ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ 1. BÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH MỚI.GỒM CÁC ĐỀ KIEERMT RA GIỮA KỲ VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10
A CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I (2022-2023)
I.ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
HS đọc 1 VB văn học và trả lời 06 câu hỏi
* VB tự sự dân gian (Thần thoại)
- Nhận biết
+ Xác định các phương thức biểu đạt, thể loại VB + Xác định cốt truyện, sự việc và chi tiết tiêu biểu, nhân vật, không gian và thời gian trong VB
+ Chỉ ra thông tin trong VB + Nhận diện đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, các nhân tố tham gia giao tiếp thể hiện trong VB
- Thông hiểu
+ Hiểu được đặc sắc về nội dung của VB: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu,…
+ Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của VB: nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo…
+ Hiểu được một số đặc trưng của tự sự dân gian thể hiện trong VB
- Vận dụng
+ Nhận xét giá trị các yếu tố nội dung, hình thức nghệ thuật trong VB + Rút ra thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung VB
* VB thơ Việt Nam
- Nhận biết
+ Xác định các phương thức biểu đạt, thể thơ của VB
+ Xác định chủ thể trữ tình, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của VB
+ Chỉ ra thông tin trong VB
- Thông hiểu
+ Hiểu được đặc sắc về nội dung VB: tâm tư, tình cảm của nhà thơ…
+ Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của VB: hình ảnh, từ ngữ,…
+ Hiểu được một số đặc trưng của thơ Việt Nam
- Vận dụng
+ Nhận xét ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức nghệ thuật trong VB
+ Rút ra thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung VB
II LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Viết bài phân tích, đánh giá một văn bản:
- VB Thần thoại
Trang 2- VB thơ Việt Nam
Lưu ý: VB ngoài SGK
B NỘI DUNG ÔN TẬP
I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Phần Đọc hiểu trong đề thi gồm có 6 câu hỏi và thường được phân hóa thành 3 mức
độ: nhận biết; hiểu, vận dụng
Trọng tâm ôn tập, ôn luyện: đối với phần kiến thức đọc hiểu, HS tự xem tài liệu; giờ
ôn tập, tập trung rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi qua các đề ôn cụ thể
1 Nội dung kiến thức cần ôn tập
a Kiến thức Tiếng Việt
* Các phương thức biểu đạt
- Biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tiếng lòng
- Nghị luận: bày tỏ thái độ, quan điểm về vấn đề xã hội, văn học
- Miêu tả: tái hiện sự vật hiện tượng
- Tự sự: kể người, kể việc
- Thuyết minh: cung cấp tri thức về đối tượng
- Hành chính công vụ: giao tiếp trong lĩnh vực hành chính, mang tính pháp lí.
Nhận biết 6 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày
Ngữ liệu có dùng sự việc diễn biến (tự sự); nhiều từ biểu lộ cảm xúc (biểu cảm); nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (nghị luận); nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (thuyết
minh); có nhiều động từ, tính từ gợi tả sự vật, sự việc (miêu tả);…
* Biện pháp tu từ: một số biện pháp tu từ cơ bản cần nắm vững:
- Biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm,…
- Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê, chêm xen, điệp cú pháp, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, phép
đối
So sánh đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc, sự vật khác khi giữa
chúng có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
Ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tương khác
khi giữa chúng có nét giống nhau (nhận ra nhờ sự liên tưởng tương đồng) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong cách nói
Hoán dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
quan hệ gần gũi với nó (nhận ra nhờ sự liên tưởng tương cận) tác dụng gợi nhận thức trong cách nói, tăng sức gợi hình, gợi cảm Phép điệp
(điệp từ, điệp ngữ,
điệp cấu trúc câu)
lặp lại một yếu tố diễn đạt (từ, ngữ, cấu trúc câu,…) nhằm nhấn mạnh ý diễn đạt, gây cảm xúc mạnh, ý nghĩa gợi hình tượng nghệ thuật
Phép đối xếp đặt từ, ngữ, câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo ra hiệu quả
Trang 3giống hoặc trái ngược nhau, gợi sự hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, tạo giá trị tu từ
Đảo ngữ thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu văn nhằm mục đích
nhấn mạnh ý diễn đạt (ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng)
Câu hỏi tu từ đặt ra câu hỏi không nhằm mục đích lấy thông tin mà nhằm thể
hiện một tâm trạng, một cảm xúc Trong câu hỏi thường bao hàm câu trả lời
Liệt kê sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy
đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
Chêm xen chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ
ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc Đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn
Nhận biết các phép tu từ từ vựng, tu từ cú pháp Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm cho đối tượng thêm hấp dẫn, sâu sắc
* Các phép liên kết
đã có ở câu trước
trước Từ ngữ biểu thị quan hệ: nhưng, tuy nhiên, thậm chí,
cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
* Nhận diện các thể thơ
Một số thể thơ truyền thống: thể lục bát, thể song thất lục bát, hát nói,…; các thể thất ngôn Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…
Các thể thơ hiện đại: thể thơ năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự tự do,…
* Xác định phương thức trần thuật: thường xuất hiện trong các văn bản truyện, tiểu
thuyết
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp (thường xưng “tôi”
trong tác phẩm)
- Trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình Các nhân vật thường được gọi bằng tên gọi hoặc bằng một đại từ nào đó: hắn, y, thị, nó
- Trần thuật từ ngôi thứ hai, người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn, lời kể,
giọng điệu là của nhân vật Nhà văn vẫn trần thuật là ngôi thứ ba, người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp nhưng cách cảm, cách nhìn, cách nghĩ vẫn là của nhân vật Các nhân vật vẫn được gọi bằng tên hoặc bằng những đại từ khác
Trang 4b Kiến thức văn bản văn học
- HS rèn kĩ năng xác định nội dung của văn bản ngữ liệu
- Kĩ năng cảm nhận hình ảnh, câu thơ,… trong một văn bản cụ thể
Tri thức văn học (SGK)
KIẾN THỨC CHUNG VỀ THẦN THOẠI
Thể loại thần thoại
Khái niệm Là một trong những thế loại truyện dân gian ra đời trong xã
hội nguyên thuỷ, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới
tự nhiên và văn hoá, thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đó cũng thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và mơ ước về cuộc sống tốt đẹp của họ
Đặc
điểm
hình
thức
1 Không gian - Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
- Không xác định nơi chốn cụ thể
2 Thời gian - Thời gian cổ sơ, không xác định
- Mang tính vĩnh hằng
3 Cốt truyện Xoay quanh câu chuyện về việc sáng tạo thế giới, con người
và muôn loài của các vị thần
4 Nhân vật Thường là thần, có sức mạnh phi thường; gắn với công việc
sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hoá
Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản truyện thần thoại
- Các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
- Các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm
- Nội dung bao quát và thông điệp, giá trị của tác phẩm
- Những điểm gần gũi về nội dung giữa các truyện thần thoại thuộc các nền văn hoá khác nhau
KIẾN THỨC CHUNG THƠ
Một số yếu tố của thơ Chủ thế
trữ tình
*Khái niệm: Là chủ thể của tiếng nói trữ tình trong bài thơ Đây
là con người cảm xúc, suy tưởng trong tác phẩm nhưng không đồng nhất với tác giả
*Phân loại: Hai dạng:
- Xuất hiện trực tiếp qua các đại từ nhân xưng (tôi, anh, em,
chúng ta, chúng tôi, )
- Chủ ngữ ẩn, không có ngôi (nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận xã hội)
Vần *Ý nghĩa: tạo cho lời thơ sự kết dính âm vang đầy ấn tượng; làm
cho thơ dễ thuộc, dễ nhớ hơn
*Phân loại:
Trang 5- Xét về vị trí: vần chân (cước vận), vần lưng (yêu vận)
- Xét về thanh điệu: vần thanh trắc (T), vần thanh bằng (B)
Nhịp
(ngắt
nhịp)
*Khái niệm: Là cách tổ chức, sắp xếp sự vận động của lời thơ,
thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ
*Nhịp thơ được tạo nên chủ yếu bởi cách ngắt dòng và cách
ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ
Từ ngữ,
hình ảnh
- Từ ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được chọn lọc, trau chuốt,
- Hình ảnh trong thơ thường được tạo nên bằng các biện pháp tu
từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,… nhằm tạo nên sức truyền cảm, sự phong phú, bóng bẩy cho thơ
- Cả từ ngữ và hình ảnh thơ đều mang sức gợi cảm lớn, có khả năng chưa đựng nhiều tầng ý nghĩa
II VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1 Viết bài văn phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện
a Mở bài:
- Giới thiệu truyện kể (tên, tác giả, thể loại, xuất xứ,…)
- Định hướng bài viết
b Thân bài:
- Phân tích, đánh giá : chủ đề, ý nghĩa chủ đề,
- Phân tích, đánh giá những đặc sắc nghệ thuật: cốt truyện, nhân vật ( tính cách, hành động), không gian thời gian, yếu tố thần kì,…
c Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị chủ đề, đặc sắc nghệ thuật
- Tác động của truyện kể đối người đọc
2 Phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật bài thơ
a Mở bài
- Giới thiệu bài thơ và tác giả( vài nét về tác giả)
- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
b Thân bài
- Phân tích, đánh giá: chủ đề( giá trị, ý nghĩa)
- Phân tích, đánh giá những đặc sắc nghệ thuật( từ ngữ, hình ảnh, nhịp, vần, các biện pháp tu từ,…)
c Kết bài
- Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
- Tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm
Yêu cầu:
- Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết,
- Có bằng chứng đáng tin cậy,
Trang 6- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận
- Xem bảng kiểm về 2 kiểu bài này trong SGK
D ĐỀ ÔN LUYỆN
ĐỀ 01
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản
LÚA VÀ CỎ Một hôm, Trời ngự trên thiên đình, phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm
Trời bèn hóa phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà Các
