1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vấn đề bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 34,54 KB

Nội dung

Từ đó cho thấycần sự cấp thiết phải đề cập đến quan hệ biện chứng xã hội với tự nhiên, đểmọi người có thể hiểu rõ tác động của thiên nhiên đến bản thân mỗi ngườivà ngược lại, giúp vấn đề

Trang 1

MỤC LỤ

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 4

1.1 Khái niệm tự nhiên, xã hội 4

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội 4

1.2.1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên: 4

1.2.2 Tự nhiên - nền tảng của xã hội: 5

1.2.3 Tác động của xã hội đến tự nhiên: 6

1.2.4 Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất: 7

1.2.5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội: 7

1.2.6 Môi trường, vấn đề của chúng ta: 9

2 VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Khái quát về môi trường và nguồn tài nguyên ở Việt Nam 10

2.1.1 Tài nguyên đất Việt Nam 10

2.1.2 Tài nguyên nước Việt Nam 10

2.1.3 Tài nguyên khoáng sản Việt Nam 11

2.1.4 Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam 11

2.1.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: 11

2.2 Vấn đề môi trường ở Việt Nam 13

2.3 Những hành động của Việt Nam 16

2.3.1 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân 16

2.3.2 Những hành động của Việt Nam 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy môi trường là yếu tố

dễ bị bỏ qua và xem nhẹ trong khi đó nó lại là thứ bị tàn phá nhiều nhất Nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở ý thức của con người, mọi người thường xem môi trường là yếu tố ngoài thân, không có ảnh hưởng hay tác động đến mình nên còn thờ ơ và gây nhiều tổn hại đến môi trường Từ đó cho thấy cần sự cấp thiết phải đề cập đến quan hệ biện chứng xã hội với tự nhiên, để mọi người có thể hiểu rõ tác động của thiên nhiên đến bản thân mỗi người

và ngược lại, giúp vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay được lưu tâm và biết đến nhiều hơn Vì vậy, em xin được trình bày tiểu luận: “Quan hệ giữa

xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” Qua đây xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, mối quan hệ giữa

tự nhiên và xã hội, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay Từ đó xem xét các chính sách đang được Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện, đồng thời rút ra kinh nghiệm, góp phần đề

ra phương hướng và giải pháp hạn chế Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, song tiểu luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm để

em bổ sung, chỉnh sửa, góp phần hoàn thiện tiểu luận này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

1 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất sớm, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết

1.1 Khái niệm tự nhiên, xã hội

Tự nhiên: Theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô

cùng vô tận Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, từ vũ trụ rộng lớn, bao la cho đến con người và xã hội Con người và xã hội là một bộ phận hợp thành, một bộ phận đặc thù của tự nhiên Vì con người không phải là vật chất đơn thuần mà nó là một thực thể vật chất có ý thức,

là sản phẩm cao nhất của sự phát triển của thế giới vật chất Mác viết: “Con người sống bằng tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự nhiên” Theo nghĩa này thì xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên

Xã hội: Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái

này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với tự nhiên - là

bộ phận đặc thù của tự nhiên Nghĩa là, về bản chất, xã hội là một cơ thể sống sinh động và là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người Xã hội không phải là sự cộng lại giản đơn giữa những con người về mặt số lượng mà phải là sự tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống Theo Mác: “Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau”

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội

Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:

Trang 4

1.2.1 Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên:

Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên

Nguồn gốc của con người là tự nhiên Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người

Không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà con người còn được sinh

ra nhờ lao động: con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Trong quá trình đó, cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và ngôn ngữ xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin Lao động

và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành

bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người

Cùng với đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội

Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên Song bộ phận này

có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên

1.2.2 Tự nhiên - nền tảng của xã hội:

Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau Đây là mối quan hệ biện chứng hai chiều

Trang 5

Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội Vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất nên tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội Tự nhiên cũng cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự sống của con người

và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội Bởi theo Mác, con người không thể sáng tạo

ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có giới hữu hình bên ngoài Vì vậy, tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội

Như vậy, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần Lao động đã tạo ra con người và xã hội

do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển

1.2.3 Tác động của xã hội đến tự nhiên:

Tự nhiên tác động đến xã hội nhiều như thế nào thì xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên như thế Xã hội là một bộ phận của tự nhiên vì vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi

Bởi “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”,

xã hội tác động mạnh mẽ đến các thành phần còn lại của tự nhiên trong quá trình sinh hoạt và sản xuất thông qua việc sử dụng và làm biến đổi các yếu

tố tự nhiên

Việc bùng nổ dân số và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang tác động rất lớn đến tự nhiên Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các

Trang 6

nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa

Tóm lại trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên xã hội có vai trò ngày càng quan trọng Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển của mình con người cần nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, bảo quản khai thác có hiệu quả đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội

1.2.4 Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất:

Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, hơn thế nữa tự nhiên - con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất

Theo nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau song suy đến cùng ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con người - xã hội bởi chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động

Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những quy luật, tất cả các quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định Sự hoạt động của các quy luật đó đã nối liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian

Con người là sản phẩm của tự nhiên Con người tạo ra xã hội Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội Chính vì thế có thể nói rằng con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội

Trang 7

1.2.5 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:

Các yếu tố quan trọng nhất tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên

và xã hội là trình độ phát triển của xã hội và sự độ nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người

Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội:

Thông qua hoạt động của con người lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội

đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự chuyển biến về chất của xã hội loài người Phương thức sản xuất chính là yếu tố quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau

để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau

Ngày nay, khí có khoa học và kỹ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận Đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người

Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:

Trang 8

Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn

Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của

xã hội Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi

Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn Thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng lên nhiều vấn đề còn lại là phải hoạt động cho đúng

1.2.6 Môi trường, vấn đề của chúng ta:

Môi trường là gì?

Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Ở đây chúng ta sẽ chỉ xét chủ yếu đến môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử

ở những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau Khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong

tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị giới tự nhiên chi phối, thống trị Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên Khi

Trang 9

con người văn minh hơn, nhất là khi khoa học phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, từng bước chế ngự, khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản đồng thời cũng có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm…

Tuy nhiên cho đến nay xã hội vẫn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất,

do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội

2 VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Qua phần trình bày ở trên cho thấy sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội nhằm đảm bảo

sự tồn tại và phát triển lâu dài và ổn định của xã hội loài người Xét cụ thể trong điều kiện của Việt Nam

2.1 Khái quát về môi trường và nguồn tài nguyên ở Việt Nam

2.1.1 Tài nguyên đất Việt Nam

Quỹ đất của Việt Nam có tổng diện tích hơn 33 triệu ha, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 ha (đứng thứ 159 trên thế giới) Tổng số

có hơn 16 triệu ha đất feralit, 3 triệu ha đất phù sa, đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha, đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha… Tổng tiềm năng dự trữ quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu ha được

sử dụng vào nông nghiệp, 3 trên 4 trong số đó là trồng cây hàng năm

Mặn hóa, chua phèn hóa, bạc màu hóa, cát lấn, đất trũng nước, đất dễ

bị thoái hóa, đất khó phục hồi là những vấn đề cần lưu ý

2.1.2 Tài nguyên nước Việt Nam

Trang 10

Việt Nam có khoảng 2360 con sông (dài từ 10km trở lên) Tổng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long là 520 km3/năm, của sông Hồng

và sông Thái Bình là 120km3/năm Nước ngầm có thể khai thác khoảng 2,7 triệu km3/ngày

Đến năm 2000 lượng nước lấy đi cho tiêu dùng ở Việt Nam tổng số khoảng 90 đến 100 km3 (xấp xỉ 30% lượng nước sản sinh ra trong lãnh thổ)

2.1.3 Tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Nước ta nằm giữa hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải Với hơn 3500 mỏ gồm 80 loại khoáng sản mới chỉ có 270 mỏ được khai thác gồm 32 loại khoáng sản Khoáng sản chủ yếu ở nước ta: than trữ lượng 3 đến 3,5 tỷ tấn; dầu mỏ trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Cửu Long 300 triệu tấn, Vịnh Thái Lan 300 triệu tấn; quặng sắt trữ lượng 700 triệu tấn; khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam được đánh giá là to lớn, đủ cơ sở cho công nghiệp hóa

2.1.4 Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam

Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có nhiều tiềm năng về kinh tế và có độ đa dạng sinh học cao Vùng biển nước ta có trên 100 loài

cá có sản lượng cao, bên cạnh đó còn có nhiều hải sản quý như: cua, mực,

sò huyết, trai, hàu, hải sâm, bào ngư, rùa biển, ngọc trai Ven bờ có sò, ngao, hàu, don với sản lượng hàng chục vạn tấn một năm

Biển nước ta nằm trong một trong năm ổ bão của hành tinh Hơn 100 năm gần đây có 493 cơn bão, trung bình 4,7 cơn một năm

2.1.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w