1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp (1)

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Toàn Diện Thông Qua Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
Tác giả Chu Thị Anh, Nguyễn Thị Giáp, Vũ Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Chinh
Trường học Trường THCS Văn Hải
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 30,27 MB

Nội dung

Một số biện pháp năng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình GDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách tư duy, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Như chúng ta đã biết, song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Bởi sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, các đồng chí Lãnh đạo trường THCS Văn Hải luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong cuộc đời của mỗi GV, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui và cũng không ít trăn trở. Người giáo viên chủ nhiệm luôn lo lắng cho học sinh của lớp mình phát triển hoàn thiện về tất cả các mặt trí, đức, thể, mỹ. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp” và thực tế trong các năm học vừa qua tôi nhận nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều em có chuyển biến rất tốt về ý thức tự học, tự bồi dưỡng để từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện và được nhà trường đánh giá cao, được phụ huynh tin tưởng, quý mến.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Ban thẩm định sáng kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Sơn;

Ban Giám hiệu Trường THCS Văn Hải

Chúng tôi gồm:

T

TT Họ và tên Ngày sinh

Nơi công tác

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ

% đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

0

1

Chu Thị Lan

Trường THCS Văn Hải

Tổ phó

tổ KHX H

ĐHSP

2

Nguyễn Giáp

Kha

25/2/1980 Trường

THCS Văn Hải

Phó hiệu trưởng

ĐHSP

3

3

Vũ Thị Kim

Liên

20/12/1990 Trường

THCS Văn Hải

GV Thạc sỹ

4

4

Nguyễn Thị

Hạnh

01/02/1993 Trường

THCS Văn Hải

GV Thạc sỹ

Hoá học 20%

5

5

THCS Văn Hải

GV

20%

1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:

Chúng tôi đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của

giáo viên chủ nhiệm lớp

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho việc giáo dục học sinh phát huy

Trang 2

tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp

2 Nội dung sáng kiến:

Chúng tôi đã thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khảo sát khả năng học sinh tiếp thu và chuản bị bài học ở nhà, sở thích cũng như ước mơ của các em trong học tập cũng như cuộc sống hằng ngày

và trong tương lai Kết quả khảo sát là:

20% các em có khả năng giải quyết tốt;

30% các em cố gắng nhưng chưa hiệu quả;

50% các em không có biện pháp giải quyết, tìm cách lảng tránh hoặc chấp nhận

Bước 2: Tổng hợp lại những giải pháp cũ thường làm

Bước 3: Thảo luận để tìm ra các giải pháp mới

Bước 4: Áp dụng các giải pháp mới vào việc giáo dục các kỹ năng và phẩm chất đạo đức cho các em

Bước 5: Khảo sát lại khả năng giải quyết của học sinh đối với các tình huống thường gặp trong cuộc sống

Bước 6: Hoàn thành nội dung sáng kiến

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN ” THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

I Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng.

Tên biện pháp: Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp.

Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Khoa học giáo dục

II Nội dung biện pháp

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình GDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách tư duy, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất

Như chúng ta đã biết, song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt

ra cấp thiết Bởi sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, các đồng chí Lãnh đạo trường THCS Văn Hải luôn đề cao vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp Trong cuộc đời của mỗi GV, ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui và cũng không ít trăn trở Người giáo viên chủ nhiệm luôn lo lắng cho học sinh của lớp mình

Trang 3

phát triển hoàn thiện về tất cả các mặt trí, đức, thể, mỹ Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm lớp” và thực tế trong các năm học vừa qua tôi nhận nhiệm

vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều em có chuyển biến rất tốt về ý thức tự học, tự bồi dưỡng để từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện và được nhà trường đánh giá cao, được phụ huynh tin tưởng, quý mến

1 Thực trạng của trường/ lớp trước khi áp dụng biện pháp.

1.1 Về phía giáo viên

- Thuận lợi: Là giáo viên tâm huyết với nghề, có chuyên môn vững

vàng, luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, hơn 26 năm trực tiếp giảng dạy và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, nên trong quá trình dạy học và công tác, bản thân nắm bắt được đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh,

có những em hiếu động, lại có những em ít nói, có những em lại thích giáo viên

xử lý mạnh, ngược lại có những em lại không thích cô phê bình, các em học sinh bậc THCS ở độ tuổi “dậy thì”, “ tuổi khó bảo” rất dễ tự ái, dễ chán nản trước những khó khăn trong học tập, có lòng tự trọng và sĩ diện rất cao Và có những

em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, là giáo viên ở địa phương nên có điều kiện trong việc nắm bắt hoàn cảnh, gặp gỡ phụ huynh thường xuyên liên tục nên cũng thuận lợi cho công tác chủ nhiệm

- Khó khăn: Văn Hải là một xã với tỉ lệ giáo dân chiếm tới 85% dân số

nên việc học bài và chuẩn bị bài về nhà của học sinh còn nhiều khó khăn, nhiều

em không tự giác học bài, nhiều gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nên gửi con cho ông bà, cứ đến 5h chiều là các con phải đi nhà thờ, đi lễ, học giáo lý Rồi tác động ngược của công nghệ thông tin, nhiều em mê chơi game; chat trên zalo, facebook; mê tik tok, thích xem phim hơn học Nên việc nắm bắt tình hình học tập của học sinh đang còn nhiều khó khăn, đôi khi chưa kịp thời Hôm nay các

em thuộc bài nhưng hôm sau các bạn ấy có thể không học Việc học bài về nhà của nhiều học sinh chưa thường xuyên liên tục, chưa kiên trì vượt khó trong học tập

1.2 Về phía học sinh

Thuận lợi: Có khoảng 40% các em học sinh trường tôi đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập Một số cha mẹ học sinh quan tâm tạo điều kiện

mua đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và mua cả sách tham khảo cho các em

tự học

Khó khăn: Cũng còn nhiều em học sinh mải chơi chưa chịu khó học,

lười tư duy, gặp khó là nản, kết hợp với việc quản lý của bố mẹ và gia đình chưa khoa học, quỹ thời gian dành cho việc học còn ít, các em còn phải đi nhà thờ để học giáo lý, đi lễ các ngày trong tuần Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em

Những học sinh trung bình và yếu thì lười học, ngại suy nghĩ, làm việc

rập khuôn, khi giao bài tập về nhà thường không tự mình học, suy nghĩ để làm bài mà các em thường tìm kiếm câu trả lời trên mạng, hoặc chép bài của bạn Chính vì vậy, kĩ năng làm bài của các em rất hạn chế, nhiều em chưa nắm vững

Trang 4

kiến thức nên khó vận dụng để làm bài tập, đặc biệt đối với các môn tự nhiên lại càng khó đối các em

Từ các nguyên nhân, thực trạng trên tôi đã tìm hiểu và đưa ra: “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua công tác chủ nhiệm”

2 Nội dung biện pháp

2.1 Khảo sát, phân loại đối tượng

Trước khi áp dụng biện pháp tôi đã khảo sát chất lượng học sinh lớp mình chủ nhiệm năm học 2022-2023 và thu được kết quả như sau:

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

2.2 Các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện qua công tác chủ nhiệm

Thứ nhất: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tính cách cá nhân của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm

Ngay từ đầu năm nhận lớp chủ nhiệm tôi được Lãnh đạo nhà trường giao cho danh sách học sinh lớp mình chủ nhiệm thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu lý lịch của từng em, nắm vững hoàn cảnh đặc biệt của mỗi học sinh (nếu có) Sau

đó trong vài tuần đầu tôi theo dõi sát sao việc các em chấp hành nội quy, quy định của trường lớp và thông qua đó tôi nắm được đặc điểm, hành vi thể hiện tính cách của mỗi học sinh trong lớp từ đó có biện pháp giáo dục riêng

(Phụ lục đính kèm: Danh sách thông tin liên lạc học sinh lớp 6C - Năm học 2022-2023)

Thứ hai: Rèn cho học sinh phải chủ động hoàn thành bài tập, yêu cầu của giáo viên, lắng nghe giáo viên giảng bài, biết vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào giải các bài tập trong sách và vận dụng trong thực

Trang 5

Để thực hiện biện pháp trên trước hết tôi tiến hành xây dựng đội ngũ cán

bộ lớp nhiệt tình có trách nhiệm, hướng dẫn các em cách kiểm tra vở bài tập của bạn Lớp tôi sĩ số 42 nên tôi chọn 14 em để kiểm tra vở bài tập trước giờ chủ nhiệm Như vậy cứ 1 em kiểm tra 3 em thì chỉ trong 4 phút là có kết quả của cả lớp Và chính những em này sẽ theo dõi luôn ý thức các bạn khác trong giờ học (thường là 1 em ở bàn sau theo dõi 3 hoặc 4 em ở bàn trước) Biện pháp này giúp các em có ý thức lắng nghe thầy cô giảng bài

Trong các tiết có các HĐTN sẽ chấm thi đua bạn

nào có ý kiến hay, sáng tạo sẽ được cộng điểm thi

đua

Cuối mỗi tuần học (chiều thứ 6) các em được

phân công theo dõi tự tổng kết ở nhà, sáng thứ 7 sẽ

thông báo cho lớp trưởng Thư kí của lớp sẽ cùng

tập thể xếp loại thi đua trong tuần từ 1 đến 42 Lớp

phó lao động căn cứ vào kết quả xếp loại để phân

công lao động trực nhật và các nhiệm vụ khác (nếu

có)

(Phụ lục đính kèm: sổ theo dõi thi đua của

lớp)

Thứ ba: GVCN phải xác định được vai trò

của mình là một “Quản lí nhỏ” điều hành mọi

hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu

quả, phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về những vấn đề diễn ra trong lớp Mọi việc tổ chức điều hành lớp đều phải suy nghĩ kỹ, tỉ mỉ đến từng việc tưởng như là nhỏ bé, bình thường song lại không thể thiếu Người GVCN cũng phải là người “cầm cân, nảy mực” trước những điều bất hợp lý xảy ra trong lớp Vì thế rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lý, yêu thương HS

và xây dựng một hội đồng tự quản tốt

Để thực hiện được vai trò này theo tôi :

Trang 6

Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, trung thực và có trách nhiệm, lại được các bạn trong lớp tin tưởng Điều này được thực hiện ngay sau tuần đầu tiên nhận lớp

(Phụ lục đính kèm: Biên bản bầu cán bộ lớp)

GVCN nên theo dõi thường xuyên mọi biểu hiện từ hành vi, lời nói đến hành động của tất cả học sinh trong lớp để có thể đánh giá khách quan về việc theo dõi của đội ngũ cán bộ lớp và việc chấp hành kỷ luật, quy định của lớp, nội

quy của nhà trường đối với tất cả học sinh trong lớp (Tránh trường hợp khi các

em học với nhau từ 2 năm trở nên thì luôn bao che khi bị giáo viên nhắc nhở, hoặc ai đó biết được những vi phạm của bạn nhất là những em cùng sở thích

như chơi game, mê Tik Tok,…).

Hình ảnh: Xếp loại thi đua tuần lớp 6C

Thứ tư: Là một GVCN phải gần gũi, thấu hiểu quan tâm, đồng cảm

và chia sẻ với học sinh những băn khoăn, thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng, với những buồn vui của học trò

Tôi luôn tâm đắc những dòng chữ của một thầy giáo người Nga đã viết:

“Đến với một nhà giáo dục điểm chủ yếu là tình người Đó chính là tính nhân

Trang 7

văn sâu sắc của mỗi con người Có lẽ mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người, để tạo ra hạnh phúc cho mọi người Vì khi ta tạo ra niềm vui cho người khác, cho trẻ thơ thì ở họ sẽ có một tài sản vô giá: đó

là tình người mà tập trung ở sự nhiệt tâm, thái độ ân cần, sự chu đáo, lòng vị tha” Vì vậy giáo dục cho HS biết quan tâm đến người khác là điều kiện cần để giáo dục học sinh lòng “nhân ái”, tôi cũng đã lập kế hoạch để trợ giúp cho 1

HS khuyết tật Và giờ đây em đã có sự tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp em đã có thể giao tiếp với bạn, thầy cô bằng lời nói, ánh mắt tự tin hơn, bạn ấy biết chia sẻ một số nhiệm vụ trên lớp như tưới cây, kê bàn ghế, Về nhà

em biết chia sẻ với ông bà những công việc nặng như: Thu lúa, biết dùng xe rùa

để chở lúa, cám cho bà khi đi xát gạo,…Giờ đây khi ông bà bị ốm em đã biết hỏi: “Bà bị ốm à? Bao giờ bà mới ra viện, Cháu nhớ bà lắm…”

Trang 8

Hình ảnh: Nụ cười tự tin trên môi của em Phiếu “Điều con muốn nói” của học sinh

Tập thể lớp chụp ảnh kỷ niệm Lễ Khai giảng

Thứ năm: GVCN phải là “cầu nối đa năng”, phối hợp với giáo viên bộ

môn trong công tác giảng dạy và quản lý HS

Công tác phối hợp giữa GV bộ môn và GVCN sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn Thực tế có những HS có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên GVCN cần tìm hiểu cặn kẽ các

Trang 9

nguyên nhân để cùng với GV bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn Từ đó các em sẽ hứng thú với việc học tập tất

cả các môn

Đối với những em học sinh chưa chịu khó học bài ở nhà, tôi đã trao đổi cụ thể với từng giáo viên bộ môn để có phương pháp giáo dục phù hợp giúp các

em thay đổi về ý thức, hành vi cũng như hoàn thành nhiệm vụ học tập

Hình ảnh GVCN trao đổi với giáo viên bộ môn về phương pháp giáo dục

một số em chưa chịu khó học bài

Thứ sáu: GVCN là “đòn seo” để thúc đẩy mọi phong trào thi đua của lớp, trong đó phong trào Học tốt - Học sáng tạo - Học chủ động trong tất cả các môn học Toán, KHTN, KHXH, đến học Ngoại ngữ, học Nghệ thuật, học GDTC, Đây là một biện pháp tôi cho rằng quan trọng nhất, sáng tạo nhất và cũng làm nên uy tín của giáo viên trước học sinh và phụ huynh, bởi

lẽ học sinh có tiếp thu được bài thì mới có niềm say mê trong học tập và từ

đó mới nâng cao được chất lượng.

Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời” Các em học sinh ở độ tuổi bậc THCS, đặc biệt đối với các em vừa bước vào lớp 6 thì các bạn phải học tập, thay đổi sao cho phù hợp với mức độ kiến thức ở bậc THCS, đòi hỏi các em phải nâng cao dần kĩ năng đọc, hiểu, vận dụng và ghi nhớ Nên sẽ là áp lực cho các em, từ việc soạn thời khóa biểu, đến việc ghi bài theo nội dung mà thầy cô giảng trên lớp, rồi phải vừa nghe giảng, vừa ghi, vừa tập trung trí tuệ để có thể vận dụng sáng tạo vào việc trả lời các câu hỏi, bài tập trong các hoạt động vận dụng và nâng cao, vừa phối kết hợp kiến thức các môn KHTN, KHXH,…vào làm bài tập Như vậy để có thể giúp các em

Trang 10

có được tự tin trong học tập thì GVCN sẽ là người mẹ thứ hai dìu dắt giúp đỡ, sẻ chia với các em về các phương pháp học tập

Như tôi đã nói ở trên Văn Hải là một xã với tỉ lệ giáo dân chiếm tới 85% dân số nên việc học bài và chuẩn bị bài về nhà của học sinh còn nhiều khó khăn, nhiều em không tự giác học bài, nhiều gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, cứ đến 17 giờ chiều là các con phải đi nhà thờ, đi lễ, học giáo lý, Rồi tác động ngược của công nghệ thông tin, nhiều em mê chơi game hơn học, mê tiktok mê xem phim hơn học Là giáo viên địa phương, nhìn thấy các

em phải chịu nhiều áp lực, nhiều tác động nên tôi luôn băn khoăn trăn trở làm sao để các con coi việc hoàn thành bài tập học thuộc bài trước khi đến lớp là nhiệm vụ nhất định phải hoàn thành Và làm thế nào các con có được phương pháp học tập hiệu quả để từ đó kéo các con say mê trong học tập

Xuất phát từ thực tế, theo quan điểm của tôi thì môn học nào cũng rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, giúp học sinh có các kiến thức toàn diện nên tôi chú trọng và yêu cầu học sinh phải thuộc, hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết bài tập, yêu cầu của giáo viên trong tất cả các môn trước khi đến lớp Từ đó các em tự tin tiếp thu kiến thức mới, say mê học tập Với các em của lớp tôi luôn luôn là “Mỗi bài học một nhịp cầu Mở mang trí tuệ làm giàu ước mơ…”

Để thay đổi cách học, và rèn kỹ năng nghe, nói môn Tiếng Anh tôi đã cho

2 em ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng nhau kiểm tra việc học thuộc bài cũ bằng cách 1 em đọc và 1 em ngồi nghe để kiểm tra đúng sai như vậy một lần nữa các

em lại được nhắc lại kiến thức cũ

Hình ảnh học sinh giúp nhau truy bài môn tiếng Anh

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:36

w