Đọc đoạn tư liệu sau đây:“Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn: Giai đoạntừ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giai đoạn xá
Trang 1BỘ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO NỘI DUNG TỪNG BÀI
MÔN LỊCH SỬ 12 (Tác giả: Hồ NHư Hiển- Đặng Minh Hoàng)
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC
PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là
A Hội Quốc liên B Đại hội đồng C khối Đồng minh D khối Hiệp ước
Câu 2 Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A Phân chia lại thuộc địa của các nước B Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
C Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực D Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới
Câu 3 Đâu là một trong những vai trò/mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
A Cân bằng quyền lực các nước B Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ
C Duy trì hòa bình, an ninh thế giới D Thực hiện quyền tự do hàng hải
Câu 4 Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?
A Tuyên bố về Liên hợp quốc C Xoá bỏ hệ thống thuộc địa
B Thành lập khối Liên minh D Chấm dứt Chiến tranh lạnh
Câu 5 Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại
A hội nghị Tam cường I-an-ta B hội nghị Xan Phran-xi-xcô
C hội nghị Bàn Môn Điếm D hội nghị Véc xai - Oasington
Câu 6 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn
kiện quan trọng nào?
A Hiến chương B Hiến pháp C Tuyên ngôn D Hiệp định
Câu 7 Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà
bình và an ninh thế giới?
A Đại hội đồng B Ban thư ký C Hội đồng bảo an D Tòa án quốc tế
Câu 8 Một trong những cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là
A toà án quốc tế B tổng thư ký C ban thư ký D quỹ nhi đồng
Câu 9 Một trong những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc là
A toà án quốc tế B Tổng thư ký C ban thư ký D đại hội đồng
Câu 10 Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu
đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
A Chống nạn thất nghiệp B Quyền tự do chính trị
C Chống bạo lực gia đình D Chất lượng giáo dục
Câu 11 Hiện nay, một trong những cuộc xung đột trên thế giới mà Liên hợp quốc vẫn chưa giải quyết được là
ở
A En Xan-va-do B Goa-tê-ma-la C Trung Đông D Mô-dăm-bích
Câu 12 Cơ quan nào của Liên hợp quốc là tập hợp đại diện của tất cả các nước thành viên
A Đại hội đồng B Ban thư ký C Hội đồng bảo an D Toà án quốc tế
Câu 13 Một trong những quốc gia Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là
A Nhật B Đức C Anh D Bỉ
Câu 14 Quốc gia nào sau đây từng có công dân là Tổng thư ký Liên hợp quốc?
A Hàn Quốc B Trung Quốc C Việt Nam D Nhật Bản
Câu 15 Tổng thư ký là người đứng đầu cơ quan nào của Liên hợp quốc?
A Ban thư ký B Đại hội đồng C Hội đồng Bảo an D Tòa án quốc tế
Câu 16 Một trong những hạn chế lớn của tổ chức Liên hợp quốc là
A có quá nhiều thành viên B bị các nước lớn chi phối
C thiếu nhân sự chất lượng D không có trụ sở cố định
Câu 17 Nội dung hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A giải quyết tranh chấp hoà bình B sự nhất trí của năm cường quốc
C quyền bình đẳng giữa các dân tộc D không được đe dọa sử dụng vũ lực
Câu 18 Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc đế
giải quyết vấn đề ở Biển Đông?
A Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
B Sự nhất trí của các nước thường trực Hội đồng bảo an
Trang 2C quyền bình đẳng giữa các thành viên Liên hợp quốc
D không đe doạ dùng vũ lực tấn công các quốc gia khác,
Câu 19 Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng thành viên của Liên hợp quốc tăng nhanh trong giai
đoạn 1945 - 2000?
A Gia nhập Liên hợp quốc để nhận được viện trợ kinh tế
B Tác động của trật tự thế giới 2 cực và Chiến tranh lạnh
C Giai đoạn này có nhiều quốc gia đã giành được độc lập
D Nhiều vấn đề quá sức giải quyết đơn độc của các nước
Câu 20 Đâu là ý nghĩa của việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc trong các năm 2008 và 2019?
A Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc B Tình hình an ninh - chính trị tương đối ổn định
C Việt Nam đã xoá bỏ được tình trạng tham nhũng D Vị thế, uy tín được nâng cao trên trường quốc tế
Câu 21 Nội dung nào là cơ sở để tổ chức Liên hợp quốc đề ra nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng biện pháp hòa bình”?
A Hòa bình là nguyện vọng, xu thế của các dân tộc trên thế giới
B Hòa bình là điều kiện quyết định để duy trì chế độ chính trị
C Mục đích của Liên hợp quốc là cân bằng lợi ích của các nước
D Tranh chấp, xung đột xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới
Câu 22 Nguyên tắc hoạt động “chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh,
Pháp, Trung Quốc” được Liên hợp quốc đề ra nhằm mục đích chính là
A đảm bảo quyền lợi của hai cường quốc Mỹ và Liên Xô
B cân bằng quyền lực chính trị giữa hai cực Liên Xô, Mỹ
C thực hiện thỏa thuận trong hội nghị I-an-ta của Mỹ và Anh
D ngăn chặn việc các cường quốc thao túng Liên hợp quốc
Câu 23 Nhận định nào về vị trí, vai trò của Liên Hợp quốc trên trường quốc tế là không đúng?
A Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh
B Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc
C Là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh
D Giúp đỡ các quốc gia dân tộc về y tế, văn hóa, giáo dục
Câu 24 Mối quan hệ hợp tác của Liên hợp quốc với Việt Nam hiện nay là
A hợp tác theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả
B giúp đỡ giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh
C viện trợ không hoàn lại để phát triển kinh tế, văn hóa
D thúc đẩy cải cách thực hiện các quyền tự do dân chủ
Câu 25 Một trong những điểm giống về mục tiêu của Liên hợp quốc so với các tổ chức quốc tế và khu vực
khác là
A tập hợp thành viên vào liên minh quân sự B đem lại lợi ích cho các nước thành viên
C thực hiện quyền tự do dân chủ, dân quyền D trao đổi về vốn, khoa học và kinh nghiệm
Câu 26 Một trong những điểm giống về mục đích thành lập của Liên hợp quốc và Hội quốc liên là đều muốn
A duy trì hoà bình và an ninh thế giới B ngăn chặn âm mưu bá chủ của Mỹ
C thực hiện các quyền tự do dân chủ D trao đổi công nghệ và kinh nghiệm
Câu 27 Một trong những điểm giống nhau về nguyên tắc hoạt động giữa Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN là
A tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau B không đe doạ sử dụng vũ lực với nhau
C tôn trọng nhất trí giữa các cường quốc D thành viên thực hiện quyền phủ quyết
Câu 28 Hội nghị I-an-ta (2 -1945) đã thông qua quyết định nào?
A Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của Đồng minh
B Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương
C Thành lập tổ chức Hội quốc liên để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
D Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, Á giữa các nước Đồng minh
Câu 29 Quyết định nro của hội nghị I-an-ta (2-1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông
Dương?
A Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương
B Anh, Mỹ mở đường cho Pháp chiếm lại Đông Dương
C Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây
D Quân đội Trung Hoa Dân quốc giải giáp phát xít Nhật
Trang 3Câu 30 Nhận xét nào là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường
quốc trong Hội nghị I-an-ta (2-1945)?
A Thực hiện việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa thực dân
B Thực chất là phân chia quyền lợi giữa Mỹ và Liên Xô
C Nhanh chóng triệt tiêu sức mạnh của các nước tư bản
D Tạo điều kiện để tái vũ trang cho Đức chống Liên Xô
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7)
a Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ 1939 đến 1945 giữa phe liên minh và phát xít
b Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi thuộc về phe đồng minh chống phát xít
c Để tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, Liên Xô, Mỹ, Anh đã triệu tập hội nghị I-an-ta
d Tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là Hội quốc liên
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày 1-1-1942, đại diện 26 nước chống phát xít đã ký bản tuyên bố về Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hoà bình và an ninh sau chiến tranh
Tại hội nghị Tê-hê-ran (Iran, từ 28-11 đến 1-12-1943), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc Tại hội nghị I-an-ta (Liên Xô, tháng 2- 1945), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc
Từ ngày 25-4-1945 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7)
a Liên hợp quốc được thành lập nhằm liên minh các lực lượng để chống phát xít
b Mục tiêu chính của Liên hợp quốc là nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
c Tại hội nghị Xan Phran-xi-xcô, Hiến chương Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực
d Liên hợp quốc ban đầu có 26 thành viên, năm 1945 là 50, năm 2020 là hơn 200
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Theo Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm bốn mục tiêu: 1 Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; 2 Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới; 3 Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ; 4 Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 8)
a Hiến chương là văn kiện chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc
b Hiến chương đã xác định Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh
c Cơ sở các mối quan hệ quốc tế ở Hiến chương là bình đẳng, tự quyết, hòa bình
d Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc là những nước đã chi phối Hiến chương
Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và ký kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000, Liên hợp quốc (LHQ) đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nhằm xoá bỏ đói nghèo, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, cải thiện sức khoẻ bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác, bảo đảm bền vững môi trường, Liên hợp quốc cũng có sự hỗ trợ hiệu quả đối với các nước trong quá trình phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 8)
a Đảm bảo quyền con người là một trong những mục tiêu lớn của Liên hợp quốc
b Để thực hiện mục tiêu trên, LHQ đã đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
c Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ đã được thực hiện thành công trên toàn cầu
d Các nước nghèo được LHQ đầu tư để phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
Trang 4Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Nga và Trung Quốc, - có quyền quyết định các vấn đề trọng đại của thế giới 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở nhiệm kỳ 2008 - 2009 và nhiệm kỳ 2020 - 2021.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 8)
a 5 Ủy viên thường trực đầu tiên của LHQ là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
b Hội đồng Bảo an có quyền quyết định mọi vấn đề của Liên hợp quốc và thế giới
c Nguyên tắc hoạt động của thành viên Hội đồng bảo an là nhất trí cao giữa 15 nước
d Việt Nam đã 2 lần được bầu là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đã góp phần thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia thành viên, đảm bảo quyền có việc làm, quyền được chăm sóc y tế, của người dân Các quỹ, chương trình của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đã thúc đẩy giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, chú trọng các vấn đề giáo dục, nhân đạo”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 11)
a Cơ quan chuyên môn của LHQ chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
b Mọi vấn đề lớn của thế giới phải được ít nhất 2/3 các cơ quan chuyên môn thông qua
c Các cơ quan chuyên môn đã thúc đẩy việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu
d Kinh phí hoạt động của các cơ quan chuyên môn chủ yếu do các thành viên đóng góp
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Với vai trò là tổ chức quốc tế lớn nhất, Liên hợp quốc đã góp phần giải quyết xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực, khôi phục hòa bình và hỗ trợ tái thiết ở nhiều quốc gia Từ sau năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc góp phần thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu, thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc Liên hợp quốc xây dựng được một hệ thống các công ước, hiệp ước quốc tế về giải trừ quân bị cũng như ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 8,9)
a Liên hợp quốc góp phần giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều quốc gia, khu vực
b Quá trình phi thực dân hóa trên toàn cầu gắn với vai trò quyết định của Liên hợp quốc
c Chế độ Apacthai ở Nam Phi bị thủ tiêu có những đóng góp nhất định của Liên hợp quốc
d ABM, SALT 1, SALT 2 là các văn kiện nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc Câu 8 Đọc đoạn
tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định
những quyền cơ bản của con người Văn kiện này làm cơ sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc
tế về quyền con người nhằm đảm bảo việc thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới công bằng và an toàn hơn.”
Tư liệu 2: “Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp quốc được đánh giá là một “văn kiện đột phá” có
tính pháp lý cao, đặt ra các quyền con người, vượt lên những giới hạn về văn hóa, tôn giáo, chính trị và pháp luật Tuyên ngôn đã được tất cả các nước thành viên phê chuẩn và dịch ra hàng trăm thứ tiếng Giá trị lớn lao của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền” đã được cả nhân loại thừa nhận, trở thành mục tiêu vươn tới của mọi quốc gia, dân tộc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 10, 11)
a Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc khẳng định quyền cơ bản của con người
b Tuyên ngôn Nhân quyền là văn kiện chính trị quan trọng nhất của Liên hợp quốc
c Tuyên ngôn Nhân quyền có tính pháp lý vì nó đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng
d Giá trị bản Tuyên ngôn này đã đặt ra những giới hạn về văn hóa, tôn giáo, pháp luật
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh thế giới
được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác Để đảm bảo Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ các nguyên tắc hoạt động của tổ chức này”.
Tư liệu 2: “Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm: Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; Từ bỏ đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan
Trang 5hệ quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 8,9)
a “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới" là mục tiêu cơ bản nhất của Liên hợp quốc
b Để duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chỉ cần sự nhất trí cao giữa 5 cường quốc
c Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo nguyên tắc của LHQ
d Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc chưa bị vi phạm bởi bất kỳ quốc gia nào
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trước hết, Liên hợp quốc góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể
từ sau năm 1945 đến nay
Thứ hai, Liên hợp quốc triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới, góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
Thứ ba, Liên hợp quốc đã xây dựng và soạn thảo được hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân
bị, chống chạy đua vũ trang
Thứ tư, Liên hợp quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quá trình giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 8, 9,
a Từ 1945 đến nay, nhờ vai trò của Liên hợp quốc, trên thế giới không xảy ra cuộc chiến tranh nào
b Hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc đã góp phần ngăn chặn, chấm dứt các cuộc xung đột
c Các công ước quốc tế về chống chạy đua vũ trang đã giải trừ hoàn toàn các cuộc chạy đua vũ trang
d Các nước thuộc địa, phụ thuộc giành độc lập thành công là do hoạt động của Liên hợp quốc
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Việc phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế là mục tiêu quan trọng được Liên hợp quốc chú trọng và xem đó là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế của các nước thành viên Thông qua các tổ chức chuyên môn và các quỹ trực thuộc, Liên hợp quốc đã thực hiện nhiều dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân và hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Liên hợp quốc cũng góp phần vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh ở nhiều khu vực trên thế giới”,
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 10)
a Hợp tác quốc tế về kinh tế, thương mại là mục tiêu quan trọng nhất của Liên hợp quốc
b Tất cả cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đều nhằm hợp tác kinh tế, thương mại
c “Nghị định thư Kyoto” là một hoạt động của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu
d WHO là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng chống dịch bệnh
Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công
việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra để giải quyết theo quy định của Hiến chương; ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 6) vè
Tư liệu 2: “Năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn
chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa Đó là một sự kiện chính trị quan trọng.”
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2008, trang 46)
a Theo Hiến chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào
b Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân đã góp phần mở ra thời kỳ “phi thực dân hóa”
c Việc các thuộc địa giành được độc lập hoàn toàn phụ thuộc vào Tuyên ngôn về thủ tiêu chủ nghĩa thực dân
d Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được tất cả các thành viên thực hiện nghiêm chỉnh
Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Năm 1988, lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc được trao tặng giải thưởng
Nô-ben hòa bình Năm 2001, Tổ chức Liên hợp quốc và Tổng thư ký Cô-phi-A- tha A-nan được trao tặng giải thưởng Nô-ben hòa bình”.
Tư liệu 2: “Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững,
đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030”.
Trang 6Tư liệu 3: “Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người Văn
kiện này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 217A (III) ngày 10/12/1948 tại Pa-ri (Pháp)”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 6,8)
a Ba đoạn tư liệu trên nói về quá trình giữ gìn hòa bình của tổ chức Liên hợp quốc
b Tư liệu 2 nói về mục tiêu phát triển quyền con người của tổ chức Liên hợp quốc
c Tư liệu 3 đã khẳng định quyền con người được quy định bởi tính pháp lý quốc tế
d Giá trị Tuyên ngôn Nhân quyền đã trở thành mục tiêu của mọi quốc gia, dân tộc
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Hội Quốc liên là một tổ chức liên chính phủ được thành lập đầu năm 1920, nhằm ngăn
ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể và giải trừ quân bị, giải quyết những tranh chấp quốc tế, duy trì hoà bình thế giới Đến đầu năm 1935, Hội Quốc liên từng có 58 thành viên nhưng thực tế không có khả năng ngăn chặn chiến tranh”.
Tư liệu 2: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên thường
trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Nga và Trung Quốc, có quyền quyết định các vấn đề trọng đại của thế giới 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm ”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 5, 8)
a Tư liệu 1 và 2 nói về các tổ chức quốc tế được thành lập sau các cuộc chiến tranh thế giới
b Hội Quốc liên và Liên hợp quốc đều có mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới
c Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất nhưng không có khả năng ngăn chặn chiến tranh d Hội đồng bảo
an là cơ quan hành chính, giữ vai trò trọng yếu của tổ chức Liên hợp quốc
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Theo Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm bốn mục tiêu: 1 Duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế; 2 Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới; 3 Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh
tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ; 4 Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc
tế vì những mục tiêu trên”.
Tư liệu 2: “Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm: Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bnh”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 8, 9)
a Hiến chương là văn kiện chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc
b Các tranh chấp quốc tế sau năm 1945 đều giải quyết bằng biện pháp hòa bình
c Cơ sở các mối quan hệ quốc tế ở Hiến chương là bình đẳng, tự quyết, hòa bình
d Với tranh chấp ở biển Đông, Việt Nam đã vận dụng các nguyên tắc ở tư liệu 2
BÀI 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh
lạnh?
A Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947) B Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947)
C Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949) D Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949)
Câu 2 Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Vừa mới kết thúc B Bùng nổ và lan rộng
C Giai đoạn sắp kết thúc D Đang diễn ra ác liệt
Câu 3 Quyết định nào sau đây không phải là của Hội nghị I-an-ta (2/1945)?
A Thành lập tổ chức quốc tế là Liên hợp quốc
B Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
C Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
D Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ
Câu 4 Mục tiêu chung được các cường quốc thỏa thuận trong hội nghị I-an-ta (2/1945) là
A chấm dứt tình trạng nội chiến ở Trung Quốc, Áo và Phần Lan
B thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
C xây dựng nước Đức trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ
Trang 7D tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Câu 5 Để tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hội nghị I-an-ta đã
quyết định
A Anh, Pháp, Mỹ sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Âu
B Anh và Liên Xô tiêu diệt lực lượng quân Nhật tại Trung Quốc
C Liên Xô sẽ đánh Nhật ở Châu Á sau khi đánh bại phát xít Đức
D Liên Xô không đưa quân đội tham gia chống Nhật tại Châu Á
Câu 6 Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
là
A Tây Âu B Đông Âu C Nhật Bản D Triều Tiên
Câu 7 Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là
A Tây Âu B Đông Âu C Mông Cổ D Trung Đông
Câu 8 Đâu là ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng Triều Tiên của Mỹ và Liên Xô được Hội nghị I-an-ta
(2/1945) quy định?
A Vĩ tuyến 38 B Sông Áp Lục C Vĩ tuyến 17 D Cảng Icheon
Câu 9 Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là
A đơn cực B I-an-ta C Vec-xai D đa cực
Câu 10 Quốc gia đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là
A Anh B Pháp C Mỹ D Đức
Câu 11 Quốc gia đứng đầu khối xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới hai (1945) là
A Trung Quốc B Việt Nam C Triều Tiên D Liên Xô
Câu 12 Những quốc gia nào sau đây tham dự hội nghị I-an-ta (2/1945)?
A Liên Xô, Mỹ, Pháp B Liên Xô, Mỹ, Anh
C Trung Quốc, Mỹ, Anh D Liên Xô, Anh, Pháp
Câu 13 Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại hợp tác từ:
A nửa sau những năm 80 B nửa sau những năm 90
C nửa đầu những năm 90 D nửa đầu những năm 80
Câu 14 Năm 1989, tại đảo Man-ta, Mỹ và Liên Xô đã có hành động nào sau đây?
A Tuyên bố chung về vũ khí chiến lược B Ký nhiều hiệp định thương mại tự do
C Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh D Cam kết hòa bình giữa Mỹ và Liên Xô
Câu 15 Sự kiện nào sau đây đánh dấu trật tự hai cực I-an-ta chấm dứt?
A Liên Xô chính thức tan rã (12/1991) B Chiến tranh lạnh kết thúc (1989)
C Bức tường Béc-lin sụp đổ (1989) D Khủng hoảng năng lượng (1973)
Câu 16 Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra bước đột phá đầu tiên đối với trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
B Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (8/1945)
C Chế độ độc tài thân Mỹ thất bại ở Cuba (1959)
D Anh, Pháp rút quân khỏi kênh đào Xuy-ê (1956)
Câu 17 Nội dung tranh cãi gay gắt quyết liệt nhất trong hội nghị I-an-ta (2/1945) là
A quốc gia nào sẽ tham chống Nhật ở châu Á
B phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh
C ranh giới phân chia để chiếm đóng Triều Tiên
D số phận của các nước phát xít sau chiến tranh
Câu 18 Xu thế hoả hoãn Đông-Tây xuất hiện có tác động như thế nào đến trật tự hai
cực I-an-ta?
A Đã xuất hiện xu thế đa cực B Các mâu thuẫn càng sâu sắc
C Làm suy yếu trật tự hai cực D Đã củng cố trật tự hai cực
Câu 19 Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây là
A các cuộc gặp gỡ cấp cao Xô - Mỹ B khủng hoảng năng lượng, dầu mỏ
C Cách mạng Trung Quốc thắng lợi D sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản
Câu 20 Một trong những mục đích của Mỹ khi triển khai thực hiện kế hoạch Mác-san (6/1947) đối với các
nước Tây Âu là
A phát xít hóa cho nước Đức B tiêu diệt Đảng Cộng sản Ý
C hỗ trợ khôi phục kinh tế D chiếm thuộc địa của Tây Âu
Câu 21 Một trong những mục đích của Mỹ khi thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949
là
Trang 8A chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu
B muốn bán vũ khí cho các nước đồng minh
C chuẩn bị phát động chiến tranh chống Đức
D tấn công tyêu diệt các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 22 Sự kiện đánh dấu Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới là
A thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
B Liên Xô đã thành lập khối SEV (1949)
C thông điệp của Tổng thống Mỹ (1947)
D sự ra đời của NATO và Vác-sa-va (1955)
Câu 23.Vì sao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ và Liên Xô đối đầu gay gắt?
A Khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược
B Do những màu thuẫn trong hội nghị I-an-ta (1945)
C Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa
D Sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ
Câu 24 Năm 1947, Mỹ phát động Chiến tranh lạnh nhằm mục đích là
A cướp đoạt thuộc địa B chống lại Liên Xô
C cướp đoạt tài nguyên D thống trị châu Âu
Câu 25 Một trong những mục đích của Tổng thống Nich-xơn khi tiến hành chuyển thăm chính thức đến Trung
Quốc, Liên Xô năm 1972 là
A hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô cho Việt Nam
B nhằm bình thường hóa quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa
C tiến hành hợp tác trên diện rộng với Liên Xô và Trung Quốc
D ký các hiệp ước đối tác chiến lược về kinh tế và quốc phòng
Câu 26 Cuộc chiến tranh cục bộ nào sau đây thể hiện rõ nét nhất mâu thuẫn hai cực, hai phe trong Chiến tranh
lạnh (1945-1991)?
A Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
B Chiến tranh sáu ngày (1967)
C Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
D Chiến tranh Trung - Ấn (1962)
Câu 27 Mục đích chủ yếu của Mỹ khi triển khai chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến kết
thúc Chiến tranh lạnh là
A bá chủ, lãnh đạo thế giới
B tiêu diệt các nước Tây Âu
C khống chế Đức, Ý, Nhật
D bảo vệ các nước đồng minh,
Câu 28 Trong Chiến tranh lạnh (1947-1989), vì sao Mỹ và Liên Xô tránh xung đột trực tiếp về quân sự?
A Cả Mỹ và Liên Xô đều không đủ lực lượng chiến đấu
B Ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới mới
C Liên Xô đã khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng
D Sự phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và Liên Xô
Câu 29 Đâu là một trong những nguyên nhân Mỹ và Liên Xô quyết định chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh
(1947-1989)?
A Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, Tây Âu
B Các nước Cộng hoà trong liên bang đòi ly khai
C Nước Mỹ khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc
D Nhân dân hai nước đều phản đối Chiến tranh lạnh,
Câu 30 Đâu là biện pháp chủ yếu mà Mỹ và Liên Xô sử dụng để kết thúc các cuộc chiến tranh cục bộ trong
Chiến tranh lạnh (1947-1989)?
A Kinh tế B Chính trị C Ngoại giao D Quân sự
Câu 31 Nội dung nào không phản ánh đúng bản chất của Chiến tranh lạnh?
A Do Mỹ phát động nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B Đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
C Là cuộc đối đầu trực tiếp trên lĩnh vực quân sự giữa hai nước Xô - Mỹ
D Thế giới đã bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Câu 32 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cục diện hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ
Trang 9B Mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa
C Trật tự thế giới có quá nhiều mâu thuẫn của các nước bại trận và thắng trận
D Ý muốn tiêu diệt Liên Xô của giới tư bản ở Mỹ để độc chiếm nguồn dầu mỏ
Câu 33 Sự ra đời của khối NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) dẫn đến hệ quả gì trong quan
hệ quốc tế?
A Đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai nước
B Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Xô - Mỹ
C Hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới ra đời
D Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe
Câu 34: Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy lựa chọn phương án phù hợp về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa
Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tên nước Nội dung thoả thuận
1 Liên Xô
2 Mỹ
a) đóng quân ở Nhật Bản và miền phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên
b) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu
c) đóng quân ở Đông Đức, Đông Béc-lin; phía Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên d) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu
e) đóng quân ở Tây Đức, Tây Béc-lin, Tây Âu
A 2-a, c, d; 1 - b, e
B 1 a, b, e; 2 - c, d
C 1-c, d; 2- a, b, e
D 1 a, b, c d; 2- e
Câu 35: Dựa vào bảng dữ liệu em hãy nối cột A với cột B để xác định đúng phạm vi ảnh hưởng của các nước
theo quy định, thoả thuận của Hội nghị I-an-ta (2/1945)
A 1B-2E-3D-4C-5A
B 1E-2B-3D-4C-5A
C IB-2E-3A-4C-5D
D 1B-2A-3D-4C-5E
PHẦN II CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị đưa ra những quyết định về việc kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và thoả thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu; quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ Ở châu Á, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 14)
a Những quyết định đề cập ở đoạn tư liệu trên là của hội nghị Véc xai - Oa sing tơn
b Những quyết định ở hội nghị trên góp phần tạo khuôn khổ cho trật tự thế giới mới
c Ở nước Đức, thỏa thuận đóng quân đã gây ra tình trạng chia cắt hai miền kéo dài
d Ở châu Á, Liên Xô và Mỹ không có vùng ảnh hưởng, khu vực này của phương Tây
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn
từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau, tiêu biểu là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây
Trang 10thành lập năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập năm 1955 Hai cực chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới”.
(Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15)
a Trật tự I-an-ta được xác lập hoàn toàn với sự ra đời của các khối quân sự đối lập
b Trật tự I-an-ta hình thành và tồn tại với sự xuất hiện của hai hệ thống xã hội đối lập
c Trật tự hai cực chỉ có ảnh hưởng đến các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa d Năm 1991, trật tự an-ta sụp đỗ với sự tan rã của hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa
I-Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá vỡ
âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc Đồng thời, sự lớn mạnh của các Tây Âu, Nhật Bản cũng làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.”
Tư liệu 2: “Chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ Ních Xơn đến Liên Xô diễn ra vào tháng 5 năm
1972 Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hạn chế vũ khí chiến lược, về hợp tác trong các lĩnh vực: khoa học, không gian, y học và bảo vệ môi trường ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15)
a Cách mạng Trung Quốc thắng lợi đã phá vỡ một thiết chế của trật tự hai cực
b Từ những năm 70, Xô và Mỹ bắt đầu xu thế đối thoại và hòa hoãn Đông Tây
c Xô - Mỹ đối thoại còn nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ
d Sau năm 1972, Xô và Mỹ đã chấm dứt Chiến tranh lạnh và hợp tác ngày càng sâu
Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác các cuộc gặp gỡcấp cao Hai nước ký kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học- kỹ thuật, đặc biệt là thoả thuận
về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu (1987), hạn chế cuộc chạy đua vũ trang Năm 1989, Liên Xô
và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến lạnh Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80của thế kỷ XX, sự tan rã của Liên Xô (12 - 1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-tan”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sông, trang 16)
a Xu thế hòa hoãn đông - tây xuất hiện từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX
b Liên Xô và Mỹ đã thủ tiêu hết tên lửa tầm trung và chấm dứt chạy đua vũ trang
c Chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm dứt khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991
d Hiện nay, Liên Xô và Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1 “Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Mỹ Ních-xơn tới Liên Xô diễn ra
vào tháng 5 năm 1972 Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hạt chế vũ khí chiến lược, về hợp táctrong các lĩnh vực khoa học, chinh phục không gian, y học và bảo vệ môi trường.”
Tư liệu 2 “Những khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và nợ nước ngoài gia tăng những thách thức lớn
mà Mỹ phải đối mặt Năm 1990, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên để 220 tỉ USD (gấp ba lần so với năm 1980),
nợ nước ngoài tăng gần 3.000 tỉ USD, Mỹ ph cắt giảm lực lượng quân đội đồn trú ở châu Âu và một số căn cứquân sự ở các khu khác trên thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15, 17)
a Việc chấm dứt chiến tranh lạnh một phần đến từ khó khăn của Mỹ và Liên Xô
b Các hiệp ước như ABM, SALT I là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây
c Hiện nay do khó khăn, Mỹ không còn đưa quân đội đến đồn trú ngoài lãnh thổ
d Hiện nay, Xô và Mỹ hợp tác trong khoa học, không gian, y học và môi trường
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phá triển mới Trongquan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực Mỹ tiếp tục là siêu cường có sứcmạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp nhiều nơi Trật tự thế giới hai cực l-an-ta sụp đổ đã mở rachiều hướng và những điều kiệ để giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan,Cam-pu-chia Na-mi-bi-a, Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho cá cường quốcmới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc Ấn Độ và một số nước lớn ởchâu Âu ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 1)
a Sau khi trật tự I-an-ta sụp đổ, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu thế đa cực
b Trong trật tự này, các cường quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ có vai trò chi phối
c Sau khi trật tự I-an-ta sụp đổ, xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác
Trang 11d Hiện nay, Mỹ vẫn là siêu cường có vai trò chi phối trong mọi mối quan hệ quốc tế
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1 “Chiến tranh lạnh (từ tiếng Anh là Cold War), bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của Học
thuyết Tờ-ru-man, kết thúc với sự tan rã của Liên Xô năm 1991 Đó là “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng để thực hiện chính sách đối đầu của Mỹ và các nước tư bản đối với Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa.”
Tư liệu 2 “Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới đã xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh cục bộ và
xung đột Xung đột giữa hai bên dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 14)
a Chiến tranh lạnh diễn ra từ năm 1947 đến năm 1991 giữa hai phía Liên Xô và Mỹ
b Chiến tranh lạnh là cuộc “chiến tranh không có tiếng súng”, không có hồi kết
c Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhiều cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” đã diễn ra
d Chiến tranh lạnh và chiến tranh cục bộ đã dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân
Câu 8 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Ngày 13/8/1961, một bức tường bê tông dọc theo biên giới Tây Béc-lin đã được dựng lên để
ngăn cách Đông Đức và Tây Đức Tồn tại trong gần 30 năm, bức tường Béc-lin được biết đến với nhiều tên gọi như: “Biên giới bên trong nước Đức”, “rèm sắt” và từng được xem là biểu tượng của Chiến tranh lạnh Đây cũng là một trong những nơi biểu hiện tình trạng căng thẳng của trật tự thế giới hai cực, đối đầu giữa hai phe ”.
Tư liệu 2: “Chiến tranh lạnh (từ tiếng Anh là Cold War), bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của Học
thuyết Tơ-ru-man, kết thúc với sự tan rã của Liên Xô năm 1991 Đó là “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng để thực hiện chính sách đối đầu của Mỹ và các nước tư bản đối với Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa”.
(Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 12,13)
a Tư liệu 1 nói về nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới Chiến tranh lạnh
b Tư liệu 2 nói về khái niệm và đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh
c Xung đột quân sự ở Đức là biểu hiện rõ nét nhất sự đối đầu hai phe
d Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Chiến tranh lạnh cũng chấm dứt
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh
Những quyết định của hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-đam (Đức), tháng 7 năm 1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 9)
a Ba cường quốc tham gia Hội nghị I-an-ta có vai trò quan trọng trong đánh bại phát xít
b Hội nghị I-an-ta và Pốt-đam đã tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới Véc xai - Oasington
c Hội nghị I-an-ta thực chất là sự phân chia ảnh hưởng giữa hai nước Liên Xô và Mỹ
d Hội nghị I-an-ta (1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ở châu Âu
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Sự tồn tại của trật tự hai cực I-an-ta gắn liền với sự hình thành hai khối hội đối lập là tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cùng những diễn biến của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mỹ.”
Tư liệu 2: “Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua
vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở các khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 11)
a Tư liệu 1 nói về nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực I-an-ta
b Tư liệu 2 nói về một trong những đặc điểm của Chiến tranh lạnh và trật tự 2 cực
c Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ đã đối đầu quân sự trực tiếp với nhau
d Tất cả chiến tranh cục bộ thời kỳ Chiến tranh lạnh đều có sự tham gia của 2 phe
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Ngày 13 - 8 - 1961, một bức tường bê tông dọc theo biên giới Tây Béc-lin đã được dựng lên
để ngăn cách Đông Đức và Tây Đức Tồn tại trong gần 30 năm, Bức tường Béc-lin được biết đến với nhiều tên gọi như: “Biên giới bên trong nước Đức”, “Rèm sắt” và từng được xem là biểu tượng của Chiến tranh lạnh.
Trang 12Đây cũng là một trong những nơi biểu hiện tình trạng căng thẳng của trật tự thế giới hai cực, đối đầu giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Tư liệu 2: Ngày 12 - 4 - 1961, nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (Liên Xô) đã trở thành người đầu tiên thực
hiện chuyến bay của con người vào Vũ Trụ Ga-ga-rin chuyển về Trái Đất câu nói: “Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” Ngày 21 - 7 - 1969, phi hành gia Nây Am-xtroong (Mỹ) đã mở cửa mô-đun của tàu vũ trụ A-pô-lô 11 bước ra ngoài và đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng Am-xtroong đã có câu nói bất hủ: “Đây là bước đi nhỏ bé của một người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 12, 16)
a Tư liệu 1 đề cập đến một trong những biểu tượng của cuộc Chiến tranh lạnh ở châu Âu
b Tư liệu 2 khẳng định bước tiến vĩ đại của con người trong công cuộc chinh phục vũ trụ
c Chính phục vũ trụ cũng là một biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ
d Chiến tranh lạnh không diễn ra xung đột quân sự trực tiếp, là cuộc chiến không có hồi kết Câu 12 Đọc đoạn
tư liệu sau đây:
“Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới đã xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột: chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 - 1975), ; khủng hoảng Xuy-ề (1956), khủng hoảng Béc-lin (1961), khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba (1962), Xung đột giữa hai bên dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 14)
a Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Xô và Mỹ
b Các cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” trong khuôn khổ Chiến tranh lạnh đã nổ ra ở nhiều nơi
c Chiến tranh lạnh đã dẫn tới việc vũ khí nguyên tử được sử dụng, ví dụ ở Nhật Bản 1945
d Tất cả các cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX đều bị ảnh hưởng, chi phối bởi Chiến tranh lạnh Câu 13 Đọc đoạn
tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Ở châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp (1945 - 1954) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 - 1975), là những cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu Ở khu vực Trung Đông, chiến tranh Trung Đông giữa I-xra-en và các nước A-rập bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài trong nhiều năm.
Tư liệu 2: Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Ních-xơn tới Liên Xô diễn ra vào tháng
5 - 1972 Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hạn chế vũ khí chiến lược, về hợp tác trong các lĩnh vực: khoa học, chinh phục không gian, y học và bảo vệ môi trường,
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15)
a Tư liệu 1 đề cập đến một trong những biểu hiện cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai phe
b Tư liệu 2 đề cập đến một biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây giữa Xô - Mỹ
c Từ 1972, Xô và Mỹ đã thỏa thuận chấm dứt chạy đua vũ trang và Chiến tranh lạnh
d Các cuộc chiến tranh cục bộ trong khuôn khổ Chiến tranh lạnh đều không có hồi kết
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Những quyền lợi của Liên Xô được khôi phục, bao gồm: trả lại phần phía Nam đảo
Xa-kha-lin và các đảo lân cận, bốn đảo thuộc quần đảo Cu-rin, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung Quốc), khôi phục việc thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, Liên Xô và Trung Quốc cùng khai thác đường sắt Nam Mãn Châu - Đại Liên, ”
Tư liệu 2: “Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá vỡ
âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc Đồng thời, sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản cũng làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 14,15)
a Tư liệu 1 đề cập đến một trong những quyết định của hội nghị Pốt đam năm 1945
b Tư liệu 2 khẳng định một trong những thiết chế của trật tự 2 cực I-an-ta bị phá vỡ
c Tư liệu 1 là điều kiện để Liên Xô tham chiến chống phát xít Nhật Bản ở châu Á
d Đến cuối thế kỷ XX, Xô và Mỹ bị suy giảm vị thế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Tại Hội nghị I-an-ta, ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh còn đi đến thoả thuận: Áo, Phần
Lan là những nước trung lập; giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ, thành lập chính phủ liên hiệp với sự tham gia của Đảng Cộng sản, Quốc dân đảng và các đảng phái dân chủ; quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi Trung Quốc.”
Trang 13Tư liệu 2: “ Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu
diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 9,10)
a Tư liệu 1 là những thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Xô - Mỹ ở hội nghị I-an-ta
b Tư liệu 2 đề cập đến những quyết định Hội nghị Pốt-đam giữa Liên Xô, Mỹ, Anh
năm 1945
c Việc giữ nguyên trạng Mông Cổ là điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á d Hội nghị
I-an-ta dẫn tới tình trạng hai cực hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới
BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1 Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là
A đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp
B tôn trọng vai trò, nhiệm vụ của Liên hợp quốc
C hợp tác, không cạnh tranh, không mâu thuẫn
D hòa bình, không xung đột, tiến hành hợp tác
Câu 2 Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là về lĩnh vực
A an ninh B kinh tế C văn hóa D chính trị
Câu 3 “Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm” được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của các nước trong
thời kỳ
A Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
B sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc
C chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới
D ngay sau khi Chiến tranh lạnh bắt đầu
Câu 4 Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả của
A cuộc cách mạng khoa học công nghệ
B chiến tranh lạnh, trật tự hai cực I-an-ta
C cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII
D cuộc khủng hoảng năng lượng (1973)
Câu 5 Một trong những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa là
A sự gia tăng của thương mại thế giới
B mâu thuẫn giữa hai siêu cường Xô, Mỹ
C xu thế hoà hoãn Đông, Tây thế kỷ XX
D thế giới đã chia thành hai cực, hai phe
Câu 6 Quốc gia nào sau đây nằm trong nhóm G20?
A Thái Lan B Việt Nam C Nam Phi D Ai Cập
Câu 7 Quốc gia nào sau đây nằm trong nhóm G7?
A Thái Lan B Việt Nam C Nam Phi D Ai Cập
Câu 8 Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) một trong những khu vực trên thế giới
vẫn diễn ra xung đột vũ trang là
A Trung Đông B Đông Bắc Á C Địa Trung Hải D Châu Nam Cực
Câu 9 Một trong những biểu tượng cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là
A Liên Xô chính thức sụp đổ (1991) B bức tường Béc-lin sụp đổ (11/1989)
C chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975) D vấn đề Nam Xu-đăng được giải quyết
Câu 10 “Chiếm 2/3 dân số, 90% GDP, 80% thương mại toàn cầu” Những số liệu này đang nói đến các quốc
gia
A G20 B NICS C EU D ASEAN
Câu 11 Nội dung nào sau đây là nhân tố chủ yếu để tạo nên sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia hiện nay?
A Đa dân tộc, ngôn ngữ B Dân số trẻ và đông đảo
C Nền tài chính vững chắc D Nền văn hóa truyền thống
Câu 12 Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của
A xu thế khu vực hóa B cách mạng khoa học
C trật thế giới “đa cực” D xu thế Toàn cầu hóa
Câu 13 Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa?
Trang 14A Phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B Phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
C Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
D Sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
Câu 14 Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên kết kinh tế thương mại lớn nhất thế giới?
A WTO B APEC C ASEM D NAFTA
Câu 15 Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất hiện nay là
A Diễn đàn hợp tác Á - Âu B Hiệp ước thương mại tự do
C Liên minh Châu Âu (EU) D Các nước xuất khẩu dầu mỏ
Câu 16: Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm vì
A hòa bình và an ninh thế giới được bảo vệ ở mức cao nhất
B kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế
C giữa các cường quốc đã chấm dứt việc chạy đua vũ trang
D sức mạnh quốc gia không dựa trên lực lượng quốc phòng
Câu 17 Biểu hiện nào của xu thế Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt
chẽ và phụ thuộc lẫn nhau?
A Sự phát triển và những tác động của các công ty xuyên quốc gia
B Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
C Các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ra đời
D Sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ thương mại quốc tế
Câu 18 Khẳng định Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo
ngược, vì
A đó là hệ quả tất yếu của xu thế hòa hoãn Đông - Tây
B nó phản ánh quy luật cạnh tranh của thị trường quốc tế
C là kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước
D hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ
Câu 19 Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò
A là cầu nối giữa các quốc gia, đã thúc đẩy kinh tế phát triển
B giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực
C hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế, tài chính để các nước nghèo phát triển
D thúc đẩy nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển vững chắc
Câu 20 Một trong những mặt tiêu cực của xu thế Toàn cầu hóa là
A tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
B hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế
C kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
D hạn chế sự tăng trưởng nhanh về mặt kinh tế
Câu 21 Nguyên nhân của những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở nhiều khu vực trên thế
giới hiện nay là
A do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ
B cạnh tranh kinh tế, giành giật thị trường giữa các quốc gia
C sự xuất hiện, trỗi dậy của chủ nghĩa ly khai và khủng bố
D tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh
Câu 22 Sự kiện mở đầu thời kỳ biến động, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và các mối quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh lạnh là
A Mỹ tấn công Irắc B chạy đua hạt nhân
C khủng bố ngày 11/9 D xung đột Trung Đông
Câu 23 Nhận xét nào sau đây về cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ (11-9- 2001) là đúng?
