Tông quan tài liệu nghiên cứu A 6 é wu nud Thangavelu va Findlay 2011 da str dung dữ liệu bảng cùng mô hình tác động cô định, mô hình trọng lực để chỉ ra rằng quy mô thị trường kết hợp
Trang 1DANH GIA TAC DONG CUA EVFTA DEN THU HUT FDI
TU EU VAO VIET NAM GIAI DOAN 2016
Giảng viên hướng din: PGS TS NGUYEN THI KIM CHI
ThS CHU TRONG TRI
Kinh tế đối ngoại Việt Nam Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Phương Anh
Trang 2DANH MUC CHU VIET TAT
DANH MUC BANG
PHAN MO DAU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2 Tông quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Tống quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
2.2 Tống quan tài liệu trong nước
2.3 Khoảng trồng nghiên cứu
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Muc tiéu chung
3.2 Muc tiéu cu thé
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vỉ HgÌHÊH cứu
ạ é
a é ở
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu bài nghiên cứu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khải niệm FDI
1.1.2 Đặc điểm FDI
1.13 Phân loại FDI
a
Trang 3a ứ uu éndautu
ai theo lĩnh vực đầu tư
ại theo động cơ đầu tư
1.2 Khái quát về Hiệp định thương mại tự do
1.2.1 Khai niém FTA
Phán loại FTA
1.2.3 Nội dung chính của FTA
1.3 Tác động của FTA tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Tác động tích cực
1.3.2 Tác động tiéu cực
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU VÀO
VIỆT NAM GIAI DOAN 2016
2.1 FDI tr EU vao Viét Nam
2.1.1 Tong gid tri va số lượng dự án
2.1.2 FDI theo đối tác dau tw
2.1.3 FDI theo lĩnh vực đầu tư
2.1.4 FDI theo địa phương và hình thức đầu tr
2.1.4.1 FDI theo dia phuong
ức dau tu & hinh thir é
2.1.5 Dánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ EU
ữ ế — d đạt đượ
ữ ạ é6 a
2.2 Đánh giá tác động của EVETA đến EFDI từ EU vào Việt Nam
2.2.1 Các nội dung của EVFTA có ảnh hưởng tới đầu tie FDI từ EU vào Việt
Trang 4é é throng ma
é é thương mạ j u
é édaute 2.3 Tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam
2.3.1 Tác động tích cực
.3.1.1 Thúc đã ừ ệ é a
a ¢€ dtluo w é
2.3.1.2 Đa dạ ứ ừ é
i ến cơ cầu lĩnh vực đầu tư
ân đưa Việ Ở ôt “mắt xích” quan tro
ang luoi dau teva liénké oi EU citing nhu the ở
é u a é ê én chính sách liên quan dé
ả _ ện môi trường đu tư
2.3.2 Tac dong tiéu cic
2.3.2.2 Nguy cơ gia tăng hiện tuo é
Chuong 3: DE XUAT GIAI PHAP THU HUT FDI TU EU VÀO VIET NAM
3.1 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong việc thu bút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh thực thỉ hiệp định EVFTA
3.1.1 Cơ hội
3.1.11.Cơhộ từ ợ - Ê người đi trướ
3112.Cơhộihưở ơ ừ éntranh thương mạ — ÿ
31.13 Cơhộ it ê i é on đầu tư vao ASEAN
3.1.2 Thách thức
3.1.3 Dw bao tình hình thu hút FDI của Việt Nam dưới tác động của PVFTA
Trang 5trong những năm tới
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường FDI từ EU trong bối cảnh tham gia 3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền về EVFTA
3.2.2 Rà soát kiểm tra và điều chỉnh các chính sách, pháp luật, môi trường đầu
tw phi hop voi EVFTA
3.2.3 Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU
3.2.4 Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong nước
3.4.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và th đấy các doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp FDI
KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢ
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT
Ki hiéu Nguyên nghĩa
Hiệp định thương mại tự do
Trang 7DANH MUC BANG
Bang Noi dung
Trang 8PHAN MO DAU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu
thế quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại Nhờ sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và kỹ thuật, cùng với vai trò ngày cảng tăng của các công ty đa quốc gia, quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia đã được thúc đây mạnh mẽ Hầu hết các quốc gia đều điều chính chính sách của mình theo hướng mở cửa, giám và loại bỏ
rào cán thuê và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và di
huyền các yếu tô sản xuất như vốn, lao động và công nghệ trên toàn thế giới
Trong bối cảnh này, việc hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế là rất
quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Đề không bị tụt lại trong quá triển toàn cầu, Việt Nam đang nỗ lực hội nhập vào xu thế chung và tăng cường
sức cạnh tranh kinh tế Điều này đòi hỏi các biện pháp và chính sách linh hoạt đề thu hút
đầu tư nước ngoài (FDI)_ một yếu tổ quan trọng trong việc bồ sung nguồn vốn, mở rộng
y mô sản xuất và chuyên giao công nghệ Qua việc thu hút FDI, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế FDI ciing dong vai trd quan trọng trong việc tạo ra những năng lực sản xuất mới, nâng khả năng cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt
Nam đã có những bước phát triển đáng chú ý Dòng chảy FDI vào Việt Nam đã có sự
chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2010 đến 2020, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của
tông số vốn đầu tư và số dự án mới đăng ký vào Việt Nam từ năm 2015 đến nay (Vũ Thị Yên, 2021) EU hiện là đối tác FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam với hơn 2240 dự án có hiệu lực đến 2020, và tông vốn đăng ký tích lũy là 24,67 tỷ USD, tương đương 7,6% tổng vốn
EDI vào Việt Nam Bên cạnh đó với sự tham gia của Việt Nam trong lĩnh vực tự do hóa
đầu tư được thực hiện thông qua nhiều hiệp định song phương, khu vực và đa phương đặc biệt là EVETA Cho đến nay, các nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của EVEFTA
Trang 9đối với Việt Nam chủ yếu tập trung tới tác động thương mại và đánh giá dựa trên một số
ngành cụ thể Chính vì thế để đánh giá tác động của EVFTA tới thu hút FDI, em lựa
chọn đề tài “Đánh giá tác động của hiệp định LWFTA đến thu hút FDI từ EU vào Việt
