Có thể thấy, các hoạt động thủ công và sáng tạo nghệ thuật thuộcdanh mục dịch vụ giải trí phát triển nhanh thứ sáu ở Mỹ vào năm 2020, với doanh sốbán lẻ tăng gần 11% so với năm trước.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Các khái niệm
Workshop là buổi học tập trao đổi kiến thức và kỹ năng có tính học thuật, chuyên môn cao giữa một nhóm người về chủ đề nhất định Mục đích là chia sẻ kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, marketing, y tế, giáo dục, v.v Workshop thường kéo dài từ 2-4 tiếng, gồm phần chia sẻ kiến thức từ diễn giả và hỏi đáp của người tham gia Chủ đề do người tổ chức lựa chọn phù hợp với chuyên môn của diễn giả, thường là những giáo sư, chuyên gia có thành tựu trong lĩnh vực của họ Thời gian dành cho diễn giả chia sẻ chiếm phần lớn, phần còn lại để người tham gia đặt câu hỏi và trao đổi vấn đề.
2.1.2 Khái niệm về Workshop trải nghiệm (thực hành):
Hội thảo trải nghiệm là loại hình hội thảo nơi người tham gia có thể thực hành một kỹ năng hoặc tự tay tạo ra sản phẩm Hình thức học tập tương tác này phổ biến ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như nấu ăn, thủ công mỹ nghệ, may vá thời trang, hội họa Trong hội thảo trải nghiệm, người tham dự vẫn được lắng nghe chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, nhưng thời gian còn lại họ sẽ tự thực hành dưới sự hướng dẫn thay vì chỉ nghe giảng hoặc thuyết trình.
2.1.3 Khái niệm học tập trải nghiệm:
Theo lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb (1984), “học tập trải nghiệm” là một quá trình mà ở đó tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm Đó là quá trình thông qua hành động (việc làm), chủ thể tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của “kiến thức” tiếp thu được qua hành động với đối tượng (Nguồn: maivtq, 2021).
2.1.4 Khái niệm về Lớp học trải nghiệm
Trải nghiệm tiếng anh được gọi là Experience, nó được dùng để chỉ về các sự vật, hiện tượng mà chúng ta trực tiếp tiếp xúc, quan sát và tích lũy được thông qua các sự việc, sự vật trong đời sống Hiểu một cách đơn giản, trải nghiệm bắt nguồn từ những quan sát, va vấp và khám phá không ngừng của con người trong cuộc sống Từ những trải nghiệm bản thân có được, chúng ta dần chín chắn, trưởng thành hơn trên bước đường đời.
Theo Helen Keller “Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được” Hiểu một cách đơn giản nhất, trải nghiệm chính là những gì ta thu nhận được trên hành trình sống Nó bắt nguồn từ sự quan sát, từ những va vấp và những khám phá không ngừng Hơn hết thảy, nó chính là chất xúc tác giúp ta chín chắn hơn, trưởng thành hơn trên đường đời (Nguồn: Nguyễn Thị Huyền, 2022)
Học tập trải nghiệm là phạm trù rộng lớn, trong đó người dạy khuyến khích người học trực tiếp tham gia thực hành, trải nghiệm, sau đó phản ánh, tổng kết để gia tăng hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình giá trị sống, phát huy tiềm năng bản thân, từ đó đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội Cụ thể hơn, lớp học này bắt đầu bằng những hoạt động thực hành, thử nghiệm, sau đó người học phân tích, suy ngẫm về trải nghiệm và kết quả của trải nghiệm đó Quy trình này giúp củng cố kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng, tư duy mới thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng hướng dẫn.
Cơ sở lý thuyết kinh tế
2.2.1 Lý thuyết nhu cầu Maslow (1943)
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
- Cấu trúc tháp nhu cầu Maslow
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất - Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Tầng thứ hai - Nhu cầu an toàn, an ninh: Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,… Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.
Tầng thứ ba - Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love) Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …
Tầng thứ tư - Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Tầng thứ năm - Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization needs):
Khi các nhu cầu nói trên được thỏa mãn thì nhu cầu ở bậc cao nhất lại xuất hiện, đó là nhu cầu khẳng định bản thân, muốn chứng minh và thể hiện để bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của mình nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”) Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội
Trong 5 tầng trên, nhu cầu của con người sẽ đi từ đáy tháp đến đỉnh tháp.Nghĩa là khi nhu cầu dưới đáp ứng đầy đủ theo mong muốn, họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới cao hơn Đồng thời, 5 cấp này sẽ phân thành ba nhóm rõ ràng:
Nhóm 1 gồm nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn: đây là nhóm nhu cầu đảm bảo con người có thể tồn tại được để hướng tới những nhu cầu cao hơn.
Nhóm 2 gồm nhu cầu nâng cao mối quan hệ và nhu cầu được kính trọng: khi nhu cầu ở nhóm 1 đã được đáp ứng con người sẽ muốn mở rộng các mối quan hệ của mình Dần dần, trong một nhóm người đó họ bắt đầu xuất phát nhu cầu muốn trở thành người đứng đầu để nhận được sự kính trọng.
Nhóm 3 là nhu cầu thể hiện bản thân: khi mọi nhu cầu được đáp ứng con người bắt đầu muốn thể hiện mình Điển hình ở nhóm nhu cầu này chính là các tỷ phú vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến mặc dù cơ bản nhu cầu của họ đã được đáp ứng đầy đủ Áp dụng lý thuyết vào mô hình nghiên cứu:
Nhu cầu tham gia workshop ngày càng tăng cao trong xã hội hiện đại với tần suất làm việc gia tăng và nhu cầu con người phát triển theo hướng cao hơn Theo Tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu tham gia workshop bao gồm: nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, nhu cầu được công nhận và nhu cầu thể hiện bản thân Những nhu cầu này thúc đẩy con người tìm kiếm các cơ hội phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức và khẳng định giá trị bản thân, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục, đào tạo và phát triển cá nhân.
Việc tham gia Workshop không chỉ đơn thuần là được thoải mái, giải tỏa, điều này còn giúp cho khách hàng tiến lên cấp bậc cao hơn trong kim tự tháp, vì nó có thể giúp họ xây dựng các mối quan hệ bạn bè, gia đình, xã hội, Hơn thế nữa, nó còn có thể đưa nhu cầu của khách hàng từ cấp độ xã hội lên cấp độ được tôn trọng Tham gia
Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Maslow, 1943)
Workshop giúp xây dựng lòng tự trọng và sự tôn trọng đối với người khác, đưa khách hàng đến với mức độ cao nhất đó là được thể hiện mình.
Hiện nay, các loại hình Workshop rất đa dạng để phục vụ cho nhu cầu người dân như: làm gốm, làm nước hoa, nến thơm, vẽ tranh, thêu vải, mạng đậm chất học thuật và nghệ thuật Đến với các buổi Workshop này bạn sẽ gặp, giao tiếp được với nhiều người hơn, làm tốt đẹp hơn các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè cũng như người mình yêu thương Ngoài ra, khi làm được một thành phẩm nào đó, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ đối phương hoặc học được cách tôn trọng người khác Bạn mong muốn tạo ra một sản phẩm thật đẹp để cho tỏ với đối phương về tài năng của bạn, điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu cao nhất đó là nhu cầu được thể hiện Bên cạnh đó, những bài đánh giá cho các tổ chức Workshop cũng góp phần giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về các buổi Workshop mà mình dự định tham gia, qua đó khách hàng cảm thấy được tôn trọng vì những đóng góp của mình
2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch - Icek Ajzen (1991) Lịch sử hình thành
Lược khảo các nghiên cứu trước
2.3.1.1 Nghiên cứu trong nước số 1 Đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI
HỌC ĐỐI VỚI KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN NGẮN HẠN VÀ ĐỀ XUẤT CHO PHÁT TRIỂN MOOCs TẠI VIỆT NAM (Phạm Thị Ngọc Anh, Vương Minh Khoa và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2022)
Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người học đối với các khóa học trực tuyến ngắn hạn và đưa ra các đề xuất cho sự phát triển MOOCs tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra 7 giả thuyết và thu về được kết quả như sau: Yếu tố về “Nội dung video” ảnh hưởng cùng chiều với mức độ hài lòng của người học, điều này có nghĩa là nội dung video càng hay càng chất lượng thì sự hài lòng của người học càng tăng và ngược lại Bên cạnh đó, cách “Thiết kế khóa học và website” mang dấu dương vì khi các khóa học này được thiết kế, diễn ra trong khung giờ hợp lý và các website chất lượng, có độ tin cậy cao thì mức độ hài lòng của người tham gia khóa học càng lớn và ngược lại Ngoài ra, Việc “Tương tác với bạn học” cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm tăng sự hài lòng của người học Cuối cùng là “Sự giảng dạy của giảng viên”, đây được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn nhất đối với người học và cũng là một yếu tố giúp họ ra quyết định có nên tham gia khóa học này hay không Nếu giảng viên không tốt điều này đồng nghĩa với việc người học không hài lòng với các khóa học ngắn hạn này Ba yếu tố còn lại là tính linh hoạt, nhân viên, và sự hỗ trợ của giảng viên bị bác bỏ do đây là những yếu tố không tạo sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia khóa học
2.3.1.2 Nghiên cứu trong nước số 2: Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM
GIA CÁC KHÓA HỌC BỔ TRỢ CHO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI ( Nhóm 05, lớp học phần 2153 RE0111, trường Đại Học Thương Mại - Hà Nội, 2021)
Với mục tiêu nghiên cứu là tìm ra các yếu tố tác động đến quyết định tham gia học khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại (ĐHTM) Thông qua đó đề xuất giải pháp cho các trung tâm dạy khóa học bổ trợ thu hút sinh viên đến học, đồng thời giúp gia đình hiểu hơn về các quyết định lựa chọn khóa học của con, từ đó sẽ có những lời khuyên giúp sinh viên lựa chọn các khóa học phù hợp Nhóm tác giả đã xác định được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học của các sinh viên chính là tiêu chí lựa chọn, thời gian, sở thích và quy chuẩn chủ quan Trong các yếu tố này tác giả đã chỉ ra yếu tố “Tiêu chí lựa chọn” ảnh hưởng lớn nhất đến các sinh viên trong quá trình chọn mua khóa học sinh viên Điều này cho thấy sinh viên ngày càng cẩn thận, kỹ tính, chủ động quan tâm trong việc chất lượng khóa học, xu hướng, lợi ích mà mình đạt được trong đào tạo Ngoài ra, Yếu tố “Chất lượng giảng dạy” của một khóa học bổ trợ mang dấu dương có nghĩa là chất lượng giảng dạy của các khóa học này càng cao thì càng có nhiều sinh viên tham gia khóa học hơn Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy rằng yếu tố về “Thời gian” và “Sở thích” cũng ảnh hưởng tích cực đến sự lựa chọn khóa học
2.3.2.1 Nghiên cứu ngoài nước số 1: Đề tài: The Effect of Outdoor Education on the Achievement and Recall Levels of
Primary School Students in Social Studies Course ( Gửrkem AVCI & Nevzat GĩMĩŞ, 2020)
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các hoạt động giáo dục ngoài trời và các khóa học bên ngoài trường học có tác động đáng kể đến thành tích học tập và mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh tiểu học Yếu tố "Trải nghiệm" đóng vai trò quan trọng trong thành tích và mức độ ghi nhớ, trong khi sự "Tò mò" và "Thích thú" có mối quan hệ tích cực với kết quả học tập Phương pháp nghiên cứu định lượng cho thấy học sinh tham gia các lớp học ngoài trời có mức độ ghi nhớ kiến thức cao hơn sau các buổi học.
2.3.2.2 Nghiên cứu ngoài nước số 2 Đề tài: Evaluation of a training program for life skills education and financial literacy to community health workers in India: a quasi-experimental study (Shantanu Sharma, Kanishtha Arora, Chandrashekhar, Rajesh Kumar Sinha, Faiyaz Akhtar and Sunil Mehra, 2021)
Bài nghiên cứu nhằm mục đích xem xét, đánh giá 1 khóa học ngắn hạn, 1 chương trình gọi là Personal Advancement and Career Enhancement (P.A.C.E.) để cải thiện và nâng cao kỹ năng sống và kiến thức tài chính cho những nhân viên y tế cộng đồng - Accredited Social Health Activists (ASHA) Nhóm tác giả đã xác định các yếu tố về nhân khẩu học như “Độ tuổi” và “Kinh nghiệm” mang dấu dương, có nghĩa là độ tuổi càng lớn, kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng đạt được các kỹ năng sống, thay đổi tư duy càng tăng Đối với “trình độ học vấn”, tác giả đồng tình với quan điểm các nhân viên cũng như học viên có trình độ học vấn thấp có thể được đào tạo một cách hiệu quả để có được kỹ năng và kiến thức Thông qua các kết quả đã thu được, tác giả khẳng định khóa đào tạo P.A.C.E được đánh giá là có hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng sống và hiểu biết về tài chính của nhân viên y tế cộng đồng (ASHAs) ở Ấn Độ. Khóa đào tạo theo mô-đun trải dài trong 6 tháng không chỉ cải thiện kiến thức mà còn cải thiện nhận thức và thực hành liên quan đến giới, kỹ năng sống và tiết kiệm ở cấp độ cá nhân cộng đồng và nơi làm việc.
Thông qua các bài nghiên cứu trước đã nêu trên nhóm tác giả đã xác định một số khoảng trống làm tiền đề phát triển bài nghiên cứu với đề tài “ Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại Tp.HCM” như sau:
Thứ nhất, số liệu của các bài nghiên cứu trước đã cũ, không còn chính xác đối với tình hình trải nghiệm Workshop hiện tại, Vì vậy cần làm thêm các nghiên cứu thực nghiệm, thu thập lại các số liệu để đảm bảo tính phù hợp với thời đại
Thứ hai, hiện tại có rất ít đề tài nghiên cứu tập trung vào mô hình Workshop ở Việt Nam, do đó việc nghiên cứu về đề tài này là rất cần thiết và, đây cũng là nguồn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp có thể khai thác và phát triển
Thứ ba, do các nghiên cứu ngoài nước hướng đến đối tượng có xu hướng tiêu dùng khác với đối tượng của nhóm tại Việt Nam, cụ thể là TP.HCM Vì vậy cần nghiên cứu, tìm hiểu đâu là đối tượng quan tâm về Workshop nhiều nhất ở Tp.HCM Thứ tư, các bài nghiên cứu trước đây là thời điểm trước đại dịch COVID - 19,tuy nhiên nhu cầu của khách hàng sau đại dịch sẽ thay đổi đáng kể Do đó việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng sau giai đoạn Covid là rất cần thiết, góp phần cho các doanh nghiệp xác định những mong muốn của khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Theo mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2012) nhu cầu của khách hàng chỉ có thể được chuyển đổi thành mua hàng nếu khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ Những thông tin tìm kiếm về hàng hóa/dịch vụ, tâm lý cũng như những tác động của các yếu tố về văn hóa, xã hội, đều ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng Trong đó nhân tố giá cả đối với quyết định mua được cho là có ảnh hưởng không nhỏ Các nghiên cứu thực tế cho thấy, người tiêu dùng thường hay có xu hướng thích thú với những mặt hàng/ dịch vụ có giá cả phù hợp với khả năng chi trả của họ, cũng như sự tương xứng đối với chất lượng dịch vụ mà họ được nhận Số liệu thống kê của tạp chí tài chính năm 2021 cho biết, 80% quyết định mua sắm của khách hàng đa phần là phụ thuộc vào giá cả.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H1:
GIÁ CẢ bao gồm (1) Phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, (2) Giá cả đi đôi với chất lượng, (3) Giá ưu đãi khi mua Combo, (4) Giá cả được niêm yết rõ ràng, và giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (+) có nghĩa là doanh nghiệp càng đưa ra mức giá phù hợp, nhiều combo, thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm Workshop của khách hàng càng tăng và ngược lại.
➢ H1: GIÁ CẢ có ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngoài bị sự chi phối của các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân còn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố tâm lý Yếu tố tâm lý người tiêu dùng cho thấy rõ tầm quan trọng khi nắm bắt nhu cầu và động cơ mua hàng của người tiêu dùng vì họ chỉ phát sinh hành vi mua hàng khi nhu cầu bị thôi thúc bởi động cơ như chạy theo số đông, ảnh hưởng từ các vấn đề tâm lý hậu đại dịch, v.v Mặt khác, các yếu tố tâm lý khác như nhận thức, sự hiểu biết, phán đoán, niềm tin, thái độ của người tiêu dùng sẽ xảy ra khi người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ.
Tâm lý thể hiện cái "tôi" cùng sự tò mò và mong muốn trải nghiệm của người tiêu dùng thể hiện rõ qua việc họ luôn dẫn đầu, nhanh nhạy nắm bắt những xu hướng mới nhất Việc này không chỉ khẳng định sự "thời thượng" mà còn nâng cao giá trị hiểu biết, kiến thức cho người tiêu dùng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H2:
Với mục đích [Thể hiện bản thân], [Chạy theo số đông], [Đáp ứng nhu cầu giải trí, chữa lành], [Mở rộng mối quan hệ], [Tò mò, muốn trải nghiệm] và [Đón đầu xu hướng], người tiêu dùng tham gia Workshop tại TP.HCM có mức độ hài lòng càng cao khi yếu tố tâm lý như sự hiểu biết, niềm tin, càng được đáp ứng Điều này cho thấy giả thuyết về tâm lý này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của khách hàng.
➢ H2: TÂM LÝ có ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM
“Giá cả và chất lượng ngang bằng nhau chỉ giúp bạn bước chân vào cuộc chơi. Dịch vụ sẽ giúp bạn chiến thắng cuộc chơi ” - Doanh nhân Tony Alessandra Đối với người tiêu dùng, giá cả không phải là yếu tố duy nhất được quan tâm, mà hơn thế còn là trải nghiệm mà sản phẩm/dịch vụ mang lại Bởi ngày nay người tiêu dùng ngày càng chi tiêu thông minh hơn, để phát huy tối đa quyền lợi của bản thân họ sẽ mong muốn nhiều hơn những gì họ chi trả Khả năng cung cấp dịch vụ sẽ quyết định sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành của mình
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H3:
DỊCH VỤ bao gồm (1) Phù hợp với nhiều nhóm tuổi, (2) Đa dạng lĩnh vực, chủ đề lựa chọn, (3) Sản phẩm mang tính độc quyền, được mang về, (4) Thời gian diễn ra linh hoạt, (5) Nhân viên thân thiện, nhiệt tình Giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (+) có nghĩa là khi chất lượng dịch vụ càng cao thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm Workshop của khách hàng càng tăng và ngược lại.
➢H3: DỊCH VỤ có ảnh hưởng trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM
Giá trị mang lại đến cho khách hàng là cốt lõi của hoạt động kinh doanh, là ý nghĩa sự tồn tại của doanh nghiệp Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp Việc tham gia Workshop không chỉ thỏa mãn về nhu cầu giải trí mà còn mang lại các lợi ích trong việc học hỏi thêm các khía cạnh về nghệ thuật, tính kiên nhẫn và thúc đẩy khả năng sáng tạo
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H4:
TRẢI NGHIỆM gồm (1) Học hỏi các khía cạnh nghệ thuật, (2) Trao đổi kiến thức, kỹ năng, (3) Cá nhân hóa trải nghiệm, (4) Thúc đẩy khả năng sáng tạo Giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (+) có nghĩa là khi giá trị mang lại của Workshop càng ý nghĩa, trải nghiệm càng hấp dẫn thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm của khách hàng càng tăng cao và ngược lại.
➢ H4: TRẢI NGHIỆM có ảnh hưởng đến quyết định tham gia “Lớp học trải nghiệm” - Workshop tại TP.HCM.
Khi doanh nghiệp tổ chức các mô hình Workshop, khâu chuẩn bị cơ sở vật chất và nguyên vật liệu phù hợp là vô cùng cần thiết Trong một buổi Workshop , bên tổ chức cần xây dựng các yếu tố sẵn có dành cho người tham gia nhằm đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho họ, điển hình là các yếu tố tiên quyết như không gian trải nghiệm, nguyên vật liệu thực hành phục vụ cho quá trình trải nghiệm, yếu tố về con người (Hướng dẫn viên có chuyên môn),v.v Tính sẵn có trong các mô hình Workshop nghĩa là chú ý đầy đủ đến từng chi tiết Khâu chuẩn bị là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với một mô hình kinh doanh Bởi lẽ khi thực sự chú trọng việc chuẩn bị, thực tâm chuẩn bị kỹ lưỡng thì đơn vị tổ chức sẽ đáp ứng được yêu cầu, hành động trơn tru, hiệu quả nhất trước mọi tình huống
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H5:
TÍNH SẴN CÓ bao gồm (1) Nguyên vật liệu đa dạng, (2) Người hướng dẫn có chuyên môn, (3) Công thức chi tiết, (4) Cơ sở vật chất tiện nghi Giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (+) có nghĩa là khi các tổ chức càng chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, cơ sở vật chất càng tốt thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm Workshop của khách hàng càng tăng cao và ngược lại.
➢ H5: TÍNH SẴN CÓ có ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Nhóm ảnh hưởng là tập thể có khả năng tác động trực tiếp hay gián tiếp lên hành vi, thái độ tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa chọn, sử dụng lại sản phẩm/dịch vụ Theo lý thuyết TRA, nhóm ảnh hưởng gồm thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ; ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân (Ajzen và Fishbein, 1975) Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào nhóm ảnh hưởng, bởi sự hài lòng của họ sẽ dẫn đến việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, trong khi sự không hài lòng có thể dẫn đến việc tẩy chay, phản hồi tiêu cực về chất lượng dịch vụ.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H6:
NHÓM ẢNH HƯỞNG bao gồm (1) Bạn bè, người thân rủ đi, (2) Có nhiều review tốt, chân thật, (3) Hội, nhóm cùng sở thích, (4) KOLs, IDOLs, … Giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (+) có nghĩa là khi càng nhiều người nói tốt về chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm Workshop của khách hàng càng tăng và ngược lại.
➢ H6: NHÓM ẢNH HƯỞNG có ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM.
❖ H7: RỦI RO Đi đôi với một xã hội ngày càng hiện đại ngày nay là những chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn lôi kéo khách hàng phải chi tiền cho sản phẩm của mình Ý nghĩ này luôn luôn tồn tại trong mỗi khách hàng vì vậy các doanh nghiệp nên chú ý giảm thiểu tối đa hơn nữa là không để những tình trạng này xả ra bên trong chính doanh nghiệp của mình Yếu tố rủi ro không chỉ là rào cản đối với doanh nghiệp trong việc chiêu thị, mời gọi khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của mình mà còn là sự lo ngại từ phía khách hàng khi đi trải nghiệm Workshop.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H7:
RỦI RO bao gồm (1) Lừa đảo, lôi kéo tham gia, (2) Bắt ép mua hàng, (3) Nguyên vật liệu kém chất lượng, (4) Nhiều chi phí phát sinh, … Giả thuyết này có ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM và mang dấu (-) có nghĩa là các yếu tố rủi ro càng tăng cao thì mức độ hài lòng khi trải nghiệm Workshop của khách hàng càng giảm và ngược lại.
➢ H7: RỦI RO có ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM.
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 6: Mô hình nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Sau khi thiết lập lý thuyết nền tảng, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu trình bày các phương pháp nghiên cứu để xây dựng và đánh giá mô hình, đồng thời sử dụng các thang đo để kiểm định các giả thuyết và mô hình được đưa ra trước đó.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nhóm người tiêu dùng đã từng trải nghiệm Workshop trên địa bàn TP.HCM.
3.2.2 Thu nhập dữ liệu Ở bài nghiên cứu này, nhóm đã dùng hai phương thức thu nhập dữ liệu chính:
● Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin uy tín, chính thống như các website, các bài báo và những bài nghiên cứu trong và ngoài nước.
● Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nhóm thu thập thông tin bằng cách khảo sát Google
Forms được gửi cho các đối tượng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,
Nghiên cứu này thực hiện bằng hai phương pháp:
● Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ các bài nghiên cứu và các số liệu sẵn có.
➔ Các lý thuyết kinh tế
➔ Lược khảo nghiên cứu trước
● Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát Google Forms để thu thập thông tin sơ cấp với mục đích sử dụng các dữ liệu dưới dạng thống kê để có thể phân tích đánh giá đề tài nghiên cứu.
Các biến độc lập trong đề tài nghiên cứu này chính là những yếu tố tác động đến quyết định tham gia Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM Những yếu tố này bao gồm:
Biến số (Y) phụ thuộc của đề tài nghiên cứu là:
● Quyết định lựa chọn tham gia Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1 Xác định đề tài nghiên cứu.
Bước 2 Xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu.
Bước 3 Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây. Bước 4 Xác định mô hình nghiên cứu.
Bước 5 Xây dựng các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 6 Xây dựng bảng khảo sát sơ bộ và hoàn thiện thành bảng khảo sát chính thức.
Bước 7 Tiến hành cuộc khảo sát.
Bước 8 Thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 9 Làm sạch dữ liệu, loại bỏ những khảo sát không đạt yêu cầu.
Bước 10 Tóm lược kết quả.
Bước 11 Đánh giá kết quả nghiên cứu.
Bước 12 Đề ra các giải pháp và viết báo cáo.
Kích thước mẫu
Trong bài nghiên cứu này có 7 nhân tố và 31 câu hỏi được phân bổ như sau:
● Nhân tố Giá Cả - 4 câu
● Nhân tố Tâm Lý - 6 câu
● Nhân tố Trải Nghiệm - Giá trị mang lại - 4 câu
● Nhân tố Dịch Vụ - 5 câu
● Nhân tố Sẵn Có - 4 câu
● Nhân tố Ảnh Hưởng - 4 câu
● Nhân tố Rủi Ro - 4 câu
Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên Áp dụng tỉ lệ 5:1 (5 quan sát cho 1 biến đo lường) cùng tổng cộng 26 biến quan sát trong bảng câu hỏi khảo sát, cỡ mẫu tối thiểu là 50+31*5 5 mẫu Trong nghiên cứu này nhóm dự định lấy tổng số mẫu là trên 250 mẫu (Trích
Hair và cộng sự, Multivariate Data Analysis, Pearson, New Jersey, 2014).
