MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY VÀ TÍN DỤNG ĐEN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẾ PHONG .... 20Biện pháp 3: Tổ chức tọa đàm, s
Trang 1MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
tài 1
cứu 1
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 1
4 Tính mới và những đóng góp của đề tài 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
luận 2
1.1 Giáo dục, giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội 2
1.2 Quản lý giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh 3
1.3 Tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội
41.4 Tệ nạn ma túy và tín dụng đen 4
THPT 4
1.6 Vai trò, ý nghĩa của các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH
cho học sinh 5
tiễn 6
2.1 Khái quát về địa bàn huyện Quế Phong 6
2.2 Học sinh trường THPT Quế Phong 6
3 Tổng quan các vấn đề đã nghiên cứu 10
Trang 24 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng
đen cho học sinh tại trường THPT Quế Phong 11
5 Đánh giá việc thực hiện trong công tác QLGD kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh tại trường THPT Quế Phong 13
5.1 Mặt làm được 13
5.2 Mặt hạn chế 14
5.3 Nguyên nhân của mặt mạnh và mặt hạn chế 15
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY VÀ TÍN DỤNG ĐEN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẾ PHONG 18 Biện pháp 1: Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống
tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh thông qua sử dụng mạng xã hội trong các cuộc thi của đoàn TNCS Hồ Chí Minh 18Biện pháp 2: Chỉ đạo tăng cường triển khai nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh một cách có hệ thống qua các môn
văn hóa trên lớp 20 Biện pháp 3: Tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 23 Biện pháp 4: Quản lý, phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh 26
Biện pháp 5: Thành lập các Câu lạc bộ theo sở thích và hoạt động trải nghiệm thực
tế để giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh 30
Biện pháp 6: Huy động nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục
vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng
đen cho học sinh 32 III KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 35
1 Mục đích khảo sát 35
2 Nội dung khảo sát 35
Trang 33 Đối tượng và phương pháp khảo sát
35 3.1 Đối tượng khảo sát
35 3.2 Phương pháp khảo sát
35 4 Kết quả khảo sát
37 4.1 Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đã được đề xuất
374.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
39IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
41 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1 Kết luận 45
2 Kiến nghị
45TÀI LIỆU THAM KHẢO
46PHỤ LỤC
47 CÁC HÌNH ẢNH, LINK VIDEO VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 47
1 Hình ảnh về chỉ đạo và thực hiện các biện pháp đề xuất 47
2 Theo phản ánh ngày 01/4/2022, Công an tỉnh Nghệ An triệt phá thành công chuyên án chuyên tổ chức cho nặng lãi (tín dụng đen) tạm giữ hình sự 04 đối tượng tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong 50
3 Đường link các sản phẩm video và ảnh trên ứng dụng Padlet và youtobe và hình ảnh về sản phẩm tuyên truyền về ma túy và tín dụng đen 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BGH Ban giám hiệu
2 CBGVNV Cán bộ giáo viên nhân viên
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 THPT Trung học phổ thông
5 CMHS Cha mẹ học sinh
Trang 46 CNTT Công nghệ thông tin
7 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
11 KNS Kỹ năng sống
12 QLGD Quản lý giáo dục
13 THPT Trung học phổ thông
14 TNXH Tệ nạn xã hội
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng 16
Biểu đồ 2: Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất 38
Biểu đồ 3: Tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 40
Biểu đồ 4: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 41
Biểu đồ 5: Tương quan giữa số lượng học sinh bị lôi kéo tham gia tệ nạn ma túy, tín dụng đen và bỏ học 42
Biểu đồ 6: So sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm học 43
Biểu đồ 7: So sánh xếp loại học lực của học sinh qua các năm học 44
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê học sinh các dân tộc trường THPT Quế Phong - 7
Bảng 2: Thống kê những TNXH có nguy cơ xâm nhập học đường qua khảo sát học sinh, CBQL, cán bộ đoàn và gv về học sinh - 7
Bảng 3:Các kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội mà học sinh đã được giáo dục tại trường THPT Quế Phong
- 8
Bảng 4: Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ đoàn về nguyên nhân học sinh tham gia vào tệ nạn ma túy và tín dụng đen
- 9
Trang 5Bảng 5: Đánh giá của HS về mức độ thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội qua hoạt động GD - 12 Bảng 6: Đối tượng khảo sát - 35 Bảng 7: Bảng sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất - 37 Bảng 8: Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 39 Bảng 9: Số học sinh bị lôi kéo tham gia tệ nạn ma túy, tín dụng đen và bỏ học - 42 Bảng 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm học - 43 Bảng 11: Kết quả xếp loại học lực của học sinh qua các năm học - 44
Trang 61 | 4 7
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, với mục tiêu giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh
Những năm gần đây, tệ nạn xã hội đã xâm nhập học đường và ngà càng có xu hướng gia tăng Nhằm góp phần quản lý công tác giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển các kỹ năng phòng, chống các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh, giảm thiểu tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường, góp phần xây dựng văn hóa học đường, chuẩn bị cho các em tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách và bảo vệ Tổ quốc, xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 về phát triển phẩm chất, năng lực cho người học
Quế Phong là địa phương vùng biên giới có tình hình xã hội phức tạp, tiềm ẩn nhiều tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường, trường THPT Quế Phong với hơn 90% là học sinh dân tộc thiểu số, sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng biên giới, kỹ năng sống và kỹ năng phòng, chống các tệ nạn xã hội còn nhiều hạn chế, nhiều học sinh có nguy cơ bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội trong
đó tệ nạn ma túy và tín dụng đen có nguy cơ rất lớn xâm nhập học đường
Do vậy việc tăng cường các giải pháp nhằm quản lý, chỉ đạo để giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tính dụng đen cho học sinh đang học tập tại trường
là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay do vậy chúng tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh trường THPT ”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh tại trường THPT Quế Phong, từ đó đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh tại trường THPT Quế Phong, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh đang học tại trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 72 | 4 7
Các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống các tệ nạn ma túy và tín dụng đen có nguy cơ xâm nhập học đường phù hợp với học sinh tại trường THPT Quế Phong
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế;
+ Phương pháp thực nghiệm điều tra, quan sát thực tiễn;
+ Phương pháp thống kê toán học;
+ Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm; + Phương
pháp xây dựng giải pháp
4 Tính mới và những đóng góp của đề tài
4.1 Tính mới của đề tài
- Đề tài này được thực nghiệm tại trường THPT Quế Phong trong thời gian từ năm học 2020-2021
- Trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng và các Trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung chưa có đề tài nghiên cứu hoặc đề cập về vấn đề này
- Các biện pháp phù hợp với thực tế của nhà trường và xu thế của xã hội, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và sử dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay để thực hiện
- Các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay
4.2 Những đóng góp của đề tài
Một, làm rõ thực trạng tệ nạn tín dụng đen và tệ nạn ma túy có nguy cơ xâm nhập học đường tại trường THPT Quế Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
Hai, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội ma túy và tín dụng đen cho học sinh để từ
đó có biện pháp quản lý và xây dựng được kế hoạch cụ thể triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh THPT
Ba, đề xuất một số biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo việc trang bị các kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh phù hợp với xu thế của xã hội về ứng dụng của mạng xã hội và các phần mềm ứng dụng trong việc tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung
PHẦN 2: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận
Trang 83 | 4 7
1.1 Giáo dục, giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội
1.1.1 Giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc thù (hay còn gọi là hiện tượng xã hội đặc biệt), bản chất đặc thù của nó là sự chuyển giao (truyền đạt và lĩnh hội) hệ thống kinh nghiệm xã hội, lịch sử của các thế hệ trước cho thế hệ sau một cách có mục đích, có
tổ chức, đảm bảo cho thế hệ sau có được sự phát triển nhân cách thuận lợi, phù hợp với yêu cầu cuộc sống và phát triển xã hội
Giáo dục (nghĩa rộng) là quá trình xã hội hóa nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch qua các hoạt động được tổ chức một cách hợp lý và các quan
hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm mỗi cá nhân chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài người, phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của họ trên cơ sở phù hợp với các yêu cầu của sự phát triển xã hội
Giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của giáo viên
và học sinh hình thành những quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hóa phát triển nhân cách học sinh theo mục đích giáo dục nhà trường và xã hội Quá trình giáo dục là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm tạo điều kiện cho người được giáo dục tiếp thu lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các chuẩn mực xã hội hình thành lý tưởng, niềm tin, động
cơ, thái độ và những hành vi ứng xử phù hợp với mục đích giáo dục xác định Trong quá trình này, nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, đối tượng giáo dục giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động
