1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

1 hồ so khoa học vườn quốc gia cát tiên

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hồ sơ khoa học Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Vườn Quốc gia Cát Tiên
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 806,86 KB

Nội dung

Bàu nước là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen như gà so cổ hung, quắm cánh xanh, bò tót, bò rừng… Vườn Quốc gia Cát Tiên có 12 bàu nước tự nhiên

Trang 1

HỒ SƠ KHOA HỌC

DI TÍCH DANH THẮNG QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

1 Tên gọi

Tên chính thức: Vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập theo Quyết định số 08/CT ngày

13 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính

phủ) trên cơ sở mở rộng diện tích của:

- Khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo Quyết định số 360/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ), về phía:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo Quyết định

số 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

- Khu Bảo tồn tê giác Cát Lộc, tỉnh Lâm Đồng (Công văn số 686/CV

ngày 23 tháng 10 năm 1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

2 Địa điểm phân bố và đường đi đến

2.1 Địa điểm phân bố

Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm 2 vùng tách biệt:

Phần phía bắc thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng Cụ thể, phía bắc và tây bắc là ranh giới giữa tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông - sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên; Phía đông, đông nam trùng với ranh giới hành chính các xã: Lộc Bắc (năm 1997 đã tách ra làm 2 xã là: Lộc Bắc

và Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm); xã Đồng Nai Thượng, xã Phước Cát (huyện Cát Tiên)

Phần phía nam nằm ở huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai); huyện

Bù Đăng (Bình Phước) có ranh giới phía bắc trùng với ranh giới huyện Bù Đăng, phía đông bắc có ranh giới trùng với ranh giới huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) Phía đông và đông nam là Sông Đồng Nai; phía nam và tây nam giáp thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai)

Trang 2

Căn cứ Quyết định số 173/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới Vườn Quốc gia Cát Tiên, hiện diện tích toàn Vườn (vùng trung tâm) là 71 920 ha, trong đó:

- Địa phận tỉnh Đồng Nai: 39 627 ha

- Địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27 850 ha

- Địa phận tỉnh Bình Phước: 4 443 ha

2.2 Hướng dẫn đường đi đến

2.2.1 Từ tỉnh Đồng Nai:

Trên quốc lộ 20, có thể đến trụ sở Vườn quốc gia Cát Tiên bằng 2 đường:

- Từ km 125 (thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú) theo đường Tà Lài đến km

13 (xã Phú Lập, huyện Tân Phú) dài 13 km, theo đường vào xã Núi Tượng và xã Nam Cát Tiên 11 km Đoạn đường này đã được trải nhựa, mọi phương tiện đường

bộ đến di tích đều thuận lợi dễ dàng

- Từ km 142 (xã Phú Sơn, huyện Tân Phú) theo đường 600 A, đi qua xã Phú

An và xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú) dài khoảng 18 km Đoạn đường này đang được sửa, đường đi lại khó khăn

2.2.2 Từ tỉnh Lâm Đồng:

Từ Đà Lạt (đi theo Quốc lộ 20 về thành phố Hồ Chí Minh) có thể đến Vườn Quốc gia Cát Tiên theo 2 hướng:

- Tuyến đường từ Bảo Lộc (Ngã ba Phẹc - phường Lộc Sơn - Bảo Lộc; cách

Đà Lạt 110km) đến thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (dài khoảng 18km), theo quốc lộ 28 nối giữa Lâm Đồng và Đắc Nông; đi thêm khoảng 35km nữa đến xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm Đây là đoạn đường bộ tương đối tốt Từ trung tâm xã Lộc Bắc có thể đi đến địa giới Vườn bằng những con đường mòn và chỉ có thể di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ

- Tuyến từ thị trấn Mađagui, huyện Đạ Huoai (cách Tp Đà Lạt khoảng 140km); đi qua huyện Đạ Tẻh đến thị trấn Đồng Nai huyện Cát Tiên (khoảng 60km); từ thị trấn Đồng Nai đi theo tỉnh lộ 91 đến trung tâm xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên (khoảng 40km) Tuyến đường này hiện tại đang thi công, mùa mưa

đi lại khó khăn

Trang 3

2.2.3 Từ tỉnh Bình Phước:

- Trên quốc lộ 14, tại km 930 ngay ngã ba Sao Bọng (xã Đức Liễu, huyện

Bù Đăng) theo đường liên xã đi Đăng Hà 32km gặp ngã ba rẽ phải, đi thêm 10km nữa là đến vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên

- Từ UBDN xã Thống Nhất (huyện Bù Đăng) đi theo đường Sao Bọng hướng về xã Đăng Hà khoảng 22 km gặp ngã ba rẽ phải, đi tiếp khoảng 10km là tới vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên

Đường vào vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được trải nhựa, mọi phương tiện đường bộ đều đến di tích này thuận lợi, dễ dàng

3 Phân loại di tích

Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích theo quy định tại điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 thì Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc loại hình di tích danh thắng và đủ tiêu chí xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt

4 Sự kiện, nhân vật lịch sử và đặc điểm của di tích

4.1 Đặc điểm tự nhiên

4.1.1 Vườn Quốc gia Cát Tiên chứa đựng các hiện tượng tự nhiên đặc biệt và có vẻ đẹp tự nhiên khác thường

4.1.1.1 Vườn Quốc gia Cát Tiên có cảnh quan sông suối và hệ thống hồ

nước có giá trị quan trọng của Việt Nam, Đông Nam Á và Thế giới, được tạo bởi các quá trình tạo sơn, quá trình sụt lún, quá trình đứt gãy, quá trình biển tiến, biển thoái và quá trình phun trào bazan

Hồ nước tự nhiên trên vùng bình nguyên có đáy hình lòng chảo được bao phủ bởi vật liệu phun trào vào kỷ Đệ tứ nằm trên bình nguyên rộng lớn, kết hợp kiểu khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, mưa mùa Lòng chảo này tích nước tạo nên những hồ nước rộng lớn giữa vùng rừng kín thường xanh mà người dân địa phương gọi là "bàu" Bàu nước là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật quí hiếm

có giá trị bảo tồn nguồn gen như gà so cổ hung, quắm cánh xanh, bò tót, bò

rừng… Vườn Quốc gia Cát Tiên có 12 bàu nước tự nhiên cùng với sông Đông

Nai và suối Tà Lài tạo nên hệ thống cảnh quan đất ngập nước đan xen, có mối quan hệ liên kết hữu cơ tạo môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật đẹp, có

Trang 4

giá trị giáo dục, thẩm mỹ và bảo tồn, là nơi nghỉ dưỡng trong lành với nhiều

cảnh đẹp

4.1.1.2 Vườn Quốc gia Cát Tiên có cảnh quan đồng cỏ trên bình nguyên

bazan có giá trị quan trọng bảo tồn các loài thú lớn của Việt Nam, Đông Nam Á

và thế giới: Nằm trên nền đá bazan, xen lẫn địa hình đồi tạo nên vẻ đẹp của một

đồng cỏ trên bình nguyên Khác với đồng cỏ ở bình nguyên Tây Nguyên (đồng

cỏ khô hạn và bị cháy vào mùa khô) hay đồng cỏ ở vùng trũng của đồng bằng sông Mê Kông (ngập nước theo mùa)

4.1.1.3 Vườn Quốc gia Cát Tiên có cảnh quan rừng kín thường xanh

nhiệt đới mưa mùa lá rộng, có giá trị bảo tồn loài tê giác một sừng và các loài thú lớn của Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới:

Rừng thường xanh trên bình nguyên bazan là cấu trúc quan trọng tạo nên

vẻ đẹp siêu việt của vùng rừng nhiệt đới, với những kiểu rừng kín thường xanh nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng (có độ dốc <3%) độ che phủ rừng lên đến 80%

Vùng núi cao Cát Lộc được hình thành bởi quá trình tạo sơn trước kỷ đệ tứ Quá trình này tạo nên cảnh quan rừng thường xanh trên núi với vẻ đẹp nổi bật của cảnh quan này là ngôi nhà cho loài Tê giác một sừng - loài được xác nhận đã tuyệt chủng ở Việt Nam và có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới

4.1.2 Vườn Quốc gia Cát Tiên chứa đựng những giá trị đặc biệt của quá trình sinh học, sinh thái đang diễn ra trong quá trình tiến hoá và phát triển của hệ sinh thái trên cạn và ngập nước

4.1.2.1 Vườn Quốc gia Cát Tiên là vùng quan trọng và duy nhất để duy trì

hệ sinh thái ngập nước nhiệt đới

Trải qua nhiều quá trình tạo sơn, sụt lún, ngập lụt, phơi khô, phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ của địa chất, đan xen nhau khá phức tạp tạo nên một bề mặt địa hình ở Cát Tiên hiện nay

Trước kỷ Đệ tứ bề mặt địa chất Vườn Quốc gia Cát Tiên được bao phủ lớp trầm tích kiểu đặc trưng sa phiến thạch sét Thời kỳ này hoạt động của quá trình tạo sơn lần thứ nhất với nền đá mẹ hình thành nét sơn văn của Cát Tiên với đặc trưng là núi thấp ở phía nam; sông Đồng Nai ngăn cách khu vực Cát Lộc với hệ

Trang 5

Sau kỷ Đệ tứ, thời kỳ biển tiến vùng Cát Tiên được phủ lớp phù sa sông

Mê Kông bồi đắp trên nền sa phiến thạch sét Những di chỉ để lại là lớp trầm tích cát bột kết mầu nâu bao phủ vùng đồi, núi thấp Tiếp theo đó, là quá trình biển thoái, để lộ ra lớp trầm tích sông - biển Lớp trầm tích này được phơi khô, sấy nóng, chiếu sáng sau đó bị vùi lấp bởi vật liệu phụ trào núi lửa

Độ che phủ rừng tự nhiên đạt 80%, là các hệ sinh thái chính và quan trọng

ở Cát Tiên bao gồm:

- Hệ sinh thái rừng thường xanh ẩm

- Hệ sinh thái đồng cỏ

- Hệ sinh thái ngập nước

4.1.2.2 Đặc điểm tiến hoá địa chất - địa mạo vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên

và lân cận

Kết quả của các tác động tương hỗ giữa các biến cố địa chất, kiến tạo xảy

ra từ đầu kỷ Jura đến nay cùng với các tác động tổng hợp của các quá trình ngoại sinh đã tạo nên sự đặc sắc, đa dạng của địa hình, địa mạo vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên Những biến cố địa chất, kiến tạo quan trọng tạo nên các kiến trúc, thành phần đất đá khác nhau còn lưu giữ được các dấu ấn ở vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên và lân cận là:

- Vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên là một phần nhỏ bé của đới “Đà Lạt” thuộc “địa khối Indosinia” Đới Đà Lạt cũng như đới Sêrêpốc kề liền ở phía tây (được phân cách nhau bằng đứt dãy Tuy Hòa - Củ Chi) đều có móng là “vỏ lục địa” (gồm các lớp đá trầm tích, granit và basalt) được hình thành và cố kết vào tiền Cambri (trên 570 triệu năm trước) Địa khối Indosinia về phía bắc tiếp xúc với “đới uốn nếp Việt - Lào” qua đứt gãy Thà Khẹt - Đà Nẵng; về phía nam và tây nam tiếp xúc với “đai uốn nếp Mesozoic Thái Lan” qua hệ thống đứt gãy bị vùi sâu dưới trầm tích Kainozoi Mê Kông - Cửu Long; về phía Đông là rift biển Đông Địa khối này cũng như “nền Hoa Nam” là những khối lục địa đã cố kết Rìa địa khối (đới Đà Lạt) là nơi xảy ra đụng độ với mảng Thái Bình Dương vào

kỷ Jura - kỷ Creta Địa khối Indonesia ghép nối với lục địa Á - Âu vào kỷ Permi muộn - kỷ Triat sớm (vào 251- 245 triệu năm trước) Vào kỷ Jura - kỷ Creta giữa địa khối này và mảng Thái Bình Dương đã tồn tại đới hút chìm bị chôn vùi dưới biển Đông từ thể Oligocen (từ 34 triệu năm trước đến nay) Ở rìa phía nam

Trang 6

khối này là trũng Cửu Long có những thành tạo trẻ nhất chồng phủ lên trên theo phương thức rift nội lục được lấp đầy

- Trong kỷ Paleozen sớm và kỷ Mesozoic (542 - 250 triệu năm trước) đới

Đà Lạt đã trải qua các pha hoạt động kiến tạo khác nhau, hình thành được lớp vỏ phủ hoặc các thành tạo thuộc giai đoạn hoạt hóa magma, kiến tạo

- Từ kỷ Jura sớm - giữa (200 - 161 triệu năm trước) lịch sử phát triển của đới Đà Lạt bước sang trang mới: Toàn bộ rìa phía nam địa khối Indosinia bị sụt lún từ từ (trong đó có phạm vi các đới Đà Lạt và Sêrêpốc), biển tiến vào làm lắng đọng các trầm tích lục nguyên, đôi nơi xen carbonat thuộc các hệ tầng Đắc Bung, Dray Linh và La Ngà với tổng chiều dày 2.000 - 2.500m Riêng hệ tầng

La Ngà, gần đây được tách ra thành các hệ tầng Đăc Krong (J1s-tđk), Mã Đà (J2amđ) và Trà Mỹ (J2a-bjtm) Trong phạm vi vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên chỉ

có mặt hệ tầng Trà Mỹ với thành phần là: trầm tích vụn thô xen hạt mịn chứa

Planammatoceras và Fontannesia, không chứa vôi Các trầm tích tuổi Jura sớm

- giữa ít bị biến đổi trong không gian cũng như về tướng, phản ánh điều kiện địa động lực khá bình ổn của một bồn nội lục kiểu “rìa lục địa thụ động” Trong đó trầm tích lục nguyên - carbonat của hệ tầng Đac Krong đánh dấu quá trình biển bắt đầu tiến Biển tiến đạt cực đại vào đầu Jura giữa tạo tầng trầm tích thuần nhất hạt mịn của hệ tầng Mã Đà Bồn trũng thu hẹp nhanh tạo mặt cắt biển lùi của hệ tầng Trà Mỹ

- Trong giai đoạn kỷ Jura muộn - kỷ Creta (161 - 65 triệu năm trước), trên đới Đà Lạt xuất hiện bối cảnh địa động lực đặc biệt: Là một “rìa lục địa tích cực” do mảng Thái Bình Dương bị hút chìm, chui xuống dưới khối Đông Dương gây nên Ở vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên, pha nén ép đã gây uốn nếp các thành tạo hệ tầng Trà Mỹ Trục uốn nếp có phương á kinh tuyến do chịu ảnh hưởng khống chế của đứt gãy á kinh tuyến Đac Mil - Bình Châu, trong khi ở những nơi khác có phương Đông Bắc - Tây Nam Các kiến trúc uốn nếp tạo nên các dải địa hình dương kéo dài á kinh tuyến thể hiện rõ ở nhiều nơi trong Vườn Quốc gia Cát Tiên Các thành tạo uốn nếp này phản ánh chế độ nén ép kiến tạo chung trên toàn đới Đà Lạt vào kỷ Jura muộn - Creta sớm Hoạt động núi lửa pluton mạnh tạo nên đai núi lửa Sông Cầu - Tuy Hòa - Đà Lạt - Hà Tiên, là bộ phận kéo dài của đai núi lửa pluton Đông Á (thuộc đai rìa Tây Thái Bình Dương)

Trang 7

- Vào cuối kỷ Creta (65 triệu năm trước) xuất hiện bối cảnh căng dãn với

sự nâng cao vòm nhiệt dẫn tới thành tạo magma xâm nhập granit do nóng chảy

vỏ lục địa (phức hệ Định Quán) và phun trào felsic trong các trũng khép kín (phức hệ Đèo Cả) Ở ngoài vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có một bất chỉnh hợp góc rõ giữa thành tạo cuội kết, cát kết màu nâu đỏ của hệ tầng Đac Krium (K2kr) (100 - 65 triệu năm trước) uốn nếp thoải, nằm trên các thành tạo Jura sớm

- giữa uốn nếp mạnh Rõ ràng là hệ tầng Đac Krium được hình thành trong điều kiện địa động lục yếu, bình ổn hơn so với các thành tạo cổ hơn

- Vào kỷ Paleogen sớm - thể Eocen giữa (65,5 - 42 triệu năm trước) do xảy ra sự kiện mảng Ấn Úc va vào rìa nam của mảng Á - Âu mà xuất hiện rift sơ khai (sau này sẽ hình thành biển Đông) và địa khối Indosinia có xu hướng trôi dạt về phía Nam Trên lục địa xảy ra chuyển động nâng yếu bền vững làm hình thành bề mặt san bằng Đông Dương kiểu bán bình nguyên

- Vào kỷ Eocen muộn - thể Miocen (42 - 23 triệu năm trước) xảy ra chuyển động nâng cao phân dị giữa các khối và dịch trượt ngang, tách dãn mạnh tạo biển Đông Vào cuối Miocen do chuyển động nâng yếu mà bề mặt san bằng cao 40 - 300m phát triển rộng trên các trầm tích Jura sớm - giữa, kiểu đồng bằng bóc mòn Đồng bằng này bị phủ bởi tầng basalt dạng vòm của hệ tầng Đại Nga nên được coi là đồng bằng núi lửa Đồng bằng này phát triển rộng ở Mã Đà - Nam Cát Tiên, cao hơn đồng bằng bóc mòn 20 - 120m Từ cuối thể Miocen muộn đến cuối Pliocen (5 - 1,8 triệu năm trước), toàn vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên được nâng dạng vòm và bị xâm thực, bóc mòn tạo nên bề mặt san bằng thấp hơn ở độ cao 100 - 120m, hiện tồn tại dước dạng các núi lửa sót Trong thời

kỳ này vòm Định Quán bị bóc mòn mạnh làm lộ rộng rãi đá magma xâm nhập phức hệ Định Quán

- Vào cuối thể Pliocene - đầu Đệ Tứ (1,8 triệu năm trước) vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên và phụ cận xảy ra nâng vòm khối tảng và phun trào basalt tạo các vòm -đồng bằng núi lửa ở phía bắc Chứa Chan - Xuân Thọ Phun trào xảy ra theo các kiến trúc tách giãn á kinh tuyến đóng vai trò là các kênh dẫn Riêng vòm nam Tà Lài có liên quan với xâm nhập là vòm có đá trầm tích bị sừng hóa Sông Đồng Nai được hình thành vào cuối thể Pliocene dọc theo đứt gãy Tuy Hòa -Trảng Bàng Trong phạm vi Vườn Quốc gia Cát Tiên và lân cận không có

Trang 8

mặt các bậc thềm cao của nó, mà chỉ thấy có thềm bậc III dưới dạng các dải đồi thấp cao trên 50m ở Xuân Thành, Xuân Bắc (Đồng Nai)…

- Vào đầu thể Pleistocen sớm (1,6 triệu năm trước) toàn vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên được nâng lên, lớp phủ basalt hệ tầng Mã Đà bị biến dạng xuất hiện các đứt gãy cắt qua nó Ở Nam Cát Tiên biên độ nâng đạt 40 - 70m Vào cuối thời kỳ này một bề mặt san bằng kiểu pediment cao 80 - 90m đã được hình thành, phân bố rộng nhất ở Mã Đà, Vĩnh An, ven sông La Ngà…

- Vào khoảng giữa thể Pleistocen muộn (dưới 125.000 năm trước) phun trào basalt hệ tầng Phước Tân đã tạo nên các vòm thoải - đồng bằng núi lửa rộng lớn ở nhiều nơi Các vòm núi lửa xuất hiện ít nhất sau 3 đợt phun trào ở Nam Cát Tiên đã chặn dòng sông Đồng Nai làm vùi lấp thềm II và làm cho nó phải chảy vòng về phía đông trước khi về tới Tà Lài với các thành tạo thềm I mới tạo lại và bãi bồi của mình Ở rìa vòm Nam Cát Tiên phát triển các đứt gãy phương kinh tuyến đã khống chế sự định hướng của các dải đồi theo phương này Ở một

số nơi sông Đồng Nai đã đặt lòng theo các đứt gãy này

- Cuối thể Pleistocen muộn trong vùng đã tạo nên được thềm tích tụ bậc I (thuần sét bột) cao 6 - 10m phát triển khá rộng trong vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên - nơi có basalt chặn dòng chảy như ở trung tâm Vườn Quốc gia Cát Tiên,

Tà Lài, Đà Lắc

- Trong thể Holocene (10.000 năm trở lại đây), vùng Vườn Quốc gia Cát Tiên được nâng yếu làm hình thành bãi bồi cao, bãi ven lòng và giữa lòng Trên các đoạn dòng chảy đã bị chết của sông Đồng Nai đã hình thành được các đầm lầy chỉ trong khoảng vài nghìn năm trở lại đây như ở Bàu Sấu, ở sông La Ngà, ở Phú Bình - Tánh Linh…

4.1.2.3 Vườn Quốc gia Cát Tiên ngày nay là hiệu quả của quá trình diễn thế lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn phát triển đặc trưng duy nhất chỉ có ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

Đối với thảm thực vật rừng hiện nay như ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, về đại thể có thể xem đã trải qua giai đoạn diễn thế nguyên sinh (thảm thực vật khởi đầu từ một quần thể thực vật trên vùng đất mới), có thể đã và đang ở giai đoạn cao đỉnh (thảm thực vật ổn định, bền vững) Tuy nhiên, thời kỳ ổn định hay nói một cách khác là thời gian của giai đoạn cao đỉnh có thể bị rút ngắn tùy thuộc

Trang 9

nhiều vào hoạt động của con người tại địa phương này Một cách chi tiết, có thể thấy có những vạt rừng đã bị con người xâm phạm, thậm chí bị suy thoái, nhưng

có thể thấy môi trường tự nhiên (chế độ khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, chế độ thủy văn chưa bị biến đổi nhiều), trạng thái đất rừng còn nguyên trạng và còn nguồn gieo giống, thì thảm thực vật rừng ở đây có thể sẽ được phục hồi lại gần với trạng thái nguyên sinh cũ Các nhà sinh thái học gọi đó là quá trình tái sinh

tự nhiên của quần thể Quá trình này diễn ra bằng hai cách: tái sinh liên tục dưới tán rừng và tái sinh vết sẹo hay tái sinh khảm

Có thể nói rằng Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi duy nhất ở Việt Nam có các kiểu đất ngập nước ngọt phong phú và đặc trưng nhất Bởi vậy, khi nói tới Cát Tiên là người ta liên tưởng ngay tới các bàu nước ngọt danh tiếng mà tên gọi của chúng được gọi một cách dân dã gắn liền tới những quần thể thủy sinh vật ưu thế ở đó như Bàu Sấu (nơi cư trú thường xuyên của loài cá sấu xiêm), Bàu Chim (nơi cư trú của các loài chim nước), Bàu Cá (nơi cư trú của nhiều loài cá), Bàu Cá Rô (nhiều cá Rô), Bàu Cỏ (có các trảng cỏ ngập nước), Bàu Sen (nhiều hoa Sen), Bàu Lác

Ngoài các bàu, hồ tự nhiên, trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có một số hồ chứa nhân tạo cho mục đích thủy lợi như hồ Đaklo, hồ Đa Bo B Đất ngập nước trong Vườn Quốc gia Cát Tiên có các đặc tính cấu trúc đan xen nhau giữa các loại hình thủy vực khác nhau: hồ, suối, sông Thành phần quan trọng nhất của đất ngập nước là thảm thực vật Các bàu, hồ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên là kiểu đầm lầy (marsh) được đặc trưng bởi các nhóm thực vật thủy sinh bậc cao (macrophyte) khác nhau và kiểu đầm lầy (swamp), có thảm thực vật ưu thế bởi các loài cây gỗ

Một đặc điểm quan trọng của các bàu, hồ, đầm lầy ở Vườn Quốc gia Cát Tiên là tính không đồng nhất theo không gian: trong vùng nước sâu của bàu,

đầm lầy có các đám cây sậy (Phragmites vallatoria) mọc lẫn với đám cây đuôi mèo (Typha sp.) Trong khi đó, ở vùng ven đầm lầy, các cây bụi như lác hến (Scirpus grossus) phát triển Ở vùng giữa đầm lầy, nước nông lại có các cây thủy sinh lá nổi (Lili sp.) hoặc rong Bản thân các cây thủy sinh bậc cao

(macrophyte) với các nhóm vi khuẩn sống bám là nơi kiếm ăn của các nhóm ốc, tôm và cá nhỏ Như vậy, có thể thấy không giống các thủy vực như hồ ao mà ở

đó, thực vật nổi (phytoplankton) là nhóm thực vật sản sinh sơ cấp tại chỗ, thì các

Trang 10

nhóm thực vật thủy sinh bậc cao lại là nhóm thực vật sản sinh sơ cấp quan trọng

ở hầu hết các bàu, hồ, đầm lầy ở đây

Sự không đồng nhất này có thể diễn ra hàng tháng hoặc hàng năm Các vùng đất ngập nước là nơi có mức đa dạng sinh học rất cao, bên cạnh thành phần thủy sinh vật, đất ngập nước còn là nơi hỗ trợ cho cuộc sống của nhiều quần thể chim nước, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư Các vùng đất ngập nước còn là nơi

có năng xuất sinh học cao nhất, tạo ra hàng loạt các lợi ích cho con người

Đặc trưng cơ bản tác động đến diễn thế sinh thái thủy vực là quá trình lắng đọng trầm tích, quá trình này tiến tới làm đầy dần lòng thủy vực và làm thay đổi

cơ bản đặc tính sinh thái của thủy vực Các nguồn vật liệu đầu vào từ sông biến động rất lớn cùng với các vật liệu tại chỗ của vùng lưu vực trong quá trình sói mòn Sự lắng đọng trầm tích là rất phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nguồn vật liệu, địa hình và hình thái vùng lưu vực, động lực, Sự lắng đọng trầm tích diễn ra chậm một mặt do thời gian tồn lưu nước lâu (thường là vài năm đến hàng chục năm); mặt khác, một lượng lớn các chất hữu cơ bị khoáng hóa trước khi hoặc ngay sau khi bị lắng đọng Tỷ lệ lắng đọng giữa chất vô cơ và hữu cơ có thể được biến đổi tuỳ theo sự thay đổi nguồn dinh dưỡng vào, đặc điểm vùng lưu vực và hình thái vùng lưu vực

Nhìn chung, sự tiến hóa một thủy vực nhỏ, nông tới đầm lầy hoặc đầm lầy than bùn hoặc hệ sinh thái ở cạn diễn ra từ từ Sự phát triển vùng bán ngập ven

bờ (littoral) làm cho độ sâu của thủy vực giảm liên tục do quá trình lắng đọng trầm tích vật chất hữu cơ, lòng thủy vực bị bồi lấp đầy lên, vùng ven bờ thực vật ngập nước phát triển lấn dần vào vùng giữa thủy vực

Trong các mối tương tác giữa các yếu tố môi trường, chế độ thuỷ học mà dòng chảy rắn (phù sa và các chất rắn lơ lửng), đặc điểm địa hình cùng với tốc

độ của quá trình bồi tụ là những yếu tố quyết định đến diễn thế hình thái thủy vực Thời gian và tốc độ biến dạng thủy vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kể trên, thì đặc điểm quan trọng còn là loại thủy vực nông hoặc sâu Vùng đất ngập nước với hệ thống các bàu nước trong khu vực Bàu Sấu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên trước đây chắc hẳn rộng hơn với mực nước sâu hơn rất nhiều so với hiện nay Trải qua một quá trình tích lũy trầm tích, tới nay là một dạng bàu nước ngọt nông và đầm lầy trong quá trình diễn thế sinh thái của thủy vực Dạng đầm lầy

Trang 11

moss) mà là các loài thực vật thủy sinh bậc cao (macrophyte) và cây gỗ như đã trình bày ở trên Cho nên, chiều hướng diễn thế của các bàu nước và đầm lầy ở đây sẽ trở thành hệ sinh thái ở cạn với thảm thực vật đặc trưng ở cạn: các loài thực vật trước kia vốn thích ứng với đầm lầy hay ngập nước bị đào thải dần chuyển sang thảm cỏ, thảm cây bụi, rồi từ thảm cây bụi chuyển sang rừng thưa

và cuối cùng hình thành rừng kín, đó là quá trình diễn thế tự nhiên của thảm thực vật Tốc độ diễn thế nhanh hoặc chậm phụ thuộc rất nhiều vào những tác động của con người

4.1.2.4 Vườn Quốc gia Cát Tiên là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng - nơi sống duy nhất còn lại của loài tê giác một sừng

Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) ở Đông Dương và trên thế giới

Cảnh quan rừng thường xanh lá rộng khu vực Cát Lộc là khu vực rừng thường xanh xen lẫn đồng cỏ và bàu nước Khu vực này có diện tích khoảng 10.000 ha Tuy rừng ở khu vực này có chỉ số sinh khối ở mức trung bình, song rừng đặc trưng bởi các loài cây họ dầu, đồng cỏ Bàu Chim ngoài nhiệm vụ cung cấp nước còn cung cấp các chất khoáng đặc biệt là muối cho các loài động vật sống trong khu vực Cát Lộc Cùng với Vườn Quốc gia Ujung Kulon (In-đô-nê-xi-a), cảnh quan Cát Lộc là một trong 2 cảnh quan còn lại duy nhất trên thế giới

duy trì sự tồn tại của loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus)

4.1.3 Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi sinh sống tự nhiên, quan trọng và

có ý nghĩa đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học; là nơi có nhiều loài động, thực vật; nhiều loài quý hiếm đang bị đe doạ ở Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới

4.1.3.1 Vườn Quốc gia Cát Tiên có thảm thực vật đa dạng và phong phú, các dạng thảm thực vật rất khác biệt về sinh khối, thành phần loài, nhịp điệu mùa và tính chất phân tầng

Vườn Quốc gia Cát Tiên có 5 kiểu rừng Tuy diện tích không lớn như những khu di sản thiên nhiên khác trên thế giới, song Vườn Quốc gia Cát Tiên hình thành trên điều kiện địa chất đặc thù, từ quá trình tạo sơn, quá trình biến tiến, biển thoái và quá trình phu trào bazan, kết hợp với vị trí địa lý đặc thù, tạo nên một vi khí hậu hết sức phân hóa đã hình thành ở Cát Tiên 5 kiểu rừng rất khác biệt nhau về tính chất, đặc điểm thành phần loài thực vật và động vật Từ

Trang 12

rừng thường xanh lá rộng, chỉ có ở vùng nhiệt đới mưa ẩm tới rừng khô hạn nửa rụng lá cây họ Dầu và rừng ngập nước

4.1.3.2 Vườn Quốc gia Cát Tiên có hệ thực vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, taxon phân loại, dạng sống, công dụng và quí hiếm

Sự đa dạng sinh học cao do Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm ở vùng địa lý sinh học chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trường Sơn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long nên Vườn Quốc gia Cát Tiên hội tụ được nhiều luồng hệ thực vật và động vật phong phú và đa dạng

Kết quả của các cuộc khảo sát đã thống kê được Vườn Quốc gia Cát Tiên

có 1.610 loài thuộc 75 bộ, 162 họ, 724 chi thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) Dạng sống của hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên đặc trưng bởi 176 loài cây gỗ lớn; cây gỗ nhỏ: 335 loài; cây bụi: 345 loài; thảm tươi: 311 loài; dây leo: 238 loài; thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài; khuyết thực vật: 62 loài

Phân theo giá trị kinh tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên có 511 loài cây gỗ, trong

đó có 176 loài cây gỗ lớn; 550 loài cây thuốc; 260 loài cây cảnh (trong đó có

138 loài Phong lan cho hoa đẹp) Ngoài ra, Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có hàng chục loài cây ăn trái, cây làm rau xanh, cây cho nhựa, dầu và chất tanin

Vườn Quốc gia Cát Tiên có 23 loài đặc hữu và bản địa như thiên thiên

đồng nai (Telectadium dongnaiensis), xuân tôn mai ngày (Swintonia maingayi), trôm quạt (Sterculia hypochra),

Vườn Quốc gia Cát Tiên có 31 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt

Nam như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamea), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (D cochinchinensis), cẩm lai vú (D

mammosa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),

4.1.3.3 Vườn Quốc gia Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới; bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi duy nhất trên Bán đảo Đông Dương mà con người có thế tiếp cận và quan sát các loài thú lớn thuộc bộ móng guốc, bộ ăn thịt

Trang 13

Những kết quả khảo sát đã thống kê được tại Vườn Quốc gia Cát Tiên có 1.568 loài động vật Trong đó có 84 loài đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007),

50 loài cần được ưu tiên bảo vệ mức độ toàn cầu và đã ghi trong Sách Đỏ IUCN,

2008

- Nhóm thú: Khu hệ thú ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được nhiều nhà

khoa học Việt Nam và nước ngoài khảo sát Cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có 113 loài thú, thuộc 32 họ và 12 bộ Mặc dù, còn một số nhóm thú nhỏ vẫn chưa được khảo sát đầy đủ như dơi

(Chiroptera), loài gậm nhấm (Rodentia),… nhưng với 113 loài thú đã phát hiện

cho thấy khu hệ thú ở Vườn Quốc gia Cát Tiên khá đa dạng

Trong số 113 loài thú đã ghi nhận được có tới 43 loài thú đang ở mức bị đe dọa trong nước và trên toàn cầu với 27 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007), gồm: 8 loài mức E (nguy cấp), 13 loài mức V (sẽ nguy cấp), 6 loài mức R (hiếm); 24 loài có tên trong Danh lục Đỏ của IUCN (2008): 1 loài mức CR (cực

kỳ nguy cấp), 4 loài mức EN (nguy cấp), 11 loài mức VU (sẽ nguy cấp), 7 loài mức LR/nt hoặc NT (gần bị đe dọa), 1 loài thiếu dữ liệu (DD)

Ngoài ra, còn có 18 loài và phân loài thú là đặc hữu cho tiểu vùng địa sinh học Đông Dương và đặc biệt có 3 loài và phân loài là đặc hữu cho Việt Nam là

chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), tê giác một sừng Việt Nam (Rhinoceros

sondaicus annamiticus) và hoẵng Nam Bộ (Muntiacus muntjak annamensis) Tỷ

lệ các loài đặc hữu cao đã nâng cao tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Cát Tiên đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và trên thế giới

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong số ít những khu bảo tồn của Việt Nam có mật độ phân bố thú khá cao, đặc biệt là các loài thú ăn thịt nhỏ (họ cầy

Viverridae và họ chồn Mustelidae), thú móng guốc (nai Cervus unicolor, lợn

rừng Sus scrofa, hoẵng Muntiacus muntjak, cheo cheo Tragulus javanicus,…), một số loài khỉ (khỉ đuôi dài Macaca fascicularis, khỉ đuôi lợn Macaca leonina, khỉ mặt đỏ Macaca arctoides),… Việc gặp những loài thú này trong rừng của

Vườn Quốc gia Cát Tiên không mấy khó khăn; đặc biệt, hàng đêm khách du lịch đến Vườn Quốc gia Cát Tiên có thể quan sát được hàng trăm cá thể của nhiều loài thú khác nhau trên tuyến du lịch quan sát thú do Vườn tổ chức

Trang 14

Trong số các loài thú đang bị đe doạ diệt vong, Vườn Quốc gia Cát Tiên có tầm quan trọng bảo tồn đặc biệt đối với một số loài như loài tê giác một sừng việt nam, voi châu á, bò tót và chà vá chân đen

Trên thế giới có 5 loài tê giác: Tê giác trắng 2 sừng; tê giác đen 2 sừng ở Châu Phi, tê giác sumatra 2 sừng, tê giác ấn độ (tê giác một sừng lớn) và tê giác java (tê giác một sừng nhỏ) ở Đông Nam Á Tất cả 5 loài tê giác trên đều quí hiếm, cần được bảo vệ và có tên trong Sách đỏ IUCN Đối với loài tên giác một sừng nhỏ hiện nay trên thế giới chỉ còn lại duy nhất 02 quần thể với số lượng cá thể nhỏ (khoảng 40 - 50 cá thể ở Vườn Quốc gia Ujung Kulon-Inđônêxia và 3 -

5 cá thể ở Vườn Quốc gia Cát Tiên -Việt Nam) Ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, loài

tê giác có tên khoa học là Rhinoceros sondaicus annamiticus, là phân loài của tê

giác java, khác với loài này ở In-đô-nê-xi-a Hiện tại phân loài tê giác này đã được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế WWF Việt Nam công bố là đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam

- Nhóm chim: Gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ Nếu so sánh với cấu trúc thành phần loài của khu hệ chim Việt Nam, thì có thể nói chắc rằng nơi đây

là một “đất nước thu nhỏ” của các loài chim rừng của Việt Nam Khu hệ chim Việt Nam có 19 bộ thì Vườn Quốc gia Cát Tiên có 18 bộ (94,74% tổng số bộ chim Việt Nam) Vườn Quốc gia Cát Tiên có 64 họ, chiếm đến 79,01% tổng số

họ chim của Việt Nam (81 họ); với 348 loài chim chiếm 42, 03% tổng số loài chim của Việt Nam (828 loài) Các loài chim quí hiếm như hạc cổ trắng

(Ciconia episcopus), công (Pavo muticus imperator), già đẫy java (Leptoptilos

javanicus), quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), ngan cánh trắng (Cairina scutulata)… Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Việt

Nam, từ lâu không xuất hiện Các nhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên nhưng đến năm 1997 lại phát hiện chúng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng Chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam, có quần thể của 3 loài chim quan trọng trong vùng Chim

đặc hữu là: Gà so cổ hung (Arborophila davidi), gà tiền mặt đỏ (Polyplectron

germaini), chích chạch má xám (Macronous kelleyi)

Vườn Quốc gia Cát Tiên có 15 loài chim được ghi trong Danh lục Đỏ

Trang 15

bậc CR Còn trong Sách Đỏ Việt Nam có 24 loài (trong đó có 2 loài bậc E, 2 loài ở bậc V, 8 loài bậc R và 12 loài ở bậc T)

- Nhóm Bò sát: Các loài bò sát có 79 loài thuộc 17 họ và phân họ, 04 bộ trong đó có 18 loài

Các loài bò sát có tên trong Sách Đỏ IUCN (2008) 09 loài, LR/NT (Gần bị

đe dọa) 03 loài; VU (sẽ nguy cấp) 05 loài; CR (Cực kỳ nguy cấp) 01 loài

Các loài bò sát có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) 21 loài: R (Hiếm) 01 loài, T (bị đe dọa) 07 loài; V sẽ nguy cấp (11 loài); E (nguy cấp) 02 loài như: Cá

sấu xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đen

(Python molurus), …

Khu hệ bò sát ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có quan hệ mật thiết với các vùng đất ngập nước, chiếm 97,11% so với khu hệ bò sát toàn Vườn

- Nhóm Lưỡng cư: Các loài lưỡng cư có 41 loài thuộc 6 họ, 1 bộ trong đó

có 3 loài được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: Cóc mắt chân dài

(Megophrys longipes), cóc rừng (Bufo galeatus), cháng andecson (Rana

giống, thuộc 5 lớp Có 02 ngành có số loài chiếm ưu thế là giáp xác (Crustacea)

có 58 loài, chiếm 46,4% và ngành Trùng bánh xe (Rotatoria) 55 loài, chiếm

44% Các ngành còn lại chỉ có từ 01, chiếm 0,8% đến 07 loài, chiếm 5,6%

Có 04 giống Lecane, Tricocerca, Brachionus, Alona có 5 loài trở lên Khác với thực vật nổi, động vật nổi đa dạng ở bậc giống hơn bậc loài Sự phong phú

số loài của các chi Lecane, Caridina là biểu hiện sự phong phú của loại hình thủy vực nhỏ, nông và nhiều thực vật thủy sinh ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

+ Động vật đáy:

Đã thống kê được 122 loài động vật đáy và ven bờ thuộc 56 họ, 73 giống

Thành phần loài của lớp sâu bọ (Insecta) chiếm ưu thế 63,12%, thân mềm có 24

Trang 16

loài, chiếm 19,68%, giáp xác 13 loài, chiếm 10,66%; còn lại các lớp khác có thành phần loài từ 01, chiếm 0,82% đến 07 loài, chiếm 5,74%

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Thanh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội, 2001), ở vùng nhiệt đới, tính đa dạng của thành phần loài giáp xác nước ngọt ở Việt Nam được thể hiện sự phong phú về số giống hơn là số loài; số giống chỉ 01 loài khá nhiều, nhiều giống chỉ có từ 01 - 03 loài, số giống có trên

5 loài rất ít Theo đó, đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Cát Tiên chỉ có giống tôm

(Caridina) và giống hến (Corbicula) có trên 05 loài

Các loài giun ít tơ (Oligochaeta), ốc (Melanoides tuberculatus), Pila conica, Pila polita, ấu trùng muỗi đỏ (Chironomus sp.) ở một số vùng đất ngập

nước là các loài chỉ thị cho môi trường giàu chất hữu cơ của thủy vực

- Nhóm cá: Vườn Quốc gia Cát Tiên với hệ thống sông suối và các bầu nước đa dạng, phong phú, một vùng đất ngập nước theo mùa rộng lớn nên rất nhiều cảnh quan đẹp được phân chia theo từng sinh cảnh khác nhau với các đặc trưng phân bố loài khác nhau, nên nhân dân địa phương gọi mỗi bầu nước một tên đặc trưng cho sinh cảnh với loài ưu thế Đã thống kê được 168 loài thuộc 29

họ, 09 bộ sinh sống rất đặc trưng cho vùng đất ngập nước ngọt ở Đông Nam Á

và toàn thế giới Trong đó có 2 loài cá có tên trong Sách Đỏ IUCN (2008) là cá

rồng (Scleropages formosus) và cá lăng bò (Bagarius bagarius) ở bậc EN (đang

bị đe dọa), 8 loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó 1 loài bậc

E là Cá mơn (Scleropages formusus), 1 loài bậc R là Cá may (Gyrinocheilus

aymonieri), 4 loài bậc T là Cá ét mọi (Morulius chrysophekadion), Cá còm

(Notopterus chitala), Cá duồng xanh (Cosmocheilus harmandi), Cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes),… 2 loài bậc V là Cá lăng nha (Hemibagrus

elongates), Cá lăng bò (Bagarius bagarius)

Cá nước chảy và cá nước tĩnh ở trong Vườn Quốc gia Cát Tiên và phụ cận rất đa dạng và cũng sống trong nhiều sinh cảnh, điều kiện sống khác nhau

- Nhóm côn trùng: Tổng số 58 họ côn trùng và nhện và 819 loài đã được

ghi nhận ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên Số lượng này là không lớn so với khoảng 10.000 loài côn trùng và nhện đã được xác định ở Việt Nam Điều này được lý giải bởi các cuộc điều tra tại khu vực còn hạn chế, mới chỉ trong vòng 5 năm lại đây Riêng nhóm bướm đã được điều tra tương đối kỹ, đã xác định được

Trang 17

02 loài bướm phượng rất quý hiếm đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) là

bướm phượng cánh sau vàng (Troides helena hephaestus), bướm phượng cánh kiếm (Pathysa antipathies)

Từ khu vực này đã mô tả 30 loài mới cho Việt Nam và 2 loài phụ mới cho khoa học thế giới

4.1.3.4 Vườn Quốc gia Cát Tiên có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc đáo của Việt Nam và thế giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên

Hệ sinh thái đất ngập nước Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm:

- Hệ thống sông, suối: Sông Đồng Nai bao gồm: Thác Trời, Thác Bến Cự, Thác Dựng, Thác Mỏ Vẹt, ; các suối lớn như Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (Lộc Bắc); Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (Cát Lộc); Đa Louha, Đa Bitt,

Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (Nam Cát Tiên)

- Hệ thống bàu tự nhiên ngập nước theo mùa: Bàu Chim C6, Bàu Sen lớn, nhỏ; Bàu Gốc, Bàu Chim ở Cát Lộc

- Hệ thống bàu tự nhiên ngập nước thường xuyên: Bàu Sấu, Bàu Cá, Bàu Bèo

- Hệ thống ao, ruộng canh tác nông nghiệp: Ruộng lúa Tà Lài (huyện Tân Phú, Đồng Nai)

- Bàu nước tự nhiên có tác động của con người: Bàu Rau muống

- Hồ chứa nước nhân tạo: Hồ Đắc Lô và hồ Đạ Bo (xã Gia Viễn)

- Các vũng nước cạn rải rác trong rừng và dọc đường đi

Đất ngập nước Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước; đặc biệt là rừng ngập nước ngọt nội địa rất điển hình ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và ở Việt Nam nhưng không nhiều càng làm tăng giá trị về tính đa dạng sinh học và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Cát Tiên

4.2 Đặc điểm văn hóa - nhân văn

4.2.1 Di sản văn hóa khảo cổ học Vườn Quốc gia Cát Tiên và khu vực phụ cận:

Trang 18

Trong khu vực phụ cận Vườn Quốc gia Cát Tiên, dọc hai bờ Thượng nguồn sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng có một quần thể di chỉ khảo

cổ học đã được phát hiện, khai quật, đang được giới khoa học trong và ngoài nước đã và đang quan tâm nghiên cứu

Các nhà khảo cổ học sau khi nghiên cứu về các di chỉ, di tích khảo cổ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và vùng phụ cận có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi nhận định về chủ nhân của quần thể di tích này Có ý kiến cho rằng: Nơi đây xưa kia là Thánh địa của người Mạ; một số quan điểm khác lại cho rằng chủ nhân Cát Tiên là hậu duệ của Phù Nam, Chân Lạp hay Chămpa Các quan điểm trên khi nhận định về chủ nhân quần thể di tích Cát Tiên đều chưa nhận được sự đồng tình, thậm chí còn bị phản bác gay gắt từ phía các nhà nghiên cứu khác vì trong các đợt khai quật không phát hiện được xương cốt nên không có mẫu xương phân tích để có cơ sở khoa học tìm ra chính xác chủ nhân của quần thể di

tích này (đính kèm các báo cáo khai quật khảo cổ học tại Vườn Quốc gia Cát

Tiên và vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh Đông Nai, Lâm Đồng ở mục Phụ lục di tích)

4.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên và phụ cận:

Vườn Quốc gia Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện, thuộc 4 tỉnh: huyện Tân Phú, Định Quán và Vĩnh Cửu (thuộc tỉnh Đồng Nai), huyện Cát Tiên, Đạ Tẻ và Bảo Lâm (thuộc tỉnh Lâm Đồng), huyện Bù Đăng (thuộc tỉnh Bình Phước) và huyện Đắc K’Lấp (thuôc tỉnh Đắc Nông) Theo số liệu thống kê năm 2012, có khoảng 20 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên

Do lịch sử để lại, trước đây Vườn Quốc gia Cát Tiên còn tồn tại nột số cụm dân cư, do vậy trong công tác quản lý vả bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn Được

sự chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ; trong thời gian qua, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các phương án chương trình ổn định dân cư cho các cụm dân cư đang sống trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên Cụ thể là:

- Đối với các khu vực có số dân quá lớn không thể di dời tái định cư: Xác định lại ranh giới và khoanh diện tích vùng đất ngập nước có tính đa dạng sinh

Trang 19

chính quyền địa phương quản lý như các khu vực của các xã Đồng Nai thượng, Gia Viễn, Tiên Hoàng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng); khu vực ấp 4, xã Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai)

- Đối với các khu vực có ít hộ nằm sâu trong ranh giới Vườn: Tổ chức di dời và tái định cư ở vùng đệm, như thôn K’Lo, Kích và Thung Cọ (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) đã được di dời năm 2006; các hộ ở ấp 4 xã Đắc Lua (huyện Tân Phú, Đồng Nai) và khu vực Đa Bông Cua, xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã di dời năm 2010

Theo số liệu điều tra dân số năm 2012, hiện trong vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên còn tồn tại 2 cụm dân cư là thôn 3 và thôn 4 ở khu Cát Lộc, thuộc xã Phước Cát 2, tỉnh Lâm Đồng Đây cũng là sinh cảnh của loài tê giác Việt Nam

(Rhinoceros sondaicus annamiticus)

Thôn 3 có 29 hộ, 126 khẩu là cộng đồng người dân tộc S’Tiêng, trong đó

có 4 hộ, 21 khẩu là người Kinh Những hộ đồng bào dân tộc từ xã Thống Nhất (huyện Bù Đăng, Bình Phước) vượt qua sông Đồng Nai đến đây định cư và canh tác từ khi khu Cát Lộc chưa thành lập khu bảo tồn

Thôn 4 có 26 hộ, 127 khẩu, là cộng đồng người đồng bào dân tộc Mạ, trong

đó có 2 hộ, 6 khẩu là người Kinh Họ đã cư trú ở đây từ nhiều thế hệ

Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên và UBND huyện Cát Tiên (Lâm Đồng)

đã khoanh vẽ trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ngoài thực địa cho 2 thôn này là

320 ha để giúp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng đươc thuận lợi hơn

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong Vườn, chiếm khoảng 95- 98% Theo thống kê năm 2012, ở khu Cát Lộc, Vườn đã thu hồi hơn 200 ha điều trong vùng lõi từ dự án di dân - tái định cư thôn K’Lo, Kích

và Thung Cọ (2006) Hiện Vườn đã có kế hoạch cải tạo và trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên các diện tích này Ở khu Nam Cát Tiên, và theo đề nghị của UBND huyện Tân Phú, Vườn đã tạo điều kiện cho các hộ dân tộc Mạ ở ấp 4, xã

Tà Lài đang canh tác hơn 70 ha diện tích đất ở khu 9,3 ha (Tà Lài) để trồng lúa nước trong vùng lõi (giáp ranh giữa khu định canh định cư ấp 4, xã Tà Lài và Vườn Quốc gia Cát Tiên)

Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng có tập quán trồng những loài cây có kỹ thuật canh tác đơn giản như cây điều, kết hợp trồng lúa, sắn,

Trang 20

ngô… ; kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu vốn chăm sóc do vậy năng suất chưa cao Nạn bán điều non hoặc bị con buôn ép giá vẫn thường xảy ra nhưng cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có biện pháp nào để hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc đã có nhiều cải thiện, đời sống được nâng lên từng bước Tuy nhiên do thiếu đất canh tác, các vụ vi phạm như lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy, và thói quen sử dụng các lâm sản từ rừng, do vậy các vụ khai thác trộm lâm sản, săn bắt, bẫy động vật hoang dã vẫn thường xuyên xảy ra có tính phổ biến và đang được Vườn Quốc gia Cát Tiên và chính quyền địa phương tiếp tục giải quyết

Hơn nữa, do các mối quan hệ gia đình hỗn hợp giữa người đồng bào dân tộc và người Kinh ngày càng phổ biến, cũng là một trong những nguyên nhân ngày càng gây nhiều áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở khu vực này

4.2.3 Văn hóa cộng đồng các dân tộc khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên

* Tộc người Mạ:

Khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên và vùng phụ cận là địa bàn sinh sống

từ rất lâu đời của tộc người Mạ, phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đa Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước)

Khu vực người Mạ ấp 4 (xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) có 147

hộ, 685 khẩu, đây là khu vực có người Mạ sinh sống tập trung đông nhất của tỉnh Đồng Nai

Trang 21

Khu vực người Mạ ở thôn 4 (xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) có 26 hộ, 147 khẩu sinh sống trong khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên

Lối sinh hoạt kinh tế truyền thống du canh - du cư của người Mạ đã để

lộ ra phần sinh thái nhân văn của một vùng đất hoang vu còn chưa được biết đến Chính những buôn làng truyền thống của người Mạ ở vùng đất này đã thôi thúc các nhà thám hiểm, các nhà dân tộc học khám phá ngày một sâu rộng

hơn về vùng đất thượng nguồn sông Đồng Nai và Tây nguyên

- Sinh hoạt kinh tế:

Trước đây người Mạ sống theo lối luân canh luân cư, theo chu kỳ luân canh khoảng 10 đến 15 năm thì họ quay trở lại canh tác trên mảnh đất cũ Nếu

như trước đây người Mạ canh tác theo lối “đao canh hỏa chủng” thì sau khi có

sự giao lưu với người Việt, người Mạ có sự thay đổi về phương thức canh tác

là chuyển sang “thủy nậu”, tức là canh tác trong môi trường nước, làm lúa

nước Minh chứng cho sự xuất hiện muộn của hình thức canh tác này dấu vết của nghi lễ trồng lúa cạn vẫn còn được duy trì ở những buôn đã chuyển sang canh tác lúa ruộng

Ngày nay, đa số cộng đồng Mạ có đời sống định canh, định cư và chuyển sang những phương thức canh tác mới: trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, điều…), đời sống kinh tế xã hội của người Mạ ở các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm đã chuyển biến theo hướng văn minh, tiến bộ, hiện đại hơn

- Kiến trúc:

Người Mạ có kiến trúc mang sắc thái riêng và khá độc đáo Nhà dài là hình thức cư trú truyền thống lâu đời của người Mạ Đầu thế kỷ XX theo các nguồn tư liệu được thu thập, ở khu vực này một số người Pháp đã nhìn thấy những ngôi nhà truyền thống của người Mạ dài đến cả trăm mét; đến nay (2012) ở xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) còn tồn tại 1 ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào

Trong nhà dài thường có các kết cấu phụ khác như kho lúa (dam koi), kết cấu kho lúa tương tự như kết cấu nhà kho (hìu kòi) và nó được nằm lệch về

một phía ở góc của ngôi nhà dài Nhà dài có khoảng không gian thiêng nằm ở chính giữa ngôi nhà, đối diện cửa chính, cửa chính này chỉ mở khi có khách

Trang 22

hoặc tổ chức nghi lễ “không gian thiêng” là nơi để các vật thiêng như: Cây nghi lễ (cây nêu), chiêng, ché… Nơi để thờ cúng các thần linh, ông bà tổ tiên; các khoảng không gian còn lại là dành cho từng hộ gia đình nhỏ, nơi để ngủ, sinh hoạt gia đình, tiếp khách; mỗi không gian nhỏ ấy có một bếp lửa luôn cháy bập bùng suốt ngày đêm

Mỗi ngôi nhà dài sẽ sử dụng trong khoảng 7 - 10 năm Trong suốt thời gian ở, ngoài lễ cúng đầu tiên là “lễ cúng chọn đất làm nhà” ra; hàng năm, chủ

nhà phải cúng thần nhà (Yàng hìu) Vật hiến tế thường là một ché rượu cần và

một con gà, cúng để tạ ơn thần nhà đã bảo vệ, che chở cho con người Chính

vì vậy, ngôi nhà dài của người Mạ không chỉ độc đáo ở mặt kết cấu và cách thức khai thác không gian sinh hoạt mà còn là ở hình thức tổ chức xã hội trong ngôi nhà dài Nét độc đáo đó có nhiều điểm tương đồng với một số cư dân khác có kiến trúc nhà dài ở Tây Nguyên

- Trang phục:

Y phục cổ truyền của người đàn ông Mạ là áo cộc tay và đóng khố Khố thường được dệt theo khổ khoảng 40cm x 200cm, gồm hai dải hoa văn hình học chạy dọc và có tua rua ở hai đầu mép vải Chiếc áo thì được thiết kế đơn giản hơn nhưng nó có giá trị cao về mặt thẩm mỹ Áo may khoảng chui đầu, hai tay sát nách, màu đen và trắng là chủ đạo, ngoài ra còn có trang trí thêm màu đỏ, vàng, xanh đen… Trên áo có hình tam giác, hình “đầu người thân khỉ” nắm tay nhau, có nhiều dải hoa văn ngang cổ áo, thân áo và vạt áo Bộ y phục ấy không chỉ phù hợp với hoàn cảnh sống mà còn làm toát lên vẻ đẹp cường tráng của thân hình lực lưỡng, rắn chắc cho người đàn ông Mạ Phụ nữ

Mạ trước đây thường là để ngực trần (không mặc áo) và quấn váy (ùi), sau này

có mặc áo Váy thường là màu đen, xanh đen, kèm theo đó là một tấm khăn (ồi) Tấm khăn này có nhiều công dụng, không chỉ là vật trang sức, là chăn lúc lạnh, là khăn địu con…

Do sự giao lưu kinh tế - văn hóa với các nhóm tộc người khác như người Kinh, Chăm, Kơho cho nên người Mạ có những ảnh hưởng rất lớn về y phục Cho đến ngày nay người Mạ đã mặc thêm rất nhiều loại y phục khác nhau của các dân tộc khác Cả nam và nữ Mạ đều rất thích dùng các đồ trang sức như: Đeo vòng tay bằng đồng, đeo hạt cườm ở tay và cổ, đeo chuỗi lục

Trang 23

lông chim, nhưng đến nay phong tục này chỉ còn ở một số người già; giới thanh niên Mạ đã bỏ hẳn tục này.

- Ẩm thực:

Bữa ăn thường ngày của người Mạ không theo một giờ giấc cố định nào, đói khi nào ăn khi ấy Trong bữa ăn thường có cơm tẻ, rau rừng, muối ớt (trước đây làm muối bằng cách dùng tro cỏ tranh hoặc tro một loại lồ ô hòa với nước, để lắng cặn dùng thay cho muối) là chủ yếu, ít khi có thịt, cá Phần cơm dành cho từng người được đựng trong sớp, mọi người ngồi quây quần quanh chỗ thức ăn (thức ăn được để ở giữa), “văn hóa ẩm thực rừng” thể hiện tính cộng đồng cao của người Mạ Tùy vào từng loại rau và điều kiện mà người Mạ có các cách chế biến món ăn khác nhau Họ thường chế biến món

ăn theo hai dạng chính là nấu, nướng cho chín và ăn sống Thức ăn dự trữ được bảo quản theo cách phơi khô và ủ chua để ăn dần

Thức uống được người Mạ ưa chuộng nhất chính là rượu cần Rượu cần

có thể uống trong sinh hoạt gia đình và không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, tang ma, cưới hỏi… Đặc biệt, rượu cần là một trong những vật lễ bắt buộc trong các lễ hội để cúng các Yàng Men truyền thống được làm

từ lá Kộk, bột gạo và trấu Sau đó dùng hỗn hợp men, gạo, trấu vào trong ché, cơm nấu chín để nguội, men rượu giã nhỏ Rượu ủ khoảng một tháng thì mang

ra uống được

Ngoài ăn và uống ra, người Mạ còn rất thích hút thuốc lá (Jràu) Thuốc

lá được họ trồng rất nhiều quanh nhà và trên rẫy Cách chế biến cũng rất đơn giản: lá thuốc thái nhỏ, phơi khô, đem cất trong những túi đan bằng cỏ mềm, luôn mang theo bên mình Họ cho thuốc vào tẩu; cả nam, nữ, già trẻ đều hút thuốc lá Tẩu thuốc do họ tự chế tác có kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo bên người; trên tẩu có những đường trạm trổ, hoặc làm tẩu kết hợp với một số chất liệu khác như ống đồng, nhôm… Theo quan niệm của người Mạ thì hút thuốc

là một thói quen, trở thành phong tục từ bao đời nay; đối với họ, hút thuốc là

để giải tỏa tâm hồn sau những giờ làm việc mệt mỏi - một hình thức thư giãn cho cảm giác thoải mái, dễ chịu Hút thuốc còn là để xua đuổi muỗi, bọ, vắt khi lên rừng

- Nghề thủ công truyền thống:

Trang 24

+ Nghề đan lát (Tành sớ, tành să): Vốn là một nghề phổ biến và rất

quan trọng trong đời sống của người Mạ Sản phẩm đan phục vụ sinh hoạt

hàng ngày, phục vụ lao động sản xuất như: gùi suốt lúa trên rẫy (khiêu kách), gùi đựng nước (pài anh), gùi đựng lúa (sá), gùi đi chơi (khiêu lọt hân)…

Người Mạ dùng sợi cỏ lác, lá cây cọ dệt chiếu để ngủ, chiếu trong nghi lễ, sớp

đựng cơm (prơrlơ)… Những sản phẩm đan lát của người Mạ rất tinh xảo - là

kết quả của một quá trình lao động mà ở đó sự kết hợp giữa các yếu tố vật chất

và các yếu tố tinh thần được đan xen, hòa quyện một cách khăng khít, không sao tách rời được Người Mạ không những đan lát để phục vụ nhu cầu tai chỗ,

mà còn sản xuất theo đơn đặt hàng của thị trường bên ngoài để tăng thêm thu nhập cho gia đình

+ Nghề rèn sắt (Tiar tuh): Trong vùng người Mạ cũng rất phổ biến Sản

phẩm rèn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hoạt động nông nghiệp truyền thống Nghề rèn sắt do đàn ông đảm nhiệm Người Mạ rất nổi tiếng với

sản phẩm rèn như: chà gạc (wiêh), dao nhỏ (pìs), dao lớn (pìs dờng), cây lao phóng (tà)… Cho đến nay nghề rèn chỉ còn ở một số vùng như cụm xã Lộc

Bắc và Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm)

+ Nghề dệt vải: Người Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải (Tành ùi), đặc biệt

là vùng hạ lưu (Cát Tiên) và tả ngạn sông Đạ Đờng (Phi Liêng, Rô Men) Công việc dệt vải thường chỉ diễn ra trong thời gian nông nhàn trong một năm canh tác nương rẫy Dụng cụ dệt tương đối thô sơ, khung dệt của người Mạ có khá nhiều điểm tương đồng với bộ khung dệt của các dân tộc Tây Nguyên Tốc độ dệt chậm, thời gian dệt ra một sản phẩm khoảng 10 ngày trở lên, nhưng sản phẩm dệt rất đẹp và được nhiều dân tộc ưa thích Hoa văn trang trí rất tinh vi và phong phú với nhiều màu sắc sặc sỡ, phản ánh môi trường sinh sống và ước mơ trong cuộc sống của cộng đồng

+ Nghề gốm: Có trong vùng người Mạ nhưng không phổ biến lắm, chỉ

có một số làng nổi tiếng như làng Cor, làng Pang, làng Rdu nằm ở lưu vực sông Đa Klung - nơi có đất sét rất mịn để có thể làm nồi đất bằng tay Nồi đặt trên một cái cối giã gạo lật úp xuống đất, vừa xoay vừa nặn Sau khi nặn xong,

họ dùng một miếng giẻ ướt làm nhẵn cái nồi, sau đó đem phơi nắng rồi đem nung Khi nung xong, đợi nồi nguội, họ đổ vào nồi một loại nước lấy từ vỏ cây rừng và nấu lên để nồi không bị lỗ bọt Sau đó mới đem ra sử dụng được

Trang 25

Một số làng người Mạ ven sông Đạ Đờng còn biết làm thuyền độc mộc, một nghề thủ công hiếm có ở vùng này Thuyền độc mộc làm rất đơn giản, thực chất chỉ là một thân cây gỗ lớn (cây cổ thụ) được khoét rỗng ruột

- Các giá trị văn học, nghệ thuật:

Kho tàng văn học dân gian của người Mạ rất đa dạng và phong phú, cả

về nội dung và thể loại Những giá trị này đề liên quan đến văn hóa địa danh của Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để nghiên cứu về sinh thái nhân văn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, góp phần trực tiếp vào việc phát huy giá trị của di sản văn hóa nhằm phát triển các hình thức du lịch gắn với văn hóa: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng…

Mặc dù nền văn học ấy chỉ mới ở mức độ sơ khai là chưa có chữ viết, chỉ mới là văn học dân gian truyền miệng; thế nhưng tính nguyên hợp trong các tác phẩm rất rõ nét, cho dù tác phẩm dài hay ngắn, hát hay là có kết hợp với kể, ngâm nga…

Người Mạ cũng có một nền âm nhạc truyền thống hết sức độc đáo Nhạc cụ âm nhạc của người Mạ chủ yếu là bộ chiêng gồm 6 chiếc, trống, cồng, khèn bầu 6 ống, sáu lỗ âm thanh, sáo bầu 3 lỗ, khèn sừng trâu, đàn lồ ô

6 ống 6 dây, đàn đá, kèn môi… Trong những đêm khuya bên bếp lửa bập bùng, trong những lễ hội truyền thống, những bản tình ca Tam Pớt, Yalyau hay một vài điệu Lảh lông êm ái, tình tứ được cất lên, đệm cùng với một dàn nhạc cổ truyền ấm áp, trữ tình mà tràn đầy sức sống, chân thật, mạnh mẽ, rất hồn nhiên và rất Tây Nguyên

* Tộc người Mnông:

Người Mnông ở huyện Bù Đăng có tổng số dân là 7.333 người, xã Đồng Nai là xã ở khu vực vùng đệm duy nhất có người Mnông với 905 người, đứng thứ tư ở Bù Đăng Kinh tế của cộng đồng cư dân này chủ yếu là canh tác nương rẫy, cây trồng chủ đạo là lúa rẫy, ngoài ra còn có các loại cây trồng khác cũng được canh tác trên diện tích của nương rẫy Ngày nay, hoạt động sản xuất nương rẫy của người Mnông đã thay đổi đáng kể Họ không còn sản xuất các loại cây lương thực ngắn ngày như trước đây mà thay vào đó là các loại cây công nghiệp dài ngày như: điều, cà phê, cao su… Những thay đổi trên vẫn chưa mang lại thu nhập tốt cho các hộ gia đình, nguyên nhân là kỹ thuật và trình độ canh tác còn

Trang 26

hạn chế, cây cho trồng cho năng suất khá thấp Thu nhập bình quân tính theo đầu người vẫn chỉ khoảng 9,5 triệu đồng/người/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước

Văn hóa truyền thống của người Mnông thể thể rõ nét qua các lĩnh vực sau đây:

- Tôn giáo, tín ngưỡng và nghi lễ, lễ hội:

Trước đây, người Mnông thờ cúng tín ngưỡng thờ thần - đa thần Họ quan niệm những nơi có cây lớn, thác nước, nơi có đá lớn và cả trảng cỏ gần nơi họ ở đều là nơi các thần an ngự Mỗi nơi đều có một tên một vị thần cụ thể như thần Nơkrót - thác Nơkrót… Khi tiến hành các nghi lễ, lễ hội liên quan đến cộng đồng họ đều khấn gọi tên các vị thần này về, không được bỏ sót một ai Hiện nay, đa số người Mnông theo tôn giáo tin lành, việc thờ cúng tín ngưỡng đa thần

đã và đang phai nhạt dần trong cộng đồng

Nghi lễ và lễ hội của người Mnông gắn liền với nghi lễ vòng đời người, nghi lễ vòng đời cây trồng

- Cư trú: Người Mnông trước đây cư trú thành từng cụm dân cư gọi là bon, mỗi bon có từ 2 đến 3 nhà dài trệt với diện tích mỗi nhà từ 100m đến 120m Những thành viên trong bon sóc đều có quan hệ huyết thống, gia đình Quá trình

cư trú, họ có những kiêng kị nhất định trong việc chọn điểm lập bon - sóc, chọn đất làm nhà và khai thác vật liệu làm nhà nhưng tập trung vào ba kiêng cử chủ yếu:

+ Không lập sóc làm nhà ở nơi đầu nguồn nước: Sợ nơi thần ở, nhưng qua phân tích nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đây là một ứng xử phù hợp với tự nhiên, không cư trú ở nguồn suối để tránh gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt

+ Không cư trú ở nơi có nhiều đá lớn

+ Không cư trú ở nơi có báo mộng xấu

Ngày nay, cơ cấu tổ chức cư trú bon (sóc) cũng đã bị phá vỡ trên nhiều phương diện, chỉ còn một bon duy nhất còn tập trung thuần người Mnông nhưng dân số đã tăng đáng kể, đó là bon Puôl Pe thuộc thôn 8 Trên địa bàn không còn ngôi nhà dài truyền thống nào, thay vào đó là sự xuất hiện của những căn nhà gỗ

ba gian như người Việt hoặc nhà xây một mái Toàn tỉnh Bình Phước hiện chỉ

Trang 27

còn một vài căn nhà dài, trong đó đẹp nhất là nhà của ông Điều Đố ở Thị trấn Đức Phong (huyện Bù Đăng)

- Nghề truyền thống:

+ Dệt vải: Đây là nghề truyền thống khá phổ biến đối với các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Nam Tây Nguyên Sản phẩm chủ yếu là áo quần, tấm đắp, giỏ đựng đồ Khác với người S’Tiêng, màu sắc chủ đạo sử dụng trong các sản phẩm thổ cẩm là màu xanh và đen, nội dung trang trí khá phong phú, có những mô tuýp truyền thống như đàn kiến, cổ con chim cu, da con kì đà…nhưng cũng có nhiều mô tuýp rất hiện đại, thực tế như hàng rào, bia tưởng niệm, nhà thờ…Hầu hết các cộng đồng cư dân đều còn duy trì hoạt động dệt thổ cẩm nhưng nguyên liệu dệt được sử dụng hiện nay là sợi len công nghiệp, không phải

là sợi được làm từ cây bông như trước đây

+ Nghề rèn: Đây là nghề truyền thống đã có từ lâu đời và phát triển khá mạnh trong khu vực Sản phẩm chủ yếu là rèn các loại công cụ lao động, rèn vũ khí săn bắt Ngày nay, mặc dù sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhưng những lò rèn truyền thống vẫn duy trì khá nhiều trong các bon (sóc) của người Mnông, thống kê của chúng tôi, hiện còn 5 lò rèn ở xã Đồng Nai (trong đó 2 lò còn hoạt động thường xuyên)

+ Làm rượu cần: Rượu cần là một thức uống không thể thiếu trong đời sống của người dân, đặc biệt là trong lễ hội, giao lưu cộng đồng Nguyên liệu chính là các loại lá cây rừng và men làm từ gạo Ngày nay, rượu cần đã bị thất truyền trong cộng đồng người Mnông cũng như S’Tiêng

+ Đan lát: Chủ yếu là đan gùi, vật dụng trong sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất (đồ bắt cá, chăn nuôi)…Mỗi chiếc gùi được đan với kĩ thuật tinh xảo, hoa văn trang trí đẹp mắt Kỹ thuật đan rất tinh tế nên có độ bền khá cao

- Văn học nghệ thuật dân gian:

Người Mnông có nền văn học nghệ thuật và văn học dân gian rất đa dạng Ngoài kho sử thi khổng lồ còn có các loại hình khác như truyện cổ tích, thần thoại Trong nghệ thuật trình diễn, người Mnông có các loại hình múa, biễu diễn cồng chiêng, hát dao duyên…Trong các loại hình hình văn học nghệ thuật và văn học dân gian đó, cồng chiêng và biểu diễn cồng chiêng là loại hình không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tâm linh của người Mnông Cho đến

Trang 28

nay, dưới tác động của nhiều yếu tố, cồng chiêng cũng đã bị mai một khá nhiều;

số lượng gia đình còn lưu giữ và biểu diễn cồng chiêng hiện nay còn rất ít

- Phong tục tập quán:

+ Thách cưới: Thách cưới là một phong tục khá nặng nề trong đời sống cưới hỏi của người Mnông Bên thách cưới là nhà gái và căn cứ để thách cưới là người mẹ, trước đây người mẹ lấy chồng được những gì thì gia đình chàng trai

cứ theo đó mà đưa lễ vật Có nhiều lễ vật được thách cưới nhưng một lễ vật không thể thiếu là Tố (Tố là bình rất to làm bằng gốm - là loại vật dụng quí giá của đồng bào, dùng để làm rượu cần) Tuy nhiên, cũng có trường hợp gia đình nhà gái sẽ không lấy những lễ vật không thật sự cần thiết

+ Tục ở rể và trả của: Khi gia đình con trai lấy vợ mà chưa có khả năng trả của thì phải ở rể cho đến khi trả thực hiện xong việc trả của thì mới được rước vợ về nhà

+ Tục kiêng cữ: Người Mnông có những kiêng cữ nhất định trong đời sống hằng ngày, thể hiện qua việc không ra không đi rừng hoặc ra nhà trong thời gian cữ Có hai cữ chính là cữ khi sanh con: cha và mẹ không được ra khỏi nhà trong thời gian 8 ngày kể từ khi sanh đến sau lễ đặt tên con; cữ khi gia đình có tang ma: sau 7 ngày mới được đi rừng, đi rẫy

+ Tục cà răng, căng tai: Quan niệm thẩm mỹ truyền thống, làm đẹp

Trong các phong tục trên thì hai phong tục kiêng cữ và cà răng căng tai hiện nay không còn duy trì trong cộng đồng người Mnông ở Bình Phước

* Tộc người S’Tiêng:

Người S’Tiêng ở Bù Đăng có 15.075 người trong đó ba xã vùng lõi và vùng đệm là 3.550 người tập trung ở hai xã Đồng Nai và Thống Nhất Người S’tiêng ở vùng này thuộc nhóm vùng cao - Bù Lơ

Nhóm người dân tộc S’Tiêng ở thôn 3 (xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên) thuộc khu Cát Lộc (Lâm Đồng) có 29 hộ, 126 khẩu

Nhóm người dân tộc S’Tiêng ở ấp 4 (xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) có 132 hộ, 599 khẩu Trước đây, số hộ đồng bào dân tộc Tà Lài sống rải rác trong rừng Sau khi hòa bình lập lại, năm 1978, Nhà nước đã quy hoạch và xây

Trang 29

dựng khu định canh định cư ở khu vực Tà Lài Hiện nay họ vẫn giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình

Về cơ bản, văn hóa truyền thống của người S’Tiêng có nhiều điểm tương đồng với người Mnông thể hiện qua phong tục tập quán, lễ hội, trang phục văn học nghệ thuật, hôn nhân…Bên cạnh đó, hai dân tộc cũng có một số điểm khác biệt trong một số lĩnh vực Cụ thể:

- Trong lễ hội: Người S’Tiêng không có lễ Tát bàu như người Mnông

- Trong văn học nghệ thuật: Người Mnông có những câu chuyện dân gian truyền thuyết gắn liền với địa điểm cư trú, đó là những câu chuyện về Trảng cỏ, Bàu nước, Thác nước….Người S’Tiêng thì có những câu chuyện liên quan đến những địa điểm cụ thể nơi họ cư trú Do đó, khi nghe những câu chuyện dân gian do những người dân trong khu vực kể, chúng ta có thể phân biệt được họ thuộc dân tộc nào

- Trong dệt vải: Màu sắc của hai cộng đồng có những nét khác nhau Người Mnông thiên về hai gam màu chủ đạo là xanh và đen, người S’Tiêng thì màu đỏ và đen

Mặc dù đều là người S’Tiêng nhưng thực trạng bảo tồn đi sản văn hóa của

cư dân này ở hai xã có những khác biệt khá rõ rệt

- Người S’Tiêng ở xã Đồng Nai hiện nay không còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, hay nói cách khác là hầu như bị mai một Chỉ còn lại tục trả của, ở rể và một số loại hình văn học nghệ thuật (hát ru, nhạc cụ) Nguyên nhân chính là do sự xâm nhập của một số loại hình tôn giáo vào trong cộng đồng và sự thiếu nhận thức của nhân dân

- Người S’Tiêng ở xã Thống Nhất: Họ còn lưu giữ nhiều thành tố văn hóa truyền thống của cộng đồng; cụ thể:

+ Lễ hội: Hiện nay tại xã có trên dưới 10 lễ hội, chủ yếu là Lễ hội Quay

đầu trâu, được tổ chức theo nghi thức truyền thống

+ Cư trú: Bên cạnh ngôi nhà hiện đại, tại thôn 6, thôn 12 vẫn còn nhiều

căn nhà dài truyền thống với nhiều thế hệ cùng sinh sống

+ Văn hóa nghệ thuật: Hiện nay toàn xã còn 14 bộ cồng chiêng, nhiều loại

nhạc cụ truyền thống

Trang 30

+ Nghề truyền thống: Dệt vải và làm rượu cần còn khá phổ biến

Qua khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bảo tồn tốt các loại hình di sản văn hóa truyền thống là ý thức của người dân và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương Xã Thống Nhất luôn vận động đồng bào gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, tổ chức các sân chơi để người dân có điều kiện giao lưu

* Tộc người Chơro:

Tộc người Chơro là cư dân có mặt sớm trên vùng Đồng Nai Theo các nguồn sử liệu, trước khi lưu dân Việt đến Đồng Nai khẩn hoang lập nghiệp vào thế kỷ XVI thì người Chơro cùng các nhóm người Kơho, S’Tiêng, Mạ đã từng

cư trú và sinh sống Chính vì vậy, người Chơro và những nhóm cư dân trên được xem là cư dân bản địa/ cư dân gốc, cư dân tại chỗ của vùng Đồng Nai Tộc người Chơro thuộc nhóm loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng, về mặt ngôn ngữ, thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me, gần với tiếng Mạ, S’Tiêng , dòng Nam Á, chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình (Huỳnh Tới, 1997)

Kho tàng văn hóa dân tộc của người Chơro khá phong phú, nhưng do cuộc sống phân bổ rải rác, phải di chuyển nhiều nên kho tàng văn hóa ấy đã mai một, thất tán, hiện có nguy cơ bị hòa tan vào dòng văn hóa khác Dân ca, truyện

cổ tích và huyền thoại của người Chơro được lưu truyền qua các thế hệ đều phản ánh tình yêu, hiện thực sản xuất lao động, tín ngưỡng vạn vật hữu linh

Vốn văn nghệ dân gian chỉ còn một vài điệu hát đối đáp trong những dịp

lễ hội, họ cất lên lời khẩn cầu Thần lúa và hiện nay rất ít người biết đến Nhạc cụ đáng lưu ý đến là bộ chiêng đồng 7 chiếc (4 chiếc nhỏ và 3 chiếc lớn) Ngoài ra, còn có kèn lúa, đàn ống tre, ống tiêu, đàn môi và hát đối đáp trong lễ hội Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án đã mở được nhiều lớp dạy thanh, thiếu niên cách đánh đàn, đánh cồng chiêng, thổi kèn lá và các truyền thống văn hóa của dân tộc với hy vọng thanh niên của làng ngoài việc tiếp cận nền văn hoá chung phải giữ gìn được bản sắc riêng, giữ được "cái hồn" của người Chơro

- Phong tục tập quán:

Phong tục tập quán của người Chơro là kết quả của sự thích ứng qua nhiều thế hệ gắn bó với đất rừng, với thiên nhiên của vùng cư trú của mình

Trang 31

Người Chơro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh" chi phối con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế

Xa xưa đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm Mùa hè ở trần hay mặc

áo cánh ngắn, mùa lạnh thường khoác trên mình một tấm chăn Nhưng ngày nay, đại đa số người Chơro đã ăn mặc theo lối của người Kinh cùng địa phương Ðiều mà khách qua đường có thể nhận biết được người Chơro là họ thường cõng trên lưng một cái gùi Ðàn bà thường đeo ở cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc hoặc vòng đồng, căng tai bằng gỗ hoặc ngà voi, vòng bạc hay nhôm Thiếu nữ thường mang kiềng, dây chuyền; dây thổ cẩm cuốn quanh trán cho các chàng trai trẻ, khăn bịt đầu cho đàn ông đã đến tuổi trưởng thành

Người Chơro hút thuốc lá rê (yú, hăm, nao), phụ nữ cũng ăn trầu (mlu) với cau (pa nơng, play xia) Thường ngày họ ăn cơm tẻ, gạo nếp là lương thực quý dùng làm các loại bánh: piêng đinh (cơm lam nướng trong ống nứa), piêng puh (bánh dày trộn mè), piêng chum (bánh tét)… Rượu quảng còn gọi là rượu ịt (xe tơm) là rượu cần làm vào dịp ăn Nhang lúa, cưới xin, ma chay, làm nhà, …

Đời sống và phong tục tập quán của họ cũng gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên Tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc Chơro là thờ đa thần với quan niệm mọi vật đều có linh hồn Vì vậy, họ thờ rất nhiều thần Người Chơro tin vào một thế giới siêu hình tồn tại song song với thế giới thực tại mà họ đang sống Thế giới siêu hình đó là nơi tồn tại, ngự trị của các thần linh (đại diện cho cái thiện) và có cả ma quỷ (đại diện cho cái ác), có khả năng chi phối đến đời sống con người

Người Chơro gọi thần linh là Yang (Giàng) Hệ thống thần linh người Chơro thờ rất phong phú có liên quan mật thiết với nghề nông cổ truyền: Yang

va (thần lúa), Yang bri (thần rừng), Yang dal (thần suối), Yang re (thần rẫy), Yang mơ (thần ruộng), và một số thần linh ma quỷ khác: Yang nhi (thần nhà, thổ công), Pach vri (quỷ sứ), Họ xem việc cúng kiếng các thần linh là cách ứng xử phải lẽ đối với thế giới vô hình đang tồn tại, chi phối đến đời sống bản thân, cộng đồng Trong các loại Yang, người Chơro xem trọng nhất là Yang nhà, Yang lúa, Yang rừng Những loại Yang này có tác động, ảnh hưởng trực tiếp và gần gũi trong hoạt động đời sống của cộng đồng Yang nhà theo quan niệm của người Chơro là chủ thể nuôi mạng sống gia đình, thân tộc, đem lại cuộc sống đầm ấm, mạnh khỏe; vì vậy trong bất kỳ lễ cúng nào, người Chơro đều trình lễ

Trang 32

cúng qua Yang nhà trước Yang lúa đem lại mùa màng tươi tốt, Yang rừng giúp con người xua đuổi thú giữ, trừ ma rừng

Người Chơro ở Đồng Nai có vài kiêng cữ: Con cù lần (con cu li hoặc nhĩ hầu) vào rẫy, hoặc trút, trăn, rắn, rùa chết trong rẫy thì người ta bỏ rẫy đó không làm vì sợ trỉa lúa sẽ thất, gia đình sẽ đau ốm Muốn làm tiếp tục trên rẫy đó phải cúng Đi làm nếu gặp con mang (mễn, đỏ) thì quay về, mai đi làm tiếp

Trước khi làm và chọn rẫy người dân thường có tục lệ Ngoài ra, đồng bào kiêng không mang cây nấm sét đánh về nhà vì họ cho rằng sét sẽ theo cây nấm đánh vào nhà mình

Trong việc dựng nhà sàn dài, già làng - trưởng tộc tìm địa điểm ưng ý: Khu đất đủ rộng, tương đói bằng phẳng, không xa nguồn nước rồi dẫy một vạt

cỏ nhỏ, chọn 7 hạt gạo nguyên vẹn đặt xuống đó, úp chén cơm lên Hiện nay, chén cơm âm xuống bỏ bao nhiêu hột theo bao nhiêu khẩu, ngày mai bắt đầu dựng nhà, xem lại chén úp nếu mất hột gạo, không dựng nhà phải nhích qua phần đất khác Qua một đêm thấy các hạt gạo vẫn y nguyên không xê dịch thì ông cho nơi đó có thể dựng nhà (vì không có mối, kiến, …vì mối là loại côn trùng nhiệt đới phá hoại nhà cửa, vật dụng bằng cây mạnh nhất, cần phải tránh xa) Già làng và những cụ già quan trọng trong làng làm cúng nến, đo nền chiều dài chiều ngang, bình bông, làm phép, làm bàn cúng Chọn trước một ngày úp chén chân, sáng dựng nhà Trước khi cất nhà, ông làm lễ cúng đơn giản: con gà, cơm nếp, chai rượu, bình trà, trầu cau, cầu khấn các Yang và ông bà tổ tiên cho ở yên ổn và làm ăn được mùa

Nhà dài được phân chia theo thứ bậc: Góc phía Đông nhiều ánh sáng dành cho cha mẹ, nhữngmảng tiếp theo bố trí theo ngôi thứ con cái, cho đến phần nhà dùng để tiếp khách Sau khi cha mẹ qua đời, người anh hoặc chị lớn nhất sẽ được ở vị trí dành cho cha mẹ trước kia, các người em đôn vị trí lên từng bước

* Các cộng đồng dân tộc khác:

Ngoài các cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất này, các xã Thống Nhất và Đăng Hà (huyện Bù Đăng) thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước còn có các cộng đồng dân tộc thiểu số khác từ miền núi phía Bắc di cư vào lập nghiệp Trong số đó, đông nhất là người Dao và người Tày với tổng số dân hơn 6.000 người (người Tày 5.300 người, người Dao 700 người) Hai dân tộc này sinh

Trang 33

tộc có nền văn hóa có giá trị và mang đậm bản sắc của cộng đồng Khi đến cư trú tại Bình Phước, họ vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đó Hằng năm, cứ vào các dịp lễ tết, những thành tố văn hóa tiêu biểu lại có dịp để thể hiện, đặc biệt lễ hội (tết truyền thống), trò chơi dân gian (ném còn, hát múa…)

Sự xuất hiện của các cộng đồng cư dân và đặc biệt là hai dân tộc Dao và Tày không chỉ làm phong phú thành phần dân tộc ở Bình Phước nói chung, Thống Nhất nói riêng mà còn tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của địa phương vùng đệm và chuyển tiếp của Vườn Quốc gia Cát Tiên

4.2.4 Một số sự kiện lịch sử liên quan đến di tích

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một phần diện tích Vườn Quốc gia Cát Tiên là căn cứ địa cách mạng thuộc Chiến khu Đ rộng lớn Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (trên địa bàn tỉnh Đồng Nai), hiện nay vẫn còn dấu tích của Căn cứ Sư đoàn 600 (thuộc Bộ Quốc Phòng) Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng

là nơi sản xuất lương thực, chăn nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Đông Nam Bộ

Sau khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân ta ngày càng lớn mạnh Để đối phó với tình hình này tại vùng người Thượng, sau Nam kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp xây dựng nhà tù

Bà Rá và Tà Lài trong vùng sâu để giam những người cộng sản và yêu nước Ngục tù Tà Lài (nay thuộc xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) có vị trí tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Tiên Tại đây, ngày 27/3/1941, sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, được sự giúp đỡ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tà Lài,

8 đảng viên cộng sản gồm các đồng chí: Trần Văn Giàu, Tạ Ty, Dương Quang Đông, Nguyễn Văn Đức, Trương Văn Nhâm, Tô Ký, Nguyễn Quang Trung đã vượt ngục Tà Lài theo rừng Cát Tiên trở về với cách mạng, tiếp tục hoạt động Các đồng chí sau khi vượt ngục Tà Lài trở về là những hạt nhân nòng cốt, quan trọng của xứ Ủy Nam Kỳ, lãnh đạo quân dân miền Nam làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và mùa xuân lịch sử tháng 4/1975; đất nước thống nhất, non sông liền một giải Một số đồng chí như: Trần Văn Giàu, Dương Quang Đông…sau này là những cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước

ta

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên và phụ cận còn là một vùng căn cứ địa cách mạng quan

Trang 34

trọng của chiến trường Đông Nam Bộ - Tây Nguyên Một số xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên như Lộc Bắc, Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm), Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thuộc tỉnh Lâm Đồng và xã Tà Lài (huyện Tân Phú),

xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) thuộc tỉnh Đồng Nai đã có nhiều đóng góp cho cách mạng đã được vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân" Nhiều địa danh, sự kiện cách mạng đã đi vào lịch sử của địa phương, của dân tộc, trở thành di tích góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hiện tại và mai sau

Trong Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện nay còn bảo tồn cây gõ đỏ gắn với sự kiện bác Phạm Văn Đồng - nguyên Thủ tướng Chính phủ một lần đến thăm Vườn:

Ngày 12/2/1988, bác Phạm Văn Đồng - nguyên Thủ tướng Chính Phủ đến

thăm và làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và đã thăm cây gõ đỏ (Afzelia

xylocarpa) có đường kính hơn 2 m, khoảng hơn 400 tuổi ở Bến Cự (trong vùng

lõi của Vườn), cách trụ sở Vườn khoảng 2 km đi theo đường lót bê tông về hướng bắc Tại đây, Bác đã huấn giáo cho các thể hệ cần phải làm tốt công tác bảo tồn nguồn tài nguyên quý của đất nước Để kỷ niệm và nhắc nhở cho các thế

hệ sau về trách nhiệm bảo tồn rừng, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã đặt tên cây gõ

đỏ này là “Cây gõ Bác Đồng” Đây là một trong những địa điểm du khách tham quan nhiều nhất khi đến Vườn Quốc gia Cát Tiên

5 Sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng liên quan đến di tích

Vườn Quốc gia Cát Tiên và khu vực phụ cận là không gian cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như: Mạ, Chơro, S’Tiêng, Mnông … Chính vì vậy nơi đây còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc, tiêu biểu cho văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở miền Đông Nam Bộ - Tây nguyên

- Các nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ cộng đồng hiến tế trâu: Là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người S’Tiêng và Mạ ở vùng Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước Lễ hội này có tính chất ăn mừng và để tế thần Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra họ còn giết các con vật khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần

- Lễ hội Sayangva (Mừng lúa mới) của dân tộc Chơro: Người Chơro Ở Đồng Nai ăn Tết dân tộc dưới tên gọi ăn Nhang lúa (Sayangva) trong khoảng

Trang 35

thời gian từ tháng Giêng đến tháng ba âm lịch (không vào một ngày cố định, tùy từng địa phương và tùy từng gia đình) Lễ hội Sayangva là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống và là lễ hội lớn nhất của cộng đồng dân tộc Chơro

Ông trưởng tộc còn gọi là ông đầu Chang (Vôn yang va) là người ăn nhang đầu tiên của dòng họ Sau đó, lần lượt từng gia đình nhỏ tiếp tục tiến hành Để chuẩn bị cho ngày ăn nhang, đàn ông lo vào rừng săn thú, tát cá; đàn

bà đi kiếm đọt mây non và các loại rau xanh khác Mỗi gia đình lo làm vài ché rượu cần bằng nếp với men lá rừng, một thứ đồ uống không thể thiếu được vào ngày lễ trọng thể này Rượu cần thường được chuẩn bị trước ít nhất hàng tháng

vì làm nó cũng lâu công

Người Chơro ở Đồng Nai ăn Nhang lúa hằng năm tương tự như người Việt ăn Tết cổ truyền Đây là một hình thức liên hoan mừng vụ mùa trước, chuẩn bị làm vụ rẫy tới khi bắt đầu mùa mưa Một số người cho rằng người Chơro nghèo khổ là vì tục ăn nhang rất tốn kém Nhưng nguyên nhân đích thực của sự nghèo khổ là phương thức làm nương rẫy du canh cộng với lối làm ăn chi tiêu thiếu kế hoạch

- Lễ Mừng lúa mới (Yô Văng Ba): Đây là lễ hội lớn nhất trong lễ hội - nghi lễ vòng đời cây trồng của dân tộc S’Tiêng và Mnông Trong quá trình sống, lao động, nếu một người nào đó trong Bon tình cờ nhặt được một viên đá tự nhiên (nhỏ) có màu sắc đẹp, hình dáng khác lạ thì họ cho đó là điềm trời báo và ban cho người này được khả năng giao tiếp được với trời đất, thần linh Từ đó, người này sẽ đảm trách những việc như: Chủ trì các lễ cúng của cộng đồng, xem ngày giờ hoặc điều tốt xấu…Viên đá đó trở thành vật thiêng, được sử dụng trong các lễ hội truyền thống của dân tộc

Khi bắt đầu lễ cúng Mừng lúa mới, già làng sẽ mang viên đá đó ra đặt ở nơi trang nghiêm để khấn xin các thần cho dân làng được tổ chức lễ hội, sau đó

lễ hội mới bắt đầu Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ hiến sinh - cúng đâm trâu Con trâu được buộc vào cọc chờ sẵn, đội cồng chiêng cùng chủ lễ sẽ múa quanh con trâu vừa đi vừa khấn mời thần linh, sau đó già làng bắt đầu tiến hành đâm trâu Khi con trâu đã bị đâm chết, chủ lễ lấy gạo rải lên đầu trâu khấn gọi thần linh về hưởng và lễ đâm trâu sẽ kết thúc Mọi người mang trâu ra làm thị để cùng chế biến và giao lưu, hát múa

Trang 36

- Lễ đặt tên (Móh Sắc con): Đây là nghi lễ đầu tiên trong hệ thống nghi lễ vòng đời người của người Mnông Sau khi sanh được 7 ngày, người cha chuẩn

bị một con gà, rượu cần tiến hành lễ cúng mời gọi thần rừng, những địa điểm họ cho là thần linh về nhà hưởng lễ vật do gia đình dâng cúng và ghi nhận tên của đứa trẻ mới sinh ra Sau đó, mời bà con họ hàng cùng uống rượu mừng Theo nhiều già làng cho biết thì trước đây, người Mnông không có họ mà chỉ có tên,

về sau khi thực dân Pháp đến mới đặt họ để dễ quản lý Người Mnông ở khu vực này chỉ có một họ duy nhất để đặt cho nam giới và một họ duy nhất để đặt cho

nữ giới

- Lễ quay đầu trâu (Teh Bôh): Lễ hội thể hiện nét đẹp văn hóa của người S’Tiêng Qua lễ hội thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các cá nhân trong cộng đồng Tuy là lễ hội mang tính gia đình nhưng có quy mô khá lớn, thể hiện quan hệ tình cảm của hai gia đình đã hình thành từ lâu đời qua đó thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai dòng họ, hai cộng đồng Theo truyền thống, hai dòng họ đã có kết nghĩa từ nhiều thế hệ (có thể là bà con xa hoặc có thể là không phải bà con họ hàng) Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp

đỡ, chúc mừng một người trong gia tộc hoặc bất kỳ một người nào mà họ quí trọng, thì họ sẽ bỏ toàn bộ lễ vật để làm lễ quay đầu trâu cho người kia Trong lễ hội họ lấy máu các con vật phết lên đồ vật trong nhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt Gia đình chủ trì buổi lễ sẽ mời gia đình kết nghĩa sang tham dự, khi đi gia đình được mời sẽ mang đi những sản vật do gia đình sản xuất được như chuối, mía, khoai…Khi gia đình chủ làm lễ đâm trâu đãi du khách, phần đầu trâu sẽ để giành cho du khách mang về nhà, nếu các con vật khác như gà, heo thì cũng để dành tương tự Và vài năm sau, gia đình được mời lại tổ chức lễ hội và mời du khách sang thì cũng làm điều tương tự - dành đầu trâu và các con vật khác cho gia đình khách mời

- Lễ Tát bàu: Ở trong khu vực rừng tự nhiên có nhiều trảng cỏ, bàu nước gần nơi các bon (sóc) của người Mnông ở vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Bình Phước) thường có một số bàu nước tự nhiên, là nơi sinh trưởng của các loài cá nước ngọt Đến mùa nắng, khi nước trong bàu đã cạn thì người dân bắt đầu tiến hành Lễ Tát bàu để khai thác thủy sản Lễ gồm có một con gà, một ché rượu cần nhỏ, cơm ống Đến ngày Tát bàu, già làng cùng cư dân trong bon (sóc) đến bàu nước, tiến hành lễ cúng khấn mời thần linh về hưởng lễ vật do mọi

Trang 37

cúng, mọi người cùng uống rượu giao lưu, sau đó xuống bàu tát nước bắt cá Sau khi khai thác hết nguồn lợi thủy sản trong bàu, sản phẩm thu được sẽ tập trung lại và chia đều dưới sự chứng kiến và chỉ đạo của già làng Tất cả mọi người đều được hưởng lộc như nhau (kể cả già làng); những con cá to mà số lượng ít thì sẽ

xẻ ra thành từng phần nhỏ để chia đều cho mọi người Khác với người S’Tiêng

Bù Đek và người Khmer, người Mnông không mời các bon khác cùng tham dự, cũng không tổ chức giao lưu rộng rãi, từng bừng và kéo dài Lễ Tát bàu của người Mnông thường chỉ diễn ra một ngày…

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ và mang đặc trưng của các kiểu địa hình phần cuối dãy Trường Sơn và miền Đông Nam

Bộ

Cấu trúc địa chất của Vườn Quốc gia Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá bazan Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình của Vườn Quốc gia Cát Tiên ngày nay Những hiện tượng vận động địa chất nổi bật nêu trên tạo nên những cảnh quan đặc sắc duy nhất tồn tại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

6.1 Mô tả về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học

6.1.1 Hệ thống cảnh quan thác nước cao

6.1.1.1 Thác Trời:

Thác Trời nằm ở tọa độ 107044’23’’ và 11o44’82’’ thuộc địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là đoạn ghềnh đá trên nhánh sông Đồng Nai, nước chảy

Trang 38

mạnh thường xuyên Từ thác Mỏ Vẹt xuôi theo dòng sông Đồng Nai khoảng 300m là tới Thác Trời Thác Trời là sự tiếp nối của thác Mỏ Vẹt và Thác Bến

Cự của Vườn Quốc gia Cát Tiên Thác nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng đại ngàn, độ cao của thác khoảng 3m với các bậc đá tự nhiên xếp tầng; chiều dài dòng thác khoảng 20m Với độ cao này, Thác Trời gọi là ghềnh thì đúng hơn Vào mùa mưa, dòng thác chảy uốn khúc đổ từ trên cao xuống theo các tảng đá xếp tầng tung bọt trắng xóa nhìn sinh động, ấn tượng và rất đẹp Tiếng nước va vào đá hòa với tiếng gió gào thét trên ngọn cây cao làm náo động cả khu vực xung quanh thác Hai bên bờ thác là những cây dầu khổng lồ với đường kính khoảng 2m mọc chênh vênh trên những tảng đá lớn và cả hai cứ như “ôm” lấy nhau Từ đây, xuôi theo dòng thác khoảng 50m là những tảng đá lớn với nhiều hình thù khác nhau tạo thêm nét đẹp cho Thác Trời rất hấp dẫn du khách tham quan

Thực vật cạn ở dọc hai bên bờ Thác Trời rất đa dạng, bao gồm các loài cây

rừng ưa sáng và ẩm Cây chịu ngập chủ yếu là vệ tuyền ngọt (Telectadium

edule) Trên hốc đá có loài chóc gai (Lasia spinosa), rêu xanh (Hyophila involuta) và tảo lục (Chlorophyta)

6.1.1.2 Thác Bến Cự:

Từ Trụ sở chính của Vườn Quốc Gia Cát Tiên thuộc xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) đi theo con đường bê tông, hai bên đường có nhiều loài cây tự nhiên phong phú, đa dạng khoảng 1km về hướng bắc nhìn bên phải là Thác Bến Cự Đây là nơi khởi nguồn của các dòng Thác Mỏ Vẹt Thác Bến Cự nằm ở tọa độ 107042’98’’ và 11o43’54’’ thuộc địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Thác Bến Cự không cao lắm, nhưng trải dài với những tảng đá xếp tầng thoai thoải trên 100m đến một đảo nhỏ ở giữa (đảo này trước đây người

Mạ gọi là Đảo Tiên) Theo người dân thì Đảo Tiên chia dòng thác ra làm hai: Thác Trời và Thác Bến Cự Hai bên bờ thác có vô số cây cổ thụ, những tảng đá mang hình thù khác nhau Vẻ đẹp của thác còn gắn liền với với câu chuyện tình của anh K’Đu nơi trần gian và nàng tiên nữ K’Mài trên Đảo Tiên

Thác Bến Cự có nhiều ghềnh đá, nước chảy mạnh thường xuyên Thực vật cạn mọc hai bên bờ bao gồm các loài cây ưa sáng và ẩm của rừng thường xanh

Cây chịu ngập chủ yếu là vệ tuyền ngọt (Telectadium edule), sinh trưởng và phát

Trang 39

phát triển của cây vào mùa mưa Các loài chóc gai (Lasia spinosa), rêu xanh (Hyophila involuta) và tảo lục (Chlorophyta) đã góp phần làm phong phú, sinh động cho khu vực Thác Bến Cự Các loài động vật kiếm ăn dọc và xung quanh khu vực sông, suối và thác bao gồm: Rái cá (Aonyx cinerea), một số loài chim như ó cá (Pandion haliaetus), bói cá nhỏ (Ceryle rudis), bồng chanh (Alcedo

atthis), diều cá bé (Ichthyophaga humilis), cuốc (Amaurornis phoenicurus)

6.1.1.3 Thác Dựng:

Thác Dựng nằm ở tọa độ 107025’46’’ và 11o25’46’’ thuộc địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Thác Dựng là sự tiếp nối của Thác Trời, được xem là một thác nước kỳ thú nhất trong những dòng thác bắt nguồn từ dòng sông Đồng Nai Tuy có tên là Thác Dựng nhưng độ cao của thác chỉ khoảng 10m, dài khoảng 20m Từ độ cao 10m, vào mùa mưa, thác uốn khúc đổ từ trên cao xuống theo các tảng đá tung bọt trắng xóa, tạo nên những âm thanh vang vọng giữa đại ngàn Phía dưới thác nước là những tảng đá lớn, nhỏ đan xen, chồng chất lên nhau với nhiều hình thù lạ và độc đáo đã tạo thêm nét đẹp riêng cho thắng cảnh này Hai bên bờ thác là những cây dầu khổng lồ với đường kính khoảng 2m mọc chênh vênh trên những tảng đá lớn, tạo nên những cảnh quan kỳ thú, thu hút du khách tham quan

6.1.1.4 Thác Mỏ vẹt:

Xuôi theo dòng sông Đồng Nai về hướng nam (từ thác Bến Cự khoảng 200m) là đến Thác Mỏ Vẹt Thác Mỏ Vẹt ở tọa độ 107026’04’’ và 11o26’03’’ thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, do một phi công người Pháp từ trên máy bay nhìn xuống phát hiện ra Thác cao khoảng 3m chia làm ba bậc Nhìn từ trên cao xuống, thác có hình dáng giống con vẹt nên gọi là Thác Vẹt Phía dưới dòng chảy và xung quanh thác là những tảng đá to lớn Vào mùa mưa, nước chảy mạnh, hai bên bờ thác những tàn cổ thụ uốn mình xòe rộng che mát ven thác với sắc trắng lấp lóa của những cánh cò đậu trên cành cây Trước đây, hai bên bờ thác có rất nhiều loại lan rừng rất đẹp (nay không còn nhiều như trước do con người đến thưởng lãm rồi lấy đi) đã tạo nên những sắc màu lung linh, dưới nắng rừng, giữa đại ngàn Đây là một thắng cảnh đẹp của Vườn Quốc gia Cát Tiên rất thu hút khách du lịch

6.1.1.5 Thác Nơkrót (ở vùng đệm):

Trang 40

Thác nước thuộc thôn 8 (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), cách trung tâm xã Đồng Nai khoảng 5km, cách trảng cỏ số 2 khoảng 3km Thác

có tên là thác Nơkrót là tên một vị thần cai quản thác nước này theo quan niệm của người Mnông Thác Nơkrót có độ cao khoảng 15m Vào mùa mưa, nước đổ

từ trên đỉnh thác xuống các tảng đá thành một dải trắng xóa nhìn rất đẹp và hùng

vĩ Dòng nước trong xanh, mát rượi quanh năm uốn lượn, chảy dài đổ ra sông Đồng Nai

Mê Kông và sông Hồng về chiều dài và diện tích lưu vực sông Hệ thống sông Đồng Nai gồm sông Đồng Nai là dòng chính và các sông nhánh là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy núi Lâm Viên, Bi Doup trên cao nguyên Lang Biang (tỉnh Lâm Đồng), có chiều dài

635 km đổ ra biển tại cửa Soài Rạp và cửa Lòng Tàu Trong hệ thống sông Đồng Nai có nhiều hồ chứa nhân tạo như hồ: Trị An, Thác Mơ,Dầu Tiếng, Hàm

Thuận - Đa Mi, Đơn Dương

Sông Đồng Nai chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên dài khoảng 90km (phạm

vi từ địa phận xã Đắc Sinh, huyện Đắc K’rlấp, tỉnh Đắc Nông đến xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) làm thành ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi vủa Vườn về phía bắc, phía Tây và phía Đông Các suối lớn, nhỏ trong vườn đều chảy ra sông Đồng Nai Đoạn sông Đồng Nai ở Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây Mực nước cao nhất 8,03m, mực nước trung bình 5m Mùa kiệt 2 - 3m Hệ thực vật thủy sinh trên sông Đồng Nai thuộc địa phận Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên lưu vực nước chảy thường xuyên, bờ hẹp, dốc đứng, ít ao hồ nước đọng Hai bên

bờ dọc hành lang lưu vực các loài thực vật ở cạn khá đa dạng, bao gồm các loài cây rừng tiên phong ưa sáng và ẩm Sự đa dạng của các loài thực vật thủy sinh

Ngày đăng: 15/08/2024, 07:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bibby, C.J., ND. Burgess and D.A. Hill (1992), Birds Census Technique, Academic Press, London, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Birds Census Technique
Tác giả: Bibby, C.J., ND. Burgess and D.A. Hill
Năm: 1992
2. Birdlife - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Sách thông tin, tập 2 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2000), Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách thông tin", tập 2 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2000), "Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật
Tác giả: Birdlife - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Sách thông tin, tập 2 3. Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2000
4. Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Nội (2000), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2000
5. Chương trình Birdlife International tại Đông Dương và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2002), Sách hướng dẫn các vùng chim quan trọng ở Việt Nam, các khu vực bảo tồn trọng yếu (phần VN 052 Cát Lộc, tr.171 - 173, VN 053 Nam Cát Tiên, tr. 174 - 177) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Birdlife International tại Đông Dương và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2002), "Sách hướng dẫn các vùng chim quan trọng ở Việt Nam, các khu vực bảo tồn trọng yếu
Tác giả: Chương trình Birdlife International tại Đông Dương và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Năm: 2002
6. David Murphy (2004), The Status and conservation of Javan Rhinoceros, Siamese crocodile, Phasianidae and Gaur in Cat Tien National Park, Viet Nam, CTNPCP, Báo cáo số 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Status and conservation of Javan Rhinoceros, Siamese crocodile, Phasianidae and Gaur in Cat Tien National Park, Viet Nam
Tác giả: David Murphy
Năm: 2004
7. David Murphy (2001), Mammal observations in Cat Tien National Park, Viet Nam 2000 - 2001, CTNPCP, Báo cáo số 35, 81 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mammal observations in Cat Tien National Park, Viet Nam 2000 - 2001
Tác giả: David Murphy
Năm: 2001
10. Inskipp, T., N. Lidsey and W. Duckworth (1996), An Annotated checklists of the Birds of the Oriental Region, Oriental Bird Club, Sandy, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Annotated checklists of the Birds of the Oriental Region
Tác giả: Inskipp, T., N. Lidsey and W. Duckworth
Năm: 1996
11. IUCN - Hiệp hội bảo vệ thế giới (1990), Bảo vệ đất ngập nước, Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cần thiết, 105 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ đất ngập nước, Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động cần thiết
Tác giả: IUCN - Hiệp hội bảo vệ thế giới
Năm: 1990
12. Jan Wuyntack (2000), The wetland of Cat Tien National Park – Viet Nam, Feasibility - study for the nomination of the Bau Sau Wetland Complex as a Ramsar site, Báo cáo kỹ thuật số 23 (Dự án Bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên), 75 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: The wetland of Cat Tien National Park – Viet Nam, Feasibility - study for the nomination of the Bau Sau Wetland Complex as a Ramsar site
Tác giả: Jan Wuyntack
Năm: 2000
13. King, B., E.C. Dickinson and M. Woodcock (1975), Field Guide to the Birds of South-East Asia, Collins, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Field Guide to the Birds of South-East Asia
Tác giả: King, B., E.C. Dickinson and M. Woodcock
Năm: 1975
14. Lekagul, B. and P.D. Round (1991), A Guide to the Birds of Thailand, Bangkok, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Guide to the Birds of Thailand
Tác giả: Lekagul, B. and P.D. Round
Năm: 1991
15. Lê Văn Khoa và nnk (2005), Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội 16. Magnus Torell, Albert M. Salamanca, Blake D. Ratner (2003), Wedlands Management in Vietnam, Issues and Perspectives, 89 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất ngập nước", NXB Giáo dục, Hà Nội 16. Magnus Torell, Albert M. Salamanca, Blake D. Ratner (2003), "Wedlands Management in Vietnam
Tác giả: Lê Văn Khoa và nnk (2005), Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội 16. Magnus Torell, Albert M. Salamanca, Blake D. Ratner
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
17. Nguyễn Chu Hồi và nnk, Việt Nam (1996), Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước, Hiện trạng, Sử dụng, bảo vệ và quản lý, 93 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước, Hiện trạng, Sử dụng, bảo vệ và quản lý
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi và nnk, Việt Nam
Năm: 1996
18. Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2004), Đất ngập nước Việt Nam và hệ thống phân loại, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất ngập nước Việt Nam và hệ thống phân loại
Tác giả: Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
19. Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II, Vườn quốc gia Cát Tiên (2000), Báo cáo điều tra thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên, 49 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên
Tác giả: Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II, Vườn quốc gia Cát Tiên
Năm: 2000
20. Polet, G. and Pham Huu Khanh (1999), The list of Birds of Cat Tien National Park, WWF - CTNPCP, Viet Nam, 47 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: The list of Birds of Cat Tien National Park
Tác giả: Polet, G. and Pham Huu Khanh
Năm: 1999
21. Phạm Hữu Khánh (2005), Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp sinh học, Trường Đại học lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp sinh học, Trường Đại học lâm nghiệp
Tác giả: Phạm Hữu Khánh
Năm: 2005
22. Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn quốc gia Cát Tiên (2003), Điều tra danh lục các loài động thực vật thủy sinh ở Vườn quốc gia Cát Tiên, 119 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra danh lục các loài động thực vật thủy sinh ở Vườn quốc gia Cát Tiên
Tác giả: Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn quốc gia Cát Tiên
Năm: 2003
23. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Vườn quốc gia Cát Tiên (2001), Báo cáo kết quả bước đầu điều tra xây dựng danh lục động vật hoang dã (thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở VQG Cát Tiên, 77 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả bước đầu điều tra xây dựng danh lục động vật hoang dã (thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở VQG Cát Tiên
Tác giả: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Vườn quốc gia Cát Tiên
Năm: 2001
24. Võ Quý, Nguyễn Cử (1999), Danh lục chim Việt Nam, tái bản lần , NXB Nông nghiệp, 130 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục chim Việt Nam, tái bản lần
Tác giả: Võ Quý, Nguyễn Cử
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
w