất Nghiên cứu
được thực hiện qua 2 giai đoạn trong khoảng thời gian ngày 1-28 thang 7 va ngay 2—
31 tháng 12 năm 2017 ở Nam Đầu, Đài Loan Các nguồn phát sinh quan trọng cho
PMA.5 đã được định lượng bằng phân tích hồi quy bao gồm các biến số về nhiệt độ, độ
ấm, tốc độ gió và nguồn ô nhiễm PM2.5 Nồng độ PM2.5 trong phạm vi 3-5m tăng 4,38; 3,90; 2,72 va 1,80 ug/m° tương ứng với các nguồn ô nhiễm xung quanh từ nơi chờ tín hiệu giao thông, chợ, đền thờ, nhà hàng gà rán Đối với ô nhiễm PM2.5 do phương tiện giao thông, những nơi chờ tín hiệu giao thông được ghi nhận có nồng độ
PM2.5 cao hơn những nơi giao thông di chuyên liên tục Nồng độ PM2.5 đạt đỉnh ở
Trang 3133 cộng đồng cao gấp 36,2 lan noi duge chon lam nén so sanh & dé cao 10m Thiét bi AS- LUNG-O được đánh giá độ chính xác cao, tuy nhiên việc mất đữ liệu do nguồn điện, nguồn pm mặt trời hoặc van dé bao trì, hiệu chính hằng năm tốn nhiều chỉ phí và nhân lực đang được xem xét khắc phục thêm”
Nghiên cứu khác thực hiện khảo sát trên 12 cộng đồng đô thị tại Đài Loan với
tông cộng 123 điểm giám sát thời gian thực cho nồng độ chất dạng hạt và CO Các cộng đồng này đại diện cho cộng đồng đô thị điển hình với các nhà hàng, đền thờ, cơ
sở sản xuất nhỏ rải rác, đường giao thông huyết mạch và thậm chí có cả chợ đêm Một
đến hai vị trí tại công viên hoặc hẻm dân cư không có nguồn đốt rõ ràng cũng được chọn làm nên dé so sánh Sử dụng một máy quang phố aerosol ghỉ lại nồng độ chất ô nhiễm trung bình 5 phút Đồng thời, số lượng phương tiện giao thông và người đi bộ cũng được đưa vào mô hình hồi quy định lượng mức đóng góp của giao thông và hoạt động nấu ăn đối với ô nhiễm không khí trong cộng đồng Kết quả trên cho thấy các loại ô nhiễm, tốc độ gió và các phương tiện qua lại đều là những yếu tố góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm trong cộng đồng Các nhà hàng đóng góp trung bình 6,18, 6,33, 7,27 ug/m` và l,64 ppm vào mức độ PMI, PM2.5, PM10 và CO tương ứng của cộng đồng, mức đóng góp này có ý nghĩa thống kê Các ngôi chùa, đền đóng góp mức độ cao hơn là 13,2, 15,1 va 17,2 ng/m° cho PMI, PM2.5 và PMI0 của cộng đồng tương ứng, mức đóng góp này cũng có ý nghĩa thống kê Đối với các nhà máy và cơ sở sản
xuất hộ gia đình hầu hết các hệ số không đáng kể Về mặt đóng góp từ phát thai giao
thông, mức PMI và PM2,5 đã tăng thêm 5 Iig/m) tại các điểm dừng xe buýt và giao lộ,
có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu, do hạn chế số lượng thiết bị, chỉ 28 chuyến đi
thực tế đã đo tông cộng 123 điểm đo Mỗi dia diém chi do trong 5 phút có thê dẫn đến thiếu chính xác”
Nông độ hạt siêu mịn (UFP) và PM2.5 cũng được giám sát bằng thiết bị đi động tại đô
thị trung tâm Manhattan, New York Khu vực này với đặc trưng là có nhiều con đường được bao quanh bởi các tòa nhà cao tầng dao động từ 5m đến 320m Điều này dẫn đến
khó phân tán các nguồn ô nhiễm, tạo nên những điểm ô nhiễm cục bộ Các hạt siêu mịn được đo bằng thiết bị P-trak và PM2.5 được đo bằng kỹ thuật tán xạ ánh sáng bởi
