1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

311 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông HồngNghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Vũ Thanh Vân

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CON RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình con rối nước

vùng đồng bằng sông Hồng là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện Trong

quá trình thực hiện luận án, tôi có kế thừa, sử dụng nguồn tài liệu liên quan của các nhà nghiên cứu đi trước, tôi chấp hành đúng quy định về việc trích dẫn cũng như ghi rõ nguồn

Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận án

Tác giả luận án

Vũ Thanh Vân

Trang 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 10

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ mỹ thuật 10

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ nghệ thuật sân khấu 13

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ lịch sử - văn hóa 15

1.1.4 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 21

1.2 Cơ sở lý luận 22

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án 22

1.2.2 Cơ sở lý thuyết 27

1.3 Khái quát về nghệ thuật múa rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 38

1.3.1 Khái quát về địa lý - văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng 38

1.3.2 Lịch sử hình thành nghệ thuật múa rối nước và một số địa điểm múa rối nước tiêu biểu vùng đồng bằng sông Hồng 41

Tiểu kết 56

Chương 2 BIỂU HIỆN VÀ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CON RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 57

2.1 Biểu hiện nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 57

2.1.1 Biểu hiện về nội dung 57

Trang 5

2.1.3 Biểu hiện về tính biểu cảm của nhân vật con rối nước 81

2.2 Đặc trưng nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 88

2.2.1 Đặc trưng về hình khối, cấu trúc con rối nước 89

2.2.2 Đặc trưng về màu sắc con rối nước 93

2.2.3 Đặc trưng về cách tạo biểu cảm cho chân dung nhân vật rối nước 99

2.3 Đặc trưng sử dụng vật liệu và kỹ thuật trong tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 102

2.3.1 Đặc trưng sử dụng vật liệu trong tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 102

2.3.2 Đặc trưng về kỹ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng 105

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 188

TÀI LIỆU THAM KHẢO 189

PHỤ LỤC 189

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang Bảng 1: So sánh kết cấu hình khối con rối Rồng của 4 phường rối nước

được nghiên cứu và Nhà hát Múa rối Việt Nam

73

Bảng 2: Thống kê màu sắc được sử dụng trong trang trí con rối ở phường rối nước

79

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong lịch sử nền văn hóa - nghệ thuật dân tộc của Việt Nam, nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng đã góp phần tạo nên bức tranh phong phú, đa sắc màu cho Mỹ thuật nước nhà Đây chính là một kho báu của các kinh nghiệm văn hóa, lịch sử và những sáng tạo mỹ thuật dân gian độc đáo Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng được hình thành từ nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân vùng lúa nước, nội dung và hình thức các con rối nước cùng các tích trò rối nước phản ánh cuộc sống, lao động của người nông dân, góp phần truyền bá, giáo dục cộng đồng về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Nghệ nhân điêu khắc con rối nước đã kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật như tạo hình khối động, thể hiện màu sắc và cách trang trí mang đậm chất dân gian, tạo thần thái và sức biểu

cảm cho hình tượng các nhân vật của các tích trò rối nước

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, phát triển đa văn hóa, sự du nhập các xu hướng nghệ thuật nước ngoài và sự thờ ơ với nghệ thuật truyền thống, sự thiếu đầu tư cho nghệ thuật dân tộc khiến cho một thời gian dài, các phường rối nước gặp nhiều khó khăn, các nghệ nhân ít được quan tâm và ít được tạo điều kiện để yên tâm giữ nghề, truyền nghề Sự thay đổi nhanh chóng của các hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội kéo theo những biến đổi trong đời sống tinh thần và thói quen văn hóa của người dân, dẫn đến sự tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật tạo hình con rối và các tích trò rối nước Yêu cầu nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, phát huy vốn cổ trong nghệ thuật tạo hình con rối nước vì vậy càng

trở nên thiết yếu

Việc nghiên cứu về Nghệ thuật Rối nước hiện nay đã được các nhà chuyên môn quan tâm nhiều hơn, tuy vậy, hầu hết các công trình khoa học chủ yếu tập trung tìm hiểu nghệ thuật này từ góc độ lịch sử, văn hóa, sân khấu

Trang 9

Những đề tài khoa học về con rối nước từ góc độ mỹ thuật và lịch sử mỹ thuật hiện còn chưa nhiều, chưa phong phú, vẫn còn những khoảng trống nhất định trong nghiên cứu về các giá trị tạo hình dân gian của nghệ thuật chế tác con rối nước và việc bảo tồn, khai thác, đóng góp của nghệ thuật này cho sự phát triển

Mỹ thuật Việt Nam

Từ những lý do đã nêu và từ tình yêu nghệ thuật truyền thống dân tộc,

nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật tạo hình

con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng nhằm làm rõ hơn về những biểu hiện,

đặc trưng và các giá trị của nghệ thuật tạo hình con rối nước Kết quả nghiên cứu hướng tới góp phần bổ sung thông tin lý luận và thực tiễn, phục vụ cho

công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ biểu hiện, đặc trưng nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng, giá trị nghệ thuật tạo hình, sự tương đồng của nghệ thuật tạo hình con rối nước với nghệ thuật điêu khắc đình làng, từ đó chỉ ra những đóng góp của loại hình nghệ thuật này đối với nền Mỹ thuật Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trước, kế thừa và xác định khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình con rối nước Tổng hợp, phân tích nguồn tư liệu, xây dựng hệ thống các khái niệm công cụ, cơ sở lý luận của đề tài và chọn lựa những lý thuyết định hướng cho việc

giải quyết vấn đề nghiên cứu của đề tài

- Tổ chức nghiên cứu điền dã, thu thập dữ liệu, thông tin thực địa về nghệ thuật tạo hình con rối nước tại các địa bàn nghiên cứu, từ đó tạo cơ sở thực tiễn

cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài

Trang 10

- Xác định những biểu hiện, đặc trưng nghệ thuật và giá trị của nghệ thuật tạo hình con rối nước, làm rõ các yếu tố góp phần tạo nên những sáng tạo độc đáo trong cách thức tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng Tìm hiểu sự thay đổi và những đóng góp của loại hình nghệ thuật này trong lịch sử

Mỹ thuật Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật tạo hình các con rối nước, trong đó bao gồm các yếu tố tạo thành ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình dân gian như hình khối, cấu trúc, màu sắc, cách trang trí nhân vật rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu chính tập trung

vào những biểu hiện, đặc trưng nghệ thuật và sự thay đổi của nghệ thuật tạo hình con rối nước khu vực đồng bằng sông Hồng

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài được lựa chọn thực hiện ở

Nhà hát Múa rối Việt Nam và 4 phường rối nước địa phương gồm: Phường rối nước Đào Thục - huyện Đông Anh, Hà Nội; Phường rối làng Ra - huyện Thạch Thất, Hà Nội; Phường rối nước Nguyên Xá - huyện Đông Hưng, Thái Bình; Phường rối nước Hồng Phong - huyện Ninh Giang, Hải Dương

Những lý do chính để những đơn vị trên được lựa chọn nghiên cứu: Các đơn vị múa rối nước này đều có lịch sử hình thành lâu đời, phát triển hoạt động nghệ thuật tích cực cho đến ngày nay; Đều có số lượng con rối và các tích trò rối nước khá phong phú về nội dung và hình thức; Đều có nghệ nhân, nghệ sĩ tạo hình thiết kế và chế tác các con rối, có lịch diễn đều đặn hàng năm và có xây dựng tiết mục mới, chế tác các con rối mới

- Phạm vi về mẫu nghiên cứu (Khách thể khảo sát): Nghệ nhân tạo hình

con rối nước, Nghệ sĩ điều khiển con rối của các Phường rối được lựa chọn và

Trang 11

Nhà hát Múa rối Việt Nam; Các con rối nước ở các phường rối nước địa phương, Nhà hát Múa rối Việt Nam, và ở Bảo tàng, khu trưng bày địa phương; Một số thủy đình và bối cảnh cho các tích trò diễn rối nước thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

- Phạm vi về thời gian của sản phẩm nghiên cứu: Tập trung nghiên

cứu về phương thức tạo hình các con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng được chế tác chủ yếu từ năm 1986 trở lại đây – vào thời kỳ "đổi mới", hội nhập quốc tế, giao lưu và phát triển đa văn hóa, cũng là thời kỳ có sự hỗ trợ từ Hiệp hội Rối quốc tế trong phát triển văn hóa nghệ thuật

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Nghệ thuật tạo hình con rối vùng đồng

bằng sông Hồng có biểu hiện như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật

tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng là gì?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng

bằng sông Hồng có giá trị như thế nào và xu hướng thay đổi của nghệ thuật tạo hình con rối nước trong bối cảnh xã hội hiện nay như thế nào?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông

Hồng là một phương thức hoạt động nghệ thuật tạo hình thủ công và cũng là sản phẩm nghệ thuật chứa đựng các giá trị xã hội - lịch sử, giá trị nghệ thuật truyền thống của vùng văn hóa, hình thức nghệ thuật của nó được biểu hiện bởi các khía cạnh ngôn ngữ tạo hình truyền thống vùng miền như khối hình điêu khắc chắc khỏe, kết cấu mang tính động, màu sắc và trang trí đậm chất dân gian văn hóa vùng văn minh lúa nước

Giả thuyết 2: Biểu hiện và đặc trưng nghệ thuật tạo hình của con rối nước

Trang 12

vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện ở hình khối và kết cấu tượng động để di chuyển mặt nước, ở màu sắc và cách trang trí phù hợp với sân khấu nước, ở tính chất ước lệ, điển hình hóa và sự biểu cảm nét mặt, làm nổi bật đặc điểm hình tượng nhân vật của các tích trò rối nước

Giả thuyết 3: Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông

Hồng là một nhánh độc đáo của điêu khắc dân gian vừa lưu giữ, phát triển những giá trị nghệ thuật tạo hình truyền thống, song cũng vừa có những biến đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, với thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu nhận thức của khán giả các thời kỳ, đóng góp tích cực cho lịch sử phát triển Mỹ thuật Việt Nam

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Hướng tiếp cận

Luận án thực hiện nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành, sử dụng những thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học, nghệ thuật như: mỹ thuật học, văn hóa học, sử học, xã hội học, nghệ thuật sân khấu, trong đó

tiếp cận Mỹ thuật học có vai trò cốt lõi Tiếp cận liên ngành giúp tổng hợp

tri thức của nhiều lĩnh vực dựa trên sự tương tác qua lại của các ngành khoa học xã hội nhân văn để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tạo hình một cách khách quan, đa chiều

- Hướng tiếp cận mỹ thuật học

Trong suốt chiều dài của lịch sử các nền văn minh nhân loại, Nghệ thuật tạo hình chính là nhân tố tích cực góp phần tạo nên nhiều thành tựu giúp xã hội phát triển về văn hóa, khoa học, kinh tế, giáo dục, giúp con người nhận thức thế giới quan một cách đầy đủ và thể hiện một cách rõ ràng, dễ dàng những suy nghĩ, ý tưởng, những khái niệm bằng hình ảnh trực quan sinh động Các hình tượng của nghệ thuật tạo hình tạo nên những phương tiện phản ánh cảm xúc, quan điểm của tác giả trong các tác phẩm, giúp người xem có thể đánh giá sự

Trang 13

tìm tòi, sáng tạo thẩm mỹ và thành tựu văn hóa của con người Tiếp cận mỹ thuật học giúp tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong chế tác con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng, xác định đặc điểm cách thức biểu đạt hình ảnh con rối thông qua cách phối hợp các yếu tố tạo hình và các phương tiện truyền cảm trực quan; Xác định đặc trưng và vị thế của nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và những giá trị văn hóa nghệ thuật của việc chế tác và sử dụng con rối nước

- Hướng tiếp cận lịch sử

Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng sông Hồng diễn ra qua nhiều giai đoạn lịch sử của xã hội Việt Nam với nhiều vận động, biến đổi Các biểu hiện, đặc trưng nghệ thuật của nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những bối cảnh xã hội, trào lưu văn hóa, sự kiện lịch sử Qua các giai đoạn phát triển, rối nước vùng đồng bằng sông Hồng đã ghi lại, lưu giữ trong nó những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa của những con người, cộng đồng xã hội vùng đồng bằng sông Hồng Nội dung và hình thức nghệ thuật của các con rối và các trò rối nước chính là một kho báu chứa đựng nhiều kinh nghiệm văn hóa - lịch sử, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, tinh thần, thái độ tình cảm, lối tư duy, sự sáng tạo trong lao động của những thế hệ nông dân hiền lành, cần cù, dũng cảm trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước Đặc trưng nghệ thuật chế tác con rối nước và những giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ - đạo đức của nó được đúc kết, bảo tồn trong lịch sử văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp tác giả luận án có những kiến giải khách quan và hướng khai thác, vận dụng kết quả nghiên cứu phù hợp

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích, so sánh,

tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết, quan điểm liên quan đến nghệ thuật tạo hình truyền thống và nghệ thuật rối nước,… đúc kết các tư liệu, xây dựng cơ

Trang 14

sở lý luận về nghệ thuật tạo hình phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn

5.2.2 Phương pháp điều tra:

Điều tra qua trưng cầu ý kiến: Bao gồm điều tra trực tiếp (qua 38 cuộc trao đổi, phỏng vấn) và điều tra gián tiếp (qua 156 Phiếu trưng cầu ý kiến khán giả xem diễn rối nước) Đối tượng khảo sát gồm các nhà nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình truyền thống, các trưởng phường rối nước, các nghệ nhân, nghệ sĩ tạo hình con rối tại các phường rối và Nhà hát Múa rối, các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật dân gian, khán giả xem múa rối,… Mục đích điều tra là nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm, tình cảm, nhận thức, tài nghệ của nghệ nhân chế tác con rối nước, nghệ sĩ biểu diễn rối nước ở các phường rối nước vùng đồng bằng sông Hồng và Nhà hát Múa rối, từ đó làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan nội dung của đề tài và tiếp nhận các ý kiến góp ý cho sự định hướng nghiên cứu, ứng dụng

Điều tra qua quan sát: Khảo sát, chụp ảnh, ghi chép, ghi âm, ghi hình về các tích trò rối và con rối nước, quan sát thị phạm ở một số phường rối nước truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng và các Nhà hát múa rối, Bảo tàng, khu trưng bày rối nước để tìm hiểu về đặc điểm phương thức chế tác của các nghệ nhân tạo hình con rối nước

Điều tra qua điền dã: Tham quan trải nghiệm ở địa phương, phỏng vấn, thu thập các dữ liệu trực quan sinh động, tiếp cận với các quá trình hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân và tiếp xúc trực tiếp với những người thực hành văn hóa dân gian (các nghệ nhân tạo hình và biểu diễn rối nước), lắng nghe ý kiến của họ và những người thụ hưởng văn hóa (các khán giả xem rối nước) để nắm bắt thông tin có độ tin cậy Tiếp cận thực tiễn phong phú sẽ giúp NCS hiểu sâu hơn về hoạt động nghệ thuật múa rối nước, đồng cảm với đời sống lao động của những nghệ nhân để có cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn về những nét đặc trưng, những khó khăn và thuận lợi trong sự phát triển nghệ thuật tạo hình

Trang 15

con rối nước các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng

5.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Phân tích các nguồn tài

liệu, dữ liệu từ các chuyến khảo sát thực địa và các cuộc phỏng vấn; thống kê, phân loại và so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề của nhiệm vụ nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nghệ thuật tạo hình con rối nước, bổ sung một số thông tin chuyên sâu về nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng Từ công trình nghiên cứu có thể bổ sung một số tài liệu về đặc trưng, giá trị mỹ thuật của nghệ thuật chế tác con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng, góp phần cho nghiên cứu các đề tài chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của Luận án góp phần:

Làm rõ những đặc trưng sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian

trong tạo hình con rối nước;

Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo chuyên ngành nghệ thuật, sư phạm nghệ thuật, ứng dụng nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật, cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm tiếp cận với nghệ thuật tạo hình con rối nước

và múa rối nước;

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tình cảm về mỹ thuật dân gian, về nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng cho người muốn

tìm hiểu về văn hóa - nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam 7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang), Phụ lục (104 trang), nội dung luận án được kết cấu 03 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát

Trang 16

về nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng (47 trang) Chương 2 Biểu hiện và đặc trưng nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng (66 trang)

Chương 3 Giá trị tạo hình và một số luận bàn về nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng (59 trang)

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Rối nước truyền thống Việt Nam là một loại hình nghệ thuật độc đáo, được các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, xã hội quan tâm Các tài liệu, công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước vùng đồng bằng sông Hồng có thể chia ra làm 03 nhóm chính:

- Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ mỹ thuật - Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ nghệ thuật sân khấu

- Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ lịch sử - văn hóa

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ mỹ thuật

Trong các nghiên cứu của mình về nghệ thuật múa rối, tác giả Vương Duy Biên đã rất chú ý tới đặc trưng lao động và sự sáng tạo của nghệ nhân chế tác con rối và yêu cầu về phát triển tay nghề của họ Qua bài viết “Giá trị mỹ thuật trong nghệ thuật múa rối” (2001) [6], tác giả đã nhận định rằng người nghệ nhân trước kia tạo hình con rối theo khuynh hướng thấy sao làm vậy (thể hiện ông nông dân, con trâu, ) và tưởng tượng theo ý thức hệ (thể hiện những hình tượng trong văn hóa truyền thống như hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng, hình tượng các Tiên nữ, ) Theo ông, mỹ thuật rối cạn cũng như rối nước hiện nay được trau chuốt hơn trước kia, bởi lẽ các Nhà hát đã kết hợp rối nước với các loại hình rối khác nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đã thay đổi của khán giả và đôi khi tiết mục rối được thêm vào những yếu tố của triết lý, đạo đức, giáo dục mang tính thời sự, đương đại Đánh giá cao sự sáng tạo của người nghệ nhân, tác giả cho rằng việc tạo hình con rối không có nhiều mẫu sẵn mà người nghệ sĩ tạo hình phải

Trang 18

tự hình dung, chế tác dựa trên kịch bản, “người nghệ sĩ tạo hình con rối phải bám sát thực tiễn, cố gắng sáng tạo, phải có tri thức nghề nghiệp vững vàng, học các lớp người đi trước theo phương pháp truyền nghề”, đồng thời “học tập có bài bản, có lý luận và nên có các lớp học về mỹ thuật trong múa rối Nên chăng thành lập một khoa trang trí tạo hình cho múa rối tại một trường nghệ thuật”

Một trong những nhà nghiên cứu có nhiều công trình và bài viết về Múa rối nước đó là tác giả Vũ Tú Quỳnh Trong bài báo “Những biểu hiện thẩm mỹ trong tạo hình các con rối nước”, tác giả rất quan tâm đến cách sử dụng chất liệu trong chế tác con rối để tạo nên “giá trị tạo hình vật chất” và cách tạo chuyển động cho con rối trong không gian mặt nước nhằm tạo nên “giá trị tạo hình ảo giác” của con rối nước như một tác phẩm điêu khắc động độc đáo [85] Khẳng định năng lực thẩm mỹ và khả năng sử dụng các yếu tố nghệ thuật tạo hình dân gian của các nghệ nhân trong chế tác con rối nước, tác giả đã đưa ra nhận định rằng những người nông dân có thể làm nghệ thuật ngay trên đồng ruộng của mình Theo đó, “Những hình ảnh, hình trong múa rối nước được tao nên theo mỹ cảm của nhân dân lao động Hầu hết chúng đều mang dáng vể quê mùa, thô sơ, đơn giản chứ không phải là nghệ thuật tinh xảo chau chuốt Từ đường nét tạo hình đến màu sắc hình khối, trông thì vụng dại, ngây ngô nó lại đạt được tinh thần nghệ thuật rất riêng của người dân quê, đó là tính chân thực, hồn nhiên trong cách biểu cảm, đó là óc quan sát tinh tế rất hóm hỉnh, đó là trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo tài tình” Khi bàn về những biểu hiện thẩm mỹ trong tạo hình các con rối, tác giả Vũ Tú Quỳnh đã quan tâm đến sự ước lệ hình ảnh để tạo nên tính chất dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn nhiên của những con rối, đến màu sắc trang trí để hỗ trợ cho sự trình diễn của con rối trên mặt nước [86]

Một trong những tài liệu đáng chú ý là cuốn sách Nghệ thuật múa rối

nước Việt Nam (2012) [13] của tác giả Hoàng Chương Sách gồm 6 chương: Lịch sử Múa rối nước Việt Nam; Mỹ thuật sân khấu múa rối; Tạo hình múa rối

Trang 19

nước dân gian; Kỹ thuật máy móc điều khiển Múa rối nước; Định hướng phát triển múa rối nước Việt Nam; Bảo tồn và phát huy Múa rối nước dân gian Việt Nam Trong chương I Lịch sử múa rối nước Việt Nam, tác giả đưa ra dẫn chứng

về nguồn gốc lịch sử của múa rối nước và từ đó khẳng định loại hình nghệ thuật

này có nguồn gốc bản địa, không phải từ Trung Hoa Ở chương II Mỹ thuật

sân khấu Múa rối nước gồm 5 phần, tác giả trình bày về môi trường, nhà thủy

đình, sới diễn, về trang trí, bài trí sân khấu; về trang phục, hóa trang; đạo cụ và

về ánh sáng Trong chương III, Tạo hình múa rối dân gian, tác giả khẳng định

vị trí quan trọng của nghệ thuật thiết kế tạo hình trong Múa rối nước dân gian Khi so sánh giữa tượng trong chùa, đình, miếu với con rối nước, tác giả Hoàng Chương cho rằng “ngoài vai trò là quân trò biểu diễn múa rối nước, có những con rối cũng có thể là sản phẩm điêu khắc sinh động” [13, tr.74] Trong chương III tác giả đề cập đến đặc điểm của con rối nước và sự khác biệt của nó với rối cạn, về dụng cụ thực hiện tạo hình con rối, đặc biệt, có bàn về phương pháp đào tạo nghệ nhân và đóng góp của múa rối chuyên nghiệp đối với múa rối nước dân gian Đây là tài liệu chia sẻ nhiều thông tin có giá trị trong nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình con rối nước, góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài luận án

Tài liệu về Múa rối nước dân gian làng Ra (2015) [89] của tác giả Vũ Tú

Quỳnh cũng là một công trình nghiên cứu có giá trị thiết thực cho tham khảo

Với nội dung gồm 3 chương: Môi trường tự nhiên, xã hội và múa rối nước dân

gian làng Ra, Sinh hoạt múa rối nước dân gian làng Ra, Nghệ thuật tạo tác quân rối nước làng Ra Chương 1 và 2 tác giả đã trình bày về xuất xứ, tên gọi, vị trí

địa lý làng Ra, về môi trường xã hội (bao gồm đình làng và lễ hội, chùa làng và tín ngưỡng Phật giáo), những biểu hiện văn hóa dân gian phong phú về phong tục, tập quán, đặc điểm sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật gắn với môi trường nước, về hoạt động của phường hội và biểu diễn múa rối nước ở làng Ra Chương 3,

Trang 20

tác giả đã đề cập đến nghệ thuật tạo tác con rối nước làng Ra với các nội dung về Máy rối, Quy trình tạo tác, Phong cách tạo tác của nghệ nhân để tạo nên con rối làng Ra, từ đó trình bày Giá trị nghệ thuật và Quan điểm bảo tồn múa rối nước của các nghệ nhân làng Ra

Báo cáo khoa học với đề tài Nghề tạo tác quân rối nước truyền thống tại

phường rối Nam Chấn, làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định của tác giả Trần Thị Minh Thu (2015) [104] gồm 3 chương cung cấp

thông tin: Khái quát về phường rối Nam Chấn; Nghề tạo tác quân trò rối nước

truyền thống ở phường rối nước Nam Chấn, làng Rạch; Thực trạng và giải pháp phát triển nghề tạo tác quân trò rối nước truyền thống ở phường rối nước làng Rạch Trên cơ sở trình bày về điều kiện địa lý - tự nhiên, về lịch sử hình

thành, phát triển làng Rạch và về các giá trị văn hóa tiêu biểu ở làng Rạch, tác giả cung cấp thông tin về lịch sử nghề rối, nguyên liệu và dụng cụ làm nghề, về quy trình kỹ thuật tạo tác quân trò rối nước (mô tả về kỹ thuật trang trí quân trò rối nước theo trình tự các bước: sơn bó, sơn hom, sơn đen, sơn cầm, thếp bạc, sơn phủ bạc, sơn màu, làm diện, vẽ nét, sơn phủ), so sánh về kỹ thuật tạo tác quân trò rối nước ở phường Nam Chấn với kỹ thuật tạc tượng truyền thống Trong báo cáo, tác giả đã nêu thực trạng, những tồn tại và giải pháp bảo tồn và phát triển nghề tạo tác quân trò rối tại làng Rạch - Nam Định Đây là công trình nghiên cứu về trường hợp phường rối cụ thể, là tư liệu có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, hỗ trợ cho nghiên cứu của luận án trong việc phân tích, so sánh, nhận định về nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ nghệ thuật sân khấu

Cuốn sách Sơ thảo lịch sử sân khấu Việt Nam: Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ

XIX, tác giả Nguyễn Huy Hồng chủ biên (2006) [42] là tập hợp các công trình

của nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử sân khấu Việt Nam, phân tích bối cảnh

Trang 21

văn hóa xã hội trong các thời kỳ lịch sử để xác định thời điểm ra đời của các loại hình sân khấu, trong đó có nghệ thuật múa rối (rối cạn và rối nước) Các tác giả trình bày về nghệ thuật rối của người Việt bên cạnh các loại hình sân khấu truyền thống khác như chèo, tuồng, cải lương, ca kịch, bài chòi

