Tài liệu tham khảo: Các phương thức chuyển đổi doanh nghiệp Các phương thức chuyển đổi doanh nghiệp
Trang 1CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP
Có thể thấy việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay đổi các mối quan hệ sở hữu cũng như chế độ trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp và đặc biệt việc chuyển đổi này, không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp
1 Đặc điểm chuyển đổi doanh nghiệp
Đặc điểm của chuyển đổi doanh nghiệp có một số đặc điểm được nêu dưới đây:
Đầu tiên, về chủ thể có quyền quyết định việc chuyển đổi
Tiếp theo, về lý do việc chuyển đổi như công ty mở rộng quy mô hay có một định hướng phát triển mới hoặc tăng giảm số lượng thành viên công ty,
Cuối cùng, việc chuyển đổi dẫn đến làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu Trong một vài trường hợp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không không có sự thay đổi về chủ sở hữu mà chỉ thay đổi loại hình doanh nghiệp ví dụ như chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2 Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp
Hiện tại, có 04 hình thức chuyển đổi doanh nghiệp là:
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần
Dựa theo Khoản 2, Điều 202, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn
+ Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác
+ Kết hợp các phương thức trên và các phương thức khác
Có thể thấy, nhược điểm của hình thức này là kết hợp các phương thức nêu ở trên là không hợp lý vì phương thức này không thể tự kết hợp các phương thức khác được
Lưu ý: Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký
kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi,
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trang 2Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Khoản 1, Điều 203, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
+ Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả
cổ đông còn lại
+ Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty
+ Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông
Khác với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác, cả 03 phương thức của hình thức này là số lượng cổ đông trong công ty khi chỉ còn 01 cổ đông thì công ty bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đề phù hợp với tình hình hiện tại của công ty
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ
đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng
ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi,
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Theo Khoản 1, Điều 204, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn
+ Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
+ Kết hợp phương thức quy định nêu trên và các phương thức khác
Như vậy, đối với hình thức này thì việc chuyển đổi có thể thay đổi số lượng chủ sở hữu của công ty
Trang 3Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Theo Khoản 1, Điều 205, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 của Luật này như sau:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh + Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38,
39 và 41 của Luật này
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí
và lệ phí
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân
Như vậy, đối với hình thức này thì Luật Doanh nghiệp 2020 quy định được phép chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần, công
ty hợp danh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ cấu, tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp, đơn giản thủ tục hành chính trong trong việc thực hiện chuyển đổi cũng như các chi phí không cần thiết trong việc cơ cấu,
tổ chức lại doanh nghiệp
Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan
đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp