1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa 1.2.1 Nhóm các yếu tố bên trong 1.2.1.1 Lý thuyết cổ điển Lý thuyết nguồn lực resources based theory là lý thuyết cổ điển được
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ TRUYỀN ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOSCH
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020
GVHD: TS MAI THỊ CẨM TÚ SVTH: NGUYỄN HỒNG SƠN MSSV: K174080957
TP HCM THÁNG 2/2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ TRUYỀN ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOSCH
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020
GVHD: TS MAI THỊ CẨM TÚ SVTH: NGUYỄN HỒNG SƠN MSSV: K174080957
TP HCM THÁNG 2/2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng cũng như công bố trong bất kỳ công trình nào khác Bên cạnh đó các thông tin, tài liệu, dữ liệu trong toàn bộ khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc tham khảo
Tác giả
Nguyễn Hồng Sơn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Bố cục của Khóa luận 2
6 Hạn chế của Khóa luận 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3
1.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm hoạt động nhập khẩu 3
1.1.2 Phân loại hoạt động nhập khẩu 3
1.1.3 Lợi ích và khó khăn khi tham gia hoạt động nhập khẩu 4
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa 6
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa 6
1.2.1 Nhóm các yếu tố bên trong 6
1.2.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài 9
1.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa 12
1.3 Ma trận SWOT 15
Trang 71.3.1 Khái niệm ma trận SWOT 15
1.3.2 Thiết lập ma trận SWOT 15
1.4 Đề xuất khung nội dung phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 16
Kết luận chương 1 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOSCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 19
2.1 Tổng quan về công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 20
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh 20
2.1.4 Định hướng phát triển của Bosch tại Việt Nam 21
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2017-2020 21
2.2 Tình hình hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020 22
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu 22
2.2.2 Kim ngạch thiết bị nhập khẩu 24
2.2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo nhà cung cấp 26
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020 27
2.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong 27
2.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài 33
2.5 Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2017-2020 37
2.5.1 Điểm mạnh 37
2.5.2 Điểm yếu 37
2.5.3 Cơ hội 37
Trang 82.5.4 Thách thức 38
Kết luận chương 2 38
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ TRUYỀN ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOSCH VIỆT NAM 39
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 39
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 39
3.1.2 Ma trận SWOT 39
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam 40
3.2.1 Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh (S-O) 41
3.2.2 Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh để đối phó thách thức (S-T) 41
3.2.3 Nhóm giải pháp tận dụng để khắc phục điểm yếu (W-O) 41
3.2.4 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu để đối phó thách thức (W-T) 41
3.2.5 Một số giải pháp chính được đề xuất 42
Kết luận chương 3 44
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 9Bảng 3 1 Ma trận SWOT đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020 39
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Mô hình các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter 10Hình 1 2 Khung phân tích đề xuất thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 17
Hình 2 1 Quá trình phát triển Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam 19Hình 2 2 Cơ cấu tổ chức công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam 20Hình 2 3 Cơ cấu các thiết bị điều khiển và truyền động nhập khẩu giai đoạn 2018-2020 24Hình 2 4 Thời gian trung bình lô thiết bị được cập nhật lên hệ thống SAP kể từ khi được vận chuyển đến kho giai đoạn 2018-2020 28Hình 2 5 Quy trình nhập khẩu hàng điều khiển và truyền động của công ty 30Hình 2 6 Chỉ số năng lực logistics của Việt Nam giai đoạn 2010-2018 35Hình 2 7 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai thác than và chế biến – chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020 36
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số TT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa của từ viết tắt
triển nông thôn
2 Covid19 Coronavirus disease 2019 Đại dịch virus Corona 2019
3 CRM Customer Relationship
Management
Quản trị quan hệ khách hàng
4 ERP Enterprise Resource
6 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 SAP System, Application and
Data Processing
Hệ thống ứng dụng kinh doanh nghiệp vụ tích hợp
8 TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
9 T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Kể từ năm 1986 sau khi đổi mới và gia nhập WTO, cho đến nay Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có độ mở rất cao và là thị trường tiềm năng của các tập đoàn đa quốc gia Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2019 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018 Đây cũng là con số cao nhất trong vòng 10 năm gần đây Năm 2020 mặc dù chứng kiến sự ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng FDI tại Việt Nam vẫn đạt 98% so với năm 2019 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021)
