Sử dụng phân bón hợp lý và cân đối sẽ tránh được sự lãng phí, đồng thời nâng cao được năng suất của cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng.. Hiện nay, không có một quốc gia nào, dù là n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Đề tài :
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN
BÓN HỢP LÝ CHO RAU CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.) TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI HỞ
TẠI HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : NÔNG NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN ĐÌNH LÂM
KS KHƯƠNG NHƯ THÉP
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN VĂN ĐẠI KHÂM
MÃ SỐ SINH VIÊN : 39.850.005
TP Hồ Chí Minh 11 - 2004
Trang 2Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giáo, bạn bè và gia đình
Trước hết, em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Ccâ ở trường Đại học Mở Bán Công đã giảng dạy em trong những năm học vừa qua với lòng biết ơn sâu sắc nhất
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Đình Lâm, người thầy đã hướng dẫn em làm luận văn tốt nghiệp Trong thời gian qua thầy đã quan tâm, lo lắng và nhiệt tình hướng dẫn em làm luận văn Em thật sự cảm kích trước tấm lòng của thầy và đã nổ lực để hoàn thành luận văn này
Em xin cảm ơn anh Khương Như Thép, anh Ngô Minh Dũng cùng các anh chị, các chú, các bác ở Phòng Nghiên cưú Cây thực phẩm cũng như ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn
Em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Lệ Thanh – một nông dân giỏi của huyện Củ Chi – cùng gia đình chị đã giúp đỡ em trong quá trình chăm sóc cây rau
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2004
Sinh viên
Trần Văn Đại Khâm
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Trang 4Phần thứ nhất PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay nói chung và nghề trồng rau nói riêng đã tạo ra được những vùng chuyên canh trồng rau cho năng suất cao Tuy nhiên, để tăng năng suất người ta đã lạm dụng phân bón và thuốc hóa học một cách tùy tiện Tuy chưa đánh giá chi tiết được mức độ ô nhiễm tại các vùng chuyên canh trồng rau, nhưng hậu quả cho người tiêu dùng và môi trường do sự lạm dụng các yếu tố hóa học trên thực tế có phần gia tăng Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của chúng ta Rau cung cấp các vitamin, chất xơ và khoáng chất bổ ích cho cơ thể con người Vì vậy, nghề trồng rau vẫn đang và sẽ là một mũi nhọn được quan tâm và khuyến khích phát triển để trở thành một nghề kinh tế nông nghiệp quan trọng ở nước ta Để làm được điều này, người trồng rau nhất thiết phải áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt nói chung và trồng rau xanh nói riêng Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, việc trồng và sử dụng rau sạch ngày càng được quan tâm nhiều hơn Đã đến lúc người dân sử dụng rau an toàn nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày của mình Sản phẩm rau được xem là sạch hay an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức, tươi, không có bụi bẩn, tạp chất Thu hoạch đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sinh, hấp dẫn
- Sạch, an toàn về chất lượng, không chứa các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế
Bản thân mỗi người trồng rau đều luôn có ý thức trang bị cho mình những
Trang 5học vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của từng hộ gia đình Tuy nhiên, do mỗi loại rau có những đặc điểm sinh học với những đòi hỏi về kỹ thuật trồng rau khác nhau trong khi các tài liệu tham khảo về lĩnh vực này chưa có nhiều, vì thế bà con nông dân vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin Trong thực tế nông nghiệp cho thấy, nông dân sử dụng phân bón rất lãng phí do chưa hiểu biết hết tác dụng của bón phân hợp lý và cân đối Sử dụng phân bón hợp lý và cân đối sẽ tránh được sự lãng phí, đồng thời nâng cao được năng suất của cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng
- Bón phân cân đối và đầy đủ là chìa khóa để tăng năng suất cây trồng và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững Hiện nay, không có một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển lại không sử dụng biện pháp bón phân cân đối và hợp lý như là một giải pháp quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định) để tăng sản lượng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang sử dụng phân bón mất cân đối, gây ra lãng phí, làm suy thoái đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường Hiện tại, nước
ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc áp dụng bón phân cân đối sẽ góp phần tích cực để đưa Việt Nam từ một nước sản xuất nông nghiệp quảng canh chủ yếu dựa vào khai thác đất sang một nền nông nghiệp thâm canh dựa vào phân bón, tăng nhanh sản lượng và chất lượng nông sản, bảo đảm an ninh lương thực, vệ sinh môi trường và có nhiều nông sản xuất khẩu
Việc nghiên cứu và đưa ra những công thức phân bón hợp lý là thực sự cần thiết Với sự giúp đỡ của cá cán bộ kho học phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam chúng tôi thực hiện đề tài:"
Nghiên cưú xác định công thức bón phân hợp lý cho rau cải ngọt (Brassica
chinensis L.) trồng trong nhà lưới hở tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh"
Luận văn này sẽ đưa ra những nghiên cứu về phân bón trên cây cải ngọt
Trang 61.2 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu xác định công thức tỷ lệ phân bón hữu cơ vi sinh và phân vô
cơ hợp lý cho rau cải ngọt trồng trong nhà lưới ở huyện Hốc Môn thành phố Hồ Chí Minh
- Xác định được công thức phân bón (N, P và K) và tỷ lệ phân hữu cơ và vô
cơ hợp lý cho cây cải ngọt trong điều kiện canh tác của huyện Củ Chi nhằm sản xuất ra sản phẩm rau an toàn
1.3 Yêu cầu của đề tài
Xác định được công thức bón phân hợp lý thông qua việc bón phân với sự phối hợp hợp lý giữa phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học để nâng năng suất của rau cải ngọt hiện trồng trong nhà lưới, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về nitrat (không vượt ngưỡng cho phép)
1.4 Giới hạn của đề tài
Chỉ áp dụng cho rau cải ngọt trồng trong nhà lưới ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện từ tháng 5 đến tháng 9 (03 vụ rau liên tiếp)
Trang 7Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc tính thực vật của cải ngọt
Tên khoa học: Brassica chinensis L
Họ Thập Tự: Cruciferae
Tên tiếng Anh: Pak choi Japanese Green
Rau cải vốn ưa khí hậu mát, lạnh song cũng có những giống cải chịu nóng khá tốt Rau cải có bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu 5 - 10 cm, bộ lá khá phát triển, to bản nhưng mỏng nên chịu hạn kém Rau cải chứa rất nhiều nước, từ 80 – 90 % nước, lượng chất bột, đường, đạm, chất béo trong rau không đáng kể so với các loai thực phẩm khác và dễ bị sâu bệnh phá hại
Cải ngọt là một loại rau ăn lá rất ngắn ngày có thể trồng bằng cách gieo thẳng hay ươm cây con rồi cấy Nếu gieo thẳng hạt thì sau 30 – 35 ngày có thể thu hoạch được Nếu cấy thì từ gieo đến cấy 18 – 20 ngày, từ cấy đến thu hoạch
18 – 20 ngày Năng suất từ 20 – 30 tấn/ha
Các giống cải ngọt hiện nay đang trồng hầu hết là giống địa phương, thích hợp với điều kiện canh tác và thị trường Có nơi chuyên trồng giống to cây nặng ký (như huyện Bình Chánh, tỉnh Long An) có nơi chuyên trồng giống cây không
to lắm nhưng ăn mềm, ngọt như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Gần đây thị trường có giống cây của Thái Lan, Đài Loan, dạng cây to, năng suất cao nhưng không mềm, ngọt Giống TG -1 do Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam chọn lọc từ giống Tiền Giang lâu trổ hoa, chịu mưa gió, có thể trồng được quanh năm, trong đó tốt nhất là vụ đông-xuân Riêng mùa mưa phải dùng giống chịu mưa và trồng trên đất ít cát Vụ hè-thu thường năng suất thấp vì khô nóng và sâu tơ nhiều
Trang 82.2 Những yêu cầu ngoại cảnh của rau cải ngọt
