1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. ỨNG DỤNG GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 201CFW00U0229MR

84 15 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. ỨNG DỤNG GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 201CFW00U0229MR
Tác giả Phạm Thị Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hường
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ Sản xuất May Công nghiệp
Thể loại Báo cáo Đồ án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 6,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Tổng quan các công trình liên quan đến giác sơ đồ (12)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục của đồ án (13)
  • CHƯƠNG I (14)
    • 1.1. Một số thuật ngữ (14)
    • 1.2. Tầm quan trọng của giác sơ đồ trong nghành may (15)
    • 1.3. Điều kiện giác sơ đồ (15)
    • 1.4. Yêu cầu, nguyên tắc giác sơ đồ (16)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giác sơ đồ (17)
    • 1.6. Quy trình giác sơ đồ (18)
      • 1.6.1. Trình tự giác (18)
      • 1.6.2. Phương pháp giác một số loại vải (35)
  • CHƯƠNG II (42)
    • 2.1. Đặc điểm chung của mã hàng 201CFW00U0229MR (42)
    • 2.2. Điều kiện giác sơ đồ của mã hàng 201CFW00U0229MR (43)
    • 2.3. Quy trình thực hiện giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR (43)
      • 2.3.1. Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật mã hàng 201CFW00U0229MR (43)
      • 2.3.2. Lập tác nghiệp sơ đồ (50)
      • 2.3.3. Lập các bảng tác nghiệp trên phần mềm Accumark mã hàng 201CFW00U0229MR (53)
      • 2.3.4. Giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR (62)
    • 2.4. Kết quả giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR (66)
      • 2.4.1. Sơ đồ giác cho mã hàng 201CFW00U0229MR (66)
  • CHƯƠNG III (76)
    • 3.1. Đánh giá quy trình thực hiện (76)
    • 3.2. Đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu (77)
    • 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu (79)
      • 2.3.2. Bảng quy định ghi chú (Annotation) (57)

Nội dung

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. ỨNG DỤNG GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 201CFW00U0229MR MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................2DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................5LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................9PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................101. Lý do chọn đề tài................................................................................................102. Tổng quan các công trình liên quan đến giác sơ đồ.........................................113. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................114. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................125. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................126. Bố cục của đồ án................................................................................................12CHƯƠNG I:..................................................................................................................13TỔNG QUAN VỀ GIÁC SƠ ĐỒ TRONG NGÀNH MAYCÔNGNGHIỆP.......131.1. Một số thuật ngữ............................................................................................131.2. Tầm quan trọng của giác sơ đồ trong nghành may ......................................141.3. Điều kiện giác sơ đồ......................................................................................141.4. Yêu cầu, nguyên tắc giác sơ đồ .....................................................................151.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giác sơ đồ ...........................................161.6. Quy trình giác sơ đồ......................................................................................171.6.1. Trình tự giác .................................................................................................171.6.2. Phương pháp giác một số loại vải...............................................................34Kết luận chương 1........................................................................................................40CHƯƠNG II:................................................................................................................41ỨNG DỤNG GIÁC SƠ ĐỒ CHO MÃ HÀNG 201CFW00U0229MRTRÊNPHẦN MỀM GERBERACCUMARK.......................................................................412.1. Đặc điểm chung của mã hàng 201CFW00U0229MR....................................412.2. Điều kiện giác sơ đồ của mã hàng 201CFW00U0229MR.............................422.3. Quy trình thực hiện giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR....................422.3.1. Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật mã hàng 201CFW00U0229MR.....................422.3.2. Lập tác nghiệp sơ đồ ....................................................................................492.3.3. Lập các bảng tác nghiệp trên phần mềmAccumarkmãhàng201CFW00U0229MR...........................................................................................522.3.4. Giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR.........................................61 42.4. Kết quả giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR.......................................652.4.1. Sơ đồ giác cho mã hàng 201CFW00U0229MR.........................................65Kết luận chương II.......................................................................................................73CHƯƠNG III:...............................................................................................................75ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU PHƯƠNGPHÁP.............75GIÁC SƠ ĐỒ VÀ ỨNG DỤNG CHO MÃ HÀNG 201CFW00U0229MR............753.1. Đánh giá quy trình thực hiện ..........................................................................753.2. Đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu..............................................763.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu .............................78Kết luận chương III......................................................................................................80KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................................81DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................83

Tổng quan các công trình liên quan đến giác sơ đồ

- Tài liệu Tin học ứng dụng ngành may 1 của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Tài liệu này giúp tác giả hiểu rõ hơn về các phương pháp thiết kế áo sơ mi, quần âu, jacket trên máy tính, giúp thao tác dễ dàng và thuận tiện hơn, tránh lặp lại những thao tác thừa, giúp thành thạo các thao tác vẽ trên phần mềm.

- Tài liệu Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1 của Trường Đại học Công nghệ Dệt May Hà Nội : Tài liệu này giúp cho tác giả hiểu được khái niệm của giác sơ đồ, các quy trình, phương pháp giác sơ đồ và giúp chúng ta thực hiện giác sơ đồ trên giấy tức bằng phương pháp thủ công.

- Tài liệu Tin học ứng dụng ngành may 2 của Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội: Tài liệu này giúp tác giả thực hiện được những thao tác giác sơ đồ trên máy tính, phương pháp giác sơ đồ, phương pháp nhảy mẫu và thực hiện chúng một cách nhanh gọn và hoàn chỉnh.

Cái tài liệu trên giúp người đọc hiểu rõ hơn về phần giác sơ đồ, phân biệt được giác sơ đồ với sơ đồ mẫu, biết được các phương pháp giác sơ đồ, điều kiện giác sơ đồ, yêu cầu giác sơ đồ, nguyên tắc giác sơ đồ.

Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng được quy trình giác sơ đồ và ứng dụng vào giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR.

+ Nghiên cứu phương pháp giác sơ đồ.

Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến GSĐ, phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo thời gian để tìm hiểu chúng một cách toàn diện Nhằm phát hiện ra những xu hướng mới, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả để lựa chọn những thông tin hữu ích, quan trọng phục vụ cho đề tài mà tác giả lựa chọn.

− Phương pháp thực nghiệm: Ứng dụng kết quả nghiên cứu quy trình giác sơ đồ mình đã nghiên cứu được vào giác sơ đồ cho mã hàng thực tế.

− Phương pháp thống kê: Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu thu thập được từ các phương pháp nghên cứu khác nhau làm cho kết quả nghiên cứu được đảm bảo về độ chính xác tin cậy.

− Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các thầy cô trong tổ bộ môn tin học cũng như tổ CNSX của trường và cô giáo hướng dẫn để tìm ra bản chất, bổ sung thêm cho đồ án của bản thân tác giả thêm chính xác, đầy đủ các dẫn chứng cụ thể.

Bố cục của đồ án

Ngoài phần mở mở đầu và phụ lục, tài liệu tham khảo thì bố cục của đồ án gồm:

Chương 1: Tổng quan về giác sơ đồ trong ngành may công nghiệp

Chương 2: Ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR trên phần mềm

Chương 3: Đánh giá kết quả giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR

Một số thuật ngữ

- Giác sơ đồ: là một quá trình giúp bạn sắp xếp các chi tiết của một hoặc nhiều sản phẩm trong cùng một cỡ hoặc nhiều cỡ trên bề mặt vải hoặc giấy Những sản phẩm này có diện tích sử dụng là nhỏ nhất và đảm bảo được những yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm Sau khi đã đảm bảo được các yếu tố này rồi thì các bạn có thể đảm bảo được các vấn đề về kích cỡ rồi thì bạn hãy dùng bút chì để vẽ những đường bao quanh mẫu.

- Phần mềm Gerber Accumark: là một phần mềm thiết kế rập chuyên nghiệp và hiệu quả cho ngành may mặc hiện nay Đáp ứng được rất nhiều kỳ vọng cho ngành công nghiệp nói chung và ngành may mặc nói riêng.

- Giác sơ đồ trên phần mềm Gerber: là quá trình dùng phần mềm Gerber để sắp xếp các chi tiết của một hoặc nhiều sản phẩm trong cùng một cỡ hoặc nhiều cỡ trên máy tính. Chúng ta chỉ cần thực hiện đúng thao tác thì có thể giác được một sơ đồ hoàn chỉnh trong một thời gian ngắn giúp tiết kiệm được thời gian.

- Khung sơ đồ: là hình chữ nhật, chiều rộng bằng kích thước khổ vải thực tế đã trừ mép biên, chiều dài là kích thước dài nhất mà các chi tiết chiếm chỗ Chiều dài sơ đồ thông thường phải nhỏ hoặc bằng chiều dài định mức của mã hàng.

- Dài sơ đồ: là diện tích sắp xếp các chi tiết của 1 sản phẩm sao cho phần trăm vô ích là nhỏ nhất.

- Rộng sơ đồ (Khổ sơ đồ): là chiều rộng của khung sơ đồ.

- Đường biên sơ đồ: là 2 đường thẳng giới hạn khổ sơ đồ.

- Đường đầu sơ đồ: là đường thẳng vuông góc với 2 đường biên tại đầu giấy giác sơ đồ và là đường suất phát khi tiến hành xắp xếp các chi tiết mẫu.

- Đường cuối sơ đồ: là đường thẳng thẳng vuông góc với 2 đường biên của sơ đồ, đồng thời là đường thẳng giới hạn chiều dài sơ đồ, là vạch kết thúc khi xắp đặt các chi tiết mẫu.

- Mép bằng sơ đồ: là đường chạy theo chiều dọc sơ đồ khi giác phải lấy đó làm đường căn cứ bắt đầu giác các chi tiết (thông thường các chi tiết cần lấy chuẩn phải đặt ở bên mép bằng của sơ đồ).

- Vuông sơ đồ: là khi tất cả các chi tiết ở cuối sơ đồ bám sát vào đường cuối sơ đồ.

- Đường cắt phá: là các đường cắt ngang qua sơ đồ.

- Phần trăm hữu ích: là tỷ lệ phần trăm diện tích được sử dụng với diện tích sơ đồ Phần trăm hữu ích càng cao thì sơ đồ có tính kinh tế cao và ngược lại.

- Phần trăm vô ích: là tỉ lệ phần trăm giữa phần vải bỏ đi với diện tích sơ đồ.

Tầm quan trọng của giác sơ đồ trong nghành may

− Làm cơ sở để tính định mức cho mã hàng: Giúp công nhân viên thực hiện công việc biết được một sản phẩm cần bao nhiêu NPL, từ đó để làm cơ sở tính được định mức cho cả mã hàng.

− Giúp công đoạn cắt công nghiệp cắt BTP hiệu quả: khi giác sơ đồ các chi tiết đảm bảo được đường cắt phá sẽ tiết kiệm được thời gian cắt, nâng cao hiệu quả lao động đồng thời giúp tăng năng suất.

− Tiết kiệm nguyên liệu, giúp tăng năng suất và giảm thiểu chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp may công nghiệp.

Điều kiện giác sơ đồ

- Nghiên cứu tài liệu của khách hàng cung cấp

- Lệnh sản xuất mã hàng: Phải kiểm tra thật đầy đủ các thông tin có trong lệnh sản xuất bao gồm:

+ Các thông tin đặc biệt (nếu có)

-Tác nghiệp, giấy giác sơ đồ, khổ vải hoặc phần mềm giác sơ đồ

+ Xác định được khổ vải để giác sơ đồ, theo yêu cầu của khách hàng hoặc do bên phòng vật tư để giác dù là giác thủ công hay máy

+ Nếu giác thủ công thì cần giấy giác là loại giấy mỏng mềm

+ Giác bằng máy thì cần phần mềm giác như Gerber, Lextra

- Dụng cụ : Thước dây, thước thẳng, ê – ke vuông, bút chì, tẩy

+ Có thể là mẫu giấy mỏng hoặc tệp flie thiết kế sẵn trên phầm mềm

+ Có thể là cỡ gốc hoặc tất cả các cỡ có trong mã hàng

- Sản phẩm mẫu, tài liệu mã hàng, bảng màu

+ Đối chiếu với lệnh sản xuất xem có đúng số lượng cỡ, màu vải, số lượng đơn hàng + Kiểm tra đối chiếu với những phần trong lệnh sản xuất Kiểm tra những quy định về, yêu cầu về giác sơ đồ mã hàng

- Kế hoạch sản xuất đơn hàng

+ Để biết đơn hàng bao giờ tiến hành sản xuất để tiến hành công việc giác cho đúng thời gian quy định, tránh việc gây chậm trễ, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cả mã hàng và công ty.

Yêu cầu, nguyên tắc giác sơ đồ

 Yêu cầu: khi thực hiện giác sơ đồ thì người giác cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

- Biết về các đặc tính, tính chất nguyên phụ liệu: vải polyeste, vải bông, vải dệt kim, vải kẻ, vải umi, vải nhung, vải caro,

- Định mức sơ đồ ban đầu: chiều dài và khổ vải

- Số lượng cỡ vóc, số lượng chi tiết khi giác

+ Yêu cầu về canh sợi: giác sơ đồ đúng với quy định về chiều canh sợi đối với các chi tiết trong các sản phẩm (điều này còn phụ thuộc vào kiểu dáng của sản phẩm và yêu cầu của khách hàng).

+ Yêu cầu về các định mức: định mức giác sơ đồ phải nhỏ hơn hoặc bằng so với định mức của khách hàng nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ những chi tiết và đúng với các yêu cầu kỹ thuật.

+ Trường hợp không có định mức của khách hàng về giác sơ đồ cần đảm bảo hiệu suất sử dụng nguyên phụ liệu và hiệu quả kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.

+ Giác một chiều: Các chi tiết được giác xuôi theo một chiều Với phương pháp này dùng cho các loại vải nhung, hoa, tuyết, cây cối, con vật, để đảm bảo các chi tiết không khác màu, ngược tuyết.

+ Giác đối xứng: Các chi tiết được giác đối xứng với nhau đảm bảo đối xứng hai bên. Phương pháp này sử dụng cho vải kẻ dọc, kẻ ngang,

+ Giác hai chiều: Các chi tiết trong sản phẩm được giác theo cả 2 chiều khi giác phải đặt theo chiều canh sợi của vải áp dụng với vải trơn.

+ Giác đơn: Chỉ giác ra một sản phẩm, một cỡ trên bề mặt vải.

+ Giác ghép: là giác nhiều sản phẩm nhiều cỡ số trên bề mặt vải.

+ Giác đối kẻ: trước khi giác ta phải tiến hành căn kẻ theo chu kỳ kẻ và bám sát yêu cầu kỹ thuật

+ Kiểm tra đầy đủ số lượng các chi tiết, chiều canh sợi, thông tin ghi trên mẫu, đối chiếu mẫu với tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu.

+ Các chi tiết trong sản phẩm giác theo một chiều, giác đối đỉnh, giác đối cạnh, giác chi tiết chính xong đến chi tiết phụ, chi tiết phụ xen kẽ chi tiết chính

+ Sắp xếp các chi tiết hợp lý, khoa học, dễ nhìn, dễ cắt, dễ kiểm tra, đạt hiệu suất cao nhất.

+ Các chi tiết không chồng lên nhau, lệch canh sợi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giác sơ đồ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng giác sơ đồ như:

- Con người (Man): đây là nhóm yếu tố bao gồm các cán bộ lãnh đạo cao cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm Công nghệ hiện nay rất tiên tiến và hiện đại, nhưng con người vẫn được coi là nhân tố ảnh hưởng nhất và là yếu tố cân bản nhất tác động đến năng xuất và chất lượng của sản phẩm Công nghệ cao đòi hỏi người điều khiển có trình độ nhất định, các thao tác kĩ thuật khéo léo, tinh tế nên việc năng xuất chất lượng cao hay thấp tùy thuộc vào người thực hiện.

- Máy móc, thiết bị (Machine): việc đầu tư vào máy móc thiết bị làm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cao, và khả năng công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp có tác động rất lớn trong việc ngân cao những tính năng kĩ thuật của sản phẩm Giác sơ đồ thủ công sẽ không đảm bảo chất lượng, chi phí cũng như nguyên phụ liệu bằng giác sơ đồ bằng máy móc.

- Nguyên phụ liệu (Material): nguyên liệu, vật tư được cung cấp đầy đủ sẽ tạo điều kiện nâng cáo chất lượng sản phẩm Phụ thuộc vào đặc tính loại vải, chi tiết hình vẽ của vải để xác định độ co, từ đó giác thêm khoảng tăng khối thêm diện tích xê dịch vải.

- Phương pháp (Method): với côgn nghệ tiên tiến phải đi đôi với phương pháp thích hợp, cùng với trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giác sơ đồ nhưng chủ yếu nhất vẫn là con người, con người có trình độ tốt, tay nghề ổn định thì việc giác sơ đồ trở nên dễ dàng và hiệu suất cao hơn rất nhiều.

