1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bi1 af01

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong 30 năm qua, các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất quán, hệ thống, luôn được cập nhật và mang tính kế thừa qua các kỳ Đại hội.. Từ Đại hội đả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINN ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Hãy chỉ ra những cơ hội và thích thức đối với Việt Nam trong bố cảnh hội i nhập kinh tế ốc tếqu Để nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế

quốc tế, Việt Nam cần phải làm gì?

Họ và tên: Ph m Trung Hi u ạ ế Mã s sinh viên: 11222349 ố Lớp h c ph n: ọ ầ LLNL1106_25

GV hướng dẫn: PGS.TS Đào Thị Phương Liên

Hà Nội, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINN ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Hãy chỉ ra những cơ hộ và thích thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội i nhập kinh tế ốc tếqu Để nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế

quốc tế, Việt Nam cần phải làm gì?

Họ và tên: Ph m Trung Hi u ạ ế Mã s sinh viên: 11222349 ố Lớp h c ph n: ọ ầ LLNL1106_25

GV hướng dẫn: PGS.TS Đào Thị Phương Liên

Hà Nội, 2023

Trang 3

1 Khái niệm của Hội nhập Kinh tế quốc tế 2

2 Tính tất yếu khách quan của Hội nhập Kinh tế quốc tế 2

II Hội nhập KTQT Việt Nam hiện nay 3

1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước 3

2 Thành tựu của Việt Nam trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế 4

III Cơ hội và thách thức với Việt Nam trong quá trình Hội nhập KTQT 5

1 Cơ hội đối với Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập KTQT 5

2 Thách thức trong bối cảnh Hội nhập KTQT 6

IV Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế ở ệt NamVi 7

V Thái độ, trách nhiệm của sinh viên 8

KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0

Trang 4

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam chúng ta cũng đang phát triển đất nước theo chiều hướng này, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Từ khi đất nước mở cửa đến nay, chúng ta đã có một khoảng thời gian dài thích ứng, hội nhập với những xu hướng đang xảy ra trên toàn thế giới Và điều này mang lại không chỉ thành tựu, những cơ hội mới mà còn cả những vấn đề, khó khăn và thách thức Vì vậy em thấy đề tài: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Hãy chỉ ra những cơ hội và thích thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Để nâng cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải làm gì? là một đề tài đáng được nghiên cứu và bàn luận Trong quá trình làm, do còn nhiều thiếu sót về kiến thức và kỹ năng, em mong nhận được đóng góp của cô để có thể hoàn thiện bài làm của mình hơn

Em xin cảm ơn!

Trang 5

2NỘI DUNG I Lý luận chung

1 Khái niệm của Hội nhập Kinh tế quốc tế

Hội nhập Kinh tế hay quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế Đây là một xu thế tất yếu trên thế giới nhằm không chỉ gắn kết mối quan hệ giữa các quốc gia, mà còn cùng nhau thực hiện một mục đích xây dựng quốc gia giàu mạnh, phát triển

Thuật ngữ “Hội nhập Kinh tế” xuất hiện ở Việt Nam từ những giữa những năm thập niên 90, khi chúng ta gia nhập ASEAN và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cùng với các thể chế kinh tế quốc tế khác Có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp: là sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực Nhưng theo nghĩa rộng, đó là quá trình mở cửa nền kinh tế và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, ngược lại với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế

2 Tính tất yếu khách quan của Hội nhập Kinh tế quốc tế

Hội nhập Kinh tế xảy ra là một điều tất yếu khách quan vì nhiều lý do Thứ nhất, Sự phát triển của phân công lao động quốc tế đã hình thành nên các quan hệ kinh tế quốc tế Các quốc gia dựa trên nguồn lực, thế mạnh của mình để tạo ra các sản phẩm và trao đổi các quốc gia khác thông qua trao đổi mua bán Điều này thúc đẩy các quốc gia liên kết với nhau nhằm gia tăng sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Và xu thế toàn cầu hoá kinh tế là nổi trội nhất, vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Điều này đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đa quốc gia, vượt qua mọi quốc gia, khu vực và tạo ra sự phụ thuộc

Trang 6

lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Thứ ba, Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển chủ yếu và phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay Đây là cơ hội để các nước đang và kém phát triển được tiếp cận, sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho sự phát triển của chính mình

II Hội nhập KTQT Việt Nam hiện nay 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế Trong 30 năm qua, các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất quán, hệ thống, luôn được cập nhật và mang tính kế thừa qua các kỳ Đại hội Từ Đại hội đảng lần thứ VI năm 1986 mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác" Đặc biệt, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (năm 2021), Văn kiện của Đại hội đã có những bước phát triển quan trọng trong nhận thức lý luận về hội nhập quốc tế, nâng tầm hội nhập quốc tế lên mức cao hơn khi nhấn mạnh nội dung chủ động, tích cực, toàn diện, sâu rộng Đại hội XIII đặt ra yêu cầu về tính “toàn diện” và “sâu rộng” Đó là, hội nhập quốc tế qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, song phương và đa phương, ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực Không chỉ rộng mở về không gian, hội nhập quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, triển khai các cam kết quốc tế, trong đó thực hiện hiệu quả các cam kết sâu rộng của các FTA thế hệ mới, “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế” vì lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích chung của - cộng đồng quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế

Trang 7

2 Thành tựu của Việt Nam trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế

Với vị trí là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực Không chỉ tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), thiết lập quan hệ kinh tế với gần 230 nước và vũng lãnh thổ, cũng như chúng ta đang là đối tác chiến lược của 17 quốc gia Điều này giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào trong những năm qua

Trong giai đoạn 2020 2022, xảy ra nhiều biến động dẫn đến nền kinh tế thế giới gặp nhiều vấn đề phức tạp, rủi ro, đi kèm suy thoái và khó khăn Thế nhưng theo báo cáo thống kế thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận Việt Nam đứng ở vị trí thứ 20 trong số 50 quốc gia có nền thương mại hàng hoá lớn nhất thế giới, từ vị trí thứ 30 (năm 2009) Về thương mại, đến hết 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021 Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng khoảng 10.6% và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao

-Những kết quả về thương mại nói trên cho thấy Việt Nam là đất nước “mở” sau khi gia nhập WTO và thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập Những thành tựu đó là kết quả của quá trình nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực hiện đồng bộ nhiều chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo tinh thần của WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia

Hội nhập quốc tế và gia tăng mức độ tự do kinh tế, trong đó có những cải cách chính sách kinh tế trong khuôn khổ WTO và các FTA đã tạo động lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao quyền lực mềm, ngày càng

Trang 8

Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỉ trọng gia công lắp ráp của nền kinh tế

Nước ta có cơ hội tham gia vào sâu hơn, chủ động hơn trong quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi cho đất nước và có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc Doanh nghiệp trong - nước cũng có nhiều cơ hội hơn để phát triển, sáng tạo và có sức cạnh tranh hơn Với người tiêu dùng, họ có thêm cơ hội lựa chọn hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường

Hay việc tham gia vào các FTA thế hệ mới, Việt Nam không chỉ nhận kịp thời các thông tin vầ các FTA, hưởng ưu đãi theo FTA, được bảo vệ lợi ích khi thực thi các FTA đồng thời với trách nhiệm thực thi hiệu quả các FTA Các FTA thế hệ mới mở ra cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp chính mình, chấp nhận những luật chơi mới, khó hơn để tiến sâu hơn, vươn lên những công đoạn có giá trị cao hơn

Trang 9

trong chuỗi cung ứng, chuối phân phối toàn cầu, ví dụ như EU là thị trường có những yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá, dịch vụ 2 Thách thức trong bối cảnh Hội nhập KTQT

Đi cùng với cơ hội, Hội nhập Kinh tế quốc tế của đưa ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức:

- Cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn, dẫn tới phá sản và nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế xã hội Đồng - thời, gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế

- Các vấn đề xã hội như: Sự bất bình đẳng xã hội, Nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hoá truyền thống bị xói món, hay tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,… Cũng là những vấn đề đáng lo ngại - Các nước đang phát triển như chúng ta phải đối mặt nguy cơ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lap động nhưng mang lại giá trị gia tăng thấp Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huy hoại môi trường ở mức độ cao

Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực

Trang 10

hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật - tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập trong các lĩnh vực khác Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ

IV Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình Hội nhập Kinh tế ốc tế quở ệt NamVi

Đứng trước những cơ hội và thách thức do Hội nhập Kinh tế quốc tế mang lại, để Kinh tế nước nhà phát triển, quá trình hội nhập ngày càng hiệu quả hơn, chúng ta cần:

- Quá trình hội nhập quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng, không rơi vào thế bị động, chạy theo Có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức trong việc đề ra chủ trương, mục tiêu hội nhập và cách thức hành động

- Huỵ động và củng cố sức mạnh vật chất với huy động và phát huy sức mạnh tinh thần, kết hợp sức mạnh tự thân, nội lực, sức mạnh dân tộc với sự đồng tình, củng cố của bạn bè quốc tế, sức mạnh thời đại để thực hiện việc hội nhập thực chất, hiệu quả Đặc biệt, chú trọng phát triển nguồn nhân lực tham gia hội nhập

- Nắm vững và tận dụng thời cơ, giành thắng lợi trên từng mặt trận hội nhập Quá trình hội nhập đi từ cấp độ nhỏ đến lớn, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu và nâng cấp các khuôn khổ hợp tác một cách bền vững

Trang 11

- Gắn liền Hội nhập quốc tế với việc xây dựng một xã hội văn minh, dưới sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN và luôn đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng

Như vậy, cho đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với hầu hết các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại – đầu tư song phương cũng như và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu

Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế là một hướng đi đúng đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng đã lựa chọn, thể hiện một sự thay đổi thức thời trong tư duy và bắt kịp với xu thế của thời đại Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh Việc thực hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững an - ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là minh chứng rõ nét nhất cho con đường đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn

V Thái độ, trách nhiệm của sinh viên

Với bối cảnh xu hướng Hội nhập quốc tế đang lên, sinh viên được tiếp cận với những cơ hội mới để phát triển con đường học vấn, sự nghiệp của mình Bản thân em cũng là một sinh viên, em nhận thức rõ tầm quan trọng của học tập, lao động cũng như vai trò của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước Không chỉ dừng lại ở việc chăm chỉ tích luỹ tri thức và kinh nghiệm trong hành trình học tập tại Đại học, em thấy được sự cần thiết của việc phát triển những tài nguyên của bản thân lên một tầm cao mới, và học cách ứng dụng trong những điều kiện thực tế Đồng thời, em cũng nhìn thấy một vấn đề quan trọng không kém đó là sự chắt lọc tri thức Trong bối cảnh có hàng triệu nguồn thông tin khác nhau, sinh viên chúng em cần biết so sánh, chắt lọc và lựa chọn những gì cần thiết, đúng sự thật và hữu ích vởi bản thân nói riêng, và xã hội nói chung

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:14

w