2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trên sự bốc thoát hơi nước, sự hấp thụ dung dịch đất, sự đồng hoá, hô hấp, tích luỹ chất dự trữ và các tiến trình sinh lý khác trong thực vật Đối với rau cải ngọt nhiệt độ thích hợp là từ 18 – 30oC Mỗi loại rau đều có yêu cầu nhất định đối với nhiệt độ Khi vượt quá phạm vi của nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao thì cây ngừng sinh trưởng và có thể chết
Căn cứ vào yêu cầu của các loại rau đối với nhiệt độ môi trường canh tác, người ta có thể phân loại rau như sau:
+ Loại rau chịu rét Hành tỏi, rau cơm xôi, măng tây, ngó sen có thể chịu
được nhiệt độ thấp -1oC đến -2oC trong một thời gian dài Đặc biệt có thể chịu nhiệt độ thấp tới -10oC Cây đồng hóa mạnh ở nhiệt độ 15oC - 20oC
+ Loại rau chịu rét trung bình Cải trắng, cải củ, cà rốt, đậu Hà Lan, rau
cần, sà lách … Những loại rau này không chịu được nhiệt độ thấp trong một thời gian dài Nhưng có thể chịu nhiệt độ thấp trong một thời gian ngắn từ -1oC đến -
2oC Chúng đồng hoá mạnh ở nhiệt độ 15oC - 20oC Nếu nhiệt độ cao hơn 20oC thì quá trình quang hợp giảm Khi nhiệt độ lên cao trên 30oC thì vật chất được tạo ra do quang hợp cân bằng với sự tiêu hao do hô hấp Khi nhiệt độ lên cao trên 40oC thì sự tiêu hao sẽ lớn hơn sự tích lũy vật chất
+ Loại rau ưa nhiệt độ cao Như dưa chuột, cà chua, ớt, cà … Những loại
này không chịu được nhiệt độ thấp Khi nhiệt độ xuống thấp 10oC - 15oC thì sinh trưởng, phát triển gặp trở ngại, gây khó khăn trong quá trình thụ phấn, dẫn đến rụng nụ, rụng hoa Khi nhiệt độ lên đến 40oC thì vật chất được tạo ra do quang hợp sẽ ít hơn vật chất bị tiêu hao do hô hấp Nhiệt độ thích hợp nhất cho loại rau này sinh trưởng và phát triển là 20oC - 30oC
Trang 9+ Loại rau chịu nóng Như dưa hấu, dưa bở, bí ngô, bí đau, rau muống, đậu
đũa… Những loại này cũng không chịu được nhiệt độ thấp, không chịu rét Khi nhiệt độ là 30oC thì đồng hóa tốt nhất, nhiệt độ lên tới 40oC vẫn đồng hóa mạnh, sinh trưởng bình thường
Các loại rau yêu cầu chế độ nhiệt độ khác nhau, nhưng trong cùng một loại rau các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau:
- Thời kỳ hạt nẩy mầm cần nhiệt độ, nước và oxy trong đất, nhưng nhiệt độ là yếu tố quyết định nhất Khi nhiệt độ xuống thấp, hạt không thể hút nước được, nằm lâu trong nước, hạt sẽ bị thối Nhiệt độ thích hợp hạt mới có thể hút nước, làm cho các chất khó tan thành các chất dễ tan cung cấp cho phôi Các loại rau khác nhau yêu cầu nhiệt độ để nẩy mầm khác nhau Loại ưa nhiệt độ cao thì nẩy mầm nhanh ở nhiệt độ 25oC - 30oC
- Trong thời kỳ cây con, khi cây con mọc trên mặt đất, tất cả các loại rau
đều đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nẩy mầm Nhiệt độ thích hợp cho các loại rau ở thời kỳ này từ 18oC - 20oC Ở thời kỳ này, cây dựa vào chất dinh dưỡng trong hạt để sống, bộ rễ chưa phát triển, thân lá yếu, bộ lá phát triển chưa hoàn chỉnh, nên chưa tích lũy đựơc nhiều vật chất, nhiệt độ cao sẽ làm cho hô hấp tăng, tiêu phí nhiều chất dinh dưỡng Nhiệt độ cao sẽ làm cho cây sinh trưởng còi cọc, cây mọc vống và yếu
- Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thời gian đầu là thời kỳ sinh trưởng của thân lá, nhiệt độ cao một chút có lợi cho quang hợp, về sau đến thời gian tích lũy chất dinh dưỡng, hình thành các cơ quan sử dụng thì nhiệt độ cần thấp hơn Đối với một số rau thuộc loại cây hai năm như rau ăn lá, rau ăn rễ củ, khi hình thành
cơ quan dự trữ thì nhiệt độ thích hợp là 17oC - 20oC Nếu nhiệt độ cao trên 25oC thì cải bắp, cải bẹ cuốn, cuộn bắp khó khăn, cải củ phát triển chậm Nhiệt độ lên
Trang 10cao trên 30oC thì hoa suplơ, củ cải tây khó hình thành Các loại cà, bầu bí, nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là 20oC - 30oC
- Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực, những loại thuộc cây hai năm, chịu được nhiệt độ thấp, đến thời kỳ ra hoa cần ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ tương đối cao khoảng 20oC Đến thời kỳ hạt chín, cần nhiệt độ cao hơn thời kỳ này Loài cây như cà, bầu bí khi ra hoa kết hạt cần nhiệt độ từ 20oC - 30oC Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (nhiệt độ ban đêm cao hơn 22oC hoặc thấp hơn 15oC) cà chua dễ bị rụng hoa
Nhìn chung, thời kỳ cây con, thời kỳ dinh dưỡng lúc đầu cây chịu rét tương đốimạnh, đến cuối thời kỳ khả năng chịu rét kém đi
2.2.2 Ánh sáng
* Yêu cầu đối với ánh sáng Ánh sáng là một trong những yếu tố rất quan
trọng, không thể thiếu được trong tất cả các loại cây xanh Không có ánh sáng thì cây xanh không thể tiến hành quang hợp, không có quang hợp thì không có sự sống trên trái đất Người ta đã tính 90 % năng suất cây trồng là do quang hợp Nhưng trong sản xuất rau, ánh sáng không được những người sản xuất coi trọng như các yếu tố khác (như: nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng) Vì nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng thừa hoặc thiếu trong một thời gian ngắn đã ảnh hưởng ngay đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
Trong điều kiện thiếu ánh sáng hay trong bóng tối cây trồng vẫn có thể dựa vào chất dự trữ của bản thân mà sinh trưởng Nhưng sự thực thì ánh sáng không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây mà còn ảnh hưởng đến hình thái và cấu tạo bên trong của cây Nhiều loại rau cần phải có ánh sáng mới ra hoa kết quả Điều kiện ánh sáng rất cần thiết đối với loại rau ăn hoa, quả, hạt, và những loại rau để giống
Trang 11Các loại rau nhạy cảm đối với sự thay đổi về thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng
* Yêu cầu đối với cường độ ánh sáng Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ
độ địa lý và độ cao Ánh sáng còn thay đổi theo mùa Cường độ ánh sáng mạnh nhất ở mùa hè, thứ đến là mùa thu và yếu nhất là mùa xuân Đặc điểm lợi dụng ánh sáng của các loại rau là trong quá trình sinh trưởng dần dần choán khoảng không gian được phân phối Các loại rau phản ứng với ánh sáng rất khác nhau Những loại rau có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới yêu cầu ánh sáng mạnh Những rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới yêu cầu ánh sáng yếu Loại rau ăn quả như loại cà, bầu bí, yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh, loại rau ăn lá yêu cầu ánh sáng yếu Cường độä ánh sáng quá mạnh thường làm giảm phẩm chất rau, xơ nhiều, rau cứng, ăn không ngon
Cường độ ánh sáng khoảng từ 20.000 - 40.000 lux thì có thể thỏa mãn được các yêu cầu của các loại rau đối với ánh sáng để sinh trưởng Trong một năm không phải lúc nào cũng bảo đảm lượng ánh sáng như vậy, có lúc vượt quá hoặc có lúc không đạt tới Trong thực tế mùa hè cường độ ánh sáng lên tới mấy vạn lux, ánh sáng tán xạ cũng lên tới hàng vạn lux
Dựa vào yêu cầu đối với cường độ ánh sáng có thể phân loại rau như sau:
- Loại yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh: dưa bở, dưa hấu, bí ngô, cà, cà chua, ớt, đậu
- Loại yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình: cải bắp, cải trắng, cải củ, hành tỏi
- Loại yêu cầu cường độ ánh sáng yếu: gồm các loại rau ăn lá như rau cải cúc, rau cơm xôi, rau sà lách, rau diếp
* Yêu cầu của các loại rau đối với thời gian chiếu sáng Thời gian chiếu
sáng dài hay ngắn ảnh hưởng rất nhiều đến đặc trưng và tốc độ sinh trưởng phát
Trang 12triển của cây rau Các loại rau, có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu thời gian chiếu sáng khác nhau Mỗi loại rau cần phải có một thời gian chiếu sáng nhất định thì mới ra hoa kết hạt Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với loại rau mà sản phẩm chủ yếu là nụ hoa suplơ, là quả như các loại bầu bí, cà, đậu và những loại rau để giống thu hoạch lấy hạt
Trong thực tế có những loại rau mỗi ngày được 10 - 12 giờ chiếu sáng thì ra hoa, kết hạt sớm Nếu thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn sẽ làm cho cây
ra hoa sớm, sản lượng quả tăng lên rất rõ rệt Đó là những cây thuộc nhóm ngắn ngày Thuộc nhóm này có đậu ván, đậu rau, dưa chuột, rau ăn quả Lại có những loại rau nếu rút ngắn thời gian chiếu sáng thì ra hoa chậm hoặc không ra hoa Nhưng nếu tăng thời gian chiều sáng thì ra hoa sớm, loại này thuộc nhóm cây dài ngày