Có một điều cần lưu ý, đây là mẫu tối thiểu và không bắt buộc lúc nào cũng phải dùng Mẫu càng lớn thì nghiên cứu càng có giá trị và cụ thể với nghiên cứu này,nhóm đã lấy được mẫu là 553.
Bảng câu hỏi và bảng thang đo
Bảng câu hỏi gồm có 4 phần chính được phân bổ như sau:
II XU HƯỚNG TIÊU DÙNG
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA WORKSHOP
IV ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
Chi tiết bảng khảo sát được trình bày như sau:
“NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM WORKSHOP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM.”
Kính chào quý Anh/Chị! Đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn vì Anh/Chị đã dành thời gian cho bài khảo sát này.
Chúng em là nhóm sinh viên năm 2 của Khoa Kinh tế đến từ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) Hiện tại nhóm đang thực hiện một nghiên cứu khoa học với đề tài "NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM WORKSHOP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM”
Với mong muốn tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia
WORKSHOP tại TP.HCM, để từ đó tìm hiểu, đưa ra đánh giá và giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm phát triển mô hình này.
Rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian quý báu để giúp nhóm hoàn thành cuộc khảo sát Mỗi phiếu tham gia khảo sát được hoàn thành là một đóng góp quan trọng nhằm cụ thể hóa tính xác thực và mức độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, cũng như là nguồn động lực rất lớn để giúp nhóm hoàn thành tốt nhất chủ đề nghiên cứu lần này.
Vì vậy nhóm rất mong Anh/Chị có thể đưa ra câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với quan điểm của Anh/Chị.
Trân trọng cảm ơn quý Anh/Chị.
Phần 2: Thông tin cá nhân
Bảng 1: Thông tin cá nhân
Câu hỏi Các phương án trả lời
1 Giới tính của anh/chị? Nam
2 Độ tuổi của anh/chị? Dưới 18 tuổi
3 Trình độ học vấn của anh/chị?
Phổ thông Đại học/Cao đẳng Sau đại học Khác
4 Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là gì?
Học sinh/Sinh viên Lao động phổ thông Lao động tự do Khác
5 Mức thu nhập hàng tháng của anh/chị?
6 Anh/Chị đã từng đi
WORKSHOP D.I.Y chưa? Đã từng Chưa từng
Phần 3: Xu hướng tiêu dùng
Bảng 2: Xu hướng tiêu dùng
Câu hỏi Các phương án trả trời
1 Tần suất Anh/Chị tham gia
Dưới 1 - 2 lần/ 1 tuần Dưới 1 - 2 lần/ 1 tháng Dưới 1 - 2 lần/ 1 năm Khác
Bạn bè Gia đình Người yêu Một mình
Anh/Chị yêu thích nhất?
Làm gốm Làm nến thơm, nước hoa
Vẽ tranh màu acrylic, màu nước Cắt - dán - in giấy thủ công Ghép tranh khảm mosaic Móc len, thêu túi vải Khác
4 Mức chi phí Anh/Chị chấp nhận cho một buổi
Phần 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM WORKSHOP
Hãy sắp xếp theo thứ tự nhân tố ảnh hưởng trải nghiệm của Anh/Chị nhất cho đến cái ít ảnh hưởng nhất? Anh/Chị thể hiện sự đồng tình của mình đối với các quan điểm mà nhóm đưa ra theo thang điểm như sau :
Bảng 3: Nhân tố Giá cả
Phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
Giá cả đi đôi với chất lượng 1 2 3 4 5
Giá ưu đãi khi mua Combo (số lượng nhiều)
Giá cả được niêm yết rõ ràng 1 2 3 4 5
Bảng 4: Nhân tố Tâm lý
Chạy theo số đông 1 2 3 4 5 Đáp ứng nhu cầu giải trí, chữa lành
Mở rộng mối quan hệ 1 2 3 4 5
Tò mò, muốn trải nghiệm 1 2 3 4 5 Đón đầu xu hướng 1 2 3 4 5
Bảng 5: Nhân tố Trải nghiệm
Học hỏi, trải nghiệm các khía cạnh nghệ thuật
Trao đổi kiến thức, kỹ năng 1 2 3 4 5
Cá nhân hóa trải nghiệm 1 2 3 4 5
Thúc đẩy khả năng sáng tạo 1 2 3 4 5
Bảng 6: Nhân tố Dịch vụ
Phù hợp với nhiều nhóm tuổi 1 2 3 4 5 Đa dạng lĩnh vực, chủ đề lựa chọn
( theo mùa, theo concept, theo ngày lễ, )
Sản phẩm mang tính độc quyền, được mang về
Thời gian diễn ra linh hoạt 1 2 3 4 5
Nhân viên thân thiện và nhiệt tình 1 2 3 4 5
Bảng 7: Nhân tố Tính sẵn có
5 Nhân tố TÍNH SẴN CÓ
Nguyên vật liệu đa dạng 1 2 3 4 5
Người hướng dẫn có chuyên môn 1 2 3 4 5
Cơ sở vật chất tiện nghi 1 2 3 4 5
Bảng 8: Nhân tố Nhóm ảnh hưởng
6 Nhân tố NHÓM ẢNH HƯỞNG
Bạn bè, người thân rủ đi 1 2 3 4 5
Có nhiều review tốt, chân thật 1 2 3 4 5
Hội, nhóm cùng sở thích 1 2 3 4 5
Bảng 9: Nhân tố Rủi ro
Lừa đảo, lôi kéo tham gia 1 2 3 4 5
Nguyên vật liệu kém chất lượng 1 2 3 4 5
Nhiều chi phí phát sinh 1 2 3 4 5
Phần 5: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
Anh/Chị hãy đánh giá mức độ trải nghiệm của bản thân mà nhóm đưa ra theo thang điểm như sau:
Bảng 10: Thống kê các nghiên cứu
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA ANH/CHỊ VỀ TRẢI NGHIỆM
Tôi hài lòng về trải nghiệm
Tôi sẽ trải nghiệm WORKSHOP thêm lần nữa
Tôi sẵn lòng giới thiệu trải nghiệm WORKSHOP cho bạn bè và người thân
Xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã dành thời gian cho bài khảo sát này.
Chúc quý Anh/Chị gặp nhiều may mắn và thật nhiều sức khỏe và công việc luôn thuận lợi ❣❣ ❣
Trong nghiên cứu định lượng, thang đo Likert với 5 mức độ được sử dụng để thấy được ý kiến từ những người tham gia khảo sát đối với từng nhân tố tác động đến quyết định hành vi, thể hiện ở mức độ mạnh hay yếu, sử dụng số liệu thu thập được để xử lý và phân tích định lượng nhằm xác định mối quan hệ tương quan, tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hay giữa các biến độc lập với nhau.
Nhóm chọn thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn tương ứng
Bên cạnh đó, thang đo định danh được sử dụng nhằm phân tích yếu tố nhân khẩu học như: giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, độ tuổi
Bảng 11: Thang đo định danh
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về GIÁ CẢ
GC1 Phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
GC2 Giá cả đi đôi với chất lượng
GC3 Giá ưu đãi khi mua Combo (số lượng nhiều)
GC4 Giá cả được niêm yết rõ ràng
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về TÂM LÝ
TL1 Thể hiện bản thân
TL2 Chạy theo số đông
TL3 Đáp ứng nhu cầu giải trí, chữa lành
TL4 Mở rộng mối quan hệ
TL5 Tò mò, muốn trải nghiệm
TL6 Đón đầu xu hướng
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về TRẢI NGHIỆM
TN1 Học hỏi, trải nghiệm các khía cạnh nghệ thuật
TN2 Trao đổi kiến thức, kỹ năng
TN3 Cá nhân hóa trải nghiệm
TN4 Thúc đẩy khả năng sáng tạo
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về DỊCH VỤ
DV1 Phù hợp với nhiều nhóm tuổi
DV2 Đa dạng lĩnh vực, chủ đề lựa chọn ( theo mùa, theo concept, theo ngày lễ, )
DV3 Sản phẩm mang tính độc quyền, được mang về
DV4 Thời gian diễn ra linh hoạt
DV5 Nhân viên thân thiện và nhiệt tình
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về TÍNH SẴN CÓ
TSC1 Nguyên vật liệu đa dạng
TSC2 Người hướng dẫn có chuyên môn
TSC3 Công thức chi tiết
TSC4 Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhóm nhân tố về NHÓM ẢNH HƯỞNG
NAH1 Bạn bè, người thân rủ đi
NAH2 Có nhiều review tốt, chân thật
NAH3 Hội, nhóm cùng sở thích
Ký hiệu mã hóa Nhóm nhân tố về RỦI RO
RR1 Lừa đảo, lôi kéo tham gia
RR2 Bắt ép mua hàng
RR3 Nguyên vật liệu kém chất lượng
RR4 Nhiều chi phí phát sinh
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin về mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện bằng Google Forms trong thời gian từ 14/03/2023 đến 22/03/2023, thu được 553 phiếu phản hồi Sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ, có 402 mẫu khảo sát hợp lệ được sử dụng để phân tích Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng tham gia mô hình Workshop.
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Cấu trúc của mẫu khảo sát được phân loại và thống kê theo 8 tiêu chí, cụ thể là Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thu nhập, Tần suất tham gia, Đối tượng đi cùng, Loại hình Workshop và Mức sẵn sàng chi trả
Bảng 12: Mô tả mẫu nghiên cứu
LAM NEN THOM, NUOC HOA
VE TRANH MAU ACRYLIC, MAU NUOC
CAT - DAN - IN GIAY THU CONG
MOC LEN, THEU TUI VAI
Hình 7: Biểu đồ thể hiện Giới tính của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả khảo sát có thể thấy tỷ lệ nữ giới nhiều hơn gấp 3 lần tỷ lệ nam giới, cụ thể là trong số 402 mẫu khảo sát hợp lệ thì tỷ lệ nữ giới chiếm 70.15% và nam giới là 29.85% Từ kết quả này cho thấy phái nữ là đối tượng chính quan tâm đến việc trải nghiệm Workshop
Hình 8: Biểu đồ thể hiện Độ tuổi của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Trong tổng số 402 người tham gia trả lời phiếu khảo sát có 12 người dưới 18 tuổi chiếm tỷ trọng 3%, 186 người thuộc độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi chiếm tỷ trọng 46.3%, 174 người thuộc độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng 43.3%, 13 người thuộc độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng 3.2% và có 17 người trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng 4.2% Từ kết quả này có thể thấy, đối tượng tham gia trải nghiệm Workshop đa phần có độ tuổi dưới 35, tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 18 đến 25 tuổi Đây là độ tuổi lý tưởng, có sự kết hợp giữa nhóm thanh thiếu niên trẻ giàu năng lượng, cùng với nhóm thanh niên ham học hỏi, thích trải nghiệm, khám phá cái mới
● Biến trình độ học vấn (EDU):
Hình 9: Biểu đồ thể hiện Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả thống kê thu được có thể thấy rằng, trình độ học vấn ở mẫu nghiên cứu tập trung ở nhóm Đại học/ Cao đẳng và Sau đại học Nhóm trình độ học vấn Đại học/Cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn nhất đạt 48,26%, tiếp sau đó là nhóm Sau đại học chiếm 33.83% và thấp nhất là nhóm đối tượng đang ở bậc Phổ thông với 5.72%
Hình 10: Biểu đồ thể hiện Thu nhập của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả khảo sát cho thấy mức thu nhập phổ biến nhất là trên 20 triệu đồng, chiếm 29,85% với 120 người tham gia Ngược lại, mức thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng là thấp nhất, chỉ chiếm 10,4% (42 người) trong số 402 mẫu khảo sát hợp lệ Các mức thu nhập khác theo thứ tự tăng dần là: dưới 4 triệu đồng (16,2%), từ 12 - 20 triệu đồng (19,2%) và từ 8 - 12 triệu đồng (24,4%).
● Biến tần suất tham gia (FRE):
Hình 11: Biểu đồ thể hiện Tần suất của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Tổng quan về tần suất tham gia các hoạt động giải trí, khảo sát cho thấy 42,04% người tham gia với tần suất "1 lần/tháng", 34,83% với tần suất "2 lần/tháng", và 14,43% với tần suất "Từ 3-4 lần/tháng" Tỷ lệ người tham gia rất ít.
“Trên 4 lần/ tháng” tương đương mức 8.71%
● Biến đối tượng đi cùng (RELA):
Hình 12: Biểu đồ thể hiện Đối tượng tham gia của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Thông qua số liệu thống kê, Gia đình là đối tượng mà những người khảo sát cùng tham gia Workshop nhiều nhất chiếm 46.27% và những người tham gia khảo sát thường đi trải nghiệm Workshop một mình chiếm 45.02% và có 6.97% trên tổng số mẫu trả lời rằng họ thường đi Workshop cùng người yêu, cuối cùng là 1.74% đối với nhóm lựa chọn bạn bè là người đi chung Đa số nhóm đối tượng có mong muốn tận hưởng không gian của riêng mình nhiều hơn hoặc sẽ đi cùng gia đình để thắt chặt sợi dây tình cảm, gắn kết các thành viên trong gia đình.
● Biến loại hình Workshop (TYPE):
Hình 13: Biểu đồ thể hiện Loại hình của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Đối với câu hỏi loại hình Workshop thì trong tổng số 402 người tham gia trả lời phiếu khảo sát đa phần chọn “Cắt - dán - in giấy thủ công” chiếm 37.81% Vị trí thứ 2 là “Móc len, thêu túi vải” với 31.84%, và 20.65% lựa chọn loại hình “Làm gốm” Tiếp sau đó là “Làm nến thơm, nước hoa” với 3.98%, “Ghép tranh khảm mosaic” là 3.23% và số ít lựa chọn “Vẽ tranh màu acrylic, màu nước” chiếm 2.49%. Qua kết quả này có thể thấy loại hình Cắt - dán - in giấy thủ công và Móc len, thêu túi vải có xu hướng quan tâm nhiều hơn các loại hình còn lại
● Biến mức sẵn sàng chi trả (PRICE):
Hình 14: Biểu đồ thể hiện Mức độ sẵn sàng chi trả của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả nghiên cứu trong hình 14 thể hiện, phần trăm tỷ lệ mức chi trả từ
500 - 800 nghìn VND/người chiếm 39.30% tương đương 158 người trong tổng số 402 phản hồi Mức sẵn sàng chi trả thấp nhất theo thống kê là Trên 1 triệu 200 nghìn VND/ người với mức 8.46% tương đương 34 người Các mức sẵn sàng chi trả còn lại theo thứ tự thấp dần có phần trăm tỷ lệ là 35.32% ở mức từ 200 - 500 ngàn VND/ người và 16.92% cho mức chi phí từ 800 - 1 triệu 200 nghìn VND/ người Đa số đối tượng cảm thấy mức chi trả hợp lý cho một buổi Workshop nằm trong khoảng từ 200 -
800.000 VND/người Từ kết quả có thể chứng minh rằng khách hàng sẽ ít lựa chọn hoặc không chi tiền cho những Workshop có chi phí quá cao dù cho giá trị đem lại có ý nghĩa sâu sắc hay không.
Kết luận: Mẫu nghiên cứu có mức độ quan tâm của giới tính Nữ nhiều hơn giới tính
Nam Biến độ tuổi của mẫu nghiên cứu trải dài từ dưới 18 - trên 50 tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở nhóm 18 - 25 tuổi Biến trình độ học vấn có 2 nhóm chiếm ưu thế là Đại học/ Cao đẳng và Sau đại học Trong đó, mức thu nhập đa dạng từ dưới 4 triệu VND đến trên 20 triệu VND, chiếm tỷ lệ mức cao tại mức trên 20 triệu VND Tần suất tham gia Workshop của nhóm nghiên cứu thường đi 1 - 2 lần/ tháng Nhóm đối tượng khảo sát thường chọn Gia đình là người đi cùng tham gia Workshop hoặc đi một mình Loại hình Workshop phổ biến nhất là Cắt - dán - in giấy thủ công và Móc len, thêu túi vải Và mẫu nghiên cứu có mức chi trả tối đa cho một đối tượng sử dụng dịch vụ từ 200 - 800 nghìn VND, hầu hết chấp nhận mức sẵn sàng chi trả từ 500 - 800 nghìn VND/ người
Hình 15: Biểu đồ mô tả mức độ hài lòng của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Với thang đo Likert về mức độ hài lòng của người tiêu dùng sau trải nghiệm
Workshop theo thang điểm từ 1 - 5, tương đương:
Dựa trên thống kê dữ liệu ở hình 15, qua biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng sau khi trải nghiệm mô hình Workshop của người tiêu dùng tại TP.HCM thì phần lớn người tham gia khảo sát lựa chọn “Đồng ý” với 176/402 phiếu, tương đương 44%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số mẫu phản hồi hợp lệ Tiếp đến là 144/402 phiếu cho lựa chọn “Hoàn toàn đồng ý”, 81/402 phiếu cho lựa chọn “Trung lập” và ghi nhận
Mô hình Workshop với các hoạt động mới mẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra những tác động tích cực đến sự hài lòng của người tiêu dùng, thể hiện qua việc số phiếu "Không đồng ý" rất ít Tuy nhiên, một bộ phận người dùng vẫn giữ thái độ "Trung lập" do còn phân vân hoặc chưa hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm của mình tại Workshop.
Hình 16: Biểu đồ mô tả mong muốn tiếp tục trải nghiệm của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Với thang đo Likert về mong muốn tiếp tục được trải nghiệm Workshop theo thang điểm từ 1 - 5, tương đương:
Dựa trên kết quả thang đo theo mong muốn được tiếp tục trải nghiệm Workshop ở hình 16, ghi nhận 185/402 phiếu phản hồi “Đồng ý” và 123/402 phiếu
“Hoàn toàn đồng ý” cho biết đối tượng từng tham gia sẽ sẵn sàng trải nghiệm lại Workshop, 94/402 phiếu cho biết họ ở vị trí trung lập và không ghi nhận bất kỳ phiếu bày tỏ không muốn trải nghiệm mô hình này lần nữa Điều này chứng minh rằng khi mô hình tổ chức Workshop tại TP.HCM đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng khi tham gia sử dụng dịch vụ
Hình 17: Biểu đồ mô tả mức sẵn sàng giới thiệu của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kiểm định tính độc lập giữa các biến
❖ Mối quan hệ giữa Mức độ hài lòng và Giới tính
- H0: Không có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Giới tính
- H1: Có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Giới tính
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả từ bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy Sig kiểm định Levene bằng 0.126 > 0.05 Từ đó, cho thấy phương sai giữa 2 nhóm giới tính
Nam và Nữ không khác nhau.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Cụ thể hơn ở bảng trên, trong kiểm định Anova ta có thể nhận thấy giá trị Sig 0.00 < 0.05
➔ Bác bỏ giả thuyết H0 Chấp nhận H1.
Kết luận: Chấp nhận có sự khác biệt trung bình giữa mức Giới tính Như vậy, có sự khác biệt mức độ hài lòng của 2 nhóm giới tính Nam và Nữ đối với trải nghiệm Workshop
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả từ bảng Bảng Descriptives SATIS – GENDER cho chúng ta các thông số mô tả của 2 giới tính nam và nữ Giá trị trung bình ở nhóm Nam ở mức 4.6 cao hơn nhóm Nữ là 3.9 Từ đó có thể thấy rằng Nam giới có mức độ hài lòng với trải nghiệm Workshop cao hơn so với Nữ giới do phái nam phần lớn thường không xây dựng tiêu chuẩn về mức độ hài lòng quá cao, họ sẽ dễ dàng có được sự hài lòng hơn, trong khi đó, phái nữ sẽ có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn, khắt khe hơn trong quá trình trải nghiệm của họ.
Theo dữ liệu thống kê mô tả, biểu đồ đường minh họa rõ mối quan hệ trung bình giữa Mức độ hài lòng và Giới tính Đường biểu diễn được xây dựng dựa trên giá trị cột Mean trong bảng thống kê mô tả, thể hiện xu hướng tăng dần từ Giá trị giới tính.
Nữ đến Giới tính Nam cho thấy Nam giới có xu hướng hài lòng nhiều hơn
❖ Mối quan hệ giữa Mức độ hài lòng và Độ tuổi
- H0: Không có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Độ tuổi
- H1: Có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Độ tuổi
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả từ bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy Sig kiểm định Levene bằng 0.000 < 0.05 Từ đó, cho thấy phương sai giữa các nhóm tuổi có sự khác nhau
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Ở bảng Robust Tests , giá trị Sig kiểm định Welch bằng 0.04 < 0.05
➔ Bác bỏ giả thuyết H0 Chấp nhận H1
Kết luận: Chấp nhận có sự khác biệt trung bình giữa Độ tuổi Như vậy, có khác biệt sự hài lòng đối với trải nghiệm Workshop giữa các nhóm tuổi khác nhau
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả từ bảng Bảng Descriptives SATIS - AGE cho thấy mô tả giữa các nhóm tuổi khác nhau Cụ thể, nhóm từ 26 - 35 tuổi có giá trị trung bình Mean cao nhất với 4.2 và thấp nhất là giá trị trung bình của độ tuổi 36 - 50, tương đương 3.8 Các nhóm còn lại có giá trị Mean lần lượt là 3.9 cho nhóm dưới 18 tuổi, 4.00 cho nhóm từ
36 - 50 tuổi và 4.01 cho độ tuổi trên 50 Trung bình nhóm người có độ tuổi từ 26 - 35 sẽ có mức độ hài lòng nhiều hơn do lứa tuổi này thuộc lớp trẻ, họ sẽ có nhu cầu đón đầu những xu hướng mới nhất cao hơn, mức độ hài lòng của nhóm từ 36 - 50 thấp hơn các nhóm còn lại bởi vì những đối tượng thuộc nhóm tuổi này thường bị giới hạn về mặt thời gian, họ ít khi có cơ hội được tiếp xúc trải nghiệm Workshop, điều này làm ảnh hưởng tới sự thỏa mãn và hài lòng của họ khi tham gia.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Đi kèm với thống kê mô tả, chúng ta có biểu đồ đường thể hiện mối liên hệ trung bình Mức độ hài lòng và Độ tuổi Đường biểu diễn được vẽ dựa trên giá trị cột Mean trong bảng Descriptives, giá trị cao nhất thuộc về độ tuổi từ 26 - 35, và thấp nhất là từ 36 - 50 tuổi, cho thấy đối tượng thuộc nhóm 25 - 35 sẽ có mức hài lòng nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại
❖ Mối quan hệ giữa Mức độ hài lòng và Trình độ học vấn
- H0: Không có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Trình độ học vấn
- H1: Có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Trình độ học vấn
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Theo kết quả từ bảng Test of Homogeneity of Variances, ta thấy Sig kiểm định Levene bằng 0.865 > 0.05, cho thấy không có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm Trình độ học vấn
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Cụ thể hơn ở bảng …., trong kiểm định Anova ta có thể nhận thấy giá trị Sig 0.00 < 0.05
➔ Bác bỏ giả thuyết H0 Chấp nhận H1
Kết luận: Chấp nhận có sự khác biệt trung bình giữa các mức Trình độ học vấn Như vậy, có khác biệt sự hài lòng đối với trải nghiệm Workshop giữa các nhóm học vấn khác nhau
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả từ bảng Bảng Descriptives SATIS - EDU đưa ra các thông số về trình độ học vấn của đối tượng khảo sát Giá trị trung bình của nhóm học vấn Phổ thông3.5, thấp nhất so với ba nhóm học vấn còn lại với thứ tự giá trị trung bình lần lượt là4.2 cho Cao đẳng/Đại học, Sau đại học với 4.0 và trình độ học vấn Khác với 4.1 Có thể thấy rằng, giá trị trung bình mức độ hài lòng có xu hướng tăng dần theo trình độ học vấn Tuy nhiên, lại giảm đi ở mức Sau đại học, bởi vì đây là nhóm đối tượng có trình độ học vấn tương đối cao, khi độ hiểu biết càng cao, họ sẽ có cách nhìn nhận, nhận xét và đánh giá về một vấn đề sâu sắc hơn và sẽ có tiêu chuẩn về sự hài lòng khắt khe hơn các nhóm còn lại.
Biểu đồ đường mô tả mối liên hệ giữa Mức độ hài lòng và Trình độ học vấn cho thấy những người tiêu dùng tham gia Workshop có trình độ học vấn Đại học/Cao đẳng có xu hướng hài lòng và thỏa mãn hơn.
❖ Mối quan hệ giữa Mức độ hài lòng và Thu nhập
- H0: Không có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Thu thập.
- H1: Có sự khác biệt giữa Mức độ hài lòng và Thu nhập.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả từ bảng kiểm định độ đồng nhất của phương sai Levene có giá trị Sig bằng 0,000, nhỏ hơn 0,05 Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phương sai giữa các nhóm Thu nhập.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Ở bảng Robust Tests , giá trị Sig kiểm định Welch bằng 0.000 < 0.05
➔ Bác bỏ giả thuyết H0 Chấp nhận H1
Kết luận: Chấp nhận có sự khác biệt trung bình giữa mức Thu nhập Như vậy, có khác biệt sự hài lòng đối với trải nghiệm Workshop giữa các nhóm thu nhập khác nhau
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả từ bảng Bảng Descriptives SATIS - INCOME biểu thị cho các mức thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Giá trị trung bình của nhóm thu nhập từ dưới 4 triệu cho tới từ 8 - 12 triệu khá cao, từ 4.1 đến 4.7, nhóm đối tượng có mức thu nhập từ 12 triệu trở lên lại có giá trị trung bình là 3.8, thấp hơn nhiều so với các nhóm thu nhập trước đó Sự giảm đi về mức độ hài lòng của nhóm đối tượng có thu nhập trên 12 triệu có thể do các mô hình Workshop đang tồn tại trong thời điểm hiện hành chưa thực sự đáp ứng được sự thỏa mãn về nhu cầu cũng như mức thu nhập cao của họ
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
4.3.1 Cronbach’s Alpha và các giá trị hệ số phù hợp
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt sẽ cho ta biết rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ.
Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha:
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] Về lý thuyết, hệ số này càng cao thang đo càng có độ tin cậy cao Tuy nhiên khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw – Hill)
- Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
- Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt;
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt;
- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến GIÁ CẢ (GC)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.753 > 0.6
Kết luận: Biến giá cả (GC) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( ≥ 0.3) và các biến quan sát cũng không có biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại (0.724 < 0.753)
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến TÂM LÝ (TL)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.855 > 0.6
Kết luận: Biến tâm lý (TL) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát trong nghiên cứu có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach's Alpha = 0,855 Toàn bộ biến quan sát đều có độ tương quan tốt (≥ 0,3) và không có biến nào bị loại bỏ vì giá trị Cronbach's Alpha if item Deleted luôn nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha.
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến TRẢI NGHIỆM (TN)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.782 > 0.6
Kết luận: Biến trải nghiệm (TN) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt.
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( ≥ 0.3) và các biến quan sát cũng không có biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại (0.748 < 0.782)
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến DỊCH VỤ ((DV)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.820 > 0.6
Kết luận: Biến dịch vụ (DV) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( ≥ 0.3) và các biến quan sát cũng không có biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại (0.803 < 0.820)
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến TÍNH SẴN CÓ (SC)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.803 > 0.6
Kết luận: Biến tính sẵn có (TSC) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) và không có biến nào có giá trị Cronbach's Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha (0,789 < 0,803), do đó không loại bỏ biến nào.
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến NHÓM ẢNH HƯỞNG (AH)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.824 > 0.6
Kết luận: Biến nhóm ảnh hưởng (NAH) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( ≥ 0.3) và các biến quan sát cũng không có biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại (0.793 < 0.824).
❖ Kiểm định độ tin cậy của biến RỦI RO (RR)
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.617 > 0.6
Kết luận: Biến rủi ro (RR) đạt yêu cầu về mức độ tin cậy, có mức tin cậy rất tốt
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ( ≥ 0.3) và các biến quan sát cũng không có biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha if item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên không có biến nào bị loại (0.596 < 0.617)
Như vậy sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, có 31 biến quan sát ;
Bảng 13: Bảng thống kê kết quả tổng hợp sau khi kiểm định
STT Nhân tố Biến quan sát ban đầu
Biến quan sát còn lại
Kết luận: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của cả 7 nhân tố ảnh hưởng đều lớn hơn 0.6, điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy nên được chấp nhận Bên cạnh đó, về hệ số tương quan biến tổng, không có nhân tố nào trong 7 nhân tố bé hơn 0.3, chứng minh rằng cả biến quan sát ban đầu và biến quan sát còn lại tương đương nhau, không có biến nào bị loại.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4.1 Các tiêu chí trong phân tích EFA
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu Hutcheson
& Sofroniou (1999) đề xuất một số ngưỡng giá trị KMO như sau:
❖ KMO ≥ 5: mức chấp nhận tối thiểu
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) là một kiểm định xem xét có mối tương quan xảy ra giữa các biến tham gia vào EFA Giả định rất quan trọng trong EFA là các biến quan sát đưa vào phân tích cần có sự tương quan với nhau Thay vì đánh giá dựa vào ma trận tương quan khá khó khăn, chúng ta sẽ dùng tới kiểm định Bartlett Kiểm định này sẽ xem xét có mối tương quan xảy ra giữa các biến tham gia vào EFA hay không với giả thuyết Ho: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát Nếu sig kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0.05, chúng ta bác bỏ Ho và kết luận các biến tham gia vào EFA có sự tương quan với nhau, ngược lại, nếu sig lớn hơn 0.05, chúng ta chấp nhận Ho và kết luận các biến quan sát không có sự tương quan với nhau, phân tích EFA là không phù hợp.
Trị số Eigenvalue là tiêu chí được sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Theo tiêu chí này, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được chấp nhận Eigenvalue đại diện cho số lượng biến bị giải thích bởi nhân tố đó.
Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình
EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì:
❖ Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.
❖ Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.
❖ Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.
LƯU Ý: Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu Trên thực tế, việc nhớ từng mức hệ số tải với từng khoảng kích thước mẫu là khá khó khăn, do vậy người ta thường lấy hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn với cỡ mẫu từ 120 đến dưới 350; lấy tiêu chuẩn hệ số tải là 0.3 với cỡ mẫu từ 350 trở lên
Bảng 14: Bảng giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading
Hệ số tải Factor Loading Kích thước mẫu tối thiểu có ý nghĩa thống kê
Hình 18: Bảng thể hiện hệ số KMO (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Dựa vào bảng KMO and Bartlett’s Test ta thấy,
KMO and Bartlett Test: 0.5 ≤ KMO = 0.833 ≤ 1 Ta thấy KMO của mô hình đạt giá trị 0.833, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu Nó hoàn toàn đạt tiêu chí chỉ số KMO và giải thích các nhân tố có độ phù hợp rất cao với dữ liệu nghiên cứu Từ đó cho thấy phương pháp phân tích yếu tố khám phá là phù hợp cho dữ liệu thực tế.
Sig Bartlett's Test: Sig = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.Và Ta thấy Sig trong mô hình trên đạt giá trị 0 tuyệt đối, tức các biến có độ tương quan rất lớn.
Hình 19: Bảng thể hiện Tổng phương sai trích (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Kết quả ở bảng Total Variance Explained trên cho thấy Eigenvalues tại nhân tố thứ 7 là 1.350 > 1, tại nhân tố thứ 8 là 0.976 < 1, do vậy quá trình trích sẽ dừng tại nhân tố thứ 7 Vậy giá trị Eigenvalue = 1.350 ≥ 1 và trích được 7 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất
Theo Merenda (1997), số nhân tố được trích cần đạt được phần trăm phương sai tích lũy (cumulative variance) ít nhất là 50% Kết hợp với tiêu chí Eigenvalue thì số nhân tố được trích tối ưu nên là 7 nhân tố tại phương sai tích lũy là 60.623% > 50% Như vậy, 7 nhân tố được trích cô đọng được 60.623% biến thiên dữ liệu của 31 biến quan sát tham gia vào EFA.
Tổng phương sai trích = 60.623% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Hình 20: Bảng thể hiện Ma trận xoay (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, với hệ số tải nhân tố Factor Loading được chọn 0.4 (Do cỡ mẫu là 200), ta được bảng Ma trận xoay chia tất cả nhân tố thành 7 nhóm, trùng khớp với các nhóm đã được sắp xếp trước đó, chứng tỏ sự liên quan câu hỏi giữa các biến trong cùng một nhân tố, cụ thể được chia làm 7 nhóm sau: Tâm lý (X1), Dịch vụ (X2), Tính sẵn có (X3), nhóm Ảnh hưởng (X4), Giá cả (X5), Trải nghiệm (X6), Rủi Ro (X7) Toàn bộ các Trị tuyệt đối hệ số tải FactorLoading đều lớn hơn 0.5, và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA Ngoài ra không có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhân tố này không bị nằm lẫn lộn với câu hỏi của nhân tố kia Nên sau khi phân tích nhân tố thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên, không bị tăng thêm hoặc giảm đi nhân tố.
Phân tích tương quan Pearson
Tương quan tuyến tính Pearson giữa hai biến là mối tương quan mà khi biểu diễn giá trị quan sát của hai biến trên mặt phẳng Oxy, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng Theo Gayen (1951), trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính, biến nhị phân,…) chúng ta sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến này Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:
❖ Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.
❖ Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.
❖ Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán
Scatter, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.
❖ Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra Một, không có một mối liên hệ nào giữa hai biến Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.
Andy Field (2009) cho rằng mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng chúng ta cần thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không Giả thuyết được đặt ra
H0: r = 0 Phép kiểm định t được sử dụng để kiểm định giả thuyết này Kết quả kiểm định:
❖ Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là r ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai biến có tương quan tuyến tính với nhau.
❖ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là r = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai biến không có tương quan tuyến tính với nhau.
Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính, chúng ta sẽ xét đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của Theo Andy Field r
❖ |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu
❖ |r| < 0.5: mối tương quan trung bình
4.5.2 Phân tích tương quan Pearson
Hình 21: Kết quả phân tích Tương quan Pearson (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm đã có được các biến đại diện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc
● Biến phụ thuộc Y: Mức độ hài lòng khi tham gia trải nghiệm Workshop.
● Biến độc lập X1: Tâm lý
● Biến độc lập X2: Dịch vụ
● Biến độc lập X3: Tính sẵn có
● Biến độc lập X4: Nhóm ảnh hưởng
● Biến độc lập X5: Giá cả
● Biến độc lập X6: Trải nghiệm
● Biến độc lập X7: Rủi ro
Sau đó, nhóm tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến
❖ Mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y với biến độc lập X.
Bảng phân tích tương quan Correlations cho thấy các biến có giá trị Sig (2 đuôi) bằng 0,000, nhỏ hơn mức ý nghĩa α (0,05) Biến phụ thuộc x có các biến độc lập tương quan dương (X1: 0,295; X2: 0,719; X3: 0,560; X4: 0,392; X5: 0,423; X6: 0,447) và biến độc lập tương quan âm (X7: -0,747) Các biến tương quan dương đều lớn hơn 0,4, còn biến tương quan âm đều nhỏ hơn -0,4 Dấu sao (**) cạnh chỉ số r biểu thị mối tương quan có độ tin cậy 99%.
Kết luận: Các biến độc lập X2, X3, X5, X6, X7 có ảnh hưởng mạnh mẽ, tính liên kết chặt chẽ đến biến phụ thuộc Y nhiều hơn biến X1,X4.
Phân tích hồi quy
Bảng Model Summary cho chúng ta kết quả R Squared được gọi là R bình phương và Adjusted R Square được gọi là R bình phương hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Trong đó, Giá trị R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy Tuy nhiên R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so với R2 nên chúng ta sẽ chọn R bình phương hiệu chỉnh để đánh giá mô hình Mức dao động của giá trị này là từ 0 đến
1, chỉ số này nếu càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý nghĩa
Hình 22: Bảng thể hiện sự đánh giá phù hợp của mô hình hồi quy đa biến
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Dựa vào bảng Model Summary, chúng ta thấy Adjusted R Square được gọi là
R bình phương hiệu chỉnh là 0.800 với chỉ số trên cho thấy 7 biến độc X lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 80% đến biến phụ thuộc Y, còn lại 20% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Điều này đồng nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 80%, tức là các biến độc lập X giải thích được 80 % biến thiên của biến phụ thuộc Y
Kết luận: Bài nghiên cứu phản ánh 80% hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng Anova cho đánh giá độ phù hợp mô hình một cách chính xác qua kiểm định giả thuyết dựa trên kiểm định F Trong đó, Giá trị Sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, chúng ta đặt giả thuyết H0: R2 = 0
Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này Kết quả kiểm định:
● Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy là phù hợp.
● Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R2 = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy không phù hợp.
Các số liệu của kiểm định F được lấy từ bảng phân tích phương sai ANOVA.
Hình 23: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Nhìn vào bảng ANOVA, cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy Giá trị sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05, giá trị F = 230.777
Kết luận: Mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.
Phân tích mô hình hồi quy Coefficients
Bảng hệ số hồi quy sử dụng kiểm định t để xác định ý nghĩa thống kê của từng biến độc lập trong mô hình Giá trị sig của kiểm định t phản ánh ý nghĩa này, khi sig < 0,05 thì biến độc lập có tác động đáng kể lên biến phụ thuộc Hệ số hồi quy B và Beta biểu thị hướng và cường độ tác động của biến độc lập Hệ số Beta cho phép so sánh mức độ tác động của các biến độc lập, với giá trị tuyệt đối lớn hơn chỉ ra tác động mạnh hơn Hệ số phóng đại phương sai VIF kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, với VIF > 2 là ngưỡng cảnh báo Trong quá trình đánh giá, giả thuyết Ho đặt ra rằng hệ số hồi quy của các biến độc lập là 0.
Hình 24: Bảng Coefficients (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Trong bảng trên, các Sig của các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0.05 có nghĩa là các biến ấy đều có ý nghĩa trong mô hình Các hệ số hồi quy chuẩn Beta của các biên tương quan dương lần lượt là biến X1, X2, X3, X4, X5, và X6 tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc và biến tương quan âm nghịch chiều là X7
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho thấy không có hiện tượng đa công tuyến trong mô hình hồi quy với tất cả VIF của các biến X đều lớn hơn 2: X1 = 1,136; X2 = 1,656; X3 = 1,614; X4 = 1,291; X5 = 1,329; X6 = 1,292; X7 = 1,483 Điều này khẳng định độ tin cậy cao của nghiên cứu.
Dựa vào kết quả trên, ta viết được phương trình hồi quy chuẩn hóa.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa Beta có dạng:
X1, X2, Xn: biến độc lập β1, β2, βn: hệ số hồi quy chuẩn hóa ε: phần dư
Dựa vào cột Beta của bảng Coefficients ta có lần lượt các giá trị B1 = 0.067, B2 = 0.388, B3 = 0.097, B4 = 0.077, B5 = 0.115, B6 = 0.102, B7 = -0.438 Vậy ta có được phương trình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mức độ quan trọng của 7 nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm Workshop của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhân tố X1 có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm tham gia Workshop Cụ thể, khi X1 tăng 1 đơn vị, giá trị của biến phụ thuộc Y sẽ tăng 0.067, chứng tỏ có mối quan hệ thuận chiều giữa X1 và Y Do đó, giả thuyết H2 (Nhân tố Tâm lý ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop) được chấp nhận.
Nhân tố X2 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy dương là 0.388 Vì hệ số hồi quy dương nên khi biến X2 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng tăng lên 0.388 lần, tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H4 (Nhân tố Dịch vụ ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Nhân tố X3 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy dương là 0.097 Vì hệ số hồi quy dương nên khi biến X3 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng tăng lên 0.097 lần, tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H5 (Nhân tố Tính sẵn có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Nhân tố X4 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy dương là 0.077 Vì hệ số hồi quy dương nên khi biến X4 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng tăng lên 0.077 lần, tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H6 (Nhân tố Nhóm ảnh hưởng tác động đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Nhân tố X5 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy dương là 0.115 Vì hệ số hồi quy dương nên khi biến X5 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng tăng lên 0.115 lần, tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H1 (Nhân tố Giá cả ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Nhân tố X6 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy dương là 0.102 Vì hệ số hồi quy dương nên khi biến X6 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng tăng lên 0.102 lần, tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H3 (Nhân tố Trải nghiệm ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Nhân tố X7 có ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop vì hệ số hồi quy âm là -0.438 Vì hệ số hồi quy âm nên khi biến X7 tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không đổi thì biến Y cũng giảm đi 0.438 lần, tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc Vì vậy, chấp nhận giả thuyết giả thuyết H7 (Nhân tố Rủi ro ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia Workshop).
Từ đó chúng ta có thứ tự ảnh hưởng như sau:
X2 – nhân tố Dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất đến trải nghiệm Workshop
X5 – nhân tố Giá cả ảnh hưởng mạnh thứ hai đến trải nghiệm Workshop
X6 – nhân tố Trải nghiệm ảnh hưởng mạnh thứ ba đến trải nghiệm Workshop X3 – nhân tố Tính sẵn có ảnh hưởng thứ tư đến trải nghiệm Workshop
X4 – nhân tố Nhóm ảnh hưởng ảnh tác động thứ năm đến trải nghiệm WorkshopX1 – nhân tố Tâm lý ảnh hưởng thứ sáu đến trải nghiệm Workshop
X7 – nhân tố Rủi ro ảnh hưởng mạnh cuối cùng đến trải nghiệm Workshop
Đánh giá giả định hồi quy qua 3 biểu đồ
4.8.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau Một cách khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram. Khi phân tích các chỉ số trong biểu đồ Histogram, nếu giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std Dev gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 25: Biểu đồ Histogram (Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Dựa vào biểu đồ Histogram, ta thấy giá trị trung bình Mean = -1.44E-14 = -1.44 ×10 -14 gần bằng 0, độ lệch chuẩn Standard Deviation là 0.991 gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, các giá trị tập trung nhiều nhất trong đoạn từ -3 đến 3, nhiều nhất tại điểm 0 Vậy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
4.8.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot
Ngoài cách kiểm tra bằng biểu đồ Histogram, thì P-P Plot cũng là một dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến giúp nhận diện sự vi phạm giả định phần dư chuẩn hóa Khi phân tích biểu đồ Normal P-P Plot, nếu các điểm dữ liệu trong phân phối của phần dư bám sát vào đường chéo, phần dư càng có phân phối chuẩn Nếu các điểm dữ liệu phân bố xa đường chéo, phân phối càng “ít chuẩn”.
Hình 26: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu) Đối với biểu đồ Normal P-P Plot, nếu các điểm dữ liệu trong phân phối của phần dư bám sát vào đường chéo thì phần dư càng có phân phối chuẩn và ngược lại.Nhìn vào hình trên, ta thấy các điểm dữ liệu trong phân phối của phần dư bám sát vào đường chéo, tuy nhiên, các trị số quan sát và trị số mong đợi ở giữa đường chéo có xu hướng nằm gần bên trên Điều đó cho thấy phần dư có phân phối chuẩn.
4.8.3 Biểu đồ kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính Scatter Plot
Một giả định trong hồi quy là phải có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không Khi phân tích biểu đồ Scatter Plot, nếu các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm Cách bố trí của điểm dữ liệu trên đồ thị scatter sẽ tùy thuộc vào bản chất biến phụ thuộc, khi đánh giá, chúng ta cần nhìn tổng quát xu hướng của đám mây điểm dữ liệu.
Hình 27: Biểu đồ kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính Scatter Plot
(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu)
Qua biểu đồ có thể thấy các điểm dữ liệu phân bố tập trung quanh đường tung độ 0 và có tạo thành một đường thẳng, vậy giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm Do đó giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm, mô hình hồi quy của nghiên cứu chính xác và có độ tin cậy cao.