1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tân tạo công suất 4500 m3 ngày đêm

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tân tạo công suất 4500 m3 ngày đêm
Tác giả Lâm Thành Lợi
Người hướng dẫn Th.S Vũ Thụy Quang
Trường học Trường Đại Học Mở TP.HCM
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại Báo cáo Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 4,62 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN KCN TÂN TẠO (10)
    • 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (11)
    • 2. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI (12)
      • 2.1. Các dự án đầu tư (12)
      • 2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng (13)
    • 3. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN (14)
      • 3.1. Khí thải (14)
      • 3.2. Nước thải (15)
    • 4. TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI (16)
      • 4.1. Ngành nghề sản xuất của một số công ty tại KCN (16)
      • 4.2. Thành phần, đặc tính nước thải của các cơ sở công nghiệp (18)
        • 4.2.1. Đặc tính nước thải của các cơ sở công nghiệp (18)
        • 4.2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của một số nhà máy xử lý nước thải (20)
      • 4.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo (21)
  • PHẦN II: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ (22)
    • 1. YÊU CẦU MỨC ĐỘ XỬ LÝ (23)
    • 2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ (24)
      • 2.1. Công nghệ được đề xuất (24)
      • 2.2. Sơ đồ công nghệ (24)
    • 3. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ (25)
      • 3.1. Quá trình thu gom nước thải – Trạm bơm (25)
      • 3.2. Bể cân bằng (26)
      • 3.3. Bể trung hòa (26)
      • 3.4. Bể keo tụ tạo bông (26)
      • 3.5. Bể lắng sơ bộ (27)
      • 3.6. Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ MUL®TECH (27)
      • 3.7. Bể khử trùng (30)
      • 3.8. Bể nén bùn (30)
    • 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ (31)
      • 4.1. Thông số đầu vào (31)
      • 4.2. Tính toán trạm bơm nước thải (31)
      • 4.3. Bể cân bằng (32)
      • 4.4. Bể trung hòa (33)
      • 4.5. Bể keo tụ (33)
      • 4.6. Bể lắng sơ bộ (33)
      • 4.7. Bể MUL®TECH (34)
        • 4.7.1. Xác định BOD 20 của nước thải đầu vào và đầu ra (35)
        • 4.7.2. Tính toán nồng độ BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra theo quy định (35)
        • 4.7.3. Xác định hiệu quả xử lý E (36)
        • 4.7.4. Xác định thể tích bể MUL®TECH (36)
        • 4.7.5. Tính toán lượng bùn dư thải bỏ mỗi ngày (36)
        • 4.7.6. Xác định lưu lượng bùn thải (37)
        • 4.7.7. Xác định lượng thời gian lưu nước của 1 ngăn bể (38)
        • 4.7.8. Xác định lượng oxy cung cấp cho bể theo BOD20 (38)
        • 4.7.9. Xác định kích thước bể (40)
      • 4.8. Bể khử trùng (40)
  • PHẦN III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN (41)
    • 1. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ (42)
      • 1.1. Trạm bơm (42)
      • 1.2. Bể cân bằng (42)
      • 1.3. Bể trung hòa (43)
      • 1.4. Bể keo tụ (43)
      • 1.5. Bể lắng sơ bộ (44)
      • 1.6. Bể MUL®TECH (44)
      • 1.7. Bể khử trùng (46)
    • 2. CÁC THÔNG SỐ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT TRONG HỆ THỐNG VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG (48)
      • 2.1. Thiết bị (48)
      • 2.2. Tủ điều khiển (56)
      • 2.3. Hóa chất (57)
    • 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ (58)
      • 3.1. Chi phí năng lượng (58)
      • 3.2. Chi phí hóa chất (60)
      • 3.3. Chi phí nước sạch (60)
      • 3.4. Chi phí bảo trì (60)
      • 3.5. Chi phí hóa chất thí nghiệm (61)
      • 3.6. Chi phí xử lý bùn thải (61)
  • PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (62)
    • 1. KẾT LUẬN (63)
    • 2. KIẾN NGHỊ (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trong khu công nghiệp Tân Tạo xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, Int

TỔNG QUAN KCN TÂN TẠO

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Khu công nghiệp Tân Tạo tọa lạc phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với chiều dài mặt tiền 3,5 km chạy dọc theo Quốc Lộ 1A Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60 m Là một địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao thông giữa các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể cung cấp ơi ăn ở cho CBCNV cũng như việc phát triển Trung tâm công nghiệp và thương mại của Thành Phố

- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 12 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 12 km

- Cách cảng Sài Gòn khoảng 15 km

Trong tương lai, theo kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, KCN Tân Tạo sẽ có những thuận lợi sau:

- Nằm cạnh vùng đô thị mới

- Gần ga và tuyến đường sắt

Khu đất được giới hạn bởi:

- Phía Đông là xa lộ vành đai Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu An Lập đến ngã tư Bà Hom

- Phía Tây là rạch Nước Lên (chảy vào sông chợ Đệm tại cảng Phú Định)

- Phía Bắc là tỉnh lộ 10 nối liền khu vực Quận 6 với nông trường Lê Minh Xuân và đi đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

- Phía Nam là nơi giao nhau giữa xa lộ vành đai và rạch nước Lên tại cầu An Lập

Diện tích tự nhiên của khu đất theo tim của các trục lộ và rạch nước Lên là

224 ha, trong đó KCN là 182 ha, khu dân cư 40 ha, ngoài ra là đất dùng trồng cây xanh, bãi phế thải và kho hàng …

Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng:

Tổng diện tích toàn khu công nghiệp: 444 ha Trong đó:

+ Đất xây dựng nhà xưởng sản xuất: 100 ha

+ Đất xây dựng công trình phụ trợ: 4 ha

+ Cây xanh tập trung: 50 ha

+ Kho hàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: 5,8 ha

+ Đất XD xí nghiệp công nghiệp: 141,18 ha

` + Đất XD trung tâm công trình công cộng: 5,85 ha

+ Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha

+ Đất dành cho xử lý rác và vệ sinh môi trường: 2,77 ha

+ Hành lang an toàn điện: 23,33 ha

ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

2.1 Các dự án đầu tư:

Tập đoàn Tân Tạo đã mở vốn đầu tư rất nhiều những dự án công trình lớn nhỏ cho các đơn vị nhà máy, nhưng phải kể đến các quy mô nhất đó là dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương được đánh giá là một nhà máy nhiệt điện lớn và hiện đại nhất nước ta Đầu năm 2009, Bộ Công Thương đã chính thức phê chuẩn các bản thiết kế cơ sở của tập đoàn Tân Tạo và đến tháng 7/2009, UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 cho tập đoàn

Bà Đặng Thị Hoàng Yến cùng Tập đoàn Tân Tạo đã thuê những chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới nghiên cứu suốt hai năm trời để tìm ra giải pháp xây dựng cảng biển nước sâu trên đảo Nam Du, nằm trong vịnh Kiên Giang; chủ động đàm phàn với đối tác Australia, được nước bạn đồng ý xuất khẩu than đá cho ta vận hành Trung tâm nhiệt điện Có thể nói, Tập đoàn Tân Tạo đã ghi một dấu chấm đỏ mới trên bản đồ phát triển điện lực Việt Nam bằng chính nỗ lực không mệt mỏi của mình Theo bà, dự án sẽ được thực hiện với công nghệ lấn biển mới, với sự tiên phong của ITACO, có thể mở ra kinh nghiệm, hướng đi mới cho xây dựng các công

SVTH: Lâm Thành L ợ i 6 trình ven biển ở Việt Nam Đây sẽ còn là nhà máy nhiệt điện đầu tiên ở Việt Nam

“xanh, sạch, đẹp” giống như nhiều nhà máy nhiệt điện hiện đại ở Nhật Bản mà bà Yến từng tận mắt chứng kiến Với nhà máy này, ITACO mong muốn sẽ mang đến một hình ảnh nhiệt điện mới, không còn là nỗi ám ảnh về môi trường với người dân như nhiều nhà máy nhiệt điện hiện nay

2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng :

- Điện: Khu công nghiệp Tân Tạo hiện được cấp điện từ trạm biến áp

Trạm biến áp 110/15 KV Chợ Lớn, trạm biến áp Phú Lâm và hệ thống điện được xây dựng riêng phục vụ cho các Khu công nghiệp Bên cạnh đó, Công ty Tân Tạo liên doanh với nước ngoài xây dựng nhà máy phát điện độc lập tại Khu công nghiệp hiện đang được triển khai thực hiện Nhà máy phát điện độc lập kết hợp với lưới điện quốc gia sẽ đảm bảo cung cấp nguồn điện đầy đủ và ổn định cho Khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Tân Tạo tự hào là khu công nghiệp đầu tiên tại thành phố được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước chính của thành phố Nguồn nước chủ yếu đến từ Nhà máy nước ngầm Bình Trị Đông (12.000 m3/ngày) và Nhà máy nước ngầm Hóc Môn Ngoài ra, khu công nghiệp còn đầu tư xây dựng thêm các Trạm xử lý nước ngầm với công suất 5.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các doanh nghiệp trong trường hợp hệ thống nước máy thành phố không đáp ứng đủ nhu cầu.

Khu công nghiệp Tân Tạo sở hữu hệ thống viễn thông hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhanh chóng và toàn diện các nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước của các doanh nghiệp đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trong khu công nghiệp Tân Tạo xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, Internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax qua IP …

- Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải tập trung và hệ thống ống dẫn nước thải phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên thế giới

Hệ thống đường nội bộ của khu đô thị được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, với đường chính và đường phụ hoàn chỉnh, tải trọng lớn Hệ thống này đảm bảo giao thông vận chuyển an toàn và thuận tiện trong toàn khu, góp phần tạo nên môi trường sống chất lượng cao cho cư dân.

- Công trình thoát nước: Gồm có 2 hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt được thiết kế hiện đại và xây dựng hoàn thiện

- Kho ngoại quan Khu Công nghiệp Tân Tạo: Quy mô diện tích 64.000 m 2 trong đó có 24.000 m 2 có mái che Kho quan ngoại phục vụ cho việc lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN Tân Tạo, đồng thời thực hiện thủ tục hải quan tại chỗ nhanh gọn, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian

- Các tiện ích công cộng khác trong khu công nghiệp Tân Tạo: Ngân hàng, bảo hiểm, trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm biến áp, trạm xử lý vật liệu phế thải công nghiệp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân tennis … nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn cho các nhà đầu tư.

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN

Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung rất đa dạng tùy theo đặc điểm ngành nghề sản xuất, có thể phân chia chúng thành nhiều dạng như sau:

- Khí thải do đốt nguyên liệu: Rất nhiều nhà máy sử dụng các loại nhiên liệu (dầu FO, DO) để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất Khi bị đốt cháy, các nhiên liệu này sẽ sinh ra một hỗn hợp các khí NOx SO x CO x C x H y … và mùi khói gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và đang góp phần ô nhiễm môi trường không khí của KCN

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, tùy thuộc vào đặc tính của ngành nghề mà phát sinh các dạng khí thải khác nhau Trong các nhà máy được khảo sát, các dạng khí thải điển hình bao gồm khí và bụi.

+ Hơi acid bốc lên từ dây chuyền mạ kim loại;

+ Hơi dung môi và bụi sơn phát sinh trong các giai đoạn sơn;

+ Hơi khí độc bốc lên trong các dây chuyền đúc ép nhựa;

+ Hơi chì bốc lên trong các công đoạn hàn chì;

+ Hơi dung môi bốc lên từ các công đoạn chuẩn bị mực in và in ấn bao bì sản phẩm;

+ Bụi nguyên vật liệu, hóa chất và thành phẩm phát sinh trong các giai đoạn phối liệu, mài nhẵn bề mặt và đánh bóng các chi tiết;

+ Các loại bụi bông phát sinh trong các ngành sợi, may mặc …

3.2 Nước thải: Đây là chất thải phổ biến nhất ở hầu hết tất cả các nhà máy Chúng được sinh ra sau khi sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt của các công nhân trong nhà máy (nước thải sinh hoạt) hoặc sử dụng cho các giai đoạn công nghệ sản xuất (nước thải công nghiệp) Trong số các ngành nghề sản xuất công nghiệp trong hoạt động tại KCN Tân Tạo, qua thực tế khảo sát cho thấy không phải ngành nghề nào cũng sử dụng nước cho sản xuất Có những ngành nghề như may mặc, giày da, túi xách, đồ gỗ … hầu như không hề sử dụng nước cho các công nghệ sản xuất, có chăng chỉ là nước để giải nhiệt cho thiết bị máy móc và dùng cho mục đích sinh hoạt, do đó thành phần nước thải có mức độ ô nhiễm không đánh kể Tuy nhiên cũng có không ít ngành nghề đòi hỏi phải sử dụng nhiều nước cho công nghệ sản xuất và kèm theo đó là việc phát sinh ra nước thải có thành phần phức tạp và mức độ ô nhiễm cao Điển hình về ô nhiễm nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp tại

Các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) như giấy, chế biến thực phẩm, dệt - nhuộm, xi mạ và thủy sản đều góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm nước Nghiên cứu tại các nhà máy trong KCN cho thấy mức độ ô nhiễm nước thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép, đe dọa nguồn tiếp nhận Để bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững, việc xử lý nước thải cục bộ tại các ngành công nghiệp này là điều cấp thiết và không thể tránh khỏi.

TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI

4.1 Ngành nghề sản xuất của một số công ty tại KCN:

STT TÊN CÔNG TY NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT

1 Cty TNHH SX-TM Thuận Tiến Giấy

2 Cty TNHH SX-TM Nhất Huê Giấy

3 Cty TNHH SX-TM Khải Đằng Giấy

4 Cty TNHH SX-TM Hoàn Thành Giấy

5 Cty TNHH Song Tân Nhuộm

6 Cty TNHH Yên Chi Nhuộm

7 Cty Hồng Tiến Phát Nhuộm

11 Cty Trung Sơn Thủy hải sản

12 Cty Thành Hải Thủy hải sản

13 Cty kinh doanh thủy sản TP Thủy hải sản

14 Cty Diệp Long Thủy hải sản

15 Cty Khánh Lợi Thủy hải sản

16 Cty Minh Nam Suất ăn công nghiệp

17 Xí nghiệp ắc quy Sài Gòn Ắc quy

18 Cty Vũ Phú Hưng Xi mạ

20 Cty LD Scansia Pacific Sx đồ gỗ trang trí nội thất

21 Cty KODA International Trang trí nội thất bằng gỗ

22 Cty IFC Trang trí nội thất bằng gỗ

23 Cty Nic Parma Dược phẩm

24 Cty dược Đông Nam Dược phẩm

25 Cty Thi Tuấn Thức ăn tôm cá

26 Cty Phú Hoàng Gia Nhuộm

27 Cty Nhật Nhật Nam Nhuộm

32 Cty Đại Hoàng Phong Nhuộm

34 Cty Trung Dũng Thủy sản

35 Cty Mỹ Phát Thủy sản

36 Cty Nhan Hòa Thủy sản

37 Cty Hoàng Kim Xi mạ

38 Cty Song Hợp Lực Thép

39 Cty Vĩnh Thịnh Thuốc NTTS

40 Cty Duy Đạt Bổn Keo dán

42 Cty Tân Thuận Thành Bao bì giấy

43 Cty Việt Đức Bao bì giấy

45 Cty Lệ Hoa Giấy tập

46 Cty SEIL P.S Bản kẽm in

47 Cty Vạn Hưng Bao bì thùng carton

49 Cty bút bi Thiên Long Bút bi

50 Cty TomBoy Sx thức ăn nuôi tôm

51 Cty Nhan Hòa Thủy hải sản

4.2 Thành phần, đặc tính nước thải của các cơ sở công nghiệp:

4.2.1 Đặc tính nước thải của các cơ sở công nghiệp: Đa phần các nhà máy trong KCN Tân Tạo chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có xây dựng nhưng không vận hành triệt để Do đó chất lượng nước thải thường chưa bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định riêng của KCN (tương đương loại C theo TCVN 5945 – 2005)

Qua các kết quả giám sát, theo dõi chất lượng nước thải tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN, cho thấy thực trạng nước thải của các ngành đang hoạt động trong KCN như sau:

+ Giá trị trung bình trong nước thải sản xuất từ các ngành nghề khác nhau dao động trong khoảng 3.25 -11.4

+ So sánh với tiêu chuẩn thải của KCN Tân Tạo (pH = 5 – 9) cho thấy ngành dệt nhuộm, may mặc, giấy và thực phẩm không đạt tiêu chuẩn cho phép của KCN Các nhà máy còn lại có phát sinh nước thải sản xuất đều có pH nằm trong khoảng giới hạn cho phép

Qua khảo sát cho thấy ngành dệt nhuộm, ngành chế biến thủy sản và thực phẩm có hàm lượng BOD5 trung bình trong nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép của KCN Tân Tạo (100mg/l) Đặc biệt hàm lượng BOD5 trung bình trong nước thải sản xuất của ngành chế biến thủy hải sản cao nhất 573 mg/l Do đó nước thải của ngành này cần phải xử lý sơ bộ BOD5 trong nước thải sản xuất đạt tiêu chuẩn quy định của KCN Tân Tạo trước khi thải vào hệ thống của KCN

Qua khảo sát cho thấy ngành dệt nhuộm, ngành chế biến thủy hải sản và sản xuất bút bi có hàm lượng COD trong nước thải sản xuất dao động trong khoảng 428 – 1243 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép cua KCN (400 mg/l) Do đó nước thải sản xuất của ngành này cần phải được xử lý COD đạt tiêu chuẩn quy định

Ngành chế biến thủy sản, sản xuất giấy và thủy tinh có hàm lượng SS trong nước thải sản xuất dao động trong khoảng 218 – 782 mg/l và nằm ngoài quy định cho phép (200 mg/l) Do đó nước thải của ngành này cần phải được xử lý SS trong nước thải để đạt tiêu chuẩn quy định

+ Ngành chế biến thủy hải sản và xe đông lạnh có hàm lượng nitơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép của KCN (60 mg/l)

+ Các ngành còn lại có hàm lượng nitơ trung bình trong nước thải sản xuất dao động trong khoảng cho phép thải của KCN

+ Ngành chế biến thủy hải sản và xe đông lạnh có hàm lượng photpho vượt quá tiêu chuẩn cho phép của KCN (8 mg/l)

+ Các ngành còn lại có hàm lượng photpho trung bình trong nước thải sản xuất dao động trong khoảng cho phép thải của KCN

Các kim loại nặng Cr (VI), Cd, Pb, Ni chủ yếu hiện diện trong nước thải các nhà máy thuộc ngành dệt nhuộm và thủy ngân có trong ngành sản xuất kẽm, in Tuy nhiên hàm lượng rất nhỏ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Bên cạnh đó những nhà máy sản xuất nào có nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng, cyanua cao phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn của nước thải đầu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung

Ngành chế biến thủy hải sản, ngành dược phẩm và ngành sản xuất bao bì kim loại có mật độ coliform vượt quá nhiều lần cho phép đặc biệt là ngành chế biến thủy hải sản có mật độ coliform cao gấp 121.2 lần Do đó các ngành này cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép của KCN trước khi thải vào hệ thống

4.2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của một số nhà máy xử lý nước thải:

Stt Chất ô nhiễm Đơn vị KCN

23 Phốt pho hữu cơ mg/l - - 1 - - 1 -

B ả ng 1.1: N ồng độ các ch ấ t ô nhi ễm trong nướ c th ải đầ u vào c ủ a m ộ t s ố nhà máy x ử lý n ướ c th ả i

4.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo:

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đầu vào

3 Tổng chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 400

13 Dầu mỡ động vật mg/l 40

17 Chất hoạt động bề mặt mg/l >5

B ả ng 1.2: N ồng độ các ch ấ t ô nhi ễm trong nướ c th ải đầ u vào nhà máy x ử lý nướ c th ả i t ậ p trung KCN Tân T ạ o

Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Thăng Long

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

YÊU CẦU MỨC ĐỘ XỬ LÝ

Nước thải sau khi xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-5945-2005) đối với nguồn loại B:

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn (cột B)

6 Chất rắn lơ lửng mg/l 100

22 Dầu động thực vật mg/l 20

25 Hóa chất bảo vệ thực vật:

26 Hóa chất bảo vệ thực vật:

30 Amoni (tính theo nitơ) mg/l 2

34 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0.1

35 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1.0

B ả ng 2.1: TCVN 5945:2005 đố i v ớ i ngu ồ n lo ạ i B.