Việc thu hút nhanh chóng FDI trong khi chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất và các yếu tố khác tại Việt Nam không bắt nhịp kịp Khiến cho các doanh nghiệp có vốn FDI phải nhập khẩu sản phẩm sản xuất từ nước ngoài nhất là nhóm mặt hàng máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng đòi hỏi trình độ sản xuất cao Theo Tổng cục Hải quan (2020) tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của hơn 10.000 doanh nghiệp FDI chiếm gần 60% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 Năm 2020 Việt Nam nhập khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước tính giá trị đạt 37,25 tỷ USD lớn thứ 2 sau nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng nhẹ 1,4% so với năm 2019 Cũng nằm trong xu hướng đó, với đặc thù là nhóm ngành hàng công nghệ cao hàng hóa điều khiển và truyền động với hai lĩnh vực chính là thủy lực và truyền động tịnh tiến hiện nay tại Việt Nam cũng được nhập khẩu hoàn toàn Đây là nhóm hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp tại Việt Nam Chính vì thế mà sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra cũng rất khốc liệt với sự có mặt của rất nhiều nhà cung cấp từ nước ngoài như Hydac, Vitillo (lĩnh vực thủy lực) hay Parker, Eaton, Weller (lĩnh vực truyền động tịnh tiến)
Với thực trạng đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động
nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn đánh giá chính xác, khách quan về hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của công ty Từ đó đề ra những giải pháp cho việc nâng cao hoạt động nhập khẩu thiết
bị điều khiển và truyền động của công ty trong giai đoạn tiếp theo
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển
và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch giai đoạn 2018-2020 Bên cạnh đó, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hoạt động nhập khẩu thiết bị điều
Trang 13khiển và truyền động của công ty Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền
động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: dùng ở chương 2 để nghiên cứu các tài liệu và dữ liệu, giải thích làm rõ nguyên nhân dẫn đến các sự biến động hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động
- Phương pháp tổng hợp: dùng ở cả 3 chương nhằm liên kết, thống nhất các phần đã phân tích để đánh giá tổng thể hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động
- Phương pháp so sánh: dùng ở chương 2 nhằm so sánh các kỳ với nhau để thấy rõ xu hướng biến động hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động
4 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến năm 2020
+ Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nhằm đưa ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của công ty
5 Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này có ba chương với nội dung, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
6 Hạn chế của Khóa luận
Mặc dù đã cố gắng để đưa ra bài cáo hoàn thiện nhất, tuy nhiên do sự hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thế nên bài báo cáo vẫn còn tồn tại những sai sót Bài báo cáo gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm và thu thập số liệu từ báo tài chính Bên cạnh đó thông tin trong bài báo cáo cũng chưa thật sự sâu và bao quát toàn bộ vấn đề
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu hiện đã, đang và vẫn là một trong những hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự chú ý từ tất cả các học giả trên toàn thế giới (Quintens và cộng sự, 2006) Theo Trent and Monczka (2005) hoạt động nhập khẩu hàng hóa là quá trình tích hợp và phối hợp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong việc cung cấp hàng hóa đến nhà nhập khẩu Trong khi đó Chopra và Meindl (2019) cho rằng hoạt động nhập khẩu là các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, dịch vụ và vận chuyển nguồn nguyên vật liệu đó từ nhà cung cấp hoặc sản xuất nước ngoài để cung cấp hàng hóa, phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhà nhập khẩu
Tại Việt Nam, theo Điều 28 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã định nghĩa “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực dặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Còn theo Đoàn Thị Hồng Vân (2009) nhập khẩu hàng hóa là những giao dịch hàng hóa và dịch vụ (mua bán, đối ứng hoặc tặng cho) từ
cư dân, công ty, chính phủ ở nước ngoài đến cư dân ở một nước và hàng hóa dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia
Nhìn chung, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa từ thị trường nước ngoài đến thị trường nội địa thông qua quá trình đàm phán và hợp tác giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu
1.1.2 Phân loại hoạt động nhập khẩu
Theo Cateora và cộng sự (2011), Mikulić và Lovrinčević (2018) hoạt động nhập khẩu hàng hóa được phân thành 2 loại đó là nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp Thứ nhất, ở hình thức nhập khẩu trực tiếp người mua và người bán trực tiếp thực hiện giao dịch, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài sau đó tiến hành sản xuất hoặc trực tiếp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Trong khi đó hoạt động nhập khẩu gián tiếp được hiểu là nhà nhập khẩu ủy thác một đơn vị trung gian ở nước ngoài thay mặt hoặc đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác sau đó sử dụng một đơn vị thứ ba ở trong nước để tiến hành xuất khẩu lại sang thị trường nước ngoài
Trang 15Cũng dựa trên vai trò của 3 bên liên quan đó là nhà nhập khẩu, xuất khẩu và bên trung gian, Karlsen và cộng sự (2003) đã phân loại hoạt động nhập khẩu thành 3 loại nhưng chi tiết hơn Thứ nhất là hoạt động nhập khẩu trực tiếp doanh nghiệp sẽ nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài một cách trực tiếp Thứ hai là hoạt động nhập khẩu ủy thác theo đó một bên trung gian nhận ủy thác của đơn vị nhập khẩu
sẽ đóng vai trò thay cho đơn vị nhập khẩu để tiến hành ký kết hợp đồng đối với phía bên đối tác nước ngoài Cuối cùng là hoạt động nhập khẩu tái xuất, chính là việc mà các doanh nghiệp nhập khẩu lại từ đối tác nước ngoài
Tóm lại, dù được phân loại như thế nào thì các hoạt động nhập khẩu vẫn dựa trên nguyên tắc là vai trò của 3 bên liên quan đó là nhà nhập khẩu, xuất khẩu và trung gian Không có phương thức nhập khẩu nào tối ưu hơn, việc lựa chọn phương thức nhập khẩu nào phụ thuộc vào mức kinh phí và chiến lược hoạt động của từng doanh nghiệp (Cateora
và cộng sự, 2011)
1.1.3 Lợi ích và khó khăn khi tham gia hoạt động nhập khẩu
1.1.3.1 Lợi ích của hoạt động nhập khẩu đối với doanh nghiệp
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quốc tế mở như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu và đổi mới các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho thu được lợi nhuận cao nhất Liang và Parkhe (1997), Daniels và Radebaugh (2001), Mittelstaedt và cộng sự (2005) cho rằng hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp mới thông qua hình thức nhập khẩu là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bởi 3 lợi ích chính sau đây:
Thứ nhất, các hoạt động nhập khẩu giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí mua hàng và gia tăng lợi nhuận Việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ thị trường nước ngoài giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được hàng hóa với mức giá rẻ hơn so với nhà cung cấp nội địa Chính vì thế doanh nghiệp có lợi thế trong việc cắt giảm chi phí giá vốn hàng bán và gia tăng lợi nhuận – mục tiêu hoạt động lớn nhất của doanh nghiệp
Thứ hai, bên cạnh việc cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu cũng có thể gia tăng được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Trong đó hai lợi thế lớn nhất là giá và chất lượng: Đầu tiên, nhờ vào việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới với mức giá cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá bán tốt hơn từ đó giúp họ có thể cạnh tranh với các đối thủ về giá; Bên cạnh đó, các nguồn hàng từ nhà cung cấp mới với chất lượng tương xứng hoặc tốt hơn
Trang 16cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa mà họ cung cấp nhờ đó gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp
Cuối cùng, việc tham gia vào hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp
có thể tiếp cận với các loại hàng hóa mà thị trường nội địa chưa thể cung cấp đặc biệt là các loại hàng hóa đòi hỏi trình độ sản xuất cao và phức tạp mà thị trường nội địa chưa
đủ khả năng sản xuất Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cùng với sự hạn hữu về năng lực sản xuất hàng hóa của thị trường trong nước đòi hỏi doanh nghiệp phải tham gia vào hoạt động nhập khẩu từ các thị trường khác
1.1.3.2 Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu và xuất khẩu được cho là vấn đề hai mặt của đồng xu (Mittelstaedt và cộng sự, 2005) Bên cạnh những lợi ích từ hoạt động nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp đã nêu trên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn khi tham gia hoạt động nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu theo Quintens và cộng sự (2005), Busse và cộng
sự (2016) gặp phải rào cản về mặt vị trí địa lý Trong đó khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán được cho là một trong những rào cản lớn nhất về mặt địa lý (Busse
và cộng sự, 2016) Tương tự bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa và tập quán kinh doanh cũng được cho là những rào cản khiến cho hoạt động nhập khẩu vận hành một cách trơn tru (Quintens và cộng sự, 2005) Những khó khăn về mặt vị tí địa lý là nguyên nhân làm giảm kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp (Platts và Song, 2010) Thứ hai, rào cản thể chế cũng được cho là một trong những thách thức cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhập khẩu (Quintens và cộng sự, 2005; Subramanian và cộng sự, 2015) Trong đó sự khác biệt về thể chế chính trị, hệ thống cơ
sở hạ tầng nghèo nàn và quy trình thủ tục hải quan lỗi thời là những rào cản thể chế chính hạn chế kết quả nhập khẩu của doanh nghiệp đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển (Quintens và cộng sự, 2005; Subramanian và cộng sự, 2015)
Thứ ba, theo Nassimbeni (2006) rào cản liên quan đến nhà cung cấp cụ thể là các rào cản về mối quan hệ giữa người mua và người bán, các vấn đề liên quan đến hợp đồng và sự yếu kém về các kỹ năng kiến thức trong hoạt động mua bán quốc tế là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Cuối cùng, theo Blalock và Veloso (2007) việc tìm kiếm nguồn hàng hóa từ các nhà cung cấp nước ngoài nhất là đối với các mặt hàng công nghệ cao đòi hỏi trình độ kỹ thuật để có thể sản xuất ra khiến cho các doanh nghiệp nội địa lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp Bên cạnh đó nguồn hàng sẵn có từ phía nhà cung cấp cũng hạn chế công
Trang 17tác nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới từ phía doanh nghiệp điều này có thể
có hại đối với nước nhập khẩu về lâu dài
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Có nhiều tiêu chí để đánh giá hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu thuộc tiêu chí kinh tế (economic measures) như kim ngạch xuất - nhập khẩu, doanh thu xuất - nhập khẩu, lợi nhuận xuất - nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu thường được sử dụng nhất (Khổng Văn Thắng, 2013; Sousa
và Novello, 2014; Chen và cộng sự, 2016) Trong đó:
- Kim ngạch xuất - nhập khẩu (export - import turnover) là tổng giá trị xuất - nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất - nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ được quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định
- Doanh thu xuất nhập khẩu (export - import Sales) là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách bằng hình thức xuất - nhập khẩu cho khách hàng mang lại cho doanh nghiệp
- Lợi nhuận xuất - nhập khẩu (export - import Profit) là giá trị tuyệt đối của doanh thu xuất - nhập khẩu và chi phí xuất - nhập khẩu
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu là sự thay đổi của kim ngạch xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định
Để đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển thiết bị điều khiển và truyền động của Công Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam giai đoạn 2018-2020, tác giả quyết định sử dụng các chỉ tiêu thuộc tiêu chí kinh tế (economic measures) để đánh giá Tuy nhiên vì hạn chế trong việc tiếp cận dữ liệu từ phía doanh nghiệp nên trong đề tài này tác giả quyết định chỉ sử dụng hai chỉ tiêu thuộc tiêu chí kinh tế là kim ngạch nhập khẩu (import turnover) và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa
1.2.1 Nhóm các yếu tố bên trong
1.2.1.1 Lý thuyết cổ điển
Lý thuyết nguồn lực (resources based theory) là lý thuyết cổ điển được rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu về tác động bên trong ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp (Claus và Holger, 2008; Abu và cộng sự, 2014) Việc xác định nhóm các yếu tố bên trong và bên ngoài là vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp trong việc đề ra các chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp có thể vận hành và phát triển tốt (Robert, 1991) Mặc dù vậy, trong những năm 1980 các nhà quản trị chỉ
Trang 18chủ yếu tập trung phân tích mối quan hệ các chiến lược và yếu tố bên ngoài tiêu biểu có thể kể đến mô hình phân tích của Michael Porter (1980) về cấu trúc ngành và định vị lợi thế cạnh tranh hay các dự án nghiên cứu thực nghiệm bởi PIMS (Robert và Bradley, 1987) Cho đến những năm 1990 đó các nhà quản trị mới chú ý nhiều hơn về vai trò nền tảng của nhóm các yếu bên trong để đề ra chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp (Dyer
và Singh, 1998; Acedo và cộng sự, 2006) Mô hình nguồn lực ra đời là sự bổ sung cho
mô hình của Michael Porter giúp cho các nhà quản trị có thể đề ra được các chiến lược một cách thích hợp và bao quát dựa trên cả nhóm các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài (Robert, 1991)
Lý thuyết nguồn lực được Wernerfelt lần đầu tiên phát biểu vào năm 1984, theo đó
sự thành công của một doanh nghiệp được xác định dựa trên nguồn lực mà doanh nghiệp
sở hữu và kiểm soát Nguồn lực ở đây được định nghĩa có thể là tài sản hoặc khả năng của doanh nghiệp Cụ thể, nguồn lực về tài sản có thể là tài sản hữu hình hoặc vô hình như nguồn lực tài chính, tài sản cố định, máy móc công xưởng, bằng sáng chế,… Trong khi đó nguồn lực thuộc về khả năng của doanh nghiệp là các kiến thức và kỹ năng vô hình được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp vận hành như quy trình làm việc, khả năng quản trị,…(Jeremy, 2005) Để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững theo Barney (1991) và Peteraf (1993), nguồn lực của doanh nghiệp cần phải đạt được các tiêu chí như sau:
Thứ nhất là nguồn lực có giá trị Nguồn lực của một doanh nghiệp chỉ có thể trở thành lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác khi và chỉ khi đó là những nguồn lực có giá trị Cụ thể, đây là những nguồn lực giúp cho doanh nghiệp thực hiện các chiến lược mà nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Thứ hai là nguồn lực khan hiếm Theo đó, nguồn lực khan hiếm là nguồn lực mà chỉ
có một số ít doanh nghiệp sở hữu từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp này
so với phần lớn các doanh nghiệp khác Nếu một số lượng lớn doanh nghiệp cùng sở hữu cùng một nguồn lực và cùng thực hiện các chiến lược như nhau thì nguồn lực đó không còn khan hiếm và giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác nữa
Thứ ba là nguồn lực không thể thay thế Để có thể duy trì được nguồn lực có giá trị