Quy trình giác sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình giác sơ đồ 1.6.1 Trình tự giác

* Chuẩn bị giác sơ đồ

- Lệnh sản xuất đầy đủ các thông tin: mã hàng, số lượng, tỷ lệ các cỡ các màu, ngày cắt,

Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật

Lập tác nghiệp giác sơ đồ

Giác sơ đồ Kiểm tra sơ đồ

In sơ đồ, ghi thông tin sơ đồ

- Bảng màu và yêu cầu khi giác:

+ Kiểm tra lệnh sản xuất, đối chiếu với mẫu vải, số lượng chu kỳ kẻ (nếu có), khổ vải, loại vải

+ Kiểm tra yêu cầu khi giác sơ đồ

- Bảng thống kê chi tiết có đầy đủ yêu cầu:

+ Kí hiệu của một mã hàng

+ Đủ số lượng, cỡ số sản phẩm giác

+ Số lượng sản phẩm giác

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

- Yêu cầu mã hàng, kết cấu sản phẩm

- Bảng số lượng sản phẩm, màu sắc

- Bảng thống kê chi tiết

− Yêu cầu sản phẩm: chiều hoa, tuyết, kẻ,

− Khổ vải, dài sơ đồ

− Màu, cỡ, số lượng sản phẩm

− Các yêu cầu của khách hàng

Bước 2: Lập tác nghiệp giác sơ đồ

− Chiều dài bàn trải vải

- Bảng tỷ lệ màu sắc, cỡ vóc mã hàng

- Bảng tác nghiệp giác sơ đồ mã hàng

+ Khổ giấy giác lớn hơn khổ sơ đồ ít nhất 2cm

+ Giấy giác cần phải đảm bảo êm phẳng

- Dụng cụ: bút, thước đảm bảo độ chính xác

- Mẫu: mẫu BTP cứng phải êm phẳng, đủ số lượng chi tiết, đúng chiều canh sợi, các chi tiết phải đối xứng, mẫu khớp đúng thông số, thông tin trên mẫu ghi đầy đủ

* Xác định khổ vải, đầu bàn

* Xếp đặt chi tiết mẫu

- Xếp các chi tiết trong phạm vi định mức đã giới hạn bởi đầu bàn và khổ vải

- Lựa chọn, sắp xếp các chi tiết sao cho phù hợp: ưu tiên những chi tiết chính, to giác trước, phụ và nhỏ giác sau; chính phụ xen kẽ nhau; chi tiết cong lồi vào cong lõm; vát ngược vào vát xuôi;

- Khi giác không được đặt các chi tiết sát nhau quá hoặc chồng lên nhau

- Các chi tiết của cùng một sản phẩm không cách nhau quá xa, nhằm tránh hiện tượng sai màu có thể xảy ra trong cùng một cay vải.

- Khi giác chỉ được phép giác nhỏ hơn hoặc bằng định mức giới hạn.

Bước 4: Kiểm tra, vẽ sơ đồ

- Kiểm tra, vẽ sơ đồ

- Vẽ sơ đồ: vẽ đúng với mẫu giác, đủ vị trí dấu khớp

Bước 5:Ghi thông tin sơ đồ

− Khổ vải, chiều dài sơ đồ

− Số lượng sản phẩm, cỡ/sơ đồ

1.6.1.2 Giác sơ đồ trên phần mềm Accumark

Bước 1:Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu

Bước 2: Lập bảng thống kê chi tiết (Model): dùng để thống kê toàn bộ số lượng các chi tiễt cũng như quy định loại nguyên liệu cho các chi tiết của mã hàng. a Lập bảng thống kê chi tiết

* Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

* Mở miền lưu giữ > Phải chuột vào khoảng trống trong miền lưu giữ > New > Model> Xuất hiện bảng

- Cột Piece Name: Bấm trái chuột vào ô ba chấm ở dòng số 1 của cột Piece Name > Chọn các chi tiết theo đúng thứ tự của tiêu chuẩn cắt.

- Cột Fabric: Nhập loại nguyên liệu cho từng chi tiết (C, L, M, D, )

+ Cột : Nhập chi tiết ở tư thế số hóa

+ X: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục X

+ Y: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục Y

+ XY: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục X, Y

Chú ý: Tổng số chi tiết trong các cột của mục Flip = Số chi tiết của một sản phẩm Tùy từng loại vải có thể chọn chi tiết lật qua trục X hoặc Y, hoặc cả 2 trục X, Y

* Chọn SAVE > Đặt tên bảng Model theo tên mã hàng.

Hình 1.1 Bảng thống kê chi tiết (Model)

Bước 3: Lập bảng quy định ghi chú (Annotation): Bảng quy định ghi chú Annotation quy định các thông tin sẽ được ghi trên chi tiết mẫu, thông tin gh trên sơ đồ giác cũng như quy định vẽ các đường nội vi trên chi tiết,

* Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

* Mở miền lưu giữu > Phải chuột vào khoảng trống trong miền lưu giữu > New > Annotation > Xuất hiện bảng

* Thiết lập các quy định mẫu

- Quy định ghi thông tin cho chi tiết: Bấm trái chuột tại dòng đầu tiên trong cột Annotation (ngang với dòng Default) > Bấm trái chuột vào nút ( ) > Xuất hiện bảng

Thông thường các thông tin ghi chú trên mẫu gồm: Piece name (Tên chi tiết), size (cỡ), bundle (phối kiện), thực hiện thêm thông tin ghi chú cho chi tiết như sau:

> Chọn Piece name > Chọn Add

Chú ý: Nếu bỏ quy định ghi chú chọn Remove, nếu quy định xuống dòng khi kết thúc mỗi dòng ghi chú chọn Add Newline

-Quy định ghi thông tin cho sơ đồ: Thông thường trên sơ đồ cần có các quy định sau + Tên sơ đồ Marker name: (M1K1-20)

+ Mã/cỡ/số lượng: Model/size/Quantily(MSQ)

+ Khổ vải: Marker Width (WI)

+ Thời gian in sơ đồ: Date (DT)

Chú ý: Cách ghi thông tin trên sơ đồ tương tự như trên chi tiết Ngoài các thông tin trên muốn thêm các thông tin khác ta điền thêm thông tin và quy định vẽ thông tin vào các dòng bên dưới dòng Marker.

- Một số quy định khác: Điền bên ô Annotation typle:

+ LABELI: Quy định vẽ đường nội vi

+ LABELS: Quy định vẽ đường may

Tương ứng với các quy đinh trên bên cột Selection

+ LT2: Vẽ nét ngắt khoảng

* Chọn Save: Đặt tên > chọn OK

Hình 1.2 Bảng quy định ghi chú Annotation

Bước 4: Lập bảng khoảng đệm (Block Buffer): dùng để tăng khối (tăng chu vi chi tiết mẫu) hoặc tăng khoảng đệm xung quanh chi tiết khi giác sơ đồ, thường được ứng dụng khi giac sơ đồ vải kẻ, giác các loại bông và kẹp tầng.

* Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

* Mở miền lưu giữ > Phải chuột vào khoảng trống miền lưu giữ > New > Block Buffer > Xuất hiện bảng

* Quy định nội dung bảng:

Các cột Left, Top, Right, Botton là các hướng tăng khối khoảng đệm

* Chọn Save > Đặt tên bảng > OK

Hình 1.3 Bảng khoảng đệm Block Buffer

Bước 5: Lập bảng quy định giác sơ đồ (Lay Limits): Quy định phương pháp trải vải, kiểu giác, có hay không tăng khối, khoảng đệm cho các chi tiết.

* Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

* Mở miền lưu giữ > Phải chuột vào khoảng trống trong miền lưu giữ > New > Lay Limits > Xuất hiện bảng

* Thiết lập các quy định giác

- Trong ô Comments: Bạn có thể ghi chú kĩ hơn về bảng quy định giác sơ đồ mới này.