Cũng trong năm 2006, tác giả Nguyễn Thành Nhân công bố cuốn sách Nghệ

thuật rối và một số đặc trưng của sân khấu rối Việt Nam (2006), [74] đã kế thừa lý

luận của các nhà nghiên cứu đi trước cùng kết quả khảo cứu của bản thân mà trình bày về nền nghệ thuật sân khấu rối của một số quốc gia và một số trường phái, những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật sân khấu rối trên thế giới Ông chưa đưa ra câu trả lời chính xác về nguồn gốc, lịch sử hình thành của múa rối nước mà chỉ nêu những nhận định chung rằng múa rối Việt Nam đã hình thành và phát triển từ xa xưa, đồng thời nêu một số giải pháp giữ gìn và phát triển nghệ thuật sân khấu rối Việt Nam

Trong các cuốn sách Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu truyền

thống Việt Nam (2007) [43] và Tìm hiểu nghệ thuật biên kịch rối (2007) [44], tác

giả Nguyễn Huy Hồng đã chỉ ra nét độc đáo của nghệ thuật rối và sự phối hợp của các yếu tố tạo hình, diễn xướng trong nó: con rối, nhân vật, trò và tích trò, nhà hát dưới nước/thủy đình, văn học, âm nhạc, diễn xuất, nghệ nhân, đồng thời trình bày về một số trò rối nước cùng một số lời giáo rối nước và thống kê các phường hội rối nước dân gian Ông khẳng định, chính kịch bản văn học giúp cho nghệ thuật rối có được sự hoàn chỉnh của các vở diễn trên sân khấu, nâng tiết mục rối từ trò tạp kỹ dân gian lên thành tác phẩm sân khấu hoàn thiện, nhân vật và con rối cũng như nghệ thuật tạo hình con rối là một phần trong tổng thể của nghệ thuật sân khấu rối Tác giả đã giới thiệu một số kịch bản tuyển chọn, một số tiết mục rối và nội dung vở diễn, một số gợi ý bước đầu cho việc biên kịch rối

Nhóm các các tác giả Sarisa Prateepchuang, Supunnee Leauboonshoo and Truong Ngoc Thang trong bài viết “The Musical Heritage of Water Puppet

Trang 22

Performances in Hanoi, Socialist Republic of Vietnam” (Di sản âm nhạc của múa rối nước ở Hà Nội, nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) (2016) [136] đã đánh giá cao vai trò của âm nhạc cho múa rối nước như một phương tiện để kể chuyện, giúp khán giả kết nối với nội dung câu chuyện của tích trò và các nhân vật rối nước Theo các tác giả, những thay đổi và bổ sung cho âm nhạc múa rối nước Việt Nam là một phần của quá trình phát triển văn hóa và làm cho múa rối nước thêm thú vị

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về múa rối nước từ góc độ lịch sử - văn hóa

Một trong những tác giả đi đầu nghiên cứu về nghệ thuật múa rối đó là nhà

nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng Trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối Việt Nam (1974) [38] tác giả trình bày về Đại cương về nghệ thuật múa rối, Vài nét về lịch

sử nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nhìn qua nghệ thuật truyền thống dân tộc Tác

giả phân loại nghệ thuật múa rối truyền thống ở Việt Nam bao gồm: 1 Trò chơi

con rối; 2 Trò rối trên diều sáo; 3 Trò rối trên cây pháo; 4 Nghệ thuật múa rối sân khấu Trong mục trình bày về Múa rối cạn và Múa rối nước, tác giả đã đưa ra

danh sách 25 phường múa rối cạn, 28 phường múa rối nước và tập trung giới thiệu sâu hơn về tám phường rối cạn, ba phường rối nước, chia sẻ một số nội dung lời giáo trò của mỗi phường Đóng góp lớn của tài liệu này là sự trình bày một cách hệ thống về quá trình phát triển của nghệ thuật Múa rối Việt Nam

Năm 1976, nhà nghiên cứu Tô Sanh đã công bố ấn phẩm Nghệ thuật múa

rối nước [90] Tác giả tập trung vào những phương thức biểu diễn, quan hệ giữa

múa rối nước với đời sống con người, bàn về nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối nước Tác giả đã đưa ra những minh chứng để khẳng định múa rối nước không phải được du nhập từ nước ngoài, đồng thời giới thiệu bảy phường múa rối nước cùng nội dung của một số trò rối và lời giáo trò rối nước Công trình là cuốn tài liệu chuyên khảo có giá trị, nội dung hệ thống tương

Trang 23

đối đầy đủ và toàn diện về loại hình nghệ thuật múa rối nước

Tác giả Nguyễn Huy Hồng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho

nghiên cứu nghệ thuật dân gian truyền thống Trong cuốn sách Nghệ thuật múa

rối nước Thái Bình (1987) [39] ông chia sẻ khá chi tiết những lời giáo trò của

ba phường rối Nguyễn, Tuộc, Đống của Thái Bình Qua bài viết “Truyền thống múa rối Hà Nam Ninh” [40] (1990), ông nhận định rằng hai loại hình rối cạn và rối nước đã “trở thành truyền thống văn hóa lâu đời, có gốc sâu rễ bền trong dân

gian” tại vùng đất Hà Nam Ninh (nay là hai tỉnh Hà Nam và Nam Định) Tác giả

cung cấp thông tin có giá trị thực tiễn về hoạt động nghệ thuật tại Hà Nam Ninh vào thời điểm đó của một số đơn vị hoạt động nghệ thuật, đó là 2 phường rối nước Nam Chấn và Nam Giang và 3 đoàn múa rối là Đoàn múa rối nước Sông Ngọc, Đoàn múa rối nước Tuổi thơ và Đoàn múa rối Hà Nam Ninh diễn rối cạn

Với cuốn sách Rối nước Việt Nam (1996) [41], tác giả Nguyễn Huy Hồng đã

đưa ra suy luận, diễn giải về những tiền đề văn hoá của múa rối nước: đặc điểm tự nhiên - xã hội, đặc điểm nhân học của cư dân vùng trồng lúa nước, cơ cấu xã hội với những làng xóm và nền sản xuất tiểu nông và tiểu thủ công nghiệp, hoạt động sân khấu dân gian trong các cộng đồng của các thời kỳ Trên cơ sở này, tác giả khẳng định vị trí của Rối nước trong đời sống văn hóa của cư dân và trong truyền thống văn hóa Việt Nam Tài liệu cũng giới thiệu về 07 yếu tố

cấu thành của rối nước dân gian Việt Nam: Nhà hát, Quân rối/Con rối, Nhân

vật, Trò và tích trò, Văn học, Âm nhạc, Nghệ nhân

Năm 1997, tác giả Hoàng Kim Dung công bố cuốn sách Múa rối Việt Nam

những điều nên biết [21], trong đó tập hợp các bài nghiên cứu một cách có hệ

thống về hoạt động nghệ thuật Múa rối Việt Nam đương đại, về một số đơn vị nghệ thuật trình diễn múa rối chuyên nghiệp và những gương mặt nghệ sĩ múa rối tiêu biểu trong các vai trò đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn, họa sĩ, nhà nghiên cứu Công trình giúp độc giả có được cái nhìn thực tiễn về nghệ thuật múa rối Việt

Trang 24

Nam, những vấn đề đang gặp phải và hướng giải quyết thực trạng đặt ra

Trong bài viết công bố năm 2001 “The Metonomy of Art: Vietnamses Water Puppetry As a Representation of Modern Vietnam” (Phép hoán dụ trong nghệ thuật: Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đại diện cho một Việt Nam hiện đại) [132], tác giả Kathy Foley nhận định, rối nước của Việt Nam là một sản phẩm văn hóa nghệ thuật truyền thống vẫn tồn tại và có giá trị cho tới ngày nay Tác giả mô tả tiến trình một chương trình múa rối, đồng thời chia sẻ thông tin về việc thành lập Nhà hát Múa rối và một số nghệ sĩ tiêu biểu đã được đào tạo bài bản trong và ngoài nước Tác giả khẳng định rằng, ngày nay múa rối nước truyền thống Việt Nam vẫn được duy trì và ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút không chỉ khán giả trong nước mà cả bạn bè quốc tế

Cuốn sách Rối nước - Water puppetry (2006) [73] của các tác giả Hữu

Ngọc và Lady Borton, đã giới thiệu dưới dạng các câu hỏi ngắn về rối nước và phần trả lời cho câu hỏi Tài liệu được trình bày bằng song ngữ Việt - Anh, nội dung khái quát về loại hình nghệ thuật múa rối nước với thông tin ngắn gọn, dễ nhớ cho những người quan tâm, muốn tìm hiểu sơ lược về loại hình nghệ thuật này Đây là một trong những tư liệu rất có giá trị tham khảo, cung cấp một số thông tin thực tiễn về thủy đình và lịch sử hình thành múa rối nước