Tùy rau yêu cầu thời gian chiếu sáng nghiêm khắc nhưng qua sự thuần hóa, bồi dục chọn lọc của con người, có một số loại rau ngày nay phản ứng không rõ rệt đối với thời gian chiếu sáng dài hay ngắn
* Yêu cầu của rau đối với thành phần ánh sáng Thành phần ánh sáng cũng
ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển và phẩm chất cây rau Trong một năm thành phần ánh sáng thay đổi theo mùa, mùa xuân ánh sáng tím ít hơn mùa thu Chất diệp lục hấp thụ ánh sáng đỏ nhiều nhất, thứ đến là ánh sáng vàng rồi đến ánh sáng xanh Ánh sáng đỏ làm cho rau ngày dài phát triển nhanh, làm cho rau ngắn ngày phát triển chậm Ánh sáng xanh có tác dụng như bóng tối, tức là có thể làm cho cây ngày ngắn phát triển nhanh, cây ngày dài phát triển chậm Các loại rau ưa ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ Trong ánh sáng tán xạ, ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng chiếm tới 50 - 60 %, còn trong ánh sáng trực xạ thì ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng chỉ có 30 - 37 % Độ cao mặt trời càng thấp thì lượng ánh sáng tán xạ càng lớn Rau ưa ánh sáng buổi sáng sớm, vì lúc sáng
Trang 13sớm khi mặt trời mọc, lượng ánh sáng tán xạ là 100 % Khi mặt trời lên cao thì ánh sáng trực xạ trắng, ánh sáng tán xạ giảm dần Thành phần ánh sáng còn ảnh hưởng đến phẩm chất rau
Cùng điều kiện như nhau, thành phần ánh sáng khác nhau cũng gây ra những biến đổi trong cây rau Ánh sáng đó làm cho thân, củ su hào phát triển, còn ánh sáng xanh lục thì ngược lại làm cho thân củ không hình thành được Ánh sáng tím làm tăng hàm lượng vitamin C trong rau Nhưng ở điều kiện trồng trọt khác nhau thì hàm lượng vitamin C cũng thay đổi Dưa chuột và cà chua trồng trong nhà kính, hàm lượng vitamin C không cao bằng trồng ngoài trời Cây con trồng trong nhà kính thường hay bị vống vì thiếu ánh sáng tím (ánh sáng tím bị kính ngăn trở)
Sự phân bố ánh sáng phụ thuộc vào nhiều điều kiện như sự phân bố diện tích dinh dưỡng, tình hình cây lộ ra ngoài ánh sáng, hướng luống, phụ thuộc vào hình thái bên ngoài của cây như cây cao hay thấp, phân cành nhiều ít, đốt dài ngắn và hình dạng lá … Lá ở vị trí cao thì thu được nhiều ánh sáng hơn là ở tầng dưới Hướng luống đông-tây cây tiếp thu được ánh sáng nhiều
2.2.3 Ẩm độ
Nước có ý nghĩa lớn trong đời sống cây rau vì rau chứa rất nhiều nước Nước trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất rau Thiếu nước cây còi cọc, mô gỗ phát triển nên rau cứng, có vị đắng Thừa nước rau trở nên nhùn, chứa ít đường, ít chất khoáng, mô mềm và giảm sức chống chịu
Nhu cầu nước của cây dựa vào khả năêng hút nước của rễ và khả năng tiêu hao nước của phần thân lá trên mặt đất Rễ cây rau ăn cạn hơn so với rễ các loại cây lương thực, khả năng ăn lan, mức độ phân nhánh và khả năng tìm nước ở đất khan hiếm nước cũng kém hơn Rau cải ngọt là loại rau hút nước yếu tiêu hao nước mạnh, rau có hệ thống rễ ăn cạn, phân bố trong lớp đất cày nên hút nước
Trang 14yếu, có thân lá lớn, mặt lá không lông, bốc thoát hơi nước nhiều nên cần nhiều nước
* Tưới nước cho rau: Phải tưới đồng đều trên luống, không để ứ đọng nước
ở bất cứ chỗ nào Nếu tưới phun phải dùng bình tưới, thùng tưới thì hạt nước mới nhỏ, đều, rau sẽ không bị dập nát
Có nhiều cách tưới cho rau như tưới tự chảy, tưới phun mưa, tưới ngầm
- Tưới tự chảy: Để nước tự chảy vào rãnh luống rồi ngấm vào lòng luống rau, thấm tới cây rau Chỉ dùng cách này khi cây rau đã ở độ tuổi sinh trưởng phát triển nhất định sau khi cấy ra ruộng sản xuất đại trà Để tiết kiệm nước và tưới có hiệu quả cần tính toán kỹ tiết diện của rãnh tưới, khoảng cách giữa các rãnh dẫn nước, chiều dài rãnh dẫn nước, Những tính toán này phụ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau, vào tính chất vật lý của lô đất Cách tưới này có nhược điểm là tốn nhiều nước vì nó phải thấm ngay, thấm sâu vào lòng đất suốt quãng đường nó đi qua rồi mới tưới nước cho cây rau
- Tưới phun mưa: Là cách tưới phổ biến nhất trong nghề trồng rau hiện nay Dùng cách này, chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể làm thay đổi hẳn được cả khí hậu của vườn rau, lại không phụ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau Chú ý khi tưới phải điều chỉnh giọt nước sao cho rơi xuống cây không làm giập nát hoặc gãy cành, lá, hoa, quả, cường độ phun ra phù hợp với từng loại đất
- Tưới ngầm: Dùng các ống dẫn cứng bằng nhựa hay kim loại có đục sẵn lỗ theo khoảng cách nhất định, đặt sâu trong lòng luống rau ở phía dưới hoặc bên cạnh nơi trồng cây rau Khi tưới, chỉ cần bơm nước vào các ống dẫn này, nước sẽ
rỉ qua các lỗ nhỏ này mà cung cấp trực tiếp cho bộ rễ của cây rau Cách tưới này giúp tiết kiệm nước tối đa, giữ được kết cấu của đất và chế độ khí trong lòng đất
vì không tạo ra lớp váng trên mặt như cách tưới phun mưa, rất phù hợp với các loại rau ưa nhiệt nhưng lại tốn kém về mặt chi phí đầu tư
Trang 152.3 Quy trình canh tác rau cải ngọt trong nhà lưới ở khu vực thành phố
Hồ Chí Minh
2.3.1 Thời vụ trồng
Vụ đông-xuân (còn gọi là vụ cải mùa): gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11
dương lịch Cây giống được 20 – 25 ngày tuổi thì nhổ để cấy ra ruộng sản xuất
Vụ xuân-hè (hay còn gọi là vụ cải chiêm): gieo từ tháng 2 đến tháng 6 dương
lịch Tuổi cây giống 30 – 35 thậm chí tới 40 ngày thì nhổ cả cây để ăn hoặc bán
2.3.2 Chuẩn bị đất
Cải ngọt có thể trồng được trên hầu hết các loại đất, trừ đất cát hay quá
nghèo dinh dưỡng Tuy nhiên trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ Làm sạch cỏ cày xới
kỹ, lên liếp rộng chừng 1,2 - 1,5 m Mùa khô làm liếp thấp (10 cm) hoặc làm
liếp chìm (sâu xuống 5 – 6 cm), mùa mưa làm liếp cao chừng 20 cm hoặc liếp
hình mui thuyền Bón lót xong thì gieo thẳng hoặc cấy
Nếu gieo thẳng dùng chừng 200 – 250 g hạt gieo 1 sào (1.000 m2 ), gieo
xong rải rơm, tưới ẩm Nếu cấy cây con khoảng từ 18 – 22 ngày thì rải một lớp
rơm mỏng trước rồi cấy, cây và hàng cách đều nhau 16 – 17 cm
2.3.3 Phân bón
Lượng phân và cách bón cho 1.000m2 đất như sau:
- Phân chuồng 1 tấn - Urea 20 kg - Bánh dầu 50 kg
- Kali 10 kg - DAP 10 kg Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân kali bằng cách rải trên mặt liếp, xới
đất trộn đều phân vào tầng đất mặt (10 – 20 cm) Ngâm bánh dầu lấy nước pha
với DAP và urea để tưới thúc vào ngày thứ 4, 10 và 16 sau khi trồng Có thể sử
dụng thêm các dạng phân bón lá như Komix, CSF-2, Atonix (theo hướng dẫn
trên bao bì)
Trang 16Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, nên tưới sáng sớm hoặc đầu giờ chiều, tránh ướt đất ban đêm
2.3.5 Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại chính trên cải là: sâu xám, bọ nhày vàng, sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục lá Bệnh gồm: bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn vi khuẩn
- Sâu xám: Thường xuất hiện ở thời kỳ cây còn non Diệt trừ bằng biện pháp thủ công (bắt sâu bằng tay) Với sâu khoang, ngắt lá có ổ trứng và ổ sân non tuổi 1 - 2
- Đối với bọ nhảy: Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau: Hopsan 50 EC (30 - 40 ml/bình 8 lít), Polytrin P440 EC (15 - 20 ml/bình 8 lít), Oncol 20 EC (10 ml/bình 8 lít)
- Đối với sâu khoang: Có thể dùng 1 trong các loại thuốc: Oncol, Polytrin, Anphacy (15 - 20 ml/bình 8 lít) Để giảm áp lực thuốc hoá học trên ruộng rau, nên dùng thuốc virus đặc hiệu NVP – S1 để trừ sâu khoang (15 – 20 ml/bình 8 lít)
- Đối với sâu tơ: Chủ yếu dùng thuốc vi sinh như sau: BT, BTB, Cebtari, Denfil, Thuricide, Dipel, MVP, V-BT…
Có thể dùng các loại thuốc vi sinh luân phiên với các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau và dễ phân huỷ như: Rotenone, Neem bond… Dùng bẫy pheromon để bắt bướm, nhưng phải đồng loạt
- Đối với các bệnh: Chết cây con, thối bẹ có thể dùng Moceren 25 WP, Ridomyl MZ 72 WP Đối với bệnh thối nhũn tốt nhất là phun chế phẩm Phytoxin –VS (Enxi xanh) Thường gặp bệnh lở cổ rễ thời kỳ cây con, phòng trừ bằng Validamycin, Benlat C, Ridomil
Trang 17Cải ngọt rất ngắn ngày nên phải phòng là chính và chú ý dùng các loại thuốc an toàn cho người sử dụng bằng cách dùng các loại thuốc vi sinh, hoặc chỉ dùng thuốc hóa học trong khoảng nửa tháng đầu
2.4.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nước ta là nước có truyền thống trồng rau Rau ở nước ta khá phong phú về chủng loại (có tới 70 loài) Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau đậu của cả nước tính đến năm 1993 là 440,6 ngàn hecta, trong đó các cây rau 279 ngàn hecta (chiếm 3,3 % diện tích gieo trồng cây hàng năm) Sản lượng rau thu hoạch trên diện tích này hơn 3,3 triệu tấn Vùng rau chuyên canh thường tập trung ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp lớn Ở đây rau sản xuất phục vụ cho khu vực dân cư tập trung là chủ yếu Diện tích vùng rau này chiếm 40 %, sản lượng đạt 48 %, năng suất cao hơn các vùng rau khác Tuy nhiên trong những năm gần đây sản xuất rau chủ yếu mới đáp ứng cho nhu cầu trong nước Năm 1998 diện tích, năng suất, sản lượng rau cả nước là 401,56 ngàn ha, 12,8 tấn/ha và 5,15 triệu tấn/năm Trong đó có diện tích trồng rau chuyên canh khoảng 120.000 ha, còn lại là diện tích rau luân canh và xen canh Trong những năm qua, trên phạm
vi cả nước, đã hình thành một số vùng rau có qui mô khá tập trung ở quanh thành phố, thị xã, khu công nghiệp, khu du lịch… Ở phía nam có các vùng rau truyền thống như: thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng); các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; huyện Tân Hiệp (tỉnh Tiền Giang);
Trang 182.4.2 Chế biến và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Mức tiêu thụ rau trong nước hiện nay còn thấp, bình quân 65 kg/người/năm, trong khi đó mức bình quân rau đầu người trên thế giới là 85 kg/năm
Trên phạm vi cả nước, cho tới nay công nghệ chế biến rau quả của ta vẫn còn rất nhỏ so với năng lực sản xuất của ngành này Cả nước có gần 60 nhà máy, xí nghiệp đóng hộp đông lạnh, cô đặc rau quả với công suất khoảng 150.000 tấn/năm (chiếm khoảng 5 % sản lượng sản xuất ra) Trong số đó, trừ một số nhà máy liên doanh, số còn lại đều được xây dựng và sử dụng trên 20 năm, nên thiết bị và công nghệ đã lạc hậu, sản phẩm làm ra giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu
Nhìn chung những năm gần đây, chung hoàn cảnh với một số nông dân khác, hoạt động xuất khẩu rau gặp nhiều khó khăn, do khách hàng cũ (Liên Xô và các nước Đông Âu) bị mất đi, chưa khôi phục lại được Chúng ta vừa xuất khẩu vừa tìm bạn hàng mới (số liệu thống kê cho thấy, vào năm 1990 có đến 98
% kim ngạch xuất khẩu rau quả là xuất cho Liên Xô cũ, chỉ có 2 % là các thị trường khác, vài năm trở lại đây, phần xuất cho Liên Xô cũ đã giảm xuống chỉ còn 22 %, phần xuất cho các thị trường khác tăng lên 78 %)
2.5 Những công trình nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho rau cải ngọt
2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam
Trong nước, hầu hết các tỉnh thành đều có chương trình trồng rau an toàn Có 2 loại hình căn bản trồng rau an toàn là trồng không nhà lưới với điều kiện thực hiện IPM chặt chẽ và trồng trong nhà lưới đối với nhóm rau ăn lá Các địa phương làm mạnh và có kết quả tốt có thể kể đến như: ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Đà Lạt, Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang
Trang 19Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số đơn vị và cá nhân cũng có những loại hình sản xuất rau an toàn quy mô nhỏ như trồng thủy canh (ở công ty TNHH Vĩnh Phúc), trồng rau mầm (ở công ty TNHH Gino) Người ta đang nghiên cứu trồng rau muống nước trong nhà lưới, trồng một số loại rau trên giá thể xơ dừa, trồng rau theo hướng sử dụng các chế phẩm sinh học (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) Tại trường Đại học Nông-Lâm thành phố Hồ Chí Minh có các công trình nghiên cứu sản xuất rau an toàn cho thành phố Vũng Tàu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân chuồng do súc vật ăn cám công nghiệp đến kim loại nặng trong rau và trong đất trồng Kết quả cho thấy khi bón cho 1
ha rau ăn lá từ 20 tấn phân chuồng trở lên có nguy cơ kim loại nặng trong rau quá ngưỡng an toàn cho phép
Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng và ban hành 22 qui trình rau an toàn tạm thời cho 22 loại rau từ những năm 1995
- 96 Năm 1997, đánh giá thực trạng triển khai áp dụng các qui trình sản xuất, Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội đã tổng kết: qui trình sản xuất rau an toàn chỉ mới đến với 47,5 % số hộ cần biết Phạm vi áp dụng chỉ mới tập trung trên một số loại rau ăn lá, lượng phân hữu cơ sử dụng chỉ mới đạt 50 % theo qui trình Còn có hiện tượng sử dụng thuốc cấm (Monitor) Rau an toàn chưa có bao bì nhãn hiệu, không tạo được niềm tin ở người tiêu dùng Năng suất đã đạt được theo qui trình nhưng còn thấp hơn sản xuất đại trà, nhất là cà chua, bắp cải do mức phân bón qui trình đề ra chưa phù hợp (Nguyễn Thị Hoa và cộng sự, 1998) Từ 1995 đến 1997, phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, được sự đầu tư của Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu sản xuất rau an toàn với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng qui trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên một số loại rau“ Kết quả đã xây dựng được 7 qui trình quản lý dịch hại tổng hợp cho
Trang 207 loại rau bao gồm cải bắp, cải bông, cải ngọt, cà chua, cà tím, dưa leo và đậu côve Liên tục từ những năm sau đó, khi ban hành qui trình đã có nhiều lớp tập huấn và các hoạt động tổ chức thực hiện sản xuất rau an toàn tập trung trên 7 loại rau này Các tổ sản xuất rau an toàn được hình thành ở ấp Đình, huyện Củ Chi, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn Học tập mô hình trồng rau an toàn ở các nước, từ năm 2000 hình thức trồng rau trong nhà lưới xuất hiện Các loại rau ăn lá nói trên được đưa vào trồng trong nhà lưới Đến nay toàn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được 56 nhà lưới, tập trung ở huyện Củ Chi (19 nhà lưới), Hóc Môn (33 nhà) và Bình Chánh (4 nhà) Thành phố cũng đã phát triển thêm các tổ sản xuất rau an toàn, đến nay có 7 tổ với diện tích khoảng 80 ha
Qua việc tổ chức 2 mô hình sản xuất rau an toàn tại ấp Dân Thắng 1, Xã Tân Thới Nhì và ấp 3 xã Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), trong đó mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại Dân Thắng 1 đã từng bước phát triển tốt Ban đầu chỉ có 2 nhà lưới với diện tích hơn 1.000 m2 Đến nay với sự phối hợp giữa phòng nông nghiệp huyện Hóc Môn và trạm khuyến nông, đã từng bước phát triển được 10 căn nhà lưới với diện tích gần 7.000m2 Tại ấp 3 xã Xuân Thới Sơn đã xây dựng được 3 căn nhà lưới với diện tích gần 1.000 m2 Trạm khuyến nông và trạm bảo vệ thực vật huyện Hóc Môn đã thường xuyên mở các lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn nói chung và trong nhà lưới nói riêng Trạm khuyến nông Hóc Môn có nhiệm vụ làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Trạm đã giới thiệu một số công ty có nhu cầu về tiêu thụ rau xanh đến quan hệ với tổ rau Dân Thắng1, trong đó có HTX thương mại rau quả (freshco) đã thường xuyên đặt hàng và mua gần hết lượng rau Tới đây nếu giải quyết tới khâu tiêu thụ thì mô hình có thể nhân rộng ra ở các xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Tân Xuân, Bà Điểm Với kết quả đã
Trang 21làm được nhiều vụ rau trong nhà lưới vừa qua cho thấy những mặt lợi ích như sau:
- Hạn chế sâu hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế và làm giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong rau xanh, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời giảm được chi phí tiền phải phun xịt thuốc trừ sâu
- Giúp cho việc sản xuất rau xanh quanh năm cả mùa mưa và mùa nắng Trước đây thường chỉ sản xuất trong vụ đông-xuân, còn trong mùa mưa sâu bệnh phá hoại nhiều, nên bà con không sản xuất
- Lãi cao hơn do bán rau giá cao hơn So sánh hiệu quả kinh tế thì trồng rau
an toàn có lợi nhuận cao hơn vì giảm được tiền phun thuốc trừ sâu, giá bán rau cao hơn
- Việc tổ chức sản xuất rau theo quy trình trồng rau an toàn được người dân chấp thuận và hưởng ứng, kỹ thuật canh tác được áp dụng trong mô hình không vượt quá khả năng tiếp nhận của người nông dân
- Việc cơ quan quản lý Nhà nước như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp huyện, cơ quan chuyên môn như trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tham gia trực tiếp thực hiện mô hình huấn luyện cho người dân kỹ thuật sản xuất rau an toàn và là cầu nối giới thiệu rau an toàn đến các công ty, cửa hàng tiêu thụ rau Cùng với sự phối hợp và có sự giúp đỡ của Hội nông dân huyện trong việc phát động phong trào, nên phong trào có phát triển nhanh Mặt khác khi thực hiện mô hình có sự đầu tư kinh phí về phía Nhà nước để triển khai: Như hổ trợ đầu tư giúp hộ nông dân cho 1 nhà lưới với diện tích hơn 500 m2 và 2.500.000đ, cho mượn vốn sản xuất
Từ khi có chương trình rau an toàn, tình hình ngộ độc do ăn rau đã giảm hẳn Tuy nhiên từ đầu năm 2000, lại bùng lên hiện tượng ngộ độc do ăn rau muống nước Đáng lưu ý là không chỉ thành phố Hồ Chí Minh, mà ngộ độc rau
Trang 22muống nước rải rác xuất hiện trong cả nước Thành phố Hồ Chí Minh đã phải thành lập đoàn công tác kiểm tra hiện trạng sản xuất rau muống nước
2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau an toàn ở nước ngoài
Trên thế giới hiện tại có một số nước phát triển đã nghiên cứu và sản xuất rau hữu cơ (chỉ sử dụng phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ) Ở Nhật Bản, Australia, Israel người ta đã sản xuất rau sạch trồng không đất trong nhà lưới, nhà kính bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tạo ra nguồn rau chất lượng cao và an toàn thực phẩm Trung Quốc, Đài Loan đã có qui trình sản xuất rau mầm theo qui mô hộ gia đình để tạo ra rau xanh tươi và an toàn
Để sản xuất rau an toàn, các nước trong khu vực có điều kiện tương tự như nước ta ví dụ Đài loan và Thái Lan cũng áp dụng các phương pháp tương tự Trong đó chủ yếu là hình thức trồng rau trong nhà lưới Ngoài ra, các hình thức trồng rau không dùng đất (thuỷ canh hoặc trồng trên giá thể) cũng đã và đang phát triển Đáng chú ý, không chỉ trồng rau ăn lá, nhiều nông nhân Đài Loan, Thái Lan trồng cà chua trong nhà lưới Công ty giống Chia-tai tại Thái Lan trồng một số loại rau ăn quả trong nhà màng nylon như trồng dưa leo, đậu đũa, bí đỏ Đài Loan và Trung Quốc cũng trồng rau muống thủy canh, trong nhà
2.5.3 Một số vấn đề tồn tại trong việc sản xuất rau an toàn hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh
Việc mở rộng quy mô sản xuất rau an toàn còn nhiều gặp khó khăn do khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn còn những vướng mắc cần được tháo gỡ như: tiêu thụ không đều khi các Cty có nhu cầu cao thì không đủ lượng rau cung cấp, ngược lại đôi khi rau sản xuất ra bị tồn đọng không tiêu thụ kịp do các Cty không lấy hàng Khả năng cung cấp các mặt hàng rau chưa được phong phú và số lượng không lớn nên gây khó khăn cho các đơn vị thu mua
Trang 23Người nông dân sản xuất an toàn cần tổ chức thành tổ hợp tác bầu ra Ban điều hành chung để thuận lợi cho việc lập kế hoạch sản xuất, nhất là việc tiêu thụ cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa họa kỹ thuật mới Ban điều hành tổ rau
an toàn cần năng động hơn trong việc quan hệ tìm nơi tiêu thụ, không được ngồi chờ các đơn vị đến mua mà phải đi tìm người cần mua để bán, hoặc tự tổ chức cửa hàng riêng của tổ để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm
Có thể nói chương trình nghiên cứu và sản xuất rau an toàn ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cấp bách của xã hội Vì vậy chương trình không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại:
- Tất cả các nghiên cứu và hoạt động phục vụ sản xuất rau an toàn từ trước đến nay đều chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề bức xúc nhất là sử dụng an toàn thuốc BVTV Các nội dung khác như vấn đề bón phân, tưới nước chưa được nghiên cứu Đặc biệt, các giải pháp kinh tế xã hội để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa được đề cập, nghiên cứu
- Nhiều loại rau thực hiện theo qui trình không thành công Ví dụ như cải bông, cà chua, đậu cove, cà tím… Các tổ sản xuất rau an toàn chỉ tập trung sản xuất và sản xuất được các loại rau như rau muống hạt, cải xanh, cải ngọt, xà lách, rau đay, rau dền, một số rau thơm
- Nhà lưới ra đời và được khuyến khích mạnh mẽ nhưng biện pháp kỹ thuật trồng rau trong nhà luới chưa được nghiên cứu Tiêu thụ rau an toàn gặp nhiều khó khăn
2.6 Các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng
Có 17 chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng là đạm, lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, bo, molipđen, mangan, clo, coban, vanadi, natri, và silic Tất nhiên cây trồng còn cần đến các nguyên tố cacbon (C), hydro (H), và oxy (O), song các nguyên tố
Trang 24này rất sẵn trong không khí và nước nên các nhà khoa học không xếp chúng vào nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu
Căn cứ vào số lượng chất dinh dưỡng cây trồng sử dụng, người ta có thể chia các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thành 3 nhóm chính là:
- Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K)
- Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S)
- Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), molipđen (Mo)
Việc phân chia này là hoàn toàn tương đối và có tính đến cả khả năng cung cấp của đất
2.7 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm rau xanh Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật: Khi chúng ta phun thuốc trừ sâu, bệnh hay trừ cỏ dại thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt vật được phun như lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước, và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc Hiện nay, ở Việt Nam ta đã và đang sử dụng khoảng
200 loại thuốc trừ sâu, 83 loại thuốc trừ bệnh, 52 loại thuốc trừ cỏ, 8 loại thuốc diệt chuột và 9 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng Chủng loại tuy nhiều, song do thói quen và do sự hạn chế trong việc hiểu biết về mức độ độc hại của hóa chất bảo vệ thực vật nên đa số nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen thuộc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như Monitor, Wofatox, Hơn thế, giá thành các loại thuốc này lại rẻ, có hiệu quả diệt sâu cao và lan rộng nên càng được sử dụng nhiều Mặt khác, thời gian cách ly an toàn từ lần phun cuối cùng đến lúc thu hoạch sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức Theo số liệu điều tra, có tới 80 % số người được hỏi
Trang 25khẳng định rằng sản phẩm rau mà họ bán trên thị trường được thu hoạch với thời gian cách ly phổ biến là 3 ngày, không phân biệt đó là loại thuốc trừ sâu gì Đa số nông dân cho biết họ sẽ không phun thuốc hoặc phun rất ít vào rau trồng trong vườn nhà để gia đình ăn Nhưng nếu để bán thì cần sử dụng rất nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng DDT trong bảo quản hạt rau giống các loại như hạt mùi, hạt tía tô, hạt rau dền, hạt quế, hạt rau muống, Hậu quả tất yếu của việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu nêu trên là số lượng các vụ ngộ độc thức ăn không ngừng tăng năm sau cao hơn năm trước do ăn phải rau có lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật cao
- Hàm lượng nitrat (NO3) quá cao: So với các nước trong khu vực và so với bình quân toàn thế giới, lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam chưa phải là cao Tuy nhiên, ảnh hưởng của phân hóa học, nhất là của đạm đối với sự tích tụ nitrat trong rau cũng là một nguyên nhân làm cho rau không sạch
Nếu ở mức độ bình thường thì NO3 xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nó sẽ không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm Trong hệ thống tiêu hóa, NO3 bị khử thành nitrit (NO2) Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động gọi là methamoglobin Ở mức độ cao, nó sẽ làm giảm khả năng hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây ra đột biến và phát triển các khối u
