1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Vũ Ngọc Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (13)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh (13)
      • 1.1.2. Thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh (14)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh (18)
      • 1.2.1. Cấu trúc sở hữu (18)
      • 1.2.2. Các lý thuyết cơ sở về cấu trúc sở hữu và hiệu quả kinh doanh (21)
      • 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả kinh (24)
  • CHƯƠNG 2. Thiết kế nghiên cứu (29)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (29)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (30)
      • 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu (30)
      • 2.2.2. Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu (31)
    • 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (35)
      • 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (35)
      • 2.3.2. Lựa chọn phương pháp ước lượng (36)
      • 2.3.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy (36)
      • 2.3.4. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (38)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCP NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (41)
    • 3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và cấu trúc sở hữu của các (45)
      • 3.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam (45)
      • 3.2.2. Thực trạng cấu trúc sở hữu của CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam (52)
      • 3.2.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm (63)
    • 3.3. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng mô hình kinh tế lượng (66)
      • 3.3.1. Thống kê mô tả (66)
      • 3.3.2. Lựa chọn phương pháp ước lượng (69)
      • 3.3.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình (72)
    • 3.4. Kết quả phân tích hồi quy (73)
    • 3.5. Kết luận tác động của sở hữu cổ động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh (76)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT (80)
    • 4.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu (80)
    • 4.2. Một số đề xuất với công ty niêm yết và nhà đầu tư (81)
      • 4.2.1. Khuyến nghị với Ủy bản Chứng khoán và Sở Giao dịch (81)
      • 4.2.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp niêm yết (81)
      • 4.2.3. Khuyến nghị với các nhà đầu tư (82)
    • 4.3. Một số hạn chế của khóa luận (84)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả biểu thị kết quả mong muốn, thể hiện thành quả mà con người mong đợi và hướng đến Nội hàm hiệu quả thay đổi tùy lĩnh vực Trong sản xuất, hiệu quả gắn liền với năng suất và hiệu suất đạt được Trong kinh doanh, hiệu quả được hiểu là lợi nhuận và lợi suất thu được Đối với lao động nói chung, hiệu quả được định lượng bằng năng suất lao động, thể hiện qua số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian.

Hiệu quả đo lường theo tính tương đối:

Hiệu quả = Kết quả đầu ra

Hiệu quả đo lường theo tính tuyệt đối:

Hiệu quả = Kết quả đầu ra – Yếu tố đầu vào

Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiệu thụ hàng hóa” Ở quan điểm này, nhà kinh tế học người Anh đang hiểu hiệu quả và kết quả là một, hay có thể hiểu Adam Smith chỉ đang quan tâm đến kết quả đầu ra mà chưa quan tâm đến các yếu tố đầu vào

Một số quan điểm khác lại cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình cho quan điểm này, tác giả Manfred Kuhn có nói rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.”

Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Kết quả kinh doanh đạt được

Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Từ các quan điểm về hiệu quả thì có thể đưa ra được khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù có khả năng phản ảnh được cách mà công ty sử dụng nguồn nhân lực Để từ đó đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạnh kinh doanh được xác định

Công thức này phản ánh mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra và được dùng để xác định được quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực

6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Kết quả đầu ra

Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận,… Trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt

Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của công ty và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường

1.1.2 Thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh Đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là một trong những vấn đề gây tranh cãi và được thảo luận nhiều nhất trong quản lý công ty trong một vài thập kỉ qua Việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty có vai trò rất quan trọng Dưới đây là một số nghiên cứu về thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính đo lường hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách so sánh lợi nhuận ròng với tổng tài sản ROA cung cấp thông tin về khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của công ty, giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của ban quản lý Một ROA cao cho thấy công ty đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả để tạo ra lợi nhuận, trong khi một ROA thấp có thể chỉ ra các vấn đề về hiệu quả sử dụng tài sản hoặc quản lý chi phí.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng đầu tư cho tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Nhìn chung thì chỉ tiêu này càng cao và càng tăng lên theo thời gian thì càng tích cực với công ty Tuy nhiên, cần đặt chỉ tiêu này trong mối tương quan so sánh với trung bình ngành hoặc với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để rút ra nhận xét hơn về tình hình của công ty

Tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của một công ty

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Tỷ suất sinh lời trên TSDH = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản dài hạn

Thư viện ĐH Thăng Long

ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản) là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trong các công ty sản xuất Đối với ngành sản xuất, đầu tư vào tài sản dài hạn là rất lớn, bao gồm nhà xưởng, máy móc và thiết bị Vì vậy, ROA đóng vai trò đánh giá hiệu quả của các công ty trong ngành, cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Tỷ suất sinh lời trên TSNH = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tóm lại, chỉ số ROA đo lường lợi nhuận trên tổng tài sản Nhưng việc sử dụng chỉ tiêu này nên áp dụng trong việc so sánh, đánh giá các công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh Chính vì vậy, ROA được dùng để đánh giá việc sử dụng toàn bộ số tiền được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh mà không cần quan tâm đến nguồn gốc từ vốn vay hay vốn chủ sở hữu Nhờ đó mà ROA được xem là một trong những chỉ tiêu được nhiều tác giả sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

1.1.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, công ty đầu tư 1 đồng vào vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ công ty và ngược lại Đây cũng là nhân tố giúp nhà các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, để từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả nhất

8 Để tăng chi tiêu này các nhà quản trị có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời giảm chi phí để làm gia tăng lợi nhuận thuần Hoặc sử dụng tài sản hiệu quả hơn bằng cách nâng cao vòng quay tài sản hay nói cách khác công ty tăng tỷ số này bằng cách tạo ta nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của công ty

Cơ sở lý luận về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh

Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền, có mối tương quan tỷ lệ với vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc điều hành công ty do nó tác động đến việc ra quyết định của các nhà quản lý

Cấu trúc sở hữu có thể được phân loại dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như sau:

- Theo mức độ tập trung: Cấu trúc sở hữu tập trung được hiểu là việc một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp và có quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp Bởi vậy, cầu trúc tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ Những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành Cổ đông lớn có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể, nên vẫn có thể được kiểm soát doanh nghiệp Đồng thời các nhà đầu tư này có quyền chi phối các quyết định của công ty Vì thế, cấu trúc sở hữu tập trung được xem như là cơ chế nội bộ trong đó những cổ đông lớn kiểm soát công ty trực tiếp bằng việc tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành công ty Các cổ đông lớn này có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể vì nắm giữ phần lớn vốn chủ sở hữu nên vẫn có thể kiểm soát được công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

- Theo mức độ phân tán: Cấu trúc sở hữu phân tán là việc không có cá nhân hoặc nhóm các cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp và có quyền chi phối doanh nghiệp Đối với hình thức cấu trúc này, 1 công ty có nhiều cổ đông Mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần doanh nghiệp, quyền kiểm soát hoạt động doanh nghiệp do ban giám đốc nắm giữ Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành doanh nghiệp Bởi vậy, họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc phân tán được gọi là hệ thống bên ngoài

Tùy theo tỷ lệ vốn góp, cấu trúc sở hữu cổ phần được chia thành 5 loại hình cơ bản: Sở hữu chi phối (trên 50% vốn), sở hữu đa số (từ 34% đến 49% vốn), sở hữu thiểu số (dưới 10% vốn), sở hữu đáng kể (từ 10% đến 20% vốn) và sở hữu không đáng kể (dưới 5% vốn).

- Sở hữu hầu như toàn bộ (Control through almost complete ownership): khi một cá nhân hay một nhóm nhỏ cổ các đông sở hữu toàn bộ hay hầu như toàn bộ số cổ phần (trên 80%) đang lưu hành của doanh nghiệp Trong trường hợp này, các chủ sở hữu sẽ nằm quyền lựa chọn người (ban) điều hành doanh nghiệp và chi phối ban lãnh đạo doanh nghiệp;

- Cổ đông lớn (Majority control): khi một cá nhân hay một nhóm nhỏ các cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần (từ 50% đến 80%) của doanh nghiệp; cá nhân hay nhóm nhỏ này sẽ nắm hầu hết quyền lực hợp pháp trong doanh nghiệp;

Quyền sở hữu trong doanh nghiệp có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp pháp lý không đòi hỏi sở hữu đa số cổ phần Các biện pháp này bao gồm tích lũy hình chóp, sử dụng cổ phần không có quyền biểu quyết hoặc cổ phần có quyền biểu quyết vượt trội, hoặc thông qua các ủy thác bỏ phiếu Ví dụ như, một nhóm cổ đông nhỏ, đặc biệt là khi thành lập các công ty nắm giữ (Pyramiding), có thể kiểm soát công ty thông qua giám sát những đại diện nắm giữ quyền điều hành và quản lý doanh nghiệp.

- Cổ đông nhỏ (Minority control): khi một cá nhân hay một nhóm nhỏ các cổ đông nắm một số lượng cổ phần nhất định (từ 20% đến 50%), đủ để chi phối hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp Về cơ bản, doanh nghiệp càng lớn, số lượng cổ đông càng tăng, sẽ càng khó để để đạt được một nhóm cổ đông đủ lớn để chi phối sự điều hành doanh nghiệp;

- Sở hữu rải rác: khi không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào đạt số vốn hay tỉ lệ cổ phần vừa đủ (dưới 20%) để có thể chi phối hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp này, doanh nghiệp dưới quyền kiểm soát của các nhà quản lý (Management control) nên được gọi là doanh nghiệp quản lý

12 Ngoài phân loại như trên, cấu trúc sở hữu có thể được phân loại dựa vào đối tượng sở hữu như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu ngân hàng,… Ở Việt Nam, khi muốn tham gia vào lĩnh vực chứng khoán, các cá nhân hay các tổ chức đều phải tuân thủ chặt chẽ các điều mục, khoản mục có trong luật Chứng khoán mới nhất được ban hành tại thời điểm hiện tại (Luật Chứng khoán 2020) Tùy theo mức độ hay tỷ lệ phân chia vốn giữa các cổ đông, luật Chứng khoán đã quy định rõ ràng như sau: Cổ đông lớn là tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán 2020; Cổ động chiến lược là cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Chứng khoán 2020; Người nội bộ là cá nhân theo quy định tại khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán 2020 và Người liên quan đến người nội bộ là cá nhân, tổ chức theo quy định tại khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2020

1.2.1.2 Các hình thức sở hữu

Các hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm: a Hình thức cấu trúc sở hữu toàn diện 100% vốn chủ sở hữu, không có sự phân định; b Hình thức sở hữu toàn diện có phân định; c Hình thức sở hữu liên kết có hình thành pháp nhân; d Hình thức sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân; e Hình thức sở hữu không liên kết

Quản trị doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức sở hữu cụ thể Xác định đúng cơ cấu sở hữu là nền tảng để hoạch định hệ thống quản lý phù hợp, đảm bảo hoạt động hiệu quả và đạt mục tiêu lợi nhuận.

1.2.1.3 Cấu trúc sở hữu tối ưu

Cấu trúc sở hữu tối ưu là cấu trúc mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Việc xác định cấu trúc sở hữu tối ưu phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của từng quốc gia Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cấu trúc sở hữu nhằm đảm bảo quyền lợi của mình và mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp.

McConnell và Servaes (1990) sử dụng dữ liệu của 1.000 doanh nghiệp từ hệ thống Compustat trong hai năm 1976 và 1986 để nghiên cứu tác động của tỷ lệ sở hữu

Thư viện ĐH Thăng Long

13 nội bộ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được đo lường bằng chi tiêu Tobin’s

Q Hai tác giả đã chi ra mối quan hệ chữ U ngược và có ý nghĩa thống kê giữa chỉ tiêu Tobin’s Q và tỷ lệ sở hữu nội bộ Cụ thế, tỷ lệ sở hữu nội bộ ban đầu tăng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cho tới khi tỷ lệ sở hữu nội bộ đạt mức 40% đến 50%, sau đó nếu tỷ lệ sở hữu nội bộ tăng sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm xuống McConnell và Servaes (1995) đã mở rộng nghiên cứu năm 1990 của mình bằng cách áp dụng dữ liệu cho năm 1988 và một lần nữa cung cấp bằng chứng về mối quan hệ chữ U ngược giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và chỉ tiêu Tobin’s Q

Morck (1988) sử dụng phương pháp hồi quy chéo với dữ liệu của 371 doanh nghiệp trong năm 1980 và chi ra rằng khi tỷ lệ sở hữu các thành viên trong hội đồng quản trị tăng lên, chi tiêu Tobin’s Q ban đầu tăng khi tỷ lệ sở hữu trong khoảng 0% đến 5%, sau đó giảm xuống khi tỷ lệ sở hữu tăng lên và ở mức dưới 25% Khi tý lệ sở hữu của các thành viên hội đồng quản trị lớn hơn 25%, chỉ tiêu Tobin’s Q tiếp tục tăng với tốc độ tăng chậm hơn

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 1, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu gồm

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Bài giảng môn môn Phương pháp định lượng trong kinh tế - Trường Đại học Thăng Long)

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cần thực hiện các bước theo sơ đồ quy trình nghiên cứu Sơ đồ quy trình này bao gồm các bước tuần tự như xác định mục đích nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận.

Bước 1: Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các nghiên cứu

Biến phụ thuộc là biến số mà ta quan tâm đến giá trị của nó, thường kí hiệu là Y và nằm ở vế trái của phương trình Dựa trên các nền tảng lý thuyết và cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) làm thước đo chính để đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam

Biến độc lập là yếu tố tác động đến biến phụ thuộc, thường ký hiệu là X và nằm bên trái phương trình Cấu trúc sở hữu của các công ty cổ phần niêm yết (CTCP) bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: sở hữu của cổ đông lớn, sở hữu của nhà nước và sở hữu của nước ngoài.

Việc xác định rõ các chỉ tiêu cần phân tích giúp cho quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn

Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các nghiên cứu khác và thiết lập mô hình kinh tế lượng.

Thu thập và xử lý dữ liệu Ước lượng các tham số và kiểm định các giả thuyết

Kết luận và phân tích kết quả nghiên cứu

Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu

Dựa trên các chỉ tiêu cần phân tích và các nhân tố tác động đã đề cập đến ở bước

1, ta sẽ tiến hành thu thập số liệu liên quan đến 33 doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022 thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đầy đủ Đối với các chỉ tiêu không có sẵn số liệu cụ thể, ta sẽ tiến hành tính toán thông qua các công thức đã được liệt kê ở chương 1 Số liệu thu thập sẽ được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để thuận tiện cho việc chạy phần mềm

Bước 3: Ước lượng các tham số và kiểm định các giả thuyết

Kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan… Đồng thời, tác giả thực hiện hồi quy tuyến tính để tính toán các tham số hồi qui với sự trợ giúp của phần mềm thống kê Stata14

Bước 4: Kết luận và phân tích kết quả nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đã đọc và tổng hợp, các giả thuyết nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả kinh doanh của công ty được xây dựng như sau:

Sở hữu của nhà nước (STATE):

Từ nghiên cứu của Đức Hoàng (2015) và Cường (2016), ta thấy yếu tố nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty tại Việt Nam hiện nay, với những hưởng của chính sách và thể chế chính trị hiện tại thì những lợi thế của yếu tố nhà nước giúp cho công ty có thể tận dụng những ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh Do đó, tác giả đề xuất cặp giả thuyết nghiên cứu:

H0: Sở hữu của nhà nước không có tác động đến hiệu quả hoạt động

H1: Sở hữu của nhà nước có tác động đến hiệu quả hoạt động

Thư viện ĐH Thăng Long

Sở hữu của cổ đông lớn (BLOCK):

Theo nghiên cứu của Hồng Thái (2013), các cổ đông lớn nắm giữ tỷ lệ sở hữu đáng kể trong công ty có quyền tác động đến chính sách của công ty, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết Thực tế cho thấy các cổ đông đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trùng với mục tiêu của công ty nên tác động của các cổ đông lớn thường có xu hướng tích cực đến hoạt động kinh doanh.

H0: Sở hữu của các cổ đông lớn không có tác động đến hiệu quả hoạt động H1: Sở hữu của các cổ đông lớn có tác động đến hiệu quả hoạt động

Sở hữu của nước ngoài (FOREIGN):

Theo nghiên cứu của Douma et al (2006), Trí và Hùng (2011), ta thấy khi sở hữu nước ngoài còn thấp sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công ty Cổ đông nước ngoài có động lực để giám sát nhà quản lý và kiểm soát các cổ đông từ đó giảm chi phí đại diện và khuyến khích nhà quản lý chấp nhận rủi ro Đồng thời các lợi ích từ cổ đông nước ngoài đem lại như nâng cao kỹ năng quản lý hay tiếp nhận các kỹ thuật mới Nhưng khi sở hữu nước ngoài tập trung cao, họ có thể sử dụng quyền lực của họ để gây áp lực cho nhà quản lý hành động vì lợi ích của họ và gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ Vì vậy, tác giả đặt ra cặp giả thuyết rằng:

H0: Sở hữu của các cổ đông lớn không có tác động đến hiệu quả hoạt động H1: Sở hữu của các cổ đông lớn có tác động đến hiệu quả hoạt động

2.2.2 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ở nội dung trên, mô hình nghiên cứu của khóa luận được tổng quát như sau:

Sơ đồ 2 Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng được xác định như sau:

Hiệu quả hoạt động it =𝜷 𝟎 +𝜷 ∗ 𝐒𝐇 𝐢𝐭 +𝜷 ′ ∗ 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐫𝐨𝐥 𝐢𝐭 + 𝒖 𝒊𝒕

Hiệu quả hoạt động của công ty gồm: ROA và ROE

𝐒𝐇 𝐢𝐭 : Thước đo tỷ lệ sở hữu của các nhóm cổ đông bao gồm (cổ đông lớn, cổ đông nhà nước và cổ đông nước ngoài)

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐫𝐨𝐥 𝐢𝐭 là các biến kiểm soát (quy mô công ty, tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ nợ)

Các biến phụ thuộc được tác giả lựa chọn để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết là 2 biến ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và biến ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)

Các biến độc lập được tác giả lựa chọn làm các yếu tố của cấu trúc sở hữu tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết lần lượt là:

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn

Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài

(1) Quy mô công ty (2) Đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ sở hữu của nhà nước

Thư viện ĐH Thăng Long

Tỷ lệ sở hữu = Số lượng cổ phiếu phổ thông nắm giữ

Số lượng cổ phiếu đang lưa hành *100%

Sở hữu của nhà nước (STATE):

Sở hữu nhà nước được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu nhà nước Tỷ lệ sở hữu nhà nước là tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi nhà nước hay người đại diện nhà nước trên tổng số cổ phần phát hành

Sở hữu của nước ngoài (FOREIGN):

Sở hữu của nước ngoài được đo bằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài; và tất cả các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong một công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán

Sở hữu của cổ đông lớn (BLOCK):

Sở hữu của cổ đông lớn nhận giá trị 0 và 1 Trong đó, 0 thể hiện sự không tồn tại cổ đông lớn trong công ty và 1 thể hiện sự tồn tại cổ đông lớn trong công ty Với cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành

Quy mô công ty (SIZE):

Quy mô công ty có thể xác định bằng tổng doanh thu, giá trị vốn hóa thị trường hay tổng tài sản… Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận này, tác giả sẽ chỉ sử dụng thước đo tổng vốn hóa thị trường để xem xét mối quan hệ giữa Giá trị vốn hóa thị trường và hiệu quả hoạt động kinh doanh Đã có rất nhiều nghiên cứu để xác định tính quy mô của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Baumol (1959) cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và quy mô, tuy nhiên, khi quy mô của doanh nghiệp trở nên quá lớn thì có thể xảy ra tình huống ngược lại

Quy mô của công ty trong bài nghiên cứu này được đo lường bằng quy mô của vốn hóa thị trường Tác giả dự đoán rằng quy mô công ty có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh Quy mô càng lớn thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn vì các doanh nghiệp tận dụng được lợi thuế theo quy mô

26 Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa có lời cao Việc quản lý nợ tốt cũng là một trong những nhân tố để đánh giá việc công ty đã đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa Vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng để giải thích Đòn bẩy tài chính có hai công thức tính như sau:

Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ

Hệ số nợ trên tổng vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Tổng vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ càng cao, sử dụng đòn bẩy tài chính cao, đồng nghĩa với rủi ro tài chính càng lớn Đồng thời, đòn bẩy là một công cụ quan trọng mà các công ty sử dụng để phát triển, nhiều công ty tìm thấy những cách sử dụng bền vững cho các khoản nợ Tuy nhiên, việc sử dụng nợ vay không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tích cực cho doanh nghiệp Nó cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay không hiệu quả Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số lãi tiền vay phải trả, thì sẽ làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

2.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong bài nghiên cứu này, các tài liệu chủ yếu được tác giả thu thập từ những dữ liệu thứ cấp Cụ thể là những dữ liệu đã được nghiên cứu và thu thập từ trước đó Các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu là các dữ liệu đã được công bố về 33 công ty cổ phần trong ngành sản xuất thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt Nam Cụ thể là các bản báo cáo tài chính trong đó bao gồm bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty trên trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo từ một số bài báo nghiên cứu, phân tích trên các tạp chí, trang web điện tử về lĩnh vực kinh tế Bên cạnh đó để thu thập được các số liệu về tỷ lệ sở hữu cổ phần

28 trong các công ty, nghiên cứu cũng sử dụng tới các Báo cáo thường niên Các bản báo cáo này chủ yếu được lấy từ những trang web sau: Vietstock Finance, cafef.vn, cophieu68.com và một số trang web khác

2.3.1.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sẽ lưu trữ nó trong các file excel một cách khoa học nhất để thuận tiện cho việc kiểm soát, nhập dữ liệu và chạy phần mềm Tiếp đó tác giả sẽ sử dụng phần mềm Stata 14 để tiến hành phân tích dữ liệu

2.3.2 Lựa chọn phương pháp ước lượng

Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xác định phương pháp ước lượng phù hợp cho nghiên cứu Kiểm định này kiểm tra giả thuyết về sự tự tương quan giữa lỗi ước lượng và các biến độc lập đại diện cho đặc điểm kinh doanh Nếu giả thuyết đúng, phương pháp Ước lượng tác động ngẫu nhiên (RE) sẽ được sử dụng; ngược lại, nếu giả thuyết sai, phương pháp Ước lượng tác động cố định (FE) sẽ được áp dụng.

H0: Sử dụng phương pháp RE cho mô hình hồi quy

H1: Sử dụng phương pháp FE cho mô hình hồi quy

Phương pháp ước lượng tác động cố định (FE) cho kết quả đáng tin cậy nếu kết quả kiểm định Hausman cho hệ số P_value < mức ý nghĩa 5% và ngược lại, phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (RE) cho kết quả ước lượng hiệu quả nếu kết quả kiểm định cho hệ số P_value > mức ý nghĩa 5%

2.3.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy

2.3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội có tương quan tuyến tính với nhau Theo GS.TS Nguyễn Quang Dong, TS Nguyễn Thị Minh cho rằng khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ thì có thể nói rằng mô hình đó có hiện tượng đa cộng tuyến 1

Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R 2 lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: Phương sai và hiệp phương sai của các ước lượng bình quân lớn, khoảng tin cậy rộng hơn, tỷ số t mất ý nghĩa, dấu

1 Nguyễn Quang Dong, TS Nguyễn Thị Minh, Giáo trình Kinh tế lượng- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm

Thư viện ĐH Thăng Long

29 của các ước lượng của hệ số hồi quy có thể sai,… Chính vì vậy, ta cần phải kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục một cách tốt nhất Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ta sẽ sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua hệ số Tolerance và VIF Đối với hệ số VIF, khi giá trị này của một biến độc lập lớn hơn 10, tức là hệ số R 2 lớn hơn 0,9 thì mức độ cộng tuyến của biến này với các biến độc lập còn lại được xem là cao; hoặc đối với hệ số Tolerance nhỏ hơn 0,1 thì có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra

Ngoài việc sử dụng giá trị độ chênh lệch phương sai (VIF), ma trận tương quan cũng là công cụ hữu ích để xác định đa cộng tuyến Bằng cách tính toán hệ số tương quan giữa các biến độc lập, các cặp biến có hệ số tương quan lớn hơn 0,6 cho thấy có tương quan tuyến tính mạnh Trong trường hợp như vậy, việc loại bỏ một trong hai biến được khuyến nghị để giải quyết vấn đề đa cộng tuyến.

2.3.3.2 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi

Trong hồi quy tuyến tính cổ điển, phương sai của sai số ngẫu nhiên thường được giả định là không đổi, tuân theo điều kiện cùng phương sai Nếu giả thiết này không được đáp ứng, phương sai sai số thay đổi sẽ xuất hiện, dẫn đến khuyết tật trong mô hình Để xác định khuyết tật này, tác giả đã sử dụng phần mềm Stata 14 để kiểm định phương sai sai số thay đổi Các bước khắc phục khuyết tật này cũng đã được thực hiện để đảm bảo tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng kiểm định White hoặc BP để kiểm định phương sai sai số thay đổi với dữ liệu bảng

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Mô hình P_value  mức ý nghĩa 5% thì mô hình đủ cơ sở bác bỏ H0, chấp nhận H1 hay Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

2.3.3.3 Kiểm định tự tương quan

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Đông, tự tương quan chính là sự tương quan giữa các thành phần trong chuỗi các quan sát được sắp xếp theo trình tự thời gian.

30 (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo) 2 Tự tương quan là hiện tượng mà tại đó sai số tại thời điểm t có sự tương quan với sai số tại thời điểm t-1 hoặc bất kỳ sai số nào trong quá khứ Hiện tượng này vi phạm giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển giả định rằng quan hệ tự tương quan không tồn tại trong các sai số

Khi mô hình có hiện tượng có tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS bị lệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy nữa Chính vì vậy, để mô hình hồi quy đạt được tính chính xác cao thì ta phải kiểm định xem có hiện tượng tự tương quan hay không, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý để khắc phục các hậu quả của nó mang đến

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Wooldridge test để kiểm định tự tương quan với dữ liệu bảng

H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan

Mô hình có P_value > mức ý nghĩa 5% thì mô hình không đủ cơ sở bác bỏ H0 vậy nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan và ngược lại

Cách khắc phục: Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi

Khi mô hình được khắc phục các khuyết tật, kết quả ước lượng của hệ số beta là tốt nhất

2.3.4 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng

Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (panel data regression models), nghĩa là, các mô hình nghiên cứu các nhóm thực thể giống nhau qua thời gian Dữ liệu bảng là dữ liệu có quy mô về cả thời gian lẫn không gian Cấu trúc dữ liệu bảng được kết hợp từ 2 thành phần: thành phần dữ liệu chéo (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series) Việc kết hợp 2 loại dữ liệu có nhiều lợi thế và thuận lượi trong phân tích Đặc biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian cũng như phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu Có hai kiểu cấu trúc dữ liệu bảng: Cân bằng (đầy đủ thông tin) và không cân bằng (thiếu thông tin)

2 Nguyễn Quang Dong, Bài giảng Kinh tế lượng- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2001, trang 189

Thư viện ĐH Thăng Long

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng có thể viết dưới dạng như sau:

Yi Biến phụ thuộc trong lần quan sát thứ i

X1, X2, X3,… Xi Các biến độc lập β0 Hệ số chặn β1, β2, β3,… βi Các hệ số góc hay độ dốc

Ui Sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ i

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo chương 2 về Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được xây dựng cụ thể gồm 4 bước: nghiên cứu lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm và các nghiên cứu trước đó; thu thập và xử lý dữ liệu; ước lượng các tham số và kiểm định các giả thuyết; rút ra kết luận của mô hình Dữ liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCP NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và cấu trúc sở hữu của các

3.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

Trong giai đoạn 5 năm 2018 – 2022, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 Dưới đây là thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam Để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty, tác giả sẽ đánh giá thông qua hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

3.2.1.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trung bình tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm về cơ bản là không có sự chênh lệch quá lớn, thậm chí ROA chênh lệch giữa các năm là nhỏ, không đáng kể

Biểu đồ 3.3 Tỷ suất sinh lời ROA từ năm 2018 đến năm 2022 Đơn vị tính:%

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu từ BCTC của các công ty)

Tỷ suất sinh lời (ROA) của ngành sản xuất thực phẩm có sự giảm nhẹ từ 2018 đến 2022, nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng doanh thu chững lại, đạt đỉnh 7,79% vào năm 2019 Năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến ROA giảm 2,04% do nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.

2022, ngành sản xuất có dấu hiệu phục hồi, tăng đều trong 2 năm Theo tình hình hiện tại, ngành sản xuất thực phẩm có thể kỳ vọng tới năm 2025, tăng trưởng doanh thu sẽ vượt so với thời điểm trước dịch Thứ hai, ngành sản xuất thực phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Trong thời điểm trong và sau dịch, nhiều quốc gia chủ chốt như Trung Quốc, Nhật Bản, triển khai chính sách cấm vận, không mở cửa khẩu

Sau đây là bảng thống kê ROA chi tiết trong toàn bộ giai đoạn từ 2018 – 2022 của ngành sản xuất thực phẩm

Bảng 3.1 Thống kế ROA từ năm 2018 đến năm 2022

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu từ BCTC của các công ty)

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu thống kê từ 33 công ty sản xuất thực phẩm niêm yết cho thấy mức ROA trung bình trong 5 năm qua là 6,99% Thông số này phản ánh trung bình trong 5 năm, mỗi 100 đồng tài sản mà các công ty trong ngành này đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại 6,99 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2018, với mức ROA trung bình toàn ngành là 6,99% thì có 45,45% (15 công ty) lớn hơn mức ROA trung bình; 48,48% (16 công ty) nằm trong khoảng từ 0 đến ROA trung bình) và 6,06% (2 công ty) nằm dưới mức 0 CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF) là công ty có mức ROA thấp nhất là -18,99% CTCP Sữa Việt Nam (VNM) là một trong những doanh nghiệp thích ứng rất nhanh, luôn có chiến lược phát triển hiệu quả dù bị ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng vẫn duy trì ROA trên 20% (năm 2018 đạt 28,4% cao nhất toàn ngành) Trong năm 2018, LAF bị mất một

Thư viện ĐH Thăng Long

39 lượng cổ đông lớn so với năm 2017 khi liên tục không hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra Tình trạng này cũng khiến cho LAF mất thêm một lượng cổ đông nước ngoài khi các các chỉ số tài chính ở mức âm Không giống như LAF, VNM nhận được sự đầu tư từ cổ đông nhà nước nên những lợi thế của yếu tố nhà nước giúp cho công ty có thể tận dụng những ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh Có thể coi đó là nguyên nhân khiến cho doanh thu của VNM dẫn vị trí số 1 toàn ngành

Năm 2019 chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước Bất chấp sự sụt giảm doanh thu, KDC chủ động giảm tồn kho và đầu tư, tập trung vào sản phẩm lợi nhuận cao và kiểm soát chi phí Nhờ những nỗ lực này, lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù ROA khiêm tốn chỉ đạt 0,48%.

2018 Không giống như KDC, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) lại tiếp tục dẫn đầu với mức ROA là 25,79% Điều này cho ta thấy, sự ưu đãi cũng như những lợi thế của yếu tố nhà nước nếu công ty có thể tận dụng tối đa khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì công ty có thể mang về nhiều thành công, thành tích đáng kể

Năm 2020, với mức ROA trung bình toàn ngành là 6,99% thì có 27,27% (9 công ty) lớn hơn mức ROA trung bình; 69,7% (23 công ty) nằm trong khoảng từ 0 đến ROA trung bình) và 3,03% (1 công ty) nằm dưới mức 0 CTCP Thủy sản MeKong là công ty duy nhất có mức ROA dưới 0 là -5,46% Vượt lên trước VNM, CTCP Thực phẩm Bích Chi (BCF) trở thành công ty có mức ROA cao nhất ngành với 26,17% BCF là công ty có bề dạy kinh nghiệm lên đến gần 60 năm, Công ty hoạt động trong ngành sản xuất thực phẩm chuyên sản xuất bột gạo lức, bột đậu các lọai cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước Sản phẩm bánh phồng tôm Bích Chi đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe tại những thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Mặt khác, đời sống ngày càng cải thiện nên nhu cầu mua sắm lương thực thực phẩm được chú trọng dẫn dến tình hình kinh doanh BCF ổn định, vì vậy doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng, vì thế mà lợi nhuận của công ty đạt được là cao nên ROA đạt được như vậy là hoàn toàn hợp lý

Năm 2021, với mức ROA trung bình toàn ngành là 6,99% thì có 36,37% (12 công ty) lớn hơn mức ROA trung bình; 57,58% (19 công ty) nằm trong khoảng từ 0

Năm 2021, ngành sữa Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với 10/15 công ty niêm yết có tỷ lệ ROA dương Tuy nhiên, CTCP Trang (TFC) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và lệnh cấm vận, ghi nhận ROA thấp nhất là -4,77% Ngược lại, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) tiếp tục dẫn đầu với ROA cao nhất là 20,07% Sự chênh lệch ROA này phản ánh tác động của đại dịch lên các công ty trong ngành, trong đó TFC có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư FDI cao, khiến doanh thu bị ảnh hưởng đáng kể.

Trong năm 2022, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) trung bình của ngành đạt 6,99%, trong đó: 45,45% doanh nghiệp (15 công ty) có ROA cao hơn mức trung bình; 48,48% doanh nghiệp (16 công ty) có ROA nằm trong khoảng từ 0 đến mức trung bình; 6,06% doanh nghiệp (2 công ty) có ROA thấp hơn 0.

An Giang (AGM) là công ty có mức ROA thấp nhất toàn ngành (-8,01%) Sang đến năm 2022, CTCP Thực phẩm Bích Chi (BCF) là công ty có ROA đạt 25,19%, đứng vị trí số 1 trong các CTCP ngành sản xuất thực phẩm BCF là công ty có tỷ lệ sở hữu của cổng đông lớn trên 40% mà AGM có tỷ lệ trên chỉ khoảng 8% Như vậy, việc các cổ đông lớn nắm tỷ lệ sở hữu trong công ty có sự tác động lớn đến các chính sách của công ty do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết

Nhìn chung, chỉ số ROA trong giai đoạn 2018 – 2022 khá đều, vẫn có sự sụt giảm qua các năm nhưng không đáng kể Chú ý nhất là sự sụt giảm ở giai đoạn 2019 –

2020 Năm 2019 là năm không có công ty với ROA2 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến và sẽ khắc phục bằng cách thay đổi dạng hàm hoặc tiến hành loại biến độc lập

Kết quả phân tích hồi quy

Dưới đây là kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của 3 biến độc lập và 2 biến kiểm soát trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROA

Bảng 3.10 Kết quả của mô hình ROA

Dependent variable: ROA Coefficient Std error z P>z [95% Conf.Interval] Block 4,118337 1,158921 3,55 0,000 1,846894 6,389781

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên phần mềm Stata 14)

Từ bảng kết quả kiểm định thì ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau:

ROA = -12,22832 + 4,118337*Block + 4,422855*State + 1,263753*Foreign + 0,6795404*Size – 2,390342*DE

Từ mô hình, tác giả đã đưa ra được một biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA Tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài là hai biến độc lập không tác động đến biến phụ thuộc ROA Cụ thể như sau:

Tác động của biến Block

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số ước lượng là 4,422855 với giá trị P_value 0,000 < mức ý nghĩa 5% nên biến Block có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROA Có thể hiểu là: khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng lên 1 điểm % (đơn vị) thì trung bình ROA tăng lên 4,118337/100 đơn vị Với mô hình ROA, ước lượng khoảng của hệ số hồi quy với độ tin cậy 95% là [1,846894; 6,389781], điều này cho thấy với độ tin cậy 95% thì khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng 1% thì ROA trung bình tăng từ 1,846894 đơn vị đến 6,389781 đơn vị Trong nghiên cứu của Hồng Thái (2013) cũng đã chỉ ra rằng sở hữu của cổ đông lớn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty

Tác động của biến State

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước chưa có tác động rõ rệt đến ROA Điều này có thể do số lượng công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước trong ngành sản xuất thực phẩm giai đoạn 2018–2022 dao động ở mức thấp Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trước đây của Trí và Hùng (2011), Hồng Thái (2013) và Đức Hoàng (2015), tỷ lệ sở hữu nhà nước thường có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động Ngược lại, Lin và Zhang (2009) và Cường (2016) lại chỉ ra sở hữu nhà nước có tác động tích cực Do thời gian nghiên cứu hạn chế và đặc thù ngành nên việc đánh giá chính xác tác động của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu này vẫn cần được xem xét thận trọng.

Tác động của biến Foreign

Cũng giống như biến State, biến Roreign có hệ số ước lượng là 1,263753 và giá trị P_value = 0, 553 > mức ý nghĩa 5% Vì vậy, không đủ cơ sở để kết luận tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động đến biến phụ thuộc ROA Trong nghiên cứu của Trí và Hùng (2011), Hồng Thái (2013) và Đức Hoàng (2015), ba nghiên cứu này tìm thấy tỷ lệ sở hữu của nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Có thể do thời gian nghiên cứu trong Khóa luận chỉ có 5 năm nên tác giả chưa nên có thể

Thư viện ĐH Thăng Long

67 chưa đánh giá chính xác về sự tác động của cấu trúc sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tiếp đến là bảng kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của 3 biến độc lập trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROE

Bảng 3.11 Kết quả của mô hình ROE

Dependent variable: ROE Coefficient Std error z P>z [95% Conf.Interval] Block 9,747047 2,38161 4,09 0,000 5,079176 14,41492

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên phần mềm Stata 14)

Từ bảng kết quả kiểm định thì ta xây dựng được mô hình hồi quy như sau:

Từ mô hình, tác giả đã đưa ra được một biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROE Tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài là hai biến độc lập không tác động đến biến phụ thuộc ROE Cụ thể như sau:

Tác động của biến Block

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số ước lượng là 9,747047 với giá trị P_value 0,000 < mức ý nghĩa 5% nên biến Block có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROE Có thể hiểu là: khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng lên 1% thì trung bình ROE tăng lên 9,747047/100 đơn vị Với mô hình ROE, ước lượng khoảng của hệ số hồi quy với độ tin cậy 95% là [5,079176;

68 14,41492], điều này cho thấy với độ tin cậy 95% thì khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng 1% thì ROE trung bình tăng từ 5,079176 đơn vị đến 14,41492 đơn vị

Tác động của biến State

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số ước lượng là 1,854504 với giá trị P_value 0,871 > mức ý nghĩa 5% Vì vậy, không đủ cơ sở để kết luận tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động đến biến phụ thuộc ROE Điều này không quá khó hiểu khi số lượng công ty không có sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2018 – 2022 giao động từ 28 tới 31 công ty trên tổng số 33 công ty được phân tích Chỉ có khoảng 15% số lượng công ty ngành thực phẩm có sự tham gia từ nhà nước Trong năm 2021, có 3 công ty tiến hành thoái vốn nhà nước là CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (AGM), CTCP Lượng thực Thực phẩm (SAF) và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) Việc thoái vốn nhà nước cũng có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán, cụ thể là tạo động lực tăng trưởng và thu hút các nhà đầu tư Vì vậy, việc thoái vốn này giúp cho công ty thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước hơn

Tác động của biến Foreign

Cũng giống như biến State, biến Roreign có hệ số ước lượng là 2,73705 và giá trị P_value = 0,499 > mức ý nghĩa 5% Vì vậy, không đủ cơ sở để kết luận tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động đến biến phụ thuộc ROE Nguyên nhân có thể do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để hưởng chênh lệch từ việc mua bán cổ phiếu, không vì mục tiêu lợi tức nhận được CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA) là công ty đạt mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tới 98,74% trong năm 2021 Tuy nhiên, không có thành viên HĐQT của công ty là người ngoại quốc Vì vậy, nguyên nhân mà tác giả đưa ra hoàn toàn hợp lý khi nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm tới hiệu quả công ty.

Kết luận tác động của sở hữu cổ động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh

Khóa luận này đánh giá cấu trúc sở hữu và tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các CTCP ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2022, và kết quả được đối chiếu với phân tích thực trạng trong lĩnh vực tài chính hành vi Kết quả khẳng định rằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn (BLOCK) đã có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết

Sự hiện diện của các cổ đông lớn giúp tạo ra một môi trường giám sát và quản trị chặt chẽ, từ đó định hình và thúc đẩy sự phát triển của công ty Điều này phản ánh sự phù hợp với mô hình agency, trong đó các cổ đông lớn có khả năng kiểm soát và can thiệp vào quyết định của công ty để bảo vệ lợi ích của họ

Thư viện ĐH Thăng Long

Tuy nhiên, khi xét đến tỷ lệ sở hữu của nhà nước, mặc dù những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết, nhưng kết quả kiểm định trong nghiên cứu này lại không cho thấy mối liên quan ý nghĩa Điều này có thể do sự can thiệp từ phía nhà nước không đủ mạnh mẽ hoặc do các yếu tố bên ngoài khác như chính sách kinh doanh hay môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Ngoài ra, việc xem xét tác động của tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài cũng rất quan trọng Kết quả cho thấy một mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết Tuy nhiên, hệ số hồi quy không đạt được ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng không đủ dữ liệu để kết luận rằng sự sở hữu của cổ đông nước ngoài có tác động đáng kể đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Việc hiểu vai trò của cơ cấu sở hữu đối với hoạt động doanh nghiệp niêm yết rất quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược và đầu tư của nhà đầu tư lẫn quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn (BLOCK) có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu trước đó Điều này cũng được chứng minh qua nghiên cứu của Hồng Thái (2013), chỉ ra rằng sở hữu của cổ đông lớn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ sở hữu nhà nước cũng có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết, tuy nhiên hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê, tức là trong giai đoạn này, sự tồn tại của nhà nước không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết Do đó, đối với các công ty niêm yết, việc có hay không có cổ đông nhà nước trong công ty không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty này Trong nghiên cứu của Trí và Hùng (2011), Hồng Thái (2013) và Đức Hoàng (2015), ba nghiên cứu này tìm thấy tỷ lệ sở hữu của nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Lin và Zhang (2009), Cường (2016) lại chỉ ra sở hữu nhà nước có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động

Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhưng hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê, vì vậy không đủ cơ sở để kết luận tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Trong nghiên cứu của Trí và Hùng (2011), Hồng Thái (2013) và Đức Hoàng (2015), ba nghiên cứu này tìm thấy tỷ lệ sở hữu của nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Có thể do thời gian nghiên cứu trong Khóa luận chỉ có 5 năm cộng thêm đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm nên

70 tác giả chưa nên có thể chưa đánh giá chính xác về sự tác động của cấu trúc sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động kinh doanh

Ngoài ra, các biến kiểm soát được tác giả đưa vào mô hình cũng thể hiện sự tác động đối với hiệu quả hoạt động của công ty Cụ thể, các biến quy mô (SIZE) có tác động tích cực, đòn bẩy tài chính (DA1/DE) có tác động tiêu cực và cả 2 biến kiểm soát đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Thư viện ĐH Thăng Long

Phần 3 của bài nghiên cứu trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả của các CTCP sản xuất thực phẩm niêm yết tại Việt Nam Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả cung cấp cái nhìn tổng quát về ngành sản xuất thực phẩm và chỉ ra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP niêm yết.

Bằng phương pháp phân tích và xử lý số liệu, tác giả đã trình bày thực trạng ngành sản xuất thực phẩm nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành sản xuất thực phẩm nói riêng Bên cạnh đó, qua mô hình kinh tế lượng, được tính toán bằng phần mềm Stata14, tác giả cũng chỉ ra được tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP được niêm yết trên TTCK Việt Nam Ngoài ra, bằng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier, và kiểm định Hausman, tác giả đã chọn đươc mô hình thích hợp với dữ liệu của bài khoá luận là mô hình tác động cố định Fixed Effect (FE) Mặt khác sau khi khắc phục các khuyết tật của mô hình thông qua kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai sai số thay đổi, tác giả đã chỉ ra được tác động lần lượt của các biến độc lập: tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn (BLOCK), tỷ lệ sở hữu nhà nước (STATE) và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGN) đến 2 biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Ngày đăng: 13/08/2024, 15:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp” – PGS.TS Lưu Thị Hương &amp; T.S Ngô Thị Quyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp
3. Slide môn học “Kinh tế vĩ mô” - TS Trần Thị Thùy Linh, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
4. Slide môn học “Quản trị tài chính doanh nghiệp 1” - TS. Ngô Thị Quyên, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp 1
5. Slide môn học “Các phương pháp phân tích định lượng trong kinh tế” - TS. Chu Thị Thu Thủy, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp phân tích định lượng trong kinh tế
6. Hoàng,. Đ. 2015. T c động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các công ty ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: T c động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các công ty ở Việt Nam
7. Thái, P. H. H. 2013. Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam [Online] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam
8. Trí, T. M. &amp; Hùng, D. N. 2011, Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên sàn HOSE, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên sàn HOSE
9. Vinh, V. X. 2014, Cơ cấu sở hữu, hiệu quả hoạt động và giá trị công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhậpTài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu sở hữu, hiệu quả hoạt động và giá trị công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Aydin, M., M. B. Williams, and E. S. Saltzman (2007), Feasibility of reconstructing paleoatmospheric records of selected alkanes, methyl halides, and sulfur gases from Greenland ice cores, J. Geophys. Res Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feasibility of reconstructing paleoatmospheric records of selected alkanes, methyl halides, and sulfur gases from Greenland ice cores
Tác giả: Aydin, M., M. B. Williams, and E. S. Saltzman
Năm: 2007
2. Douma, S., George, R., Kabir, R (2006), Foreign and domestic ownership, business groips, and firm perormance: evidence from a large emerging market, Strategic Management Journal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign and domestic ownership, business groips, and firm perormance: evidence from a large emerging market
Tác giả: Douma, S., George, R., Kabir, R
Năm: 2006
3. Lin, X. &amp; Zhang, Y. (2009), Bank ownership reform and bank performance in China, Journal of Banking &amp; Finance Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank ownership reform and bank performance in China
Tác giả: Lin, X. &amp; Zhang, Y
Năm: 2009
4. Kiruri, R. M. (2013), The effects of ownership structure on bank profitability in Kenya, European Journal of Management Sciences and Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of ownership structure on bank profitability in Kenya
Tác giả: Kiruri, R. M
Năm: 2013
1. Bài viết có tham khảo một số thông tin, số liệu trên một số trang wed như vneconomy, Vietstock.vn, cafef.vn, … Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w