Năm 2008, chủ nhiệm đề tài Lê Thanh Hòa đã công bố kết quả nghiên cứu

Làng rối nước Nam Chấn - Nam Trực - Nam Định (Đề tài Nghiên cứu Khoa học

thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) [33] với ba nội dung chính: Các đặc trưng địa phương như đặc điểm địa lý, khí hậu, dân số, kinh tế, hành chính, văn hóa xã hội, thể dục thể thao, giáo dục, di tích lịch sử của Nam Định và vài nét về làng Nam Chấn; Lịch sử, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động nghệ thuật, các trò và tích trò của phường rối Nam Chấn; Những thuận lợi, khó khăn và vấn đề đặt ra cho sự bảo tồn và phát triển của phường rối nước hiện nay

Cuốn sách Nghệ thuật múa rối dân gian của Nguyễn Huy Hồng xuất bản

Trang 25

năm 2010 [45] có bàn về đặc điểm múa rối cạn và rối nước Ông trình bày về một số trò rối cạn tiêu biểu và cho thấy, loại hình rối cạn khá phong phú, một số trò rối xưa gắn bó sâu xa với nghi lễ phong tục địa phương Đối với rối nước, tác giả khẳng định, tính chất hội hè là đặc trưng của nghệ thuật rối nước, ông đã thống kê những phường rối nước, những trò và tích trò rối cùng một số lời giáo tiêu biểu, về pháo bông và một số lời giáo trò của phường Nguyên Xá - Thái Bình Cuốn sách trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, làm cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu của luận án, hỗ trợ NCS phân tích, nhận định về lịch sử hình thành, phát triển của múa rối nước truyền thống Việt Nam, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa loại hình nghệ thuật rối cạn và rối nước truyền thống

Trong cuốn sách Múa rối nước của Việt Nam (2012) [55], tác giả Trần

Văn Khê trình bày nguồn gốc của rối nước thông qua một số nhận định và trích dẫn từ công trình nghiên cứu của các tác giả Tô Sanh và Nguyễn Huy Hồng cùng một số tài liệu tiếng Trung để từ đó khẳng định Rối nước hiện nay chỉ có duy nhất ở Việt Nam Tài liệu này cũng đề cập đến nhân vật rối, âm nhạc, tên 25 trò rối nước truyền thống, 09 trò rối hiện đại và một số đoạn giáo trò đã sưu tầm, đồng thời liệt kê một số phường rối cùng danh mục trò rối nước qua trích dẫn nguồn tài liệu của tác giả Tô Sanh

Bài viết của Karen Kane (2013), “Water Puppetry in Vietnam - An Ancient Tradition in a Modern World” (Múa rối nước Việt Nam - Một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời ở thế giới hiện đại) [139], chia sẻ về hoạt động của nhà nhân chủng học và văn hóa học người Mỹ - Sam Peack, thuộc đại học Kenyon cùng nhóm trợ lý của ông khi tới làng Bảo Hà, Hải Phòng - nơi vẫn tồn tại loại hình nghệ thuật múa rối nước lâu đời để thực hiện một dự án Dự án lựa chọn 5 người trong làng và để tự họ tìm hiểu về rối nước tại quê hương và tự xây dựng một trò rối để diễn cho những người trong làng xem Những tư liệu thu được từ dự án có thể giúp mọi người, đặc biệt là các em học sinh hiểu rõ

Trang 26

hơn về vai trò của các hoạt động biểu diễn truyền thống trong đời sống ở quê hương và về giá trị của đời sống văn hóa cộng đồng, từ đó trân trọng, gìn giữ và biết khai thác loại hình nghệ thuật này cho du lịch và cộng đồng

Tác giả Lê Thị Thu Hiền (2014) trong luận án tiến sĩ Văn hóa học - Trường

đại học Văn hóa Hà Nội với đề tài Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa

rối nước Việt Nam [30] đã hệ thống hóa ý kiến của các tác giả đi trước về lịch sử

múa rối nước Việt Nam và khẳng định rằng múa rối nước có mối liên hệ với một số loại hình sân khấu dân gian đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong nội dung các trò diễn, trong vận động biểu diễn của các con rối trên sân khấu nước Tác giả cho rằng, chính văn hóa dân gian đã sinh ra múa rối nước, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy múa rối nước Việt Nam

Cuốn sách Trò ổi lỗi rối cạn và rối nước Nam Định (2015) [102] do tác

giả Đỗ Đình Thọ chủ biên, trình bày về loại hình rối cạn và rối nước được hình thành từ lâu đời tại Nam Định và đi sâu nghiên cứu về rối cạn Chùa Bi cùng 27 lời hát, giáo trò (111 trang) Trong đó, 27 trang chia sẻ sơ lược về phường rối nước Bàn Thạch (2 trang) và liệt kê 15 trò rối nước cùng lời giáo trò trong một số tiết mục rối nước (25 trang)

Để quảng bá múa rối nước với bạn đọc trong và ngoài nước, Nhà xuất

bản Thế giới công bố cuốn sách bằng tiếng Anh Vietnamses Traditional Water

Puppetry (Nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam) do tác giả Nguyễn

Huy Hồng chấp bút năm 2016 [133] Cuốn sách gồm hai phần chính giới thiệu ngắn gọn về nghệ thuật múa rối nước, đặc điểm của con rối và về lịch sử hình thành rối nước vùng đồng bằng sông Hồng (kể tên các phường rối, trò rối nước)

Một tài liệu có giá trị thực tiễn khác đó là cuốn Nghệ thuật múa rối cổ

truyền xứ Đoài (2016) của tác giả Văn Học [36], trình bày về tổ nghề rối và sự

hình thành, phát triển của rối nước, về những phường rối cạn và rối nước thuộc xứ Đoài Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động nghệ thuật của nghề rối nước

Trang 27

nơi đây, nhận định về giá trị văn hóa - nghệ thuật của múa rối cạn và rối nước xứ Đoài, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật của múa rối xứ Đoài trong thời đại hiện nay Thông tin thú vị của cuốn sách là sự mô tả về thủy đình rối nước trên đất chùa Thầy và những hình thức sinh hoạt cổ xưa còn duy trì trong các phường hội rối cho tới nay

Một tài liệu rất đáng chú ý là cuốn sách Bảo tồn và phát huy giá trị rối

nước dân gian tại cộng đồng (Qua nghiên cứu các phường rối nước dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ) (2020) [106] của tác giả Trần Thị Thu Thủy (chủ biên)

Tài liệu trình bày khái quát về lịch sử ra đời của nghệ thuật múa rối nước, những giá trị đặc sắc của rối nước mang lại và mối quan hệ giữa các phường rối nước dân gian với đời sống xã hội hiện nay, đưa ra đánh giá về thực trạng việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước truyền thống trong đời sống văn hóa cộng đồng và đưa ra những giải pháp khai thác giá trị của nó phục vụ phát triển du lịch ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Trong số các công trình nghiên cứu về trường hợp múa rối tại từng địa phương còn phải kể đến tập hợp các bài báo của nhiều tác giả, tiêu biểu như tác giả Mạnh Hùng với bài “Phường rối Bảo Hà” (1972) [46], nhóm tác giả Vũ Quang Vinh, Phan Trọng Thưởng với bài viết “Mùa xuân về thăm một phường múa rối nước” (1981) [117, tr.60 - 63], tác giả Nguyễn Sáng với bài “Trọn đời với nghệ thuật rối truyền thống” (2005) [91], tác giả Dương Xuân với bài viết “Đồng Ngư chênh vênh gánh rối” (2006) [121], tác giả Bùi Kim Xuyến với bài viết “Lễ hội tưng bừng của ngành múa rối” (2006) [122]

Nhìn chung, nội dung các công trình, bài viết xem xét múa rối nước dưới góc độ văn hóa và lịch sử đã cho người đọc cái nhìn sơ lược về lịch sử hình thành nghệ thuật múa rối nước, sự phát triển của múa rối nước đến hiện nay và phương hướng bảo vệ, bảo tồn loại hình nghệ thuật này nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch, quảng bá về bản sắc văn hóa Việt Nam

Trang 28

1.1.4 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích các công trình, các tài liệu nghiên cứu

đã được công bố, NCS đi đến một số nhận định sau:

- Số lượng các công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật rối nước vùng đồng

bằng sông Hồng còn chưa nhiều Trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối cổ truyền

xứ Đoài, các tác giả đã nhận định rằng “Hơn 60 năm trở lại đây (tính từ tháng 3 -

1956 khi Bác Hồ chỉ thị thành lập các Đoàn Nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp), sách nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa rối Việt Nam đã xuất bản chỉ đếm được không quá mười đầu ngón tay Quả là rất khiêm tốn so với thành tựu mà nghệ thuật múa rối đã đạt được” [36]

- Phần lớn nội dung các công trình nghiên cứu về rối nước truyền thống là từ góc độ Văn hóa học, Văn học dân gian, Lịch sử, Sân khấu Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa nghệ thuật biểu diễn rối và đặc điểm của loại hình này với các yếu tố môi trường văn hóa xã hội vùng miền Nhiều tài liệu tập trung liệt kê một số đặc điểm chung về các loại hình rối nói chung và rối nước của một số phường rối theo quan điểm văn hóa, lịch sử Một số tài liệu có dành phần không lớn miêu tả sơ bộ về con rối và tích trò rối, về tạo hình con rối nhưng chỉ trong phạm vi một phường rối cụ thể

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, với yêu cầu bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, sự mở rộng và đa dạng hóa các đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học của những học giả trong và ngoài nước đã thể hiện ngày càng nhiều mối quan tâm đến múa rối nước, đã cho thấy sự yêu thích và trân trọng của các nhà nghiên cứu đối với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của vốn văn hóa nghệ thuật cổ truyền Đã có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật tạo hình con rối nước của một số địa phương miền Bắc, song còn chưa nhiều và chưa thực sự hệ thống dưới góc độ lịch sử mỹ thuật, các hướng nghiên cứu còn chưa thực sự bao quát,

Trang 29

chuyên sâu để làm rõ đặc trưng và giá trị nghệ thuật tạo hình, giá trị truyền thống

của việc chế tác con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

Những nhận định trên cho thấy đề tài Nghệ thuật tạo hình con rối nước

vùng đồng bằng sông Hồng chính là một vấn đề còn ít được quan tâm mà NCS sẽ

cần đi sâu, tìm hiểu và thực hiện nghiên cứu trong luận án của mình Tuy được kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước về rối nước dưới các góc nhìn khác nhau ở các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, sân khấu, nghệ thuật, song đề tài này sẽ là hướng nghiên cứu riêng, không trùng lặp với các công trình đi trước Mục tiêu của luận án hướng tới làm rõ nguồn gốc văn hóa xã hội hình thành đặc trưng nghệ thuật tạo hình con rối nước của các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, đi sâu hơn vào mối quan hệ giữa nghệ thuật chế tác con rối nước với một số loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc đình làng, nghệ thuật truyền thống,… qua đó nhấn mạnh đóng góp về mặt mỹ thuật của phương thức tạo tác con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng trong dòng chảy lịch sử của nền Mỹ thuật Việt Nam

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án

1.2.1.1 Khái niệm Con rối, Múa rối

- Khái niệm Con rối: Từ Con rối là một từ phổ thông, trong tiếng Anh là

puppet, tiếng Pháp là marionnette Ở Việt Nam, các đoàn múa rối chuyên

nghiệp hay Nhà hát Múa rối thường dùng từ con rối, còn một số phường rối địa phương thường gọi là con trò, quân trò hay quân rối Bởi vậy, trong một số tài

liệu nghiên cứu về rối nước địa phương, các tác giả thường sử dụng theo cách gọi ở phường rối địa phương đó

Trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước xuất bản năm 1976, nhà nghiên cứu Tô Sanh đã đưa ra khái niệm Múa rối như sau:

Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo

Trang 30

hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phuơng tiện chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tuởng tuợng loài người của hiện thực khách quan Nó có khả năng tập trung hoà hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian [90]

Có nhận định tương tự, trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối cổ truyền xứ

Đoài (2016), tác giả Văn Học đã đưa ra định nghĩa Múa rối như sau:

Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp, kết hợp với văn học (kịch bản), mỹ thuật (tạo hình con rối), âm nhạc (nhạc nền), diễn xuất (nghệ thuật sân khấu),… Nó lấy con rối (vật vô tri vô giác) làm phương tiện công cụ biểu diễn chính Thông qua sự điều khiển khéo léo của người nghệ sĩ (nghệ nhân) làm cho các con rối vô hồn vô cảm kia trở nên sinh động… đặng nói lên tâm tư tình cảm của con người thời đại” [36]

Khái niệm Múa rối được đưa ra trong hai tài liệu của các tác giả trên đã chỉ

ra tính chất đặc trưng của Múa rối như một loại hình nghệ thuật độc đáo với sự phối hợp tài tình của các yếu tố nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu diễn

1.2.1.2 Khái niệm Rối nước, Con rối nước

- Khái niệm Rối nước

Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “Rối nước là thứ nghệ thuật cho những

con rối hoạt động trên mặt nước” [60, tr.1534]

Xem xét Rối nước với sự quan tâm đến những thành tố cơ bản tạo nên loại hình nghệ thuật này là các Con rối và các kỹ thuật độc đáo để chế tác và biểu diễn chúng trên mặt nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng trong cuốn

sách Rối nước Việt Nam xuất bản năm 1996, đã chỉ rõ rằng:

Rối nước là loại nhà hát ngoài trời, lấy ao hồ làm nơi dựng buồng trò che giấu nghệ thuật điểu khiển và lấy mặt nước làm sàn diễn cho quân rối làm trò đóng kịch Người xem ngồi đứng trên bờ bãi phía trước và hai bên sân khấu Quân rối nước là loại rối máy điều khiển

Trang 31

ngầm từ xa bằng hai kiểu máy dây và máy sào [41, tr.231]

Từ các khái niệm nêu trên NCS có nhận định rằng Múa rối nói chung và Múa rối nước nói riêng là một thể loại sân khấu truyền thống, ở đó người nghệ nhân biểu diễn với các con rối Trong phạm vi luận án này, NCS lựa chọn giải trình nội hàm sau để định hướng cho nghiên cứu của luận án:

Rối nước và Múa rối nước có ý nghĩa tương đồng Rối nước hay Múa rối

nước là một thể loại của nghệ thuật sân khấu truyền thống, sử dụng con rối để biểu

diễn trên mặt nước, thông qua các con rối mà truyền đạt nội dung cốt truyện của

1.2.1.3 Khái niệm Nghệ thuật, Nghệ thuật tạo hình

- Khái niệm Nghệ thuật: Trong giới hạn của đề tài, NCS lựa chọn khái niệm

Nghệ thuật theo nghĩa hẹp, liên quan tới phương thức tạo hình

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ Nghệ thuật được giải thích theo

hai nghĩa Thứ nhất, đó là phương thức phản ánh, hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng, ví dụ: Nghệ thuật tạo hình Thứ hai, đó là phương pháp tiến hành phân tích sáng tạo, ví dụ: Nghệ thuật tổ chức [123, tr.1192]

Theo Từ điển Mỹ thuật phổ thông thì khái niệm Nghệ thuật được đưa

ra như sau: Đó là các phương pháp tiến hành để làm ra sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người,

Trang 32

nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay thành thục nghề Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo [70, tr.101]

Trên cơ sở các khái niệm đã dẫn luận, trong phạm vi nghiên cứu của luận án về nghệ thuật tạo hình con rối nước, NCS mạnh dạn đưa ra khái niệm Khái niệm Nghệ thuật liên quan tới cả quá trình hoạt động, kết quả hoạt động và tài

nghệ cũng như tinh thần của người thực hành nghệ thuật Cụ thể, Nghệ thuật là

hoạt động xây dựng các hình tượng nghệ thuật, thể hiện những tư tưởng, bối cảnh của hiện thực xã hội để truyền tải cảm xúc, suy nghĩ, trí tưởng tượng, sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay của con người

- Khái niệm Nghệ thuật tạo hình

Trong Từ điển Mỹ thuật phổ thông trích dẫn theo cuốn Từ điển Từ vựng mĩ

học năm 1990, tác giả Souriau đã trình bày khái niệm Nghệ thuật tạo hình như sau:

“Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai chiều hoặc ba chiều Ví dụ như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, nghệ thuật trang trí ứng dụng” [70, tr.106 - 107]

Theo cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, cụm từ Nghệ thuật tạo

hình được đề cập liên quan đến các kỹ thuật khéo léo và phương tiện tạo nên

tác phẩm Cụ thể: Nghệ thuật tạo hình là “Nghệ thuật sử dụng một số phương tiện và chất liệu, tạo nên những hình thức trên mặt phẳng và trong không gian Tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, được coi là lĩnh vực nghệ thuật tạo hình” [37, tr.102]

Trong luận án này, từ những khái niệm đã được nghiên cứu, NCS lựa chọn

khái niệm Nghệ thuật tạo hình liên quan chặt chẽ với phương thức thể hiện sáng tạo và yêu cầu về đối tượng miêu tả Theo đó, Nghệ thuật tạo hình là hoạt động

làm ra sản phẩm nghệ thuật trực quan bằng kỹ thuật tạo hình khéo léo, cảm xúc, trí tưởng tượng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình khối,