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ

2.1 Công nghệ được đề xuất:

Trên cơ sở nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào và đầu ra, cơ sở khoa học, diện tích mặt bằng thực tế, công nghệ được đề xuất để xử lý nước thải bao gồm các bước như sau:

- Thu gom và tách rác có kích thước lớn hơn 5 mm bằng máy lọc rác tự động dạng thanh

- Lọc rác tinh bằng thiết bị lọc rác kiểu trống quay để tách rác có kích thước lớn hơn 2 mm

- Xử lý hóa lý bằng trung hòa, keo tụ và lắng sơ bộ

- Xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính theo công nghệ AEROTANK truyền thống

- Xử lý bùn bằng phương pháp nén và ép bằng máy bùn băng tải

Thổi khí Nước tách bùn

Hinh 2.1 – Sơ đồ kh ố i nguyên lý ho ạt độ ng c ủ a h ệ th ố ng

MÔ TẢ CÔNG NGHỆ

3.1 Quá trình thu gom nước thải – Trạm bơm:

Nước thải từ tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất của KCN được tập trung về nhà máy xử lý nước thải theo hệ thống ống dẫn của KCN Trước khi chảy vào bể gom, nước thải được đi qua lưới chắn rác thô để loại bỏ những vật có kích thước lớn tránh những sự cố cho hệ thống Bể gom có nhiệm vụ nhận nước thải của cả KCN đổ về Tại đây có lắp đặt 4 bơm chìm (WP-01 A/B/C/D) công suất 108 m 3 /h 4 bơm này hoạt động theo chế độ mực nước tự động, tùy theo lượng nước thải đổ vào bể

Bể xử lý bùn Máy ép bùn

SVTH: Lâm Thành L ợ i 20 gom theo những thời điểm khác nhau Nước thải trước khi được bơm vào bể điều hòa được cho qua máy lọc rác trống quay (FBS) giúp loại bỏ các vật có kích thước nhỏ

Nước thải từ máy lọc rác (FBS) được đổ vào bể cân bằng (T02) Bể cân bằng được sục khí để hòa trộn đều nồng độ và lưu lượng nước thải, bên cạnh đó là tránh gây mùi do phân hủy yếm khí trong bể cân bằng, sử dụng máy thổi khí AB-02-A/B thông qua các đĩa phân phối khí AD (Air Disc Diffuser) đặt chìm dưới đáy bể

Nước thải từ bể cân bằng T02 được bơm lên bể trung hòa T03 bởi hai máy bơm chìm WP-02-A/B có công suất 198 m3/h Quá trình bơm này được thực hiện theo chế độ thay phiên thời gian nhất định Trong quá trình bơm nước thải, song song với đó còn diễn ra nhiều quá trình khác.

- Sử dụng hóa chất NaOH (hoặc H2SO4) được châm vào bể với liều lượng nhất định từ thiết bị tiêu thụ T09 (hoặc T10) thông qua bơm định lượng CP09 và CP10 Giá trị pH được điều chỉnh thích hợp từ 7 đến 7,5 và được kiểm tra bằng pH controller đặt tại bể và truyền thông tin giá trị pH về phòng điều khiển trung tâm

- Sử dụng dung dịch chất keo tụ là FeCl3 được châm vào với liều lượng nhất định từ thiết bị pha chế T11 thông qua bơm định lượng CP11A/B

- Sử dụng dung dịch chất bông tụ là Anion polymer được châm vào với liều lượng nhất định từ thiết bị pha chế T12 thông qua bơm định lượng CP12A/B

Tại bể có 1 máy khuấy AG-03 nhằm hòa trộn đều các hóa chất vào nước thải

3.4 Bể keo tụ tạo bông:

Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào nước Quá trình keo tụ diễn ra do dự tiếp xúc trực tiếp và sự tương tác lẫn nhau gữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng Sự keo tụ được tiến hành để thúc đẩy quá trình tạo bông với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng, nhằm hỗ trợ cho quá trình lắng kế tiếp

Nước thải sau quá trình khuấy trộn ở bể trung hòa sẽ được dẫn sang bể keo tụ theo nguyên lý bình thông nhau Bể keo tụ được trang bị máy khuấy AG-04 để ngăn cản quá trình lắng, đảm bảo nước thải được khuấy trộn liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình keo tụ tạo bông.

Nước thải sau khi được trung hòa và keo tụ, thì sẽ được cho tiếp tục chảy sang bể lắng sơ bộ Nước thải đi vào vùng phân phối nước đặt ở đầu bể lắng, qua vách phân phối, nước chuyển động đều dọc bể qua vùng lắng đi vào vùng thu nước đặt ở cuối bể Các chất rắn lơ lửng đã được keo tụ sẽ lắng xuống đáy bể và gạt bùn và bọt váng (SCR-05) gom xuống hố thu (theo hành trình gạt bùn) và được bơm bùn (SP05 A/B) bơm sang bể nén bùn (T08 A/B) Dầu mỡ và các chất bọt nổi sẽ nổi lên mặt bể và được máy gạt bùn và bọt váng (SCR-05) gạt vào máng thu ra sọt chứa bên ngoài (theo hành trình gạt bọt)

3.6 Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ MUL®TECH:

Quá trình xử lý sinh học diễn ra tại bể Mul®tech được mô tả bằng phương trình phản ứng sau:

- Quá trình oxy hóa chất hữu cơ:

BOD 5 + O 2 + vi sinh vật → CO2 + H 2 O + tế bào mới (C5H 7 NO 2 ) + năng lượng

Trong đó: C 5 H 7 NO 2 biểu thị công thức phân tử của bùn hoạt tính

BOD 5 biểu thị các hợp chất dễ phân hủy sinh học có mặt trong nước thải

Phản ứng Nitrat hóa được mô tả như sau:

1 Chuyển hóa Nitơ Amôniắc thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn

Nitơ Amôniắc + 1,5 O2 → Nitrite + H2O + giảm độ kiềm

2 Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter Nitrite + 0,5 O2 -> Nitrate

Phản ứng Nitrate hóa được mô tả bằng phương trình tổng quát sau:

Nitơ Amôniắc + 2 O2 → Nitrite + H2O + giảm độ kiềm

Trong quá trình khử Nitrate bằng phương pháp sinh học, nitrate được chuyển hóa thành khí nitơ tự do Khí Nitơ sinh ra được thoát vào không khí Ngược lại với quá trình Nitrate hóa, quá trình khử Nitrate bằng phương pháp sinh học diễn ra trong môi trường yếm khí (không có oxy) và sử dụng các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải như là nguồn cacbon Phản ứng khử Nitrate được mô tả bằng phương trình sau:

Nitrate nitrogen + cacbon hữu cơ → khí Nitơ + độ kiềm Ngoài ra với việc sử dụng đan xen giữa quá trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí cũng diễn ra quá trình khử phốt pho trong nước thải bằng cả 2 phương pháp sinh học hiếu khí và yếm khí

- Quá trình khử phốt pho bằng phương pháp sinh học:

Phốt pho còn tồn tại trong nước thải dưới các dạng orthophosphate, polyphosphate và phosphor hữu cơ Trong quá trình xử lý sinh học, phosphor trong nước thải được tách ra thông qua việc tạo thành các mô của tế bào vi sinh vật trong quá trình khử chất hữu cơ

Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ Mul®tech được thực hiện trong 1 hệ thống gồm 3 bể nối tiếp nhau T06 (A/B/C) Hệ thống này là 1 bể hình chữ nhật được chia thành 3 ngăn Những ngăn này được thông với nhau bằng một khe hở giữa các tường ngăn

Mỗi ngăn được lắp đặt 1 dàn phân phối khí, ngăn A và C được lắp đặt các tube thổi khí ở dưới đáy bể Khí được thổi vào từ các máy thổi khí cánh guồng AB- 06A/B/C/D để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học Các ngăn ở 2 đầu (A, C) được lắp đặt thêm đập tràn răng cưa để thu nước thải sau khi lắng

Hai ngăn ở 2 đầu đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng: vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng Nước thải được đưa vào từng ngăn tùy theo chu kỳ

Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý cũng được lấy ra ở từng ngăn ở

2 đầu, ngược với chu kỳ nước thải vào hệ thống

Chu kỳ hoạt động của Mul®tech:

Cũng tương tự như hệ thống xử lý bùn hoạt tính cổ điển, hệ thống bể này cũng hoạt động liên tục Tuy nhiên, hệ thống Mul®tech hoạt động liên tục theo từng chu kỳ, trong mỗi chu kỳ bao gồm 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn trong một chuỗi cân bằng

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

Lưu lượng giờ trung bình:

Lưu lượng trung bình giây:

Dựa vào bảng 3-2: Hệ số không điều hòa chung (Lâm Minh Triết, 2006, Tr 99)

B ả ng 2.2: H ệ s ố không điề u hòa chung

⇨ Hệ số không điều hòa k: k = 1,8

Lưu lượng giờ cao nhất:

Lưu lượng giây cao nhất:

4.2 Tính toán trạm bơm nước thải:

Nước thải của tất cả các nhà máy trong KCN Tân Tạo sau khi được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định được xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN và được dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý hoàn tất đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-5945-2005) đối với nguồn loại B trước khi xả ra rạch Nước Lên Nước thải đầu tiên được dẫn đến ngăn tập trung, qua song chắn rác thô và vào hố bơm Từ đó được 2 bơm chìm bơm đến công trình xử lý tiếp theo

Thể tích hầm tiếp nhận:

= 168,75 m 3 t: thời gian lưu nước (t = 10 – 30 phút), chọn t = 30 phút

Chọn thời gian lưu nước t = 7 giờ

Lưu lượng khí cần thiết để xáo trộn = 0,02 m 3 /phút

Lưu lượng khí cần thiết = 1313×0,02 = 26,26 m 3 /phút (926,8 CFM)

Công suất thiết bị phân tán khí = 6,7 CFM

Số thiết bị phân tán khí = = 138 thiết bị

Sử dụng: 02 máy thổi khí (01 máy hoạt động, 01 máy dự phòng) Công suất 926,8 CFM

Chọn thời gian lưu nước t = 30 phút

Chọn thời gian lưu nước t = 30 phút

* Thiết bị khuấy trộn trong bể trung hòa và bể keo tụ:

- Chọn gradien vận tốc: 2 phút -1

- Tốc độ bơm cần thiết: Qa = 2×106,5 = 205,2 m 3

- Chọn đường kính cánh khuấy: D = 0,85 m

- Hệ số khuấy trộn: NQ = 0,75

- Tốc độ khuấy trộn: n = = = 625 vòng/phút = 10,41 vòng/s

Dựa trên diện tích thiết kế và cách bố trí các bể trong hệ thống xử lý nước thải, ta chọn L = 18 m, bằng chiều rộng của bể cân bằng

Diện tích tiết diện ướt của bể lắng sơ bộ:

= 18,75 m 2 v: vận tốc lắng tính toán, chọn v = 5 mm/s

H: chiều sâu tính toán của vùng lắng, chọn H = 2,8 m (theo chỉ dẫn điều 8.6.2 TCVN 7957 – 2008)

Chiều rộng tổng cộng của bể lắng sơ bộ:

Số ngăn trong bể lắng sơ bộ:

Chọn chiều ngang của mỗi ngăn bể lắng sơ bộ b = 3,5 m

Chiều cao xây dựng của bể lắng

H XD = H + h1 + h2 + h3 = 2,8 + 0,4 + 0,5 + 0,3 = 4 m h1 : chiều cao lớp trung hòa (h1 = 0,4 m) h2 : chiều cao an toàn (h2 = 0,5 m) h3 : chiều cao phần chứa cặn (h3 = 0,3 m) 4.7 Bể MUL®TECH:

Xem bể MUL®TECH như bể aerotank khuấy trộn hoàn toàn Khi đó trong pha chính có 2 ngăn làm việc như aerotank

Dựa trên các thông số đầu vào thiết kế Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Tạo; cơ sở thông số đầu vào các Nhà máy xử lý nước thải đã và đang xây dựng; độ ổn định các Nhà máy (đề cập tại Chương 1), nhóm nghiên cứu đã có được nguồn tài liệu tham khảo để lựa chọn các thông số, giá trị hợp lý cho thiết kế.

SVTH: Lâm Thành L ợ i 29 hợp cho hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo Dựa vào bảng 6.1: Giá trị điển hình của các thông số thiết kế bể Aerotank (Trịnh Xuân Lai, 2000, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, tr.91):

Thông số Đơn vị Khoảng Giá trị chọn θc Ngày 0,75 – 15 14

B ả ng 2.3: Giá tr ị điể n hình c ủ a các thông s ố thi ế t k ế b ể aerotank

Các thông số đặc tính nước thải đầu vào MUL®TECH

Thông số Đơn vị Giá trị

B ả ng 2.4: Các thông s ố đặc tính nướ c th ải đầ u vào b ể Mul®tech Đầu ra S = 20 mg/L

4.7.1 Xác định BOD 20 của nước thải đầu vào và đầu ra:

4.7.2 Tính toán nồng độ BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra theo quy định:

BOD 5(r) = BOD 5 hòa tan trong nước đầu ra + BOD5 của chất rắn lơ lửng trong đầu ra

BOD 5 của chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu ra tính như sau:

- Phần có khả năng phân hủy sinh học của chất rắn sinh học ở đầu ra là: 0,6 x 100 = 60 mg/L

- BOD hoàn toàn của chất rắn có khả năng phân hủy sinh học ở đầu ra là: 0,6 x 100 x 1,42 mg O 2 tiêu thụ/mg tế bào bị oxy hóa = 85,2 mg/L

- BOD5 của chất rắn lơ lửng ở đầu ra = 60 x 0,68 = 40,8 mg/L

BOD5 hòa tan trong nước ở đầu ra xác định như sau:

100 = BOD 5(ht) + 40,8 ⇒ BOD5(ht) = 100 – 40,8 = 59,2 mg/L

4.7.3 Xác định hiệu quả xử lý E:

Hiệu quả xử lý được xác định bởi phương trình:

E Hiệu quả xử lý tính theo BOD5 hòa tan:

Hiệu quả xử lý tính theo BOD5 tổng cộng:

4.7.4 Xác định thể tích bể MUL®TECH:

Trong đó: θc : thời gian lưu bùn (ngày)

Q : lưu lượng trung bình ngày (m 3 /ngđ)

Y : hệ số sản lượng bùn (mgVSS/mgBOD5)

S0 : BOD5 của nước thải đầu vào bể aerotank (mg/L)

S : BOD 5 của nước thải đầu ra bể aerotank (mg/L)

X : nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính (mg/L)

K d : hệ số phân hủy nội bào (ngày -1 )

Từ công thức trên với các thông số ta có:

4.7.5 Tính toán lượng bùn dư thải bỏ mỗi ngày:

Hệ số sản lượng quan sát tính theo công thức:

Lượng sinh khối gia tăng mỗi ngày tính theo MLVSS:

Lượng tăng sinh khối tổng cộng tính theo MLVSS:

Hàm lượng bùn thải bỏ mỗi ngày = Lượng tăng sinh khối tổng cộng tính theo MLSS – Hàm lượng chất lơ lửng còn lại trong dòng ra = 793,8 – (4500×100×10 -3 ) = 289,8 kg/ngày

4.7.6 Xác định lưu lượng bùn thải:

Khi lượng bùn dư trong bể nén bùn được xả bỏ thông qua đường ống tuần hoàn, lưu lượng bùn thải ra (Qra) bằng lưu lượng bùn tuần hoàn (Q) Hàm lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) trong bùn thải ra chiếm 80% hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) Dựa trên thông tin này, lượng bùn thải bỏ được tính toán theo công thức: θc = V/Qra, trong đó V là thể tích của bể sục khí (aerotank).

