1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

âm nhạc và cảm thụ âm nhạc chủ đề tìm hiểu về một loại nhạc nhạc đỏ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về một loại nhạc: Nhạc đỏ
Tác giả Nguyễn Bảo Quốc
Người hướng dẫn Ngô Lan Hương
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Âm nhạc và Cảm thụ Âm Nhạc
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 6,49 MB

Nội dung

Nó xuất hiện vào những năm 1940 đến cuối những năm 1970, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam chúng được sử dụng để chỉ những bài hát có nội dung chính trị, thông điệp tuyên truyề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN – CÔNG NGHỆ

HỌC PHẦN: ÂM NHẠC VÀ CẢM THỤ ÂM

NHẠC

CHỦ ĐỀ:

TÌM HIỂU VỀ MỘT LOẠI NHẠC: NHẠC ĐỎ

Giảng viên hướng dẫn : Ngô Lan Hương

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Quốc

Mã sinh viên : 223001783

Lớp : CNTT D2023A

Học kỳ 2 năm học 2024-2025

Trang 2

Mục lục

Phần A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài ………….

1 Lý do chọn đề tài ………

2 Mục đích của đề tài ………

3 Phương pháp nghiên cứu ………

Phần B :Nội dung của tiểu luận ………

Chương 1: Khái quát về nhạc đỏ ………

1 Thế nào là nhạc đỏ ……….………… …

2 Nguồn gốc của nhạc đỏ ……… ………

3 Những đặc điểm cơ bản về nhạc đỏ ……… …

4 Đối tượng nghe nhạc đỏ ………

Chương 2: Các chủ đề sáng tác, đặc điểm và mức độ phổ biến………….

1 Các chủ đề sáng tác ………

2 Đặc điểm của nhạc đỏ ………

3 Mức độ phổ biến ………

Chương 3: Những nhạc sĩ và các bài hát nhạc đỏ nổi tiếng……….

Trang 3

Phần A: Mở đầu và một số vấn đề

chung của đề tài

1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của người hát cũng như người nghe Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn hóa và xã hội Và đặc biệt, ở mỗi lứa tuổi, mỗi thời đại lại có một phong cách sáng tạo, thể hiện âm nhạc khác nhau, mang theo hơi thở đặc trưng riêng biệt của lứa tuổi, thời đại đó Hơn nữa, âm nhạc cũng ảnh hưởng từ phong cách sống, lối suy nghĩ của người nghệ sĩ cho đến người nghe, nó tạo ra một làn sóng mạnh mẽ, sự tác động mãnh liệt hơn bất cứ những lĩnh vực khác

có thể ảnh hưởng đến đời sống con người Và em lựa chọn đề tài viết về loại nhạc đỏ tại Việt Nam bởi có lẽ em cảm nhận được âm hưởng hào hung và cả một câu chuyện lịch sử đằng sau những bài hát nhạc đỏ ấy Có lẽ giới trẻ hiện nay có rất nhiều bạn trẻ không biết nhạc đỏ là gì vậy nên em cảm thấy đây là một đề tài “rất” đáng để em có thể tìm hiểu và giới thiệu cho các bạn trẻ hiện nay Bởi không chỉ đơn thuần là giới thiệu để mọi người biết về nhạc đỏ mà em còn muốn lan tỏa để cho mọi người luôn nhớ đến lịch sử nước nhà

2 Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu và giới thiệu về dòng nhạc đỏ tại Việt Nam, từ đó cảm nhận được âm hưởng hào hùng và ý nghĩa lịch sử đằng sau dòng nhạc này

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này sử dụng phương pháp:

- Tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát

Trang 4

Phần B: Nội dung tiểu luận Chương 1: Khái quát về nhạc đỏ

1 Thế nào là nhạc đỏ?

Nhạc đỏ là một thuật ngữ phổ biến trong văn hóa âm nhạc Việt Nam Nó xuất hiện vào những năm 1940 đến cuối những năm 1970, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam chúng được sử dụng để chỉ những bài hát có nội dung chính trị, thông điệp tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh

Nguồn: Internet

Thuật ngữ “đỏ” trong “nhạc đỏ” thường được liên kết với màu sắc của cờ đỏ, biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng

Đa phần những ca khúc ở dòng nhạc đỏ đều dùng để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và nó phục vụ chủ yếu cho các cuộc kháng chiến Đồng thời nó còn được

sử dụng để truyền đạt các chính sách của nhà nước với lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cổ vũ tinh thần lao động

Trang 5

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và tình hình xã hội thay đổi, sự phổ biến của nhạc đỏ đã giảm Hiện nay, thuật ngữ “nhạc đỏ” ít được sử dụng trong âm nhạc hiện đại của Việt Nam và trở nên gắn liền với quá khứ

2 Nguồn gốc của nhạc đỏ

Nhạc đỏ xuất phát từ những bài hát của nhạc cách mạng Việt Nam, được sáng tác và trình bày trong thời kỳ chiến tranh pháp đô minh, nhằm kêu gọi lòng yêu nước, độc lập và tự do của dân tộc Những bài hát như "Tiến quân ca", "Đường về Hùng Sơn",

"Hò thơm", "Lên đường" được coi là biểu tượng của nhạc đỏ Nhạc đỏ có sức mạnh lớn trong việc tinh thần hóa, tuyên truyền và kêu gọi lòng yêu nước, độc lập của người Việt

Nguồn: Internet

Trang 6

Nhạc đỏ là một thể loại âm nhạc đặc trưng của Việt Nam, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, các sự kiện quan trọng của đất nước Đặc điểm của nhạc đỏ bao gồm:

Vang và mạnh mẽ: Nhạc đỏ thường được trình bày bằng các nhạc cụ truyền thống như trống, gong, cày, sáo, đàn tranh âm nhạc có âm thanh vang và mạnh mẽ, phản ánh sức mạnh và khí thế của dân tộc

Sôi động và nhanh nhẹn: Nhạc đỏ thường có nhịp điệu nhanh, sôi động, thể hiện sự hồn nhiên và lạc quan của người Việt

Nguồn: Internet

Lời ca ý nghĩa: Lời ca trong nhạc đỏ thường chứa những thông điệp, ý nghĩa ca ngợi đất nước, tình yêu quê hương, lòng yêu nước và lòng kiêu hãnh dân tộc

Trang 7

Truyền thống và lịch sử: Nhạc đỏ thường lấy cảm hứng từ các truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự cống hiến của dân tộc trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước

Thể hiện tính đoàn kết và tinh thần tự hào dân tộc: Nhạc đỏ thường được biểu diễn theo nhóm, tạo nên tinh thần đoàn kết, sự tự hào về dân tộc, đất nước và văn hóa truyền thống

4 Những đối tượng nghe nhạc đỏ

Ngày nay, người nghe nhạc đỏ hiện nay thường là những cá nhân ở độ tuổi trung niên hoặc những người đã trải qua những thời kỳ chiến tranh gay gắt của dân tộc Việt Nam Đây là những người yêu thích tận hưởng toàn bộ những điều mà dòng nhạc này mang đến

Nguồn: VTC News

Tuy vậy, vẫn tồn tại một số bạn trẻ hiểu và cảm nhận được giá trị mà thể loại âm nhạc này mang lại và họ sử dụng nó trong các dịp để nhắc đến thành tích của người dân Việt Nam hoặc tôn vinh công lao của những chiến sĩ thông qua các buổi lễ

Trang 8

Chương 2: Các chủ đề sáng tác, đặc điểm và mức độ phổ biến

1 Các chủ đề sáng tác

Nhạc đỏ gồm các chủ đề chính: Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân và chiến sĩ vì khát vọng độc lập, hòa bình và thống nhất

Ca ngợi đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ, anh hùng,

ca ngợi lý tưởng cộng sản Thể hiện tính đấu tranh giai cấp theo lý tưởng cộng sản

Ca ngợi quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa trong sáng, liên kết tình cảm cá nhân và gia đình với tình yêu đất nước và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước, lý tưởng cộng sản

Trang 9

Nguồn: Internet

Ca ngợi tuổi trẻ, tinh thần lao động xây dựng đất nước trong thời chiến và trong thời

kỳ bao cấp và đổi mới sau này Ca ngợi tinh thần hòa đồng, nếp sống hướng về cộng đồng, lành mạnh, lạc quan, thay cho "Cái Tôi" mang tính ích kỷ cá nhân

Cổ vũ và truyền đạt những chính sách của Nhà nước Việt Nam

Ca ngợi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa hay phong trào cánh

tả trên thế giới

Địa phương ca và ngành ca (các bài hát về các địa phương hay các ngành nghề cụ thể)

Tuy nhiên các chủ đề này không bao giờ tách bạch mà thường luôn gắn bó, liên quan đến nhau, đậm chất chính trị.

2 Đặc điểm

Một số đặc điểm có thể nêu ra để giúp phân biệt với những dòng nhạc khác: Nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, gia đình trong tình yêu đất nước, yêu lý tưởng cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước

Trang 10

Thể hiện tính đấu tranh giai cấp hoặc phân biệt địch-ta và thể hiện tinh thần "ta thắng địch thua" rất rõ ràng

Luôn luôn thể hiện tinh thần lạc quan, ngay cả trong chiến tranh Không có tinh thần chủ bại hoặc yếm thế

Có những bài nói về hòa bình, đau thương, phản đối chiến tranh như nhạc phản chiến hoặc thương đau, thất bại, chết chóc như những bài do phong trào "Du Ca Việt Nam" sáng tác hoặc nhạc vàng, có nói về tổn thất chiến tranh

Tại miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và trong cả nước kể từ sau 1975, nhạc đỏ cũng như các dòng nhạc khác chịu sự kiểm duyệt của cán bộ lãnh đạo do Đảng và Nhà nước chỉ định

Nhiều sáng tác theo định hướng của Nhà nước nhưng đa số ca khúc đều được sáng tác từ cảm hứng cá nhân của các tác giả Ngược lại, nhạc đỏ lại bị cấm bởi chính quyền thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ trước 1954 (không phải tất cả), và ở miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa trong khoảng thời gian từ năm 1954-1975

Những bài tân nhạc Việt Nam được lưu hành ở miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975, hầu hết là nhạc đỏ (nhạc tiền chiến bị cấm sau Phong trào Nhân văn - Giai phẩm) Ngoài ca khúc có tính đại chúng, dòng nhạc này nhiều tác phẩm được hàn lâm hóa với nhiều tác phẩm và thể loại lớn dành cho dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng cổ điển Yếu tố âm nhạc dân tộc cũng được sưu tầm, ứng dụng vào sáng tác âm nhạc đương đại

Quãng âm cao rộng, mạnh mẽ

Trang 11

Nguồn: Internet

3 Mức độ phổ biến

Trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, nhạc cách mạng được phổ biến rộng rãi ở miền Bắc, nhiều bài hát cũng được sáng tác và lưu truyền rộng rãi trong những vùng do Mặt trận Giải phóng miền Nam kiểm soát ở miền Nam

Trang 12

Nguồn: Internet

Từ năm 1975, với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhạc cách mạng càng được phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi cả nước Sau thời kỳ Đổi mới, dòng nhạc này bị cạnh tranh bởi các dòng nhạc khác như nhạc tiền chiến, nhạc vàng, nhạc xanh, nhạc hải ngoại, nhạc nước ngoài, nhạc trẻ

Chương 3: Những nhạc sĩ và các bài hát nhạc đỏ nổi tiếng Những nhạc sĩ nhạc đỏ nổi tiếng

Có thể nói, trước năm 1975 ở miền Bắc không có “khái niệm” nhạc đỏ, bởi đời sống

ca hát của xã hội thời đó ngoài những bài hát dân ca, cổ truyền, những bài hát còn lại toàn là nhạc đỏ Đời sống ca hát không có chỗ cho những bài hát “lãng mạn” Những bài hát như Dư âm (Nguyễn Văn Tý), Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Anh đến thăm em một chiều mưa (Tô Vũ)… là không được phép lưu hành

Trang 13

Trải qua nhiều thế hệ, nếu kể ca sĩ hát nhạc đỏ ở miền Bắc thì cả một danh sách dài dằng dặc, nhưng những người được đông đảo khán giả biết đến thì có thể kể: NSND Quốc Hương (sinh năm 1915), NSƯT Trần Thụ (1928), NSND Trần Chất (1929), NSND Trần Khánh (1931), NSND Quý Dương (1932), NSƯT Quang Hưng (1934), NSND Trần Hiếu (1936), NSƯT Kiều Hưng (1937), NSND Trung Kiên (1939), NSND Doãn Tần (1947), NSND Quang Thọ (1948), NSƯT Dương Minh Đức (1949), NSƯT Tiến Thành (1950), NSƯT Trung Đức (1952)…

Nguồn: Internet

NSND Trần Hiếu một trong những ca sĩ nhạc đỏ “lừng danh” nhất Nữ ca sĩ thì có: NSND Thương Huyền (1923), NSƯT Tân Nhân (1931), NSND Tường Vy (1938), NSND Thanh Huyền (1942), NSƯT Bích Liên (1944), NSƯT Vũ Dậu (1945), NSND Thanh Hoa (1950), NSND Lê Dung (1951), NSND Thu Hiền (1952)…

Có thể nói đó là những ca sĩ nhạc đỏ lừng danh qua các thời kỳ Điểm chung của các

ca sĩ nói trên là hầu hết họ được đào tạo bài bản, có người tu nghiệp hoặc tốt nghiệp

ở các nhạc viện nước ngoài, có quá trình phục vụ và hầu hết được nhà nước phong tặng NSƯT hoặc NSND

Trang 14

Ở những giai đoạn này, không có sự “độc quyền” ca khúc như hiện nay nên rất nhiều người cùng hát một bài hát Và tiếng hát của họ đến với đông đảo công chúng chủ yếu qua hệ thống phát nhạc của các đài phát thanh

Thế hệ gần đây nhất, ở miền Bắc có các gương mặt nổi trội: Việt Hoàn (1967), Đăng Dương (1974), Trọng Tấn (1976), Anh Thơ (1976), Lan Anh (1976) Ngoài ra Vũ Thắng Lợi là một ca sĩ hát nhạc đỏ với phong cách mới, được giới chuyên môn chú ý Các ca sĩ nhạc đỏ ở miền Nam thì ít hơn, trước đó có NSƯT Quang Lý (1951), NSƯT Tuấn Phong (1952) Hiện nay có NSƯT Tạ Minh Tâm (1960), NSƯT Thanh Thúy (1977), ngoài ra còn có Huỳnh Lợi, Anh Bằng, Hạ Trâm

Các bài hát nhạc đỏ nổi tiếng

Các bài hát nhạc đỏ tiêu biểu như là : Tiến quân ca, Hành khúc ngày và đêm, Hành quân xa ,… Trong đó, Tiến quân ca là bài em cảm thấy yêu thích nhất

Tiến quân ca được sáng tác vào năm 1944, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống lại quân đội Nhật Bản xâm lược Việt Nam

Bài hát này được sáng tác bởi nhà thơ Văn Cao, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam Văn Cao viết Tiến quân ca như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, dũng cảm và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến Bài hát nhanh chóng trở thành biểu tượng của phong trào cách mạng và được mọi người hát lên như một nguồn động viên và sức mạnh chống lại kẻ thù Tiến quân ca đã trở thành một trong những bài hát quốc gia của Việt Nam, được sử dụng trong các dịp lễ lớn, các buổi lễ kỷ niệm và cũng được coi là biểu tượng của lòng yêu nước, lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam

Trang 15

Nguồn Internet

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w