Nam giai đoạn 2016 ”
2 Tông quan tài liệu nghiên cứu
A
6 é wu nud
Thangavelu va Findlay (2011) da str dung dữ liệu bảng cùng mô hình tác động cô định, mô hình trọng lực để chỉ ra rằng quy mô thị trường kết hợp giữa các cặp quốc gia càng lớn thì càng làm tăng lượng vốn FDI ra nước ngoài từ nguồn vốn FDI sang nền kinh tế nước chủ nhà và việc bô sung một thỏa thuận song phương để trở thành thành viên chung của hiệp định đa phương làm tăng dòng vốn FDI giữa hai nước
Camarero, Molimer &, Tamarit (2021), phân tích các yêu tố quyết định nguồn von FDIra nước ngoài của Nhật Bản trong giai đoạn 1996-2017 Giai đoạn này đặc biệt thích hợp vì nó bao hàm quá trình toàn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng và hai cuộc khủng hoảng tài chính Với mục đích này, bài báo xem xét một tập hợp lớn các quan sát dựa trên lý thuyết cũng như phân tích thực nghiệm trước đó Mẫu của bài báo bao gồm tông cộng 27 quốc gia sở tại Nhóm tác giá chọn các hiệp biến bằng cách sử dụng phương pháp luận theo hướng dữ liệu, phân tích Trung bình Mô hình Bayes (BMA)
Jang (2011) nghiên cứu thực nghiệm nhằm phân tích tác động của FTA song phương đối với FDI song phương trong số 30 quốc gia OECD (Tô chức Hợp tác triển Kinh tế) và 32 quốc gia không thuộc OECD sử dụng mô hình vốn tri thức làm khung lý thuyết Kết quả chỉ ra rằng hiệp định thương mại giữa hai quốc gia có thê tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát triển từng thành
Cụ thể, nếu một quốc gia phát triển ký hiệp định thương mại với một quốc gia phát triển
khác thì lượng FDI vào quốc gia của họ có thê bị giảm bởi hiệp định này
Nicet &, Rougier (2016), chỉ ra rằng để đa dạng hóa rủi ro của mình, các
công ty đối mặt với sự không chắc chắn trong thị trường nội địa, họ có thể chọn tăng
Trang 10cường đầu tư ra nước ngoài bằng cách chuyên hoạt động sản xuất sang các nền kinh tế
chủ nhà ôn định hơn Bằng cách ước tính mô hình trọng lực của dòng von FDI tir chau
Âu và khu vực Địa Trung Hải đến bốn nước nhận FDI chính ở khu vực Trung Đông và
Bắc Phi (MENA) từ năm 1985 đến năm 2009, bài báo này kiểm tra mức độ dòng vốn FDI có bị ảnh hưởng bởi sự biến động kinh tế vĩ mô tại nước nguồn và liệu các hiệp định
thương mại và đầu tư khu vực có thê làm tăng mức độ nhạy cảm của dòng vốn FDI này
đối với biến động kinh tế vĩ mô bên ngoài hay không Bài báo thay rằng tỷ lệ FDI giữa
hai quốc gia tăng lên cùng với sự không ôn định của GDP nguồn và với sự ôn định của GDP nước chủ nhà Hơn thê nữa, FDI vào các nước MENA có xu hướng ngược lại với chu kỳ kinh doanh của nước nguồn
A
0 éu trong nud
Hoàng Chí Cường và các cộng sự (2015) chỉ ra một số FTA đã tác động mạnh mẽ đến thương mại và dòng FDI vào nhưng không đồng đều giữa các hiệp định khác nhau
Cụ thể là trong hiệp định USBTA thì việc gắn nhãn hiệu sẽ kích thích được cả xuất khâu
và nhập khẩu trong khi đó việc giảm thuế theo ACFTA chỉ khuyến khích nhập khâu của
quốc gia đó; Cùng với AANZFTA thì AKEFTA được công nhận là hiệp định thương mại
tự do khu vực duy nhất thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Vũ Thanh Hương (20 L7) đã nhận diện những nhóm ngành và thị trường có lợi ích gia tăng xuất khâu và những nhóm ngành, thị trường có tiềm năng gia tăng nhập khẩu từ EVETA, sử dụng mô hình trọng lực với mô hình cân bằng bộ phận SMART và cho ra kết quả giống với kết quá bài nghiên cứu của tác giả vào năm 2016 được liệt kê ở trên
Ca hai bài tuy chưa đề cập đến FDI nhưng đã xây dựng được khung chuân đoán tác động của EVETA đến thương mại Việt Nam, rất có giá trị cho các nghiên cứu sau này
Nguyen (2018) đã chỉ ra điểm nổi bật của FDI vào các
nước đang phát triển thường được thúc đấy bởi các hoạt động xuất khâu Các tác giả
khám phá mối liên hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và FDI tử xuất khâu với sự lan
rộng của FDI ở một quốc gia sở tại Làm thế nào để chính sách thương mại và những
Trang 11thay đổi trong quy mô thị trưởng ảnh hưởng đến sức mạnh của bảo vệ sở hữu trí tuệ? Bài
báo chỉ ra vấn đề của quyền sở hữu trí tuệ và FDI phụ thuộc vào bản chất của tự do hóa
thương mại Thêm vào đó tác giả cũng chỉ ra bản chất của sự đánh đổi giữa FDI và sản xuất trong nước là một yêu tô quyết định chính khác
Huong Vo (2018), chỉ ra rằng Việt Nam có thê thu được lợi ích từ việc tham gia
vào các hội nhập khu vực như EVFTA và, CPTPP Bài báo này phân tích nền kinh tế
Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng như thế nào bởi các khuôn khô khu vực này trên cơ
sở áp dụng mô hình CGE tĩnh, kết hợp các tác động của tích lũy vốn, thay đối nguồn cung lao động và tăng trưởng năng suất do tự do hóa thương mại Bài báo cũng phân t các kịch bản “bẫy thu nhập trung bình”, trong đó các yếu tô tăng trưởng của Việt Nam giảm xuống dưới mức tiềm năng đầy đủ và rút ra các hàm ý chính sách
£ A z
a 0 ứ
Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về tác động của các Hiệp định Thương mai tw do (FTA) đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu này đã sử dụng và kết hợp nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau đề chỉ
ra mỗi quan hệ giữa FTA và FDI, tạo nền táng lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo Phan lớn các nghiên cứu đã cho thấy FTA có tác động tích cực trong việc thu hút và thúc đây EFDI vào các nước đang phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của các FTA nói chung và Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVETA) nói riêng đến Việt Nam chưa đi sâu vào tác động đến FDI, mà chỉ tập trung vào tác động đến thương mại
và nền kinh tế tổng thê Đến nay, công trình nghiên cứu có tính toàn diện về tác động
của EVETA đến FDI tại Việt Nam còn rất ít, và công trình của Nguyễn Thị Minh Phương