Trang 33

màu sắc với các chất liệu để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, thể hiện những tư tưởng, bối cảnh của hiện thực xã hội

1.2.1.4 Khái niệm Nghệ thuật tạo hình con rối nước

Trên cơ sở các khái niệm đã dẫn luận, trong phạm vi luận án, NCS đã tổng hợp và bước đầu đưa ra nhận định về nội hàm khái niệm Nghệ thuật tạo hình con rối nước vừa từ góc độ một phương thức hoạt động nghệ thuật đồng thời vừa từ góc độ đặc trưng hình thức và nội dung nghệ thuật của sản phẩm

hoạt động sáng tạo Cụ thể: Nghệ thuật tạo hình con rối nước là hoạt động chế

tác của các nghệ nhân, nghệ sĩ bằng các thủ pháp sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc dân gian với tài khéo léo, trí tưởng tượng và cảm xúc, sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc và các yếu tố trang trí khác để tạo nên sản phẩm điêu khắc gỗ thủ công dân gian mang tính động, thể hiện các hình tượng nhân vật trong các tích trò rối biểu diễn trên sân khấu mặt nước, biểu đạt những tư tưởng, bối cảnh của hiện thực xã hội

Khác với nghệ thuật điêu khắc, trong nghệ thuật tạo hình con rối nước, trang trí là một trong những phương thức tạo hình đóng góp đáng kể cho hiệu quả thẩm mỹ của các con rối, hoàn thiện hình tượng nhân vật con rối Trong

cuốn Giáo trình trang trí xuất bản năm 2003, tác giả Tạ Phương Thảo đã nhận

định về Trang trí như sau: “Trang trí là những cái đẹp do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp cho đời sống con người và xã hội trở nên

tốt đẹp và hoàn thiện hơn” [97, tr.6] Hay theo Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa

ngắn gọn về trang trí: “Bố trí các vật thể có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó” [80, tr.1308] Trong nghệ thuật tạo hình có ba dạng trang trí chính: Một là dạng trang trí gắn với kiến trúc; Hai là dạng trang trí ứng dụng để tạo ra các sản phẩm đơn lẻ hoặc hàng loạt, Ba là dạng trang trí trưng bày để trang hoàng, sử dụng trong các hoạt động văn hóa - xã hội

Trang 34

Trong Nghệ thuật tạo hình con rối nước, các nghệ nhân cần sử dụng cả ba dạng hoạt động trang trí: Một là trang trí sắp xếp các kiểu dáng, hình khối, màu sắc, chi tiết bề mặt trên một loại chất liệu nhằm tạo nên tính thẩm mỹ cho một hoặc nhóm sản phẩm trực quan mà cụ thể ở đây là các nhân vật rối nước; hai là trang trí gắn với không gian kiến trúc thủy đình và ba là trang trí sân khấu nước của các tích trò rối nước nhằm tạo không gian mang chất hội hè, mang màu sắc dân gian, tăng cường hiệu quả truyền tải nội dung nghệ thuật của từng tích trò rối

1.2.2 Cơ sở lý thuyết

Việc nghiên cứu của luận án được dựa trên một số cơ sở lý thuyết liên quan đến các quan điểm định hướng về Văn hóa xã hội, Lịch sử, Nghệ thuật học, Mỹ thuật học Nghiên cứu sinh lựa chọn và áp dụng một số lý thuyết và luận điểm: Lý thuyết Vùng văn hóa (Culture area) và một số luận điểm Mỹ

thuật học để làm cơ sở lý luận cho luận án

1.2.2.1 Lý thuyết Vùng văn hóa (Culture area)

Các điều kiện thiên nhiên - địa lý khác biệt đã làm hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau trên trái đất Có những nét đặc trưng văn hóa chung và riêng trên các miền đất và cộng đồng dân cư khác nhau bao gồm những phong tục, tập quán, những truyền thống, giá trị, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật Lý thuyết Vùng văn hóa giúp nghiên cứu về Nghệ thuật tạo hình con rối nước như một đặc trưng sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của vùng dân cư

Từ cuối thế kỷ XIX, nhà dân tộc học người Mỹ - Otis Tufton Mason (1838 - 1908) đã lần đầu tiên trình bày Lý thuyết về “Vùng văn hóa” (Culture

area) trong tạp chí American Anthropologist (Tạp chí Nhân chủng học Mỹ) vào

năm 1894 Tiếp theo đó, nhà nhân học Clark David Wissler (1870 - 1947) đã khẳng định sự tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có nhiều điểm chung, theo ông, “Vùng văn hóa” là một không gian địa lý - lịch sử đặc trưng bởi sự đồng nhất về văn hóa, dựa trên một tổ hợp các

Trang 35

yếu tố văn hóa tinh thần và vật chất như: ngôn ngữ, nghi lễ, đồ gốm, thực phẩm Wissler nhận định rằng trong mỗi vùng văn hóa có một trung tâm, nơi mà từ đó nền văn hóa ảnh hưởng lan tỏa ra ngoại vi qua các sản phẩm văn hóa khuôn mẫu, tạo nên sự thống nhất về diện mạo văn hóa của vùng, tuy môi trường không tạo nên văn hóa nhưng nó cung cấp phương tiện để văn hóa phát triển Nhà nghiên cứu Alfred Louis Kroeber (1876 - 1960) cũng cho rằng lý thuyết Vùng văn hóa có giá trị cho việc nghiên cứu dân tộc học và truyền bá văn hóa [124] Đầu thế kỷ XIX, nhà địa lý học người Pháp - Paul Vidal de la Blache (1845 - 1918) bàn về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa con người với môi trường vật chất - các vùng đất, môi trường văn hóa và lối sống hoặc văn hóa địa phương Theo ông, Lối sống bao gồm các truyền thống, các thể chế, ngôn ngữ, tập quán, đồ ăn,… của một dân tộc, khiến cho bản sắc vùng gắn liền với các đặc trưng của con người, cũng như các đặc trưng vật chất của nó

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về Vùng văn hóa Các nhà nghiên cứu Nông Quốc Chấn và Huỳnh Khái Vinh quan niệm “Vùng văn hóa” là một thực thể văn hóa, bao gồm những đặc điểm về cảnh quan - lãnh thổ, trình độ và cách thức hoạt động kinh tế và các đặc điểm về văn hóa vật thể (nhà cửa, y phục, ăn uống, đồ dùng, ), về văn hóa phi vật thể (phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng - tôn giáo, ) trong đó có một số đặc trưng điển hình so với các vùng khác [11]

Văn hóa của một đất nước có sự thống nhất giữa cái chung của văn hóa dân tộc với sự đa dạng trong cái riêng của mỗi vùng hay tiểu vùng Để nghiên cứu về những đặc trưng sinh hoạt văn hóa xã hội trong các không gian văn hóa,

cần phải quan tâm đến sự phân vùng văn hóa Trong cuốn sách Các vùng văn

hoá Việt Nam (1995), nhóm tác giả Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận đã trình

bày về 10 vùng văn hóa ở nước ta, đó là: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng miền Bắc, Vùng Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa - Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,

Trang 36

đồng bằng miền Nam, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội [54]

Trong tài liệu về Truyền thống nghệ thuật Việt Nam và sự phát triển của

nó (2001), tác giả Lâm Tô Lộc lại chia ra 4 vùng văn hóa nghệ thuật là: Vùng

miền núi Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung bộ và Vùng đồng bằng sông Cửu Long [65] Cách phân chia này rất đáng chú ý và có giá trị định

hướng đối với sự lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án về Nghệ

thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng

Trong tác phẩm của mình về Cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Quốc

Vượng (2006) nhận định rằng trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, không thể không thừa nhận tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội Những nét khác nhau của các vùng đất về các phương diện ấy sẽ tạo ra sự phát triển của văn hóa với những điểm khác nhau, có sự tương đồng và khác biệt về văn hóa trong từng không gian văn hóa Theo tác giả, có thể chia thành 6 vùng văn hóa ở Việt Nam, đó là: Văn hóa vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ [120]

Tác giả Huỳnh Công Bá trong cuốn sách Đặc trưng và sắc thái văn hóa

vùng - tiểu vùng ở Việt Nam (2019) đã đưa ra nhận đinh rằng:

Vùng văn hóa là một không gian văn hóa được tạo thành bởi các đơn vị địa lý - dân cư địa phương kế nhau; ở đó có một tập hợp các cơ cấu và đặc trưng văn hóa được hình thành trên cơ sở sự tương đồng về quan hệ nguồn gốc và lịch sử Đó là một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong sinh hoạt, trong ngôn ngữ, thái độ đối với di sản, trong các giá trị tinh thần, sự cảm thụ và phương thức nghệ thuật, phong thái ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường [3]

Theo tác giả, ở Việt Nam có 6 vùng văn hoá: châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ,

Trang 37

duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Quan niệm về Vùng văn hóa của chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Ngô Đức Thịnh là quan điểm có nhiều đóng góp cho nghiên cứu về đặc trưng nghệ

thuật Trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam (2019), ông

xem Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác [101] Tác giả đã phân chia 7 vùng văn hóa lớn ở Việt Nam, trong đó gồm: đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc (Đông Bắc Bắc Bộ), Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế), duyên hải Trung và Nam Trung Bộ (Đà Nẵng đến Bình Thuận), Nam Bộ (Gia Định - Nam Bộ), Trường Sơn-Tây Nguyên Tác giả đề cập tới các nhân tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, tộc người, giao lưu văn hóa đã góp phần tạo nên các vùng văn hóa trong lịch sử, cũng như các đặc trưng vùng Ông nhận định rằng các “thể loại văn hóa” như sử thi, truyền thuyết, lễ hội, diễn xướng,… cũng mang trong mình nó “tính vùng”, tính địa phương,… đó là “một không gian địa lý chính xác, mà ở đó từng thể loại văn hóa (truyền thuyết, sử thi, dân ca, âm nhạc, sân khấu, ẩm thực, kiến trúc,…) thể hiện tính tương đồng, thống nhất của mình thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái biểu hiện, phương thức lưu truyền,… [101]

Quan điểm liên quan đến Vùng văn hóa của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh và nhóm nghiên cứu là cơ sở lý thuyết rất có ý nghĩa ứng dụng Trong bộ sách

Đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng (2018) do ông chủ biên, các tác

giả đã làm rõ đặc trưng của 7 vùng văn hóa, đó là: Vùng Tây Bắc, vùng Đông

Trang 38

Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Nam Bộ Theo các tác giả, đặc trưng văn hóa vùng được biểu hiện đa dạng trên toàn bộ các mặt của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân:

Nó có thể là nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội; cũng có thể là các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian như văn học dân gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian và chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý của con người [95, tr.10]

Qua các công trình nghiên cứu đã công bố trên đây, có thể hiểu, Vùng văn hóa chỉ ra một không gian địa lý - lịch sử đồng nhất, mà sự hình thành của nó cơ bản dựa trên việc tổ hợp các yếu tố văn hóa xã hội được chia sẻ và lan truyền Lý thuyết về vùng văn hóa là lý thuyết mang tính khoa học liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa xã hội khác, trong đó bao gồm cả lĩnh vực nghệ thuật

Lý thuyết Vùng văn hóa là cơ sở lý luận quan trọng, để NCS đưa ra những

định hướng cho nghiên cứu đề tài về Nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng

bằng sông Hồng:

- Từ lý thuyết về Vùng văn hóa có thể thấy rõ hơn vai trò của bối cảnh tự nhiên - lịch sử văn hóa như là cơ sở cho việc tìm hiểu sâu hơn về đặc trưng quá trình tạo hình các nhân vật cho tích trò rối nước, về nguồn gốc sự thay đổi, cải biến của nghệ thuật này trong suốt chiều dài phát triển của văn hóa, lịch sử xã hội

- Dựa trên lý thuyết về Vùng văn hóa, NCS có thể tìm hiểu sâu hơn về những điều kiện khách quan và chủ quan tạo nên những biểu hiện, đặc trưng nghệ thuật trong tạo tác các con rối nước Những nét chung về nguồn gốc, lịch sử văn hóa và đặc trưng kinh tế, xã hội là những điều kiện tạo nên bản sắc văn hóa, gắn kết nhất định về văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người dân vùng

Trang 39

trồng lúa nước đồng bằng sông Hồng Bên cạnh cái riêng, độc đáo trong nghệ thuật tạo hình con rối nước của từng phường rối địa phương, có sự tương đồng về văn hóa tạo nên cách thức chung trong tạo tác một số nhân vật rối nước, xây dựng diễn đạt một số trò rối nước

- Các nét chung và riêng trong các điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội, lịch sử cụ thể sẽ giúp NCS có thể lý giải về những điểm giống nhau - khác nhau, về sự gắn kết cũng như những khác biệt trong nghệ thuật tạo hình và biểu diễn rối nước ở các phường rối nước địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó tìm hiểu nguyên nhân những ảnh hưởng qua lại của các yếu tố tạo nên loại hình nghệ thuật này như: ý tưởng xây dựng các tích trò rối nước, suy nghĩ về thiết kế, chế tác hình khối, kết cấu, màu sắc, trang trí tạo sức biểu cảm cho nhân vật rối

1.2.2.2 Một số luận điểm Mỹ thuật học

Đề tài luận án đã dựa trên cơ sở một số luận điểm Mỹ thuật học để phân tích, tìm ra đặc trưng của nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng như một phần của Mỹ thuật Việt Nam

- Luận điểm về Hình thái học nghệ thuật: Trong cuốn sách Hình thái học

nghệ thuật, nhà nghiên cứu M.Cagan đã chú ý đến sự biểu hiện tất cả những

cấp độ căn bản trong phân chia hoạt động sáng tạo nghệ thuật và cho rằng “Các loại hình nghệ thuật là sản phẩm của sự phát triển lịch sử” [68, tr.203] Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ của các loại hình nghệ thuật, đã chú ý đến sự hình thành nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật sáng tạo, tạo hình Theo M.Cagan, “Trong quá trình phát triển lịch sử nghệ thuật, do ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau, đan chéo nhau, đã bắt đầu diễn ra ngày càng tích cực hơn “phản ứng phân rã” của những phức thể nghệ thuật tổng hợp cổ xưa nhất là nghệ thuật văn nghệ và nghệ thuật kỹ thuật” [68, tr.431] Khi bàn về quan hệ của ý tưởng sáng tạo với kỹ thuật tạo hình Cagan đã cho rằng “… trong nghệ thuật, hình thức vật chất hóa sự thể hiện, kỹ thuật có tính chất phụ thuộc và lệ

Trang 40

thuộc vào nội dung, vào hư cấu tinh thần của tác phẩm được sáng tạo” [68, tr.185] Theo M.Cagan, trong các loại hình nghệ thuật không gian thì hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh nghệ thuật là những loại hình nghệ thuật miêu tả (tạo hình) Tác giả đưa ra sơ đồ phân loại nghệ thuật (theo Bảng số 25 của cuốn

sách Hình thái học nghệ thuật): Khởi đầu từ Nghệ thuật nguyên thủy, phân loại

thành Nghệ thuật có xu hướng “kỹ thuật phức tạp” và “văn nghệ phức tạp”, từ Nghệ thuật có xu hướng kỹ thuật phức tạp phân hóa thành 2 loại là “Sáng tạo theo kiến trúc” và “Sáng tạo theo miêu tả” [68, tr.324] M.Cagan đánh giá cao vai trò của trang trí và khẳng định rằng trang trí thích hợp cả trong kiến trúc và trong các loại hình nghệ thuật ứng dụng,… [68, tr.315] Ông nhận định “Tính trang trí là một sức mạnh hướng tâm của nghệ thuật, nghệ thuật hướng vào bản thân mình, nhằm sáng tạo ra những hình thức mới của cái đẹp không có trong thế giới hiện thực” [68, tr.411], yếu tố trang trí quy định cách giải quyết của tác phẩm về bố cục, sự bố trí của các khối, các mảng màu [68, tr.408]

Quan điểm của M.Cagan về Hình thái học nghệ thuật là một trong những cơ sở lý luận quan trọng hỗ trợ cho những kiến giải của NCS về nội dung nghiên cứu của luận án: Cung cấp căn cứ lý luận cho việc phân tích mối quan hệ mang tính hệ thống giữa loại hình nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật điêu khắc dân gian và nghệ thuật diễn xướng trong Rối nước truyền thống; Làm nền tảng lý luận hỗ trợ việc tìm hiểu về cách thể hiện hình khối, kết cấu con rối nước, cách trang trí, tạo tính cách nhân vật trong tích trò rối, xem xét vai trò của trang trí như một yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật tạo hình của con rối nước dưới góc độ Mỹ thuật; Cho phép đề tài công nhận vị trí của nghệ thuật tạo hình con rối nước vùng đồng bằng sông Hồng trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

- Một số quan điểm về Nghệ thuật và hoạt động tinh thần: Nhà nghiên

cứu triết học nghệ thuật Alan Graham Collier (1923 - 2022) đã khẳng định vị trí của yếu tố nhận thức, tưởng tượng sáng tạo của con người trong hoạt động

Ngày đăng: 12/08/2024, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w