X: nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính ở bể aerotank

Xra: nồng độ VSS trong SS ra khỏi bể lắng, Xra = 0,8x100 = 80 mg/L

Qb: lưu lượng bùn thải, m 3

Qra: lưu lượng nước thải ra khỏi hệ thống, Qra = Q = 4500 m 3 /ngày

4.7.7 Xác định lượng thời gian lưu nước của 1 ngăn bể: θ = = = 0,5 ngày = 12 h

4.7.8 Xác định lượng oxy cung cấp cho bể theo BOD20:

Khối lượng BOD20 cần xử lý mỗi ngày là:

Tính lượng oxy yêu cầu theo công thức:

= 2015,32 kg/ngày Tính thể tích không khí theo yêu cầu:

Giả sử hiệu quả vận chuyển oxy của thiết bị thổi khí là 8%, hệ số an toàn khi sử dụng trong thiết kế thực tế là 2 Lượng không khí yêu cầu theo lý thuyết (giả sử không khí chứ 23,2% O2 theo trọng lượng và trọng lượng riêng của không khí ở 20 0 C là 0,0118 kN/m 3 = 1,18 kg/m 3 ) là:

Lượng không khí yêu cầu với hiệu quả vận chuyển 8% sẽ bằng:

Lượng không khí thiết kế để chọn máy nén khí sẽ là:

63×2 = 126 m 3 /phút = 2,1 m 3 /s Áp lực và công suất của hệ thống nén khí:

Khi được phân phối vào bể bằng các ống khoan lỗ đặt dọc theo các hành lang, vận tốc khí ra khỏi lỗ từ 5 ÷ 10 m/s Áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén xác định theo công thức:

Trong đó: hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài ống dẫn (m) h c : tổn thất cục bộ (m) h r : tổn thất qua thiết bị phân phối (m) H: chiều sâu hữu ích của bể, H = 4 m

Tổng tổn thất hd và hc thường không vượt quá 0,4 m; tổn thất hr không quá 0,5 m Do đó áp lực cần thiết sẽ là:

Hct = 0,4 + 0,5 + 4 = 4,9 m Áp lực không khí sẽ là:

= 1,474 at Công suất máy nén khí tính theo công thức:

Trong đó: q = lưu lượng không khí, q = 9,4 m 3 /s Ŋ = hiệu suất máy nén khí, ŋ = 0,7 ÷ 0,9 Chọn ŋ = 0,8 Để sử dụng tiện lợi, chọn 4 máy nén khí sử dụng riêng lẻ cho 2 nguyên đơn, mỗi nguyên đơn sử dụng 2 máy, mỗi máy có công suất 118 kW

Kiểm tra tỉ số F/M và tải trọng hữu cơ:

- Tỉ số F/M xác định theo công thức sau:

- Tải trọng thể tích bằng: ×10 -3 = = 1,01 kgBOD 5 /m 3 ngày

Cả 2 giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép đối với aerotank xáo trộn hoàn toàn F/M = 0,2 ÷ 0,6 kg/kg.ngày và tải trọng thể tích trong khoảng 0,8 ÷ 1,92 kgBOD5/m 3 ngày

4.7.9 Xác định kích thước bể:

- Diện tích của aerotank trên mặt bằng:

Trong đó H là chiều cao công tác của aerotank, H = 4 m

- Tổng chiều dài các hành lang của aerotank:

Trong đó b là chiều rộng của aerotank, chọn b = 20 m

- Thời gian tiếp xúc: 30 phút

Diện tích bề mặt bể: 46,88 m 2

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

Chức năng Chứa và bơm nước thải đầu vào

B ả ng 3.1: K ế t qu ả tính toán tr ạm bơm

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Bơm chìm bơm nước thải WP-010-01/02/03

Máy lọc rác thô FBS-01/02

Chức năng Điều hòa lưu lượng, pH và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

B ả ng 3.2: K ế t qu ả tính toán b ể cân b ằ ng

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Bơm chìm bơm nước thải WP-02-01/02

Phao báo mực nước WLS-02 Đĩa phân phối khí 138 bộ

Chức năng Trung hòa pH của nước thải

B ả ng 3.3: K ế t qu ả tính toán b ể trung hòa

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Chức năng Keo tụ các chất lơ lửng trong nước thải

B ả ng 3.4: K ế t qu ả tính toán b ể keo t ụ

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Chức năng Tách cặn và dầu mỡ trong nước thải

B ả ng 3.5: K ế t qu ả tính toán b ể l ắng sơ bộ

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Máy gạt bọt váng và bùn đáy SCR-05-01

Máng thu bọt váng 01 Đập tràn răng cưa 01

Chức năng Phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H 2 O và lắng trong nước thải

B ả ng 3.6: K ế t qu ả tính toán b ể Mul®tech A

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Tube phân phối khí TD (150 bộ)

Bơm bùn hoạt tính dư SP-06-01 Đập tràn răng cưa 40 m Đập chắn bọt 40 m

Chức năng Phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H 2 O

B ả ng 3.7: K ế t qu ả tính toán b ể Mul®tech B

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Tube phân phối khí TD (150 bộ)

Chức năng Phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H 2 O và lắng trong nước thải

B ả ng 3.8: K ế t qu ả tính toán b ể Mul®tech C

Thiết bị lắp đặt đính kèm

Tube phân phối khí TD (150 bộ)

Bơm bùn hoạt tính dư SP-06-02 Đập tràn răng cưa 40 m Đập chắn bọt 40 m

Chức năng Khử trùng nước thải trước khi đưa ra cống thoát

B ả ng 3.9: K ế t qu ả tính toán b ể kh ử trùng

CÁC THÔNG SỐ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT TRONG HỆ THỐNG VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG:

STT Hạng mục Ký hiệu Thông số kỹ thuật Đơn vị

1 Máy lọc rác trống quay

Công suất: 2,2 KW Kích thước khe lọc: 2 mm Vật liệu: thép không gỉ Kiểu máy: trống quay

2 Bơm nước thải trạm bơm

Lưu lượng: 108 m 3 /h Cái 4 Công suất: 7,0 KW Điện áp: 3 pha, 380 V Vật liệu: thép chịu ăn mòn

Cột áp: 10 m Model: NP3127.180MT Kiểu bơm: thả chìm

3 Bơm nước thải bể cân bằng

Lưu lượng: 198 m 3 /h Cái 2 Công suất: 7,0 KW Điện áp: 3 pha, 380 V Vật liệu: thép chịu ăn mòn

Cột áp: 4 m Model: NP3127.180MT Kiểu bơm: thả chìm

4 Bơm bùn cặn bể lắng sơ bộ

Công suất: 1,5 KW Điện áp: 3 pha, 380 V Vật liệu: thép chịu ăn mòn

Cột áp: 4 m Model: CF3045.180HT Kiểu bơm: thả chìm

Công suất: 2,2 KW Điện áp: 3 pha, 380 V Vật liệu: thép chịu ăn mòn

Cột áp: 4 m Model: 80DL52.2 Kiểu bơm: thả chìm

6 Bơm bùn nén SP-08 Lưu lượng: 7-9 m 3 /h Cái 2

Công suất: 1,5 KW Điện áp: 3 pha, 380 V Vật liệu: thép chịu ăn mòn

Cột áp: 6 m Kiểu bơm: thả chìm

7 Máy khuấy bể trung hòa

AG-03 Công suất: 0,75 KW Bộ 1 Điện áp: 3 pha, 380 V Tốc độ khuấy: 140 vòng/phút

8 Máy khuấy bể keo tụ

AG-04 Công suất: 0,75 KW Bộ 1 Điện áp: 3 pha, 380 V Tốc độ khuấy: 70 vòng/phút

Trục và cánh khuấy SUS304

9 Cầu gạt bọt & bùn bể lắng bậc 1

SCR-05 Kiểu máy: gạt di động Bộ 1

Dài: 10,6 m Rộng: 1,2 m Công suất: 1,1kW Điện áp: 3 pha, 380 V Tốc độ gạt 1,5-2 m/phút

10 Máy gạt bùn bể nén bùn

Kiểu máy: trục quay Bộ 2 Công suất: 0,75 kW Điện áp: 3 pha, 380 V Tốc độ gạt 8-12 vòng/phút

11 Bơm định lượng hóa chất NaOH

CP-09 Lưu lượng: 120 l/h tại áp lực 4 bar

Công suất: 0,1 kW Điện áp: 1 pha, 220 V

12 Bơm định lượng hóa chất H2SO 4

CP-10 Lưu lượng: 120 l/h tại áp lực 4 bar

Công suất: 0,1 kW Điện áp: 1 pha, 220 V

13 Bơm định lượng hóa chất FeCl3

CP-11A/B Lưu lượng: 120 l/h tại áp lực 4 bar

SVTH: Lâm Thành L ợ i 45 Điện áp: 1 pha, 220 V

14 Bơm định lượng hóa chất Anion polymer

CP-12A/B Lưu lượng: 60 l/h tại áp lực 4 bar

Công suất: 0,1kW Điện áp: 1 pha, 220 V

15 Bơm định lượng hóa chất NaOCl

CP-13A/B Lưu lượng: 120 l/h tại áp lực 4 bar

Công suất: 0,1kW Điện áp: 1 pha, 220 V

16 Bơm định lượng hóa chất

CP-14 Lưu lượng: 0-0.5 m 3 /h Cái 1 Áp lực: 2 bar Công suất: 0,37kW Kiểu bơm: bơm trục vít Điện áp: 3 pha, 380 V

17 Bộ điều khiển pH tự động pH controller

Prominent pH controller Cái 1 Thang đo: 0-14

Cách lắp đặt: lắp đặt tủ điều khiển

Cổng liên kết với cầu đo:

SN6 (dùng cho đầu dò pH và ORP) Giá trị hiệu chỉnh: không Tín hiệu chống nhiễu: không Điều khiển cổng vào:

SVTH: Lâm Thành L ợ i 46 không Tín hiệu cổng ra: 2 cổng ra tỉn hiệu Analogue/4-20 mA Điều khiển rơle: tín hiệu cảnh báo

Và rơle theo 2 mức giá trị hoạt động Đặc tính điều khiển: điều khiển

ProMient pH Senor Loại: PHER 112 SE Thang đo: 0-12 Nhiệt độ làm việc cho phép: 0-80 0 C Áp suất hoạt động lớn nhất: 6 bar

ProMient Senor Cable Loại: LK5D

Chiều dài cáp: 05 m Dung tích: 5 m 3

18 Thiết bị pha chế & tiêu thụ

Cao: 1,3m Vật liệu: FRP Dung tích: 5 m 3

19 Thiết bị pha chế & tiêu thụ

20 Thiết bị pha chế & tiêu thụ

Cao: 1.3 m Vật liệu: FRP Dung tích: 5 m 3

21 Thiết bị pha chế & tiêu thụ

Cao: 1.3 m Vật liệu: FRP Công suất: 1.2 kW

22 Thiết bị pha chế & tiêu thụ

Dung tích: 2 m 3 Dài: 2,4 m Rộng: 0,8 m Cao: 1,1 m Vật liệu: thép không gỉ Lưu lượng: 22 m 3

23 Máy thổi khí bể cân bằng

AB-02A/B Công suất: 30 kW Cái 2 Điện áp: 3 pha, 380 V Cột áp: 5000 mmAq Kiểy máy: Roots blower Lưu lượng: 22 m 3

Công suất: 30 kW Cái 4 Điện áp: 3 pha, 380 V

Cột áp: 5000 mmAq Kiểy máy: Roots blower Lưu lượng: 4 m 3 /cái/h

25 Đĩa thổi khí bể cân bằng

AD Model: DISC-254 Bộ 138 Đường kính: 10 inches

SVTH: Lâm Thành L ợ i 48 Độ hạ sâu mực nước: 4 m Độ hòa tan oxy: 20%

Vật liệu: PVC/cao su EPDM

AT Dài: 1000 mm Bộ 284 Đường kính: 94 mm Độ hạ sâu mực nước: 4 m Độ hòa tan oxy: 20%

Vật liệu: PVC/cao su EPDM

AD Model: DISC-254 Bộ 300 Đường kính: 10 inches Độ hạ sâu mực nước: 4 m Độ hòa tan oxy: 20%

Vật liệu: PVC/cao su EPDM

29 Ống hướng dòng bể nén bùn Đường kính: 1,0 m Cái 2 Chiều cao: 2,2 m

MULTECH Vật liệu: SUS 304

32 Đập tràn bể lắng sơ bộ

33 Máng thu bọt váng bể lắng sơ bộ

Cao: 0,6 m Vật liệu: SUS 304 Chiều rộng băng tải:

34 Máy ép bùn băng tải

Công suất điện: 1,5 kW/h LxWxH=(5x1,6x2,2) m Đồng bộ

36 Điện động lực khu xử lý

B ả ng 4.1: Thi ế t b ị l ắp đặ t trong h ệ th ố ng

Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được chia thành 7 tủ điều khiển:

- Tủ điều khiển số 1: điều khiển hệ thống máy bơm và máy lọc rác trong trạm bơm T01

- Tủ điều khiển số 2: điều khiển máy thổi khí AB-02-01/02

- Tủ điều khiển số 3: điều khiển tất cả các máy thổi khí bể MUL®TECH

- Tủ điều khiển số 4: điều khiển hoạt động của cầu gạt SCR-05-01 Vỏ điều khiển này được làm bằng théo không gỉ, gắn và chuyển động cùng cầu gạt

- Tủ điều khiển số 5: điều khiển hệ thống máy pha chế và châm Anion polymer tự động

- Tủ điều khiển số 6: điều khiển hệ thống máy pha chế và châm Cation polymer tự động

- Tủ điều khiển số 7: điều khiển hệ thống máy ép bùn băng tải Tủ điều khiển này đi theo máy của nhà sản xuất

- Tủ điều khiển trung tâm (tủ số 8): điều khiển tất cả các máy còn lại Tủ được chế tạo bằng thép và sơn tỉnh điện cả 2 mặt (trong và ngoài) Vị trí tủ điều khiển trung tâm được đặt trong phòng điều khiển của khu xử lý tập trung Các tủ điều khiển khu vực (tủ số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6 và số 7) được kết nố về tủ trung tâm và từ đây được kết nối chung với hệ thống SCAVA và máy tính kiểm soát trung tâm – PC

Tủ điều khiển trung tâm có:

- 01 công tắc tắt khẩn cấp

Mỗi tủ có 3 đèn báo:

Đèn sử dụng phải có điện áp 220 V và công suất tối đa không quá 1,5 W Loại đèn tín hiệu sử dụng cho phép tháo mặt kính và thay thế bóng đèn trực tiếp từ phía trước.

Các tủ có 2 chế độ hoạt động (AUTO/MANUAL) sử dụng công tắc 3 vị trí: HAND – STOP – AUTO

Các tủ không có chế độ hoạt động → sử dụng công tắc 2 vị trí: ON/OFF

Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải bao gồm:

Nguồn cung cấp: Công ty hóa chất cơ bản Miền Nam

Nguồn cung cấp: Công ty hóa chất cơ bản Miền Nam

Nguồn cung cấp: Công ty hóa chất cơ bản Miền Nam

Nguồn cung cấp: Công ty hóa chất cơ bản Miền Nam

Nguồn cung cấp: thị trường tự do

Nguồn cung cấp: thị trường tự do

Acid và xút có hệ thống bồn bơm định lượng và đường ống riêng:

- Bồn NaOH có thể tích 10000 l nồng độ NaOH lỏng cung cấp trên thị trường là 30% được bơm vào bồn khí lượng xút trong bồn vơi đi Bơm xút có công xuất 120 l/h, 2 bơm hoạt động luân phiên

- Bồn H2SO4 có thể tích 5000 l nồng độ 98% theo tiêu chuẩn cung cấp trên thị trường Bơm acid có công suất 60 l/h, 2 bơm hoạt động luân phiên

- Nguyên tắc hoạt động của bơm hóa chất: khi pH sau ngăn khuấy trộn hóa chất:

- < 6 thì bơm NaOH hoạt động

- > 7.5 thì bơm acid hoạt động

Pha chế Polymer: Polymer được sử dụng cho máy ép bùn Hệ thống polymer bồn thể tích 2000 l, bồn pha có cánh khuấy, 2 bơm công suất 120 l/h chạy luân phiên

- Trước khi pha đóng van thông giữa 2 bồn

- Lấy nước vào bồn đến vạch 1000 l, mở cánh khuấy Cân 1.5 kg polymer cho từ từ vào bồn và cấp nước đến vạch 1500 l dung dịch polymer có nồng độ 0.1% Đợi thêm 30 phút cho polymer tan hết, tắt khuấy rồi mở van thông giữa 2 bồn.

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ

STT Tên máy Ký hiệu Số lượng

Thời gian hoạt động (h/ngày)

2 Máy lọc rác trống quay

17 Máy khuấy hóa chất AG-12-01/02 2 0,4 2

18 Máy khuấy hóa chất AG-14-01/02 2 0,4 2

24 Máy gạt bùn/bọt váng

25 Máy gạt bể nén bùn SCR-08A/B-01 2 0,75 24

27 Điện sinh hoạt + chiếu sáng 50

Chi phí năng lượng (đ/ngày) 6.169.564,7

Chi phí năng lượng/m 3 nước thải được xử lý 1371

B ả ng 4.2: Chi phí năng lượ ng

STT Hóa chất Định mức(g/m 3 )

Khối lượng (kg/ngày) Đơn giá (đ/kg)

Chi phí hóa chất/m 3 nước được sử dụng (đ/m 3 ) 404

B ả ng 4.3: Chi phí hóa ch ấ t

Chi phí nước sạch/ m 3 nước thải được xử lý

B ả ng 4.4: Chi phí nướ c s ạ ch

Chi phí bảo trì ước tính khoảng 200,000 đ/ngày

STT Tên Khối lượng (m 3 /ngày) Đơn giá

Chi phí bào trì quy đổi ra nước thải (đ/m 3 ) 0,5

3.5 Chi phí hóa chất thí nghiệm:

Tham khảo chi phí hóa chất thí nghiệm tại Nhà máy xử lý nước thải Biên Hòa 2, có công nghệ xử lý tương tự với Nhà máy Kim Lũ, có thể ước tính chi phí xử lý vào khoảng 5 đồng/m3.

3.6 Chi phí xử lý bùn thải:

Bùn thải sau khi ép khô thành bánh thực tế có thể đem chôn lấp cùng với rác thông thường Tuy nhiên theo yêu cầu của Chủ đầu tư thì có một đề xuất được đề ra là thiêu hủy trong lò đốt chuyên dụng ở nhiệt độ cao (1050-1100 0 C) theo hướng thuê dịch vụ Kinh phí hiện nay là 4,200,000 đ/tấn

Ngày đăng: 09/08/2024, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Minh Triết (2008), Xử lý nước thải Đô thị &amp; Công nghiệp, NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM, Tp.HCM Khác
2. Lâm Minh Triết (2006), Kỹ thuật Môi trường, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Tp. HCM Khác
3. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, tr.91, NXB Xây Dựng Khác
4. Dịch giả Lê Phi Nga, Giáo trình CNSH Môi trường, NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM Khác
5. 2008, Sổ tay xử lý nước, NXB Xây Dựng, Hà Nội Khác
6. Lương Đức Phẩm, Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường, NXB Giáo Dục Khác
7. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Khác
8. Th.s Đỗ Thị Kim Chi (2010), Giáo trình CNSH Môi trường, ĐH Mở Tp.HCM Khác
9. Th.s Vũ Thụy Quang (2010), CD Môi trường, ĐH Mở Tp.HCM Khác
10. Lê Huy Bá (1997), Môi trường tập 1, NCB KH&amp;KT Khác
11. Lê Anh Tuấn, Giáo trình Công trình xử lý nước thải Khác
12. Nguyễn Xuân Hoàn, Trần Thị Ngọc Diệu (2004), Giáo trình Kỹ thuật môi trường, Bộ Công nghiệp trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM Khác
13. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương (2003), Công nghệ sinh học môi trường, NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM Khác
14. Một số trang wed: www.tantaocity.com Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN