1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú và sự tập trung của học sinh trong môn toán 6 đủ 3 bộ sách

26 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú và sự tập trung của học sinh trong môn Toán 6
Trường học Trường Trung học Cơ sở…
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Sáng kiến khoa học
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,79 MB

Nội dung

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ SỰ TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN 6 A.. Trong đó, hoạt động khởi động mặc dù không chiếm nhiều thời gian, không cung cấp

Trang 1

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ SỰ TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN 6

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Giải pháp thực hiện 7

Biện pháp 1 Ứng dụng trò chơi học tập giúp khuấy động không khí học tập sôi nổi, hào hứng 7

Biện pháp 2 Tạo tình huống thực tiễn kết hợp kiến thức liên môn để gợi mở kiến thức cho học sinh 15

Biện pháp 3 Áp dụng kỹ thuật dạy học KWL giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức 19

Biện pháp 4 Giao nhiệm vụ thiết kế mô hình trải nghiệm tại nhà và thuyết trình về sản phẩm trên lớp 22

4 Hiệu quả của sáng kiến 24

C KẾT LUẬN 27

1 Kết luận 27

2 Đề xuất, kiến nghị 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục lớp 6, Toán học là một môn học giữ vị trí tương đối quan trọng Môn học này sẽ có vai trò góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho học sinh ở một cấp bậc mới, khác hoàn toàn so với chương trình toán ở tiểu học Vì vậy, các em học sinh sẽ cần làm quen với những kiến thức toán học mới lạ cùng phương pháp giảng dạy khác với môi trường tiểu học Cụ thể, môn Toán sẽ giúp các em học sinh lớp 6 phát triển được năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề và các năng lực

sử dụng công cụ, phương tiện để học toán

Hiện nay, theo chương trình GDPT mới, trong một tiết Toán sẽ bao gồm các phần cơ bản là khởi động, hình thành kiến thức và vận dụng, liên hệ Mỗi phần đều đóng một vai trò khác nhau trong việc phát triển năng lực tư duy và kiến thức toán cho học sinh Trong đó, hoạt động khởi động mặc dù không chiếm nhiều thời gian, không cung cấp nhiều kiến thức nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hứng thú và gây dựng sự tập trung cho các em học sinh vào đầu buổi học Toán học luôn được đánh giá là một môn học khó và khiến nhiều học sinh không có hứng thú Vì vậy, hoạt động khởi động được triển khai phù hợp sẽ

có tác dụng tạo được sự hứng thú cho các em học sinh, qua đó các em sẽ chủ động tìm hiểu, tò mò về những kiến thức sắp học Đây chính là nền tảng quan trọng giúp tiết học toán diễn ra thành công và giáo viên thu hút được sự tập trung của nhiều học sinh trong quá trình truyền đạt kiến thức

Mặc dù đã hiểu được tầm quan trọng của phần khởi động trong một tiết học, nhưng cá nhân tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang tham gia giảng dạy môn toán học lớp 6 vẫn chưa áp dụng được triệt để các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong phần khởi động Một số giáo viên đã có sự sáng tạo các giải pháp khởi động thú vị để thu hút học sinh, tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn Đứng trước tình trạng hiểu nhưng khó thực hành này, tôi đã quyết định tìm

hiểu và nghiên cứu đề tài “Thiết kế các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú và sự tập trung của học sinh trong môn Toán 6 (Kết nối tri thức với

DEMO M612 – SÁCH KNTT

Trang 3

cuộc sống)” với mục tiêu tìm ra các giải pháp hữu ích chia sẻ đến đội ngũ cán bộ

giáo viên Thông qua đó, có thể mô tả rõ nét cách thực hiện của từng giải pháp để giáo viên có thể nghiên cứu và áp dụng vào quá trình giảng dạy thực tế Đồng thời nâng cao sự tập trung và hứng thú cho học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích thiết kế những hoạt động khởi động thú vị phù hợp với môn toán học lớp 6 Từ những hoạt động khởi động đó, giáo viên có thể nâng cao được sự hứng thú và khả năng tập trung quả học sinh trong quá trình học tập Thông qua đó sẽ giúp học sinh nâng cao được kết quả học tập đối với môn Toán

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú

và sự tập trung của học sinh trong môn Toán 6

Phạm vi nghiên cứu: 30 học sinh lớp 6A trường Trung học Cơ sở…

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được sáng kiến khoa học này, tôi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp thực hành, thực nghiệm

