1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bước đầu nghiên cứu làm thức ăn khô dạng viên cho cá betta

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bước đầu nghiên cứu làm thức ăn khô dạng viên cho cá Betta
Tác giả Phan Thị Đoạn Thuận
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Ngọc Thanh
Trường học Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Nhưng ngày nay cuộc sống được nâng lên, cộng với sự phát triển của nhiều ngành công nghệ hiện đại thì bên cạnh số lượng các loại cá cảnh tăng cao cộng thêm vào đó là chất lượng, đa dạng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN NGÀNH NUÔI CÁ CẢNH CỦA VIỆT NAM 5

2.2 TỔNG QUAN CÁ BETTA 6

2.2.1 Đặc điểm sinh học của cá betta 8

2.2.1.1 Phân loại và phân bố cá betta tại Việt Nam 8

2.2.1.2 Phân loại cá betta 10

2.2.2 Tổng quan về thức ăn cho cá kiểng 17

2.2.2.1 Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn 18

2.2.2.2 Phân loại thức ăn cho cá cảnh 20

2.2.2.3 Các chất giúp tăng màu sắc của cá cảnh 25

2.2.2.4 Các phương pháp sản xuất thức ăn cho cá kiểng 27

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 NGUYÊN LIỆU - VẬT LIỆU 32

3.1.1 Nguyên liệu 32

3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị thí nghiệm 32

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 33

3.2.1 Thí nghiệm 1: Phối chế thức ăn với công thức nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng khác nhau 33

3.2.2 Thí nghiệm 2: Phân tích hàm lượng dinh dưỡng của các công thức phối chế 40

3.2.2.1 Cách tiến hành phân tích hàm lượng đạm tổng số 41

3.2.2.2 Cách tiến hành phân tích hàm lượng tro 44

Trang 3

3.2.2.4 Cách tiến hành phân tích độ ẩm : bằng phương pháp trọng lượng

46 3.2.3 Thí nghiệm 3 : thử nghiệm trên cá beta 47

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHẢO SÁT LƯỢNG NƯỚC THÊM VÀO THÍCH HỢP ĐỂ ĐỊNH DẠNG BẰNG CÁCH ÉP VIÊN 49 4.2 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI CHẾ

TỪ BỘT ĐẬU NÀNH, BỘT CÁ, BỘT TRÙN QUẾ VÀ CAO NẤM MEN 56 4.3 THỬ NGHIỆM CHO CÁ BETTA ĂN 57

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN 63 KIẾN NGHỊ 63

Trang 4

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian những năm gần đây, cuộc sống của người dân Việt Nam đang từng bước được nâng cao chất lượng, song song với việc đó thì nhu cầu về giải trí từng bước được người dân hướng tới nhiều hơn, trong đó có cả lĩnh vực về cá cảnh, một thú vui đã có từ rất lâu nhưng mới thực sự phát triển nhanh trong thời gian gần đây

Những năm trước đây khi nhu cầu về sinh hoạt còn nhiều khó khăn thì việc nuôi, giải trí bằng cá cảnh thực sự là một vấn đề khó khăn và phải suy nghĩ với nhiều người, nó thực sự khá tốn kém và chỉ những người khá giả mới chọn Nhưng ngày nay cuộc sống được nâng lên, cộng với sự phát triển của nhiều ngành công nghệ hiện đại thì bên cạnh số lượng các loại cá cảnh tăng cao cộng thêm vào đó là chất lượng, đa dạng về hình thái, giá thành rẻ thì ngành công nghiệp cá cảnh hầu như đã được tiếp thị đến từng hộ gia đình Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành công nghiệp cá cảnh phát triển nhất, với số lượng dân cư đông đúc và mức sống được nâng cao thì đây là một đối tác lý tưởng của ngành cá cảnh Các thể loại cá cảnh đều có thể kiếm được tại thị trường này từ cá cảnh nước ngọt đến cá cảnh nước mặn, thậm chí cả các loại cá ngoại nhập

Trong đó có một loại cá cảnh đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta và đang từng bước được nâng cao chất lượng đó là cá Betta (Cá lia thia chọi) Một loài cá được khá nhiều người chơi cá cảnh lựa chọn do hình dạng và màu sắc của chúng rất đa dạng

Mặc dù hiện tại, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh tại TP có những thuận lợi

về mặt chủ động các nguồn thức ăn, nhưng các mô hình nuôi cá cảnh hiện nay vẫn cho cá ăn theo kiểu ước chừng, chưa quan tâm đến chất, lượng, thành phần, loại của thức ăn, chưa quan tâm đến các yếu tố như môi trường nước, thời điểm cho ăn, tuổi

cá, thời gian nuôi, thời tiết- khí hậu, tình trạng và sức khỏe cá nuôi, đặc tính sinh học của từng loài cá…

Hầu hết các nguồn thức ăn hiện nay dùng cho cá cảnh, được khai thác ngoài thiên nhiên, nơi có hàm lượng chất hữu cơ phân hủy rất cao, môi trường ô nhiễm, mầm mống truyền và gây bệnh rất lớn Những bước xử lí đồng bộ các nguồn thức

Trang 6

ăn này, từ người nuôi cá cảnh hầu như chưa được quan tâm, nên khả năng xuất hiện những vùng dịch bệnh là rất lớn

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn dành riêng cho cá cảnh, chủ yếu do nước ngoài sản xuất có giá thành cao Các loại thức ăn hiện nay chủ yếu cung cấp cho cá rồng cá la hán, thức ăn dành cho cá betta thực sự chưa được các nhà kinh doanh quan tâm Mà nhu cầu về thức ăn cho cá betta được rất nhiều người tìm kiếm Nên em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Bước đầu nghiên cứu làm thức ăn khô dạng viên cho cá betta”

Mục đích đề tài: Tạo ra được thức ăn dạng viên cho cá betta với đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cá nâng cao khả năng bắt mồi, tăng trọng đồng thời làm tăng màu sắc sặc sỡ vốn có của nó Đồng thời làm giảm các bệnh của cá do ăn thức ăn tự nhiên

Giới hạn đề tài: Thời gian tiến hành ngắn, không thể quan sát sự tăng trọng cũng như mức độ lên màu của cá khi sử dụng thức ăn triệt để

Trang 7

PHẦN 2 TỔNG QUAN

Trang 8

2.1 TỔNG QUAN NGÀNH NUÔI CÁ CẢNH CỦA VIỆT NAM:

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong việc nuôi cá cảnh nhiệt đới, nước ta

có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành nuôi cá cảnh Trong đó, phải nói đến thế mạnh của nước ta về nguồn nước và khí hậu, nhiệt độ rất phù hợp cho sự phát triển của các loại cá cảnh nhiệt đới Do nằm trong khu vực cùng với Châu Phi, Nam Mỹ

là những vùng có khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho việc nuôi và phát triển cá cảnh Với lợi thế về mặt địa lý nhiều sông, ngòi, kênh rạch, nước ta đã cung cấp và chủ động được nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, rẻ cho nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh Ngoài ra, nước ta còn có lợi thế về nguồn cá cảnh giá rẻ, cá khỏe và đẹp…

Thị trường thế giới đánh giá rất cao chất lượng cũng như chủng loại cá cảnh Việt Nam Việt Nam được coi là 1 trong 3 khu vực có cá cảnh đẹp của thế giới, gồm Nam Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á Hơn nữa, nước ta lại có nhiều loại cá cảnh phù hợp với nhiều loại môi trường nước (mặn – lợ - ngọt) và thời tiết (nóng - lạnh) Nước ta có đội ngũ nghệ nhân đông, lành nghề, khéo tay đã góp phần chăm sóc, lai tạo và sở hữu nhiều giống cá và loại cá đẹp nhất thế giới Nhiều chú cá cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã từng đoạt giải cao trong các cuộc tranh tài quốc tế

Thế mạnh của nghề nuôi cá cảnh tại TP là đã thuần hóa và cho sinh sản nhân tạo được các loại cá nhập nội như cá chép Nhật, cá ông tiên,… Đặc biệt, có loài cá đĩa đã được mọi người tôn vinh là nữ hoàng của muôn loài cá Trong cuộc triển lãm Hội thi Cá cảnh Quốc tế (Aquarama) tháng 5/1995 tại Singapore, cá đĩa Việt Nam

đã đoạt 7 huy chương trong tổng số 13 giải

Hiện nay, khắp các địa phương trên cả nước đều có người nuôi cá cảnh Những trung tâm cá cảnh lớn là Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu Tuy nhiên, nơi dẫn đầu trong phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh vẫn là TP.Hồ Chí Minh, Vùng nuôi cá cảnh hiện đã lan tỏa khắp các quận, huyện của thành phố (TP) như quận 2, 8, 9, 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh Tổng diện tích nuôi ước khoảng 20 ha mặt nước ao, 33.000 m2 bể xi măng và bể kính Ngoài ra, trên khắp địa bàn TP còn khoảng 110 cơ sở chuyên kinh doanh cá cảnh

Trang 9

Tình hình xuất khẩu cá cảnh nước ta hiện nay đang phát triển mạnh, chiếm hơn 3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Trên 100 loài cá cảnh có giá trị của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam Thị trường cá cảnh TPHCM chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Hiện nay cá cảnh nước ta đã xuất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, EU,… Năm 2008 đã xuất khẩu khoảng 4,2 triệu con, trong đó 65% đi EU và 25% đi Mỹ Còn 2 tháng đầu năm 2009, đã xuất khẩu được 1,1 triệu con cá cảnh sang Mỹ, EU, tăng gấp nhiều lần so với cùng thời điểm năm trước

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Hồ Chí Minh khẳng định hiện nay phong trào nuôi cá cảnh của Thành phố ngày càng lớn mạnh Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu Trong đó, cá cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã hiện diện ở khá nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc châu Âu, châu Á và Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Brazil, lãnh thổ Đài Loan, lãnh thổ Hồng Kông, Nhật Bản EU là thị trường nhập khẩu cá cảnh lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước Các loại cá đang được xuất khẩu gồm: đĩa, bảy màu, chép Nhật, thủy tinh, nóc beo, cánh buồm, hồng kim Trong đó, cá đĩa và bảy màu là 2 loài được ưa chuộng nhất hiện nay

2.2 TỔNG QUAN CÁ BETTA:

Cá betta hay Betta splendens là loài cá hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam

Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam Ngoài môi trường tự nhiên, chúng cư ngụ trong ruộng lúa, ao, đầm nói chung là ở tất cả những vùng nước nông và tĩnh Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 – 300C, nước mềm, có

độ pH trung hòa hay hơi acid Cá đực thường chọn những vị trí được che chắn tốt như trong các bụi lúa, rong hay bên dưới lá rụng… để làm tổ bọt và dẫn dụ cá cái đến đẻ trứng Mỗi đợt sinh sản, cá cái đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập

Cá betta là loài có bản năng bảo vệ lãnh thổ cao độ; cá đực thường cạnh tranh với nhau để giành lấy vị trí làm tổ bọt thuận lợi nhất Kỹ năng chiến đấu của chúng được phát triển lên hàng “nghệ thuật” với các đòn thế hóc hiểm, bay bướm và

Trang 10

đa dạng Những người đầu tiên quan sát thấy các cuộc đấu nảy lửa như vậy là nông dân làm việc ngoài đồng Từ hàng trăm năm nay, cá lia thia tức betta hoang dã được những người nông dân và con em của họ bắt để đá chơi với nhau vào những lúc rỗi rãi, nông nhàn hay các kỳ lễ hội truyền thống ở địa phương… Những hoạt động đá

cá như vậy diễn ra ở khắp nơi Cụ Vương Hồng Sển từng mô tả các hoạt động đá cá lia thia vào đầu thế kỷ 20 ở tỉnh Sóc Trăng Tuy nhiên, Thái Lan mới là nơi mà cá betta hoang dã được thuần dưỡng và tuyển chọn qua nhiều đời để phục vụ cho mục đích đá độ Trải qua hàng trăm năm, dòng cá đá thuần dưỡng hình thành và có bề ngoài hoàn toàn khác biệt so với cá betta hoang dã Màu ánh kim lan rộng và đồng nhất, đồng thời kích thước của đầu, thân và gốc đuôi to hơn so với cá hoang dã Đầu thế kỷ 20, khi việc thông thương giữa các quốc gia và lục địa phát triển, cá đá thuần dưỡng hay plakat từ Thái Lan phát tán đi nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, chúng được gọi là cá đá Xiêm tức giống cá đá du nhập từ Thái Lan

Cá betta, dù là dưới bất kỳ màu sắc hay dạng vây nào, cũng là một trong số những loài cá cảnh hấp dẫn và dễ nuôi nhất Nhưng chính halfmoon mới là dòng cá gây nên một làn sóng hâm mộ cá betta trên toàn thế giới và kéo dài cho đến tận ngày nay Quá trình hình thành dòng cá này là một huyền thoại với trên 30 năm công phu của nhiều nhà lai tạo khác nhau ở hai bờ lục địa Âu, Mỹ Ngày nay, cá betta cảnh hiện đại phát triển mạnh trên toàn thế giới và ở cả Thái Lan, quê hương của chúng Chính sự hấp dẫn, đa dạng và những huyền thoại về cá betta đã tạo ra một “lực hút” khiến ngày càng có nhiều người quan tâm và nuôi dưỡng loài cá này

Trang 11

2.2.1 Đặc điểm sinh học của cá betta:

2.2.1.1 Phân loại và phân bố cá betta tại Việt Nam:

❖ Đặc điểm sinh học và phân bố cá betta tại Việt Nam:

Lớp : Cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Bộ : Perciformes

Họ : Cá tai tượng Osphronemidae,

Phân họ : Cá cờ Macropodinae

Tên Việt Nam : Cá lia thia, cá chọi, cá xiêm

Tên Latin : Betta splendens, Betta imbelis

Tên tiếng Anh : Siamese fighting fish, crescent betta

Một số loài phân bố ở Việt Nam : thế giới có 70 loài Việt Nam có 3 loài:

A Cá lia thia mang đỏ : Betta splendens (Regan ,1910)

Mô tả: Cá có kích thước tối đa 6.5 cm Cá trong tự nhiên có màu nâu nhạt, vây lưng, vây đuôi, và vây hậu môn có màu đỏ dính một ít xanh và ánh kim, kỳ dài màu đỏ Có vệt đỏ trên nắp mang

Hình 1 : Cá lia thia mang đỏ Gai vây lưng: 1; đốt sống: 29-34

Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 24 – 30°C Cá đực nhả bọt làm tổ Khi

cá đẻ, trứng rớt xuống đáy được cả hai đớp và nhả lên tổ Thức ăn là các sinh vật phù du, ấu trùng muỗi và những loại côn trùng khác Loài này thường là đối tượng trong các cuộc nghiên cứu khoa học về hành vi

Trang 12

Nơi sống và sinh thái: nơi có nước tĩnh ở vùng lụt, kênh đào, ruộng lúa và nhánh sông

Phân bố: Việt Nam: Củ Chi, Tây Ninh, Đồng Tháp

Thế giới: Thái Lan và Campuchia

B Cá lia thia mang xanh: betta imbellis (Ladiges, 1975)

Mô tả: Cá có kích thước tối đa 6 cm Cá trong tự nhiên có màu nâu nhạt, vây lưng, vây đuôi, và vây hậu môn có màu xanh dính một ít đỏ và phủ ánh kim dày, kỳ dài màu đỏ lem xanh Có vệt xanh trên nắp mang

Hình 2 : Cá lia thia mang xanh Gai vây lưng: 1; đốt sống: 29-34

Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.0 – 7.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 24 – 28°C Cá đực nhả bọt làm tổ Khi

cá đẻ, trứng rớt xuống đáy được cả hai đớp và nhả lên tổ

Nơi sống và sinh thái: cư trú nơi các đồng trũng và ruộng lúa

Phân bố: Việt Nam: Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Phú Quốc

Thế giới: Thái Lan, Malaysia và Indonesia

C Cá lia thia bùng binh (cá dùi đục) : Betta sp Bùng Binh

Mô tả: Kích thước tối đa 8 cm Đây là loài mới phát hiện và chưa có tên khoa học chính thức Năm 2002, hai nhà sưu tập cá lia thia là Herve Gonin và Jacques Laird đến ấp Bùng Binh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh để tìm kiếm cá lia thia

Trang 13

Hình 3 : Cá lia thia Bùng Binh (Cá Dùi đục) Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.5 – 7.2; độ cứng dH: 10 – 15, nhiệt độ: 27°C Loài ấp miệng Cá đực có họng

to dùng để ngậm và ấp trứng cho đến khi chúng nở thành cá con

Nơi sống và sinh thái: trong các dòng chảy nhỏ và kênh dẫn nước bên cạnh các ruộng lúa

Phân bố: Tây Ninh, Củ Chi, Long An và Phú Quốc

Giá trị sử dụng: cả 3 loài trên được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi, thường được bán như cá tạp hay cá mồi

Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ

2.2.1.2 Phân loại cá betta:

Ngày nay phong trào chơi cá cảnh betta phát triển mạnh, vài năm gần đây số người yêu thích và nuôi dưỡng loài cá xinh đẹp này ngày càng nhiều Vấn đề ở chỗ “ cá betta” là một thế giới vô cùng đa dạng khiến cho người mới tham gia khó mà phân biệt hay hiểu rõ sự quan hệ giữa các dòng và loài cá betta khác nhau Để dễ hiểu chúng ta có thể hiểu từ “cá betta” theo hai nghĩa sau:

- Cá betta tức Betta splendens thuần dưỡng và những dòng cá phát xuất từ đó

bao gồm cá đá Xiêm, cá đuôi dài, cá halmoon, đuôi kép, đuôi tưa…

- Cá betta tức chi cá Betta bao gồm Betta splendens hoang dã và gần 70 loài cá

họ hàng khác

Cách phân loại như vậy không những phản ánh khái quát toàn bộ thế giới cá betta

mà còn thể hiện xu hướng của thị trường cá cảnh nói chung

Trang 14

A Betta thuần dưỡng:

Cá betta hoang dã được người Thái thuần dưỡng với mục đích chiến đấu cách đây hàng trăm năm với kết quả là màu sắc, hình dạng và kỹ năng chiến đấu khác xa so với cá hoang dã Loại cá đá thuần dưỡng hay cá Xiêm đã du nhập vào nước ta từ cả trăm năm nay Ngày nay, cá đá đã lan rộng và trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và cả Âu-Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó Có ba loại cá đá:

• Cá đá tuyển(selective Siamese fighting fish): là những con cá đá bậc

nhất, đã được lai tạo, tuyển chọn và huấn luyện gắt gao để tham gia vào trường đá

cá Người chơi cá ở ta thường gọi là "cá độ"

• Cá đá thường(Simaese fighting fish): là những con cá đá bình thường

và phổ biến; chúng có thể là cá đá tuyển không đủ chất lượng tham gia vào trường đấu và bị loại, hay cá được lai tạo không kiểm soát chất lượng với mục đích thương mại…

• Cá đá lai(hybrid): là cá lai giữa cá đá thuần dưỡng với cá hoang dã

B Betta cảnh:

Bên cạnh dòng cá thuần dưỡng để đá, các nhà lai tạo Thái còn duy trì một

dòng cá cảnh tức cá đá đuôi dài(long-finned) mà ở ta gọi là cá Xiêm đuôi dài Sau

đây là một số loại cá cảnh đặt trưng:

• Đuôi ngắn (short tail) : Ban đầu, tất cả các giống Betta đều có đuôi

ngắn

Hình 4: Cá đuôi ngắn

Trang 15

• Đuôi màn (veil tail) :

Hình 5: Cá đuôi voan Một sự thay đổi từ giống đuôi ngắn cho ra những bộ vây dài hơn

Và giống đuôi màn được tạo ra Đuôi màn (Veil tail) rũ xuống khi con Betta không

sung sức, và dạng đuôi này không được ưa nhìn ngay cả khi cá đang xòe bộ đuôi căng ra

• Đuôi quạt (Fan tail) :

Hình 6: Cá đuôi quạt Đuôi quạt hay đuôi xòe, nhìn giống như hình cây quạt với những rìa quanh chót đuôi Phần đuôi mở rộng ra ở chót đuôi , kết quả của sự mở rộng này cho ra đời một bộ đuôi xòe rộng khá đẹp Nếu chúng ta chia đuôi ra làm 2 phần theo một đường kẻ tưởng tượng (như đuôi màn) thì chúng ta có được 2 phần này tương

tự như nhau Về đuôi thì dạng đuôi này là tiền đề cho loại đuôi Delta sau này

Trang 16

• Đuôi Tam giác (Delta Tail):

Hình 7: Cá đuôi tam giác Đuôi Delta là dạng đuôi khởi đầu cho dạng đuôi Halfmoon Đuôi Delta như tên gọi của nó đòi hỏi dạng đuôi này ít nhất phải có dạng hình tam giác hoặc ít ra thì cũng có dạng giống hình tam giác Dạng này cũng giống như dạng đuôi quạt nhưng có độ dày hơn (nhìn cứng hơn), có dạng góc cạnh ở phần chót đuôi Góc cạnh hơn, đẹp hơn, đuôi Tam giác có sự đối xứng và thêm vào đó là dáng đuôi phải có góc cạnh và tất nhiên là góc có độ mở càng rộng thì càng có giá trị

Khi góc đuôi rộng trên 130° thì đó là dạng đuôi Super Delta và khi đuôi đạt 180° (hoặc hơn) thì đó là con Halfmoon!

• Đuôi Super Delta :

Hình 8: Cá đuôi super delta

Đuôi Super Delta là một dạng đuôi trung gian giữa Delta và

Halfmoon Dáng đuôi Super Delta tương tự như đuôi Delta nhưng nó có góc mở

rộng khoảng 170 độ hoặc hơn Super Delta còn được gọi là "Halfmoon Geno" bởi vì

nó mang cùng gen với Halfmoon

Trang 17

Hình 9: Cá đuôi Halfmoon Halfmoon là một dòng cá rất hiếm, ngày nay Halfmoon có gần

như đầy đủ các màu, và là dòng cá tiêu chuẩn nhất trong tất cả các giống Betta hiện

nay Như tên gọi của nó đuôi Halfmoon có hình nửa vòng tròn đạt đến 180 độ hoặc hơn Thực tế thì Betta có đuôi đạt trên 170 độ đã được xem là Halfmoon rồi Với

một cái đuôi to như vậy cá Betta thường làm hỏng đuôi của mình (quay lại cắn đuôi), một hiện tượng được gọi là “chống lại đuôi” Đây là một thói thường thấy ở loại này

• Đuôi hoa (Rose tail) :

Hình 10: Cá đuôi hoa

Trang 18

Rose tail là một dạng đột biến của Halfmoon, do tia đuôi chia ra ở

chóp đuôi quá nhiều nên dẫn đến các tia đuôi xếp lớp chồng lên nhau nhìn như cánh hoa

• Đuôi kép (Double tail) :

Hình 11: Cá đuôi kép Betta đuôi kép có 2 thùy đuôi trên cùng một gốc đuôi

• Đuôi lược (Comb tail) :

Hình 12: Cá đuôi lược Đuôi lược là loại đuôi mà chót đuôi (chính xác là phần vây) chỉa thẳng ra nhìn như răng lược

Trang 19

• Đuôi tưa (Crown tail) :

Hình 13: Cá đuôi tưa Đây là dòng cá của vùng Biển Đông Được lưạ chọn từ quá trình

lai tạo giữa các giống Betta cho ra một dòng Betta Comb tail mang tính trạng trội nổi bật đó là con Crowb tail đầu tiên Với các tua dài nhìn nổi bật Giống Crow tail được phát hiện là con Crowb tail có một chót, cho đến ngày nay Crowb tail có

nhiều chót hơn (2, 3, 4 chót)

• Đuôi tách rời (Double split tail) :

Hình 14: Cá đuôi tách rời Đuôi tách rời: có thùy đuôi như là tách rời ra làm nhiều phần nhưng không rõ rệt như loại 2 đuôi

Trang 20

• Đuôi lồi lõm (Lyre tail) :

Hình 15: Cá đuôi lồi lõm Đuôi cá không tròn đều mà lồi lõm giống như bị cá khác cắn rách đuôi không lành

2.2.2 Tổng quan về thức ăn cho cá kiểng:

Trước khi chọn nuôi giống cá cảnh nào, gần như ai cũng có chung thắc mắc lớn là không hiểu giống cá này cần ăn thức ăn loại nào để sống! Và chỉ khi được người bán cá giải thích thỏa đáng thì họ mới dám bỏ tiền ra mua con cá này về nuôi

Do vậy chỉ nên nuôi những giống cá cảnh mà điều kiện cung cấp thức ăn cho nó nằm trong khả năng của chúng ta, tức là thức ăn phải dễ tìm, có thể bán ở ngoài hoặc ta có thể tự tìm lấy bằng cách vớt (cung quăng, hồng trần, thủy trần ), đào (trùn chỉ) hoặc chế biến (thức ăn khô), như vậy việc nuôi mới có hiệu quả và không quá tốn kém Đó cũng là lý do khiến cho một số cá rất đẹp nhưng chỉ có thể nuôi bên Tây bên Tàu mà ở Việt Nam không ai đụng tới được do thức ăn dành cho nó quá khan hiếm, cần chú ý điểm này

Một điều may mắn là khi sống ở môi trường thiên nhiên, đa số cá đều có thói quen

ăn tạp nhờ đó mà chúng mới sinh tồn được Cá nuôi trong chai thủy tinh, trong Bể

cá cảnh vẫn sống tốt với nguồn thức ăn mà ta có khả năng cung cấp cho chúng Có thể thời gian đầu cá sẽ không quen với thức ăn mới do chưa hợp khẩu vị và ăn ít lại, sau đó sẽ quen dần Tuy nhiên nếu thức ăn dành cho chúng không thích hợp thì cần thay đổi kịp thời để cá khỏi bị mất sức và bị bệnh tật tấn công

Trang 21

2.2.2.1 Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn:

a) Protein:

Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi cơ thể sống

Vai trò dinh dưỡng của protein:

Khác với lipid và carbohydrate, acid amin trong cơ thể không có khả năng

dự trữ và cũng không có chỗ dự trữ nhất định.Protein có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nó là thành phần cấu tạo của cơ thể (là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nguyên sinh chất tế bào), là nguyên liệu bổ sung và phát triển cơ thể Có thể nói quá trình sinh trưởng của cơ thể là quá trình tổng hợp protein mới trong cơ thể Protein còn là nguồn năng lượng, mỗi gam protein được oxi hóa trong cơ thể sẽ sinh

ra một năng lượng là 4,4 kcal năng lượng

b) Lipid:

Chất béo là thành phần dinh dưỡng giàu năng lượng, có khả năng thay thế một phần protein trong thức ăn cho thuỷ sản Năng lượng do lipid cung cấp gấp hai lần so với protein và carbonhydrate Chất béo thường chiếm 15% trong khẩu phần thức ăn cho cá, cung cấp các acid béo cần thiết và các vitamin hoà tan trong dầu Xu hướng chung hiện nay là sử dụng nhiều hơn chất béo trong khẩu phần thức ăn cho

cá do có thể hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn Song nếu sử dụng nhiều chất béo hơn so với nhu cầu của cá sẽ dẫn đến hiện tượng tích mỡ trong gan, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và sinh trưởng của cá

Các loại lipid đơn giản thường bao gồm acid béo và triacylglycerol Cá thường có nhu cầu cao với các acid béo không no Dựa theo cấu tạo phân tử acid béo được phân làm 3 nhóm chính:

-Nhóm a: Gồm các acid béo no không chứa nối đôi

-Nhóm b: Gồm các acid béo không no chứa nhiều hơn 2 nối đôi

-Nhóm c: Gồm các acid béo không no chứa đa nối đôi (số nối đôi nhiều hơn 4)

Các loại dầu từ hải sản (marine oil) thường chứa tỷ lệ cao các acid không

no (>30%), là loại chất béo lý tưởng để chế biến thức ăn cho thuỷ sản Các loại chất

Trang 22

béo chứa thành phần acid béo không no nhiều cũng tốt cho sức khoẻ con người, đặc biệt là hạn chế bệnh tim mạch

c) Đường (carbonhydrate):

Carbonhydrate bao gồm đường và tinh bột là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn cho cá Mặc dù không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cá nhung bổ sung carbonhydrate giúp giảm giá thành thức ăn và tăng cường khả năng kết dính trong quá trình đùn ép viên Thành phần tinh bột trong thức ăn giúp sản xuất thức ăn viên nổi khi được đùn ép ở điều kiện nhiệt độ cao Nấu hoặc hấp chín tinh bột sẽ tăng cường khả năng hấp thụ ở cá nuôi

Tinh bột sau khi ăn vào được cá sử dụng cho nhu cầu năng lượng của cơ thể và dự trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ Mặc dù carbonhydrate là được sử dụng hiệu quả ở động vật máu nóng nhưng lại sử dụng kém hiệu quả ở cá Ví dụ ở động vật có vú 1 gram carbonhydrate có thể sinh ra khoảng 4kcal nhưng ở cá chỉ có khả năng tạo ra 1,6kcal Khoảng 20% tinh bột có thể phối chế trong khẩu phần thức ăn cho cá

d) Chất khoáng:

Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng

và phát triển của cá Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng

và vi lượng Khoáng đa lượng bao gồm Na, Cl, Ca, P, thường được sử dụng trong điều hoà áp xuất thẩm thấu cơ thể, cấu tạo xương…

Nhóm khoáng vi lượng cá cần với lượng rất ít tuy nhiên lại có vai trò quan trọng trong tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein… Một số loại khoáng vi lượng quan trọng như đồng, crome, kẽm, iốt, serence… Cá có khả năng hấp thụ khoáng qua mang và da bù đắp những thiếu hụt nếu bổ sung từ thức ăn không đủ Trong thức ăn công nghiệp các khoáng được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nuôi

e) Vitamin:

Vitamin là những hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cá Cá không có khả năng tự tổng

Trang 23

Có thể chia vitamin thành hai nhóm, nhóm vitamin hòa tan trong nước và nhóm vitamin hòa tan trong dầu Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm các vitamin nhóm B, cholin, inositol, folic acid, biotin và vitamin C (ascorbic acid) Trong đó vitamin C có vai trò quan trọng nhất nhờ khả năng chống ô xy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch của cá

Nhóm vitamin hòa tan trong dầu bao gồm vitamin A, retinol (tăng cường chức năng của mắt), vitamin D, cholecaciferol (chức năng tạo xương), vitamin E như tocopherol có vai trò chống oxy hoá khử Trong nhóm các vitamin hòa tan trong dầu thì vitamin E được đề cập nhiều nhất và có vai trò quan trọng trong khả năng chống oxy hóa

Vai trò của vitamin rất quan trọng, nếu thiếu 1 trong các vitamin đều có thể dẫn đến những bất thường của cơ thể, trong đó sinh trưởng chậm là hiện tượng phổ biến nhất ở cá Thiếu vitamin C có thể dẫn đến dị hình ở cá; thiếu acid folic tạo nên những đốm đen trên da…

Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn

Nguyên liệu

thức ăn

Protein Lipid Xơ Tro

Bột trùn 68% - 70% 7% - 8% 15% - 20% 11% - 12% Bột cá 55,0% 6,0% 10,7% 5,6% Bột đậu nành 46,8% 1,3% 5,9% 6,7% Cám gạo 13,3% 2,4% 9,4% 9,6% Bắp 9,8% 4,5% 2,6% 3,0%

2.2.2.2 Phân loại:

A Thức ăn tự nhiên:

Trong đời sống hoang dã, cá chỉ sống với thức ăn có sẵn trong môi trường sống của chúng Thức ăn trong thiên nhiên thì nhiều loại, nhưng nhiều hay ít là tùy vùng và cũng tùy thuộc vào mật độ sinh sống của cá nữa Mỗi một giống cá thường thích hợp với một vài loại thức ăn nào đó và khi đói nó sẽ đi tìm thức ăn ấy để ăn

Có hai loại thức ăn là thức ăn thực vật và thức ăn động vật

Trang 24

a) Thức ăn thực vật:

_ Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm Lọai thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá

b) Thức ăn động vật:

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như hồng trần, thủy trần , bọ gậy, có loại to lớn như giun đất, tôm tép,cua đồng

_ Hồng trần, thủy trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng bẩn thỉu Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những ao hồ có hồng trần, thủy trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ Dùng loại vợt làm bằng vải nylon

để vớt hồng trần, thủy trần vào sáng sớm Khi vớt hồng trần, thủy trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt

ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn Nhiều người kỹ tính không bao giờ cho cá cảnh ăn hồng trần, thủy trần vì cho rằng môi trường sinh sống của hồng trần, thủy trần quá ư dơ bẩn Một số người kinh doanh cá cảnh còn tự nuôi lấy hồng trần, thủy trần cho cá ăn

_ Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh Bọ gậy cũng như hồng trần, thủy trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn

Theo kinh nghiệm dân gian khi nuôi bọ gậy bạn chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật chứa Cho vào đó vài xác mía (có thể hỏi xin những xe bán nước mía), một ít lá cây, cùi bắp, nhưng không thể thiếu xác mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại, chỉ khoảng 24 giờ đồng

hồ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những trứng cực nhỏ như

Trang 25

nở và bạn chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và cho cá ăn được rồi, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi

_ Trùn chỉ: Trùn chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ Trùn chỉ sống thành từng "núi" tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng Trùn chỉ ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật, v.v nên chúng cũng dơ bẩn không kém hồng trần, thủy trần , tuy nhiên loại thức ăn này có nhiều chất đạm nên hầu hết giống cá cảnh đều thích ăn Nên cho cá ăn trùn vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá

_ Trùn quế: Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus

Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất

Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng

bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn quế còn được sử dụng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc, mỹ phẩm…

Hiện nay có nhiều dạng trùn quế được cung cấp trên thị trường như:

⮚ Trùn tươi: Đối với loại cá lớn như: La hán, Hồng long thì trùn sống là món khoái khẩu và còn làm cho màu sắc chúng trông sống động và hấp dẫn hơn

⮚ Trùn đông lạnh: Làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng Protein và Acid amin thiếu hụt, ngon miệng và làm cho thức

ăn có vẻ hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với vật nuôi Vì thế sẽ tránh được trường hợp thừa thải thức ăn và việc chăn nuôi thu gặt được nhiều thắng lợi

Qua nhiều nghiên cứu, đây là loại thức ăn quan trọng của các vật nuôi như

cá, ếch, tôm và cua, Làm cho chúng mau phát triển, kháng bệnh cao Làm giảm thiểu tính ăn thịt đồng loại, tránh tử vong, phát triển đồng đều và đặc biệt dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới

Trang 26

⮚ Trùn khô – bột trùn: Bột trùn làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển

cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng Protein và Acid amin thiếu hụt, và làm cho thức ăn có

vẻ hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với vật nuôi, đồng thời giúp cho vật nuôi ăn ngon miệng Vì thế sẽ tránh được trường hợp thừa thải thức ăn và việc chăn nuôi thu gặt được nhiều thắng lợi Đây là 1 loại thức ăn tuyệt vời đối với những loại cá cảnh nhỏ hoặc cá con, làm cho chúng thèm ăn, kháng bệnh, phát triển tốt

Những nghiên cứu gần đây của viện đại học Rio Grande Do Sul

(UFRGS) cho thấy rằng: Nguồn đạm trong bột trùn là loại đạm chất lượng cao, các Acid amin, Acid béo rất cần thiết cho vật nuôi, Bột trùn khô được vật nuôi hấp thụ đến 98% lượng Protein và 70% các acid amin và khoáng chất khác

⮚ Dịch trùn: Không chỉ đơn thuần là chất dẫn dụ hấp dẫn tôm mà dịch trùn quế còn được xem như là một thức ăn bổ sung dưới dạng nước với kháng thể thiết yếu nhất có thể thay thế hoàn toàn các loại như dầu mực, thức ăn bổ sung, vitamin C và ngay cả kháng sinh khi cần thiết

Dùng bình xịt phun dịch trùn trực tiếp vào thức ăn hỗn hợp, trộn đều, sau đó ủ 10 phút trước khi cho cá ăn.Dùng dịch trùn như hỗn hợp kết dính trong quá trình phối trộn thức ăn

_ Rận nước: rận nước là loại sinh vật nhỏ có thân mình màu xám sống nơi ao

tù nước đọng, cá cảnh rất thích ăn

_ Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh Giun đất

là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất, chất thải của Giun đất là những viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng hang, cứ dựa vào biểu hiện này mà tìm bắt trùn đất Nói chung là Giun đất sống ở những nơi đất đai ẩm thấp, màu mỡ và cũng rất dễ tìm

Mở rộng: Muốn nuôi trùn theo lối thủ công, tức là nuôi số ít cũng khá đơn giản Các bạn chỉ cần đóng thùng gỗ hoặc dùng xô hay can nhựa (khoét bỏ nắp) có dung tích chừng vài chục cm, chiều cao khoảng năm sáu mươi cm hoặc "sang" hơn thì xây hẳn hồ xi măng để nuôi và nên để nơi mát mẻ Đổ vào trong nơi chứa trùn

Trang 27

với nhau, đây là thức ăn của trùn Hỗn hợp đất này được đổ khoảng 60% nơi chứa, sau cùng là thả vào khoảng 8-10 con trùn giống Trùn giống sẽ đào hang và lẩn vào đất tránh ánh sáng Mỗi ngày bạn chỉ cần rưới sơ một ít nước để duy trì độ ẩm cho môi trường sống nhân tạo của trùn là được Trùn nuôi có thể xuất khẩu, dùng làm thực phẩm nuôi gia súc, gia cầm và cá

_ Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như Cá Rồng, cá Tai Tượng, _ Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá cảnh

B Thức ăn hỗn hợp:

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để cá đừng quen ăn mãi một loại thức ăn để rồi khi khan hiếm cá đâm ra biếng ăn Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá, trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng quen dần Thức ăn hỗn hợp gồm có: a) Cám tổng hợp: loại cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá,

vỏ sò, bột xương,.v.v rất bổ cho cá

b) Thức ăn khô dành cho cá cảnh: Đây là loại thức ăn chế biến công nghiệp được đóng hộp hay đóng túi rất dễ sử dụng và có nhiều dưỡng chất tổng hợp cho cá Đây là loại thức ăn được bầy bán sẵn ngoài thị trường cá cảnh đa dạng chủng loại, kích cỡ hạt thức ăn phù hợp cho từng loại cá như thức ăn cho cá cỏ, thức ăn cho cá Rồng, cá La Hán, thức ăn làm tăng màu sắc cho cá …

_ Thức ăn viên có ưu điểm là vệ sinh và tiện lợi, tuy nhiên những loại thức

ăn tốt thường đắt tiền và hay có hàng giả Thức ăn viên thường được quảng cáo là

có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên chúng ta không cần cho cá ăn gì thêm Tuy

Trang 28

nhiên, thức ăn viên khó tiêu hơn thức ăn tươi, chúng ta nên hạn chế cho cá ăn loại thức ăn này trong và sau khi cá bị bệnh về đường ruột

_ Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên

c) Thức ăn đông lạnh:

Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không "khoái khẩu" bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này Các loại thức ăn đông lạnh bao gồm trùn, tim gan bò băm nhuyễn

và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước

ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước

2.2.2.3 Các chất giúp tăng màu sắc của cá cảnh:

Để cá cảnh có màu sắc đẹp sặc sỡ và khỏe mạnh luôn là mục tiêu nhiều người chơi và nuôi cá hướng đến Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của sắc

tố - thành phần thiết yếu để tạo nên màu sắc rực rỡ cho cá Nhiều người theo kinh nghiệm đã cho cá ăn những thức ăn giàu sắc tố trong tự nhiên như các loại tôm tép nhỏ, cá con hay tảo ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn dạng viên đã được bổ sung sắc tố (xanthophylls) với nhiều tên gọi và xuất xứ Tất

cả các loại thức ăn kể trên đều tốt và có những tác dụng nhất định Tuy nhiên, người

sử dụng không thể kiểm soát được lượng sắc tố trong các loại thức ăn này , và không thể biết được bao lâu cá sẽ đạt được màu sắc rực rỡ như mong muốn

⮚ Cao nấm men:

Cao nấm men có màu xám nhạt, bản chất protein có giá trị dinh dưỡng cao,

là thức ăn rất có giá trị cho cá Trong nấm men còn chứa nhiều các vitamin nhóm B, các chất hoocmon va fecmen, mà các chất này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật, chỉ cần thêm một lượng không lớn lắm nấm men sẽ nâng cao sản phẩm do động vật cung cấp Thường người ta cho nấm men vào thức ăn cho cá với tỷ lệ 3 – 10%

Trang 29

Astaxanthin có công thức hóa học là 3,3’ dihydroxy-4,4-diketo-β Carotene Không phải là hormone nên không gây hại đến khả năng sinh sản của cá Cá sẽ chuyển hóa Astaxanthin trong thức ăn thành tuaxanthin và tích lũy trong da, làm cá

có màu sắc rực rỡ Cá có khả năng hấp thụ tốt các loại carotenoid theo thứ tự sau: Zeaxanthin (không phổ biến)> Astaxanthin> Lutein (trong thực vật như bắp)

⮚ Xanthophylls (màu vàng):

Xanthophylls là màu vàng pigments từ carotenoid nhóm Molecular cấu trúc của họ là dựa trên carotenes Xanthophylls là điển hình màu vàng của lá Đây là những oxygenated carotenoids được synthesized trong plastids Xanthophylls cần ánh sáng để tổng hợp, chuyển hóa các lá cây sang màu vàng vào mùa thu

Cá không có thể sản xuất xanthophylls và vì vậy xanthophylls được tìm thấy trong cá thông qua các thức ăn mang vào

⮚ Tảo spirulina (màu xanh):

Spirulina là vi khuẩn lam dạng sợi thuộc ngành vi khuẩn lam

(Cyanobacteria) hay tảo lam (Cyanophyta) Spirulina còn có tên thương mại là Arthrospira platensis được nuôi trồng trên thế giới như một nguồn thực phẩm, chúng rất giàu dinh dưỡng Hiện nay được phổ biến như là thực phẩm bổ dưỡng tại

US và Europe

Tảo Spirulina không chỉ tốt cho người mà còn rất tốt cho cá:

- Cung cấp khoáng chất

- Tăng cường miễn dịch

- Tạo hồng cầu và tế bào gốc

- Chống virus và ngừa ung thư

Trang 30

2.2.2.4 Các phương pháp sản xuất thức ăn cho cá kiểng:

A Phương pháp sản xuất thức ăn đông lạnh cho cá cảnh:

Hiện nay, sản xuất thức ăn công nghiệp trong thủy sản đòi hỏi rất khắt khe trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo được sự bền vững trong nước và thành phần phối trộn không bị thay đổi qua quy trình sản xuất, cũng như giữ được chất lượng trong khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng, sản xuất thức ăn thủy sản theo quy mô công nghiệp thì phức tạp và cần được quan tâm nhiều

Phương pháp sản xuất thức ăn đông lạnh cho cá cảnh là một trong 2 phương pháp sản xuất thức ăn công nghiệp phổ biến nhất dành cho cá cảnh Đây cũng được xem

là phương pháp dễ sản xuất, dành cho những người nghiệp dư

Công thức pha chế (1 Kg thức ăn đông lạnh ) được chép ra từ tạp chí cá cảnh và rất thích hợp cho tất cả loài cá cảnh:

Thành phần nguyên liệu:

- 400g tim hoặc thịt bò tươi loại bỏ hết mỡ và gân

- 150g tảo Spirulina ; 400g tôm tươi

da cho cá từ các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc mang vào hồ

B Phương pháp chế biến và tổ hợp khẩu phần thức ăn cho thủy sản:

⮚ Nghiền nguyên liệu:

Nghiền nguyên liệu nhằm làm giảm kích cỡ hạt thức ăn sao cho việc trộn đều thức ăn được thực hiện dễ dàng Nghiền càng nhuyễn càng làm tăng diện tích của khối thức ăn nên tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn và tăng khả năng kết dính Có hai phương pháp phổ biến nhất:

Trang 31

_ Máy xay tấm nhuyễn (plate mill): là dụng cụ xay nhuyễn, cắt nghiền các hạt thức ăn giữa hai tấm kim loại cứng, một trong hai tám kim loại sẽ di động Kiểu máy này chỉ thích hợp cho nghiền thức ăn hạt còn thô

_ Máy nghiền búa (Hammer mill): cấu tạo máy nghiền gồm một buồng nghiền bên trong có những cánh búa gắn với một mouter chạy với vận tốc cao Hạt thức ăn cho vào bị cánh búa dánh vào thành buồng nghiền nhiều lần và vỡ vụn ra Bên dưới buồng nghiền là một lưới lọc Kích cỡ lưới lọc có thể điều chỉnh được Loại máy này chỉ nghiền được thức ăn khô và càng khô thì hiệu quả xay càng cao

và nghiền càng nhỏ Công suất của máy có nhiều cỡ loại khác nhau

Trong trường hợp nếu thức ăn ướt (như cá tạp), để nghiền thức ăn hay cắt nhỏ thức ăn nhà chăn nuôi sử dụng máy nghiền ướt (wet mincers) sử dụng ốc răng và dao để cắt nhỏ thức ăn ra Nguyên tắc của máy gồm một ốc răng tải thức ăn ướt qua một dao cắt và sau đó thức ăn bị nén đẩy qua “lỗ nén” với nhiều lỗ nhỏ có kích cỡ là 1mm đến 4 hoặc 5mm Thức ăn sau khi ra khỏi máy có dạng sợi và tùy theo kích cỡ có thể dùng dao cắt thành những đoạn có chiều dài khác nhau (2mm – 10mm) Loại máy nghiền ướt này có thể dùng để ép viên thức ăn cho tôm cá vì sau khi qua lỗ nén thức ăn bị ép thành viên

⮚ Trộn đều:

Mục đích trộn là nhằm đạt được độ đồng nhất của sản phẩm sao cho quá trình vận chuyển các cấu tử này không bị tách rời, đảm bảo cho thành phần dinh dưỡng được phân bố đồng đều, nhất là các nguyên tố vi lượng, sự chênh lệch thành phần sẽ làm cho các hàm lượng một cấu tử nào đó tăng quá cao hay giảm quá thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng phát triển của cá

Hiệu suất quá trình trộn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

_ Tính chất lý hóa của cấu tử thành phần

_ Độ ẩm của cấu tử

_ Tương quan về trọng lượng riêng giữa các cấu tử

_ Mức độ nghiền

Trang 32

Độ ẩm càng cao độ đồng đều càng kém, thường thì khi trộn thì đảm bào độ

ẩm không quá 14,5% Chênh lệch về trọng lượng riêng quá lớn cũng rất khó trộn đều Kích thước các cấu tử khác xa nhiều thì càng khó trộn

⮚ Ép viên:

Hình thức ép viên có thể hiểu là làm có hình dạng viên bằng cách nén các thành phần nguyên liệu hay các hỗn hợp nguyên liệu đã trộn Ép viên làm thay đổi hình dạng của hỗn hợp nguyên liệu thành các dạng bền vững và phù hợp cho yêu cầu của nuôi thủy sản

Dụng cụ dùng để ép viên thường bao gồm các loại thiết bị như: thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa Việc nén ép các nguyên liệu làm cho thức ăn đạt chất lượng tốt nhất

Trong ép viên một bàn lỗ và trục cán được lắp ráp với nhau, các vật liệu sau khi trộn được đưa qua bàn ép có chứa các lỗ và bị trục cán ép thành viên Quá trình này diễn ra liên tục và khi áp lực đủ lớn đẩy các vật liệu qua lỗ và được cắt nhỏ lại bằng dao cắt ở phía ngoài và viên thức ăn đạt được chiều dài mong muốn, hơi nóng trong quá trình ép sẽ làm cho viên thức ăn khô lại Bộ phận làm nguội được thiết kế tùy thuộc vào kiểu ép viên theo chiều đứng hay theo chiều ngang, bộ phận này còn có tác dụng làm nguội cho thiết bị và làm cho quy trình hoạt động được thuận lợi hơn

Có hai hình thức ép viên cơ bản được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản là ép viên nén và ép đùn khô:

Phương pháp này cũng được biết đến như ép viên nhiệt độ cao, chất lượng viên thức ăn bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo và ẩm độ Hàm lượng chất béo

Trang 33

ăn qúa cứng, hàm lượng quá cao thì khó ép viên Độ ẩm cao làm viên thức ăn bị mềm, độ ẩm không thích hợp làm viên thức ăn dễ bị vụn

_ Ép đùn khô:

Việc ép này là việc sử dụng các điều kiện lí học và nén qua bàn lỗ tạo thành viên Nhiệt độ trong kiểu nén này có thể lên đến 125 – 150oC, trong điều kiện chịu áp lực khoảng 20 giây, độ ẩm từ 20 - 24% làm cho thức ăn kết dính hơn Khi viên ép rời khỏi bàn ép, với áp suất cao, hơi nước trong thành phần bốc hơi hình thành các túi khí trong viên thức ăn Khi làm nguội chúng nhìn chung chỉ chiếm khoảng 0.25 – 0.3g/cm3 vì thế viên thức ăn có thể nổi được

Như vậy, bằng cách kết hợp các thành phần nguyên liệu thích hợp và cách ép viên,

có thể tạo ra viên thức ăn nổi hay chìm là tùy theo mục đích sản xuất

Ngày đăng: 15/08/2024, 06:33