Tài liệu tham khảo: Những điều kiện nhượng quyền thương hiệu Những điều kiện nhượng quyền thương hiệu
Trang 1NHỮNG ĐIỀU KIỆN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã mở ra, ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức thì hình thức nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động thương mại và kinh doanh phổ biến mà trong đó, một cá nhân hoặc một tổ chức được sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với khoản phí, khoản tiền được chia theo phần trăm lợi nhuận, doanh thu mà hai bên thỏa thuận
1 Nhượng quyền thương hiệu là gì.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh (Điều 284, Luật Thương mại 2005)
Như vậy, bên nhượng quyền khi không có đủ khả năng tài chính để tiếp tục xây dựng thương hiệu đó nữa, thì khi có nhu cầu nhượng quyền thương hiệu thì phải sở hữu tài sản thương hiệu đủ lớn và có khả năng mở rộng thương hiệu
2 Điều kiện nhượng quyền thương hiệu.
- Chủ thể của hợp đồng bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền
Cả hai bên chủ thể đều phải là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài
- Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
- Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm
cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhượng quyền thứ cấp (Khoản 2, Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
- Ngoài ra, còn có bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền sơ cấp được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
+ Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp
+ Bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3, Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp
Trang 2+ Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp
Bên nhượng quyền cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh
dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
- Trong trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật hiện hành được quy định rõ tại Điều 7 của Nghị định 15/VBHN – BCT như sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh
Bên nhận quyền cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại
Như vậy, bên nhận quyền không chịu ràng buộc gì về điều kiện khi nhận quyền thương mại và tạo điều kiện cho bên nhận quyền để có thể phát triển mô hình kinh doanh và phát triển thương hiệu
3 Thủ tục nhượng quyền thương hiệu.
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Bắt đầu tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại Hai bên sẽ bắt đầu thỏa thuận nội dung trong hợp đồng nhượng quyền, nếu nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ có luật Việt Nam và luật nước ngoài, nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận và lựa chọn áp dụng luật Việt Nam thì hợp đồng nhượng quyền có thể có các nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:
+ Nội dung của quyền thương mại
+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền
+ Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền
+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
+ Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trang 3Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM) + Bản giới thiệu về việc nhượng quyền thương hiệu theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM
+ Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại bao gồm bản sao Giấy xác nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương
+ Nếu trong trường hợp có sự chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng
sở hữu công nghiệp mà đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó thì phải có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam
Lưu ý: Trong trường hợp nhượng quyền thương mại ở trong nước thì sẽ
không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền tại Bộ Công Thương được quy định tại Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP nhưng bên nhượng quyền sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo tại Sở Công Thương theo quy định tại Thông tư số 09/2006/TT-BTM
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
+ Gửi hồ sơ tới Bộ Công Thương đối với: Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam
+ Gửi hồ sơ tới Sở Thương mại đối với: Các trường hợp không thuộc trường hợp gửi tới Bộ Công Thương
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và nhận kết quả
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó (Điểm b, Khoản 1, Điều 20, Nghị định 35/2006/NĐ-CP) + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ (Điểm c, Khoản 1, Điều 20, Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
+ Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do
4 Những lợi ích và hạn chế khi nhượng quyền thương hiệu.
Sau đây, là một số lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu:
Trang 4+ Thực hiện các công việc kinh doanh của mình trên sản phẩm thương hiệu có sẵn từ trước mà không cần tốn thời gian, chi phí, để xây dựng thương hiệu nữa, mà bên nhận quyền chỉ cần tập trung vào việc phát triển thương hiệu một cách tốt nhất
+ Giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh khi bắt đầu trong giai đoạn khởi nghiệp
+ Được bên nhượng quyền chia sẻ các kinh nghiệm để xây dựng thương hiệu như trang trí, marketing,
+ Mô hình kinh doanh được mở rộng hơn
+ Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo vì các sản phẩm, quy trình của bên nhượng quyền thường được kiểm tra, giám sát kỹ càng về mặt sản xuất, chất lượng
+ Tạo ra được nguồn doanh thu mới
Bên cạnh những lợi ích thì cũng có hạn chế khi nhượng quyền thương hiệu như sau:
+ Bị hạn chế quyền điều hành thương hiệu vì bên nhượng quyền có quyền kiểm soát với bên nhận quyền, nếu bên nhận nhượng quyền thương hiệu mà không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền đưa ra thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền có thể xảy ra
+ Dễ xảy ra rủi ro trong việc kinh doanh nếu bên nhận quyền gặp các vấn
đề phát sinh chẳng hạn như là thái độ của nhân viên, nguyên liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc, Các vấn đề này sẽ làm khách hàng đánh giá không tốt về thương hiệu này mà không cần biết thương hiệu này nhượng hay chưa
+ Không có sự sáng tạo trong kinh doanh vì khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ từ cách trang trí, quy trình sản xuất, được bên nhượng quyền có sẵn từ trước nên việc sáng tạo trong kinh doanh hầu như là không có
5 Một số lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
Khi nhượng quyền thương hiệu cần lưu ý một số điều sau đây:
+ Cần đăng ký bản quyền, bảo hộ thương hiệu với cơ quan pháp luật để không bị người khác xâm phạm đến thương hiệu
+ Bên nhượng quyền cần xây dựng được hệ thống kiểm soát về chất lượng, hoạt động thanh tra, giám sát, trước khi nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận quyền
+ Quy định rõ ràng về điều khoản, các vấn đề pháp lý và hình thức xử phạt trong trường hợp bên nhận quyền không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến thương hiệu
+ Lưu ý về một số hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục cấm kinh doanh tại Việt Nam
+ Nghiên cứu thị trường và địa điểm kinh doanh cẩn thận vì trước khi đưa
ra quyết định nhượng quyền cần phải tìm hiểu thị trường và địa điểm đó
để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thích hợp với từng vùng miền
Trang 5+ Cần chọn thương hiệu và nguồn tài chính phù hợp
+ Cần nắm rõ các thông tin của bên nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thị trường, chính sách ưu đãi,
+ Lưu ý về chi phí nhượng quyền thương hiệu