- Phương pháp thống kê

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Chương trình GDPT 2018 đã thể hiện rõ những yêu cầu cấp bách về việc đổi mới các phương pháp giảng dạy nói chung để nâng cao hứng thú và sự tập trung của học ở mọi cấp học Với những yêu cầu cấp bách đó từ bộ giáo dục, các cơ sở giáo dục và đội ngũ giáo viên luôn cần có trách nghiệm để thúc đẩy, tìm hiểu và sáng tạo những phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, nhất

là trong hoạt động khởi động đầu giờ

Toán học từ lâu luôn được biết đến là một môn học khó và kén người học Vì vậy, nhiều em học sinh thường cảm thấy lo lắng, gặp khó khăn trong quá trình học Toán Đối với học sinh lớp 6, áp lực học toán lại nhân đôi khi các em sẽ vừa phải làm quen với môi trường ở cấp học mới, vừa tiếp nhận những kiến thức toán mới lạ khác với chương trình tiểu học Cụ thể, các em học sinh sẽ được tìm hiểu

về các kiến thức cơ bản như ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, các kiến thức liên quan đến số nguyên, phân số Trong chương trình học lớp 6, các em sẽ được làm quen thêm với lĩnh vực hình học qua hai nhóm nội dung chính là đoạn thẳng và góc Những kiến thức nêu trên đều là nội dung nền tảng, tạo tiền đề để học sinh phát triển năng lực toán học ở những mức độ kiến thức phức tạp hơn trong tương lai

Do đó, những hoạt động khởi động thú vị, tạo được sự tò mò cho học sinh sẽ

là ưu tiên hàng đầu được giáo viên lựa chọn Điều này sẽ góp phần làm giảm tâm

lý căng thẳng của học sinh, giúp học sinh có được tinh thần thoải mái trước khi bước vào bài học

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên đều luôn cố gắng tìm hiểu và thiết kế đa dạng hoạt động khởi động đối với tiết học toán Tuy nhiên, vì có nhiều phương pháp giảng dạy mới nên nhiều giáo viên vẫn còn cảm thấy khó khăn và chưa thật

sự áp dụng được tối đa hiệu quả của các phương pháp

Trang 5

Những phương pháp được các giáo viên lựa chọn trong thực tế vẫn còn hạn chế về hình thức thực hiện và hiệu quả Đa phần đều là những phương pháp được

áp dụng lại nhiều lần nên hạn chế việc tạo hứng thú và kích thích tò mò của học sinh Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần có sự thay đổi triệt để về cách thiết kế các hoạt động khởi động, từ đó hướng đến sự tập trung và hứng thú của học sinh

* Thuận lợi:

Để đánh giá được chi tiết các khía cạnh thuận lợi trong công tác giảng dạy môn Toán lớp 6 tại cơ sở, tôi đã đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau Cụ thể bao gồm:

- Về phía sở giáo dục: Các cấp ban ngành luôn có những chỉ đạo sát sao nhằm thúc đẩy quá trình phát triển, sáng tạo những phương pháp giảng dạy tạo hứng thú và sự tập trung cho học sinh

- Về phía nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường luôn khích lệ, ủng hộ những

ý tưởng sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học Đồng thời tạo điều kiện

cơ sở hạ tầng tốt nhất để giáo viên được sáng tạo và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, chủ động theo chương trình GDPT 2018

- Về phía giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn cố gắng nỗ lực tìm hiểu

và áp dụng nhiều phương pháp mới lạ vào quá trình giảng dạy môn toán

- Về phía học sinh: Các bạn học sinh luôn có sự cố gắng trong học tập, nghe lời giáo viên và thực hiện đầy đủ những yêu cầu giáo viên đưa ra

- Về phía phụ huynh: Các phụ huynh luôn chủ động tìm hiểu về tình hình học tập của con em tại trường học Đồng thời hỗ trợ giáo viên trong quá trình thúc đẩy việc học tập của con tại nhà

* Khó khăn:

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên, việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động khởi động để nâng cao hứng thú của học sinh lớp 6 trong tiết toán học cũng gặp nhiều khó khăn Cụ thể:

Toán học là một môn học khó nên nhiều học sinh thường chán nản, sợ hãi khi bắt đầu buổi học Nhiều em không có hứng thú với môn học nên thường phát

Trang 6

Các phương pháp giảng dạy truyền thống của giáo viên không thu hút được

sự hứng thú của học sinh Mặt khác, một số giáo viên đã áp dụng những giải pháp phát triển hoạt động khởi động môn học nhưng thật sự chưa khai thác được hiệu của giải pháp Điều này khiến tiết học không thật sự thu hút được sự hứng thú và tập trung của học sinh

Sở giáo dục cùng nhà trường luôn chú ý đến vấn đề thay đổi các giải pháp giáo dục Tuy nhiên, trên thực tế thì ban lãnh đạo vẫn chưa có nhiều chương trình tập huấn, hỗ trợ cụ thể cho giáo viên

Để chứng minh thực trạng về thái độ học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ để kiểm tra sự hứng thú và tập trung của các em trong tiết học toán Kết quả thu được như sau:

Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh lớp 6A trường Trung học cơ

sở… trước khi áp dụng sáng kiến

Tiêu chí đánh giá Số lượng Tỷ lệ

Chủ động tham gia vào các hoạt động trong lớp 7/30 23,3%

Tập trung chú ý, lắng nghe trong tiết học 6/30 20%

Qua bảng khảo sát này, chúng ta có thể nhận thấy thái độ học tập của các em học sinh lớp 6A đối với môn toán học vẫn còn khá hạn chế Đa phần các em đều chưa có nhiều sự chủ động và hứng thú trong suốt quá trình học tập Cụ thể, tỷ lệ học sinh có chủ động tham gia vào các hoạt động trong lớp chỉ chiếm khoảng 23,3% Trong khi đó, tỷ lệ học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài là 26,7% Đặc biệt, số lượng học sinh cảm thấy hào hứng với hết học chỉ chiếm khoảng 36,7%, đây là một con số tương đối thấp Cuối cùng, các em học sinh trong lớp vẫn chưa thật sự tập trung chú ý, lắng nghe trong tiết học Tỷ lệ học sinh tập trung trong giờ học chỉ chiếm khoảng 20% Với những con số đánh giá cụ thể này, tôi

Trang 7

đã quyết định tìm hiểu và đưa ra những biện pháp phù hợp để thực hiện các hoạt động khởi động trong tiết học toán Từ đó thúc đẩy tinh thần tự học, sự hứng thú

và tập trung cho các em học sinh nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục

* Nội dung và cách thực hiện:

Các trò chơi học tập thường được giáo viên sử dụng vào đầu hoặc cuối của buổi học Những trò chơi này thường có vai trò chính là tạo sự hứng thú cho học sinh với buổi học bằng cách khéo léo lồng ghép kiến thức vào những nhiệm vụ của trò chơi Qua đó, học sinh sẽ vừa hứng thú với buổi học, vừa ôn luyện và khám phá được những kiến thức mới

Khi ứng dụng các trò chơi học tập, giáo viên cũng cần lưu ý một số khía cạnh dưới đây để quá trình triển khai trò chơi được thuận lợi nhất Cụ thể:

- Luôn đề cao yếu tố vui vẻ và tạo sự hứng thú cho học sinh

- Lựa chọn hoạt động trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh

- Đảm bảo kiến thức lồng ghép trong trò chơi phù hợp với năng lực học sinh, không quá khó cũng không quá dễ

- Luôn có yếu tố phần thưởng để khích lệ tinh thần tham gia của các em

Cụ thể, tôi đã áp dụng những mô hình trò chơi học tập sau trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động môn toán học lớp 6:

- Trò chơi cá nhân

Những trò chơi cá nhân được tổ chức nhằm mục đích phát triển khả năng chủ động tìm hiểu kiến thức và đưa ra cách thức giải quyết vấn đề của học sinh Các

Trang 8

em sẽ cần biết cách làm việc độc lập, đưa ra quan điểm, phán đoán mà không cần thảo luận hay dựa vào gợi ý của người khác

- Trò chơi “Phóng tia chớp"

Áp dụng: Bài 9 “Dấu hiệu chia hết” (bài 9 trang 34 - Toán 6 tập 1 sách Kết

nối tri thức với cuộc sống)

Mục đích: Mục đích của trò chơi này là để học sinh có thể tổng hợp kiến thức

và liệt kê dấu hiệu chia hết đã được học

Cách chơi: Khi một học sinh đứng lên và nói một số xong, sẽ phóng tia chớp vào một bạn khác Bạn đó tiếp tục vòng chơi nếu nói đúng số theo yêu cầu trong

3 giây Nếu như không nói được thì bị loại khỏi vòng chơi và tiếp tục chuyển lượt đến bạn khác Sau 5 phút, tất cả học sinh bị loại sẽ chịu chung 1 hình phạt vui Lượt 1: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 liệt kê các số có thể chia hết cho 2 và 5 nhỏ hơn 50

Lượt 2: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 liệt kê các số có thể chia hết cho 9 và 3 nhỏ hơn 50

- Trò chơi theo nhóm

Trò chơi theo nhóm được thực hiện với vai trò tăng sự hứng thú của học sinh với môn học và phát huy tinh thần làm việc nhóm, sự đoàn kết của các em học sinh trong lớp Thông qua các trò chơi theo nhóm, học sinh sẽ được chia sẻ, thảo

Trang 9

luận và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề dựa trên những kiến thức

cả nhóm đã tìm hiểu được

Áp dụng Chương III: Số Nguyên: Bài tập cuối chương 3 (trang 76 - Toán

6 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Về cách chơi, đầu tiên tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên Sau đó, các nhóm sẽ được giao nhiệm vụ viết 10 biểu thức với số nguyên, trong

đó có cả 4 phép tính đã học trong 5 phút

Sau 5 phút, các nhóm sẽ đổi chéo bài cho nhau để làm trong 10 phút, nhóm nào tính được nhanh nhất và có kết quả chính xác sẽ chiến thắng Nhóm chiến thắng sẽ nhận được sự tuyên dương, khen thưởng của giáo viên và các nhóm còn lại Tôi là người sẽ kiểm tra lại từng biểu thức của học sinh cũng như phần giải toán để xác định nhóm có thành tích tốt nhất Đồng thời, tôi cũng đưa ra nhận xét

và hỗ trợ giải những biểu thức khó cùng học sinh

- Trò chơi đua vịt

Áp dụng: Bài 16 “Phép nhân số nguyên” (bài 16 trang 70 - Toán 6 tập 1

sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 10

Mục đích: Trò chơi được thực hiện nhằm mục đích để học sinh có được hứng thú với hình thức học tập mới

Cách chơi: Đầu tiên, tôi chia lớp thành 2 đội thể thi đua trả lời câu hỏi Tuy nhiên, trước khi đưa ra câu hỏi, tôi sẽ tiến hành trò chơi đua vịt để tìm ra số điểm tương ứng với câu hỏi đó Các con vịt sẽ được đánh số từ 1 - 30, trong cuộc đua, vịt nào chiến thắng thì số điểm của câu hỏi đó sẽ tương ứng với số thứ tự của vịt Sau đó, các nhóm sẽ lắng nghe câu hỏi và giành quyền trả lời để nhận điểm số tương ứng Chung cuộc, đội nào có được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng

Trang 11

race/?characters=30&countdown=00:00:10Với trò chơi này, các em sẽ cần thi đua và tranh giành trả lời những câu hỏi

https://www.online-stopwatch.com/duck-có số điểm cao để tăng cơ hội thắng cho nhóm Điều này sẽ tạo sự kịch tính và hấp dẫn học sinh vì mỗi câu hỏi lại có một số điểm khác nhau và hoàn toàn không

cố định

- Trò chơi ứng dụng phần mềm Wordwall

Việc ứng dụng phần mềm, công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức trò chơi dạy học môn toán có vai trò kết nối, tạo môi trường học tập hiện đại cùng cách thức tổ chức trò chơi mới lạ cho học sinh Cụ thể, thông qua việc tổ chức trò chơi bằng phần mềm trò chơi trực tuyến như wordwall, Quizizz, Quizlet… Các

em sẽ được tham gia trò chơi qua phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính một cách chủ động Những nội dung câu hỏi, kiến thức cũng được thiết kế trực quan, logic và phù hợp với lứa tuổi Vì vậy, học sinh luôn cảm thấy thoải mái khi tham gia thay vì làm bài tập theo cách thức truyền thống như trước đây

Áp dụng: Bài 9 “Dấu hiệu chia hết” (bài 9 trang 34 - Toán 6 tập 1 sách Kết

nối tri thức với cuộc sống)

Trang 12

DEMO M612 – SÁCH CTST

- Trò chơi “Phóng tia chớp"

Áp dụng: Bài 9 “Ước và bội” (bài 9 trang 28 - Toán 6 tập 1 sách Chân trời

sáng tạo)

Mục đích: Mục đích của trò chơi này là để học sinh có thể tổng hợp kiến thức

về ước và bội đã được học

Cách chơi: Khi một học sinh đứng lên và nói một số xong, sẽ phóng tia chớp vào một bạn khác Bạn đó tiếp tục vòng chơi nếu nói đúng số theo yêu cầu trong

3 giây Nếu như không nói được thì bị loại khỏi vòng chơi và tiếp tục chuyển lượt đến bạn khác Sau 5 phút, tất cả học sinh bị loại sẽ chịu chung 1 hình phạt vui Lượt 1: Liệt kê ước của 15

Lượt 2: Liệt kê bội của 6 nhỏ hơn 100

- Trò chơi theo nhóm

Trò chơi theo nhóm được thực hiện với vai trò tăng sự hứng thú của học sinh với môn học và phát huy tinh thần làm việc nhóm, sự đoàn kết của các em học sinh trong lớp Thông qua các trò chơi theo nhóm, học sinh sẽ được chia sẻ, thảo

Trang 13

luận và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề dựa trên những kiến thức

và hỗ trợ giải những biểu thức khó cùng học sinh

- Trò chơi đua vịt

Áp dụng: Bài 4 “Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên” (bài 4 trang

65 - Toán 6 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)

Ngày đăng: 14/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w