(2020) là một công trình nổi bật trong lĩnh vực này Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tác động dự kiến của EVFTA và chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động thực tế của hiệp định này sau khi có hiệu lực Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra đánh giá rõ ràng về cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI từ Liên minh Châu
Trang 12Âu trong bồi cảnh của EVETA Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách này, đề tài đã xem
hiên cứu trước đây và phân tích chỉ tiết hơn thực trạng FDI từ Liên minh Châu
Âu vào Việt Nam kế từ khi EVETA có hiệu lực Đồng thời, đánh giá và xác định những
thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc tận dụng EVEFTA dé thu hut FDI, từ đó, đưa ra các giai phap giup Viét Nam tan dung duoc EVFTA để thúc đây thu hut FDI tt
3.Muc tiéu nghién ciru
u
Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định EVETA(hiệp định thương mại tự do Việt Nam
~ EU đổi với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam, từ đó đề xuất hàm
ý chính sách để thúc đây thu hút FDI từ EU vào Việt Nam
Đưa ra cơ sở lý thuyết về EVETA cũng như về thu hút FDI
Phân tích và đánh giá thực trạng Việt Nam thu hút FDI từ EU
Phân tích các tác động của EVETA đến thu hút FDI của Việt Nam từ EU Đáng giá các cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi thu hút FDI từ EU trong
boi cảnh thực hiện EVFTA
Đưa ra một sô hàm ý chính sách nhằm thúc đây thu hút FDI của Việt Nam từ
EU trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 13doan 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh và, thông kê dữ liệu
Báo cáo thực hiện dựa trên việc thu thập, tông hợp, phân tích và so sánh các số
liệu thứ cấp Thông qua các tổng quan tài liệu được lấy từ Sciendirect, Googlescholar,
từ đó, nghiên cứu sẽ hệ thông hóa các cơ sở lý luận liên quan đến FTA và FDI Hơn thê nữa, sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp đề tiễn hành thu
thập số liệu về nguồn vốn FDI vào Việt Nam qua Báo cáo thường niên của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư trong các năm từ 2016
Từ những kết quả thu được đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVF
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Việc xử lý và phân tích số liệu được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu, đánh giá số liệu dé rut ra bản chất vẫn đề cần nghiên cứu và chứng minh các luận điểm Sau khi thu thập và tổng hợp được số liệu nghiên cứu, tiễn hành phân tích số liệu bằng các phương pháp đồ thị, phương pháp so sánh và bảng thông kê
6 Kết cầu bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục _ liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3
Chương như sau:
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC DONG CUA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO TÓI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Chương 2: THỰC TRANG DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU VÀO
VIỆT NAM
Chương 3: ĐỀ XUÂT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU
VAO VIET NAM TRONG BOI CANH THUC THI HIỆP ĐỊNH EVETA
Trang 14Chuong 1: CO SO LY LUAN VE TAC DONG CUA HIEP DINH THUONG MAI
TỰ DO TỚI ĐẦU TU TRUC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khải niệm FDI
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI
Direct Investment) xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tai san cd
một nước khác với ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty)
chí cơ bản phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán
Theo các chuân mực của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa bằng một khái nệm rộng hơn Theo [ME:
FDI nham đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thô của một nền kinh tế khác nên kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư
là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
Khái niệm của WTO: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu
tư) có quyền kiểm soát tài sản đó Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với
các hoạt động đầu tư khác
Theo Quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996
“EDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất ky tà
sản nào đề tiên hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
1.12 Đặc điểm FDI
FDI chu yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận
cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiêu tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thê có sự tham gia góp vốn nhà nước
Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khăng định FDI có mục đích ưu tiên hà
đầu là lợi nhuận Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành
Trang 15lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý đê hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục
vụ cho mục đích tìm kiểm lợi nhuận của các chủ đầu tư
Các chủ đầu te nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vôn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiêm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và Anh
là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định của OECD (1996) thì
tỉ lệ này là 10% các cô phiếu thường hoặc quyên biểu quyết của doanh nghiệp mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thê được
thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, đề tiền hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Trong hình thức FDI này, cũng có
sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoai
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách
nhiệm về kết quá kinh doanh Khác với hình thức liên doanh, hình thức FDI này không
có sự tham gia của chủ đầu tư Việt Nam
Trang 16a ứ ou éndautu
Dau tue moi (GI Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn đề xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức này thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và gia tri gia tang cho nước này
nhập và mua lạ — Chủ đầu tư nước ngoài
mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư Theo quy định của Luật Cạnh tranh: Sáp nhập (merger) doanh nghiệp là việc một hoặc một 36
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyên, nghĩa vu và lợi ích hợp pháp của mình sang
một doanh nghiệp khác; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ
hoặc một phân tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chí phối toàn bộ hoặc một
nghề của doanh nghiệp bị mua lại M&A được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơn
hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp cận
thị trường nhanh hơn
ại theo lĩnh vực đầu tư
Theo VCCT (2021) FDI được chia theo các lĩnh vực:
Pau tu theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiền hành nhằm sản xuất cùng loại sản phâm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư Như vậy, yếu t6 quan trọng quyết định sự thành công của hình thức FDI này chính là sự khác biệt của sản phẩm Thông thường FDI theo chiều ngang được tiền hành nhằm tận
dụng các lợi thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm đặc biệt là khi việc phát triển ở thị
trường trong nước vi phạm luật chống độc quyên
Đầu tư theo chiều dọc nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu hoặc đề gần gũi với người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư Như vậy, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyên sản xuât và phân phôi một sản phâm cuôi cùng
Trang 17ại theo động cơ đầu tư
EDI tìm kiếm nguồn lực: là hoạt động đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên liệu thô, các sản phẩm nông nghiệp) và tìm kiếm lao động giá thấp hoặc có chuyên môn nhằm mục đích khai thác lợi thé so sánh của một nước EDI tìm kiếm thị trường: là hoạt động đầu tư vào các thị trường đang sử dụng
hàng nhập khẩu hoặc vào các thị trường được bảo hộ bởi các rào can thương mại, là hoạt
động đầu tư của các công ty cung ứng phục vụ cho cho khách hàng của mình tại nước
ngoài, hoặc là hoạt động đầu tư nhằm sản xuất ra các sản phâm thích ứng với thị hiểu và
nhu câu tại chỗ cũng như đề sử dụng nguyên liệu tại chỗ Mục tiêu của loại đầu tư này
là đề chiếm lĩnh thị trường
FDI tìm kiếm hiệu quả: là các hoạt động đầu tư hợp lý hóa sản xuất hoặc kết nôi sản xuất trong khu vực hay toàn cầu hoặc đầu tư chuyên môn hóa quy trình sản xuất thường là bước sau của đầu tư tìm kiếm nguồn lực hay tìm kiếm thị trường và thường chỉ thực hiện ở các thị trường hộp nhập và có trình độ phát triển cao
EDI tìm kiếm tài sản chiến lược: là hoạt động mua lại và liên mình đề thúc đây
các mục tiêu kinh doanh dài hạn
1.2 Khái quát về Hiệp định thương mại tự do
é
Theo VCCI: Hiệp định thương mại tự do là các hiệp định hợp tác kinh tế được kí
giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản với phần lớn hoạt động thương mại đồng thời thúc đấy trao đôi thương mại giữa các nước thành viên với nhau Các rào cản thương mại có thê dưới dạng thuế quan, xuất nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan
khác như tiêu chuân kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ
a
FTA duoc chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau
Việc phân loại FTA có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng tới động cơ, nội dung, của
các cam kệt, việc thực hiện các cam kêt cũng như tác động của FTA tới kinh tê của các
Trang 18nước thành viên
Theo VCCI (2021): Căn cứ vào số lượng thành viên FTA tham gia nền kinh tế:
Hiệp định thương mại đơn phương Hiệp định thương mại song phương Hiệp định thương mại da phương
Căn cứ vào trình độ phát triển của các nước thành viên FTA có thể là FTA Bắc
Bắc, FTA Bắc — Nam, trong đó thì Bắc là các nước phát triển,
là các nước đang phát trién
Căn cứ vào nội dung cam kết: Hiệp định thương mại tự do truyền thống và hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.3 Nội dung chính của FTA
Các nội dung chủ yếu được đưa vào FTA bao gồm: quy định về việc cắt giảm các rào cán thương mại hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan quy định về quy tắc xuất xứ
Theo VCCI (2021) phạm vi và các vẫn đề được đề cập trong mỗi FTA là khác
nhau, phụ thuộc vào lựa chọn và thỏa thuận giữa các thành viên FTA Tuy nhiên, với
tính chất chung là hướng tới loại bỏ rào cán đối với phần lớn thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, một FTA thường bao gồm các nội dung chính sau:
Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa
Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Quy tắc xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ đề được hướng
ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ
Loại bỏ hoặc cắt giám các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cắm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khâu, hàng rào
kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chong ba
Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ
Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một danh mục các dịch vụ cam kết mở
Trang 19và các điều kiện mở cửa cụ thể
Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tô chức, cá nhân Việt Nam
(i1) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác Đầu tư Sở hữu trí tuệ Cạnh tranh Minh bạch, chống tham những Môi trường Lao động
1.3 Tác động của FTA tới đầu tư trực tiếp THƯỚC 1ñ
mô thị trường có thể được cải thiện do FTA tác động tích cực đến GDP, gia tăng thu
nhập cho các nước thành viên, từ đó tăng sức mua dẫn đến mở rộng dung lượng thị trường Các cam kết cắt giảm thuê quan và thuận lợi hóa thương mại sẽ làm giảm chỉ
phí trao đôi các nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
Các cam kết về đầu tư cụ thê là các cam kết đối xử công bằng, bình đăng, bảo
hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư đặt ra yêu cầu với các quốc gia về cải thiện môi trường pháp lý và đầu tư m nh bạch, từ đó tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư và thúc đây dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ETA làm giảm các chỉ phi cho doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nước sở tại
như chỉ phí dịch vụ, chỉ phí giao dịch nhờ vào các cam kết về dich vụ thúc đây thị trường
dịch vụ phát triển và giảm rủi ro nhờ các cam kết rộng hơn trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như về sở hữu trí tuệ, lao động, phát triển bền vững
Thứ hai, FTA có tác động giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI, đặc biệt là các FTA thế hệ mới Các FTA thế hệ mới hiện nay thường sẽ có các quy định về quy tắc xuất xứ Đề được hưởng các ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu buộc phải tuân theo các quy định này Các quy tắc xuất xứ chặt chẽ, minh bạch sẽ thúc đầy ngành công
Trang 20nghiệp phụ trợ trong nước phát trién, tang cwong sy lién kết giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiép FDI
Những cam kết cụ thê mức độ báo hộ trong FTAs cùng với nguyên tắc tối huệ
quốc nhằm đảm báo cho doanh nghiệp các bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất mà mỗi bên dành cho nhau Điều này chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh
của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đầy hoạt động chuyên giao công nghệ cao Việc ứng dụng khoa học công nghệ làm cho các yếu tổ đầu vào được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực Thứ ba, FTA giúp những quốc gia thành viên chuyên hướng và đa dạng hóa đối tác đầu tư Tham gia FTA không chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ nước thành viên mà còn thu hút FDI từ các nước bên ngoài FTA Việc tham gia nhiều FTA sẽ
hút nhiều nhà đầu tư mới và chia sẻ bớt sự phụ thuộc vào một số đối tác lớn Mặc
việc “không phụ thuộc vào bất cứ đôi tác đầu tư nào” trong thời đại toàn cầu hóa điều không thể và các quốc gia buộc chấp nhận các môi liên kết kinh tế như một thực tiễn khách quan nhưng đề không phụ thuộc quá mức vào một thị trường nhất định thì việc tham gia FTA có thê là một giải pháp hữu hiệu khi mà việc ký các FTA với các khu vực thị trường trọng điểm giúp tạo động lực chuyên hướng đầu tư và đa phương hóa, đa
dạng hóa đối tác đầu tư (VCCI 2021)
Thứ tư, FTA giúp chuyển dịch cơ cầu lĩnh vực đầu tư FTA có cam kết mở cửa trong một số lĩnh vực về công nghiệp và dịch vụ có thế giúp thu hút đầu tư FDI vào các
ngành nghề thuộc lĩnh vực này Các nước phát triển có sự hạn chế của các nhân tố
triển như: vốn, lao động, khoa học công nghệ, kỹ thuật, thị trường sẽ ký những cam kết tạo ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, những lĩnh vực có tác dụng như “đầu tàu” lôi kéo
toàn bộ nên kinh tế cùng phát triển Các lĩnh vực phải được chọn lọc đề tập trung nguồn
lực đang còn khan hiếm của quốc gia cho việc sử dụng vốn có hiệu quả Trong hiện tại
và tương lai các ngành này có tác động thúc đây các ngành khác tạo đà cho sự tăng
Trang 21trưởng chung, sự chuyển dịch cơ cầu theo hướng tích cực (VCCI 2021)
1.3.2 Tac dong tiéu cực
Bên cạnh các tác động tích cực thì FTA có thể mang đến một số tác động tiêu cực gây giảm lượng vốn FDI vào một quốc gia trong một số trường hợp nhất định Thứ nhất, FTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang FDI theo chiều ngang được hình thành với mục đích đặt sản xuất gần với người tiêu dùng nước ngoài do đó tránh được chỉ phí thương mại Nếu các công ty đa quốc gia có tất cả các nhà máy sản xuất và
cả trụ sở chính ở nước chủ nhà, họ có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế nhưng phái trá chỉ
phí biên cho việc xuất khẩu sang nuoc so tal Nếu họ có nhà máy ở mỗi nước sở tại, họ
có thé tránh được các chỉ phí thương mại như chỉ phí vận chuyến và thuế quan nhưng sẽ
tra chi phi cô định cao hơn cho các nhà máy đặt tại nước ngoài Khi chi phi thương mại
tăng lên, các nhà xuất khẩu sẽ gặp phải chỉ phí cận biên cao hơn Do đó, họ có động lực lớn hơn để xây dựng một nhà máy ở nước sở tại và bán sản phâm của họ trực tiếp Nếu chi phí thương mại giảm, thì các công ty đa quốc gia có thể tập trung hoạt động của họ
ở một quốc gia và phát triển dòng chảy thương mại với các quốc gia sở tại hơn là mở các nhà máy ở mỗi quốc gia Vì thế với những cam kết giảm thuế quan, chỉ phí thương mại
giảm, điều này làm triệt tiêu động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài
Thứ hai, FDI co thé bi giảm sút ở một nước thành viên do sự cạnh tranh về lợi thế
địa điểm trong cùng một khu vực khi mà quốc gia trong khu vực đó cùng tham gia FTA
và có nhiều lợi thế địa điểm hơn các quốc gia con lai Điều nảy có thê khiến lượng FDI
bị phân bồ và chuyên hướng sang quốc gia này Lợi thế địa điểm không chỉ giới hạn ở
1 trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm văn hóa, pháp luật, chính trị, thê chế, môi trường, lao động và cơ cấu thị trường, trong đó, chính sách của Chính phủ cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư để xác định vị trí đầu tư ở nước ngoài Vì thế dé tránh tình trạng
phải “chia sẻ” nguồn vốn FDI sang các quốc gia khác, thì điều quan trọng là quốc gia đó phải tạo ra và duy trì, phát triển được lợi thế địa điểm của mình
Trang 22Chuong 2: THUC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU
VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016
2.1 EDI từ EU vào Việt Nam
2.1.1 Tổng giá trị và số lượng tự
Theo Bộ Kê hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 8 năm 2022, đã có 25/27 nước
huộc EU đầu tư vào Việt Nam với 2.384 dự án, tổng vốn dang ky dat 27,6 ty USD, chiếm 6,42% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam EU hiện đứng thứ 5/139 quốc gia và vùng
lãnh thô có FDI tại Việt Nam Số vốn và số lượng dự an từ EU vào Việt Nam gia tăng
không đồng đều trong giai đoạn 2016
Bảng 2.1: Tích lũy vốn và số dự án FDI từ EU vào Việt Nam 2016
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Trong năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký của EU tại Việt Nam là 17.91 ty USD
với 1533 dự án đầu tư Đến năm 2017, tông sô vốn đã tăng lên 21.563 tỷ USD Tông số vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 vẫn tiếp tục tăng, đạt 24.3 tỷ USD
Trong năm 2019, tông số vốn FDI đạt 25.49 tỷ USD và có sự giảm nhẹ so với
2018 Các nhà đầu tư EU chủ yếu tập trung vào lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, bất động sản Tuy nhiên tới
2020 tổng số vốn FDI vào Việt Nam từ EU không chỉ không tăng mà còn giảm mạnh
Trang 23chỉ còn 21.757 ty USD Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hậu qua của đại dịch
19 dẫn đến sự liên kết giữa các nền kinh tế EU và Việt Nam bị gián đoạn, chuỗi ung ứng bị đứt gãy, dẫn đến các hoạt động đầu tư bị trì hoãn hoặc phải tạm ngừng Trong năm 2021 tông vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cô phần
của nhà đầu tư EU đạt I,63 tỷ USD, băng 89,89% so với năm 2020 Sở đĩ có sự sụt giảm
này chủ yêu là do tác động tiêu cực của đại dịch COVID 19 đến kinh tế xã hội toàn
cau Tinh riêng 8 tháng năm 2022, tông vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2
tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm ngoái với số dự án cấp mới đạt 104 dự án Năm
2018 tổng số vốn đăng ký từ EU là 1,49 tỷ USD và 2.03 tỷ USD vào năm 2017 Cuối cùng là năm 2016 với 1,04 tỷ USD vốn đầu tư Có thể nói, bên cạnh năm 2022 thì 2017
cũng là năm EDI từ EU vào Việt Nam đạt mức cao theo số liệu thong ké trong vong 6 nam tro lai day
về tong số dự án, năm 2016 tong số dự án từ EU vào Việt Nam có 1533 dự án
Đến năm 2017 số dự án đầu tư đã tăng lên 1959 dự án với hơn 400 dự án được cấp mới
Các dự án này chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến
ăm 2018, tổng số vốn dau tu FDI tir EU vào Việt Nam là 2062 dự án, số
dự án cấp mới là 103 dự án Đến năm 2019 số dự án đầu tư tiếp tục tăng lên tới 2244 dự
án với 132 dự án mới
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế
đến tháng 12/2020, EU đã đầu tư tông cộng 2560 dự án vào Việt Nam với số vốn đầu tư
đăng ký lên đến 26,03 tỷ USD Số vốn và số lượng dự án từ EU vào Việt Nam gia tăng không đồng đều trong giai đoạn 2016 —
Tính đến tháng 9 năm 2021, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ
năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng
ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng
vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thô vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự
Trang 24Nam
Tuy nhién tong số dự án đã có sự giảm mạnh vào năm 2020 khi tụt xuống chỉ còn
2078 dự án, giảm 166 dự án so với cùng kỳ năm 2019 Nguyên nhân của sự sụt giảm này
là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhung đây là khởi đầu cho nhiều dự án sau này
khi trong năm này Việt Nam tham gia EVFETA và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam vẫn dương khi nền kinh tế toàn cầu đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid 19
Bang 2.2: Thông kê FDI từ EU vào Việt Nam từ 2016
Sốdựán Vốnđăng Sốlượtdựy Vốnđăngkí Sốlượtgóp Giá trịgóp Tổng vốn cấp mới kí cấp án điều điều chỉnh vốn mua cỗ vốn, mua đăng ký
(ty USD)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Có thê thấy, số dự án cấp mới biến động không đều trong vòng 5 năm trở lại đây (Bảng 2.2) Bên cạnh đó, số lượt dự án điều chính và số lượt góp vốn mua cô phần tăng
dần theo các năm từ 2016 2019 nhưng sang đến năm 2020 lại có sự sụt giảm Cụ thể, số
lượt dự án điều chỉnh năm 2019 là 74 lượt nhưng năm 2020 chỉ còn 67 lượt Số lượt góp von mua cô phân là 518 vào năm 2020, giảm 102 lượt so với năm 2019 Theo nhận định
của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm này bắt nguồn từ việc dịch COVID 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư cũng như quyết định mở rộng quy mô dự án hiện có của nhà đầu tư nước ngoài, làm cho thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2020, giảm cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký
Trang 252.1.2 FDI theo doi tac dau tw
Tích lũy đến tháng 8/2022, trong 27 quốc gia EU thì Hà Lan, Pháp, Đức,
Luxembourg và Bi là 5 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (Báng 2.3) Hà
Lan đứng đầu về số vốn đăng ký với 401 dự án và 13.60 tỷ USD, chiếm hơn 49% tông
vôn đầu tư của EU tại Việt Nam Năm 2016 theo số liệu thông kê của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam của Hà Lan chỉ đứng thứ 4 (8,31%) sau Luxembourg (27,24%), Anh (21,14%) và Pháp (19,03%) Tuy nhiên,
từ năm 2017 trở đi, Hà Lan luôn dẫn đầu về tổng vôn thực hiện Sang đến năm 2020,
dưới tác động của đại dịch Covid 19 mà lượng FDI từ EU vào Việt Nam giảm đáng kê
Tuy nhiên, vốn đầu tư của Hà Lan vẫn duy trì được ở ngưỡng cao (0,90 tỷ USD chiếm
Pháp đứng thứ hai, với 658 dự án và 3,711 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,83%
tông vốn đầu tư Luxembourg đứng thứ ba, với 57 dự án và 2,59 tỷ USD tông vốn đầu
tư, chiếm 9.4% tông vốn đầu tư Đức đứng thứ tư, với 431 dự án và 2,314 tỷ USD tông
vốn đầu tư, chiếm 8.3% tông vốn đầu tư Bỉ đứng thứ năm, với 82 dự án và 1,097 tỷ USD tông vốn đầu tư, chiếm 4% tổng vốn đầu tư
Bảng 2.3 Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 08/2022
Tổng vốn đầu tư đăng ký
Trang 26Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như Shell
Group (Ha Lan), Total Elf Fina (Phap Bi), Daimler Chrysler (Duc), Siemen, Alcatel
Comvik (Thyy Dién)
2.1.3 FDI theo linh vwe dau tw
Về lĩnh vực đầu tư, ba lĩnh vực tại Việt Nam được các nhà đầu tư EU quan tâm
đầu tư nhiều là công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản Tính đến hết 2021 EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành
Trang 27kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm
36,3% tông vôn đầu tư, chủ yếu ở các ngành, như lọc hóa dầu I 1%, dệt may 6,94%, điện
tử 6,4%, chế biến thực phẩm 5,6%, ô tô và phương tiện vận tải 5,2%): sản xuất, phân phối điện, khí (20,7%), bit dong san (11%); thông tin và truyền thông (6,6%) (Nguyễn
Thị Minh Phương, 2020) Do đó, FDI từ EU đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực tại Việt Nam Các lĩnh vực đầu tư từ EU cũng được trải đều hon so véi FDI từ các nước Nhật Bản và Hàn Quốc
Đối với công nghiệp chế biến, chế tao, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2020, các nhà đầu tư EU đã đầu tư vào I8 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dan dau voi tong vén dau tu dat gan 9,9 ty USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Đối với các lĩnh vực EU đầu tư lớn vào Việt Nam, như lọc hóa dầu đệt may, điện tử, chế biến thực phẩm, ô tô và phương tiện vận tải; sản xuất, phân phối điện, khí (20,7%, bất động sản); thông tin và truyền thông Một số
tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh),
Group (Hà Lan), Total EIf Fima (Pháp), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển) Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ảnh dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ)
2.1.4 FDI theo địa phương và hình thức đầu tir
2.1.4.1 FDI theo dia phương
Xét về dia ban đầu tư, năm 2020 các doanh nghiệp từ EU đã đầu tư các dự án tại 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), tập trung chủ yếu ở các thành phó lớn với kết cầu hạ tầng phát triển, có cảng biên, sân bay như: TP
Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương
Cụ thê, về tông lượng vốn đăng kí, TP Hồ Chí Minh chiếm 15,1%, BàRịa Vũng
Tàu 15%, Hà Nội 14,8%, Quảng Ninh 9%, Đồng Nai 8,3%, Bình Dương 6,9% (Nguyễn
Thị Minh Phương, 2020) Có thể thấy, FDI từ EU phân bồ ở các tỉnh thành của Việt Nam
Trang 28chưa đồng đều và chưa giúp cải thiện được khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu
ký đầu tư, với tông vốn đầu tư đạt gần 27 triệu USD Một số dự án tiêu biểu là dự án
tuyến tàu điện ngầm số 2, dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
ức đầu tư & hình thứ é
Theo Tap chi tài chính (2020), đối với hình thức đầu tư, phần lớn các dự án đầu
tư của EU tại Việt Nam trong những năm trở lại đây là 100% vốn nước ngoài Hình thức
liên doanh, BOT, BT, BTO chiếm tý lệ nhỏ Điều này dẫn tới tính liên kết giữa khu vực
EDI và khu vực trong nước, cũng như tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế Điều này thể hiện sự tin tưởng của các doanh nghiệp FDI từ EU vào sự
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và môi trường luật pháp, nên họ có thể hoạt động độc lập mà không cần dựa vào sự liên kết với các đối tác trong nước
Đứng ở góc độ loại hình doanh nghiệp, số lượng đăng ký loại hình doanh nghiệp
cô phần chỉ bằng một phần ba so với loại hình công ty TNHH Ở loại hình doanh nghiệp
cô phần bắt buộc phải có ba cô đông và không hạn chế số lượng tối đa Điều này xuất phát từ việc công ty cô phần là một công ty đôi vốn, số lượng cô đông càng nhiều thì mức vốn huy động càng cao, đây được xem là ưu điểm nôi trội của công ty cô phần so với công ty TNHH Tuy nhiên chính vì tính chất đôi vốn nên quyền quyết định và giải quyết các vấn đề trong công ty đều dựa trên ty lệ vôn góp của mỗi cô đông, do đó vấn
đề quản lý, điều hành công ty cô phần hết sức phức tạp đặc biệt là với người nằm quyền quan tri cong ty
Loại hình công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp vừa mang tính đối vốn,
vừa mang tính đôi nhân Ngoài ra việc hạn chế chuyên nhượng cô phân trong công ty
Trang 29TNHH cũng giúp cho việc đảm bảo bí mật kinh doanh của công ty TNHH tốt hơn so với công ty cô phần Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án đầu tư từ EU vào Việt Nam mới thành lập Có thể xuất phát từ những lý do trên mà số công ty TNHH uu thé nôi trội hơn so với công ty cô phân
2.1.5 Danh gid dau twtrw Ép nưở
if é ddatduo
Nhằm thu hút các dự án FDI cé chat lượng nói chung và FDI từ EU nói
năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành NQ 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính
sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 Trong đó
xác định chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chon loc, lay chat luong, hiéu
quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu Cùng với mục tiêu đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng đưa ra nhiều giải pháp thu hút FDI từ EU,
Mỹ với chất lượng dòng vốn cao hơn, bảo vệ và thân thiện hơn với môi trường
ễ quy mô đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và
được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU, tạo ra những giá trị và lợi
ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên Tính đến tháng 6/2021, EU có 2.221
dự án (tăng 142 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu
lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD (tăng 449 triệu USD so với
cùng kỳ năm 2020) Tỷ lệ kim ngạch xuất khâu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo
EVEFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của bất kỳ
ETA nào khác Quan sát của VCCI cho thay ty lệ này gấp 2 lần tý lệ sử dụng ATIGA,
gấp 7 lần AIFTA, gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của CPTPP trong năm đầu Hiệu quả và đóng góp cho nền kinh tế : Sự có mặt của các doanh nghiệp EU đã góp phần thúc đây sự phát triển công nghiệp phụ trợ và đội ngũ nhân lực chất lượng cao
cho Việt Nam, thay đôi vị thế của Việt Nam ở thị trường xuất khẩu Có được kết quả
này, yêu tố quan trọng nhất là nhờ tình hình chính trị ôn định, môi trường đầu tư kinh
doanh liên tục được cải thiện, chỉ phí lao động thấp, tốc độ mở cửa thương mại cao và
Trang 30lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam Đặc biệt, việc Chính phủ tập trung chi dao cai cach
mạnh mẽ môi trường đầu tư đã tác động rất tích cực đến khu vực FDI và được cộng đồng
các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư EU nói riêng đánh giá cao
ữ ạ é6 a
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và sử dụng vốn FDI thời gian qua
đã bộc lộ những hạn chế, bắt cập về quy mô, cơ cau, dia điểm và hiệu quả đầu tư
vé quy m6 FDI cua EU vao Viét Nam: FDI tr EU vao Viét Nam con chua én
định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và kỹ thuật của các nhà đầu
tư EU Mặt khác, những dự án FDI nhỏ vẫn còn quá nhiều, phần lớn các doanh nghiệp
đầu tư theo hình thức tự do
Về cơ cầu đầu tư theo lĩnh vực: Các doanh nghiệp EU thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp và nông thôn, giáo dục, y tế, thê thao, các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng chiếm
tỷ lệ còn thấp và chậm được cái thiện Số lượng dự án FDI có quy mô lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút,
như các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo vẫn còn ít Nhiều
dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguôn lao động giá rẻ dé thực hiện các công đoạn lắp ráp, chế biến sản phâm bán trong nước và xuất khâu Lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực cần ưu tiên là chế biến, chế tạo cũng đang giảm dần Ngành này luôn đứng đầu về lượng FDI từ EU vào nước ta nhưng đến quý 1/2020 đã tụt xuống vị trí thứ 4 Đáng chú ý, vốn FDI đồ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản lại tăng đột biên về tông
vốn đầu tư đăng ký, vươn lên dẫn đầu quý 1/2020
Về địa điểm đầu tư: FDI EU vẫn tập trung ở các thành phố lớn và có hình thức
100% vốn nước ngoàải nên tính liên kết và tác động lan tỏa từ FDI cua EU con han chế
Đầu tư của các doanh nghiệp EU vào các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
còn rất hạn chế, trong khi đó lại đầu tư tập trung vào một số khu vực đô thị, các thành
Trang 31phó lớn như Hà Nội, Thành phố Hỗ Chí Minh Điều này cũn ầm trọng thêm hệ
lụy gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn Ngoài ra, hiện
mới có 38/63 tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước EU, nhiều tỉnh, thành
hiện nay vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa đây mạnh sang các thị trường EU
Về hiệu quả đầu tư: Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của
doanh nghiệp FDI EU, chưa thực sự tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, khu vực
Do các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu thông qua hình thức 100% vốn nước ngoài, nên liên kết của doanh nghiệp FDI với khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao, chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn, FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn hạn chế, một số dự án FDI chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp
luật bảo vệ môi trường
2.2 Đánh giá tác động của EVETA đến EDI từ EU vào Việt Nam
ộ i ảnh hưở ới đầu tr FDI từ ệ
ễ_ ê thương mạ
Các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong EVFTA giúp thúc đầy dòng vốn
EDI vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực Việt Nam được hưởng ưu đãi lớn về
thuế quan
Cam kết về thuế quan trong EVETA bao gồm 02 nhóm là cam kết về thuế nhập khẩu và cam kết về thuế xuất khâu
Về thuê nhập khâu, là một Hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, EVEFTA
có cam kết mạnh về ưu đãi thuế nhập khẩu, cụ thể là loại bỏ thuê nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa từ một bên nhập khẩu vào bên kia (từ EU nhập khẩu vào Việt Nam và
ngược lại)
Các cam kết về ưu đãi thuế nhập khâu trong EVETA chủ yếu theo 03 hình thức:
Cam kết loại bỏ thuế ngay khi EVFETA có hiệu lực, cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ
Trang 32m kết hạn ngạch thuế quan
Mỗi Bên (Việt Nam, EU) có Biểu cam kết ưu đãi thuế quan riêng Về phía EU,
EU cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ Việt Nam theo lộ trình như sau:
Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế,
tương đương khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU; Sau 07 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 99.2% số dòng thuế, tương
đương 99,7% kim ngạch xuất khâu hiện tại của Việt Nam sang EU;
Đối với khoảng 0,8% số dòng thuê còn lại, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuê nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%
Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa EU nhập
khẩu vào Việt Nam theo lộ trình như sau:
Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòng thuế,
tương đương 64,5% kim ngạch xuất khâu hiện tại của EU sang Việt Nam;
Sau 7 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đôi với tông cộng 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
Sau 10 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tông cộng 98.3% số dòng thuế, tương đương 99.8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan
như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng dầu, bia,
linh kiện ô tô, xe máy)
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối
với hàng hóa khi xuất khâu từ lãnh thô một bên sang bên kia Lý do của cam kết cắt giảm
thuế xuất khâu là nhiều nước trên thê giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một hình thức
trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa của các nước Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVETA, các nước cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, theo đó hàng hóa phải được sản xuất tại các nước thành
viên với một tỷ lệ nhất định mới được hưởng thuê ưu đãi.