1.1.2 Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội
Giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có
tổ chức của giáo viên và học sinh để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH đề ra, góp phần hình thành, phát triển nhân cách người học một cách toàn diện so với chuẩn mực xã hội
Quá trình giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh bao gồm: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH Hoạt động của giáo viên, học sinh và các đoàn thể tham gia vào giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH
Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh
1.2 Quản lý giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh
1.2.1 Quản lý giáo dục
Các thành tựu nghiên cứu về giáo dục đã thừa nhận quản lý giáo dục (QLGD) là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục vì thông qua QLGD
mà việc thực hiện mục tiêu đào tạo, thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục
Trang 94 | 4 7
quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục… mới được triển khai và thực hiện có hiệu quả
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu, điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất”
Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngoài ra còn phải
kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) và công cụ quản lý giáo dục (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật)
1.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH là một phần của quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung Đó là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) nhằm đưa việc giáo dục phòng, chống TNXH đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất
Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH trong nhà trường chính là công việc mà người cán bộ quản lý (CBQL) thực hiện chức năng quản lý để tổ chức thực hiện Đó chính là hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản
lý tác động tới các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh
Từ đó, ta có thể nói: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường là một hệ thống những tác động hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội của nhà trường, hướng vào việc hình thành những hành vi chuẩn mực xã hội và rèn luyện những kỹ năng phòng, chống tệ nạn
xã hội cho học sinh đã đề ra theo kế hoạch chủ động và mục tiêu chương trình giáo dục
1.3 Tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội
Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán,
Trang 105 | 4 7
văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm
Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe, tinh thần của chính bản thân người tham gia, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành
vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội
Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần, phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, bạn bè
Có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau
1.4 Tệ nạn ma túy và tín dụng đen
Ma túy đã và đang len lỏi vào môi trường học đường Nhiều học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán ma túy, tiềm ẩn gây ra những
hệ lụy nghiêm trọng trong đời sống xã hội, mà trực tiếp là môi trường học đường và bản thân các em học sinh Nguyên nhân dẫn đến học sinh sa ngã vào ma túy được cho là do tâm lý học sinh dễ bị kích động; chưa có bản lĩnh tự chủ trong cuộc sống,
dễ bị rủ rê, lôi kéo và thiếu sự giám sát chặt chẽ của gia đình, nhà trường
Tín dụng đen, nhiều người nghĩ rằng tình trạng cho vay nặng lãi dẫn đến “tín dụng đen” chỉ xảy ra ngoài xã hội, ít ai biết môi trường học đường hiện nay cũng đang được các đối tượng “tín dụng đen” ngắm đến Thực tế cho thấy, thời gian qua, tại các trường THPT, trường THCS địa bàn huyện Quế Phong đã có khá nhiều học sinh
có liên quan đến tình trạng cho vay nặng lãi, từ đó phát sinh nhiều vấn đề phức tạp
về ANTT nhà trường và xã hội nhiều học sinh đã phải bỏ học giữa chừng vì liên quan đến hai tệ nạn này
1.5 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
Nắm bắt đặc điểm, nhận thức, tâm sinh lý của học sinh THPT là cơ sở cần thiết để chúng ta có cái nhìn đa chiều và đưa ra được các giải pháp cần thiết nhằm quản lý
và giáo dục các em, nhất là đối với những học sinh có nguy cơ cao
Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 Đây là giai đoạn phát triển, bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi vào tuổi người lớn, là tuổi đầu thanh niên Ở lứa tuổi này các
em có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý, sinh lý
Về mặt sinh lý: ở tuổi này các em có sự phát triển khá hoàn chỉnh về cơ thể Do có
sự phát triển mạnh của các hoóc môn sinh dục ở tuổi vị thành niên, các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ, chứa đựng rất nhiều tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi Tuy nhiên, có một số em không kiểm soát được cảm xúc của mình dẫn đến bị lôi cuốn vào con đường yêu đương, tình ái nên các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào