Chính bởi thấy được sự cấp thiết của vấn đề này, nên trong thời gian làm việc tại Công ty TNHH Kiểm Toán Immanuel, tác giả đã tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Kiểm
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm nền kinh tế thị trường Việt Nam hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thành lập và mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận Trong xu thế phát triển đó thì công ty TNHH Kiểm toán Immanuel - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Immanuel) được thành lập và ngày càng khẳng định được uy tín, năng lực cũng như chứng tỏ được vị thế của công ty khi vẫn còn tồn tại mạnh mẽ sau đại dịch nhân loại Covid-19 trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) nói riêng
Trên BCTC, chi phí hoạt động được xem là phần quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của người sử dụng BCTC vì nó có liên quan mật thiết tới kết quả hoạt động cũng như tình hình tài chính và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp đã kê khai thiếu công nợ phải trả - chi phí nhằm che dấu hòng làm đẹp BCTC của công ty mình, theo trang Cú thông thái đưa tin như sau: CPQLDN của công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật ghi nhận sau kiểm toán năm 2015 là hơn 1,159 tỷ đồng gấp gần 2 lần so với trước kiểm toán; Điều này cũng kéo theo khoản lỗ ròng sau kiểm toán là gần 1,336 tỷ đồng gấp hơn 2 lần so với BCTC công ty tự lập trước đó (lỗ ròng hơn 620 tỷ đồng) Sự kiện che dấu chi phí hoạt động – thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008 của Toshiba bị truy tố vào năm 2016 với con số lên đến 1.3 tỷ USD Do đó kiểm toán chi phí hoạt động có vai trò quan trọng trong việc giúp người sử dụng BCTC có cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh doanh của công ty
Cùng với đó trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp ở Việt Nam phải đóng cửa vì không trụ nổi, theo thông tin từ ông Hà Huy Ngọc (2024) trên trang Kinh tế hội nhập đã thống kê rằng “Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2023 là 172,578 doanh nghiệp, tăng 20.5% so với cùng kỳ năm 2022 - cao nhất kể từ năm 2017 đến nay Trong đó, phần lớn chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (khoảng trên 51%) Bình quân một tháng có 14.4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường” Một doanh nghiệp ngừng hoạt động có nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói đến một nguyên nhân thiết yếu đó là việc quản trị tài chính và kiểm soát chi phí hoạt động chưa thật sự phù hợp Theo trang
Vietnamnet vào năm 2011, công ty Olympus vướng phải gian lận kế toán lớn nhất lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ Phía công ty thừa nhận đã che giấu tình hình đầu tư thua lỗ và giả mạo báo cáo tài chính Sau sự việc này Olympus đã xem xét tỉ mỉ và tập trung vào cắt giảm chi phí (đóng cửa 9 nhà máy tại Châu Á và Bắc Mỹ, sa thải 4,500 nhân viên), nhờ vậy mà vào năm 2017, Olympus đã đạt được mục tiêu về tỷ suất lợi nhuận Kiểm toán chi phí hoạt động không chỉ giúp cho người sử dụng BCTC biết được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp phát hiện những chi phí không cần thiết nên cắt giảm
Chính bởi thấy được sự cấp thiết của vấn đề này, nên trong thời gian làm việc tại Công ty TNHH Kiểm Toán Immanuel, tác giả đã tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện trong thời gian tôi tham gia đào tạo kiểm toán và thu thập số liệu thực tế từ Immanuel, vì vấn đề bảo mật thông tin khách hàng (KH) nên tôi xin đổi tên công ty khách hàng thành Công ty TNHH ABC
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu tổng quát:
Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel chi nhánh TP Hồ Chí Minh là một nghiên cứu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của quy trình hiện tại, xác định các điểm yếu và đưa ra các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Mục tiêu cụ thể 1: Mô tả thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong BCTC ở Immanuel
Câu hỏi số 1: Kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH Kiểm toán Immanuel như thế nào?
Câu hỏi số 2: Những ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC ở Immanuel?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC
Chi phí hoạt động ở đây tác giả đề cập chỉ bao gồm: CPBH và CPQLDN Thời gian: bắt đầu từ ngày 04/12/2023 đến ngày 31/03/2024 Số liệu thực tế được thu thập trong năm tài chính từ 01/01/2023 đến 31/12/2023
Không gian: Trong 4 tháng làm việc tác giả được nghiên cứu, đào tạo thực hành kiểm toán, thu thập chứng từ, bằng chứng kiểm toán thực tế và trình bày báo cáo kiểm toán các khách hàng của Công ty Immanuel ở khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Phước,…
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
Khóa luận này được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp quan sát, điều tra: tác giả quan sát và ghi chép thông tin trong quá trình làm việc ở công ty để có cái nhìn chung về quy trình kiểm toán của công ty
Phương pháp thu thập số liệu: tác giả thu thập số liệu từ công ty khách hàng đã gửi cũng như thu thập từ chính công ty Immanuel
Từ những số liệu đã thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin để xác định những ưu điểm, nhược điểm trong quy trình kiểm toán chi phí hoạt động của Immanuel Quá trình này bao gồm cả việc quan sát, học hỏi từ các kiểm toán viên có kinh nghiệm đi trước để có được góc nhìn toàn diện về vấn đề Bằng cách hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu của quy trình hiện tại, tác giả có thể đưa ra các cải tiến, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán chi phí hoạt động tại Immanuel.
Phương pháp khảo sát: Tiến hành gửi mẫu khảo sát cho những KTV làm việc tại Immanuel để những lập luận thêm phần đáng tin cậy.
Kết cấu khóa luận
Kết cấu của đề tài gồm có 5 chương (chưa bao gồm phần mở đầu, kết thúc, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục hình ảnh sơ đồ và bảng)
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Những nghiên cứu trước về đề tài nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về đề tài Chương 5: Nhận xét và kiến nghị
Kết thúc chương này, tác giả đã trình bày về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu cũng như đã có những minh họa về tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh đó chương này còn giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về những phương pháp nào được sử dụng trong bài để đáp ứng mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra Đến với chương 2, tác giả sẽ chỉ ra những bài nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế về đề tài của tác giả Thêm vào đó tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về chi phí hoạt động.
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở những nghiên cứu trước
Để có cái nhìn bao quát nhất về đề tài nghiên cứu này ở cả trong nước và ngoài nước, tác giả sẽ thu thập một vài khóa luận cũng như những nghiên cứu trước khác nhau làm nền tảng khách quan nhất đối với đề tài đang thực hiện, bao gồm:
2.1.1 Một số nghiên cứu ngoài nước
Tác giả đã tham khảo qua một số bài nghiên cứu nước ngoài nhưng nổi bật có thể kể đến năm (05) công trình nghiên cứu sau: Đầu tiên là công trình nghiên cứu của hai tác giả Oleksandr Oshchepkov Svitlana Mahdenko (2023) “Analysis of the impact of the structure of operating expenses on the financial performance of enterprises” Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các vấn đề về bản chất và cơ cấu chi phí hoạt động, phân tích hiệu quả sử dụng chúng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu này tác giả đã sử dụng phương pháp thực nghiệm áp dụng vào doanh nghiệp ngành thực phẩm trên cơ sở các mẫu báo cáo trong hai năm Kết quả của thu được cho phép tính toán hiệu quả chi phí hoạt động thông qua việc xác định khả năng sinh lời của chi phí hoạt động Trên cơ sở kết quả tính toán đưa ra những kết luận, đề xuất nhằm giảm chi phí hoạt động hoặc tối ưu hóa khi định giá sản phẩm Để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động của các hoạt động điều hành, đề xuất tạo cơ chế quản lý chi phí trong cơ cấu hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, cơ chế này dựa trên các nguyên tắc hoạt động kỹ thuật và công nghệ mới nhất, giúp thực hiện xử lý nguyên liệu thô sâu hơn và tăng sản lượng trên một đơn vị nguyên liệu thô, cũng như tăng cường kiểm soát việc sử dụng nguyên liệu thô bằng cách cải thiện công tác kế toán, đặc biệt là các khoản mục chi phí phức tạp
Olga Grytsay, Mariana Pankiv, Dina Kut, Gabriella Wojtan – đồng tác giả của công trình nghiên cứu (2021) “Analysis of the enterprise operating expenses and ways of improvement of their accounting” Mục tiêu của bài viết khoa học là phân tích chi phí hoạt động, tổ chức và phương pháp thực hiện quy trình kế toán tại doanh nghiệp và đưa ra các khuyến nghị thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác kế toán phục vụ hoạt động kinh doanh Với những mục tiêu này tác giả đã sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, để chứng minh tính phù hợp của chủ đề nghiên cứu đã chọn Trên cơ sở phương pháp so sánh, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của hoạt động, đặc biệt là động lực và cơ cấu chi phí hoạt động theo các yếu tố kinh tế và theo hạng mục tính toán đã được xác định Trên cơ sở phân tích, tổng hợp hệ thống, đề xuất về cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất và đưa ra cách phân loại chi phí theo nhóm theo các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, tiếp thị và chi phí hoạt động khác Bài viết trình bày kết quả phân tích thông tin kế toán và phân tích về chi phí hoạt động tại LLC “Trung tâm Phát triển và Bảo vệ các Đơn vị Kinh tế Lviv” Chi phí hoạt động là một hạng mục kinh tế quan trọng vì chúng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp Người ta điều tra rằng các thông số phân loại và kế toán chi phí doanh nghiệp được xác định bởi các điều kiện kinh tế, tổ chức, công nghệ cũng như năng lực của người quản lý và theo đó, nhu cầu của họ về thông tin quản lý Việc phân loại chi phí phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hạch toán chi phí, hỗ trợ đạt được các mục tiêu kinh doanh
Công trình nghiên cứu của tác giả Wycliffe Mugun (2019) “Effect of operating expense ratio on financial performance of microfinance institutions in Kenya” Mục tiêu chính của nghiên cứu là điều tra tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô ở Kenya Đối tượng mục tiêu bao gồm
Nghiên cứu định lượng với sự tham gia của 12 tổ chức tài chính vi mô cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ chi phí hoạt động và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí hoạt động có độ trễ lại có mối quan hệ cùng chiều nhưng không đáng kể với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Điều này có thể được lý giải bởi chi phí hoạt động cao trong giai đoạn trước của các tổ chức tài chính vi mô.
Công trình nghiên cứu của tác giả Stepanenko (2019) “Organization of auditing operating expenses of enterprise” Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về tổ chức và quy trình thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên khảo và tổng hợp (phân tích các công bố đã có), phân tích, quy nạp và diễn giải, so sánh với các thành phần chủ yếu Kết quả nghiên cứu là cung cấp, hỗ trợ thiết thực cho các dịch vụ quản lý và kinh tế của doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng như thiết lập kế toán tài chính và quản lý, cung cấp nhiều vấn đề khác nhau
Công trình nghiên cứu của tác giả của Berezhniy Yevgeniy B (2019), số ISSN là 2222-4459 (Print) 2311-116X (Online) “The Organizational Model of Auditing the
Mô hình tổ chức kiểm toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp được triển khai theo phương pháp luận nghiên cứu khoa học, được xem xét trong bối cảnh tiếp cận quy trình – hệ thống Mô hình bao gồm một chuỗi các giai đoạn liên quan chặt chẽ, tạo nên sự hiệu quả và chính xác trong hoạt động kiểm toán Các giai đoạn này giúp hình thành các ý kiến kiểm toán đáng tin cậy, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của quá trình kiểm toán.
2.1.2 Một số nghiên cứu trong nước
Bên cạnh những nghiên cứu nước ngoài, ở Việt Nam tác giả cũng nhận thấy những công trình nghiên cứu trước cùng đề tài cũng khá nổi trội, chẳng hạn năm (05) công trình sau đây:
Công trình nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Cẩm Quyên (2023) “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” Tác giả thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu về quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN tại DFK Việt Nam để từ đó đưa ra ý kiến và đề xuất giải pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đơn vị Để thực hiện được những mục tiêu đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập xử lý dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, khảo sát Kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu này là giúp tác giả ý thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của kiểm toán BCTC nói chung cũng như kiểm toán CPBH, CPQLDN nói riêng; nêu ra được những ưu điểm, hạn chế và một số kiến nghị góp một phần nhỏ để giúp đơn vị hoàn thiện hơn Tuy nhiên, do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tại một khách hàng của AAFC mà chưa nghiên cứu những khách hàng với đặc điểm khác
Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thảo My (2021) “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực hiện” Mục tiêu nghiên cứu là tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do iCPA thực hiện Phương pháp nghiên cứu mà tác giả tiếp cận là phương pháp định tính (nghiên cứu tài liệu có sẵn, giáo trình, quy trình, hệ thống văn bản pháp luật đang được lưu hành, tài liệu nội bộ công ty, phỏng vấn, bảng hỏi Kết quả từ việc phân tích thực trạng quy trình kiểm toán chi phí hoạt động, tác giả đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị giúp công ty hoàn thiện hơn trong quy trình kiểm toán của mình Hạn chế của nghiên cứu là quy mô số lượng người khảo sát còn ít và thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều
Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Lan Thanh (2023) “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp –thực hiện bởi công ty TNHH Kiểm Toán AGS” Với mục tiêu tìm hiểu được tình hình kiểm toán
CPBH CPQLDN thực tế, thấy được ưu điểm nhược điểm và đồng thời đưa ra kiến nghị giúp quy trình kiểm toán CPBH CPQLDN do công ty TNHH Kiểm toán AGS thực hiện Công trình nghiên cứu này được thực hiện nhờ sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: thu thập dữ liệu, so sánh, phân tích, khảo sát Kết quả của nghiên cứu này là giúp sinh viên chuyên ngành hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm toán CPBH CPQLDN của một công ty kiểm toán tại Việt Nam; góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN tại AGS; giúp doanh nghiệp củng cố thêm cái nhìn bao quát về quy trình để giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động Như những nghiên cứu khác, tác giả cũng nhận thấy nghiên cứu còn một số hạn chế như: số lượng KTV tham gia khảo sát còn hạn chế, do giới hạn về thời gian và hồ sơ kiểm toán khảo sát (khoảng 10 bộ hồ sợ)
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Phát (2019) “Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện” Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu việc vận dụng các thử nghiệm cơ bản trong Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện Phương pháp sử dụng cho nghiên cứu này là thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý số liệu Kết quả thu được từ nghiên cứu này là tác giả đã nhận thấy được tầm quan trọng trong việc kiểm toán các khoản CPBH và CPQLDN và hiểu được phần nào quy trình kiểm toán các khoản chi phí này, từ đó nhận ra những ưu điểm trong chương trình kiểm toán cần phát huy cũng như chỉ ra được những hạn chế trong quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Chi (2022) tập trung vào quy trình kiểm toán chi phí hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán KSi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, quan sát, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu đã giúp tác giả hiểu rõ quy trình, mô phỏng lại quá trình kiểm toán và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế do thời gian và kinh nghiệm hạn chế.
2.1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu a) Điểm giống nhau giữa các nghiên cứu
Hầu hết những nghiên cứu trên tác giả đều nghiên cứu liên quan đến quy trình kiểm toán chi phí hoạt động nói chung Trong những nghiên cứu này cũng sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập, xem xét, phân tích, tổng hợp Khi kết thúc quy trình, tác giả cũng đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm với đơn vị thực hiện quy trình và đồng thời đưa ra hạn chế của nghiên cứu như sự giới hạn về thời gian, phạm vi b) Điểm khác nhau
Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Một số đặc điểm kế toán của khoản mục chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm: tiền thuê đất, thiết bị, chi phí tồn kho, tiếp thị, tiền lương, bảo hiểm, phí đăng ký và kinh phí phân bổ cho nghiên cứu và phát triển Đây là những khoản chi cần thiết để doanh nghiệp hoạt động bình thường, duy trì sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Chi phí hoạt động thường bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Để có thể theo dõi và ghi nhận thông tin cho sự biến động của chi phí hoạt động cần phải hiểu được một số đặc điểm kế toán cơ bản được trình bày ở Thông tư
200/2014/TT-BTC Cụ thể như sau:
Hình 2 1 Tóm tắt một số đặc điểm kế toán của khoản mục chi phí hoạt động
(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
2.2.1.2 Vai trò chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động: sự kết hợp giữa chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí gián tiếp phát sinh không trực tiếp đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Dựa vào các chính sách, quy định do Nhà nước và doanh nghiệp đặt ra về việc chi tiền hoa hồng trong những giao dịch, quy chế chi tiếp khách, phí công tác cho nhân viên, để ghi nhận CPBH, CPQLDN Và theo dõi khoản mục này cũng là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận và các khoản thuế nên cần hết sức chú trọng trong quá trình xác định lợi nhuận và thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) phải nộp
Chi phí hoạt động xuất hiện ở nhiều giai đoạn và khía cạnh trong quy trình kinh doanh như:
- Quản lý và hành chính: Chi phí quản lý và hành chính bao gồm lương của nhân viên, văn phòng phẩm, thuê văn phòng, điện thoại, và các chi phí hoạt động khác Các chi phí này phản ánh chi phí điều hành tổ chức kinh doanh và xuất hiện trong quá trình quản lý chung của doanh nghiệp
- Tiếp thị và quảng cáo: Chi phí tiếp thị và quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng xuất hiện từ giai đoạn tiếp thị và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ
Chi phí bán hàng và phân phối bao gồm các khoản chi liên quan đến việc bán và vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng Những chi phí này xuất hiện trong quá trình xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các loại chi phí cụ thể có thể bao gồm chi phí kênh bán hàng, chi phí vận chuyển và chi phí quản lý kho.
Chi phí chăm sóc khách hàng bao gồm các hoạt động hậu mãi, hỗ trợ sau bán hàng và chăm sóc khách hàng khác Các hoạt động này nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại, đảm bảo sự hài lòng và lòng trung thành của họ Chi phí chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng thương hiệu tích cực, cải thiện doanh số và tăng lợi nhuận.
- Kế toán và tài chính: Chi phí cho các dịch vụ kế toán, kiểm toán, và tài chính cũng là một phần của chi phí hoạt động, phản ánh việc duy trì hệ thống tài chính và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Tóm lại, chi phí hoạt động, bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, là một phần không thể thiếu của quy trình kinh doanh và xuất hiện ở nhiều giai đoạn và khía cạnh khác nhau từ tiếp thị đến phân phối và quản lý tổ chức
2.2.2 Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
2.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng
Hình 2 2 Mục tiêu kiểm toán
(Nguồn: CTKiT mẫu VACPA G300-G400) 2.2.2.2 Quy trình, thủ tục kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng trong kiểm toán BCTC
Bảng 2 1 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC Giai đoạn kiểm toán CPBH, CPQLDN Nội dung
Giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch
+ Xem xét khách hàng và rủi ro hợp đồng [A100]
+ Lập kế hoạch kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán [A200]
+ Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động [A300]
+ Tìm hiểu chính sách kế toán về khoản mục CPBH, CPQLDN [A400]
+ Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính [A500]
- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
+ Đánh giá chung về KSNB và trao đối với Ban Giám Đốc [A600]
+ Xác định mức trọng yếu [A700] và phương pháp chọn mẫu –cỡ mẫu + Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Thử nghiệm kiểm soát
- Thử nghiệm cơ bản + Thủ tục phân tích + Thủ tục kiểm tra chi tiết
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
- Thu thập thư giải trình của KH
- Soát xét các sự kiện sau ngày phát hành BCTC
Bảng 2 1 giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về các bước cần thực hiện của một quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán chi phí hoạt động nói riêng Nội dung tiếp theo sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng bước của quy trình trên
2.2.4.1 Giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch a) Tìm hiểu khách hàng
Đối với khách hàng mới, cần tìm hiểu thông tin như lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, tình hình tài chính, chính sách kế toán, quy mô công ty, báo cáo tài chính kiểm toán năm trước và các doanh nghiệp có mối quan hệ với khách hàng Đối với khách hàng cũ, cần xem xét giấy làm việc và dữ liệu của năm trước, đồng thời trao đổi với khách hàng về mọi thay đổi trong chính sách kế toán điều lệ.
Theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (210.9 - 210.11), Chuẩn mực kiểm toán 300 (13) và Chuẩn mực kiểm toán 510, trước khi cung cấp dịch vụ kiểm toán, Kiểm toán viên (KTV) và đơn vị kiểm toán (DNKiT) có trách nhiệm liên lạc với KTV và DNKiT tiền nhiệm để thu thập thông tin về lý do chuyên môn ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hoặc từ chối sự bổ nhiệm KTV trước đó phải cung cấp các thông tin cần thiết để giúp KTV hiện tại đưa ra quyết định, bao gồm cả việc cho phép xem hồ sơ kiểm toán của họ.
- Lập kế hoạch kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán [A200]
Theo nội dung chuẩn mực kiểm toán số 300, yêu cầu: “Bố trí nhóm kiểm toán (kể cả người soát xét việc kiểm soát chất lượng) và phân công công việc kiểm toán cho các thành viên, kể cả phân công người có kinh nghiệm thích hợp cho các phần hành có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu cao hơn.” Do đó việc lựa chọn đội ngũ KTV dựa trên yêu cầu về số lượng, trình độ, khả năng của KTV và yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm kiểm toán hay kiến thức về ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Kế hoạch kiểm toán: Gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán theo mẫu [A230] (Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán) và chờ xác nhận của khách hàng căn cứ trên tính chất và khối lượng công việc
Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp lập theo mẫu [A240]
Phân công kiểm toán lập theo mẫu [A250]
Và thực hiện đánh giá kế hoạch kiểm toán theo các mẫu sau:
Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán mẫu [A260]
Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV mẫu [A270]
Trao đổi với nhóm kiểm toán về kế hoạch kiểm toán mẫu [A280]
Trao đổi với BGĐ đơn vị được kiểm toán về kế hoạch kiểm toán mẫu [A290]
- Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động [A300]
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV cần thu thập những thông tin:
+ Thông tin chung về môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng
+ Thông tin chung về nền kinh tế, thực trạng nền kinh tế, lạm phát…
+ Thông tin về yếu tố nội tại của khách hàng như: tình hình kinh doanh - tài chính, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên 5 bước:
Sơ đồ 3 1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Trong mỗi bước được trình bày Sơ đồ 3.1 đều chứa đựng những nội dung liên quan mà tác giả đề cập, chẳng hạn như: ở bước 1 và bước 2 sẽ tương ứng với nội của chương 1, bước 3 sẽ là nội dung của chương 2, bước 4 quy tụ nội dung chương 3 và
4, bước 5 là nội dung chương 5 Cụ thể được thể hiện như sau:
Lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong quá trình được tiếp xúc với kiểm toán, tác giả may mắn được thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động trong suốt mùa kiểm toán Quan sát, thu thập phân tích tổng hợp dữ liệu và khảo sát
Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết Lựa chọn đề tài nghiên cứu
Xác định mục tiêu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu Đề xuất giải pháp
Chọn thang đo, câu hỏi khảo sát
Quan sát, điều tra thu thập dữ liệu
Phân tích, tổng hợp dữ liệu
Kết quả khảo sát cho thấy kiểm toán chi phí hoạt động là rất cấp thiết và quan trọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm toán chi phí hoạt động trong việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của báo cáo tài chính.
Để đảm bảo nghiên cứu được tiến hành đúng hướng, các tác giả đã thiết lập rõ mục tiêu nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu Việc xác định mục tiêu và câu hỏi giúp tập trung nghiên cứu vào vấn đề cốt lõi, tránh tình trạng lan man, lạc đề Đồng thời, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ giúp thu thập dữ liệu hiệu quả và đáng tin cậy, tạo cơ sở vững chắc cho phân tích và kết luận.
Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết: để thuyết phục người đọc cũng như chắc chắn bản thân có thể nghiên cứu được vấn đề này tác giả đã tìm kiếm, thu thập từ những sách, báo của những nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài nghiên cứu Nhận biết được lý thuyết là một lớp nền chắc chắn cho thực tế nên tác giả đã trình bày về cơ sở lý thuyết
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, tác giả đã thu thập dữ liệu từ các quy trình kiểm toán, số liệu và tài liệu lý thuyết Sau đó, dữ liệu được phân tích và tổng hợp để xác định các rủi ro và hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành khảo sát để thu thập thông tin thêm, giúp cho kết quả phân tích khách quan và đáng tin cậy hơn Từ phân tích và tổng hợp thông tin, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các rủi ro và hạn chế, từ đó tối ưu hóa hoạt động.
Các phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc sử dụng phương pháp quan sát điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát
Bảng 3 1 Các phương pháp nghiên cứu thực hiện Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, điều tra
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Có được những thông tin chủ chốt về
Có được những thông tin số liệu về công ty KH - ABC Đưa ra được kết luận cuối cùng
Biết được mức cấp thiết của việc kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC và những rủi ro mà CPA, trưởng nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán, sinh viên thực tập kiểm toán thường gặp khi kiểm toán phần hành này là gì và giải pháp để hạn chế rủi ro?
Trong quá trình làm việc tại
Immanuel, tác giả đã tập trung quan sát, ghi chép đầy đủ khi được đào tạo hướng dẫn tại đây, bên cạnh đó tác giả cũng phỏng vấn, học hỏi thêm những
KTV khác trong công ty
Thu thập thông tin từ HSKiT của KH ABC do Immanuel lưu trữ như thông tin cơ bản về công ty ABC: lĩnh vực kinh doanh, chính sách kế toán, BCKiT năm trước,…
Thu thập số liệu năm 2023 do phía KH cung cấp: BCĐKT, BCKQKD,
Tìm hiểu sách, các giáo trình, xem những nghiên cứu trước cùng đề tài, những lý thuyết về việc kiểm toán chi phí hoạt động trong BCTC đem so sánh với quy trình kiểm toán thực tế tại Immanuel
Tiến hành phân tích và tổng hợp số liệu đã thu thập được từ công ty KH ABC
Tác giả lập và gửi biểu mẫu khảo sát ý kiến liên quan tới kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel – Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh tới những kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán, sinh viên thực tập trong công ty TNHH Kiểm toán Immanuel Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Thu thập quy trình kiểm toán
BCTC chung của công ty nói
Những thông tin cần thiết,
Thấy được những ưu điểm, hạn chế và đồng thời
Số liệu từ khảo sát và quy trình kiểm toán chi phí hoạt động cung cấp thông tin đáng tin cậy về hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Immanuel Dựa trên những số liệu này, giải pháp KH ABC được đề xuất để giúp Immanuel cải thiện quy trình kiểm toán, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc đánh giá hoạt động tài chính của công ty.
KTV về những rủi ro, hạn chế và đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán hơn
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Những phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu như sau:
Bảng 3 2 Phương pháp phục vụ mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp quan sát, điều tra
Mô tả thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC
Kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH Kiểm toán Immanuel như thế nào?
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong BCTC ở Immanuel
Những ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC ở Immanuel?
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Chương 3 đã giúp người đọc biết được chi tiết toàn bộ quy trình, những phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện với đề tài này Cụ thể như sau: Nội dung của chương Giới thiệu về đề tài nghiên cứu là bước 1 và 2 trong quy trình, nội dung chương Những nghiên cứu trước về đề tài và cơ sở lý thuyết tương ứng với bước 3, bước 4 sẽ được thể hiện ở chương Phương pháp nghiên cứu và Kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương Nhận xét và kiến nghị những nội dung này tương thích với bước
5 Đồng thời ở chương này cũng thể hiện nghiên cứu này được sử dụng theo phương pháp định tính và cho biết phương pháp nghiên cứu nào được thực hiện ra sao nhằm đáp ứng mục tiêu câu hỏi nghiên cứu nào Đến với chương 4 tác giả sẽ giúp người đọc có cái nhìn khái quát về phía công ty kiểm toán và quy trình kiểm toán được họ áp dụng với KH.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan về đơn vị nghiên cứu
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thành lập ngày 23/06/2008
- Mã số thuế: 0102914299-001, ngày cấp: 26/05/2009
- Ngành nghề kinh doanh chính: Dịch vụ kế toán và kiểm toán
- Địa chỉ:C10, Đường Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- E-mail: Admin@immah.vn (Bộ phận hành chính)
- Chủ sở hữu: Ông Chang Chan Soo (quốc tịch Hàn Quốc)
Là công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư Hàn Quốc, công ty chú trọng vào việc phục vụ nhu cầu dịch vụ kế toán, kiểm toán, pháp lý của các Công ty Hàn Quốc vừa và nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam Trên cơ sở đó, Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel đã đạt được một số thành công khi đẩy mạnh vào thị phần là công ty
Hàn Quốc Cho đến nay Công ty chiếm được niềm tin nhất định đối với các khách hàng, không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ
Nguyên tắc của công ty là “Độc lập, khách quan và bảo mật số liệu”, với phương châm coi chất lượng là thước đo cho sự hoàn hảo trong mỗi dịch vụ Công ty luôn biết rằng việc Quý KH lựa chọn một Công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để trợ giúp trong lĩnh vực quản trị kế toán, tài chính là một quyết định quan trọng Đồng thời, dịch vụ mà các Công ty chuyên nghiệp cung cấp phải được xem xét trước nhu cầu quản lý luôn thay đổi nhằm đem lại những giá trị gia tăng Do vậy, Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel luôn đặt mục tiêu “tư vấn hỗ trợ khách hàng” trước, trong và sau mỗi dịch vụ Công ty cung cấp
4.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty kiểm toán Immanuel chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Từ Website immah.vn cũng như quá trình làm việc tại công ty tác giả thấy rằng, công ty có chức năng như sau:
Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel là công ty kiểm toán chuyên cung cấp dịch vụ chuyên môn về tư vấn thành lập pháp nhân và kiểm toán báo cáo tài chính Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, tài chính, quản lý, nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin, định giá tài sản, đào tạo và các dịch vụ khác của thuế, kế toán, tài chính và cả các khách hàng địa phương và đa quốc gia
Hình 4 1 Lĩnh vực hoạt động của Immanuel
(Nguồn: Công ty Immanuel) 4.1.3 Đặc điểm quản lý bộ máy công ty Đặc điểm quản lý bộ máy công ty
Sơ đồ 4 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel Tp.Hồ
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán Công ty TNHH Kiểm Toán Immanuel)
- Ban Giám đốc: Đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn của công tác dịch vụ kế toán- kiểm toán, điều hành mọi hoạt động của công ty theo điều lệ của công ty Vị trí này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề CPA
Trưởng phòng Hàn Quốc là người đại diện trực tiếp tham gia điều hành và quản lý công ty cùng các chi nhánh, tập trung vào nhiệm vụ quản lý thu chi nội bộ, tiếp thị và là cầu nối giữa khách hàng và nhân viên công ty.
JUNIOR SENIOR CPA BAN GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KIỂM TOÁN + BOOKEEPING
- Bộ phận tìm kiếm khách hàng: Bộ phận này có chức năng chăm sóc khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm và liên hệ với những khách hàng mới để giới thiệu dịch vụ của công ty
- Bộ phận kế toán: Là bộ phận chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của chủ tịch, giám đốc và manager người Hàn Quốc
- Bộ phận kiểm toán – Bookkeeping: Thực hiện công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho khách hàng
+ Các CPA – Kiểm toán viên chính: Thực hiện công việc chỉ đạo, kiểm soát chất lượng, dịch vụ và công việc khác liên quan đến chuyên môn về kiểm toán và kế toán theo sự phân công của Giám đốc công ty
+ Senior – Trưởng nhóm kiểm toán: Quản lý, soát xét và chịu trách nhiệm với manager về công tác Bookkeeping và dịch vụ kiểm toán thông qua các nhân viên (Junior); trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán cho khách hàng (đối với dịch vụ tư vấn)
+ Junior – Trợ lý kiểm toán: Thực hiện công việc Bookkeeping và kiểm toán theo sự chỉ đạo trực tiếp của Senior và Manager
- Bộ phận nhân sự của công ty TNHH Kiểm toán Immanuel Tp.Hồ Chí Minh gồm : nhân sự, phiên dịch viên, thư ký
- Bộ phận pháp lý: bộ phận này chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và Manager
Kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel TP Hồ Chí Minh mới được thành lập gần đây trong lĩnh vực kiểm toán, do đó phần lớn chương trình kiểm toán của công ty được thực hiện theo CTKiT mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (có sự điều chỉnh phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của công ty)
Bảng 4 1 Quy trình kiểm toán BCTC ở Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel
Các bước của quy trình Các bước cụ thể
- Xem xét chấp nhận KH
- Lập hợp đồng kiểm toán, lên kế hoạch và lựa chọn nhóm kiểm toán
- Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động
- Tìm hiểu chính sách và chu trình kinh doanh
- Phân tích sơ bộ BCTC
- Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu
- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Thực hiện kiểm toán - Thử nghiệm kiểm soát
- Đánh giá tổng quan về những sai sót và bút toán điều chỉnh
- Tổng hợp kết quả kiểm toán
- Thu thập thư giải trình BGĐ
- Soát xét chất lượng kiểm toán
- Giải quyết nhưng sự kiện phát sinh sau ngày ký BCKiT
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
(Nguồn: Công ty Immanuel) 4.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
- Xem xét chấp nhận KH
Tại chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán Immanuel, quy trình tìm hiểu và đánh giá khách hàng được giao cho Ban giám đốc bao gồm các KTV có thâm niên nhiều năm trong nghề, công việc này đòi hỏi KTV phải xem xét trên các khía cạnh: tính độc lập, khả năng phục vụ tốt cho khách hàng công ty kiểm toán cũng như tính chính trực của Ban Giám đốc của doanh nghiệp được kiểm toán để đưa ra quyết định có chấp nhận khách hàng này hay không
+ Đối với khách hàng cũ: Thông tin về khách hàng đã được công ty lưu trữ vào hồ sơ thường niên Tuy nhiên, KTV cũng phải lưu ý đến những sự kiện thay đổi trong năm có ảnh hưởng đến BCTC hay không (ví dụ như thanh lý công ty con, thay đổi chính sách kế toán, hợp nhất kinh doanh…)
+ Đối với khách hàng mới: Nếu KH chưa được công ty nào kiểm toán trước đây, thì KTV cần thu thập nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành hoặc các doanh nghiệp có đối tác, cạnh tranh với KH,… để tìm hiểu thông tin Còn nếu KH mới và đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì cần chủ động liên hệ với KTV cũ vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá KH Thông qua quá trình thu thập được thông tin từ KTV tiền nhiệm, có thể xác định được tình hình kinh doanh, hoạt động, tài chính, cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý công ty cũng như những bất đồng của công ty kiểm toán tiền nhiệm với KH Từ đó có thể đánh giá rủi ro và xem xét có nên chấp nhận kiểm toán hay không
Sau quá trình trên BGĐ sẽ đưa ra quyết định có chấp nhận hoặc duy trì khách hàng hay không Nếu đồng ý tiếp nhận KH, phía công ty sẽ gửi thư hẹn kiểm toán và đưa ra các thỏa thuận sơ bộ ban đầu về hợp đồng kiểm toán, các thỏa thuận có thể là phạm vi trách nghiệm, mức phí, và thời gian ra báo cáo…
- Lập hợp đồng kiểm toán, lên kế hoạch và lựa chọn nhóm kiểm toán
Khi đã chấp nhận hoặc duy trì khách hàng, BGĐ Immanuel sẽ thực hiện ký kết hợp đồng Hợp đồng sẽ được soạn thảo và phiên dịch bởi nhân viên nhân sự kiêm phiên dịch của Immanuel Thông thường, hợp đồng sẽ được soạn 04 bản và ký kết trước hoặc cùng ngày kiểm toán (Tham chiếu phụ lục II: Hợp đồng kiểm toán)
Sau khi hoàn tất hợp đồng kiểm toán, Ban giám đốc sẽ chỉ định nhóm kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán công ty khách hàng (đối với khách hàng mới) Với những khách hàng cũ tại Immanuel, quá trình kiểm toán sẽ do nhóm kiểm toán viên phụ trách kiểm toán năm trước thực hiện Sau khi có thông tin về khách hàng, nhóm kiểm toán viên sẽ gửi email hẹn lịch kiểm kê, kiểm toán tại công ty của khách hàng.
Trưởng nhóm cuộc kiểm toán sau khi đã có được thông tin cơ bản của KH sẽ bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán (Tham chiếu phụ lục III: Kế hoạch kiểm toán) (Tham chiếu phụ lục IV: Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán)
- Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động
Về môi trường hoạt động: KTV tìm hiểu về môi trường kinh doanh, các vấn đề ngành nghề của KH kinh doanh và xu hướng ngành nghề, môi trường pháp lý mà DN đang hoạt động
Về KH: KTV tìm hiểu về các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu, sở hữu và cơ cấu tổ chức trong DN, các thay đổi về quy mô hoạt động
- Tìm hiểu về chính sách và chu trình kinh doanh
Tìm hiểu về chính sách kế toán mà DN áp dụng với đơn vị họ, cũng như cách ghi nhận từng khoản mục khác nhau
Tìm hiểu về các giao dịch và sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới nghiệp vụ phát sinh
- Phân tích sơ bộ BCTC
Sau khi nắm sơ bộ về tình hình công ty KH, có được dữ liệu năm nay và năm trước về KH, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành phân tích sơ bộ như sau
Phân tích ngang giúp so sánh biến động giữa số liệu tài chính khác nhau cùng một chỉ tiêu qua nhiều thời kỳ, thường là giữa các báo cáo tài chính trong các năm liên tiếp Bằng cách so sánh số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ hoặc các giá trị trong báo cáo kết quả kinh doanh năm trước với năm nay, phân tích ngang giúp xác định các xu hướng và đưa ra hiểu biết về những thay đổi trong sức khỏe tài chính của công ty.
+ So sánh dữ kiện của KH với dữ kiện chung của ngành
- Đánh giá chung về rủi ro gian lận
KTV Immanuel sẽ thực hiện phỏng vấn, quan sát nội bộ KH để đánh giá hệ thống kiểm soát có hữu hiệu và hiệu quả không (có thể thực hiện lúc kiểm kê hoặc khi xuống công ty KH trước khi nhận phụ trách kiểm toán), xử lý thông tin tài chính có đáng tin cậy không, sau đó xác định rủi ro gian lận Thông qua đây KTV có thể xác định được mức độ tin cậy của HTKSNB, làm cơ sở cho dự kiến hợp lý cho cuộc kiểm toán về sau
- Xác định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Việc lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu ở Immanuel thường dựa vào những yếu tố sau đây:
+ Các đơn vị KH có quy môn nhỏ, lợi nhuận chưa đáng kể, chỉ tiêu được ưu tiên là doanh thu hoặc tổng tài sản
+ Với những công ty lâu năm, có lợi nhuận cao, có chỗ đứng ổn định trên thị trường, KTV sẽ chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
+ Đối với công ty mới được thành lập, còn nhiều sự biến đổi chưa ổn định, thì tiêu chí tổng tài sản là lựa chọn hàng đầu của phía kiểm toán
+ Những KH sản xuất gia công nhỏ với lợi nhuận thấp KTV Immanuel thường lựa chọn tiêu chí tổng doanh thu
Khi xác định các tiêu chí phù hợp, kiểm toán viên (KTV) tiến hành đánh giá ban đầu về tầm quan trọng tương đối của Báo cáo tài chính dựa trên các chỉ tiêu đã chọn Điều này giúp KTV dự đoán mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện
4.3.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC
Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, thành lập theo Giấy phép đầu tư số 462045xxxxxx do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cấp ngày 21 tháng 04 năm 2010 Giấy phép này là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Vốn điều lệ của Công ty là 45,034,000,000 đồng (bốn mươi lăm tỷ, không trăm ba mươi bốn triệu đồng), tương đương 2,300,000 USD (Hai triệu ba trăm nghìn đô la Mỹ)
- Địa chỉ trụ sở chính: Đường Đ1, Khu công nghiệp Đồng An 2, phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất
- Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty bao gồm:
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là: Sản xuất các vật liệu phản quang như phim phản quang, vải phản quang, TPU phản quang và các vật liệu không phản quang như phim, chất tổng hợp; In lụa; Hàn bằng máy hàn cao tần số
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của ABC là trong vòng 12 tháng
Trong năm tài chính 2023, không có sự kiện đặc biệt về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường hoặc các sự kiện lớn khác có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính Công ty
Báo cáo tài chính kèm theo được lập và trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam
Báo cáo tài chính đính kèm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
Kỳ kế toán: năm (Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC BCTC được lập và trình bày phù hợp với quy định
4.3.2 Mô phỏng thực trạng quy trình kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty TNHH ABC
- Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên việc kiểm toán BCTC là thủ tục bắt buộc theo pháp luật Việt Nam Công ty là khách hàng cũ của Immanuel nên thủ tục tìm hiểu khách hàng được KTV thực hiện bằng cách thu thập các thông tin như sau:
+ Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: 2019
+ Số năm Immanuel đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho KH là: 4
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
+ Tên ngân hàng có giao dịch: Shinhan Bank
+ Chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng lập, trình bày báo cáo tài chính: Việt Nam
+ Công ty bắt buộc phải có BCTC được kiểm toán vì: Theo quy định tại điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC hằng năm
Công ty TNHH ABC là khách hàng thân thiết, đã kiểm toán ở những năm trước đó nên kiểm toán viên đã có cơ hội tiếp xúc cũng như nắm bắt được tình hình hiện tại của khách hàng, do đó khi tiến hành kiểm toán cho công ty này, kiểm toán viên chỉ cần cập nhật những thay đổi mới trong năm kiểm toán Vì là khách hàng thân thiết nên hầu như bên phía kiểm toán cũng có thể dễ dàng xác định rủi ro của công ty bằng cách xem xét sơ bộ hồ sơ kiểm toán năm trước và chú ý những điểm đó nhiều hơn ở năm nay
Hình 4 4 Mẫu xem xét khách hàng
(Nguồn: Công ty Immanuel – Mẫu [A120] – Chấp nhận khách hàng cũ)
- Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi chấp nhận khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán (Tham chiếu Phụ lục II: Hợp đồng kiểm toán) Đồng thời sẽ phân một nhóm đảm nhiệm việc kiểm toán BCTC niên độ 31/12/2023 của công ty TNHH ABC Vì đây là KH cũ của công ty nên BGĐ giữ nguyên đội ngũ kiểm toán thực hiện kiểm toán như năm trước và có thêm những trợ ký mới Nhóm kiểm toán gồm có 8 thành viên:
Bảng 4 2 Thành viên tham gia kiểm toán ABC
STT Họ và tên Chức vụ
2 Trần Thị Hữu Ly Junior
3 Trần Thị Hoàng Quyên Junior
4 Trần Phạm Tấn Việt Tín Junior
5 Nguyễn Huỳnh Quang Trí Junior
6 Lê Thị Diệu Linh Junior
8 Phạm Thị Thúy An Junior
(Nguồn: Biên bản làm việc của Immanuel)
Hình 4 5 Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel)
Vì số lượng thành viên thực hiện cuộc kiểm toán đông nên thời gian dự kiến tiến hành cuộc kiểm toán cho công ty TNHH ABC là 2 ngày: từ 23/02/2024 đến 24/02/2024
- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Thông qua việc xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, cho thấy rằng ABC có ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là: Sản xuất các vật liệu phản quang như phim phản quang, vải phản quang, TPU phản quang và các vật liệu không phản quang như phim, chất tổng hợp; In lụa; Hàn bằng máy hàn cao tần số
Trong năm tài chính 2023, tình hình pháp lý và diễn biến thị trường không có thay đổi đáng kể Ngoài ra, không có sự kiện bất thường hoặc lớn nào ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của Công ty.
- Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng
Vì là KH thân thiết đã hợp tác với Immauel nói chung và nhóm thực hiện kiểm toán nói riêng trong nhiều năm liền nên KTV có thể dễ dàng nắm bắt được chính sách kế toán và chu trình kinh doanh của KH Vì vậy, với nội dung này KTV chỉ có nhiệm vụ bổ sung thêm những phát sinh mới trong năm 2023
Hình 4 6 Thủ tục chung TK 641
(Nguồn: Giấy làm việc của Immanuel)
Hình 4 7 Thủ tục chung TK 642
(Nguồn:Giấy làm việc của Immanuel)
- Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trên quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
(Tham chiếu Phụ lục XVII: Bảng khảo sát)
Tác giả thực hiện khảo sát nhằm mục đích biết được tầm quan trọng của việc kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC, biết được những rủi ro cũng như ưu điểm hạn chế mà KTV thường gặp khi kiểm toán phần hành này là gì để từ đó đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Immanuel
Cơ sở thiết lập bảng khảo sát:
Tác giả lập bảng khảo sát bao gồm những câu hỏi với nội dung liên quan đến quy trình kiểm toán chi phí hoạt động dựa trên những kiến thức đã học đã đọc từ tài liệu của môn kiểm toán BCTC và chương trình kiểm toán mẫu VACPA 2019 trong quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đồng thời bảng khảo sát cũng được kết hợp với những hiểu biết mà tác giả có được thông qua quá trình làm việc tại Immanuel và đã thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động khoảng
20 công ty khi làm việc tại đây Sau khi đã hoàn thành bảng câu hỏi, tác giả gửi bảng khảo sát cho các KTV làm việc tại công ty TNHH Kiểm toán Immanuel - chi nhánh TP.HCM Sau khi nhận được phản hồi, tác giả tổng hợp lại thông tin đã thu thập được và đưa ra đánh giá Đối tượng khảo sát là các CPA, trường nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán, sinh viên thực tập làm việc tại Immanuel
Phương pháp khảo sát: Lập bảng câu hỏi và gửi trực tiếp cho đối tượng khảo sát điền vào
Thời gian khảo sát: Tháng 5 năm 2024
Thành phần tham gia khảo sát:
Số lượng Vị trí Kinh nghiệm ở công ty
1 CPA từ 5 đến dưới10 năm
1 trợ lý kiểm toán cấp 1 từ 3 đến dưới 5 năm
3 trợ lý kiểm toán cấp 2 dưới 3 năm
5 thực tập sinh từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024
(Nguồn: Bảng khảo sát KTV)
Câu hỏi khảo sát Câu trả lời Tỷ lệ
Những rủi ro mà Anh/Chị thường gặp khi kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN là gì?
Chi phí bị khai khống (khai thiếu) so với thực tế phát sinh 80
Phân loại nhầm chi phí hay KH hạch toán sai tài khoản 90
Ghi nhận những khoản chi phí được phân bổ không đúng kỳ 100
Bỏ sót việc kiểm tra sự biến động của chi phí cố định 70
Khi thu thập bằng chứng không kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ 30
Theo Anh/Chị kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLN của công ty có những ưu điểm gì?
Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN được thực hiện nhanh chóng, hoàn thiện
Phát hiện được những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân trước khi đến KH nhờ thực hiện thủ tục phân tích
Việc phân loại CPBH, CPQLDN giúp theo dõi sự biến động chi phí
100 và phát hiện việc ghi nhận sai sót của khoản mục này
Kết thúc cuộc kiểm toán, BGĐ có cuộc trao đổi với KH về khoản mục 60
Theo Anh/Chị kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLN của công có những hạn chế gì?
Công ty chỉ thực hiện một chương trình kiểm toán với tất cả các loại hình doanh nghiệp
Hạn chế về thời gian kiểm toán 90 Không kiểm tra 100% mẫu 90
Công ty ít chú trọng đến các vấn đề về kiểm soát nội bộ 60
KH không cung cấp đủ bộ chứng từ 30
Những giải pháp có tính khả thi cao để hạn chế rủi ro khi kiểm toán khoản mục CPBH,
Nên mở rộng thời gian cuộc kiểm toán 40
Xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp
Nên tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ tại khách hàng 100
Xác định mức rủi ro chi tiết cho
Cần theo dõi, đốc thúc công việc chuẩn bị tài liệu của khách hàng 50
(Nguồn: Bảng khảo sát KTV)
Kiểm toán CPBH, CPQLDN rất cần thiết tuy nhiên nó có ẩn chứa nhiều rủi ro mà KTV phải đối mặt Có 100% KTV tham gia khảo sát đồng ý rằng một trong số những nguyên nhân đó là việc ghi nhận những khoản chi phí được phân bổ không đúng kỳ, việc này có thể do phía công ty KH không cung cấp đủ hóa đơn chứng từ để nên khó kiểm tra chi phí có được ghi đúng kỳ không, điều này cũng gây khó khăn trong việc thực hiện thủ tục Cut off 90% KTV cho rằng là do phân loại nhầm chi phí hay KH hạch toán sai tài khoản, với những KH có quy mô lớn hàng loạt các nghiệp vụ phát sinh chi phí trong năm vì vậy việc phân loại chi phí hay việc kế toán ở công ty KH nhầm lẫn là một điều khó tránh khỏi Chi phí bị khai khống (khai thiếu) so với thực tế phát sinh có được 80% sự đồng ý của KTV, vấn đề này xuất phát từ việc vô ý ghi trùng hóa đơn hay bỏ sót hóa đơn trong quá trình nhập vào phần mềm, cũng có thể là hành vi cố tình nhằm mục đích riêng gây rủi ro cho phía kiểm toán nếu có hành vi bao che mà kiểm toán không phát hiện ra 70% KTV cho rằng những rủi ro kiểm toán phải hứng chịu là: Bỏ sót việc kiểm tra sự biến động của chi phí cố định 30% KTV khi thu thập bằng chứng không kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ Để vận dụng quy trình kiểm toán chi phí này chắc hẳn ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy những ưu điểm đáng kể của nó Có 100% KTV chấp thuận rằng việc phân loại CPBH, CPQLDN giúp theo dõi sự biến động chi phí và phát hiện việc ghi nhận sai sót của khoản mục này Phát hiện được những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân trước khi đến KH nhờ thực hiện thủ tục phân tích là ưu điểm của quy trình kiểm toán đồng thời có được 80% KTV đồng ý Bất kể khi thực hiện việc gì mau lẹ cũng giành được điểm cộng với mọi người và công cuộc kiểm toán cũng vậy, quy trình kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN được thực hiện nhanh chóng, hoàn thiện là ưu điểm được khoảng 70% KTV đồng ý 60% lần lượt là kết thúc cuộc kiểm toán BGĐ có cuộc trao đổi với KH về khoản mục
Song song với những ưu điểm quy trình kiểm toán này cũng có nhiều hạn chế chẳng hạn như: có 90% KTV cho rằng trong công cuộc kiểm toán gặp khó khăn khi bị hạn chế về thời gian kiểm toán và không kiểm tra 100% mẫu Với những công ty có quy mô lớn, thời gian kiểm toán ngắn từ 1-2 ngày sẽ gây hạn chế trong việc xử lý sổ sách và tìm kiếm chứng từ CPBH, CPQLDN tùy theo ngành nghề riêng của mỗi doanh nghiệp sẽ có mức độ phát sinh khác nhau, nhưng hầu hết CPQLDN đều chiếm đóng một phần khá lớn trong chi phí nói chung, vì vậy việc không kiểm tra 100% mẫu sẽ có thể dẫn đến sai sót Bên cạnh những hạn chế này, nhóm anh chị KTV tham gia khảo sát cũng cho rằng họ gặp phải những hạn chế công ty ít chú trọng đến các vấn đề về kiểm soát nội bộ Vì đa số KH của công ty đều là những KH cũ nên hầu hết KTV chỉ xem xét HSKiT năm trước và phỏng vấn quan sát nội bộ công ty KH còn sơ sài với tỷ lệ bình chọn 60% Với hạn chế KH không cung cấp đủ bộ chứng từ khi kiểm toán, các KTV có 30% bình chọn (1 CPA, 1 trợ lý kiểm toán cấp 1 và 1 thực tập sinh)
Nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của quy trình sẽ giúp ích cho tác giả khi đưa ra giải pháp của vấn đề Nhóm KTV đồng ý 100% với giải pháp nên tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ tại khách hàng; 70% KTV tán thành ý kiến xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp và xác định mức rủi ro chi tiết cho CPBH và CPQLDN; 40% KTV cho rằng nên mở rộng thời gian cuộc kiểm toán để giúp cải thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC của công ty Mỗi thành viên sẽ đảm nhận phần hành chi phí ở những công ty khác nhau, vì vậy có những công ty sẽ cung cấp đủ bộ chứng từ nhanh chóng nhưng có một số KH lại trì trệ trong vấn đề này nên có 50% anh chị tham gia khảo sát đề xuất giải pháp “Cần theo dõi, đốc thúc công việc chuẩn bị tài liệu của khách hàng”
Những KTV tham gia khảo sát này đều đã kiểm toán CPBH và CPQLDN tuy nhiên các anh chị thực hiện kiểm toán phần hành này ở những công ty KH khác nhau và ở mỗi KH cũng như từng phần hành được KH cung cấp khác nhau Vì vậy khảo sát trên có thể không đồng nhất ở một vài ý kiến
Qua chương 4, tác giả đã giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán Immanuel: về lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty,… Đồng thời ở chương này cũng cho biết về thực trạng quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty thực hiện để giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về quá trình kiểm toán, tiếp xúc với giấy làm việc, sổ sách khách hàng cung cấp, cũng như những BTĐC Bên cạnh đó, chương 4 cũng thể hiện những ưu điểm, hạn chế của quy trình kiểm toán chi phí hoạt động thực hiện với công ty ABC Về ưu điểm, tác giả cho rằng CTKiT áp dụng với công ty là phù hợp, những thành viên tham gia có sự hợp tác với nhau, có thực hiện bước phân loại chi phí và đặc biệt luôn có sự giám sát của trưởng nhóm kiểm toán để giúp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra Chưa chú trọng KSNB, thời gian thực hiện kiểm toán ngắn, chưa có sự phân tích so sánh tổng quát trên tổng thể thị trường là những hạn chế của quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN đối với
KH ABC Từ những điều này kết hợp với những thông tin có được từ phiếu khảo sát KTV, tác giả sẽ có những nhận xét cũng như nhưng kiến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán của DN hơn.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét
CTKiT CPBH, CP1QLDN được công ty Immanuel thực hiện nhanh chóng, hoàn thiện, phù hợp với CTKiT mẫu VACPA 2019
Thực hiện thủ tục phân tích so sánh CPBH và CPQLDN của năm hiện tại so với năm trước giúp KTV phát hiện được những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân So sánh số liệu CPBH và CPQLDN trên sổ sách hạch toán và CPBH và CPQLDN trên hợp đồng, hóa đơn, bộ chứng từ đi kèm, điều này giúp KTV tìm ra sự sai lệch nhanh chóng của số liệu
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN), trưởng nhóm kiểm toán và Ban Giám đốc (BGĐ) sẽ phải xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc kết luận cho khoản mục Việc soát xét này giúp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục, đồng thời duy trì niềm tin với khách hàng.
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, BGĐ công ty có cuộc trao đổi với khách hàng về BCTC đã được kiểm toán và đồng thời tư vấn hướng giải quyết nếu có phát sinh vấn đề cần lưu ý ở năm sau
Chưa chú trọng trong việc tìm hiểu KH, về hệ thống KSNB của họ Vì hầu hết những công ty KH của Immanuel là những KH thân thiết, nên phía công ty chủ yếu dựa vào HSKiT năm trước mà nhận định về KH
Công ty Immanuel chỉ tiến hành cùng một chương trình kiểm toán cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc thu thập bằng chứng, vì mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc thù khác nhau Thêm vào đó, công ty cũng ít chú trọng đến vấn đề kiểm soát nội bộ, dẫn tới nguy cơ kiểm soát nội bộ không hiệu quả.
Hạn chế về mặt thời gian kiểm toán, cụ thể là thời gian kiểm toán ở một đơn vị thường chỉ có từ 1 đến 2 ngày, điều này có thể dẫn đến sai sót trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, nhiều chứng từ cần kiểm tra dẫn đến sẽ không chú ý đến tính hợp lệ của hóa đơn Một số các đơn vị còn trì trệ, dè dặt trong việc tiết lộ thông tin cũng như phối hợp với nhóm kiểm toán
Chỉ chọn mẫu kiểm tra 60-80% tổng khoản mục nên không thể tránh khỏi những sai sót