bà chỉ việc đưa tay ra hứng tất nhiên thấy có số gạo đủ ăn trong ngày Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại được Trời hóa phép trở lại lớn như cũ Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc Trời lăn đến cửa
Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng và ngỗ nghịch, không nghe lời dặn của Trời Khi hạt lúa lăn đến cửa, không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình, bèn quay vào nhà khác Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hòn ngọc vỡ tan từng mảnh Từ đó, loài người phải nhịn đói một thời gian Loài người bèn đi thưa với Trời
Trời bảo rằng:
– Các ngươi không kính nể hạt ngọc của ta Từ đây, các ngươi phải làm hết sức mình
để cho hạt ngọc được sống dậy Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta, hốt đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng…
Từ đó loài người mới bắt đầu trồng lúa
Cũng vào lúc chế tạo ra lúa Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất
Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất
Khi biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và khéo kéo cày cho loài người trồng lúa
Trời đặt ra một vị thần để trông nom lúa gạo Thần lúa là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây Trong dân gian thần Lúa còn được gọi là thần Nông
Trang 7Thần Lúa rất khó tính, ai không biết chiều chuộng thì thần sẽ bỏ đi Khi thần hiện ra với vẻ mệt nhọc lam lũ vì thần chịu khó trông nom mùa màng thì vụ đó sẽ được mùa, khi thần ăn mặc chỉnh tề thì mùa màng sẽ mất vì thần đã thờ ơ với công việc
(Văn học dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản.
Câu 2 Vì sao tác giả dân gian đặt tên cho chuyện kể này là “Lúa và cỏ”?
Câu 3 Theo văn bản, qua biến cố nào con người buộc phải trồng lúa?
Câu 4 Nhận xét gì về cách lí giải của người xưa về sự xuất hiện loài vật qua chi tiết:
“Trời liền nổi giận đày thần (gieo hạt) xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và khéo kéo cày cho loài người trồng lúa.”
Câu 5 Cho biết giá trị biểu trưng của hình ảnh “hạt ngọc” trong ngữ liệu:
– Các ngươi không kính nể hạt ngọc của ta Từ đây, các ngươi phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy.
Câu 6 Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện là gì?
II LÀM VĂN (6.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những đặc
sắc về nghệ thuật của truyện Lúa và cỏ.
Hết
ĐỀ 02
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản
NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại
Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng Từ đó
cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra
Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng
Trang 8(Truyện dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định ngôi kể của văn bản tự sự trên.
Câu 2 Tìm những chi tiết chỉ không gian của truyện.
Câu 3 Xác định nhân vật chính của truyện Từ đó cho biết thể loại của văn bản?
Câu 4 Nội dung bao quát của truyện?
Câu 5 Nhận xét gì về cách lí giải của người xưa về hiện tượng sau?
“Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực…”
Câu 6 Chi tiết kì ảo “bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” có tác dụng gì trong
câu chuyện?
II LÀM VĂN (6.0 điểm)
Hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những đặc sắc về
nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng đã đọc.
Hết
ĐỀ 03
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản
SÁNG TẠO RA GIỐNG VẬT Sau lúc dựng xong vũ trụ, ông Trời bắt đầu tạo ra vạn vật Tương truyền rằng ban đầu, Trời dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất mà nặn ra đủ mọi giống vật, từ những con to lớn đến những con bé nhỏ như sâu bọ Sau đó, Trời mới gạn lấy chất trong
để nặn con người Do đó mà loài người khôn hơn các giống vật
Về công việc nặn ra người, Trời giao cho mười hai nữ thần khéo tay mà hạ giới vẫn gọi là mười hai bà mụ Mười hai bà mụ mỗi người làm một công việc khác nhau Bà nặn tay nặn chân, bà nặn tai, bà nặn mắt, bà nặn cơ quan sinh dục, bà dạy bò dạy lật, bà dạy nói dạy cười Vì có bà mụ đãng trí nên giống người có kẻ á nam, á nữ vì thiếu mất sinh thực khí
Khi sáng tạo ra loài người, Trời có ý định cho họ sống mãi khỏi phải chết, hễ đến già rồi thì nằm yên một nơi trong ít lâu tự nhiên lớp da ngoài thay đổi, bỏ lốt già đi mà hóa lại trẻ, trái hẳn với giống rắn, vì bản chất độc ác nên chỉ sống đúng tuổi rồi phải chết
Một vị thần được phái xuống hạ giới để thi hành việc đó không ngờ lại gặp nhằm loài rắn trước Lũ rắn biết được sứ mạng của thần là xuống tuyên án chết cho loài chúng nên mới rủ nhau lại hàng vạn con xúm vây lấy sứ nhà Trời, nhất quyết bắt thần phải nói lại: “Rắn già rắn lột, người già người tuột vào săng” Nếu không thì lũ rắn quyết một mất một còn với thần
Thấy lũ rắn dữ tợn chỉ chực hại mình, thiên sứ đành phải nghe lời chúng Do đó mà loài rắn được lột xác sống mãi, còn loài người đến khi già phải chết Khi Trời hay tin, giận thiên thần đã làm trái với ý định của mình, mới đày xuống hạ giới làm kiếp bọ hung
Trang 9Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2 Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của truyện.
Câu 3 Nêu nội dung bao quát của truyện Sáng tao ra giống vật Từ đó, nhận xét về cách
giải thích các sự vật, con người, con vật, hiện tượng được đề cập trong văn bản
Câu 4 Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện.
Câu 5 Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Sáng tạo ra giống vật là một truyện thần
thoại?
Câu 6 Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện là gì?
II LÀM VĂN (6.0 điểm)
Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện trên
Hết
Đề 04
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
TRỜI THỬ MUÔN LOÀI Ngày xưa, không riêng gì con người mà cả loài chim muông cùng cây cỏ đều biết nói Một hôm, Trời muốn thử lòng mỗi loài nên vờ chết Tất cả loài vật mới lên trời vào dịp ấy loài nào cũng nói: “Ông Trời chết rồi chúng ta tha hồ sống theo ý mình Ông Tồ chết rồi chúng ta tha hồ ăn ở theo ý mình”
Con rùa lên chậm, vì nó vốn đi lâu, lại gặp một cây lớn ngả giữa đường Rùa mới nhờ người giúp nó vượt qua cây đổ, và để đáp ơn lại, nó hứa sẽ dạy cách than khóc về ông Trời chết Khi tới trời con rùa mới rên rỉ: “Ông Trời chết rồi tôi không có chốn ở, ông Tồ chết rồi tôi không có gì để ăn!”
Người cũng bắt chước y như lời than khóc của rùa Ông Trời nghe lấy làm bằng lòng lắm, ngồi nhỏm dậy phán rằng:
- Loài vật các ngươi thấy ta chết đều tỏ vẻ vui mừng, bày rỏ lòng dạ xấu xa, Từ đây
ta không cho các ngươi nói được nữa mà chỉ để cho con người nói được mà thôi Ta lại cho phép người được ăn thịt các người
Không một loài vật nào dám cãi lại ý định của Trời trừ cọp, rắn hổ mang và thuồng luồng Cọp nhảy vọt lên cao để tỏ sức mạnh Rắn thì phòng mang thở phì phì Con người biết mình sức yếu hơn mới dùng mẹo Dựng lên một túp lều tranh rồi hỏi ba con vật:
- Các người có sợ cái ta vừa mới dựng lên không?
Cả ba cùng đáp:
- Sợ gì mà sợ Cái đó chúng ta có thể dùng để ở, nằm ngủ thích thú nữa
Người bèn nói:
- Vậy thì cả ba vào trong đó đi cho thích
Cả ba con vật liền vào ở trong lều ở Bên ngoài con người mới dùng hòn đá Trời cho đốt lửa, châm vào lều tranh Con cọp nóng quá nhảy phóng qua đám lửa cháy Vì thế
Trang 10mà từ ngày đó bộ lông bị vạch đen dài rằn rện Hai con rắn và thuồng luồng tuy đã bò hết sức mau mà thân hình cũng bị vết than in hằn lên
Từ đấy mối thù hiềm giữa người và ba con vật càng nặng Người tránh gặp ba con vật kia và mỗi khi gặp thường nguy hiểm đến tính mạng Nhưng không vì thế mà người không ăn thịt ba giống đó
(Thần thoại người Thái)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2 Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của truyện.
Câu 3 Nêu nội dung bao quát của truyện Trời thử muôn loài Từ đó, nhận xét về cách giải
thích các sự vật, con vật, hiện tượng được đề cập trong văn bản
Câu 4 Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện.
Câu 5 Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Trời thử muôn loài là một truyện thần
thoại?
Câu 6 Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện là gì?
II LÀM VĂN (6.0 điểm)
Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện trên
Hết
ĐỀ 05
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
THẦN MƯA Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi Thần thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội Có lần người ở hạ giới đã phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi làm không xuể, nên có lần Trời đã phải mở một cuộc thi nhằm chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa để giúp sức thần Mưa (…) Khi chiếu Trời ban xuống Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt qua được cả
ba đợt sóng Có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước Đến lượt cá chép vào thi thì bỗng gió thổi