1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trách nhiệm công dân việt nam đối với việc phát triển chuyển đổi số giải quyết thách thức và ứng dụng rộng rãi

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm công dân Việt Nam đối với việc phát triển chuyển đổi số, giải quyết thách thức và ứng dụng rộng rãi
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về chuyển đổi số (2)
    • 1. Chuyển đổi số là gì? (2)
    • 2. Chính phủ số (2)
    • 3. Kinh tế số (4)
    • 4. Tầm quan trọng của chuyển đổi số (5)
  • II. Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (0)
    • 1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (6)
    • 2. Xu hướng chuyển đổi số toàn cầu (6)
    • 3. Tiến trình chuyển đổi số của một số doanh nghiệp trên thế giới (8)
    • 4. Một số mô hình chuyển đổi số của vài quốc gia (9)
      • 4.1. Mỹ (9)
      • 4.2. Trung Quốc (11)
      • 4.3. Nhật Bản (13)
  • III. Bài học cho Việt Nam (17)
    • 1. Thực tiễn chuyển đổi số ở Việt Nam (17)
    • 2. Những thành tựu đạt được (19)
    • 3. Những khó khăn đang gặp phải (21)
    • 4. Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (23)
    • 5. Trách nhiệm công dân Việt Nam đối với việc phát triển chuyển đổi số, giải quyết thách thức và ứng dụng rộng rãi (26)
  • IV. Tài liệu tham khảo (27)

Nội dung

Kinh tế số:Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số, công nghệsố, dữ liệu số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng côngnghệ thông tin

Tổng quan về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số Nó không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới, mà còn bao gồm việc thay đổi cách thức tổ chức và vận hành tổ chức Chuyển đổi số nhấn mạnh vào việc tận dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), máy học (machine learning), blockchain và điện toán đám mây để tạo ra giá trị mới, tăng cường hiệu suất và cải thiện trải nghiệm của người dùng cuối Điều này có thể bao gồm việc tự động hóa quy trình, cung cấp dịch vụ số hóa, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên dữ liệu, và tạo ra các mô hình kinh doanh linh hoạt hơn Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng công nghiệp mà còn là một yếu tố cần thiết để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong một thế giới ngày càng kỹ thuật số hóa

Ví dụ, trong chuyển đổi tài liệu giấy thành định dạng số, khi quét tài liệu giấy chỉ cần sử dụng một máy quét để chụp hình ảnh của tài liệu và chuyển đổi nó thành một tệp số, chẳng hạn như PDF hoặc văn bản văn bản Quá trình này giúp lưu trữ và chia sẻ tài liệu một cách dễ dàng hơn, cũng như giảm thiểu việc sử dụng giấy.

Chính phủ số

Chính phủ số là quá trình Chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số một cách an toàn và đảm bảo Mô hình hoạt động của Chính phủ số sẽ được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu cũng như công nghệ số.

Chính phủ số phát triển dựa trên 3 đặc điểm tiêu biểu, có toàn bộ hoạt động sẵn sàng trên môi trường số, có khả năng ra quyết định hiệu quả dựa trên số liệu theo thời gian thực thay cho dựa trên số liệu cấp dưới báo cáo cấp trên và có khả năng cung cấp dịch vụ số mới cá thể hóa đến từng người dân.

Hệ thống Chính phủ số giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ thông qua việc đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và công khai trong các hoạt động, hạn chế những vấn đề nghiêm trọng như tham nhũng và lạm quyền Chính phủ số còn giúp tự động hóa các quy trình, thủ tục hành chính, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực Bên cạnh đó, chính phủ số giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách Đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, giúp Chính phủ khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu và công nghệ số Điều này đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư và kinh doanh, từ đó xã hội sẽ có những phát triển bền vững hơn.

Ví dụ điển hình của việc chuyển đổi sang mô hình Chính phủ số là chuyển hoạt động thanh tra và kiểm tra của cơ quan nhà nước lên môi trường số Trước đây,việc kiểm tra này sẽ được thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp theo cách truyền thống Tuy nhiên, khi Chính phủ số được thực thi, cơ quan chức năng sẽ thanh tra trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đã được kết nối Mục tiêu đến năm 2025 của hoạt động này là có 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện từ xa trên môi trường số.

Kinh tế số

Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số, công nghệ số, dữ liệu số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng công nghệ thông tin làm không gian hoạt động chính; sử dụng công nghệ số, nền tảng số để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Khối lượng dữ liệu (data) bước vào giai đoạn bùng nổ Dữ liệu ngày càng trở thành tài sản chiến lược, là sức mạnh của doanh nghiệp và của quốc gia Nếu so sánh vai trò nguồn lực đất đai và lao động trong thời đại nông nghiệp, hay công nghệ và vốn trong thời đại công nghiệp, thì dữ liệu trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất trong thời đại kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với sự phát triển của công nghệ số, khái niệm cơ sở hạ tầng số đã mở rộng vượt ra khỏi cơ sở hạ tầng thông tin như băng thông rộng và mạng không dây, bao gồm cả cơ sở hạ tầng vật lý được số hóa như hệ thống ống nước cảm biến, hệ thống đỗ xe tự động và hệ thống giao thông thông minh.

“sợi quang và chip” dần thay thế cơ sở hạ tầng từ “gạch và vữa” trong thời đại công nghiệp.

Trong thời đại số, kiến thức số đóng vai trò then chốt đối với nguồn nhân lực Họ cần trang bị "kỹ năng kép": vừa có kỹ năng số vừa có kỹ năng chuyên môn Hiểu biết về công nghệ số trở thành yêu cầu thiết yếu, sánh ngang với các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc, viết.

Kinh tế số cho phép doanh nghiệp tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có Trước đây, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng còn bị hạn chế do những trở ngại về địa lý Hiện nay, với thương mại điện tử, người buôn bán có thể tiếp cận đến hàng triệu người trên toàn thế giới.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Trong khi đó đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau Còn đối với Nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

Qua những những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ảnh hưởng đến các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp như thế nào.Việc chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp đổi mình và tiếp tục phát triển, nó còn góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, tập trung vào sự phát triển và áp dụng các công nghệ số hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), và trao đổi dữ liệu trong môi trường sản xuất.

Nền tảng hình thành CMCN 4.0 chính là sự thành công của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là cách mạng Công nghiệp lần thứ 1, 2 và 3 Trong hơn 75 năm qua, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng Năm 2011, khái niệm Industry 4.0 được nhắc đến đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Công hòa Liên bang Đức) Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ tại Đức và lan rộng ra ra những quốc gia tiên tiến khác như: Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ Năm 2013, theo đà phát triển, từ khóa “Công nghệ4.0” tiếp tục nổi lên qua một bài báo cáo của chính phủ Đức Theo báo cao, cụm từ này đề cập đến những chiến lược công nghệ cao, tự động hóa các hoạt động sản xuất mà không cần sự góp sức của con người Khái niệm Công nghiệp 4.0 tiếp tục được khai thác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 (Thụy Sĩ) Hiện tại,Công nghiệp 4.0 không còn là dự án thuộc khuôn khổ của Đức Thuật ngữ này đã trở thành chủ đề chung của nhiều quốc gia và trở thành nền tảng quan trọng của cuộc sống hiện đại bây giờ.

Xu hướng chuyển đổi số toàn cầu

Nền tảng mã thấp (Low-code) là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết mã (code) để xây dựng các ứng dụng và quy trình Thay vì phải sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp thì mô hình Low-code cho phép người dùng có thể sử dụng các giao diện trực quan với các logic ở mức bình thường để phát triển ứng dụng Hay nói cách khác, nền tảng Low-code là một cách thức phát triển ứng dụng trực quan cho phép các nhà phát triển từ chuyên nghiệp đến không chuyên có thể cộng tác và nhanh chóng xây dựng, triển khai các ứng dụng Nó cung cấp giao diện người dùng đồ họa và các công cụ kéo và thả cho phép các nhà phân tích kinh doanh và những người dùng phi kỹ thuật khác thiết kế và tạo các giải pháp tùy chỉnh mà không cần viết mã.

Ngoài ra, công nghệ đám mây đã được phát triển trong nhiều năm và cuối cùng cũng được áp dụng rộng rãi Các công ty đang chuyển trọng tâm của họ từ các trung tâm dữ liệu tại chỗ sang các dịch vụ đám mây Điều này thúc đẩy một cuộc chuyển đổi kỹ thuật số lớn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu Công nghệ đám mây đã thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp Ứng dụng này cho phép các công ty lưu trữ và truy cập dữ liệu từ mọi nơi trên thế giới vào bất kỳ lúc nào Nhờ đó, doanh nghiệp tăng được hiệu quả làm việc cho nhân viên và giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất.\

Bên cạnh đó, AI và ML là những công nghệ được thảo luận nhiều nhất trong tất cả các chủ đề chuyển đổi số Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để thiết kế và thực hiện quá trình chuyển đổi số, tập trung vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh với khách hàng hiện nay và trong tương lai Những công nghệ này hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc.

ML sẽ phân tích và so sánh các mẫu trong dữ liệu lớn để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các sự kiện khác Công nghệ này cũng đưa ra đề xuất về cách cải thiện các quy trình của công ty và các tương tác với khách hàng Trong khi đó, công nghệ AI bắt chước trí tuệ con người trong việc nhận biết và phản ứng với các hành vi và sự kiện AI sử dụng các thuật toán để xây dựng hoặc thay đổi chương trình nhằm tận dụng thông tin chi tiết của ML.

Sử dụng AI và ML để lập kế hoạch và tiến hành chuyển đổi số cho phép các tổ chức, doanh nghiệp dẫn trước đối thủ AI và chuyển đổi số dựa trên công nghệ ML cho phép thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, đồng thời tăng tốc độ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới Chuyển đổi dữ liệu đã trở thành một quá trình liên tục phát triển, mang đến những hiểu biết sâu sắc và giải pháp cho sự thay đổi liên tục của khách hàng và thị trường, nhờ vào AI và ML.

Tiến trình chuyển đổi số của một số doanh nghiệp trên thế giới

Hiện nay, Chuyển đổi số đã dần thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo trên thế giới Họ dần nhận thấy được hiệu quả gia tăng năng suất hoạt động, chi phí và thời gian vận hành khi chuyển đổi số Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng chuyển đổi số đã ngay lập tức bắt đầu.

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay Startup có thể tiếp cận được các giải pháp chuyển đổi số phục vụ kinh doanh Qua một cuộc khảo sát của Cisco & IDC vào năm 2020, chỉ 3% doanh nghiệp SME cho rằng chuyển đổi số không quan trọng, giảm đáng kể so với 22% vào năm 2019 Hầu hết doanh nghiệp (62%) tin tưởng rằng chuyển đổi số sẽ giúp cải thiện và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả hơn Ngoài ra, 56% doanh nghiệp nhấn mạnh rằng chuyển đổi số là yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

Một số mô hình chuyển đổi số của vài quốc gia

Chuyển đổi số trở thành một vấn đề sống còn trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 - không ngoại lệ các nước đang phát triển hay các nước phát triển, trong đó có Mỹ Không những vậy, đại dịch Covid-19 diễn biến bất ngờ lại càng thể hiện tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc duy trì ổn định nền kinh tế, tăng năng suất lao động và cải thiện trải nghiệm cho người dùng Nhận thấy được điều đó,

Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư và áp dụng chuyển đổi số vào nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, giao thông, kinh tế,

Hiện nay, các cơ quan chính phủ Mỹ đang nỗ lực áp dụng các sáng kiến để tăng tốc hành trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Bắc Mỹ, chẳng hạn như việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định để bảo vệ dữ liệu Nhờ bối cảnh công nghệ thông tin năng động và thích ứng, chuyển đổi kỹ thuật số ở đây đang trên đà phát triển mạnh.

Ngoài ra, nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở Mỹ đang dựa vào chuyển đổi số nhằm tiếp cận người dùng để thúc đẩy tăng trưởng Một ví dụ điển hình là chuỗi bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart Năm 2018, chuyển đổi số ở Walmart bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ ở tất cả các khâu cung ứng, bán hàng Cho đến nay, công ty đã chuyển mình từ một đơn vị bán lẻ truyền thống sang công ty công nghệ đổi mới và sáng tạo lớn nhất thế giới.

Chính từ những nỗ lực và đầu tư của chính phủ mà Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực chuyển đổi số Năm 2021, Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hơn 30% nhờ việc sử dụng Internet ngày càng tăng và việc áp dụng nhiều loại phương thức thanh toán trực tuyến khác nhau Hơn nữa, Mỹ là một trong những nước đi đầu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, điều này thể hiện ở việc rất nhiều nước muốn hợp tác, nhận sự hỗ trợ của Mỹ ở lĩnh vực này, trong đó có Việt Nam.

Tuy vậy, Mỹ cũng phải đối mặt với những thách thức mà lĩnh vực chuyển đổi số đặt ra Đầu tiên là áp lực nhân sự cho bộ phận IT Từ trước tới nay, nhu cầu tìm kiếm nhân lực cho bộ phận IT luôn nằm ở mức cao, cộng thêm việc chuyển đổi số đòi hỏi nhiều nhân tài trong lĩnh vực này khiến Mỹ gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng Một nghiên cứu của Công ty nghiên cứu & tư vấn Gartner cho thấy, 40% doanh nghiệp tại Mỹ đang chậm tiến độ chuyển đổi số do thiếu nhân sự nội bộ có chuyên môn trong lĩnh vực IT Một khó khăn nữa là quá trình phổ cập kiến thức chuyên môn tốn nhiều thời gian, kéo dài thời gian áp dụng chuyển đổi số trên diện rộng Ngoài ra, việc chuyển đổi số phải tiến hành thường xuyên, đồng thời phải liên tục nâng cấp công nghệ để thuận tiện trong việc chuyển đổi số - điều này gây tốn kém đáng kể và bắt buộc chính phủ phải chi nhiều ngân sách hơn cho lĩnh vực này.

Nhằm khắc phục những khó khăn mà chuyển đổi số mang lại, chính phủ Mỹ cũng đã cố gắng tìm ra những giải pháp thiết thực và áp dụng triệt để Nuôi dưỡng ứng viên tiềm năng là sự lựa chọn đầu tiên Thay vì tìm kiếm một ứng cử viên đáp ứng mọi tiêu chí, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhóm ứng cử viên tiềm năng có sẵn nền tảng và sẵn sàng áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực chuyên môn Thế nhưng giải pháp này đòi hỏi doanh nghiệp cần một khoản chi phí đầu tư vào đào tạo dài hạn Thứ hai là lựa chọn tối ưu hóa nguồn nhân lực cơ hữu Nhiều chủ doanh nghiệp tại Mỹ đã nhận ra tầm quan trọng của việc tái đào tạo đội ngũ nhân sự sẵn có trong nội bộ Những người đã gắn bó với doanh nghiệp và có tiềm năng phát triển sẽ là những “quân mã mạnh mẽ” trên bàn cờ phát triển Đây là một giải pháp an toàn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực đang kéo dài Ngoài ra doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê ngoài nhân sự Đây là một giải pháp ngắn hạn giúp doanh nghiệp Mỹ giải quyết được tình trạng thiếu người của quá trình chuyển đổi số. Biện pháp này giúp hệ thống doanh nghiệp vận hành trơn tru, giảm tải các đầu việc cho đội ngũ lao động hiện tại, từ đó cũng giúp gia tăng sự hài lòng và mức độ hạnh phúc của đội ngũ nhân viên Đồng thời, dịch vụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian so với đào tạo đội ngũ hoặc tuyển dụng mới DVI Group – công ty chuyên sản xuất video đã chọn thuê ngoài nhân sự để chia sẻ gánh nặng quản lý và xây dựng, đảm bảo các quyền lợi, chính sách phù hợp cho đội ngũ nhân viên Từ sau khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài nhân sự, dù ngay trong giai đoạn COVID-19 đầy thử thách, ban lãnh đạo của DIV vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực của nhân viên về quy trình vận hành, đào tạo cũng như các hoạt động kết nối.

Những năm qua Trung Quốc đã đồng loạt đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt là sau đại dịch Covid 19, internet và công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống từ giải trí đến kinh doanh và các dịch vụ cộng đồng khác đều thực hiện trực tuyến. Lấy ví dụ về lĩnh vực y tế, Trung Quốc đã triển khai sáng kiến chỉ định cư dân bằng mã QR có màu, sử dụng dữ liệu lớn để chỉ định mức độ rủi ro sức khỏe. Ngoài ra Trung Quốc cũng đang không ngừng phát triển hệ sinh thái số thúc đẩy phát triển kinh tế số và không ngừng đổi mới sáng tạo Một số ông lớn như Baidu và Alibaba ngang sức cạnh tranh với Amazon, Google Hệ sinh thái cũng làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng Người dân Trung Quốc đa số đã không còn sử dụng tiền mặt để thanh toán mà chuyển sang sử dụng thanh toán trực tuyến Bên canh đó, trong quá trình xây dựng chính phủ số, Trung Quốc đã thành công xây dựng chính phủ kết nối từ trên xuống dưới, tích hợp hoạt động trong nô •i bô • của chính phủ với các dịch vụ bên ngoài, triển khai dịch vụ hợp tác xuyên cấp, xuyên khu vực, giữa các đơn vị, doanh nghiê •p thông qua tích hợp công nghê • và dữ liê •u.

Trung Quốc chính là một trong những quốc gia tiên phong thực hiện chuyển đối số, một quá trình chuyển đổi không ngừng nghỉ, Trung Quốc cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu và sau đây là một số thành tựu tiêu biểu Mô •t là, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trên các tiêu chí như mạng cáp quang và mạng 4G, tốc độ và quy mô xây dựng mạng 5G (chính phủ số). Hai là, công cuô •c phổ cập thông tin cho nhân dân đạt mức cao, người dân sử dụng mạng Internet đạt 1 tỷ người, chiếm 70,4% dân số (năm 2020) (xã hội số) Ba là, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số, năm 2020 chiếm 7,8% GDP.Nền kinh tế số của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới (kinh tế số).

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, Trung Quốc cũng đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình chuyển đổi số Sự phức tạp của thủ tục pháp lý và chi phí tuân thủ là những mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến tình trạng nhiều công ty như Amazon và Uber rút khỏi thị trường Nhận thức được điều này, chính phủ Trung Quốc đang tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công nghệ số Hàng loạt luật như Luật An ninh mạng, Luật Thương mại điện tử, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân và Luật Bảo mật dữ liệu đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ số, đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người dùng Những nỗ lực này góp phần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường số, trấn áp tội phạm mạng và tối ưu hóa môi trường kinh doanh số, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy khả năng cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc.

Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với quốc gia,Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng một xã hội số trong tương lai Áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng số để hỗ trợ một xã hội số trong tương lai, thu hẹp khoảng cách số (digital divide) giữa thành thị và nông thôn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước

Nhằm thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, vào tháng 1/2016, Chính phủ Nhật Bản đã công bố “Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ 5 giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó đề xuất xây dựng một xã hội siêu thông minh hay còn gọi là “Xã hội 5.0” Mục tiêu chính của “Xã hội 5.0” là giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số Đây là xã hội cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân Nhật Bản vốn bị xem là quốc gia chậm trễ trong việc số hóa các dịch vụ công của chính phủ, cả ở cấp quốc gia và địa phương. Quốc gia này vẫn đang tìm cách nâng cấp công nghệ cho các dịch vụ của chính phủ và lưu trữ hồ sơ, chính vì thế, Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Kỹ thuật số hồi tháng 9/2021, nhằm tập trung cải cách các hệ thống quản trị đã cũ kỹ của các cơ quan chính phủ, hệ thống đã thể hiện rõ nhiều thiếu sót, bất cập trong đại dịch COVID-19 Kể từ khi thành lập, cơ quan này đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia để thúc đẩy tham vọng kỹ thuật số của mình Theo đó, vào tháng 6 năm 2022, cơ quan này đã ký một thỏa thuận 3 năm với Cơ quan công nghệ chính phủ (GovTech) của Singapore để tập trung vào việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực danh tính số (Digital Identity), trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng và dịch vụ điện toán đám mây Tiếp theo, vào tháng 10 năm

2022, Nhật Bản cũng đã hợp tác với Vương quốc Anh nhằm tăng cường chuyển đổi số trong các cơ quan chính phủ

Từng là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới, sản xuất hơn một nửa nguồn cung chất bán dẫn của thế giới trong những năm 1980, Nhật Bản hiện chỉ chiếm khoảng 9% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu Để tăng khả năng cạnh tranh, quốc gia này đang cố gắng hồi sinh ngành công nghiệp này để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc thông qua một loạt sáng kiến mới Theo đó, vào tháng 6 năm 2022, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã tài trợ 3,5 tỷ USD để xây dựng một xưởng đúc chất bán dẫn trị giá 8,6 tỷ USD ở bờ biển phía Tây Nhật Bản Đây là xưởng đúc bán dẫn đầu tiên do Công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan cùng đầu tư nhận được tài trợ của chính phủ và sẽ trở thành xưởng đúc bán dẫn tiên tiến nhất khi quá trình sản xuất bắt đầu vào cuối năm 2024 Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch khác cũng đang được Nhật Bản thực hiện để nâng cao năng lực của quốc gia trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tiên tiến.

Năm 2020, Nhật Bản xếp hạng 14 thế giới về Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử(EDGI) của Liên Hợp Quốc, trong đó riêng Chỉ số Tham gia điện tử (E-Participation Index), Nhật Bản xếp hạng 4/193 quốc gia Ngoài ra, là một trong những quốc gia đầu tiên ra mắt các dịch vụ 5G thương mại, Nhật Bản đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 98% dân số vào cuối quý 1/2024 5G được xác định là công cụ hỗ trợ chính cho quá trình chuyển đổi số, Nhật Bản đã và đang thúc đẩy phát triển 5G trong các thị trường công nghiệp và các trường hợp sử dụng khác để tác động tích cực đến nền kinh tế của nước này Hơn nữa, chuyển đổi số còn mang lại tác động tích cực đến sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản, cụ thể như: GDP trong quý IV/2017 tăng 0,1% so với quý trước, đây được coi là quý tăng trưởng thứ 8 liên tiếp của kinh tế Nhật Bản Đầu tư vốn tăng 0,7% (một phần để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trong nước) Xuất khẩu tăng 2,4% (nhờ xuất khẩu linh kiện điện thoại thông minh và xe hơi tăng mạnh) Ở thời kỳ này, Nhật Bản đã đánh dấu giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong suốt 28 năm qua Theo số liệu thống kê củaChính phủ Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã điều chỉnh lạm phát trong quý IV/2017 tăng 0,1% so với quý trước đó, thấp hơn chút ít so với mức dự báo0,2% của thị trường Kim ngạch xuất khẩu trong quý này cũng tăng 2,4% trong khi nhập khẩu tăng 2,9% Ngoài ra tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản luôn ở vị trí cao ở giai đoạn này so với các nước lớn như Đức, Hàn Quốc.

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, quá trình chuyển đổi số của Nhật Bản vẫn gặp nhiều khó khăn do thái độ ngại thay đổi Xu hướng này hiện diện trong nhiều cơ quan hành chính công sử dụng đĩa CD lưu trữ dữ liệu và các trung tâm y tế vẫn sử dụng máy fax gửi báo cáo viết tay Sự bất tiện khi thay đổi khiến những lợi ích của công nghệ mới bị che mờ Ngoài ra, truyền thống sử dụng con dấu cá nhân hanko vẫn phổ biến, tạo nên rào cản cho việc số hóa.

- chỉ có công ty (pháp nhân) mới sử dụng con dấu, ở Nhật Bản mỗi người (cá nhân) đều sử dụng con dấu hanko thay cho chữ ký cá nhân Theo đó, trước COVID-19,hầu hết mọi tài liệu đều phải được đóng dấu thay vì ký tên Ở Nhật Bản, ngân hàng trực tuyến được giới thiệu muộn hơn gần một thập kỷ so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt đến nay nhiều ngân hàng vẫn chưa có ứng dụng này Hầu hết công dân Nhật Bản vẫn đang sử dụng sổ ngân hàng nhỏ thay vì ứng dụng ngân hàng trực tuyến như các nước tiên tiến khác trên thế giới Ngoài ra, Nhật Bản vẫn còn gặp khó khăn trong việc xây dựng mức độ tin cậy cần thiết của công chúng vào sự an toàn của các cơ quan đăng ký, bao gồm cả việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng và bảo vệ thông tin cá nhân Để giải quyết những khó khăn trên, Nhật Bản đã Thành lập Cơ quan Kỹ thuật số để thúc đẩy tham vọng kỹ thuật của đất nước, cơ quan này đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia để thúc đẩy tham vọng kỹ thuật số của mình Ngoài ra, còn công khai cam kết các biện pháp nhằm xóa bỏ việc sử dụng đĩa mềm để lưu trữ dữ liệu, một thực tế từ lâu đã bị coi là lỗi thời trong nhiều cơ quan ở Trung ương và địa phương (đĩa, băng cassette) Chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau, góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân bằng cách cho phép các công dân đa dạng lựa chọn các dịch vụ kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu của họ. Để giải quyết những khó khăn trên, Nhật Bản đã Thành lập Cơ quan Kỹ thuật số để thúc đẩy tham vọng kỹ thuật của đất nước, cơ quan này đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia để thúc đẩy tham vọng kỹ thuật số của mình Ngoài ra, còn công khai cam kết các biện pháp nhằm xóa bỏ việc sử dụng đĩa mềm để lưu trữ dữ liệu, một thực tế từ lâu đã bị coi là lỗi thời trong nhiều cơ quan ở Trung ương và địa phương (đĩa, băng cassette) Chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau, góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân bằng cách cho phép các công dân đa dạng lựa chọn các dịch vụ kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu của họ.

Bài học cho Việt Nam

Thực tiễn chuyển đổi số ở Việt Nam

Tình hình chung, chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian tới là tất yếu nếu chúng ta muốn có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội và không bị bỏ lại trong cuộc CMCN 4.0 Đối với chính phủ, Nhà nước ta thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến trên các địa bàn và quản lý nhà nước các cấp trên cơ sở dữ liệu trực tuyến Đối với kinh tế, nền kinh tế nước ta đang từng bước xây dựng, áp dụng hệ thống chính sách phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm đồng nhất thông tin, bộ phận, trách tắc nghẽn trong quá trình vận hành Nước ta cũng khuyến khích chuyển đổi số để quản lý dữ liệu đối với các lĩnh vực: ngân hàng, giáo dục, truyền thông, , đồng thời giải quyết vấn đề nguồn nhân lực Nhà nước cũng đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số quốc gia hướng đến phát triển kinh tế - xã hội số Đối với xã hội phải thi hành nghiêm túc các nghị quyết về chiến lược, chủ trương của quốc gia hướng đến xây dựng chuyển đổi số toàn quốc và thúc đẩy tăng trưởng GDP Hơn thế nữa, vấn đề an ninh mạng và cơ sở dữ liệu cũng cần được đảm bảo bảo mật, đồng thời toàn dân cần có kỹ năng số cơ bản để thúc đẩy tổng quan tiến trình này.

Hiện nay, theo thống kê, có 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này

Việc chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều trở ngại như thiếu kỹ năng số và nguồn lực, thiếu nền tảng công nghệ đủ mạnh và thách thức về văn hóa số Trong khi đó, thị trường thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông đã giúp Việt Nam đạt thứ hạng tốt về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, với mục tiêu lọt vào top 4 ASEAN.

2025, trong nhóm 50 nước dẫn đầu thế giới vào 2030.

Về xu hướng nổi bật, đối với mục tiêu chuyển đổi số toàn quốc, mạng 5G và xu hướng IoT (Internet of Things) phủ sóng mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực Nhà nước cũng tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng đối với người sử dụng mạng và cả mạng lưới quản lý quốc gia Ngoài ra, tự động hóa được ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất tổng thể.

Những thành tựu đạt được

Qua các năm, các nghị quyết về CĐS quốc gia được thực hiện nghiêm túc trên diện rộng, mang đến nhiều thành tựu xuyên suốt đáng kể Đặc biệt, năm Dữ liệu số quốc gia 2023 đã thành công xây dựng nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, tiến tới tạo nền móng phát triển cho cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Nhìn tổng quan, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong nhiều năm qua Một trong những thành tựu nổi bật có thể kể đến chính là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132; liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay Bên cạnh đó, liên minh Bưu chính thế giới (IPU) xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10,đứng thứ 38 toàn cầu Đặc biệt, tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt19%); điển hình là thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%,thanh toán số tăng 19% (theo báo cáo của Google, Temasek) Ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 ước tính đạt 16,5% với dự kiến tốc độ phát triển trung bình vào khoảng 20%/năm (theo Bộ Thông tin và Truyền thông).Đồng thời, đối với việc ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển doanh nghiệp,92% các doanh nghiệp đã quan tâm và ứng dụng CĐS trong hoạt động kinh doanh, vận hành, với hơn 50% tiếp tục duy trì sử dụng các giải pháp CĐS sau 1 thời gian thực hiện (theo Bộ Thông tin và Truyền thông).

Cụ thể hơn, chính phủ số là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam Qua nhiều năm, việc ứng dụng chuyển đổi số vào các hệ thống, cơ quan chính phủ - nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu lớn Cụ thể hơn, trong thời gian qua, cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.409 dịch vụ công trực tuyến với trên 7,77 triệu tài khoản, tiết kiệm cho Nhà nước khoảng 2.505 tỷ đồng Đồng thời, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng số giao dịch thực hiện thông qua chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt 372.108.890 giao dịch Nhờ vậy, việc ứng dụng chuyển đổi số đã góp phần tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…; loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”; tạo thói quen cho người dân về thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại nhà.

Về xã hội, các vấn đề về an sinh xã hội được giải quyết hiệu quả nhờ ứng dụng chuyển đổi số ở nước ta Theo thống kê, về hộ tịch điện tử, có trên 45 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trên 9.2 triệu trẻ em được cấp Số định danh cá nhân; trên 2,1 triệu dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức kết nối với 100% các bộ, ngành, địa phương đã được đồng bộ toàn diện Đối với giáo dục, việc áp dụng chuyển đổi số đã góp phần hoàn thiện hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến đối với dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong quá trình xét tuyển các cấp bậc trung học, đại học Đối với ngành y tế, nhờ vào chuyển đổi số trong quản lý bệnh viện, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện, 4160 cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc với hệ thống đơn thuốc quốc gia, 1000 cơ sở y tế trên cả nước tiếp tục sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa

Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế số tại Việt Nam đã thể hiện ảnh hưởng tích cực của chuyển đổi số quốc gia trên diện rộng Điều này được thể hiện rõ rệt qua các số liệu phân tích ở các ngành Về tổng quan, tỷ trọng kinh tế số/GDP trong Quý II năm 2023 đạt khoảng 14,96% Đặc biệt, các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel… tiên phong triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, xây dựng nền tảng số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính, thanh toán và dịch vụ gia tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam thời gian qua Đối với chuyển đổi số ngành tài chính - ngân hàng, nhiều nghiệp vụ ngân hàng được số hóa toàn diện 100%, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 50.3 - 99.1%, đồng thời Kho bạc Nhà nước chính thức triển khai diện rộng quy trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông Đối với chuyển đổi số ngành Logistics, Việt Nam xếp hạng 10/50 các thị trường logistics mới nổi toàn cầu, chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) xếp thứ 43, nằm trong nhóm 5 nước ASEAN xếp hạng cao nhất Đặc biệt, cả nước hiện có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa với nhiều trung tâm thế hệ mới được áp dụng công nghệ 4.0 Ngoài ra, ngành du lịch cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, như phát triển và phát hành thành công thẻ du lịch thông minh, hệ thống cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam, phát triển sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR - VR).

Những khó khăn đang gặp phải

Môi trường pháp lý đang phát triển chậm chạp, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi số ở Việt Nam Nói cụ thể, sự thiếu sót về hành lang pháp lý cho kinh tế chia sẻ, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quản lý ứng dụng trí tuệ nhân tạo là một trong những thách thức quan trọng Việc thiếu điều kiện và quy định cho sự phát triển của kinh tế chia sẻ, sự chia sẻ và mở dữ liệu từ cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, cũng như vấn đề liên quan đến quyền và đạo đức khi sử dụng trí tuệ nhân tạo đều đang tạo ra rào cản lớn đối với quá trình chuyển đổi số.

Một khía cạnh khác của vấn đề này nằm ở việc hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu Trong nền kinh tế số, dữ liệu là tài nguyên Từ dữ liệu, các mô hình số hóa tạo ra những dịch vụ cá nhân hóa tối ưu và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội nhàn rỗi Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu ở Việt Nam còn phân tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thông Do đó, Việt Nam đối mặt với thách thức lớn đến từ việc xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu chung của quốc gia Hiện một số bộ, ban, ngành đã tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình nhưng khả năng liên thông chúng với nhau vẫn còn hạn chế Việt Nam hiện chỉ có 9 trung tâm dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp, ít hơn rất nhiều so với các nước láng giềng, như: Thái Lan, Singapore, Indonesia Đây là nút thắt quan trọng cần giải quyết, bởi việc có được nguồn dữ liệu đầu vào tốt là nền tảng căn bản để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước, giúp họ tìm ra lời giải cho bài toán làm thế nào để Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với các dịch vụ công nghệ xuyên biên giới trên thế giới.

Mặc dù đã có một số kết quả đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số và các hình thức khác để triển khai việc định danh và xác thực điện tử,nhưng so với nhu cầu ngày càng tăng của chuyển đổi số, vẫn còn nhiều hạn chế.Các tổ chức hiện chỉ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ định danh và xác thực cho hệ thống và dịch vụ của họ mà không tạo ra sự liên kết và tương tác rộng lớn.Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, đặc biệt là khi các thực thể trong thế giới thực dần chuyển sang thế giới ảo, việc định danh và xác thực điện tử trở nên ngày càng quan trọng và không thể thiếu.

Vấn đề an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu đang là thách thức lớn đối với Việt Nam Theo Kaspersky, quốc gia này xếp hạng thứ 6 trên thế giới về tỷ lệ người dùng internet có khả năng đối mặt với tấn công mạng (khoảng 35%) Con số này cho thấy sự lo ngại về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu là rào cản trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam Thống kê từ VNCERT chỉ ra rằng năm 2017 đã xảy ra 10.000 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại 12.300 tỷ đồng Vì vậy, việc khắc phục các lỗ hổng an ninh là điều cần thiết để nền kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.

Cuối cùng, tình trạng hạn chế về số lượng nhân lực chuyên môn và thiếu kỹ năng tiên tiến trong ngành công nghiệp công nghệ đang làm cho việc cạnh tranh về nguồn nhân lực trở nên khốc liệt Sự thiếu hụt này đã dẫn đến sự tăng giá lương để thu hút nhân tài, đồng thời gây ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Thông tin từ Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông chỉ ra rằng 70% sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin cần phải được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Sự kém hiểu biết về lĩnh vực công việc, thiếu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc nhóm cũng làm cho quá trình chuyển đổi số trở nên khó khăn Điều này thể hiện rõ sự cần thiết của việc đào tạo lại và hỗ trợ phát triển kỹ năng để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường công nghiệp công nghệ.

Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp luật đẩy mạnh phát triển kinh tế số Xây dựng nền tảng, thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số, trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số; Cải cách thể chế để thu hút đầu tư công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số; Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông; Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Thứ hai, tăng cường giáo dục kỹ thuật số, thúc đẩy đào tạo nguồn lao động chất lượng cao Giáo dục trong nền kinh tế số không chỉ để thúc đẩy sự nhận thức chung về cơ hội, thách thức của nền kinh tế số mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng lực lượng lao động có kỹ năng, sẵn sàng thích ứng và nắm bắt cơ hội.

Thứ ba, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số Phát triển hệ thống hạ tầng số quốc gia đồng bộ, rộng khắp đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu,thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng; Xây dựng,phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; Nâng cấp mạng di động 4G,phát triển mạng di động 5G để có thể theo kịp xu hướng thế giới Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối theo xu hướng IoT, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); Mở rộng kết nối Internet trong nước, khu vực và quốc tế; chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng giao thức Internet thế hệ mới;Triển khai việc tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, quản lý đô thị; Xây dựng hệ thống hạ tầng thanh toán số quốc gia đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Xây dựng niềm tin của người dùng thông qua đảm bảo bảo mật dữ liệu, an ninh mạng chặt chẽ, đồng thời ban hành hệ thống luật pháp minh bạch, công khai trong toàn hệ thống doanh nghiệp.

Thứ năm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, băng thông đủ rộng để vượt qua các cuộc tấn công gây nghẽn mạng, thành lập hệ thống máy lưu trữ dự phòng để chuyển hướng dữ liệu trước các cuộc tấn công và phục hồi sau tấn công mạng; Thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục lỗ hổng bảo mật trên toàn hệ thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện,…; Xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm tra, phát hiện các nguy cơ gây mất an ninh thông tin; Đảm bảo xử lý kịp thời các nguy cơ gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin ở Việt Nam.

Thứ sáu, xúc tiến nhanh hơn nữa một chính phủ điện tử Chính phủ cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số Sự tích cực dẫn dắt nền kinh tế chuyển đổi số của Chính phủ sẽ là chìa khóa quan trọng cho sự thành công của công cuộc này Đảng ta cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 27-9-2019, đặt ra mục tiêu phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam Theo đó, đến năm

2025, nền kinh tế số cần đạt 20% GDP và tăng lên trên 30% GDP đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các giải pháp như xây dựng chính sách và thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ nguồn lực, và ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp phần mềm.

Ngoài ra, cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp và đầu tư trong môi trường kinh tế số, đồng thời cập nhật luật pháp theo yêu cầu quốc tế và sự phát triển của đồng tiền kỹ thuật số Chính sách kết nối cộng đồng khoa học - công nghệ trong và ngoài nước cũng là một phần quan trọng.

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp số là yếu tố quan trọng khác Điều này bao gồm thay đổi chương trình đào tạo, xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin, và đầu tư vào hạ tầng khoa học - công nghệ.

Quy hoạch ngành về công nghệ thông tin, việc thúc đẩy Chính phủ điện tử, và đầu tư vào hạ tầng thanh toán điện tử cũng là các biện pháp cần thiết Cuối cùng, bảo vệ an ninh kinh tế, thông tin, và mạng cũng được đặt ra nhằm tạo môi trường an toàn cho phát triển nền kinh tế số.

Trách nhiệm công dân Việt Nam đối với việc phát triển chuyển đổi số, giải quyết thách thức và ứng dụng rộng rãi

Chuyển đổi số quốc gia đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển công nghệ số của đất nước, tạo dựng hệ sinh thái số làm tiền đề, xây dựng thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi khía cạnh của xã hội Điều này sẽ thúc đẩy năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống Để đạt được mục tiêu này, mỗi công dân Việt Nam cần có trách nhiệm với quá trình chuyển đổi số, chung tay giải quyết thách thức và ứng dụng rộng rãi công nghệ số trong cuộc sống.

Công dân Việt Nam cần có nhận thức và hành động tích cực, sáng tạo, chủ động tham gia và ứng dụng công nghệ số trong công việc, học tập và sinh hoạt Công dân Việt Nam cũng cần có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng, bảo mật thông tin và quyền riêng tư khi sử dụng các dịch vụ số.

Công dân Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc góp ý kiến, phản ánh và kiến nghị để cải thiện các chính sách, thể chế và dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số Trong một môi trường đầy biến động và đa chiều của nền kinh tế số, công dân Việt Nam cần nâng cao bản lĩnh chính trị, tự trang bị cho mình kiến thức để có

“vắc xin” với các luồng thông tin độc hại, chưa rõ tính xác thực, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ mắc phải những sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, hoặc bị lợi dụng, kích động lôi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật Đặc biệt cần cảnh giác trước nhiều luồng thông tin xấu của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước kích động lôi kéo, lợi dụng tinh thần yêu nước của người dân để tiến hành các hoạt động chống phá, âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình và cách mạng màu tại Việt Nam.

Toàn cầu hóa hiện nay có những bước phát triển mới, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế số; đồng thời cũng đe dọa đến bản sắc văn hóa của các dân tộc trên thế giới,trong đó có Việt Nam Bối cảnh mới hiện nay đặt ra yêu cầu công dân Việt Nam phải kết hợp giữa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống với việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại,kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng nhân cách con ngườiViệt Nam, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w