Trong cơ thể con người, khi lượng nitrat ở mức độ cao, nó có thể tạo thành phản ứng với amin sinh ra chất gây ung thư gọi là nitrosamin Hàm lượng NO3
nếu vượt ngưỡng sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người Vì vậy, các nước nhập khẩu rau tươi đều kiểm tra hàm lượng NO3
trước khi nhận sản phẩm Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh
Trang 26tế châu Âu, giới hạn của hàm lượng nitrat trong nước uống là dưới 50 mg/lít Nếu ăn súp rau có hàm lượng NO3 từ 80 – 130 mg/kg sẽ bị ngộ độc WHO khuyến cáo hàm lượng NO3 trong rau không được quá 500 mg/kg rau tươi
- Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau: Sự lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật cùng với các loại phân bón đã làm cho một lượng N, P, K và hóa chất bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống mương và ao, hồ, sông, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng còn thẩm thấu, hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ Ngoài ra, việc bón lân (1 tấn supe lân có thể chứa 50 – 170 g Cd) cũng làm tăng lượng Cadimi trong đất và trong sản phẩm rau
- Vi sinh vật gây hại trong rau xanh: Một trong những tập quán canh tác của một số vùng rau nhất là vùng rau chuyên canh là việc sử dụng nước phân tươi tưới cho rau làm cho rau bị ô nhiễm, gây ra các bệnh về đường ruột và tiêu hóa
2.8 Bón phân cân đối và hợp lý cho một số cây trồng ở Việt Nam
2.8.1 Bón phân cân đối và hợp lý cho lúa
Theo nhiều tài liệu thì 1 tấn thóc (kèm theo cả rơm rạ) lấy đi từ đất và phân bón 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O và nhiều nguyên tố trung và vi lượng khác (bảng 2.8.1.1) Căn cứ vào số liệu này ta thấy nếu 1 năm 2 vụ lúa với tổng năng suất trung bình 10 tấn/ha thì cây lúa đã lấy đi lượng dinh dưỡng tương đương 482 kg urê, 430 kg supe lân và 528 kg kali clorua/ha hay 17,8 kg urê, 15,9
kg supe lân và 19,6 kg kali clorua trên 1 sào Bắc Bộ Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương đương lượng cây hút Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào lượng dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón mà phải dựa vào kho dự trữ trong đất, khả năng hút, Tất nhiên, với lúa nếu
Trang 27không dùng rơm rạ để đun nấu mà bón lại cho cây trồng vụ sau thì chúng ta đã trả lại cho đất được phần lớn các nguyên tố như kali, canxi, magiê, silic và như vậy cân đối để bón phân sẽ khác đi
* Cân đối đạm – lân
Việc sử dụng các giống mới, tăng vụ, sử dụng phân đạm với liều lượng ngày càng cao hơn chính là nguyên nhân làm tăng hiệu lực phân lân Bội thu do lân có thể đạt 5 – 6 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng và 10 – 15 tạ/ha trên đất phèn với liều lượng thích hợp là 90 – 120 kg P2O5 trong vụ xuân và 60 – 90 kg
P2O5/ha trong vụ mùa
Hiện tượng càng bón đạm cây lúa càng kém phát triển, bị nghẹt rễ, là do đạm không cân đối với lân Ở đây cần hiểu là không có lân, cây lúa không hút được đạm nên hiệu quả sử dụng đạm thấp Chính vì vậy, với các loại đất chua thì việc bón cân đối lân – đạm là yêu cầu bắt buộc và tất nhiên, đất càng chua, lượng phân bón càng cần cao hơn
* Cân đối đạm - kali
Mối quan hệ đạm – kali là mối quan hệ đặc biệt và có những tác động qua lại rất mật thiết, việc sử dụng kali như là yếu tố chủ yếu để điều chỉnh dinh dưỡng đạm cho cây trồng
Quả thật, kali là một yếu tố dinh dưỡng đặc biệt Kali là nguyên tố điều khiển chất lượng, tham gia gần như hầu hết các quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất đó
Bội thu do bón đạm và lân trên đất phù sa cho bội thu tới 11,7 tạ/ha (43 kg/sào), trong khi trên đất bạc màu cũng bón như vậy chỉ cho bội thu 1,2 tạ/ha (4 kg/sào) Nguyên nhân ở đây là, đất phù sa giàu kali, cây trồng khi đã đủ đạm và lân có thể tự cân đối cho mình nhu cầu về nguyên tố này từ trong đất, nên dù có bón thêm kali bội thu cũng không lớn (2,3 tạ/ha) Ngược lại, trên đất bạc màu,
Trang 28dự trữ kali trong đất ít, nếu không có nguồn cung cấp kali từ phân bón thì cây trồng không thể sử dụng được đạm, dẫn đến năng suất hầu như không tăng Trên các đất giàu kali như phù sa sông Hồng, phù sa sông Thái Bình, phù sa sông Cửu Long thì hiệu suất kali chỉ đạt 1 – 2,5 kg thóc/kg kali clorua, trong khi đó trên đất bạc màu hoặc đất cát biển trị số này có thể đạt 5 – 7 kg thóc/kg kali clorua Chính vì vậy, trên đất nghèo kali cân đối đạm – kali có ý nghĩa rất quan trọng Vai trò của cân đối đạm – kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng cao, đặc biệt trên những đất nghèo kali Trên đất phù sa, nếu lượng đạm bón dưới 10 – 12 kg urê/sào Bắc Bộ và có sử dụng 4 tạ phân chuồng thì bón kali không có hiệu quả, song nếu lượng đạm bón tăng lên trên 12 kg urê/sào thì nhất thiết cần bón kali Trên đất bạc màu: không có kali chỉ nên bón tối đa 7 – 9 kg urê/sào Không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 – 30 %, trong khi có bón kali hệ số này tăng lên đến 39 – 49 %
Cân đối đạm – kali cho lúa cũng rất cần xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ Trong vụ mùa, hè thu khi nhiệt độ không khí cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn, cây trồng có khả năng huy động nguồn kali từ đất nhiều hơn nên hiệu lực phân kali thấp hơn Ngược lại trong vụ đông-xuân (nhất là ở miền Bắc), nhiệt độ thấp, thời tiết thường âm u nên hiệu lực phân kali cao hơn Đây chính là các lý do cần bón kali nhiều hơn trong vụ đông-xuân
Để có khái niệm cụ thể hơn về hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân bón người ta có thể sử dụng hệ số lãi hay tỷ lệ giá trị nông sản thu được thêm trên giá trị phân bón đầu tư thêm, tính trung bình đầu tư 1 đồng mua phân đạm và lân bón cho lúa trên đất phù sa thu được 2,58 đồng (hệ số lãi 2,58), hay là lãi 1,58 đồng trên 1 đồng đầu tư, trong khi đó trên đất bạc màu nghèo kali nếu chỉ bón đạm và lân thì lỗ, đầu tư 1 đồng phân bón chỉ thu được 0,26 đồng, hoặc là lỗ 0,76
Trang 29đồng Bón kali trên loại đất này làm hệ số lãi tăng lên đáng kể và đạt tới 1,99 cho cả đạm, lân và kali
* Cân đối hữu cơ – vô cơ
Trên hầu hết các loại đất phân đạm có mối quan hệ rất chặt với phân hữu
cơ Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm Năng suất lúa đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 – 40
% (bón 10 tấn phân chuồng thường cho khoảng 30 – 35 kg đạm nguyên chất tương đương 65 – 75 kg urê)
Cân đối hữu cơ – vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân hữu cơ Trên nền có bón phân khoáng, hiệu lực một tấn phân chuồng đạt 53 – 89 kg thóc, trong khi không có phân khoáng chỉ đạt 32 – 52 kg Kết quả này chứng minh tại sao cây lúa thường xấu trong giai đoạn đầu nếu chỉ bón phân chuồng mà không lót phân đạm
Phân hữu cơ cũng có hiệu lực rất lớn đến hiệu lực phân kali Bón 10 tấn phân chuồng là chúng ta đã cung cấp cho đất lượng kali tương đương 50 - 60 kg kali clorua Chính vì vậy, trong cân đối đạm-kali, trên những đất giàu kali như đất phù sakhi đã có phân chuồng có thể chỉ cần bón luợng kali rất thấp, thậm chí trong nhiều trường hợp không cần bón Đối với các giống lúa năng suất cao (như lúa lai chẳng hạn) thì việc bón kali vẫn cần thiết, phân chuồng chỉ giải quyết được 40 – 50 % nhu cầu về kali của cây lúa mà thôi
Tuy phân chuồng có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và cải tạo đất, song nhiều vùng chăn nuôi không đáp ứng được lượng phân chuồng cần thiếtnên có thể sử dụng phế phụ phẩm của vụ trước bón cho vụ sau nhằm góp phần cân đối
tỉ lệ hữu cơ-vô cơ Bón thân lá lạc, thân lá đậu tương làm tăng năng suất lúa 10 – 12 % với hiệu suất 17 – 20 kg thóc/tạ phế phụ phẩm tươi Nếu tận dụng
Trang 30khỏang 50% phế phụ phẩm của các cây lương thực, thực phẩm chính cũng có thể đảm bảo một lương hữu cơ đáng kể (2 – 3 tấn/ha), góp phần cùng với phân chuồng để nâng cao năng suất cây trồng và cải thiện độ phì nhiêu của đất
Ngoài các cân đối nêu trên, với lúa cũng rất cần tính đến sự cân đối dinh dưỡng trong mối quan hệ với mùa vụ, bởi vì: mỗi vụ sản xuất (trên cùng một loại đất) điều kiện thời tiết lại ảnh hưởng đến tỉ lệ bón Nhìn chung hiệu suất sử dụng đạm trong vụ xuân cao hơn vụ mùa Tương tự, phân lân cũng có hiệu lực trong vụ xuân cao hơn vụ mùa Do vậy, vụ mùa lượng phân bón sử dụng cho lúa cần phải thấp hơn Ở Đồng bằng sông Cửu long hiệu lực của lân trong vụ đông xuân lại cao hơn vụ hè-thu
Bón phân cân đối ngòai tác dụng tăng năng suất còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng Thông thường, do sử dụng đạm quá thừa hoặc quá muộn đã làm cho quá trình chín chậm lại, làm mỏng các vỏ tế bào và do đó cây trồng dễ bị các sâu bệnh xâm nhập và phá hại Nhờ khả năng đối kháng trong quan hệ đạm-kali mà có thể dùng phân kali để tăng khả năng chống bệnh Phân chuồng có khả năng điều tiết quá trình giải phóng đạm và cung cấp một lượng kali nhất định nên cũng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa
2.8.2 Bón phân cân đối và hợp lý cho ngô
Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155 kg N (337 kg urê),
60 kg P2O5 (360 supe lân và 115 kg K2O (192 kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220 kg cần 12,5 kg đạm urê, 13 kg supe lân và 7 kg kali clorua
Trang 31Bón cân đối đạm-kali cho ngô có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa Bội thu
do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng, 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu, 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9 tạ/ha trên đất đỏ vàng Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho nhô trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng Bón từng loại phân riêng rẽ hiệu lực không cao, bón kết hợp thì hiệu lực tăng đáng kể, cao hơn cả tổng hiệu lực của mỗi loại phân bón Kết quả nghiên cứu về hiệu lực yếu tố và tương hỗ trong ví dụ bón phân cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng: nếu chỉ bón đạm thì hiệu quả đầu tư thấp, hệ số lãi chỉ đạt 1,98; nếu bón kết hợp đạm lân thì hệ số lãi tăng lên 2,47; còn nếu bón cân đối đầy đủ đạm lân kali thì hệ số lãi là 2,8 Khi lượng đạm bón càng cao thì càng cần thiết phải bón phân cân đối
Cân đối vô cơ-hữu cơ với ngô đông cũng rất quan trọng Phân chuồng rất tốt cho ngô, song nếu không bón phân khóang, đặc biệt là đạm thì hiệu lực của phân chuồng cũng rất thấp Chỉ bón phân chuồng, hiệu quả đạt 30 kg ngô hạt/tấn phân chuồng, còn nếu bón kết hợp với đạm thì hiệu suất tăng lên 126 kg ngô hạt/tấn phần chuồng
2.8.3 Bón phân cân đối và hợp lý cho bắp cải
Do tập quán nên nông dân các vùng trồng bắp cải còn sử dụng phân bón không hợp lý về liều lượng, chưa đúng về chủng loại cũng như thời gian bón làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và đặc biệt là phẩm chất rau
Là loại rau ăn lá nên bắp cải có nhu cầu dinh dưỡng khá cao Với năng suất
30 tấn/ha, bắp cải lấy đi từ đất 125 kg N, 33 kg P2O5, và 109 kg K2O Hiện nay nhiều cơ sở đã đạt năng súât 80 - 100 tấn/ha thì lượng hút dinh dưỡng còn lớn hơn nhiều Ngoài các nguyên tố đa lượng, bắp cải cũng hút một lượng canxi đáng kể: 221 kg CaO/ha
Trang 32Vôùi baĩp cại nođng dađn thöôøng söû dúng löôïng phađn boùn khaù cao, ñaịc bieôt laø phađn ñám Vieôc boùn phađn höõu cô khođng qua ụ, boùn phađn ñám không cađn ñoâi vôùi lađn vaø kali cuõng nhö boùn thuùc muoôn ñeău laøm giạm naíng suaât baĩp cại vaø ñaịc bieôt phaơm chaât keùm, khođng ñạm bạo theo yeđu caău veô sinh thöïc phaơm
Trong boùn phađn, vieôc söû dúng phađn höõu cô laø caăn thieât ñeơ nađng cao naíng suaât vaø phaơm chaât rau noùi chung vaø baĩp cại nôùi rieđng Tuy nhieđn, hieôn nay nhieău ngöôøi vaên laăm töôûng raỉng chư boùn höõu cô thì coù theơ hán cheâ ñöôïc tích luõy nitrat (NO3) trong nođng sạn Nhöng thöïc ra caøng boùn nhieău phađn höõu cô thì khạ naíng tích luõy nitrat trong ñaẫt vaø trong rau caøng lôùn Taât nhieđn, vieôc söû dúng ñám vođ cô khođng ñuùng cuõng laøm taíng nitrat ñaùng keơ Do vaôy vaân ñeă boùn cađn ñoâi höõu cô vaø vođ cô raât quan tróng
Tröôùc heât ñeơ ñạm bạo naíng suaât cao caăn cung caâp cho baĩp cại 250 – 300 kg N/ha, trong ñoù khoạng 30 – 40 % töø phađn höõu cô (20 - 25 taân/ha) Caùc loái phađn höõu cô sinh hóc cuõng coù nhieău taùc dúng toât Taât nhieđn caùc nguoăn phađn höõu cô caăn phại ñöôïc xöû lyù ụ tröôùc khi söû dúng nhaỉm laøm giạm khạ naíng tích luõy nitrat trong nođng sạn cuõng nhö giạm thieơu caùc nguoăn vi sinh vaôt gađy beônh
Boùn cađn ñoâi ñám-kali laø moôt trong nhöõng giại phaùp toât ñeơ nađng cao chaât löôïng baĩp cại Taíng lieău löôïng phađn ñám laøm taíng naíng suaât song cuõng lái taíng löôïng nitrat, ñaịc bieđt ôû möùc boùn vöôït quaù 200 kg N/ha Boùn kali laøm taíng naíng suaât khođng nhieău (8 – 12 %) song lái nađng cao ñaùng keơ phaơm chaât nhö: giạm tư leô thoâi nhuõn, taíng ñoô chaịt vaø giạm haøm löôïng nitrat ñaùng keơ, nhaât laø ôû caùc lieău löôïng ñám cao
Möùùc boùn kali 100 – 150 kg K2O/ha ñạm bạo haøm löôïng nitrat döôùi ngöôõng cho pheùp (500 mg/1kg baĩp cại) Do ñám laø nguoăn dinh döôõng cụ yeâu cụa baĩp cại lái vöøa laø nguoăn ođ nhieêm, neđn vieôc söû dúng phađn ñám caăn thaôn tróng Vôùi baĩp cại, phađn höõu cô vaø phađn lađn caăn boùn loùt toaøn boô Phađn ñám caăn boùn 3 laăn: boùn
Trang 33lót và bón thúc vào thời kỳ trải lá bàng và bắt đầu cuốn bắp Cũng có thể bón thúc thêm 3 lần song nhất thiết chỉ bón thúc trước thời gian thu hoạch 15 - 20 ngày để đảm bảo tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat Bón đạm muộn năng suất không tăng mà trong nhiều trường hợp còn giảm năng súât và tích lũy nitrat lại tăng lên Phương pháp bón cũng rất quan trọng, cần bón vùi sâu, vừa tăng hiệu quả vừa giảm khả năng chuyển hóa đạm sang dạng nitrat
2.8.4 Bón phân cân đối và hợp lý cho cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả có sinh khối lớn, do vậy lượng hút inh dưỡng khá cao Trung bình năng suất 50 tấn quả/ha, cà chua lấy đi 150 kg N, 40 kg P2O5,
300 kg K2O cùng một lượng đáng kể canxi và magiê
Cà chua cần đạm chủ yếu vào thời gian sinh trưởng đầu cho đến gai đọan hình thành quả, trong khi đó kali lại cần trong suốt thời gian sinh trưởng và đặc biệt trong quá trình phát triển quả Nhu cầu dinh dưỡng kali cao gấp 2 lần đạm Cân đối đạm-kali là yếu tố quan trọng nhất trong dinh dưỡng của cà chua Hiệu quả của bón cân đối có thể làm tăng năng suất 39 – 88 % với hiệu suất 89 -
127 kg cà chua/kg K2O trên đất bạc màu và 9 – 11 % trên đất xám Lượng kali tối thích cho cà chua khỏang 120 – 150 kg K2O/ha
Không những làm tăng năng suất, bón cân đối đạm-kali còn làm tăng phẩm chất cà chua (tăng kích thước quả, tăngđộ đường ) và tăng khả năng chống bệnh, đặc biệt là giảm đáng kể số cây bị bệnh chết xanh cũng như bệnh virus Riêng với nitrat, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy cà chua thường tích lũy nitart trong quả không nhiều do phần lớn ion này tập trung trong lá
Trang 34Phần thứ ba VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2004, tại hợp tác xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm
a) Giống: Sử dụng giống cải ngọt số 4 Công ty Cổ phần Giống cây trồng
miền Nam Đặc điểm : sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít nhiễm bệnh thối nhũn Lá mỏng, phiến lá to, màu xanh vàng, ngon, ngọt Canh tác : có thể gieo xạ hay gieo cấy Ngày thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày sau gieo
Trang 35hoặc 20 – 25 ngày sau cấy Năng suất đạt 25 – 30 tấn/ha, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam
b) Phân * Phân gà đã qua xử lý (Humix) Sản phẩm 100 % hữu cơ, đặc biệt
thích hợp cho nông sản sạch Sản phẩm của công ty TNHH Hữu Cơ
- Thành phần:
Bột tôm cá 10 %
Giá trị dinh dưỡng của Humix: Có hàm lượng 4 % N, 3 % P2O5, 5 % K2O, hàm lượng mùn hữu cơ > 25 % cùng các yếu tố trung lượng (Ca, Mg, S > 2 %), hàm lượng yếu tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, B và Mn > 1500 ppm) Các vi sinh vật cố định đạm > 106, vi sinh vật chuyển hóa lân > 106 và vi sinh vật phân hủy Celluloza > 106
Cách sử dụng: Bón lót: trộn đều phân với đất trồng trước khi gieo hạt đặt cây con từ 7 – 10 ngày Bón thúc: xới đất, bón phân, lấp đất lại và tưới cho thấm đều
Liều lượng: Thay thế các loại phân chuồng truyền thống Bón nhiều, ít, tùy theo tập quán sử dụng và loại cây trồng Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
* Urê CO(NH2)2 Có 44 – 48 % N nguyên chất, chiếm 59 % tổng số đạm sản xuất trên thế giới Là loại phân có tỷ lệ N cao nhất Thị trường có 2 loại, chất lượng như nhau
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh
- Loại sản xuất theo dạng viên trứng cá có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển, được dùng nhiều
- Thích nghi rộng trên nhiều loại đất và cây trồng, thích hợp đất chua phèn
Trang 36- Dùng bón thúc, bón lót, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5 % xịt lên lá
- Bảo quản kỹ trong túi Polyetilen, không được phơi ra nắng sẽ phân hủy và bay hơi hết
- Quá trình kết viên trong sản xuất urê thường tạo thành biurat là chất độc hại với cây trồng Tỷ lệ biurat không được quá 3 % đối với cây trồng cạn và 5 % với lúa nước Ngành sản xuất phân đạm của ta nên chú ý khắc phục hạ tỷ lệ biurat để giảm độc hại cho cây trồng
+ Kỹ thuật bón N: - Bón đúng lúc, vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất
- Bón đúng liều lượng và cân đối với lân và kali
- Bón phải kết hợp với xem xét thời tiết, khí hậu: không bón lúc đầy nước, lúc mưa to
- Bón kết hợp làm cỏ, sục bùn, vãi đều nhiều đợt
Đạm là chất dinh dưỡng cơ bản nhất, tham gia vào thành phần chính của protein, tham gia vào quá trình hình thành các chất quan trọng như: tạo chlorophill, protit, peptit, các amino axit, men và nhiều vitamin trong cây
* Phân Lân Giá trị của lân
- Đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng vì nó có trong thành phần của protit tạo nên nhân tế bào, cần cho việc tạo ra bộ phận mới của cây
- Tham gia vào thành phần các men, các protit, tham gia tổng hợp axit amin
- Kích thích phát triển rễ, làm rễ ăn sâu, rộng nên chịu được hạn và ít đổ ngã
- Giúp cây đẻ nhiều chồi, nhánh, ra hoa kết quả nhiều và sớm
- Tăng phẩm chất hạt giống
- Tăng khả năng chống chịu của cây như chống rét, nóng, hạn, chua đất Lân là yếu tố hạn chế trên hầu hết các loại đất trồng ở các tỉnh phía Nam Thiếu lân năng suất cây trồng giảm, hạn chế hiệu quả sử dụng phân đạm Đất
Trang 37phèn mới khai hoang hiệu suất 1 kg lân đem lại lợi nhuận rất cao, có nơi đạt 90
kg thóc với mức bón 40 – 60 kg P2O5/ha
+ Lân trong tự nhiên Lân không có trong không khí, rất ít trong nước, nguồn lân chủ yếu từ đất và phân bón Đất phù sa, đất hình thành từ đá bazan giàu lân Đất chua, đất mùn, đất cát biển, đất bạc màu nghèo lân
Trong cây lân thường được tích lũy ở hạt, ở quả vì vậy sau một vụ sản xuất cây ít trả lại cho đất Do đó nguồn lân chủ yếu cung cấp cho cây là từ phân bón + Phân lân chế biến Dùng lân tự nhiên chế biến thành phân lân chế biến, có hàm lượng lân cao hơn, nhiều tính chất tốt hơn, cây dễ hấp thụ với nguyên tắc là cho H2SO4 tác động lên apatit hoặc phosphorit
* Supe lân Tính chất:
- Có 17 – 20 % P2O5 dễ tiêu
- Dạng bột hay hạt, mịn, màu xám hoặc trắng xám, có mùi chua
- Supe lân sản xuất trong nước gọi là lân Lâm Thao vì do nhà máy phân lân Lâm Thao sản xuất, chứa:
P2O5: 15 – 16,5 % S: 11 – 12 % CaO: 22 – 23 %
- Phân supe lân dễ tan trong nước, dễ hút nước, đóng cục khi bị ẩm
Sử dụng: - Thích hợp với nhiều loại cây, loại đất
- Bón lót, bón ngay lúc gieo trồng, bón thúc sớm
- Bón theo hốc, theo hàng để tăng tiếp xúc rễ và phân
- Có thể dùng supe lân để ngâm hạt giống cho chóng mọc, mầm khỏe Hòa nước xịt lên lá trước khi ra hoa, trổ bông để bổ sung dinh dưỡng tỉ lệ 1
% cho lúa, rau, 2 % cho cây ăn trái
Các loại supe lân chính: - Supe lân kép (TSP) có 37 – 47 % P2O5 (DSP) có
32 % P2O5
Trang 38- Supe lân đơn (SSP) có 17 – 18 % P2O5 + 12 % S ít thích hợp với đất lầy thụt
- Supe amôn hóa
Ngoài lân Lâm Thao, hiện nay Công ty phân bón miền Nam có supe lân do nhà máy supe phosphat Long Thành sản xuất chứa 16,5 % lân hữu hiệu, hàm lượng lân tan trong nước cao, bột xốp, màu xám tro Công suất 50.000 tấn/năm
- Supe lân M và PA công suất 80.000 tấn/năm, chứa 3 % MgO với tác dụng giảm phèn nhanh
- Nghiên cứu sản xuất SPP giàu lân (28 – 32 % P2O5) để giảm chi phí vận chuyển, bảo quản và công bón
- Nghiên cứu sử dụng loại supe photphat có chứa hàm lượng F (Flour) cao (1,5 – 2 lần loại thường) để giảm tính độc của nhôm trong đất phèn, bảo vệ môi trường
* Kali + Vai trò: - Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa của cây
- Tăng khả năng đề kháng của cây, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét cho cây
- Tăng phẩm chất và năng suất nông sản khi thu hoạch như làm giàu đường trong quả, màu sắc quả đẹp, thơm và dễ bảo quản
- Tăng bột cho khoai, tăng đường cho mía
- Cây trồng cần nhiều K hơn N nhưng vì trong đất, có kali nhiều hơn N, P Trong cây K dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ nên sau thu hoạch trả lại cho đất 1 lượng lớn K có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất được bồi hàng năm Vì vậy chúng ta ít quan tâm
- Xu thế hiện nay chúng ta trồng giống cây trồng có năng suất cao, lấy nhiều K trong đất do đó đất không đủ K đáp ứng
Trang 39- Sản phẩm phụ của nông nghiệp (rơm, rạ, ) nông dân tận thu làm nấm, làm chất đốt Do đó phải bổ sung K cho đất
- Kali có vai trò to lớn trong việc tăng năng suất cây trồng ở đất xám, đất cát, bạc màu, đất nhẹ miền Trung
+ Sử dụng: - Bón cho đất trung tính dễ làm đất chua do đó nên bón thêm vôi kịp thời
- Bón kết hợp với các loại phân khác
- Sử dụng rất hiệu quả chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay
- Có thể bón thúc bằng xịt vào lá lúc làm củ, tạo sợi,
- Có thể thay K bằng tro bếp
Bón nhiều K gây xót rễ, teo rễ Bón thừa nhiều năm làm mất cân đối Natri, Magiê, phải bổ sung
+ Các loại phân kali và cách sử dụng
* Kali clorua (KCl)
Tính chất: - Dạng bột màu hồng như muối ớt, nông dân mình gọi là phân muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ tan trong nước, dễ bị hút ẩm và đóng cục
- Chứa 50 – 60 % kali nguyên chất
- Để khô có độ rời tốt, dễ bón Để ẩm kết dính khó bón
- Phân chua sinh lý
Chiếm 93 % tổng lượng phân K sản xuất trên thế giới, viết tắt là MOP (Muriate of Potash)
Sử dụng: - Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất
* Kali sunphat (K2SO4)
Tính chất: - Tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng , dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên
ít vón cục
Trang 40- Chứa 45 – 50 % K2O nguyên chất và 18 % S (lưu huỳnh)
- Là loại phân sinh lý chua Dùng lâu tăng độ chua của đất Viết tắt SOP (Sunphate of Potash)
Sử dụng: - Thích hợp với nhiều loại cây trồng: cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê
- Không dùng nhiều năm trên đất chua dễ làm chua thêm đất
* Kali magie sunphat
Có hàm lượng K2O: 20 – 30 % MgO: 5 – 7 % S: 16 – 22 %
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện phân kali với nhãn hiệu ‘‘AGRIPAC’’ sản phẩm của Canada Có hàm lượng K2O: 61 % Phân khô, hạt to, không vón cục, dễ bón, làm nguyên liệu trong phân trộn hỗn hợp
Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng nguồn phân hữu cơ là phân Humix gà với hàm lượng N, P2O5, K2O (2 : 2,5 : 1), nguồn phân vô cơ là phân urê, supe lân Vân Điển và kali clorua (KCl)
c) Các vật liệu thí nghiệm khác Nhà lưới trồng thí nghiệm rau cải: Diện tích
nhà lưới là 1400 m2, cao 3 m, gồm nhiều cột sắt chống đỡ, cột sắt lớn có đường kính 4,8 cm, cột sắt nhỏ có đường kính 2,7 cm Dùng lưới màu trắng dày bao phủ, loại lưới này 9.000 đồng/m2
Bút, tập ghi chép, thước đo, dao, kéo, thun, tủ sấy, cân tiểu li, cân 5 kg, cân
30 kg
3.2.2 Điều kiện thời tiết và đất canh tác
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng thủy văn ở thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2004
(Nguồn: Đài Khí tượng và Thủy văn Nam Bộ) Tháng Trạm
Nhiệt độ (oC) Lượng
mưa (mm)
Độ ẩm (%) Bốc
hơi
Nắng (giờ)