và khan hiếm trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục có những chiến lược cải tiến sao cho các doanh nghiệp khác không thể bắt kịp, tuy nhiên việc này không hề dễ dàng cho doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi nguồn lực của doanh nghiệp cần bổ sung thêm tính chất không thể bị thay thế mới duy trì được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trang 19Cuối cùng là nguồn lực khó bắt chước Đây được xem là một trong những đặc tính giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ nhờ vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp nhất là đối với các sản phẩm đòi hỏi sự tinh vi về mặt công nghệ, khoa học Bên cạnh đó, khi quá trình đổi mới trên toàn cầu trở nên nhanh hơn thì việc bắt chước sản phẩm sẽ là điều không thể tránh khỏi chưa kể sự hoàn thiện
và tinh vi hơn sản phẩm gốc Chính vì thế doanh nghiệp cần liên tục cải tiến các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu nhằm tránh việc bị sao chép tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp
Nhìn chung, lý thuyết nguồn lực là một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá và xác định các yếu tố bên trong của doanh nghiệp Việc này giúp cho doanh nghiệp nhận biết được những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang sở hữu nhất là trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra vô cùng khốc liệt Để có thể tìm và duy trì được những lợi thế cạnh tranh mà nguồn lực của doanh nghiệp đang có đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét và đánh giá chúng, bên cạnh việc liên tục đưa ra những cải tiến mới Chỉ khi các nguồn lực của doanh nghiệp được chú trọng duy trì và phát triển thì chúng mới thật sự tạo ra những lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp
1.2.1.2 Lý thuyết thực nghiệm
Kenneth và cộng sự (2000) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Nghiên cứu đã gửi đi 500 mẫu khảo sát và nhận được 73 mẫu khảo sát hợp lệ từ phía các doanh nghiệp tại Mỹ Thông qua các kiểm định thống kê (Cronbach’s Alpha, EFA và phân tích hồi quy đa biến), nghiên cứu đã rút ra được kết luận 4 yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đó là năng lực nhà quản trị, quản trị hoạt động nhập khẩu, nguồn nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin Chryssochoidis và Theoharakis (2004) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Dữ liệu để phân tích được thu thập từ việc gửi 315 mẫu khảo sát đến các doanh nghiệp bằng điện thoại tại Hy Lạp Nghiên cứu đã nhận được 217 mẫu trả lời hợp lệ Thông qua các kiểm định thống kê (Cronbach’s Alpha, EFA và phân tích hồi quy đa biến), nghiên cứu đã rút ra được kết luận 4 yếu tố là tính đặc trưng về công nghệ của hàng hóa, đặc tính kỹ thuật của hàng hóa, cạnh tranh về giá
và cuối cùng là quản trị hoạt động nhập khẩu đều tác động tích cực đến kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Kim và Chai (2017) nghiên cứu về tác động của sự cải tiến từ phía nhà cung cấp, hệ thống công nghệ thông tin và quản trị hoạt động nhập khẩu đến kết quả hoạt động nhập
Trang 20khẩu của doanh nghiệp Dữ liệu được thu thập từ 272 mẫu khảo sát từ các nhà quản trị thuộc bộ phận cung ứng và mua hàng trong lĩnh vực sản xuất tại Hàn Quốc Bằng kỹ thuật bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) nghiên cứu kết luận cả 3 yếu tố sự cải tiến công nghệ cho sản phẩm từ phía nhà cung cấp, hệ thống công nghệ thông tin và quản trị hoạt động nhập khẩu đều tác động tích cực đến kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
1.2.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài
1.2.2.1 Lý thuyết cổ điển
Lý thuyết thể chế
Lý thuyết thể chế (Insitutional theory) là một trong những lý thuyết cổ điển nhằm xác định các yếu tố bên ngoài (xã hội) tác động đến hoạt động của doanh nghiệp (Donsbach, 2008) Lý thuyết thể chế được Meyer và Rowan đưa ra lần đầu vào năm 1977 dưới góc
độ cấu trúc doanh nghiệp (Organizational Structure) khi cho rằng môi trường thể chế tác động đến cấu trúc của doanh nghiệp hơn cả dưới sự tác động của áp lực thị trường Theo đó thể chế là các quy tắc trong một xã hội, hay cụ thể hơn là các ràng buộc được con người đặt ra và các ràng buộc không chính thức Những ràng buộc do con người đặt
ra gồm các chính sách và quy định của chính phủ áp dụng cho các doanh nghiệp cản trở
họ hoạt động hiệu quả của họ trên thị trường quốc tế Theo đó nếu khung quy định và chính sách không quá nghiêm ngặt, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện để có thể thực hiện giao dịch hiệu quả trên thị trường quốc tế thị trường Scott (1995) cũng cho rằng một thể chế xã hội tốt là một thể chế bao gồm những quy chuẩn, văn hóa nhận thức, và các yếu tố về luật định mà thông qua đó kết hợp với yếu tố nguồn lực (resources based theory) mang lại sự ổn định và phồn vinh của xã hội
Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của lý thuyết thể chế đến hoạt động xuất - nhập khẩu (De Groot và cộng sự, 2004; Álvarez và cộng sự, 2018) Theo đó nền tảng lý thuyết thể chế tốt tức là nơi mà các cá nhân không thể lạm dụng quyền lực để thao túng thị trường ví dụ như thuế quan và hạn ngạch mà ngược lại tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và giao dịch song phương diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả (De Groot và cộng sự, 2004; Guiso và cộng sự, 2009) Ngược lại các thể chế yếu kém hoặc không hoàn thiện là rào cản cho các hoạt động trao đổi thương mại mà chủ yếu là dưới tác động của thuế quan (Anderson và Marcouiller, 2002; François và Manchin, 2013)
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia
Trang 21Mô hình kim cương (diamond) được Porter đưa ra lần đầu vào năm 1990 nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao một số quốc gia thành công và những quốc gia khác thất bại trong cạnh tranh quốc tế?" Mô hình nhằm đánh giá phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh bên cạnh việc đánh giá xem một quốc gia hoặc lãnh thổ đó có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không và đã được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong môi trường kinh doanh quốc tế (Wu và cộng sự, 2017; Guan và cộng sự, 2018)
Theo Porter (1990) quốc gia đó có khả năng thành công nhất đối với các ngành nằm trong mô hình kim cương của riêng quốc gia đó, cụ thể mô hình kim cương ở đây bao gồm 4 thành phần chính (Hình 1.1), trong đó:
Hình 1 1 Mô hình các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter
Nguồn: Porter (1990)
- Điều kiện các yếu tố sản xuất: bao gồm hai nhóm yếu tố là cơ bản và tiên tiến Các yếu tố cơ bản bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí, lao động phổ thông và tình hình tài chính Trong khi đó các yếu tố tiên tiến bao gồm cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin và nhân sự có trình độ học vấn cao như kỹ sư và các nhà khoa học Theo Porter (1990) các yếu tố tiên tiến hiện nay là những yếu tố quan trọng nhất đối với lợi thế cạnh tranh của một quốc gia hay lãnh thổ ở một ngành nhất định
- Điều kiện về nhu cầu: nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới qui mô và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp Theo đó, môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển thì nhóm khách hàng sẽ có mức nhu cầu cao và phức tạp hơn Do đó, buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng cạnh tranh
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: là những ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động trong toàn bộ chuỗi giá trị hoặc những hoạt động liên quan đến các sản phẩm bổ sung cho nhau cho tại các doanh nghiệp ở một
Trang 22quốc gia nhất định Những ngành này có thể có mối liên kết ngược và xuôi mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong một lĩnh vực nhất định
- Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: sự kết hợp giữa chiến lược,
cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia Porter (1990) cũng cho rằng không có một hệ thống quản
lý nào phù hợp với toàn cầu Thay vào đó, các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến khích và
áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp tại quốc gia sở tại tạo ra những ảnh hưởng lớn tới khả năng thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp
1.2.2.2 Lý thuyết thực nghiệm
Alguire và cộng sự (1994) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Trong đó đối với các yếu tố bên ngoài nghiên cứu đã đề cập đến 3 yếu tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài đó là các chính sách của nhà nước, hạn ngạch nhập khẩu và thể chế quân sự Nghiên cứu đã gửi đi 485 mẫu khảo sát và nhận được 135 mẫu khảo sát hợp lệ làm dữ liệu nghiên cứu từ phía các doanh nghiệp thuộc Viện Quản lý cung ứng tại Mỹ Bằng phương pháp phân tích phương sai đa biến (MANOVA) nghiên cứu chứng minh 3 yếu tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài là các chính sách của nhà nước, hạn ngạch nhập khẩu và thể chế quân sự đều tác động đến chiến lược hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Mittelstaedt và công sự (2006) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Trong đó yếu tố bên trong được nghiên cứu sử dụng là quy mô doanh nghiệp còn yếu tố bên ngoài bao gồm 3 biến đó là mức độ đô thị hóa, mức độ phân môn hóa ngành nghề kinh doanh và môi trường ngành
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 2.777 doanh nghiệp từ 87 ngành công nghiệp khắp nước
Mỹ Bằng phương pháp hồi quy logistics, kết quả nghiên cứu cho rằng cả 3 yếu tố bên ngoài đó là mức độ đô thị hóa, mức độ phân môn hóa ngành nghề kinh doanh và môi trường ngành, 1 yếu tố bên ngoài là quy mô doanh nghiệp đều tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Dưới góc độ quốc gia, Hema và cộng sự (2007) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng và nhập khẩu tiêu đen Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng từ số liệu thứ cấp tại Ấn Độ giai đoạn 1970-2002 Bằng phương pháp dự đoán theo mô hình “Làm mịn theo cấp số nhân của Holt” (Holt’s exponential smoothing), kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu bên ngoài bao gồm diện tích trồng, sản lượng trồng, giá tiêu nội địa và giá tiêu nhập khẩu đều tác động đến việc trồng và nhập khẩu tiêu đen tại thị trường Ấn Độ
Trang 231.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Dựa trên những cơ sở lý thuyết trên cùng một số nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xin
đề xuất một số yếu tố bên trong và bên ngoài sau để phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp như sau:
- Các yếu tố bên trong:
+ Nguồn nhân lực: Theo Kenneth và cộng sự (2000) nguồn nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Theo
đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo tất cả các nhân viên thuộc bộ phận đảm nhiệm hoạt động nhập khẩu phải có kiến thức và trình độ về xuất nhập khẩu và trình độ ngoại ngữ tốt thông qua các khóa đào tạo, bổ trợ ngắn hạn nếu cần Việc thành thạo về quy trình thủ tục xuất nhập khẩu và ngoại ngữ thậm chí theo Trent và Monczka (2005) là yếu tố quan trọng nhất giúp cho kết quả từ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao
+ Quản trị hoạt động nhập khẩu: quản trị hoạt động nhập khẩu bao gồm lên kế hoạch,
tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhập khẩu Aykol và cộng sự (2013) Trong đó việc lập kế hoạch và tổ chức chủ yếu là giải quyết bài toán về tìm nguồn cung
và phạm vi của chúng (Faes và cộng sự, 2000; Trautmann và cộng sự, 2009) Thực hiện
và kiểm soát là việc thực hiện các hoạt động nhập khẩu theo quy trình sao cho đạt hiệu quả (Hausman và cộng sự, 2010) Trent và Monczka (2003) cho rằng quy trình nhập khẩu càng cụ thể, chi tiết và rõ ràng càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Cũng theo các nghiên cứu của Kenneth và cộng sự (2000),
tốt tạo tác động tích cực cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
+ Phương thức thanh toán cho nhà cung cấp: Theo Aykol và cộng sự (2013) mối quan
hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu được thể hiện qua phương thức thanh toán là giao dịch trực tiếp giữa hai bên được quyết định dựa trên mối liên kết và sự ảnh hưởng về lòng tin, quyền lực, sự phụ thuộc và mối quan hệ lẫn nhau Sự chủ động và thỏa hiệp linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức thanh toán giữa là một trong những điều kiện quan trọng tác động đến hoạt động nhập khẩu và cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu (Lee và cộng sự, 2007; Aykol và cộng sự, 2013) Mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu được thể hiện qua phương thức thanh toán có tác động tích cực đến kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu của Barnes và cộng sự (2010) và Bianchi và Saleh (2010)
Trang 24+ Nguồn lực tài chính: Theo Trent và Monczka (2005) nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực cần thiết thúc đẩy kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp tốt hơn Nguồn lực tài chính vững mạnh và dồi dào của doanh nghiệp đáp ứng các chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, đàm phán với nhà nhập khẩu và tích hợp hệ thống
nghiệp cũng ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
+ Công nghệ thông tin: Theo Kenneth và cộng sự (2000) các công ty cần chia sẻ thông tin để thành công trong hoạt động mua bán quốc tế Theo đó việc chia sẻ thông tin thông qua các phần mềm quản lý doanh nghiệp giữa nhà xuất và nhập khẩu là cần thiết để đạt được những cải tiến về thời gian, nắm số lượng hàng tồn kho, chi phí, phương thức giao hàng… Nhu cầu về mối quan hệ chặt chẽ hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các nhà xuất và nhập khẩu Hệ thống thông tin nội bộ phải được đánh giá để đảm bảo rằng chúng cho phép chia sẻ thông tin liên doanh nghiệp một cách hiệu quả và tránh những rủi ro về việc bị lộ các thông tin nội bộ quan trọng Cũng theo các nghiên cứu của Trent và Monczka (2005) và Monczka
và cộng sự (2006) hệ thống công nghệ thông tin tích hợp là tiền đề giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động nhập khẩu hiệu quả hơn
- Các yếu tố bên ngoài:
+ Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế được xem là một trong những tác nhân chính tác động đến hoạt động nhập khẩu đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Baggs và Brander, 2006; Li và cộng sự, 2007; Ruggero và Matteo, 2011) Trong đó các tiêu chí thuộc môi trường kinh tế thường được sử dụng để đánh giá tác động đến hoạt động nhập khẩu như các hiệp định thương mại (Baggs và Brander, 2006),
tỷ giá hối đoái (Ruggero và Matteo, 2011), vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu (Li và cộng sự, 2007; Braga và cộng sự, 2009), chính sách quốc gia (McKinney và Rowley, 1985) và hệ thống cơ sở hạ tầng bổ trợ cho hoạt động logistics (Pfohl and Large, 1993)
+ Môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội Đã có nhiều cứu thực nghiệm chứng minh tác động của môi trường chính trị ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nhập khẩu (Katsikeas và Dalgic, 1995; Deane và công sự, 2009) Các tiêu chí như thuộc môi trường chính trị thường được sử dụng như thủ tục hành chính, hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, sự hỗ trợ của chính phủ thường được sử dụng để đánh giá mức độ tác động lên hoạt động nhập khẩu (Ghymn và Jacobs, 1993; Katsikeas và Dalgic, 1995)
Trang 25+ Môi trường ngành: bên cạnh 2 yếu tố là môi trường kinh tế và chính trị, môi trường ngành cũng được xem là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu (Hefler, 1981) Cũng theo Christopher và Peck (2004), Manuj và Mentzer, 2008 sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến nhu cầu hàng hóa trong nước đối với ngành hàng cũng tác động đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Bảng 1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu của doanh nghiệp trong các nghiên cứu mà tác giả sử dụng tham khảo
Bảng 1 1 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
cộng sự (2006)
Công nghệ thông tin Kenneth và cộng sự (2000), Trent và Monczka (2005), Monczka và cộng sự
(2006) Quy mô doanh nghiệp Mittelstaedt và công sự (2006) Năng lực nhà quản trị Trent và Monczka (2005)
Kenneth và cộng sự (2000), Hausman và cộng sự (2010), Aykol và cộng sự (2013) Đặc tính về công nghệ
của hàng hóa
Chryssochoidis và Theoharakis (2004), Kim và Chai 2017