A Gây tổn thất lớn về người và vật chất, làm cho cả thế giới kinh hoàng
B Làm thay đổi chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia trên thế giới
C Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu, xây dựng căn cứ quân sự để ứng phó
D Mỹ liên kết với Nga, Trung Quốc tấn công sào huyệt của bọn khủng bố
Câu 24 Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự, ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo là minh
chứng cho
A di chứng của Chiến tranh lạnh và đối đầu Mỹ - Trung
B dấu hiệu của mâu thuẫn mới trong trật tự thế giới đa cực
Trang 15C những biểu hiện về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
D những bất ổn, khó lường trong các mối quan hệ quốc tế
Câu 25 Nội dung nào sau đây không phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A Một trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực
B Các nước điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển kinh tế
C Các cuộc xung đột quân sự vẫn còn diễn ra ở một số khu vực
D Mỹ đang thực hiện âm mưu thiết lập lại trật tự thế giới đa cực
Câu 26 Vì sao đến nay Mỹ vẫn không thể thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới “đơn
A Do sự vươn lên của các cường quốc như Đức, Nhật Bản, Nga
B Nước Mỹ đã suy yếu một cách nghiêm trọng từ đầu thế kỷ XX
C Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố đã ngăn cản mưu đồ của Mỹ
D Do có sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 27 Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng và
phát triển đất nước là gì?
A Không bị áp dụng luật chống bán phá giá
B Sự ổn định tình hình chính trị trong nước
C Mua được các bằng phát minh với giá rẻ
D Thu hút vốn, tiếp thu thành tựu khoa học
Câu 28 Trước xu thế hội nhập hiện nay, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là
A đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
B văn hóa phương Tây đã du nhập
C thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn
D đã phát sinh nhiều bệnh dịch mới
Câu 29 Từ thắng lợi của các hoạt động đối ngoại thời Chiến tranh lạnh, bài học quan trọng nhất mà Việt Nam
rút ra cho chính sách đối ngoại hiện nay là
A thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
B mở cửa thu hút đầu tư, khoa học - kỹ thuật,vốn
C không liên minh liên kết với các nước châu Âu
D tham gia nhiều tổ chức quốc tế, khu vực
Câu 30 Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, biện
pháp giải quyết có hiệu quả nhất cho các nước là
A cắt giảm khí thải tạo hiệu ứng nhà kính
B giảm sản xuất ngành công nghiệp nặng
C giảm sản xuất công - nông nghiệp sạch
D sử dụng toàn bộ năng lượng sạch, tái tạo
Câu 31 Nhận định nào sau đây là đúng về những chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng để hội nhập kinh tế
thành công với thế giới?
A Xây dựng kinh tế tự chủ, phát huy lợi thế đất nước
B Liên kết hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á
C Tìm kiếm những nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
D Gia nhập vào tất cả các tổ chức thương mại thế giới
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pon Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 18)
a Thế giới sau chiến tranh lạnh nhấn mạnh việc xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp
b Trong sức mạnh đó, kinh tế là trọng tâm trong cuộc chạy đua giữa các cường quốc
c Chạy đua vũ trang quyết định sự định hình của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
d Chỉ các cường quốc mới có điều kiện vươn lên xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hoà bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi,
Trang 16Trung Á, Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 - 9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)
a Sau Chiến tranh lạnh, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác
b Chủ nghĩa khủng bố đã gây ra những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế
c Để đảm bảo an ninh quốc gia, các nước cần tham gia cuộc chiến chống khủng bố
d Hợp tác quốc tế ngày nay có mục tiêu lớn nhất là chống lại chủ nghĩa khủng bố
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1 “Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa đa trung tâm
với sự cạnh tranh giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ, về sức mạnh, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại Tuy Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.”
Tư liệu 2 “Thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế,
tài chính, thương mại quốc tế mới đã hình thành, như: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Cộng đồng ASEAN, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 20)
a Các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại góp phần đa dạng hóa quan hệ quốc tế
b Xu thế đa cực đã chứng kiến sự trỗi dậy của các cường quốc và tổ chức liên kết
c Sự hình thành các tổ chức liên kết khu vực là biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa
d Mỹ không thể chi phối thế giới do tương quan lực lượng giữa các cường quốc
Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày 11 - 9 - 2001, cả thế giới rúng động khi Toà tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu Oóc (Mỹ) bị lực lượng khủng bố tấn công Thảm kịch đã làm thay đổi nước Mỹ và tác động sâu sắc vào nền an ninh chính trị quốc tế Sau hơn hai thập kỷ, nước Mỹ đã vượt qua những đau thương và khó khăn như thông điệp của bộ phim “Xây dựng lại hy vọng: Những đứa trẻ ngày 11 - 9” (Rebuilding Hope: The Children of 9 - 11) Quảng trường tưởng niệm 11 - 9 vẫn luôn là lời nhắc nhở nhân loại không được phép lãng quên bài học về giá trị của hòa bình, tự do, của tinh thần đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 21)
a Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ là biểu hiện cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh
b Thảm kịch trên đã làm thay đổi căn bản chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ
c Mỹ là đối tượng chủ yếu của chủ nghĩa khủng bố do chính sách đối ngoại hiếu chiến
d Hợp tác quốc tế chống khủng bố là nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế hiện nay
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.
Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chi trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)
a Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thể giới mới được hình thành theo xu thế đa cực
b Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và các cường quốc chi phối trật tự thế giới đa cực
c Trong trật tự đa cực, sức mạnh quốc gia tổng hợp lấy kinh tế làm trọng tâm
d Trật tự thế giới đa cực khẳng định vị trí trung tâm của các cường quốc mới nổi
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
"Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố Sự phát triển vềthực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trongcuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bạicủa công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa, ), Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹthuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biển chuyển trên cục diện thế giới”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 16)
a Trật tự thế giới mới phụ thuộc hoàn toàn vào các cường quốc Mỹ, Nga, Trung, Ấn
b Cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra đột phá và chuyển biến trên cục diện thế giới
Trang 17c Trong trật tự mới, các cường quốc tập trung xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp
d Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục góp phần quan trọng trong trật tự thế giới mới
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1 “Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học công
nghệ, nhưng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác Năm
2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần.”
Tư liệu 2 “G20 (gồm các nước nhóm G7, EU, Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc,
Mê-hi-cô, Nga, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, A-rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế Được thành lập năm 1999, G20 trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
a Tư liệu 1 nói về vị thế tuyệt đối về kinh tế, khoa học của Mỹ trong thế giới tư bản
b Tư liệu 2 nói về sự phát triển của các nền kinh tế, có vai trò quan trọng với thế giới
c Trung Quốc đang là một thế lực kinh tế đáng gờm và cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ
d G20 là các nước có quyền chi phối mọi mặt sự phát triển của lịch sử thế giới hiện nay
Câu 8 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Biểu hiện của xu thế đa cực trước hết là sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế
kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh châu Âu (EU), ”.
Tư liệu 2: “Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước
lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19, 20)
a Xu thế đa cực là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
b Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực chi phối toàn thế giới
c Trong xu thế này, sức mạnh quốc gia tổng hợp lấy kinh tế làm trọng tâm
d Để có vị trí trong quan hệ quốc tế mới, các nước cần liên minh với nhau
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát
triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân”.
phát
Tư liệu 2: “Sự kết thúc của Trật tự hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự triển của cách
mạng khoa học, công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh
mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 18,19)
a Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược, lấy kinh tế làm trọng tâm
b Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của trật tự đa cực trong quan hệ quốc tế
c Với xu thế Toàn cầu hóa, các mối quan hệ quốc tế mọi mặt đều được quốc tế hóa cao
d Sau Chiến tranh lạnh, cách mạng khoa học công nghệ hình thành và phát triển mạnh
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, các tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh”.
(Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19)
a Đa cực là trật tự quốc tế được hình thành ở giai đoạn sau Chiến tranh lạnh
b Trong trật tự đa cực, các cường quốc giữ vai trò chi phối sự phát triển thế giới
c Các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng có vai trò quan trọng trong xu thế này
d Trật tự đa cực hình thành là do ý muốn chủ quan của các cường quốc như Mỹ
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu
chính trị quân sự làm chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô
Trang 18-Mỹ và một bị thương, một bị mất Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học -
kỹ thuật.”
Tư liệu 2: “Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực, trật tự
nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm, Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật
tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, có vị trí, vai trò quan trọng đối với thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)
a Hợp tác kinh tế-chính trị là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh
b Tư liệu 1 khẳng định xu thế phát triển của các nước sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt
c Tư liệu 2 cho biết các thông tin về trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh
d Trong trật tự đa cực, các nước lớn, các liên minh lớn có vai trò chỉ phối toàn bộ thế giới
Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế
giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á, Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
Tư liệu 2: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng
11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới Việt Nam được kết nạp vào APEC từ năm 1998, là một trong những thành viên tích cực, đề xuất hàng trăm dự án hợp tác trên các lĩnh vực (phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại điện tử, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu, ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19, 20)
a Sự kiện khủng bố ở Mỹ là một biểu hiện sinh động, cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh
b Trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế
c Từ sau Chiến tranh lạnh, hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế
d Việt Nam là quốc gia sáng lập, hoạt động tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC
Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên
của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế phản ánh tương quan so sánh lực
lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh”.
Tư liệu 2: “Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá
trình Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh Cục diện thể
giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19)
a Tư liệu 1 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh
b Sau Chiến tranh lạnh, xu thế Toàn cầu hóa xuất hiện và chi phối thế giới
c Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam nhằm bắt kịp xu thế phát triển thế giới
d Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực xuất hiện thay thế xu thế đơn cực
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực; trật tự nhất
siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm, Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, có vai trò, vị trí quan trọng đối với thế giới.
Tư liệu 2: “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự
phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cãi cách, đôi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa, ), Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biển chuyển trên cục diện thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15,16)
a Tư liệu 1 khẳng định vai trò các trung tâm kinh tế tài chính với trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
b Tư liệu 2 khẳng định những nhân tố góp phần hình thành nên trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh
c Thực lực quân sự là yếu tố quan trọng, quyết định vị trí của cường quốc trong trật tự thế giới mới
Trang 19d Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Toàn cầu hóa đã tạo ra sức mạnh quốc gia tổng hợp cho các cường quốc.
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây
Tư liệu 1: “Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học
-công nghệ, nhưng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần.”
Tư liệu 2: “G20 (gồm các nước nhóm G7, EU, Ác-hen-ti-na, Ốt-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc,
Mê-hi-cô, Nga, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, A-rập Xê-Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế Được thành lập năm 1999, G20 trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
a Tư liệu 1 khẳng định vị thế tuyệt đối của Mỹ với kinh tế, khoa học, công nghệ thế giới
b Tư liệu 2 khẳng định vai trò quan trọng của G20 với sự phát triển của kinh tế thế giới
c Sau Chiến tranh lạnh, kinh tế trở thành nội dung căn bản trong các mối quan hệ quốc tế
d Trật tự thế giới mới đang khẳng định vị thế thống trị về kinh tế của Mỹ và Trung Quốc
Câu 16 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Nga, thế giới còn chứng kiến sự nổi lên của Ấn Độ
với mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu tiếp tục khẳng định tiềm lực kinh tế và vị thể của mình."
Tư liệu 2: “Sau Chiến tranh lạnh, các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày
càng lớn đối với sự phát triển của thế giới, tiêu biểu là: Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20); Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)
a, Tư liệu 1 khẳng định, trật tự thế giới mới chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều cường quốc
b Tư liệu 2 khẳng định các tổ chức G20, ASEM, EU, ASEAN đã chi phối kinh tế thế giới
c Phát triển kinh tế là thước đo sức mạnh quốc gia quan trọng nhất sau Chiến tranh lạnh
d Để tăng sức cạnh tranh, các tổ chức khu vực, liên khu vực về kinh tế, tài chính xuất hiện
Câu 17 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế
giới bị đẩy lủi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á, Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn ha thập kỷ qua Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
Tư liệu 2: “Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Povvers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các
cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)
a Tư liệu 1 khẳng định một nguy cơ và thách thức lớn mà thế giới phải đối diện sau Chiến tranh lạnh
b Tư liệu 2 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, trong đó kinh tế là trọng tâm
c Sức mạnh quốc gia tổng hợp được xây dựng sẽ quyết định vị thế quốc gia trong trật tự thế giới đơn cực
d Chủ nghĩa khủng bố là thách thức lớn nhất của nhân loại buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết
BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây?
A Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng
B Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập
C Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải
D Xu thế hòa hoãn Đông - Tây trở thành chủ đạo trên thế giới
Câu 2 Một trong những xu thế xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là
A Chống khủng bố B Liên kết khu vực C Thực dân hóa D Toàn cầu hóa
Câu 3 Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào?
A Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN
Trang 20B Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết
C Lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên
D Hiệp ước Ba-li đã được thông qua
Câu 4 Một trong những mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là
A đưa Đông Nam Á trở thành số 1 thế giới
B xây dựng khối tư bản chủ nghĩa phát triển
C thúc đẩy hoà bình - ổn định của khu vực
D thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thống nhất
Câu 5 Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN?
A Tuyên bố ASEAN B Hiệp định Giơ-ne-vơ C Hiệp định Pa-ris D Tuyên bố Lahay
Câu 6 Quốc gia nào là thành viên thứ 10 của ASEAN?
A Việt Nam B Thái Lan C Mi-an-ma D Cam-pu-chia
Câu 7 Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1967 - 1976 có đặc điểm là gì?
A Phát triển rất thần kỳ B Xây dựng nền móng
C Tránh đối đầu quân sự D Nền kinh tế xuất khẩu
Câu 8 Từ khi thành lập đến năm 1976, ASEAN là tổ chức
A hùng mạnh B phát triển C chặt chẽ D non yếu
Câu 9 Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế được nâng cao trên
thế giới?
A Hiệp ước Ba-li được ký kết B Thông qua tuyên bố ASEAN
C Thông cáo Thượng Hải D Hiệp định Giơ-ne-vơ
Câu 10 Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ năm 1979 đến 1989 là
A đồng minh B hợp tác C căng thẳng D hòa bình
Câu 11 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đông Nam Á là thuộc địa của
A Nhật B Anh C Pháp D Mỹ
Câu 12 Một trong những quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN (1967) là
A Cam-pu-chia B Việt Nam C Thái Lan D Bru-nây
Câu 13 Ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là
A In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a
B In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
C Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
D Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
Câu 14 Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là
A phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung
B tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt nhằm phát triển kinh tế - xã hội
C để củng cố quan hệ chính trị, giúp đỡ Đông Dương giành lại độc lập
D để giải quyết vấn đề xung đột Cam-pu-chia và tranh chấp ở Biển Đông
Câu 15 Tổ chức hợp tác nào mang tính khu vực trên thế giới đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tim cách liên kếtlại với nhau ?
A Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu
B Diễn đàn kinh tế Thái Bình Dương
C Cộng đồng các quốc gia độc lập
D Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Câu 16 Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A hợp tác để cùng nhau phát triển B thành lập một liên minh quân sự
C tiến tới thành lập nước Liên bang D tổ chức lại trật tự khu vực châu Á
Câu 17 Một trong những nội dung hợp tác chủ yếu của các nước ASEAN là
A quân sự B đối ngoại C kinh tế D thể thao
Câu 18 Một trong những khó khăn mà các nước ASEAN phải đương đầu sau khi thành lập là
A khủng hoảng tài chính B xuất phát điểm rất thấp
C nhiều dịch bệnh diễn ra D xu thế hợp tác khu vực
Câu 19 Vì sao trong giai đoạn 1979 - 1991 quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là đối đầu, căng thẳng?
A Vấn đề Cam-pu-chia B Tranh chấp biên giới
C Xung đột ở Biển Đông D Khủng hoảng năng lượng
Câu 20 Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), đã tác động như thế nào đến sự phát triển của tổ chức
này?
Trang 21A Đập tan âm mưu nô dịch các nước ASEAN
B Củng cố nền độc lập mới ở Đông Nam Á
C Đẩy nhanh quá trình phát triển của ASEAN
D Thúc đẩy nhanh quá trình phi thực dân hóa
Câu 21 Một trong những thuận lợi cơ bản mà các nước ASEAN có được sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1945) là
A đã cơ bản giành được độc lập
B nhận viện trợ kinh tế của Mỹ
C khôi phục quan hệ với Nhật
D thiết lập quan hệ với Liên Xô
Câu 22 Đâu là nguyên nhân Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại đặt trọng tâm vào quan hệ với Đông
Nam Á và ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ XX?
A Khu vực đông dân, giàu tài nguyên B Đây đã là xu thế chung của thế giới
C Cạnh tranh sức ảnh hưởng với Nga D Để xây dựng một số căn cứ quân sự
Câu 23 Nội dung nào sau đây là hạn chế trong quá trình phát triển của ASEAN từ khi thành lập (1967) đến
nay?
A Tranh chấp lãnh thổ diễn ra thường xuyên ở Đông Nam Á
B Sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên
C Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề xây dựng các đập thủy điện
D Sự chi phối và tác động của một số cường quốc bên ngoài
Câu 24 Nội dung nào sau đây là khó khăn trong quá trình mở rộng thành viên của ASEAN từ sau khi Chiến
tranh lạnh kết thúc (1989)?
A Sự khác biệt về thể chế chính trị B Tác động từ các nước châu Âu
C Mâu thuẫn gay gắt về tôn giáo D Tác động từ chủ nghĩa khủng bố
Câu 25 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan hệ đối thoại, hợp tác và hội nhập giữa tổ chức ASEAN với ba
nước Đông Dương từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX là
A do cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt B do đây là xu thế chung của thế giới
C vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết D tác động của xu thế Toàn cầu hóa
Câu 26 Đâu là nguyên nhân đã thúc đẩy Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
A Quan hệ ASEAN và Việt Nam chuyển sang đối thoại, hợp tác
B Đây nội dung trong chính sách đối ngoại được Liên Xô đồng ý
C Tất cả các nước Đông Nam Á đã gia nhập vào tổ chức ASEAN
D Tổ chức ASEAN phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam
Câu 27 Nội dung nào sau đây không phản ánh vai trò của tổ chức ASEAN đối với khu vực Đông Nam Á?
A Là nhân tố hàng đầu đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực
B Quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực
C Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước ở trong khu vực
D Thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế của các nước thành viên ASEAN
Câu 28 Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là
A khai thác vốn đầu tư, khoa học - công nghệ
B giao lưu, học hỏi về văn hóa, giáo dục, y tế
C tiếp thu những kinh nghiệm quản lý sản xuất
D được mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa
Câu 29 Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của tổ chức ASEAN đối với việc bảo vệ hòa bình, ổn định
ở khu vực và Biển Đông?
A Đoàn kết nhất trí và thể hiện vai trò, tinh thần trách nhiệm cao
B Khẳng định các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và ASEAN
C Lên án, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền các quốc gia
D Dùng biện pháp quân sự để bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực
Câu 30 Nội dung nào không phản ánh đúng những cơ hội khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
A Thu hút vốn đầu tư và khoa học - công nghệ tiên tiến
B Tăng cường giao lưu về mọi mặt và mở rộng thị trường
C Đẩy mạnh được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D Tranh thủ viện trợ để giải quyết khó khăn ở trong nước
Câu 31 Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là
A chịu sự cạnh tranh quyết liệt B tụt hậu về kinh tế, công nghệ
Trang 22C sử dụng nguồn vốn bất hợp lý D điểm xuất phát thấp về kinh tế.
Câu 32 Từ sự phát triển kinh tế của Xin-ga-po ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Việt Nam có thể rút ra bài học
kinh nghiệm gì để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
A Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
B Chú trọng phát triển ngành công nghệ phần mềm
C Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại
D Coi trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
Câu 33 Đâu là nhận xét đúng về vai trò của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế ?
A Liên minh chính trị - kinh tế chiến lược của khu vực Đông Nam Á
B Diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương
C Liên minh hợp tác toàn diện, hiệu quả của khu vực Đông Nam Á
D Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất của châu Á
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI
Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN:
1 Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa binh và thịnh vượng.
2 Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
3 Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính, ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)
a ASEAN thành lập nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á
b Tổ chức ASEAN ra đời trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế
c ASEAN hiện nay đã phát triển trở thành tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất hành tinh
d Quan hệ giữa các quốc gia thành viên trong ASEAN là bình đẳng và hợp tác tích cực
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, yêu cầu hợp tác khu vực trở nên cấp thiết Xu thế khu vực hóa trên thế giới những
50,60 của thế kỷ XX cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau Mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc bên ngoài đã có sự can dự vào khu Đông Nam Á Sự xuất hiện những nhân tố mới này đã trở thành cơ sở để thành lập nên một tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia ở Đông Nam Á.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống trang 23)
a Tư liệu nói về mục đích hoạt động và quá trình thành lập tổ chức ASEAN
b ASEAN đã trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á
c ASEAN ra đời trong bối cảnh ở các cường quốc can thiệp vào Đông Nam Á
d Tổ chức ASEAN ban đầu gồm có 5 nước, trong đó Thái Lan là nước lãnh đạo
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính, ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 24)
a Tư liệu khẳng định tôn chỉ thành lập và mục đích hoạt động của tổ chức ASEAN
b ASEAN hoạt động dựa trên tôn chỉ và mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc
c ASEAN là tổ chức liên minh khu vực hợp tác ban đầu về kinh tế, văn hóa, xã hội
d ASEAN ra đời đã tạo ra cơ chế thúc đẩy hòa bình và ổn định các vấn đề ở châu Á
Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra
Trang 23sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21)
a ASEAN ra đời khi thế giới đang chứng kiến xu thế khu vực hóa và Toàn cầu hóa
b ASEAN ra đời nhằm hợp tác khu vực và hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài
c Các nước Đông Nam Á hợp tác khu vực để cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc
d Cùng với Liên hợp quốc, ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực ra đời sớm và thành công
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan; Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a Tuy nhiên, các tổ chức này chi tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan
hệ song phương giữa một số nước thành viên
Sau các cuộc thảo luận về việc thành lập tổ chức khu vực, ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bộ Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN).”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)
a Tiền thân của ASEAN là tổ chức Hiệp hội Đông Nam Á và MAPHILINDO
b Sau khi thành lập, tổ chức ASEAN gặp phải những bất đồng trong quan hệ
c ASEAN ra đời năm 1967 với số thành viên chính thức ban đầu là năm nước
d ASEAN ra đời trong bối cảnh cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam diễn
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ASEAN được thành lập nhằm mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thé giới, phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Để thực hiện mục tiêu mở rộng thành viên bao gồm tất cả các nước trong khu vực, ASEAN phải trải qua hành trình hơn 30 năm để đưa ASEAN 5 trở thành ASEAN 10 Quá trình mở rộng ASEAN phù hợp với mong muốn, lợi ích của mỗi thành viên, đảm bảo hòa bình, ổn định của cả khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22, 23)
a Khi ASEAN ra đời, Đông Nam Á đã trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng
b Khi mới thành lập ASEAN có 5 thành viên, đến năm 2023 số thành viên tăng lên 10
c Quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài nhưng không gặp trở ngại
d ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực toàn diện với mục tiêu hòa bình, ổn định, tự do
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 với 5 quốc gia thành viên Đến năm 2015, ASEAN đã phát triển, trở thành một cộng đồng với sự gắn kết của 10 quốc gia ASEAN không chỉ tạo nên những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia thành viên, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác và cấu trúc khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương ASEAN có quan hệ hợp tác đa phương với nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 22)
a ASEAN ra đời năm 1967 với số thành viên ban đầu là năm nước
b ASEAN là một cộng đồng bao gồm tất cả quốc gia ở Đông Nam Á
c Khi mới ra đời, ASEAN có vai trò quan trọng ở khu vực và châu Á
d Mục tiêu của tổ chức ASEAN là hòa bình, ổn định và thịnh vượng
Câu 8 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình vàổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn
đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính, ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)
a Tư liệu khẳng định tôn chỉ thành lập và mục đích hoạt động của tổ chức ASEAN
b ASEAN hoạt động dựa trên tôn chỉ và mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc
Trang 24c ASEAN là tổ chức liên minh khu vực hợp tác ban đầu về kinh tế, văn hóa, xã hội
d ASEAN ra đời đã tạo ra cơ chế thúc đẩy hòa bình và ổn định các vấn đề ở châu Á
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quá trình hình thành và phát triển, ASEAN có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới chỉ sau EU Đến năm
2022, đã có hơn 90 quốc gia ngoài ASEAN đã bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh Ban Thư ký ASEAN; 54 Ủy ban ASEAN tại các nước và các tổ chức quốc tế được thành lập Năm 2022, ASEAN có quan hệ với 11 đối tác đối thoại.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 27)
a ASEAN góp phần quan trọng tạo dựng hòa bình, an ninh, ổn định ở Đông Nam Á
b ASEAN là tổ chức khu vực lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU)
c Tính đến năm 2022, ASEAN đã có 11 thành viên, có quan hệ với hơn 90 quốc gia
d ASEAN đã thành lập Ủy ban và có quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan: Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên Vào nửa sau những năm 60, các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ về sự cần thiết của việc hợp tác khu vực, đồng thời quan hệ giữa các nước có những diễn biến thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức khu vực.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21, 22)
a Tổ chức liên kết khu vực ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi xu hướng khu vực hóa
b Tiền thân của ASEAN là hai tổ chức: Hiệp hội Đông Nam Á và MAPHILINDO
c ASEAN thành lập trong bối cảnh các nước lớn tăng cường ảnh hưởng vào khu vực
d Các nước Đông Nam Á muốn thành lập tổ chức khu vực để tranh giành ảnh hưởng
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng
cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) ASEAN phát triển số lượng thành viên 5 lên 10 nước ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị,
an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.”
Tư liệu 2: “Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập Hiệp ước Ba-li được kỳ két cao nhất kết năm 1976 là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN, thể hiện cam các nước thành viên nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22)
a Sự kiện đánh dấu hoạt động khởi sắc của ASEAN là Hiệp ước Ba-li (1976)
b Tại Hiệp ước Ba-li, số thành viên của ASEAN tăng từ 5 lên 10 thành viên
c Cơ chế hoạch định chính sách của ASEAN là hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
d Chính sách đối ngoại của các thành viên ASEAN là ha bnh, tự do, trung lập
Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” Tháng 10/1990, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-các nô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.”
(Sách giáo khoa lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 21)
a Đoạn tư liệu trên đang nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN
b Câu nói của Thủ tướng Thái Lan ở tư liệu trên liên quan đến vấn đề Cam-pu-chia
c Năm 1995, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN
d Việc Việt Nam gia nhập đã đánh dấu ASEAN trở thành tổ chức khu vực phát triển
Trang 25Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Giai đoạn 1999 - 2015: ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ tính xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (2009): Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCO)
Giai đoạn 2015 - nay: năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, tiếp tục phát huy vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hòa bình và phát triển.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 26)
a Khi mới thành lập, ASEAN hợp tác trên 3 trụ cột chính là APSC, AEC và ASCO
b Năm 2007, Cộng đồng ASEAN được thành lập và hoạt động dựa trên ba trụ cột
c Tại các diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN có vị thế trung tâm
d ASEAN trải qua nhiều giai đoạn phát triển với sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quá trình hình thành và phát triển, ASEAN có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới chỉ sau EU Đến năm
2022, đã có hơn 90 quốc gia ngoài ASEAN đã bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh Ban Thư ký ASEAN; 54 Ủy ban ASEAN tại các nước và các tổ chức quốc tế được thành lập Năm 2022, ASEAN có quan hệ với 11 đối tác đối thoại.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 27)
a ASEAN đã góp phần tạo ra môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á
b Đến năm 2022, có hơn 90 quốc gia được kết nạp là thành viên của tổ chức ASEAN
c ASEAN là tổ chức khu vực thành công, có vai trò quan trọng ở khu vực và thế giới
d Sự phát triển của ASEAN gắn liền với quá trình mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng Màu xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)
a Lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng
b Lá cờ là biểu tượng cho một tổ chức khu vực thống nhất, hữu nghị và đoàn kết
c Các quốc gia thành viên ASEAN đều có quốc kỳ thể hiện biểu trưng của tổ chức
d Khi thành lập Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước trong khu vực đều là thành viên
Câu 16 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Trong cuốn sách Kỳ diệu ASEAN - Chất xúc tác cho hòa bình (The ASEAN miracle, A
Catalyst for Peace), xuất bản vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức ASEAN (1967 - 2017), các tác giả cho rằng thành công của ASEAN là một điều kỳ diệu và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi các khu vực đang phát triển khác noi gương sự thành công của ASEAN để tạo ra hòa bình, thịnh vượng.”
Tư liệu 2: “Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN là dấu mốc quan trọng trong sự
phát triển của ASEAN Đây không chỉ là sự tăng thêm về số lượng thành viên mà còn đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành “ngôi nhà chung” của các quốc gia Đông Nam Á.”
a Tư liệu 1 khẳng định ASEAN là một thành công của hợp tác khu vực trên thế giới
b Tư liệu 2 khẳng định khi Việt Nam gia nhập, ASEAN đã thành tổ chức toàn khu vực
c ASEAN góp phần quan trọng tạo dựng hòa bình, an ninh, ổn định ở Đông Nam Á
d Việc Việt Nam gia nhập đã đánh dấu ASEAN trở thành tổ chức khu vực phát triển
BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC PHẦN 1 TRÁC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Ý tưởng xây dựng cộng đồng ASEAN xuất hiện từ
A ASEAN mới thành lập (1967) B khi Chiến tranh lạnh kết thúc
C khủng hoảng năng lượng (1973) D khủng hoảng tài chính (1997)
Câu 2 Cộng đồng ASEAN chính thức được xây dựng từ
A hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức (1997)
Trang 26B hội nghị thường niên Ngoại trưởng ASEAN (2000)
C đại hội đại biểu toàn bộ các nước thành viên (1998)
D cuộc họp bất thường xem xét vấn đề Mianma (1999)
Câu 3 Một trong những văn kiện được các nước ASEAN thông qua nhằm định hướng cho sự phát triển trong
tương lai của tổ chức là
A tuyên bố Băng-cốc (1967) B tầm nhìn ASEAN 2020 (1997)
C hiến chương ASEAN (2007) D hiệp ước Ba-li (1976)
Câu 4 Một trong những nội dung phản ánh nguyện vọng của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng
ASEAN là
A một khu vực Đông Nam Á hữu nghị, hợp tác
B thiết lập một liên minh quân sự Đông Nam Á
C đoàn kết, hợp tác gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp
D liên kết, hợp tác toàn diện chặt chẽ về mọi mặt
Câu 5 Một trong những nội dung hợp tác của Cộng đồng ASEAN là:
A quân sự B đối ngoại C kinh tế D dân chủ
Câu 6 Mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN là
A biến ASEAN thành tổ chức hợp tác mạnh nhất
B các nước đoàn kết giúp đỡ nhau khi bị xâm lược
C củng cố khối đoàn kết của ASEAN trên vấn đề quân sự
D đưa ASEAN trở thành một cộng đồng ràng buộc hơn
Câu 7 Đâu là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN?
A Hiến chương ASEAN
B Tuyên bố Băng - cốc
C Hiến chương Liên hợp quốc
D hiệp ước Ba-li 1976
Câu 8 Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là
A kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN
B tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia)
C lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015)
D hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội
Câu 9 Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại
A hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (2020)
B hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 (2009)
C hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004)
D hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 (2005)
Câu 10 Ngày 22-11-2015, tuyên bố Cua-la Lăm-pơ được ký kết đã đánh dấu
A Cộng đồng ASEAN được thành lập
B khu vực Đông Nam Á giành độc lập
C sự phát triển nhảy vọt của ASEAN
D ASEAN hoàn thành mở rộng thành viên
Câu 11 Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột?
Câu 13 Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng từ khi
A Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập
B Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004)
C Tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia) D Hội nghị cấp cao của ba nước Đông Dương
Câu 14 Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá
trình xây dựng và phát triển là
A sự đa dạng về chế độ chính trị B gặp những khó khăn về địa lý
C một số quốc gia không có biển D khí hậu ngày càng khắc nghiệt
Câu 15 Một trong những thách thức về kinh tế mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt
Trang 27trong quá trình xây dựng và phát triển là
A sự đa dạng về chế độ chính trị B sự xung đột lãnh thổ, biên giới
C chênh lệch trình độ phát triển D những vấn đề lịch sử sâu xa
Câu 16 Năm 2021, nền kinh tế ASEAN đứng vị trí thứ mấy trên thế giới?
A 5 B 7 C 9 D 3
Câu 17 Vấn đề Biển Đông có tác động như thế nào đến sự hợp tác và phát triển của Cộng đồng ASEAN?
A Thách thức lớn đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN
B Cần tập hợp sự đoàn kết của các nước ASEAN để giải quyết
C Giúp các nước Đông Nam Á trở thành một khối thống nhất
D Xóa bỏ những mâu thuẫn để cùng nhau hợp tác và phát triển
Câu 18 Một trong những khó khăn mà các nước Đông Nam Á phải đương đầu khi quyết định xây dựng Cộng
đồng chính trị - an ninh (APSC) là
A các quốc gia thành viên ASEAN từ chối tham gia
B gây mối nghi ngờ cho các cường quốc láng giềng
C ảnh hưởng đến chủ quyền của quốc gia, dân tộc
D tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 19 Tính chất của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là
A phi quân sự B phi hạt nhân C phòng thủ chung D liên minh quân sự
Câu 20 Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của Cộng đồng chính trị- an ninh (APSC) là
A tôn trọng quyền con người B tuân thủ luật pháp quốc tế
C thực hiện tự do, dân chủ D đảm bảo hòa bình, an ninh
Câu 21 Hiện nay, mối đe dọa tiềm tàng đến an ninh của các quốc gia Đông Nam Á là
A sự khác biệt về thể chế chính trị B chênh lệch về trình độ phát triển
C vấn đề tranh chấp ở Biển Đông D xung đột biên giới trên đất liền
Câu 22 Trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cho tỉnh hình Biển Đông trở nên
căng thẳng?
A Sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc
B Nhiều ngư dân Việt Nam khai thác trộm hải sản
C Vấn đề cướp biển ngày càng trở nên khó lường
D Nạn ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng
Câu 23 Văn bản đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch
sử là
A Tầm nhìn ASEAN 2025 B Tầm nhìn ASEAN 2020
C Hiến chương ASEAN D Hiệp ước Ba-li (1976)
Câu 24 Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng kinh
tế ASEAN?
A thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí
B giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội
C xây dựng một ASEAN giàu có, không vũ khí hạt nhân
D đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới
Câu 25 Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi
xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN?
A thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí
B xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước ASEAN
C xây dựng một ASEAN giàu có, không có vũ khí hạt nhân
D đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới
Câu 26 Nội dung nào sau đây là thách thức chung mà Cộng đồng ASEAN đang phải tìm ra giải pháp ứng phó?
A Âm mưu xâm lược của Trung Quốc B Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản
C Âm mưu bá chủ thế giới của nước Mỹ D Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
Câu 27 Nhận định nào sau đây đúng khi đánh giá về triển vọng của Cộng đồng ASEAN
A trở thành một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới
B quá trình nhất thể hóa của Cộng đồng ASEAN diễn ra trong tương lai gần
C đã xây dựng cộng đồng Chính trị - An ninh để trở thành đối trọng với Mỹ
D Trung Quốc đang tìm mọi cách chia rẽ Cộng đồng ASEAN liên kết với Mỹ
Câu 28 Tham gia vào Cộng đồng ASEAN sẽ đem lại những cơ hội nào cho Việt Nam để tiến hành xây dựng
kinh tế đất nước?
Trang 28A Nhận được sự đầu tư về vốn, tiếp thu khoa học công nghệ.
B Có thêm lực lượng đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
C Nâng cao vị thế quốc tế để gia nhập vào Hội đồng bảo an
D Khắc phục được tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu
Câu 29 Nội dung nào sau đây là thách thức Việt Nam phải ứng phó khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN?
A Nguy cơ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông
B Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực
C Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu tăng lên
D Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ có thể bùng nổ
Câu 30 Nội dung nào sau đây là những việc mà Cộng đồng ASEAN cần thực hiện để đạt được những mục tiêu
đề ra?
A Xóa bỏ đi những hiềm khích, cân bằng lợi ích giữa các thành viên
B Quá trình liên kết cần sâu rộng hơn nữa nhất là an ninh và quân sự
C Xây dựng khối thị trường chung miễn thuế, không rào cản bảo hộ
D Miễn thị thực nhập cảnh cho tất cả công dân Cộng đồng ASEAN
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI
Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công đang là những thách
thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung.Các thách thức này có tính khu vực, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với đốitác bên ngoài.”
Tư liệu 2: “Để hiện thực hóa AEC, nhiều hiệp định, thoả thuận, sáng kiến đã được đàn phán, ký kết và
thực hiện, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN(AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), nhằm tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư và lao động trong khối ASEAN.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22, 25,
a Tư liệu 1 nói về những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt hiện nay
b Tư liệu 2 nói về cách thức giải quyết những thách thức nêu ra ở tư liệu 1
c Tư liệu 2 nói về AEC, đây là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
d Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, cần hợp tác nội khối và với bên ngoài
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bên cạnh đó, những thách thức từ bên ngoài cũng tác động đến Cộng đồng ASEAN như: cạnh tranhảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế;biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã vàđang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)
a Tư liệu trên nói về những thách thức mà ASEAN đang phải đối diện hiện nay
b Để vượt qua thách thức, ASEAN không được liên kết với các nước ngoài khu vực
c Ô nhiễm môi trường và dịch bệnh là hai thách thức lớn nhất mà ASEAN đối mặt
d Để vượt qua những thách thức, các thành viên ASEAN cần hợp tác và đoàn kết
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Về triển vọng, ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả batrụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới Về đối ngoại, ASEAN cóquan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, đồng thời có uy tín, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thếgiới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 30.)
a Ba trụ cột hợp tác ngày nay của ASEAN là kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội
b ASEAN đã trở thành tổ chức hợp tác khu vực phát triển và năng động nhất trên thế giới
c ASEAN đã có quan hệ hợp tác rộng mở với tất cả các đối tác ở khu vực và trên thế giới
d Uy tín và vị thế của ASEAN ngày càng cao vì có mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu Câu 4 Đọc đoạn
tư liệu sau đây:
“Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội (2020) đã nhất trí thông qua việc xây dựng Tầm nhìnCộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới việc gắn kết chặt chẽ các nội dụng hợp tác trên cả ba trụ cột(Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội), đồng thời bổ sung nhữngnội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh ”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)
Trang 29a Đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN đã được thành lập với hợp tác ở ba trụ cột.
b Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
c Hợp tác Chính trị - an ninh là nội dung quan trọng nhất của Cộng đồng ASEAN
d Cộng đồng ASEAN đang xây dựng quá trình nhất thể hóa về chính trị, kinh tế
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong giai đoạn 2009 - 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lậpcủa Cộng đồng ASEAN Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giaiđoạn 2 Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, ký Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ,chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 24.)
a Đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN đã được thành lập với hợp tác ở ba trụ cột
b Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
c Cộng đồng ASEAN có mục tiêu nhất thể hóa về chính trị, kinh tế và tài chính
d Cộng đồng ASEAN đánh dấu sự hợp tác giữa các thành viên lên tầm cao mới
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hợp tác quốc phòng ASEAN từng bước được đa dạng hóa qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòngASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+) Hợp tác bảo đảm an ninh biển được thúc đẩy theo khuônkhổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF) Các cơ chế hợp tác nàyđang góp phần củng cố hòa bình trong khu vực Tại Hội nghị mở rộng Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nướcASEAN lần thứ 20 (2023), lần đầu tiên ASEAN đề ra kế hoạch tổ chức tập trận chung.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều trang 25.)
a Hợp tác quốc phòng của ASEAN nhằm mục đích giữ vững ổn định, hòa bình khu vực
b ASEAN đẩy mạnh hợp tác quốc phòng nhằm tiến tới thành lập tổ chức quân sự chung
c Vấn đề an ninh biển Đông là một trong những nội dung chủ yếu của hợp tác quốc phòng
d Từ năm 2015, ASEAN tổ chức các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng quốc phòng
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế
độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ songphương Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển, giữa các nước gây khó khăn trong hợp tácnội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.)
a Các nước ASEAN có những khác biệt về chế độ chính trị
b Tất cả các nước ASEAN đều có mâu thuẫn trong quan hệ
c Sự chênh lệch về kinh tế gây khó khăn cho hợp tác nội khối
d Để giải quyết khó khăn, cần nhất thể hóa về chính trị, kinh tế
Câu 8 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nỗ lực tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khuvực thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới để các quốc gia trong khu vựcsống hòa bình với nhau và với thế giới trong một môi trường bình đẳng, dân chủ, hòa hợp
Nội dung chính của APSC bao gồm: hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị chuẩn mựcchung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; xây dựng một khu vựcnăng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30.)
a Cộng đồng chính trị - an ninh là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
b Để xây dựng APSC, các nước ASEAN tập hợp thành liên minh quân sự chung
c Mục tiêu của APSC là tạo ra môi trường khu vực bình đẳng, dân chủ, hòa hợp
d Hợp tác chính trị - an ninh là nội dung quan trọng nhất trong nội khối ASEAN
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AFC) hướng đến tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnhvượng và cạnh tranh cao, có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của cácluồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội
Nội dung chính của AFC bao gồm: tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; xây dựngmột khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều; đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30)
a Cộng đồng kinh tế ASEAN là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
b Để xây dựng AFC, các nước ASEAN cần nhất thể hóa về kinh tế, tài chính
Trang 30c Mục tiêu của AFC nhằm xây dựng khu vực cạnh tranh và phát triển đồng đều
d Hợp tác kinh tế là nội dung quan trọng nhất trong hợp tác nội khối ASEAN
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) hướng đến xây dựng một cộng đồng lấy con người làmtrung tâm, xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASC chú trọng gìn giữ vàphát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn hóa, đề cao nguyên tắc thống nhấttrong đa dạng
Nội dung chính của ASCC bao gồm: chú trọng phát triển con người; xây dựng cộng đồng các xã hộiđùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực; đảm bảo môi trường bền vững; tăng cường nền tảng gắn kết xãhội của khu vực; tạo dựng bản sắc ASEAN.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 30)
a Cộng đồng Văn hóa - xã hội là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
b Để xây dựng ASCC, các nước ASEAN cần tạo dựng nền văn hóa chung nhất
c Mục tiêu của ASCC nhằm phát triển con người, gắn kết xã hội, tạo dựng bản sắc
d Hợp tác văn hóa - xã hội là nội dung quan trọng nhất trong hợp tác của ASEAN
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và pháttriển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa -
Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới Sự hình thành Cộngđồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời,chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới - giai đoạn củng cốvững mạnh Cộng đồng hướng tới các mục tiêu liên kết cao hơn với những lợi ích cụ thể, thiết thực cho cả khuvực và từng nước thành viên mà bao trùm là giữ được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển vàthịnh vượng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 31)
a Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
b Cộng đồng ASEAN ra đời đánh dấu sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn mới
c Cộng đồng ASEAN có mục tiêu là vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng
d Cộng đồng ASEAN có ba trụ cột, trong đó chính trị - an ninh là quan trọng nhất
Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng hiệp hội thành một tổ chức hợp tác
liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN Cộng đồngASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tácrộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.”
Tư liệu 2: “Tháng 02 - 2009, ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn
từ 2009 - 2015, kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN(APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC).”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 29, 30)
a Tư liệu 1 khẳng định ASEAN sẽ là tổ chức liên Chính phủ, có luật pháp chung
b Tư liệu 2 đề cập đến lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột
c Cộng đồng ASEAN là sự phát triển và hợp tác cao dựa trên cơ sở pháp lý chung
d Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Theo Tầm nhìn ASEAN 2020: “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận
thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bảnsắc chung của khu vực”
Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác
kinh tế và hợp tác văn hóa - xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình,
ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 25, 26)
a Tư liệu 1 khẳng định tất cả các nước Đông Nam Á đã tham gia vào Cộng đồng ASEAN
b Tư liệu 2 khẳng định Cộng đồng ASEAN sẽ bao gồm ba trụ cột hợp tác và nhất thể hóa
c Mục đích của Cộng đồng là xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng
d Theo tầm nhìn ASEAN 2020, Đông Nam Á sẽ trở thành cộng đồng gắn bó bằng bản sắc
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trang 31Tư liệu 1: “Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm
2020 Đến năm 2007, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12, lãnh đạo ASEAN nhất trí sẽ đạt mục tiêu nàyvào năm 2015 (thay vì đến năm 2020) Văn bản Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) đượcthông qua năm 2009 trình bày hơn 800 biện pháp và hoạt động cụ thể nhằm xây dựng ASEAN thành một cộngđồng gắn kết hơn về chính trị, hợp tác kinh tế và có trách nhiệm xã hội với người dân.”
Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt
được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, ; từng bước gắn kết các quốc gia ĐôngNam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 25, 28-29)
a Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN được đẩy nhanh và thực hiện sớm hơn dự kiến
b Trong Cộng đồng ASEAN, hợp tác trụ cột là chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội
c Cộng đồng ASEAN đã trở thành một quốc gia Đông Nam Á năng động và thịnh vượng
d Cộng đồng ASEAN là sự hợp tác ở mức độ cao và hoàn thiện hơn so với tổ chức EU
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (2009 - 2015) bao gồm
ba nội dung chính: “Xây dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung; Tạo dựng một khu vựcgắn kết, hòa bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh toàn diện; Hướng tới một khu vực năngđộng và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng liên kết và tuỳ thuộc”
Tư liệu 2: “Sau khi AEC thành lập, hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN gia tăng nhanh chóng.
Thương mại giữa Việt Nam - ASEAN tăng từ hơn 41 tỉ USD (2016) lên hơn
70 ti USD (2021)."
Tư liệu 3: “Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (2009) xác định sáu nộidung chính bao gồm: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội Bình đẳng xã hội và các quyền; Bảođảm bền vững về môi trường; Xây dựng bản sắc ASEAN; Thu hẹp khoảng cách phát triển.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 27, 28)
a Ba đoạn tư liệu nêu trên đề cập đến ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
b Cộng đồng Chính trị - An ninh hướng tới xây dựng liên minh quân sự
c Cộng đồng Kinh tế thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN
d Cộng đồng Văn hóa - Xã hội thúc đẩy một ASEAN có chung bản sắc
Câu 16 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mục tiêu liên kết sâu rộng hơn; coi trọng hơn cơ sở pháp lý và người dân cũng như đoàn
kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; Mối quan hệ gắn kết và bổ trợ giữa ba trụ cột của cộng đồngđược thể hiện đậm nét qua các mục tiêu xuyên suốt (liên kết và gắn kết, dựa trên luật lệ, nâng cao năng lực,hướng tới người dân và phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, năng động và sáng tạo, phát triển bền vững,quan hệ rộng mở với bên ngoài trong lúc bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN)”
Tư liệu 2: “Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi
ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ về Chính trị - An ninh, Kinh tế vàVăn hóa - Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới Sự hìnhthành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN;đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới - giaiđoạn củng cố vững mạnh”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 31, 32)
a Tư liệu 1 khẳng định tầm nhìn và vai trò của Cộng đồng ASEAN sau khi thành lập
b Tư liệu 2 khẳng định Cộng đồng ASEAN đã trở thành tổ chức Thịnh vượng chung
c Cộng đồng ASEAN là sự phát triển mới, cao hơn, chặt chẽ hơn của tổ chức ASEAN
d ASEAN đã trở thành tổ chức đóng vai trò trung tâm trong các mối quan hệ quốc tế
BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 là
A Thanh Hóa B Quảng Nam C Hưng Yên D Cao Bằng
Câu 2 Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
là
A Cần Thơ B Hà Tiên C Móng Cái D Lai Châu
Câu 3 Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào dưới đây?
A Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội B Đã phát động cao trào kháng Nhật
Trang 32C Phát lệnh Tổng khởi nghĩa cả nước D Thống nhất lực lượng vũ Việt Nam.
Câu 4 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (14- 15/8/1945) đã thông qua kế
hoạch nào sau đây?
A Thống nhất các lực lượng vũ trang B Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội
C Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa D Giải phóng dân tộc trong năm 1945
Câu 5 Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra?
A Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ
B phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh
C Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
D Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
Câu 6 Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây?
A Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945)
B Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945)
C Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945)
D Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945)
Câu 7 Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?
A Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)
B Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945)
C Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945)
D Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946)
Câu 8 Theo những quy định tại hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho
A Anh B Pháp C Đức D Mỹ
Câu 9 Ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á khi đã tấn công
A quân Đức ở Béc-lin B đạo quân Quan Đông
C Nhật ở Đông Dương D tàn dư phát xít Đức
Câu 10 Trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, lực lượng thân Nhật nào sau đây tồn
tại ở Việt Nam?
A Bọn Việt Quốc và Việt Cách B Chính phủ kháng chiến Fulro
C Chính phủ Trần Trọng Kim D Nhà nước Tin Lành Đề-ga
Câu 11 Tổ chức cách mạng nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách
mạng tháng Tám giành được thắng lợi?
A Đảng Cộng sản Đông Dương B Đảng Cộng sản Việt Nam
C Đảng Lao động Việt Nam D Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 12 Hình thức đấu tranh nào sau đây không được tiến hành trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)?
A Quân sự B Chính trị C Binh vận D Nghị trường
Câu 13 Trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) nổ ra, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xây dựng được
căn cứ địa cách mạng nào sau đây?
A Việt Bắc B Đông Bắc C Tây Bắc D Nam Bộ
Câu 14 Cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám (1945) là
A Phong trào Đông Du B Phong trào Cần Vương
C Phong trào 1930 - 1931 D Phong trào 1936 - 1939
Câu 15 Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là
A những thắng lợi của khối Đồng minh
B sự chuẩn bị của Đảng trong 15 năm
C tinh thần đoàn kết của nhân dân
D sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc
Câu 16 Hành động thể hiện sự nhạy bén, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những chuyển biển
của tình hình thế giới vào đầu tháng 8/1945 là
A thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
B triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Trào
C đã gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến
D lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1
Câu 17 Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16 - 17/8/1945) đã thể hiện
A ý chí thống nhất đoàn kết và nguyện vọng của toàn dân
B cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi nhanh chóng
C chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng
Trang 33D quyết tâm phối hợp với phe Đồng minh để chống phát xít.
Câu 18 Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa
A Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được thắng lợi trong cả nước
B ảnh hưởng lớn và quyết định đến các địa phương trong cả nước
C đó là các cuộc khởi nghĩa hình mẫu trong Cách mạng tháng Tám
D đánh dấu Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi hoàn toàn
Câu 19 Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám được xác định trong khoảng thời gian từ khi
A Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
B Mỹ tuyên chiến với Nhật đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
C Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
D Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
Câu 20 Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn? A Giành được
chính quyền ở Hà Nội B Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị
C Khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước D Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Câu 21 Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã góp phần xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới?
A Cách mạng tháng Tám 1945 B Hiệp định Giơ ne vơ được ký
C Hiệp định Pa-ris được ký kết D Chính quyền Xô viết thành lập
Câu 22 Nguyên nhân nào sau đây là nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1945)?
A Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng B Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
C Nhật đầu hàng quân Đồng minh D Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô
Câu 23 Một trong những nội dung thể hiện vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Tổng khởi
nghĩa tháng Tám (1945) là
A lực lượng quyết định B lực lượng xung kích
C đoàn kết toàn dân tộc D chính đảng lãnh đạo
Câu 24 Lực lượng nào sau đây đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945)?
A Vũ trang B Chính trị C Trí thức D Nông dân
Câu 25 Lực lượng nào sau đây đóng vai trò xung kích, hỗ trợ cho lực lượng chính trị trong Cách mạng tháng
Tám (1945) là
A Vũ trang B Công nhân C Trí thức D Nông dân
Câu 26 Giai cấp đông đảo hăng hái nhất tham gia cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) là
A Vũ trang B Chính trị C Trí thức D Nông dân
Câu 27 Trong cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) nhân dân Việt Nam đã giành lại chính quyền từ trong tay kẻ
thù nào?
A Nhật B Anh C Pháp D Mỹ
Câu 28 Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám đã có tác động như thế nào đến phong
trào cách mạng thế giới?
A Làm thất bại chiến lược toàn cầu của Mỹ
B Cổ vũ phong trào cách mạng trên thế giới
C Góp phần cho sự ra đời của hơn 100 nước
D Xây dựng vững chắc thành trì cách mạng
Câu 29 Vì sao việc giành được chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác động quan trọng đến thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám (1945)?
A Đây là nơi đặt cơ quan đầu não của địch B Những tinh này giàu có, nhiều tài nguyên
C Lực lượng địch ở đây bố trí mỏng và yếu D Đã tiêu diệt hết lực lượng của quân Nhật
Câu 30 Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng
tháng Mười Nga (1917) là gì?
A Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước B Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít
C Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử D Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới
Câu 31 Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo Tổng khởi giành chính quyền năm 1945
của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A Phải xây dựng được khối liên minh công - nông, xây dựng đoàn kết quốc tế
B Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai và hợp pháp, nửa hợp pháp
C Phải chú ý xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để quyết định chiến trường
D Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, chớp thời cơ khởi nghĩa
Trang 34Câu 32 Bài học kinh nghiệm nào sau đây được Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra về tập hợp, tổ chức lực
lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông
B Giải quyết tốt những yêu cầu và nguyện vọng trước mắt của quần chúng
C Tập trung tất cả các lực lượng để tấn công nhiều kẻ thù cùng một lúc
D Triệt để tận dụng những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi
Câu 33 Một trong những bài học được rút ra từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là
A tận dụng, phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương
B kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang với sức mạnh của lực lượng quốc tế
C cần dự đoán chính xác và nhanh chóng nắm bắt thời cơ để giành thắng lợi
D linh hoạt, quyết đoán trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh ngoại giao
Câu 34 Nhận định “Cách mạng tháng Tám là ăn may, là lấp lỗ trống quyền lực” Đúng hay sai? Vì sao?
A Đúng, vì khi đó trên đất nước chưa hề có một chính quyền nào hợp pháp
B Đúng, vì quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng Minh chưa vào Đông Dương
C Sai, vì Đảng, nhân dân đã có sự chuẩn bị tốt, chu đáo suốt mười lăm năm
D Sai, vì Cách mạng tháng Tám đã nhận được sự hỗ trợ của phe Đồng minh
Câu 35 Nhận định nào sau đây đúng về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám 1945?
A Trực tiếp cùng với Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi
B Liên hệ với Trung Quốc, Liên Xô để tranh thủ sự ủng hộ cho cách mạng
C Lập và thông qua danh sách chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới
D Trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang đánh chiếm cơ quan đầu não kẻ thù
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI
Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộ địa, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc Góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuốc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đồng thời có ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh gia phóng dân tộc của Lào và Cam-pu-chia.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 32)
a Cách mạng tháng Tám đã góp phần đánh bại phát xít Nhật Bản
b Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình ở châu Á
c Cách mạng tháng Tám đã giải phóng Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
d Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ Đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Mở đầu kỷ nguyên mới:
kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, chuẩn
bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 32
a Cách mạng tháng Tám đã kết thúc chế độ thực dân và phong kiến ở Việt Nam
b Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam có hòa bình và tiến lên chủ nghĩa xã hội
c Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của giai cấp công nông và nhân dân
d Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ hoàn toàn những tàn tích của chế độ quân chủ
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, [Võ Nguyên] Giáp và binh sỹ của ông đón nhận sự ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương Những lá cờ đỏ sao vàng bay trên mọi làng ông đi qua Sau khi đến Gia Lâm, gần
Hà Nội những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường Sau một hồi tranh cãi, quân Nhật đã để cho họ đi qua Tinh thần dân chúng đã đổi thay khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội Các tội phạm đã biến mất Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 31)
a Tư liệu trên nói về những sự kiện liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
b Hà Nội đã giành chính quyền sau khi tiêu diệt hoàn toàn quân đội phát xít Nhật
c Quần chúng nhân dân đã giành sự ủng hộ rất to lớn cho các lực lượng cách mạng
Trang 35d Võ Nguyên Giáp là lãnh tụ tối cao của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam
Câu 4 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kỳ đài lá cờ vàng từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm đấu tranh anh dũng, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 33.)
a Tư liệu trên nói về sự kiện vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị tại thủ đô Hà Nội
b Sự kiện nhắc tới trong tư liệu diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 tại Huế
c Cách mạng tháng Tám đã chấm dứt chế độ quân chủ và mọi tàn tích của nó
d Sau cách mạng, chế độ quân chủ được phục hồi khi Pháp quay lại xâm lược
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 “chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi
đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 33.)
a Tư liệu trên nói về vai trò của Đảng Cộng sản trong lãnh đạo Cách mạng tháng Tám
b Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới
c Cách mạng tháng Tám đã giải phóng các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa ở châu Á
d Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền
Câu 6 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện (ngày 09 - 5 - 1945); Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si- ma (ngày 06 - 8 - 1945) và Na ga-xa-ki (ngày 09 - 8 - 1945) của Nhật Bản; Hồng quân Liên Xô tấn công quân đội Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc (ngày 08 - 8 -1945) Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (ngày 15 - 8 - 1945) Quân đội Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 34.)
a Tư liệu trên đề cập đến điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám
b Tư liệu trên nhấn mạnh sự kiện Nhật đầu hàng tạo ra điều kiện chủ quan thuận lợi
c Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công một phần nhờ việc “chớp đúng thời cơ”
d Trong Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã giành chính quyền từ quân phiệt Nhật
Câu 7 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhanh chóng giành thắng lợi trên cả nước là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân đã được tập dượt, chuẩn bị và trưởng thành qua các phong trào cách mạng 1930 -
1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 35.)
a Tư liệu trên nói về vai trò của Đảng Cộng sản trong lãnh đạo Cách mạng tháng Tám
b Qua ba phong trào cách mạng, Đảng đã chuẩn bị điều kiện chủ quan và khách quan
c Qua ba phong trào cách mạng, lực lượng của bạo lực cách mạng đã được chuẩn bị
d Cách mạng diễn ra nhanh chóng và thắng lợi hoàn toàn là do sự lãnh đạo của Đảng
Câu 8 Đọc các đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc
đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!"
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 37.)
Tư liệu 2: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao
động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng:
Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 35.)
a Tư liệu 1 trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
b Tư liệu 1 khẳng định, Việt Nam độc lập tự do là do chiến thắng của Đồng minh
c Tư liệu 2 khẳng định Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành đảng cầm quyền
Trang 36d Tư liệu 2 khẳng định Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 9 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi được chọn để cử hành lễ ngày độc lập đã thấy cuốn cuộn những dòng người chảy đến Đủ mặt các giới, các đoàn thể Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đăng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ Đến đây,
ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập của nước nhà ”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 34.)
a Tư liệu trên nói về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945
b Sự kiện trên diễn ra khi Cách mạng tháng Tám đã thành công trên phạm vi cả nước
c Sự kiện trên đã phân biệt về đẳng cấp, tín ngưỡng, giới tính và thế hệ của dân chúng
d Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được thành lập ngay sau sự kiện trên
Câu 10 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở
Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa Nhờ đó, khởi nghĩa diễn
ra nhanh chóng và ít đổ máu.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên Ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33.)
a Cách mạng tháng Tám có diễn tiến tương đối hòa bình, diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu
b Sau cách mạng, quân Nhật án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa
c Sự kiện đọc Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định sự thành công hoàn toàn của cách mạng
d Trong cách mạng tháng Tám, sự chuẩn bị lâu dài và chu đáo quyết định đến thành công
Câu 11 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tại Hà Nội, ngày 19/8/1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phu Khẩm sai Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện Đến tối cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Tại Huế, ngày 23, 8 hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 25 - 8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33.)
a Đến ngày 25/8/1945, Cách mạng tháng Tám thắng lợi trên phạm vi toàn quốc
b Tư liệu trên khẳng định nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi cách mạng
c Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang giữ vai trò hỗ trợ quần chúng
d Thắng lợi ở Huế (23/8/1945) đã chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ Việt Nam
Câu 12 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Hỡi đồng bào yêu quý!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Tư liệu 2: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc
đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 33, 37)
a Tư liệu 1 trích từ bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc năm 1945
b Tư liệu 2 trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945
c “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc” chỉ thời cơ ngàn năm có một của cách mạng
d Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân, phát xít
Câu 13 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi được chọn để cử
hành lễ ngày độc lập đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến Đủ mặt các giới, các đoàn thể Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế
Trang 37hệ, Đến đây, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập của nước nhà ”.
Tư liệu 2: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao
động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công,
đã nắm chính quyền toàn quốc”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33, 34)
a Tư liệu 1 đề cập đến sự kiện người dân Việt Nam dự lễ Độc lập đầu tiên năm 1945
b Tư liệu 2 khẳng định ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
c Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc và người dân Việt Nam
d Cách mạng tháng Tám đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương thành đảng cầm quyền
Câu 14 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Suốt dọc đường đi bộ về Hà Nội, [Võ Nguyên] Giáp và binh sĩ của ông đón nhận một sự
ủng hộ rầm rộ của dân chúng địa phương Những lá cờ đỏ sao vàng bay trê mọi làng ông đi qua Khi đến Gia Lâm, gần Hà Nội, những tiền đồn của quân Nhật đã chặn đường Sau một hồi tranh cãi, quân Nhật đã để cho
họ đi qua, Tinh thần dân chúng đã tha đổi khi họ biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội, Các tội phạm đã biến mất Ngay đến những vụ trộm và cướp giật cũng giảm hẳn”.
Tư liệu 2: “Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá
cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm, rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bị của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ, ”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cảnh diều, trang 32, 34)
a Tư liệu 1 nói về thái độ của người dân Việt Nam đối với chính quyền cách mạng
b Sự kiện diễn ra ở tư liệu 2 đã chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ của Việt Nam
c Cách mang thành công nhanh chóng và ít đổ máu là nhờ sự ủng hộ của quân Nhật
d Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa
Câu 15 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Trên thế giới, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc Đầu tháng 8-1945,
quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương Ngày 6 và ngày 9-8-1945,
Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản Cùng thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt độ quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.”
Tư liệu 2: Ở trong nước, quân Nhật rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang dao động Đảng
Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh, lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước (3-1945); ở nhiều địa phương, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 30, 31)
a Tư liệu 1 đề cập đến những điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa
b Tư liệu 2 đề cập đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng từ tháng 3-1945
c Trong Cách mạng tháng Tám, nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi
d Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo ra tình thế cách mạng hết sức thuận lợi
Câu 16 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đến ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.
Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra trong cả nước, góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyển khi thời cơ đến.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 32)
a Tư liệu đề cập đến điều kiện thuận lợi mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám
b Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
c Trong cao trào kháng Nhật, thời cơ cho tổng khởi nghĩa xuất hiện và chín muồi
d Khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, tình thế cách mạng đã xuất hiện
Câu 17 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trang 38Tư liệu 1: “Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống
chủ nghĩa phát xít, trực tiếp là quân phiệt Nhật, buộc Chính phủ Nhật phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, tạo thời cơ chín muồi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.”
Tư liệu 2: “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc; đập tan
ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, chấm dứt chế độ quân chủ hơn 1.000 năm ở Việt Nam, lập
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 36)
a Tư liệu 1 khẳng định điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám
b Tư liệu 2 đề cập nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
c Cách mạng tháng Tám đã lật đổ chế độ quân chủ, Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội
d Trong Cách mạng tháng Tám, Nhân dân Việt Nam góp phần giải trừ chủ nghĩa phát xít
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) PHẦN I TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1 Một trong những nội dung của tình hình thế giới khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của
nhân dân Việt Nam nổ ra là
A hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành
B cách mạng Cuba đã giành được thắng lợi
C xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện
D chiến lược toàn cầu của Mỹ đang thất bại
Câu 2 Một trong những nội dung của tình hình Việt Nam khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) nổ
ra là
A nhân dân đã giành quyền làm chủ đất nước
B nạn đói chưa được đẩy lùi gây khó khăn lớn
C phải đối phó với cả Tưởng, Anh, Mỹ, Pháp
D Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Câu 3 Một trong những khó khăn thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đương đầu sau thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám (1945) là
A các nước đế quốc bao vây, cấm vận kinh tế
B những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại
C quân đội các nước Đồng minh lũ lượt kéo vào
D quân Tưởng hỗ trợ cho Pháp đánh Nam Bộ
Câu 4 Để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã tấn công
A trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ B cơ quan Trung ương cục miền Nam
C căn cứ Củ Chi và địa đạo Vĩnh Mốc D cửa biển Thuận An và kinh đô Huế
Câu 5 Khi Pháp xâm lược Nam Bộ, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có hành động nào sau đây?
A Đã tiến hành đàm phán khẩn cấp với Pháp
B Tố cáo hành vi của Pháp đến Liên hợp quốc
C Đưa toàn bộ quân đội vào Nam chiến đấu
D Huy động cả nước để chi viện cho Nam Bộ
Câu 6 Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
A đoàn kết kháng chiến B vườn không nhà trống
C toàn dân kháng chiến D đánh nhanh thắng nhanh
Câu 7 Đâu là một trong những thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954)?
A Chiến thắng An Lão B Chiến thắng Việt Bắc
C Chiến thắng Cửa Việt D Chiến thắng Vạn Tường
Câu 8 Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch quân sự Nava (1953) là
A Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn B cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ C quânPháp thiệt hại hết sức nặng nề D Mỹ ép Pháp kết thúc nhanh chiến tranh
Câu 9 Trong giai đoạn một của kế hoạch Nava, Pháp tiến hành phòng ngự ở
A Bắc Bộ B Nam Bộ C Đà Nẵng D Trung Bộ
Câu 10 Một trong những nội dung của phương hướng tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 buộc
Pháp phải
A tập trung lực lượng B phân tán lực lượng
C chiếm đất giành dân D đánh nhanh rút gọn
Câu 11 Tháng 11-1953, khi phát hiện bộ đội Việt Nam tiến lên Tây Bắc, Nava đã điều quân chiếm giữ
Trang 39A Bắc Tây Nguyên B Đông Nam Bộ
C Điện Biên Phủ D Tây Trường Sơn
Câu 12 Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
A tiêu diệt sinh lực địch B kết thúc chiến tranh
C mở rộng căn cứ địa D liên lạc với bên ngoài
Câu 13 Sau Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951), Đảng Cộng sản Đông Dương có tên gọi là
A Đảng Lao động Việt Nam B Việt Nam quốc dân đảng
C An Nam Cộng sản đảng D Đông Dương Cộng sản đảng
Câu 14 Chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu đợt?
A 2 B 3 C 4 D 5
Câu 15 Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945
-1954) là
A sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng B viện trợ to lớn của Trung Quốc
C ba nước Đông Dương đoàn kết D phong trào phản đối chiến tranh
Câu 16 Một trong những nguyên nhân bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(12-1946) là do
A Pháp bội ước, buộc Việt Nam đầu hàng
B nhân dân Việt Nam quyết tâm chiến đấu
C Việt Nam có được giúp đỡ của Liên Xô
D Pháp không chấp nhận ký hiệp định mới
Câu 17 Một trong những cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối kháng chiến toàn dân là do
A Pháp đã suy yếu, tổn thất B truyền thống của dân tộc
C Mỹ đã hỗ trợ cho Pháp D tình hình thế giới yêu cầu
Câu 18 Thắng lợi nào của quân và dân Việt Nam đã đánh bại chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh của Pháp,
buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài?
A Tầm Vu (1948) B Biên Giới (1950) C Việt Bắc (1947) D Hòa Bình (1951)
Câu 19 Quân dân Việt Nam đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ sau thắng lợi của chiến
dịch nào sau đây?
A Tầm Vu (1948) B Biên Giới (1950) C Việt Bắc (1947) D Hòa Bình (1951) Câu 20 Pháp
đề ra kế hoạch Nava (1953) với mục đích chính là
A kết thúc chiến tranh trong danh dự B đưa được tù binh Pháp trở về nước
C tiêu diệt hoàn toàn bộ đội Việt Nam D thành lập Liên bang Đông Dương
Câu 21 Một trong những mục đích của Pháp khi đưa quân tấn công lên Việt Bắc (1947) là
A kết thúc chiến tranh trong danh dự B đưa được tù binh Pháp trở về nước
C tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến D thành lập Liên bang Đông Dương
Câu 22 Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có hạn chế nào sau đây?
A Chỉ có thể tiếp tế bằng đường không B Quá đông quân trên một địa bàn nhỏ
C Các cứ điểm không bố trí vững chắc D Hỏa lực chi viện của Pháp rất yếu
Câu 23 Vì sao các tướng lĩnh Pháp, Mỹ nói “Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm”?
A Đây là một căn cứ quân sự lớn nhất ở châu Á
B Có lực lượng đặc nhiệm Mỹ đóng chốt, chi viện
C Quân đông, vũ khí hiện đại, cứ điểm kiên cố
D Mỹ sẵn sàng dùng bom nguyên tử hỗ trợ Pháp
Câu 24 Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 là
A kháng chiến và kiến quốc B kháng chiến và lao động
C chiến đấu và sản xuất D kháng chiến và cải cách
Câu 25 Âm mưu chính của Pháp - Mỹ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là nhằm
A thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Nam
B bảo vệ vùng Tây Bắc, khóa chặt biên giới
C giành lại thế chủ động trên chiến trường
D ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam và Lào
Câu 26 Một trong những điểm chung của kế hoạch Rơ ve (1949), kế hoạch Đờ Lát Đô Tatxinhi (1950) và kế
hoạch Nava (1953) là đều nhằm
A khóa chặt biên giới Việt - Trung B kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược
C thành lập chính phủ tay sai bù nhìn D giành thế chủ động trên chiến trường
Trang 40Câu 27 Một trong những điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945
- 1954) của quân và dân Việt Nam là
A củng cố căn cứ địa Việt Bắc B tiêu diệt bộ phận sinh lực địch
C giải phóng Tây Bắc, Trung Lào D để đánh bại kế hoạch bình định
Câu 28 Một trong những điểm mới trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2
-1951) là
A đã nghe và thông qua Báo cáo chính trị
B xác định nhiệm cách mạng từng miền
C đã đưa Đảng ra hoạt động công khai
D tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng
Câu 29 Đâu là bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được tiếp tục vận dụng
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)?
A Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
B Kiên trì nguyên tắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
C Thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ chiến lược
D Tham gia khối liên minh quân sự của Liên Xô
Câu 30 Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) vẫn còn
nguyên giá trị đến ngày nay?
A Phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân
B Xây dựng nhiều tập đoàn quân chiến đấu
C Thực hiện cùng lúc bốn nhiệm vụ chiến lược
D Tham gia khối liên minh quân sự của Liên Xô
PHẦN II TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI Câu 1 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức như: đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phá kho tàng, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố.
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành, kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ Hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến” cùng với nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 39.)
a Tư liệu nói về giai đoạn trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ
b Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
c “Nam Tiến” là những đoàn quân từ phía Bắc vào chiến đấu cùng nhân dân Nam Bộ
d Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
Câu 2 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tháng 02/1951, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương
đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” Sau đó, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt (3/1951) nhằm củng cố sức mạnh đoàn kết
thống nhất toàn dân tộc; đồng thời, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành (11/3/1951) nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 41)
a Tại Đại hội lần thứ hai, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền
b Sau Đại hội, Đảng Cộng sản Đông Dương đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam
c Mặt trận Liên Việt ra đời nhằm đoàn kết ba dân tộc Đông Dương để chống Pháp
d Liên minh Việt - Miên - Lào là tổ chức chính trị của Đảng Lao động Việt Nam
Câu 3 Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho việc đàm phán và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (ngày 21-7-1954).”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chân trời sáng tạo, trang 44)