thiết bi DustTrak 8520 Nhat kí thu thập thông tin giao thông được ghi nhận lại bởi
tình nguyện viên Nhiệt độ, độ am, tốc độ gió và hướng gió cũng được ghi nhận tại vị
trí lầy mẫu cô định trên độ cao của tòa nhà 4 tầng Mỗi ca lấy mẫu riêng lẻ kéo dai
Trang 3234 trong 3 giờ ở những con đường đã được lên kế hoạch trước Mô hình hồi quy nông độ
ô nhiễm tại các con hẻm trong cộng đồng và công viên trung tâm cũng được xây dựng Kết quả cho thấy, nồng độ UFP tăng khoảng 11% và PM2.5 tăng 8% so với vị trí nền trong khoảng thời gian giao thông đông đúc Ước tính tương ứng là 8% và 5% sau khi điều chính sự tự tương quan thời gian”
Nghiên cứu cắt ngang tại Windhoek, Nambia đã được thực hiện nhằm kiểm tra mối
liên quan của nồng độ PM và sức khỏe kém Đối tượng nghiên cứu là người dân sống
ở thành phố ít nhất 2 năm và là cư dân của vùng có đặt các trạm giám sát ô nhiễm
không khí Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống để
chọn các hộ gia đình Một người lớn trong mỗi hộ gia đình được chọn để phỏng vẫn
dựa trên sự thuận tiện Một bảng câu hỏi đã được tiêu chuẩn hóa và điều chính được sử
dụng dé thu thập đữ liệu về các triệu chứng và bệnh về đường hô hấp của người trả lời; tiền sử gia đình mắc bệnh đường hô hấp; tiếp xúc nghề nghiệp và lịch sử; và loại nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn Điều chỉnh các biến khoảng cách nhà của
người trả lời so với đường chính, loại bề mặt đường đối với đường hoặc đường chính
đi qua nhà, số năm ở ngôi nhà hiện tại cũng như tông số năm mà người trả lời đã sống
ở Windhoek Bảng câu hỏi được thử nghiệm ở một vùng ngoại ô bằng cách sử dụng mẫu gồm mười cư dân để kiểm tra tính nhất quán trong các câu hỏi và câu trả lời Trong 3 tháng triển khai nghiên cứu, mức PM trung bình hàng tháng được tính toán Kết quả nghiên cứu với tí lệ ho (43%), khó thở (25%) và hen suyễn (11,2%) PM được
phát hiện là một yếu tố nguy cơ đáng kế đối với các đợt ho và có đờm ở nhóm tiếp xúc nồng độ cao với tỉ số số chênh (OR) tăng (OR: 2,5, KTC 95% 0,8-8,0) Nghiên cứu
cho thấy nguy cơ mắc các kết quả sức khỏe hô hấp kém của cư dân là đo nhiều yếu tố
và có thê bao gồm các yếu tố như môi trường tiếp xúc với thuốc lá và chất lượng không khí trong nhà kém cả ở nhà và nơi làm việc *°
Nghiên cứu cắt ngang về triệu chứng hô hấp và mối liên quan với các yếu tô cá nhân, nghề nghiệp, môi trường cũng được thực hiện tại sau thành phố công nghiệp của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Bảng câu hỏi ATS-DLD-78-A được khảo sát trên 38.075 người lớn cư trú tại khu vực này Nghiên cứu tập trung vào bốn triệu chứng về đường
hô hấp bao gồm ho kéo dai, dom kéo dài, thở khò khẻ và hen suyễn, được coi là các
biến số kết quả Bộ câu hỏi cũng bao gồm các câu hỏi về tiền sử tiếp xúc với bụi và khí
độc trong công việc Dữ liệu từ các trạm quan trắc môi trường gần nơi cư trú của đối