PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓMNguyễn Mai Anh Giải phẫu bệnh hen phế quản, Tổng hợp tài liệu Phạm Minh Hoàng Tổng quan về hen phế quản, Tổng hợp tài liệuĐàm Minh Huyền Đặt vấn đề, Kết luận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
BÀI BÁO CÁO
“Chủ đề: Tìm hiểu về mô học và cơ chế bệnh sinh
Hen phế quản”
Thành viên:
Nguyễn Mai Anh Phạm Minh Hoàng Đàm Minh Huyền Bùi Khánh LyNguyễn Hoài Nam
1910021519100234191002371910024719100252
Lớp K8 Răng Hàm Mặt Nhóm thực hành mô phôi 2
Nhóm nhỏ 1
Trang 2PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM
Nguyễn Mai Anh Giải phẫu bệnh hen phế quản, Tổng hợp
tài liệu Phạm Minh Hoàng Tổng quan về hen phế quản, Tổng hợp
tài liệuĐàm Minh Huyền Đặt vấn đề, Kết luận, Mô học bình
thường
Nguyễn Hoài Nam Cơ chế bệnh sinh, Mối liên hệ di truyền
với bệnh hen phế quản liên quan đến biểu mô
Trang 32.3 Cấu tạo mô học của hệ thống phế quản trong phổi 11
Trang 43.2.3 Tăng tiết nhầy kèm với các cục nhầy tại đường dẫn khí 20
4.1 Cơ chế tế bào và các chất trung gian hóa học của hen phế quản 21
5 Mối liên hệ di truyền với bệnh hen phế quản liên quan đến biểu mô [21] 31
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (Asthma) là một vấn đề y tế toàn cầu đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởngđến tất cả mọi nhóm tuổi Hen phế quản là bệnh lý đặc trưng bởi viêm mạn tính đườngdẫn khí [1] Theo ước tính, hiện nay thế giới có khoảng 358 triệu người mắc bệnh hen,
tỉ lệ mắc bệnh vẫn đang tăng, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ 45% lên 59%vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa [2] Tỉ lệ tử vong dohen cũng có chiều hướng gia tăng, theo Chương trình khởi động toàn cầu về phòngchống hen (GINA) hiện nay cứ 250 người tử vong thì có 1 người tử vong do hen, điềunày phản ánh tình trạng tăng tỉ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư [2],[3]
Hen phế quản là một bệnh hô hấp có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố khởi phát phứctạp Một trong những bệnh nguyên thường gặp nhất trong hen phế quản là dị ứng, đặcbiệt là dị ứng với các dị nguyên hô hấp [4]
Bệnh hen phế quản thường không thể chữa trị khỏi tận gốc, người bệnh khi mắc phải
sẽ phải sống chung với bệnh với rất nhiều triệu chứng xuất hiện gây cản trở cho côngviệc, sinh hoạt và học tập Tuy nhiên bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng vàđầy đủ có thể giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về hen phế quản, ở bài viết này, chúng tôi tiến hành đi sâuvào các vấn đề:
- Tổng quan về hen phế quản: dấu hiệu, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, nhữngảnh hưởng, hậu quả cũng như cách chẩn đoán, điều trị bệnh
- So sánh mô học bình thường với mô học bệnh để giúp hiểu thấu đáo những quá trìnhsinh hóa bất thường và sinh lý bệnh
Trang 61 Tổng quan
1.1 Định nghĩa [5]
Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản, làm tăngphản ứng của phế quản trước những tác nhân kích thích, dẫn đến làm co thắt lan tỏa cơtrơn phế quản Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiênhoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản
1.2 Phân loại
1.2.1 Phân loại theo thể bệnh [5]
Hen ngoại sinh
(Hen dị ứng)
Hen nội sinh
(Hen nhiễm khuẩn)Thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ Thường xảy ra ở người lớn
Có tiền sử gia đình hay bản thân về hen
phế quản hay các bệnh dị ứng
Không có tiền sử gia đình hay bản thân
về hen phế quản hay các bệnh dị ứngCơn hen xảy ra có liên quan với các dị
nguyên đặc hiệu
Cơn hen xảy ra có liên quan đến các đợtnhiễm khuẩn đường hô hấp Điều trị giải mẫn cảm có kết quả nếu dị
ứng với một hoặc hai dị nguyên
Điều trị giải mẫn cảm không có kết quảTiên lượng nhẹ hơn hen nội sinh Tiên lượng nặng hơn hen ngoại sinh
Hen hỗn hợp: yếu tố dị ứng đóng vai trò quan trọng nhưng cơn hen xảy ra do nhiễm
vi khuẩn hoặc virus đường hô hấp
1.2.2 Phân loại theo mức độ nặng [5]
Biểu hiện Hen nhẹ, từng
lúc
Hen nhẹ, dai dẳng
Hen trung bình, dai dẳng
Hen nặng, dai dẳng Triệu chứng
ban ngày
≤ 2 cơn/tuần ≥ 2 cơn/tuần,
nhưng ít hơn 1lần/ngày
Hàng ngày Cơn liên tục
Trang 70 - 1 lần/năm ≥ 2 lần/năm ≥ 2 lần/năm ≥ 2 lần/năm
dùng đợt ngắncorticoid uống
Bước 4 hoặcbước 5, có thểdùng đợt ngắncorticoid uống
1.3 Triệu chứng lâm sàng [6]
1.3.1 Giai đoạn khởi phát
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng;thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức
ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên, v.v Các tiền triệu cóthể gặp là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn v.v nhưng không phải lúc nào cũng có
1.3.2 Giai đoạn lên cơn
Sau đó, cơn khó thở xảy ra, trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấpphụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân Nhịp thở chậm,tiếng thở rít kéo dài Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay khò khè của bệnh nhân Nghephổi có nhiều ran rít và ran ngáy Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh nhân
1.3.3 Giai đoạn lui cơn
Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàmđặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran
ẩm, một ít ran ngáy Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết
1.3.4 Giai đoạn giữa các cơn
Giữa các cơn, các triệu chứng trên không còn Lúc này khám lâm sàng bình thường.Tuy nhiên nếu làm một số phương pháp thăm dò chức năng thì vẫn phát hiện tìnhtrạng tăng phản ứng phế quản
1.4 Dịch tễ học
1.4.1 Trên thế giới [7]
Năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh hen là 43,12 triệu ca mắc mới/năm (0,56% dân số thế giới),trong khi cùng năm đó, tỷ lệ mắc và tử vong lần lượt là 272,68 triệu ca (3,57% dân số
Trang 8thế giới) và 0,49 triệu ca tử vong (0,006% dân số thế giới) Mặc dù số trường hợp mắcbệnh hen suyễn tăng đáng kể trong 25 năm qua (1993 - 2017), tỷ lệ tử vong liên tụcgiảm
Tỷ lệ tử vong do hen suyễn tăng lên theo độ tuổi, cao nhất ở tuổi 80 Phụ nữ có tỷ lệ tửvong cao hơn so với nam giới Ngoài ra, có mối tương quan giữa chỉ số xã hội học và
tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và tỷ lệ tử vong Cụ thể, chỉ số xã hội học càng thấp, tỷ lệmắc và tỷ lệ tử vong càng cao Trong đó, chỉ số xã hội học của một khu vực là giá trịtrung bình của các thứ hạng về thu nhập trên đầu người, trình độ học vấn trung bình và
tỷ lệ sinh của khu vực đó
1.4.2 Ở Việt Nam [8]
Tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010 là 4,1%,trong đó, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm tuổi >80 (11.9%) và thấp nhất ở nhómtuổi 21-30 (1.5%) Tỷ lệ mắc hen ở nam giới là 4.6%, cao hơn so với tỷ lệ 3.,62% ở nữgiới Trong số các địa phương tiến hành nghiên cứu, độ lưu hành hen cao nhất là ởNghệ An (7.65%) và thấp nhất ở Bình Dương (1.51%)
Có tổng số 141/485 bệnh nhân hen được khảo sát có điều trị dự phòng hen (29.1%),4.5% số bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh tại nhà Tỷ lệ bệnh nhân đạt được kiểmsoát hen khi đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT (Asthma Control Test) khá thấp (39.7%)
Sự chẩn đoán phải được thực hiện sớm và có tính cấp cứu
- Những triệu chứng của hệ hô hấp
+ Tình trạng nguy cấp hô hấp với tim, vã mồ hôi, khó thở, thở nhanh và nông, tần sốtrên 30 lần/phút kèm dấu hiệu như co kéo các cơ hô hấp
+ Rối loạn tri giác: lo âu kèm vật vã hay ngược lại lơ mơ có thể đi dần vào hôn mê.+ Có thể thở chậm chứng tỏ có sự suy kiệt cơ hô hấp và báo trước sự ngưng hô hấp.+ Nghe phổi: im lặng cả hai bên phổi
+ Lưu lượng thở ra đỉnh dưới 150 lít/phút
+ PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg
+ pH máu < 7,38
Trang 9- Những triệu chứng của hệ tim mạch
+ Mạch nhanh thường trên 120 lần/phút, mạch chậm là triệu chứng rất nặng báo hiệungừng tuần hoàn
+ Mạch nghịch lý làm mạch giảm biên độ trong kỳ thở vào, có thể xác định bằng cách
đo hiệu áp tâm thu giữa kỳ thở ra và kỳ thở vào thường trên 20 mmHg
+ Tâm phế cấp, suy tim phải
+ Huyết áp có thể tăng liên quan đến sự tăng PaCO2, huyết áp hạ trong những trườnghợp quá nặng
1.5.1.2 Tràn khí màng phổi
Do vỡ bóng khí phế thủng
1.5.1.3 Nhiễm khuẩn phế quản
Thường do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, staphylococcusaureus, mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila
1.5.2 Biến chứng mạn
1.5.2.1 Khí phế thũng đa tiểu thùy
- Thường có khó thở khi gắng sức, khi làm việc nặng, tím môi và đầu chi, lồng ngựcbiến dạng hình ức gà hay hình thùng, gõ vang, âm bào giảm
- Thể tích khí cặn và dung tích cặn chức năng tăng, có rối loạn thông khí phối hợp,PaO2 chỉ giảm ở giai đoạn sau và PaCO2 chỉ tăng ở giai đoạn sau
1.5.2.2 Suy hô hấp mạn
- Khó thở: thở nhanh và nông, dấu hiệu HOOVER
- Suy hô hấp mạn nghẽn có giảm rõ các thể tích khí cặn, các lưu lượng trung bình vàlưu lượng đỉnh, tăng độ giãn phổi, suy hô hấp mạn hạn chế có giảm thể tích phổi, giảm
độ giãn phổi, tùy theo mức độ suy hô hấp mà PaO2 dưới 65 - 70 mmHg và PaCO2 trên43mmHg
- Khó thở càng ngày càng tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi leo lêndốc hay lên cầu thang, đến khó thở khi đi nhanh trên đường phẳng, đến khó thở thì đichậm trên đường phẳng, cuối cùng khó thở khi làm việc nhẹ như vệ sinh, cởi áo quần,
về sau khó thở khi nghỉ ngơi Tím môi, đầu chi, mặt nếu nặng tím toàn thân
- Triệu chứng suy tim phải: Trên lâm sàng và trên cận lâm sàng
- PaO2 giảm đến 70 mmHg, PaO2 tăng 50-80 mmHg, SaO2 < 75 %, pH máu có thểgiảm < 7,2
2 Mô học bình thường của hệ thống phế quản
2.1 Vị trí của phế quản
Hệ hô hấp được chia thành đường hô hấp trên có nhiệm vụ lấy không khí, lọc khôngkhí và đường hô hấp dưới có nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí Trong đó,
Trang 10đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận nằm ngoài khoang ngực: mũi, các khoangmũi, hầu, thanh quản và phần trên của khí quản Đường hô hấp dưới gồm các bộ phậnnằm trong khoang ngực: phần dưới của khí quản và hai phổi chứa các phế quản và phếnang.
Hình 2.1: Mặt cắt đứng dọc giữa của đầu và cổ bộc lộ các cấu trúc của đường hô hấp
trên
(Nguồn: Essentials anatomy and physiology - 8th Edition - Vietnamese version)
Trang 11Hình 2.2: Hệ hô hấp (A) Đường hô hấp trên và dưới - nhìn trước (B) Hình ảnh vi thể
của phế nang và mao mạch phổi (màu sắc đại diện cho các loại mạch máu, khôngtương quan với nồng độ oxy trong máu)
(Nguồn: Essentials anatomy and physiology - 8th Edition - Vietnamese version)
Phế quản là phần tiếp nối phía dưới của khí quản, là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấpdưới Ở ngang mức đốt sống ngực 4 và 5, phế quản tách thành phế quản gốc phải vàphế quản gốc trái, gọi là “ngã ba khí phế quản”, sau đó đi vào hai lá phổi qua một vị trígọi là “rốn phổi” Sau khi vào phổi, phế quản chính tiếp tục chia thành nhiều nhánhnhỏ dần hơn Ngoài ra, sự phân chia cây phế quản cũng là cơ sở để phân chia các thùycủa phổi
2.2 Cấu trúc của hệ thống phế quản
Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái Toàn bộ phếquản chính và sự phân chia của phế quản chính tới tận phế nang tạo nên hình ảnh câyphế quản Sự phân chia có thể được hình dung ngắn gọn như sau:
Trang 12Hình 2.3: Cấu trúc hệ thống phế quản
(Nguồn: Color Atlas and Text of Histology - 6th Edition)
Mỗi phế quản chính sau khi chui vào rốn phổi sẽ chia thành các phế quản thùy Sau đó,mỗi phế quản thùy dẫn khí cho một thùy phổi và lại chia thành các phế quản phân thùydẫn khí cho một phân thùy phổi Tiếp theo đó, mỗi phế quản phân thùy lại chia thànhcác phế quản hạ phân thùy Các phế quản hạ phân thùy lại chia nhiều lần nữa cho tớitiểu phế quản → tiểu phế quản tận cùng → tiểu phế quản hô hấp → ống phế nang →túi phế nang → phế nang
2.3 Cấu tạo mô học của hệ thống phế quản trong phổi
2.3.1 Phế quản
Phế quản (phế quản thùy và phế quản gian tiểu thùy) trong phổi có đường kính ≤ 5mm,trong suốt chiều dài phế quản thì đường kính sẽ nhỏ dần kèm theo sự mỏng dần củathành phế quản Thành phế quản gồm có ba tầng, từ trong ra ngoài gồm có các cấutrúc: tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc và tầng vỏ ngoài
Trang 13Hình 2.4: Hình ảnh mô phế quản trong phổi (Nguồn
http://medcell.med.yale.edu/histology/respiratory_system_lab/intrapulmonary_air_co nduits.php)
Mũi tên trắng: lớp niêm mạc
Đầu mũi tên đen: Cơ trơn
2.3.1.1 Tầng niêm mạc
Lớp niêm mạc là lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển và các tuyến khí quản.Chúng lót mặt trong phế quản và có nhiều nếp gấp Khi không khí đi qua phế quản, bụibẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ bị các lông chuyển giữ lại và đẩy ra ngoài thông quaphản xạ ho
Lớp đệm là mô liên kết thưa có nhiều sợi chun và tế bào lympho
Lớp cơ niêm: Dưới lớp đệm còn có lớp cơ trơn nằm giữa lớp niêm mạc và dưới niêmmạc Các cơ trơn (gọi là cơ Reissessen) gồm 2 lớp mỏng:
- Bên trong: Tạo thành bó, xếp theo hướng vòng
- Bên ngoài: Các sợi cơ riêng biệt, xếp theo hướng dọc
Các cơ này có thể co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động làm thay đổi đườngkính của đường dẫn khí để điều hòa lượng không khí đi vào phổi Trong đó, thần kinhgiao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm làm co cơ Khi lớp cơ trơn này co thắt
sẽ gây cơn khó thở, có thể gặp trong bệnh hen suyễn
2.3.1.2 Tầng dưới niêm mạc
Tầng dưới niêm mạc gồm các tuyến tiết nước và tiết nhầy cùng các mảnh sụn trong,kích thước không đều bao quanh thành phế quản, có vai trò tạo nên hình dạng ổn địnhcho phế quản, giúp đảm nhận tốt vai trò dẫn khí Điểm khác biệt của cấu trúc phế quản
Trang 14trong phổi với cấu trúc phế quản ngoài phổi là các phế quản trong phổi có các mảnhsụn, không còn sụn hình chữ C giống như ở phế quản ngoài phổi.
2.3.1.3 Tầng vỏ ngoài
Là lớp mô liên kết thưa và tiếp nối với màng sụn
Hình 2.5: Tầng vỏ ngoài (Nguồn: Color Atlas and Text of Histology - 6th Edition)
Trang 15Hình 2.6: Tiểu phế quản (Nguồn:
http://medcell.med.yale.edu/histology/respiratory_system_lab/bronchiole.php)
Tiểu phế quản là những đoạn phế quản nhỏ, có đường kính ≤ 1mm, nằm trong tiểuthùy Thành của tiểu phế quản không có sụn, không có tuyến và không có những điểmbạch huyết Thành được cấu tạo bởi:
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp, cấu tạo gồm:
+ Biểu mô: ở đoạn đầu tiểu phế quản thuộc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, cònđoạn cuối thuộc biểu mô trụ đơn hoặc vuông đơn có hoặc không có lông chuyển Sốlượng tế bào tiết nhầy giảm nhiều
+ Lớp đệm: là một lớp mô liên kết mỏng có những loại sợi liên kết nhưng chủ yếu làsợi chun
- Lớp cơ (hay cơ niêm) tương đối phát triển
Trang 16Hình 2.7: Tiểu phế quản tận (Nguồn: Color Atlas and Text of Histology - 6th Edition)
CC: Tế bào Clara
E: biểu mô
RB: tiểu phế quản hô hấp
TB: tiểu phế quản tận
2.3.4 Tiểu phế quản hô hấp
Mỗi tiểu phế quản tận phân chia thành hai hoặc nhiều tiểu phế quản hô hấp Mỗi tiểuphế quản hô hấp lại phân chia hai lần nữa, kết quả là có các tiểu phế quản hô hấp từbậc 1 đến bậc 3 Niêm mạc tiểu phế quản hô hấp được lợp bởi biểu mô vuông đơn cólông chuyển & tế bào Clara; lớp mô liên kết bên dưới gồm cơ trơn & sợi chun
Trang 17
-Hình 2.8: Tiểu phế quản hô hấp (Nguồn: Kumar V, Ramzi S, Robbins SL Robbins
Basic Pathology 7th ed Philadelphia (PA): Elsevier Ltd; 2005)
Hình 2.9: Tiểu phế quản hô hấp (Nguồn: Color Atlas and Text of Histology - 6th
Trang 18Hình 3.1: Mẫu lát cắt dọc qua phổi người mắc hen phế quản với tắc nghẽn phế quản
Các dấu khoanh đỏ là các phế quản tắc nghẽn do các cục chất nhầy (Nguồn:
Interactive Images of Disease, The University of New South Wales, Australia
http://web.med.unsw.edu.au/pathology/Pathmus/m1431071.htm)
3.2 Vi thể
Đặc điểm mô bệnh học của hen giống hệt nhau ở các kiểu hình hen khác nhau: hen dịứng (ngoại sinh), hen không dị ứng (nội sinh), hen nghề nghiệp, hen do aspirin và henở trẻ em Những biến đổi mô bệnh học này thấy ở toàn bộ đường dẫn khí, đặc biệtbệnh nhân hen nặng hơn thì có tình trạng viêm ở các phế quản nhỏ hơn [16]
Những thay đổi về mô học chính trong hen phế quản gồm: tăng số lượng các loại tếbào miễn dịch; xuất hiện sự tróc vẩy của các tế bào biểu mô; tăng sản và phì đại các tếbào cơ trơn; sưng lớp niêm mạc và dưới niêm mạc; tăng tiết nhầy kèm với các cụcnhầy tại đường dẫn khí do tăng sản tuyến nhầy và tăng số lượng tế bào Goblet
3.2.1 Tăng số lượng bạch cầu
Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như phấn hoa, thay đổi thời tiết, các bệnh nhân hen sẽxuất hiện phản ứng viêm Quan sát mẫu sinh thiết của các bệnh nhân hen có thể pháthiện sự tăng đáng kể các tế bào miễn dịch như: bạch cầu hạt ưa acid, bạch cầu lympho,
tế bào Mast, đại thực bào nhưng điển hình nhất cho bệnh hen là sự tăng đột biến cácbạch cầu hạt ưa acid