Đặc tính về kỹ thuật của hàng hóa Chryssochoidis và Theoharakis (2004)
(2004); Manuj và Mentzer (2008) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 261.3 Ma trận SWOT
1.3.1 Khái niệm ma trận SWOT
Mô hình SWOT được sử dụng để phân tích sau một thời gian doanh nghiệp vận hành Theo đó các nhà quản lý doanh nghiệp thiết lập ma trận SWOT thông qua việc xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Namugenyi và cộng sự, 2019) Trong đó:
- Điểm mạnh (Strengths) là các khả năng nội tại mà tích cực, có liên quan đến doanh nghiệp để đạt được mục tiêu và phục vụ khách hàng, một cách hiệu quả
- Điểm yếu (Weaknesses) là các yếu tố hoặc hạn chế bên trong có thể cản trở hoặc cản trở hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hay tổ chức
- Cơ hội (Opportunities) là các yếu tố hoặc đặc điểm có thể tạo điều kiện cho các cơ
sở kinh doanh với các liên kết bên ngoài các tổ chức Chúng là những yếu tố bên ngoài
mà thông qua đó, công ty có thể khai thác lợi thế của mình (Eastwood và cộng sự, 2016)
- Thách thức (Threats) là các mối đe dọa đối phó với các yếu tố tiêu cực bên ngoài công ty, có thể cản trở hoặc trì hoãn các mục tiêu có thể đạt được
1.3.2 Thiết lập ma trận SWOT
Ma trận SWOT được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tiến hành đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, vận hành của nhiều doanh nghiệp (Jeyaraj và cộng sự, 2012) Để thiết lập ma trận SWOT, theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân (2011) cần phải thực hiện 2 bước chính như sau:
Bước một, tiến hành phân tích đưa ra các tiêu chí tương ứng thuộc mô hình SWOT bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Bước hai, dựa trên cơ sở các yếu tố SWOT đã phân tích ở bước đầu tiến hành tạo ma trận SWOT theo bốn cặp yếu tố để tiến hành đưa ra các giải pháp đề xuất như Bảng 1.2
Điểm yếu (Weakness)
Nhóm chiến lược S – T Sử dụng những điểm mạnh để
né tránh thách thức
Nhóm chiến lược W - O Khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân (2011)
Trang 271.4 Đề xuất khung nội dung phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Trang 28Hình 1 2 Khung phân tích đề xuất thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 29Kết luận chương 1
Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý thuyết về những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh nhập khẩu như khái niệm, phân loại, lợi ích, khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu hàng hóa Bên cạnh đó là khái niệm và các chỉ tiêu đo lường thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Đối với nghiên cứu này, tác giả quyết định lựa chọn hai tiêu chí đó là kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thuộc chỉ tiêu kinh tế (economic measures) để đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Nội dung chương 1 cũng đưa ra một số lý thuyết cổ điển và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra 5 yếu tố bên trong là nguồn nhân lực, quy trình nhập khẩu, phương thức thanh toán cho nhà cung cấp, nguồn lực tài chính và công nghệ thông tin và 3 yếu tố bên ngoài là môi trường kinh tế, môi trường chính trị và môi trường ngành ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị điều khiển và truyền động của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam Chương 1 cũng đã đề xuất khung nội dung phân tích chi tiết cho đề tài nhằm liên kết các nội dung và được thể hiện trong cả 3 chương của đề tài
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOSCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018-2020 2.1 Tổng quan về công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
Một số thông tin chung về công ty:
• Tên tiếng Việt: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
• Tên tiếng Anh: Bosch Vietnam Company Limited
• Trụ sở : Tầng 14, Tòa nhà Đức, 33 đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
là những thông tin chính về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Hình 2 1 Quá trình phát triển Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
Nguồn: Phòng nhân sự (2020)
Năm 1994: Văn phòng đại diện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Năm 2007: Thành lập công ty con tại Việt Nam - Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Bosch Việt Nam
Năm 2014: Đạt chứng nhận hoạt động công nghệ cao từ Bộ Khoa học và Công nghệ Năm 2018: Được xếp hạng 18 nơi có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Trang 312.1.2 Cơ cấu tổ chức
Với tính chất đặc thù là một công ty đa quốc gia kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, cơ cấu
tổ chức của Bosch Việt Nam tương đối phức tạp so với với các công ty kinh doanh đơn ngành hay lĩnh vực Mặc dù vậy cơ cấu tổ chức Bosch Việt Nam khá là tối ưu so với quy mô kinh doanh được mô tả như Hình 2.2
Hình 2 2 Cơ cấu tổ chức công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bosch Việt Nam tập trung vào 4 lĩnh vực chính:
- Dụng cụ điện cầm tay: nhập khẩu từ nội bộ tập đoàn Bosch GmbH để phân phối các dụng cụ điện và phụ kiện, cũng như các dụng cụ đo lường và làm vườn cho cá nhân và thợ chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi từ gia đình tới ngành công nghiệp và xây dựng
- Công nghệ tòa nhà: nhập khẩu để cung cấp các thiết bị và tư vấn giải pháp giám sát
và kiểm soát an ninh, an toàn thông qua công nghệ bằng cách truy cập video, cảnh báo xâm phạm và hỏa hoạn, và các hệ thống âm thanh, hội nghị