- Trong ô Fabric Spread: Click chuột trái chọn Phương pháp trải vải phù hợp

+ SINGLE PLY: Trải lá đơn, mặt vải cùng lên hoặc xuống, cắt hai đầu bàn

+ PACE TO FACE: Mặt úp mặt, cắt hai đầu bàn

+ BOOK FOLD: Trải Zic Zắc, hai đầu bàn liền

+ TUBULAR: Trải vải ống (vải thun, vải dệt kim, )

- Trong ô DEAFULT: Quy định chung cho tất cả các chi tiết

+ Piece Option: Tùy chọn cho các chi tiết

+ Block/Buffer Rule: Chọn quy tắc khối dư khoảng đệm

+ Till Rotate Limit: Đọ thiên canh sợi cho phép

+ Units: Dơn vị tính độ thiên canh sợi

Save > Đặt tên theo kiểu giác hoặc loại vải

Hình 1.4 Lập bảng quy định giác sơ đồ Lay Limits

Bước 6:Lập bảng tác nghiệp sơ đồ

* Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

* Mở miền lưu giữ > Phải chuột vào khoảng trống trong miền lưu giữ > New > Chọn Order > Xuất hiện bảng

* Quy định các thông số, yêu cầu giác sơ đồ

- Tại ô Marker Name: Điền tên sơ đồ gồm tên mã hàng + Loại nguyên liệu + Cỡ và số lượng cỡ tương ứng + khổ vải

- Tại ô Fabric Width: Điền khổ vải

- Tại ô Order Number: Điền số bảng tác nghiệp

- Tại ô Taarget Unit: Điền phần trăm hữu ích cần đặt được khi giác sơ đồ

- Tại ô Description: Điền thông tin mô tả bảng tác nghiệp (nếu cần)

- Tại ô Shrink/Stretch: Khi tích vào là chọn tăng giảm chi tiết theo phần trăm của tác nghiệp sơ đồ (Order)

- Tại ô Morder Shrink/Stretch: Khi tích vào là chọn tăng giảm chi tiết theo phần trăm của thống kê chi tiết (Morder)

- Tạo ô Lay Limits: Bấm trái chuột “ ” vào chọn bảng quy định giác phù hợp với tác nghiệp giác

- Tại ô Annotation: Bấm trái chuột “ ” vào chọn bảng ghi chú khi vẽ sơ đồ

- Block Buffer: Bấm trái chuột vào “ ” chọn bảng tăng khối/khoảng đệm các chi tiết

- Tạo ô Block Fuse: Lựa chọn chế độ tự động lưu nước giác khi lưu sơ đồ

+ Coppy Marker: Chọn sơ đồ sao chép

+ Force Layrule: Áp nước giác

+ LR Tbl: Tìm nước giác

- Tại ô Matching: Tích chọn chế độ căn kẻ

- Dòng Plaid (Quy định kẻ ngang):

+ Dòng Plaid ứng với cột Repeat điền chu kỳ kẻ ngang

+ Dòng Plaid ứng với cột Offset 1 điền khoảng cách từ biên vải đến chu kỳ kẻ ngang

+ Dòng Plaid ứng với cột Offset 2 điền khoảng cách từ biên vải đến chu kỳ kẻ ngang thứ 2

+ Dòng Plaid ứng với cột Offset 3 điền khoảng cách từ biên vải đến chu kỳ kẻ ngang thứ 3

Bấm chuột vào Model 1 > xuất hiện bảng

- Tại ô Moder Name: Bấm trái “ ” vào chọn bảng thống kê chi tiết của mã hàng

Hình 1.5 Lập bảng tác nghiệp Order

− Tại ô Fabric Type: Nhập loại nguyên liệu

− Tại ô Alteration: Bấm “ ” vào lựa chọn thay đổi ô cứng của tác nghiệp

− Tại ô Dynamic Alt: Bấm vào “ ” vào lựa chọn thay đổi động trong tác nghiệp

− Tại ô Size Code: Bấm vào “ ” lựa chọn mã cỡ

− Tại ô Add PC/DB: Tích chọn nếu muốn thêm chi tiết và phối kiện của chi tiết thêm vào trong sơ đồ

− Tại ô Master Type: Lựa chọn kiểu giác chủ đạo trong sơ đồ

− Tại cột size: Nhập cỡ định giác

− Tại cột Quantily: Nhập số lượng sản phẩm ứng với từng cỡ

− Tại cột Direction: Lựa chọn hướng của các cỡ trong sơ đồ giác

- Chọn biểu tượng Process Order

Hình 1.6 Lập bảng tác nghiệp Model 1

- Bấm trái chuột chọn Save

Sau khi lập tác nghiệp xong để chuyển từ phần Accumark Explorer sang Marker Making, ta tiến hành xử lí tác nghiệp thông qua lệnh Process Oder

Hình 1.7 Bảng xử lí tác nghiệp sơ đồ

- Nếu làm đúng máy sẽ báo:

Hình 1.8 Tác nghiệp báo thành công

- Nếu làm sai máy sẽ báo:

Hình 1.9 Tác nghiệp báo lỗi

Khi đó ta phải kiểm tra và sửa lỗi Muốn kiểm tra và sửa lỗi vào View > Activity log sẽ hiển thị lỗi tại dòng thứ 5 từ dưới lên của bảng Đọc được lỗi sơ đồ,ta tiến hành sửa, lưu và cho ra một sơ đồ mới.

Bước 7: Giác sơ đồ : Sau khi mẫu đã được chỉnh sửa, nhảy mẫu và lập các bảng tác nghiệp chuyển sang sơ đồ Muốn giác được sơ đồ, thì cần đi vào tìm hiểu các lệnh trong phần giác sơ đồ để có thể giác sơ đồ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và định mức tiêu hao nhỏ nhất.

Gerber launchPad > Main > Marker Creation, Editor > Marker Making

Từ thực đơn chính của phần mềm AccuMark Marker makin > Fike > Open > Và lựa chọn trên hộp thoại

+ Ô Look in: Chọn ổ đĩa, miền lưu giữ

+ Ổ File name: Chọn sơ đồ cần mở

* Cài đặt tham số giác sơ đồ, thao tác trong Toolbox

- Edit > Setting > nên chọn Piece View cho chế độ giác > Save > Ok

- View > Toolbox > Bật nổi chế độ: Icons, Unplaced, Placed Chọn chế độ Rotate và Global Overide.

* Kiểm tra chi tiết giác sơ đồ

- Kiểm tra hình dáng, đường nét chi tiết: Dựa theo hình ảnh hiển thị trên sơ đồ

- Kiểm tra số lượng chi tiết theo yêu cầu giác sơ đồ: Dựa theo thống kê số lượng chi tiết hiển thị trên màn hình và CT trên thanh công cụ

- Kiểm tra thông tin giác sơ đồ: Kiểm tra các nội dung hiển thị trên thanh công cụ

- Trái chuột chọn chi tiết cần xếp > rê chuột tới vị trí cần xếp > Giữ chuột trái kéo mũi tên về vị trí muốn xếp > Nhả chuột > Chi tiết vào chỗ cần xếp

Một số thao tác cơ bản

+ Đổi chiều chi tiết: Flip > LayLimit > Trái chuột chọn chi tiết > Phải chuột > Xếp chi tiết bình thường

+ Xoay nghiêng chi tiết: Rotate > Tilt > Phải chuột chọn chi tiết > Phải chuột để đượ canh sợi > Xếp chi tiết bình thường

+ Đặt chồng mép chi tiết: Trái chuột xếp chi tiết > Overlap > Phải chuột chọn chi tiết > Kéo chuột theo đường xếp chồng > Nhả chuột > Chi tiết đã được xếp chồng

+ Phóng to vùng giác: Zoom > Trái chuột khoang vùng cần phóng to

+ Trở về tỷ lệ cũ > Phóng to tỷ lệ quy định đủ để thực hiện xếp chi tiết: Big scale

+ Thu nhỏ sơ đồ về tỷ lệ nhìn toàn bộ sơ đồ: Full length

+ Đưa chi tiết chưa xếp lên menu biểu tượng: Return Unplaced Piece

+ Hủy bỏ thao tác vừa thực hiện: Edit > Undo

* Kiểm tra sơ đồ giác

- Kiểm tra số lượng chi tiết đã giác vào sơ đồ: Kiểm tra chi tiết trên thanh công cụ bằng số lượng chi tiết theo thống kê.

- Kiểm tra chiều chi tiết khi giác vào sơ đồ

- Kiểm tra chi tiết giác sơ đồ, đúng theo yêu cầu kỹ thuật

- Kiểm tra sơ đồ đáp ứng định mức theo yêu cầu khách hàng

Bảng 1 1 So sánh ưu nhược điểm của giác sơ đồ bằng phương pháp thủ công và bằng phần mềm Gerber Accmark trên máy tính

STT Tiêu chí Thủ công Trên máy tính

1 Tốc độ làm việc Mất nhiều thời gian Nhanh, rút ngắn được nhiều thời gian

2 Tính chính xác Tính chính xác chưa cao Có tính chính xác cao

3 Đường nét Đường nét chưa rõ ràng Đường nét rõ ràng

Khó kiểm soát, với các chi tiết nhỏ dễ nhầm lẫn, thừa thiếu

Dễ kiểm soát, bao quát được số lượng mẫu

5 Không gian Cần không gian rộng để thực hiện công việc Không cần không gian rộng

Không đòi hỏi về kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm tin học chuyên ngành may Đòi hỏi thành thạo về kỹ năng, thao tác sử dụng máy tính, phần mềm tin học chuyên ngành

- Khi phát sinh lỗi, chỉnh sửa mất thời gian, công sức

- Khi sai mẫu thì sơ đồ giác lại từ đầu

Dễ chỉnh sửa trong quá trình phát sinh lỗi

8 Chi phí Thêm chi phí giấy và các phụ liệu hỗ trợ

Tiết kiệm được chi phí giấy, phụ liệu hỗ trợ.

9 Bảo quản Lưu giữ bảo quản cẩn thận, khó để được lâu

Lưu giữ, bảo quản đơn giản, bền theo thời gian

Đặc điểm chung của mã hàng 201CFW00U0229MR

Hình 2.1 Hình ảnh mô tả đặc điểm hình dáng lần chính mã hàng

Mô tả sản phẩm áo jacket mã hàng 201CFW00U0229MR:

- Jacket 2 lớp, cổ bẻ có phối chân cổ, có dây treo.

- Thân trước có túi sườn, thân trái có túi ốp có nắp.

- Tay thường, cửa tay chun.

- Gấu có đáp gấu, chun ở hai bên sườn.

- Lót thân trước có túi lót bên trái khi mặc, miệng túi chun.

- Lót thân sau có mác.

Điều kiện giác sơ đồ của mã hàng 201CFW00U0229MR

- Mẫu BTP của mã hàng 201CFW00U0229MR

- Tài liệu kĩ thuật của mã hàng 201CFW00U0229MR

- Máy tính đã cài phần mềm Gerber V9

- Lệnh sản xuất của mã hàng

Quy trình thực hiện giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR

Căn cứ vào quy trình tổng quan tại chương I tác giả tiến hành giác sơ đồ theo quá trình tổng quan tại chương I như sau:

2.3.1 Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật mã hàng 201CFW00U0229MR

- Khách hàng: TEXTYLE INTERNATIONAL NV

- Style: BUFFALO TIMBER a Đặc điểm tính chất nguyên liệu

- Vải chính là vải 100% polyeste có tráng nhựa, chất liệu vải polyester có độ dẻo dai, và kháng khuẩn cao Chất vải khó bám bẩn, khi cắt không tạo ra bụi vải nên có thể trải cắt các màu khác nhau trên cùng một bàn cắt.

- Loại vải: vải trơn một chiều, một màu, không có độ co giãn.

- Vải lót là vải 100% polyeste, có độ dẻo dai, đàn hồi và kháng khuẩn cao Chất vải khó bám bẩn, khi cắt không tạo ra bụi vải nên có thể trải cắt các màu khác nhau trên cùng một bàn cắt.

- Loại vải: vải trơn một chiều, một màu, độ co giãn ít.

- Mex màu trắng sử dụng chung cho các màu vải, các cỡ

- Khổ vải dựng 150 cm b Chiều dài bàn cắt

- Chiều dài bàn cắt cho vải chính và lót dài 7m , khi cắt trừ 2 mép bàn mỗi bên 2 cm chiều dài bàn cắt còn 6m96

- Chiều dài bàn cắt cho mex dài 2m, khi cắt trừ 2 mép bàn mỗi bên 2 cm chiều dài bàn cắt còn 1m96 c Quy định số lớp vải

- Vải chính trải tối đa 150 lá/1 bàn

- Vải lót trải tối đa 150 lá/1 bàn

- Dưng trải tối đa 100 lá/1 bàn

* Lập bảng thống kê nguyên phụ liệu

Bảng 2.3.1 Bảng thống kê chi tiết mã hàng 201CFW00U0229MR

Bảng thống kê chi tiết cho mã hàng 201CFW00U0229MR

STT Tên nguyên liệu/tên chi tiết Số lượng

Bảng 2.3.2 Bảng tỷ lệ màu sắc, cỡ vóc mã hàng 201CFW00U0229MR

Màu XS S M L XL Tổng Đen 100 190 280 300 150 1020

2.3.2 Lập tác nghiệp sơ đồ

Căn cứ vào quá trình nghiên cứu tài liệu mã hàng 201CFW00U0229MR tác giả tiến hành lập các bảng tác nghiệp sơ đồ cho các cỡ:

* Lập bảng tác nghiệp vải chính:

Bảng 2.3.3 Bảng tác nghiệp vải chính mã hàng 201CFW00U0229MR

STT Màu Số bàn vải Số lá vải/bàn Sơ đồ Cỡ - Số lượng

* Lập bảng tác nghiệp vải lót:

Bảng 2.3.4 Bảng tác nghiệp vải lót mã hàng 201CFW00U0229MR

STT Màu Số bàn vải Số lá vải/bàn Sơ đồ Cỡ - Số lượng

* Lập bảng tác nghiệp mex:

Bảng 2.3.5 Bảng tác nghiệp mex mã hàng 201CFW00U0229MR

STT Màu Số bàn vải Số lá vải/bàn Sơ đồ Cỡ - Số lượng

2.3.3 Lập các bảng tác nghiệp trên phần mềm Accumark mã hàng 201CFW00U0229MR

Bước 1: Từ bảng Gerber lanchpad > Accumark Explorer> Click đúp chuột trái vào biểu tượng Accumark Explorer

Bước 2:Chọn ổ đĩa ở cột bên trái > File > New > V9 storage Area > đặt tên miền lưu trữ(chú ý không có dấu, kí tự đặc biệt)

- Ấn F5 hoặc Fn+ F5 để tên miền hiện ra

2.3.3.2 Nhập mẫu (từ người thiết kế mẫu)

Chọn File > Import Zip > chọn file mẫu > Open > máy báo “Process Completed” là thành công.

+ Mở mẫu và kiểm tra số chi tiết đại diện để lập thống kê chi tiết

+ Đo và kiểm tra thông số so với bảng thông số.

Tác giả tiến hành kiểm tra các chi tiết mẫu và bắt đầu lập bảng tác nghiệp mã hàng 201CFW00U0229MR:

 Lập bảng thống kê chi tiết (model)

Bước 1:Mở bảng thống kê chi tiết.

Mở miền lưu trữ > Nhấn phải chuột vào khoảng trống trong miền lưu trữ > New > Model > Xuất hiện bảng thống kê chi tiết

Bước 2:Thiết lập nội dung bảng thống kê chi tiết

- Cột Piece Name: Chọn các chi tiết theo thứ tự của tiêu chuẩn cắt (từ chi tiết to đến chi tiết nhỏ, từ cụm chi tiết này đến cụm chi tiết khác)

- Cột Fabric: Nhập loại nguyên liệu cho từng chi tiết (C1, C3, C3, M)

+ Cột : Nhập số lượng chi tiết ở tư thế số hóa

+ Cột X: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục X

+ Cột Y: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục Y

+ Cột XY: Nhập số lượng chi tiết ở tư thế lật qua trục X,Y

Bước 3:Chọn Save > Đặt tên bảng Model: 201CFW00U0229MR

Hình 2.3.1 Bảng thống kê chi tiết (Model)

 Lập bảng quy định ghi chú (Annotation):

- Phải chuột vào vùng trống > New > Annotation

- Xuất hiện bảng Annotation – Untitled, thiết lập các quy định ghi mẫu:

+ Quy định ghi thông tin cho chi tiết: Bấm trái chuột vào dòng đầu tiên trong cột Annotation > bấm trái chuột vào nút ( ) > Xuất hiện bảng Annotation Format > Chọn Piece Name > Chọn Add > Chọn Add Newline > Chọn Size > Chọn Add > Chọn Add Newline > Chọn Bundle > Chọn Add > OK

+ Quy định ghi thông tin cho sơ đồ:

Tên sơ đồ: Marker name (MK1-20)

Thời gian in sơ đồ: Date (DT)

+ Quy định vẽ đường nội vi:

LABELI (đường nội vi): LT2

- Save > Đặt tên: QUY ĐINH GHI CHU > OK

2.3.2 Bảng quy định ghi chú (Annotation)

 Bảng quy định giác sơ đồ (Lay Limits)

- Vì các vỉa chính và dựng là vải trơn 1 chiều nên:

+ Sử dụng phương pháp trải: Trải lá đơn (Single Ply)

+ Sử dụng chiều giác: Mỗi sản phẩm một chiều (Alt Bundel Alt Dir)

- Phải chuột vào vùng trống > New > Lay Limits

- Xuất hiện bảng Lay Limits, thiết lập các quy định giác:

+ Fabric Spread (Phương pháp trải vải): Single Ply

+ Bunding (Chiều giác): Alt Bundle Alt Dir.

- Save > Đặt tên: VAI TRON > OK

Hình 2.3.3 Bảng quy định giác sơ đồ (Lay Limits)

 Lập bảng tác nghiệp sơ đồ (Order)

- Phải chuột vào vùng trống > New > Order

- Xuất hiện bảng Order, quy định các thông số, yêu cầu giác sơ đồ:

+ Annotation: QUY DINH GHI CHU

+ Bấm chọn Model 1, điền thông tin vào bảng:

 Size – Quanlity: o Sơ đồ 1: XS-1 M-2 o Sơ đồ 2: S-1 L-2 XL-1 o Sơ đồ 3: S-1 M-2 o Sơ đồ 4: S-2 XL-1 o Sơ đồ 5: XS-2 M-1 L-1 o Sơ đồ 6: XS-2 S-1 M-1

- Chọn Save > Process Order (Xử lý tác nghiệp sơ đồ) > Success > OK ( Nếu làm sai máy sẽ hiện hộp thoại Error Processing, khi đó vào Activity Log để sửa lỗi)

Hình 2.3.4 Bảng tác nghiệp Order sơ đồ vải chính (Sơ đồ 1)

- Phải chuột vào vùng trống > New > Order

- Xuất hiện bảng Order, quy định các thông số, yêu cầu giác sơ đồ:

+ Annotation: QUY DINH GHI CHU

+ Bấm chọn Model 1, điền thông tin vào bảng:

 Size – Quanlity: o Sơ đồ 7: XS-1 M-2 o Sơ đồ 8: S-1 L-2 XL-1 o Sơ đồ 9: S-1 M-2 o Sơ đồ 10: S-2 XL-1 o Sơ đồ 11: XS-2 M-1 L-1 o Sơ đồ 12: XS-2 S-1 M-1

- Chọn Save > Process Order (Xử lý tác nghiệp sơ đồ) > Success > OK ( Nếu làm sai máy sẽ hiện hộp thoại Error Processing, khi đó vào Activity Log để sửa lỗi)

Hình 2.3.5 Bảng tác nghiệp Order vải lót (sơ đồ 7)

+ Phải chuột vào vùng trống > New > Order

+ Xuất hiện bảng Order, quy định các thông số, yêu cầu giác sơ đồ:

+ Annotation: QUY DINH GHI CHU

+ Bấm chọn Model 1, điền thông tin vào bảng:

 Size – Quanlity: o Sơ đồ 13: S-6 M-1 L-6 o Sơ đồ 14: SX-5 M-5 XL-3 o Sơ đồ 15: XS-2 S-3 M-6 L-1 XL-4

- Chọn Save > Process Order (Xử lý tác nghiệp sơ đồ) > Success > OK ( Nếu làm sai máy sẽ hiện hộp thoại Error Processing, khi đó vào Activity Log để sửa lỗi)

Hình ảnh 2.3.6 Bảng tác nghiệp Order MEX (sơ đồ 13) 2.3.4 Giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR

Căn cứ vào tác nghiệp lập, tác giả tiến hành giác sơ đồ theo tác nghiệp cho các loại nguyên liệu Để giác sơ đồ tác giả cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1:Mở sơ đồ giác

- Mở miền lưu trữ 201CFW00U0229MR ở ổ D, bấm chọn biểu tượng giác sơ đồ, sau đó chọn chế độ Marker making

Hình 2.3.7 Hình ảnh mở sơ đồ dựng mã 201CFW00U0229MR

Bước 2:Cài đặt tham số giác sơ đồ:

- Edit > Setting > Chọn Piece View cho chế độ giác > Save > Ok

- View > Toolbox > Bật nổi chế độ: Icons, Unplaced, Placed Chọn chế độ Rotate và Global Override

Hình ảnh 2.3.8 Ảnh cài đặt các tham số giác sơ đồ

Bước 3:Kiểm tra các số liệu trước khi giác

- Kiểm tra hình dạng, đường nét chi tiết

- Kiểm tra số lượng chi tiết theo bảng thống kê chi tiết đã lập

- Kiểm tra thông tin giác sơ đồ: Kiểm tra các nội dung hiển thị trên thanh công cụ

+ Kiểm tra tên sơ đồ: Tên mã hàng – Loại vải – Tỉ lệ cỡ giác – Khổ vải

+ Kiểm tra khổ vải: 155cm và 140cm

+ Số lượng chi tiết của số lượng cỡ áo giác

Hình ảnh 2.3.9 Ảnh hiển thị nơi thực hiện giác sơ đồ

Bước 4:Thực hiện giác sơ đồ

- Trái chuột chọn chi tiết cần xếp > Kéo thả chuột tới vị trí cần xếp > Giữ chuột trái kéo mũi tên về vị trí muốn xếp > Nhả chuột > Chi tiết vào chỗ cần xếp

+ Đổi chiều chi tiết: Flip > LayLimit > Trái chuột chọn chi tiết > Phải chuột > Xếp chi tiết bình thường

+ Xoay nghiêng chi tiết: Rotate > Tilt > Phải chuột chọn chi tiết > Phải chuột để đượ canh sợi > Xếp chi tiết bình thường

+ Đặt chồng mép chi tiết: Trái chuột xếp chi tiết > Overlap > Phải chuột chọn chi tiết > Kéo chuột theo đường xếp chồng > Nhả chuột > Chi tiết đã được xếp chồng

+ Phóng to vùng giác: Zoom > Trái chuột khoang vùng cần phóng to

+ Trở về tỷ lệ cũ > Phóng to tỷ lệ quy định đủ để thực hiện xếp chi tiết: Big scale

+ Thu nhỏ sơ đồ về tỷ lệ nhìn toàn bộ sơ đồ: Full length

+ Đưa chi tiết chưa xếp lên menu biểu tượng: Return Unplaced Piece

+ Hủy bỏ thao tác vừa thực hiện: Edit > Undo

Bước 5:Chọn biểu tượng Save

Kết quả giác sơ đồ mã hàng 201CFW00U0229MR

2.4.1 Sơ đồ giác cho mã hàng 201CFW00U0229MR

 Sơ đồ 1: 201CF C XS-1 M-2 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.1: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ XS-1 M-2 mã hàng

 Sơ đồ 2: 201CF C S-1 L-2 XL-1 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.2: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ S-1 L-2 XL-1 mã hàng

 Sơ đồ 3: 201CF C S-1 M-2 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.3: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ S-1 M-2 mã hàng

 Sơ đồ 4: 201CF C S-2 XL-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.4: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ S-2 XL-1 mã hàng

 Sơ đồ 5: 201CF C XS-2 M-1 L-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.5: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ XS-2 M-1 L-1 mã hàng

 Sơ đồ 6: 201CF C XS-2 S-1 M-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.6: Sơ đồ tác nghiệp vải chính tỷ lệ XS-2 S-1 M-1 mã hàng

 Sơ đồ 7: 201CF L XS-1 M-2 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.7: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ XS-1 M-2 mã hàng 201CFW00U0229MR

 Sơ đồ 8: 201CF L S-1 L-2 XL-1 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.8: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ S-1 L-2 XL-1 mã hàng

 Sơ đồ 9: 201CF L S-1 M-2 150 ĐEN-XANHSAM

Hình ảnh 2.4.9: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ S-1 M-2 mã hàng 201CFW00U0229MR

 Sơ đồ 10: 201CF L S-2 XL-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.10: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ S-2 XL-1 mã hàng 201CFW00U0229MR

 Sơ đồ 11: 201CF L XS-2 M-1 L-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.11: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ XS-2 M-1 L-1 mã hàng

 Sơ đồ 12: 201CF L XS-2 S-1 M-1 150 TRANG

Hình ảnh 2.4.12: Sơ đồ tác nghiệp vải lót tỷ lệ XS-2 S-1 M-1 mã hàng

Hình ảnh 2.4.13: Sơ đồ tác nghiệp Mex tỷ lệ S-6 M-1 L-6 mã hàng

 Sơ đồ 14: 201CF M SX-5 M-5 XL-3 150

Hình ảnh 2.4.14: Sơ đồ tác nghiệp Mex tỷ lệ SX-5 M-5 XL-3 mã hàng

 Sơ đồ 15: 201CF M XS-2 S-3 M-6 L-1 XL-4 150

Hình ảnh 2.4.15: Sơ đồ tác nghiệp Mex tỷ lệ XS-2 S-3 M-6 L-1 XL-4 mã hàng

Căn cứ vào kết quả của chương I, tác giả đã nghiên cứu phương pháp giác sơ đồ và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR trên ứng dụng phần mềm Accumark. Tác giả đã đưa ra kết luận là phải bám sát vào các nội dung của quy trình giác sơ đồ, ở quy trình giác sơ đồ thì bất cứ bước nào cũng dễ dàng sảy ra sai sót nên việc cẩn thận và tỉ mỉ làm từng bước một là không dư thừa Để đem lại một kết quả tốt nhất thì việc vừa làm vừa kiểm tra là điều tất yếu.

Căn cứ vào quá trình thực hiện giác sơ đồ tác giả đã rút ra được bài học ở từng bước công việc cụ thể như sau: Đối với bước đầu tiên là nghiên cứu tài liệu kĩ thuật tác giả đã nghiên cứu bảng thống kê chi tiết mã hàng, bảng tỉ lệ màu sắc cỡ vóc của mã hàng, định mức cho một sản phẩm, số lớp trải vải tối đa và chiều dài của bàn cắt Việc quy định số lớp vải tối đa của bàn cắt, chiều dài của bàn cắt và định mức của một sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình lập bảng tác nghiệp của mã hàng Quy định số lớp vải tối đa của bàn cắt và chiều dài bàn cắt là cơ sở để đưa ra được các số liệu để có thể tính tác nghiệp hiêu quả, có thể tính được số sản phẩm tối đa của 1 sơ đồ là bao nhiêu Cuối cùng là định mức của một sản phẩm, với tài liệu đưa ra chưa có định mức cho 1 sản phẩm cần phải giác sơ đồ cho một sản phẩm cỡ trung bình của mã hàng để đưa ra định mức cho một sản phẩm, với cách làm này tác giả có thể căn cứ vào đó đưa ra số lượng sản phẩm tối đa cho một sơ đồ, đồng thời trong quá trình kiểm tra số lượng chi tiết và chiều canh sợi của sản phẩm để có thể đưa ra bộ mẫu chuẩn số lượng và canh sợi trước khi giác sơ đồ.

Căn cứ vào định mức đã giác cho một sản phẩm kết hợp với số lượng sản phẩm cụ thể của mã hàng tác giả đã đưa ra các bảng tác nghiệp sơ đồ để có thể đảm bảo số lượng sơ đồ là ít nhất và chất lượng sơ đồ là cao nhất, tối ưu được số bàn cắt và số sơ đồ cần phải giác. Lập tác nghiệp sơ đồ là bước quyết định xem sản phẩm có đầy đủ hay không, số lượng sản phẩm có được xếp đủ không, màu cỡ có đủ không rồi từ đó tác giả mới tiến hành giác sơ đồ. Đối với bước giác sơ đồ yêu cầu tác giả phải nắm bắt được các yêu cầu mà khách hàng mong muốn để đáp ứng và lựa chọn được phương pháp giác sơ đồ phù hợp Đối với mã hàng là loại vải trơn nên sử dụng phương pháp tất cả chi tiết trên cùng một sản phẩm phải dựng không có yêu cầu cụ thể nên tác giả chọn mỗi sản phẩm một chiều để đồng bộ với vải. Ở bước kiểm tra sơ đồ tác giả phải vận dụng và căn cứ vào các tiêu chuẩn chung để đánh giá sơ đồ giác: Sơ đồ giác xong phải đầy đủ số lượng chi tiết theo bảng thống kê chi tiết của mã hàng, phương pháp sắp đặt các chi tiết phải đảm bảo theo các quy tắc giác. Tiếp đến phải kiểm tra về khổ vải và chiều dài sơ đồ phụ thuộc và định mức và khổ vải của khách hàng cho phép.

Cuối cùng là in sơ đồ và ghi thông tin sơ đồ: Bước công việc này là bước việc quyết định và đưa sơ đồ vào triển khai sản xuất, chính vì thế sơ đồ sau in phải ghi đầy đủ các thông tin: tên sơ đồ, tên mã hàng, số bàn cắt, khổ vải, chiều dài sơ đồ, số lượng sản phẩm, cỡ/sơ đồ, ngày giác, người giác, người kiểm tra Những thông tin này là căn cứ và phân loại các loại sơ đồ và mã hàng tránh nhầm lẫn trong quá trình sản xuất, và thông tin người giác người kiểm tra sẽ là người chịu trách nhiệm cho kết quả của mình Từ chương 2 tác giả rút ra nhiều bài học và kĩ năng giác sơ đồ cho tất cả mã hàng nói chung và giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR nói riêng, quá trình ứng dụng giác sơ đồ phải thực hiện đầy đủ các bước làm trên sơ đồ giác sẽ đem lại hiệu suất cao nhất và chất lượng tốt nhất, nâng cao được tính chính xác và giảm được nhiều phí liên quan Trong quá trình làm nếu bỏ sót hoặc làm rối bất kì bước nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sơ đồ giác, sẽ đem lại hiệu quả không tốt Quá trình giác sơ đồ cho mã hàng201CFW00U0229MR tác giả đã ứng dụng quy trình giã vào, đã đáp ứng được yêu cầu chung của giác sơ đồ và có phần trăm hữu ích phù hợp, tiết kiệm vải nhất có thể, từ đó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Căn cứ vào chương II tác giả đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân từ đó hình thành nên cơ sở để đưa ra kết quả ở chương III.

Đánh giá quy trình thực hiện

Căn cứ vào nghiên cứu phương pháp giác sơ đồ tai chương I, tác giả đã ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR tại chương II theo đúng quy trình, phương pháp nghiên cứu, đã đáp ứng đầy đủ các nội dung đã xây dựng Tác giả nhận thấy rằng giác sơ khâu đầu quá trình sản xuất, là bước quan trọng quyết định nên kết quả của quá trình sản xuất Trong mỗi một bước tác giả đã tích lũy được nhiều kiến thức và rút ra được kinh nghiệm rằng bước công nào trong quá trình giác sơ đồ đều cũng rất quan trọng và không thể bỏ sót bất kỳ bước công việc nào Các bước công việc đều được hoàn thành:

- Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật: bảng màu (Nguyên phụ liệu), bảng thống kê chi tiết, bảng tỉ lệ màu sắc cỡ vóc, TCKT:

+ Ở bước công việc này tác giả đã nghiên cứu cấu trúc của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm.

+ Nghiên cứu chiều dài bàn cắt từ đó đã đưa ra được căn cứ để xác định số sản phẩm tối đa trên 1 sơ đồ, phục vụ cho quá trình lập bảng tác nghiệp.

+ Ở bước nhận mẫu BTP tác giả giả phải kiểm tra độ đúng của bộ mẫu, đảm bảo đầy đủ các chi tiết và kiểu dáng dựa vào bảng thống kê chi tiết và mô tả đặc điểm hình dáng Bộ mẫu BTP đã kiểm tra các chi tiết đầy đủ và đã nhảy cỡ theo thông số của tài liệu kĩ thuật.

- Lập tác nghiệp: Tác nghiệp giác sơ đồ vải chính, vải lót, mex số sơ đồ giác cần phải ít nhất và đảm bảo đạt được kết quả tối ưu nhất.

- Giác sơ đồ: Lựa chọn cách sắp xếp các chi tiết sao cho phù hợp và đảm bảo được các yêu cầu chung của giác sơ đồ và có phần trăm hữu ích cao nhất có thể.

- Kiểm tra sơ đồ giác: dựa vào thông tin của mã hàng 201CFW00U0229MR, kiểm tra các thông tin liên quan đến khổ vải, định mức/1sp, phần trăm hữu ích của sơ đồ.

- In sơ đồ và ghi thông tin mẫu: sơ đồ in tỉ lệ 1:1, ghi rõ thông tin mẫu theo yêu cầu

Tình huống say ra trong quá trình thực hiện:

- Khi thực hiện lập tác nghiệp tác giả đã bỏ qua phần nghiên cứu vải của mã hàng nên đã có sự nhầm lẫn giữa các loại vải nên phải sửa lại tên và giác lại.

- Trong quá trình thực hiện tác giả vẫn chưa đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất, phần trăm hữu ích là cao nhất.

Đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu

Bảng 3.1 Bảng đánh giá kết quả giác sơ đồ

STT Tiêu chí đánh giá Kết quả thực hiện Kết quả đạt được

Phần trăm hữu ích sơ đồ vải chính trơn: 80 –

Lớn trước, nhỏ sau, chính phụ xen kẽ

Chi tiết chính trước sắp đặt trước, chi tiết phụ sau, các chi tiết phụ nhỏ xen kẽ vào khoảng trống của chi tiết chính phụ sau Đạt 100%

96C (dài bàn cắt) Định mức nguyên liệu cho phép (7m2)

Tổng 20 chi tiết/1 sản phẩm Đạt 100%

5 Canh sợi Đúng canh sợi của mẫu BTP Đạt 100%

Phần trăm hữu ích sơ đồ vải lót trơn: 80 –

Lớn trước, nhỏ sau, chính phụ xen kẽ

Chi tiết chính trước sắp đặt trước, chi tiết phụ sau, các chi tiết phụ nhỏ xen kẽ vào khoảng trống của chi tiết chính phụ sau Đạt 100%

Tổng 10 chi tiết/1 sản phẩm Đạt 100%

10 Canh sợi Đúng canh sợi của mẫu BTP Đạt 100%

11 Phần trăm hữu ích sơ đồ dựng: 85 – 95%

Lớn trước, nhỏ sau, chính phụ xen kẽ

Chi tiết chính trước sắp đặt trước, chi tiết phụ sau, các chi tiết phụ nhỏ xen kẽ vào khoảng trống của chi tiết chính phụ sau Đạt 100%

Tổng 8 chi tiết/1 sản phẩm Đạt 100%

15 Canh sợi Đúng canh sợi của mẫu BTP Đạt 100%

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu phương pháp giác sơ đồ và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR tác giả đã vận dụng lí thuyết ở các môn học: Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1, Công nghệ sản xuất may công nghiệp 2, Tin học ứng dụng ngành may 1, Tin học ứng dụng ngành may 2, để thực hiện cụ thể vào mã hàng, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân Cùng với sự giảng dạy chu đáo và truyền tải kiến thức hết mình của các thầy/cô trong khoa Công nghệ may của Trường Đại học Công nghiệt Dệt May Hà Nội; đặc biệt là sự dẫn dắt và hướng dẫn tận tình và cụ thể của cô TS Nguyễn Thị Hường đã dẫn dắt và góp ý giúp tác giả hoàn thành tốt đồ án này… Sự nhiệt tình và nhiệt huyết của thầy cô là một trong những thuận lợi của tác giả Nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế, trình độ vẫn còn hơi yếu nên trong quá trình làm đồ án tác giả cũng đã gặp một số thuận lợi và khó khăn Cụ thể:

- Được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn Cô TS Nguyễn ThịHường , tác giả đã thực hiện nghiên cứu và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng201CFW00U0229MR Việc nghiên cứu trở nên dễ dàng và hiểu rõ hơn về bố cục và phương pháp làm đồ án môn học.

- Trong quá trình thực tập tại trung tâm sản xuất dịch vụ, tác giả đã được tìm hiểu và thực hiện giác sơ đồ, giúp tác giả hiểu sâu hơn về phương pháp giác sơ đồ qua đó từ đó nắm bắt được quy trình giác sơ đồ từ các anh/chị, cô/chú trong công ty Tác giả đã áp dụng kiến thức học hỏi được để xây dựng đồ án của mình.

- Có nhiều nguồn tài liệu tham khảo tại thư viện nhà trường, internet, kiến thức chuyên môn của anh/chị hướng dẫn tại trung tâm.

- Sau khi nghiên cứu và hoàn thiện xong đồ án của mình, tác giả đã tích lũy và trang bị được thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm về quy trình giác sơ đồ Từ đó, có kiến thức nền tảng để áp dụng giác sơ đồ các mã hàng khác nhau và rèn luyện được khả năng tư duy và nhanh nhạy nắm bắt tìm kiếm được nhiều thông tin mới để phục vụ cho công việc sau này

- Xây dựng đồ án trong quá trình đi thực tập thời gian bị hạn chế, nhưng được gặp và trao đổi cụ thể với giảng viên hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn cũng rất tận tình.

- Chưa có nhiều hiểu biết về các loại sản phẩm áo jacket khác nhau.

- Chưa có kinh nghiệm, kiến thức để xây dựng và trình bày đồ án, làm bài thiếu khoa học.

- Thời gian làm bài tập và hạn nộp các môn học gần nhau chồng chéo

-Để có thể thực hiện chuyên đề, tác giả phải nhận mẫu từ bộ phận thiết kế, nhảy mẫu nếu một trong các chuyên đề thực hiện sai thì buộc tác giả phải làm lại mất thời gian xây dựng các bảng Order và giác lại sơ đồ.

Ngày nay đi đôi với sự phát triển của công nghệ là sự phát triển của ngành dệt may, tạo thúc tiến cho sựu cạnh tranh của các doanh nghiệp, nên việc áp dụng công nghệ, phần mềm hỗ trợ giác sơ đồ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa nguyên phụ liệu, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Giác sơ đồ có vai trò làm cơ sở để tính định mức cho mã hàng, giúp công đoạn cắt bán thành phẩm hiệu quả, nâng cao năng xuất, chất lượng.

Trong suốt quá trình nghiên cứu phương pháp giác sơ đồ và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng của 3 chương Tác giả đã nhận thấy rằng giác sơ đồ là công việc hết sức quan trọng và bắt buộc trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, nguyên phụ liệu Ở quy trình thực hiện giác sơ đồ thì bước công việc nào cũng rất quan trọng, nếu làm sai hay làm thiếu thì quá trình giác sơ đồ sẽ không đạt hiệu quả Từ bảng kết quả đánh giá đưa ra kết quả thực hiện giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR cho thấy phần trăm hữu ích đang ở mức ổn và có thể đưa vào sản xuất, việc kiểm tra phần trăn hữu ích là cực kì quan trọng vì nó quyết định được chất lượng, hiệu quả của sản phẩm.

Trong quá trình thực hiện đồ án tác giả đã được học hỏi rất nhiều kiến thức cũng như các kĩ năng cơ bản và một số nâng cao khác Đây chính là cơ hội để tác giả áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế và vào một mã hàng cụ thể Tác giả vừa tích lũy kiến thức từ sách vở vừa tiếp thu được kinh nghiệm từ thầy/cô điều đó giúp tác giả xây dựng được nền tảng trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề Qua quá trình thực hiện đồ án tác giả tự nhận thấy những thiếu sót của bản thân và hơn hết tác giả có cơ hội được hoàn thiện nó hơn, dưới sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Hường tác giả đã đúc kết ra được những kinh nghiệm quý báu, có thể tránh được những sai sót không đáng có.

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước tiến phát triển mạnh mẽ Đi đôi với sự phát triển đó là sự phát triển của khoa học công nghệ Ngày càng có nhiều phần mềm máy tính ra đời để hỗ trợ cho quá trình làm việc nhằm đem lại hiệu quả năng suất lao động cao hơn, giúp quá trình thực hiện công việc dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm Trong đó phải kể đến một phần mềm khá thông dụng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đó là phần mềm Accumark của hãng Gerber Phần mềm này được sử dụng cho quá trình thiết kế mẫu, nhảy mẫu và giác sơ đồ.

Do có ưu điểm như vậy nên nó được sử dụng khá phổ biến trong quá trình sản xuất

Bằng những kiến thức được học tại trường kết hợp với những kiến thức từ những lần đi thực tế sản xuất, em đã hoàn thành đồ án với đề tài: " Nghiên cứu và ứng dụng giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR ”.

Chương 1 đồ án là cơ sở lý luận về giác sơ đồ Từ việc tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu tham khảo, giáo trình kết hợp với các kiến thức đã được học tại trường giúp em tìm hiểu chuyên sâu về khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc, phương pháp tiến hành quy trình giác sơ đồ bằng phương pháp thủ công và trên máy tính sử dụng phần mềm Gerber Accumark từ đó nhận xét được ưu nhược điểm giữa các phương pháp này Những nội dung được đề cập ở chương 1 là cơ sở lý luận để xây dựng quy trình giác sơ đồ cho mã hàng ở chương 2.

Chương 2 đã đưa ra được quy trình giác sơ đồ cho mã hàng 201CFW00U0229MR và phương pháp thực hiện các bước trong quy trình Qua đó, em đã được áp dụng, mở rộng thêm kiến thức đã học ở trường và thực tiễn vào trong một mã hàng cụ thể ở thực tế sản xuất, giúp em làm quen, tiếp cận gần hơn với công việc trong tương lai.

Trong chương 3, em đã kiểm tra và đánh giá được tính tối ưu của quy trình đã đề ra, đánh giá kết quả thực hiện giác sơ đồ cho một mã hàng cụ thể Nêu ra những nội dung đã thực hiện được và chưa thực hiện được trong quá trình giác sơ đồ cho một mã hàng cụ thế.

Qua quá trình làm đồ án này, em đã học hỏi và rút ra rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu, là nền tảng kiến thức vững chắc giúp ích cho công việc sau này Do lần đầu tiếp xúc với đề tài này nên khó tránh khỏi những thiếu sót từ kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, em rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 13/08/2024, 23:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu học tập môn Tin học ứng dụng ngành may 1, năm 2018, Khoa Công nghệ May, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
2. Tài liệu học tập môn Tin học ứng dụng ngành may 2, năm 2019, Khoa Công nghệ May, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
3. Tài liệu học tập môn Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1, năm 2019, Khoa Công nghệ May, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
4. Tài liệu học tập môn Công nghệ sản xuất may công nghiệp 2, năm 2019, Khoa Công nghệ May, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
5. Tài liệu học tập môn Vật liệu may, năm 2019, Khoa Công nghệ May, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN