1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đề xuất phương án kiểm soát tình hình ô nhiễm nước đới bờ ở tỉnh bà rịa vũng tàu

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC ĐỚI BỜ Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Tác giả Nguyễn Thanh Thúy
Người hướng dẫn ThS. Võ Đình Long
Trường học Trường Đại Học Mở Bán Công TPHCM
Chuyên ngành Sinh học Môi trường
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp Cử Nhân Khoa Học
Năm xuất bản 2006
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 700,42 KB

Nội dung

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC ---oOo--- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC MÔI TRƯỜNG Đề tài: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC ĐỚI BỜ

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-oOo -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC MÔI TRƯỜNG

Đề tài:

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC ĐỚI BỜ Ở

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS VÕ ĐÌNH LONG SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THANH THÚY

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 03 NĂM 2006

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn quý các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại Học Mở Bán Công TP.HCM đã liên tục trau dồi cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường

Lòng thành kính xin được gởi tới bố mẹ và các anh chị vì những hy sinh thầm lặng để con có được ngày hôm nay

Xin được gởi lời cảm ơn tới thầy Võ Đình Long, hiện đang công tác tại Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh đã luôn động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp Mặc dù đây là một khối kiến thức mới đối với sinh viên trong khoa nhưng dưới sự dẫn dắt của thầy, em đã có đủ tự tin để ứng dụng khối kiến thức mới này vào luận văn cũng như những nhu cầu thực tế công việc về sau Xin được gởi lời cảm ơn tới Sở Khoa học Công Nghệ và Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã sẳn sàng tạo điều kiện cho em về mặt số liệu cơ bản của đề tài cũng như những thông tin chung về các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội liên quan

Xin được gởi lời cảm ơn tới phòng thí nghiệm hóa học, Khoa Hóa, trường Đại học Công Nghiệp TP HCM đã giúp em phân tích số liệu phục vụ đề tài

Xin nguyện sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mong đợi của bố mẹ, thầy cô giáo và bạn bè

TP Hồ Chí Minh tháng 03 năm 2006

Nguyễn Thanh Thúy

Trang 3

Trang

Chương 1:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐE

DỌA ĐẾN VÙNG ĐỚI BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

3

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 3

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG ĐE DỌA ĐỚI BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG

TÀU

8

1.2.1 Giới thiệu về vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 8 1.2.2 Các dạng tài nguyên 11 1.2.3 Không gian phát triển 13

CHƯƠNG 2:

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1.1 Mục tiêu trước mắt 20

2.2 TIẾP CẬN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI

20

2.2.1 Thu thập xử lý số liệu, tài liệu 20 2.2.2 Phân tích và lấy mẫu thực địa và thu mẫu 21 2.2.3 Tính toán giá trị các mẫu thu thập được 21

Trang 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THÔNG SỐ CHẤT

LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

3.1.4 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước biển ven bờ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

3.1.8 Kết quả phân tích số lượng coliform của nước biển ven bờ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

34

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THÔNG SỐ CHẤT

LƯỢNG CỦA NƯỚC SÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG ĐỚI

BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Trang 5

- Vũng Tàu 39 3.2.4 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước sông ven bờ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

40

3.2.5 Kết quả phân tích thông số COD của nước sông ven bờ tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

42

3.2.6 Kết quả phân tích thông số N - NO3 của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

43

3.2.7 Kết quả phân tích thông số N - NO2 của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

44

3.2.8 Kết quả phân tích thông số tổng sắt của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

46

3.2.9 Kết quả phân tích số lượng Coliform của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

48

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.31 Chất lượng môi trường biển nước biển đới bờ ở tỉnh Bà Rịa -

3.3.2 Chất lượng môi trường nước đới bờ của một số sông ở tỉnh Bà

CHƯƠNG 4:

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN

NƯỚC ĐỚI BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 58

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 59

4.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nước 59

4.3.2 Sử dụng triệt để nguồn nước bẩn 59

Trang 6

4.5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỚI

BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 62

4.6 THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 63 4.6.1 Xử lý sơ bộ nước thải từ hộ gia đình 63 4.6.2 Xây dựng hệ thống thu gom nước thải 63 4.6.3 Xử lý nước thải từ các cụm dân cư 64 4.6.4 Xây dựng hệ thống xả nước thải theo chu ky 64 4.6.5 Khống chế ô nhiễm do nước thải công nghiệp 64 4.6.6 Xử lý nước thải bệnh viện 65

4.7 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC 65

CHƯƠNG 5:

5.1 KẾT LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN ĐỚI BỜ 66

5.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VEN BỜ 67

Trang 7

Trang Bảng 1.1 Một số thông số chính của sông Thị Vải 6

Bảng 1.2 Một số thông số chính của sông Dinh 7 Bảng 1.3 Một số thông số chính của sông Dinh 7

Bảng 1.4 Phân bố diện tích, dân số và các đơn vị hành chính vùng

đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 9 Bảng 1.5 Trữ lượng dầu khí vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu 11 Bảng 2.1 Tổng hợp các tiêu chuẩn trong phương pháp phân tích

các thông số môi trường nước 22 Bảng 3.1 Kết quả phân tích thông số pH của nước biển ven bờ tỉnh

Bảng 3.2 Kết quả phân tích thông số SS của nước biển ven bờ Bà

Rịa - Vũng Tàu

25

Bảng 3.3 Kết quả phân tích thông số DO của nước biển ven bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

27

Bảng 3.4 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

28

Bảng 3.5 Kết quả phân tích thông số N-NH4 của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

30

Bảng 3.6 Kết quả phân tích thông số Fe của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

32

Bảng 3.7 Kết quả phân tích thông số dầu của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

33

Bảng 3.8 Kết quả phân tích số lượng coliform của nước biển ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

34

Bảng 3 9 Kết quả phân tích thông số pH của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu

35

Bảng 3.10 Kết quả phân tích thông số SS của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu

36

Trang 8

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Bảng 3.12 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

40

Bảng 3.13 Kết quả phân tích thông số COD của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 42

Bảng 3.14 Kết quả phân tích thông số N-NO3 của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

43

Bảng 3.15 Kết quả phân tích thông số N-NO2 của nước sông Bà Rịa

Bảng 3.16 Kết quả phân tích thông số tổng sắt của nước sông ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 47

Bảng 3.17 Kết quả phân tích số lượng Coliform của nước sông ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

49

Trang 9

Trang Hinh 1.1 Vị trí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở nước ta 3 Hình 1.2 Vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 10 Hình 1.3 Các hoạt động đe dọa đến vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

16

Đồ thị 3.1 Kết quả phân tích thông số pH của nước biển ven bờ tỉnh

Bà Rịa-Vũng Tàu

24

Đồ thị 3.2 Kết quả phân tích thông số SS của nước biển ven bờ Bà

Rịa - Vũng Tàu

26

Đồ thị 3.3 Kết quả phân tích thông số DO của nước biển ven bờ tỉnh

Đồ thị 3.4 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

29

Đồ thị 3.5 Kết quả phân tích thông số N-NH4 của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

31

Đồ thị 3.6 Kết quả phân tích thông số Fe của nước biển ven bờ

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

32

Đồ thị 3.8 Kết quả phân tích số lượng coliform của nước biển ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

35

Đồ thị 3.9 Kết quả phân tích thông số pH của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu

36

Đồ thị 3.10 Kết quả phân tích thông số SS của nước sông ven bờ tỉnh

Bà Rịa -Vũng Tàu

38

Đồ thị 3.11 Kết quả phân tích thông số DO của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

39

Đồ thị 3.12 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

41

Đồ thị 3.13 Kết quả phân tích thông số COD của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

42

Trang 10

Đồ thị 3.14 Kết quả phân tích thông số N-NO3 của nước sông ven bờ

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

44

Đồ thị 3.15 Kết quả phân tích thông số N-NO2 của nước sông Bà Rịa

- Vũng Tàu

46

Đồ thị 3.16 Kết quả phân tích thông số tổng sắt của nước sông ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

47

Đồ thị 3.17 Kết quả phân tích số lượng Coliform của nước sông ven

bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

49

Trang 11

MỞ ĐẦU

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam Sự đầu tư đồng bộ cho các công trình hạ tầng cơ sở đã tạo tiền đề cho quá trình phát triển của nhiều ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ngành công nghiệp trong đó công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đang trên đà phát triển mạnh

Sự phát triển của cảng biển và giao thông thủy là kết quả của việc phát huy các điều kiện tự nhiên và xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu, gắn kết với các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dầu khí Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển mạnh để trở thành không chỉ là tiền cảng và đầu mối giao thông quan trọng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn là cảng trung chuyển quốc tế, nối kết biển Đông và hệ thống giao thông liên Á

Do được thiên nhiên ưu đãi và nhất là khí hậu bốn mùa nắng ấm, với nhiều bãi biển đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng, ngành du lịch của tỉnh có điều kiện phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm từ sau năm 1998 và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, y tế, giáo dục, … góp phần làm đa dạng sự phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như nâng cao hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói trên, các tác động xâm hại đến môi trường tự nhiên của tỉnh nảy sinh và trở nên tầm trọng hơn Nhiều nguồn tài nguyên, sinh cảnh bị suy thoái vì khai thác chưa hợp lý Các chất thải sinh hoạt và sản xuất chưa được xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số vùng đới bờ Bên cạnh đó, những rủi ro tiềm tàng của các hoạt động phát triển chưa hợp lý, kết hợp với những tác động của thiên tai đã làm nảy

Trang 12

sinh và tiềm ẩn các thảm họa, trong đó có sự cố tràn dầu, tràn hóa chất, các tai nạn giao thông, xâm mặn và vấn đề xói lở bờ biển

Tỉnh đã có nhiều nổ lực nhằm giải quết những vấn đề trên nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là đối với vùng bờ, nơi tập trung đông dân

cư, với đa dạng các loại hình phát triển kinh tế và chịu nhiều tác động của tự nhiên Lý do có nhiều, song điều cơ bản là chúng ta chưa tiếp cận được với những giải pháp phù hợp để sử dụng hợp lý, lâu bền các nguồn tài nguyên và giá trị chung của vùng đới bờ, tránh và giảm thiểu các mâu thuẩn sử dụng đa ngành, là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái tài nguyên, sinh cảnh và xuống cấp của môi trường

Trang 13

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

ĐE DỌA ĐẾN VÙNG ĐỚI BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 156 km bờ biển và trên 100.000

km2 thềm lục địa, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đông giáp biển Đông, các mặt còn lại giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh

Hình 1.1: Vị trí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở nước ta

Trang 14

Vị trí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, có nhiều bãi tắm đẹp, là một trong những địa phương có tiềm năng lớn phát triển du lịch Ngoài ra tài nguyên khoáng sản của tỉnh cũng rất phong phú như: dầu khí, hải sản, ngoài khơi còn có đá xây dựng, cát thủy tinh nước

khoáng…

Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở khu vực miền đông Nam Bộ, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường như nhiệt độ, không khí, tốc độ gió…, là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lan chuyền của chất ô nhiễm trong không khí và trong nước Tốc độ gió càng cao thì khả năng phát tán chất thải càng lớn và chất thải được vận chuyển đi càng xa nguồn ô nhiễm

1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí Ngoài ra nhiệt độ còn làm thay đổi quá trình bay hơi của các chất ô nhiễm Kết quả phân tích và lấy mẫu nhiệt độ nhiều năm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (theo số liệu khí tượng thủy văn) như sau:

Nhiệt độ trung bình 270C

Nhiệt độ cao nhất 35,20C

Nhiệt độ thấp nhất 18,80C

Độ ẩm không khí: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Độ ẩm tuyệt đối trung bình là 2,8 mb Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) độ ẩm tuyệt đối trung bình có giá trị thấp từ: 24,3 - 27,8 mb Các tháng mùa mưa có độ ẩm cao từ 29,5 - 30,7 mb Độ ẩm

Trang 15

tương đối biến đổi trong năm từ 75 - 83% Độ ẩm tương đối trong cả năm là 79%

Trang 16

Lượng mưa: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí cũng như pha loãng các chất ô nhiễm trong nước Vì vậy mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí trong mùa mưa thường thấp hơn trong mùa khô

Kết quả phân tích và lấy mẫu lượng mưa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong nhiều năm như sau:

Lượng mưa trung bình trong năm 1508 mm

Lượng mưa cao nhất trong năm 3955 mm

Lượng mưa thấp nhất trong năm 344 mm

Lượng bốc hơi: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Độ bốc hơi nước cả năm là 133 mm Mùa khô độ bay hơi từ 91,8 - 143,4

mm Trong mùa mưa là từ 49,8 - 90,9 mm

Gió và hướng gió: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Hướng gió chủ đạo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam Vận tốc gió biến đổi theo các hướng trong năm (3,0 - 5,7 m/s) Vận tốc gió trung bình trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc có giá trị lớn vào tháng 2, tháng

3 (5,2 - 5,7 m/s) Vào các tháng gió mùa Tây Nam, Vận tốc nhỏ nhất là 3 m/s (vào tháng 8) Vận tốc gió trung bình trong năm là 4,1 m/s

Nắng: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Nằm trong vùng cận xích đạo, có thời gian chiếu sáng dài và không phải là vùng mưa nhiều nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có số giờ nắng vào loại cao trong cả nước Số giờ nắng trung bình hàng năm vào khoảng 2.300 - 2.800 giờ nắng Tháng cao nhất (tháng 3) có khoảng gần 300 giờ nắng, tháng ít nhất (tháng 9) cũng đạt khoảng 160 - 170 giờ nắng

Trang 17

Độ bền vững khí quyển: Theo số liệu khí tượng thủy văn

Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm Độ bền vững khí quyển định khả năng phát tán các chất ô nhiễm lên cao

1.1.3 Tài nguyên nước

a Tài nguyên nước mặt

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 hệ thống sông lớn đó là hệ thống sông Thị Vải, hệ thống sông Dinh, hệ thống sông Ray và một hệ thống sông nhỏ (sông Băng Chua)

Hệ thống sông Thị Vải: Sông Thị vải bắt nguồn từ suối Bưng Môn (thuộc

địa bàn huyệân Long Thành), chảy trực tiếp ra vịnh Gành Rái, có nhiều chi lưu hợp vào như: suối Cả, rạch Nước Lớn, rạch Chanh, rạch Vàng,… Sông Thị Vải là sông ngắn (dài 32 km), phần chảy qua tỉnh chỉ 25 km, chiều rộng trung bình từ 300 - 800 m, sâu 10 - 20 m Lưu vực sông Thị Vải khá thuận lợi cho việc giao thông thủy, có những vị trí có thể xây dựng được cảng nước sâu phục vụ cho tàu có trọng tải từ 30 - 50 tấn

Bảng 1.1: Một số thông số chính của sông Thị Vải

Thông số Đơn vị tính Giá trị

Diện tích lưu vực km2 76,9

Diện tích giữa các phụ lưu km2 120

Lưu lượng dòng chảy lớn nhất m3/s 14.000

Tổng lượng dòng chảy năm lớn nhất m3 441,5*109

Độ sâu trung bình của sông m 22

Độ sâu trungbình của các lưu vực m 14

Hệ thống sông Dinh: sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi cao Châu Thành

và có trên 10 chi lưu nhập vào Phụ lưu đầu nguồn bên hữu ngạn có suối Châu Pha, suối Mù U, suối Giao Kèo; bên tả ngạn có suối Đá Đen, suối Chà Răng,

Trang 18

suối Gia Hốp,… Thượng lưu của Sông Dinh là sông Soài chảy qua thị xã Bà Rịa đổ ra vịnh Gành Rái Sông Dinh có chiều dài 35 km và diện tích lưu vực là 300

km2, là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của tỉnh Trên sông có thể xây dựng nhiều hồ, đáng kể nhất là hồ Đá Đen, có dung tích chứa khoảng 28.000.000 m3 nước, cung cấp lượng nước cho các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt là 110.000 m3/ngày đêm

Bảng 1.2: Một số thông số chính của sông Dinh

Thông số Đơn vị tính Giá trị

Lưu lượng dòng chảy m3/s 6,59

Tổng lượng dòng chảy m3 207,8*106

Môduynh dòng chảy năm l/s*/km2 21,5

Độ sâu trung bình m 10,2

Hệ thống sông Ray: Sông Ray bắt nguồn từ núi Chứa Chan và vùng cao

Xuân Lộc (thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai) Hệ thống Sông Ray bao gồm trên 20 sông suối nhỏ, phía hữu ngạn có suối sách, suối Gia Liêu, suối Nách, suối Vong,… phía tả ngạn có suối Mon Coum, suối Gia Man, suối Bà Lú,… Sông Ray dài 120 km, phần chảy qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 40 km, lưu vực sông rộng 770 km2; trên lưu vực sông có thể xây dựng được nhiều hồ, đáng kể nhất là hồ Sông Ray (dung tích 100 - 140 triệu m3 nước), có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất từ 450.000 - 600.000 m3/ngày đêm

Bảng 1.3: Một số thông số chính của sông Ray

Thông số Đơn vị tính Giá trị

Lưu lượng dòng chảy m3/s 19,34

Tổng lượng dòng chảy m3 609,9*106

Môduynh dòng chảy năm l/s*/km2 25,1

Độ sâu trung bình m 12,1

Trang 19

Hệ thống sông Băng Chua: Sông Băng Chua là hệ thống sông nhỏ, nằm

tận cùng phía Đông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống sông bắt nguồn từ núi Nam Tào, phần lớn chảy qua địa phận huyện Hàm Tân nhưng cửa sông lại đổ vào cảng Bình Châu Lưu lượng nước của sông Băng Chua không lớn nhưng có giá trị đặc biệt quan trọng đối với cảng Bình Châu (cung cấp nước sinh hoạt và các hoạt động khác của ngư cảng)

b Tài nguyên nước ngầm

Nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là nước ngầm tầng sâu (có độ sâu từ 60 - 90 m) Nước ngầm trên địa bàn tỉnh có dung lượng từ 10 - 20 m3/s, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Thành, Long Đất và Bà Rịa với trữ lượng 70.000 m3/ngày đêm, có thể khai thác làm nguồn nước sinh hoạt cho các cụm dân cư, trong đó có vùng Gò Dầu, Mỹ Xuân, Phú Mỹ (25.000 m3/ngày đêm), thị xã Bà Rịa (20.000 m3/ngày đêm), Long Đất (10.000 - 15.000 m3/ngày đêm), các vùng khác (10.000 m3/ngày đêm)

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có 3 khu vực chứa nước khác có trữ lượng khoảng 70.000 m3/ngày đêm, có thể khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG ĐE DỌA ĐỚI BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.2.1 Giới thiệu về vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu định vị ở tọa độ địa lý từ 10019’08” đến 10048’39” vĩ độ Bắc và từ 107000’01” đến 107034’18” kinh độ Đông

Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2004) thì phần đất liền của vùng đới bờ có tổng diện tích 725,7 km2, chiếm 37% tổng diện tích toàn tỉnh (1975 km2), gồm 18 xã, 16 phường, 2 thị trấn thuộc các huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa và thành phố

Trang 20

Vũng Tàu Dân số của vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 480.689 người, chiếm 54,32% dân số toàn tỉnh (884.845 người)

Bảng 1.4: Phân bố diện tích, dân số và các đơn vị hành chính vùng đới bờ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) Dân số (người)

1 Xã Mỹ Xuân 39,48 17.069

3 Xã Phước Hòa 82,97 17.326

4 Xã Tân Phước 29,32 7.641

6 Xã Tân Hải 22,92 10.147

Trang 21

28 Xã Tam Phước 13,73 5.272

29 Xã Phước Hải 13,88 20.254

32 Xã Phước Hội 22,11 5.312

33 Xã Bình Châu 90,46 18.600

34 Xã Phước Thuận 60,62 7.357

35 Xã Bưng Riềng 49,22 5.281

36 Xã Bông Trang 34,71 3.949

Hình 1.2: Vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vùng biển ven bờ nằm trải dài theo hướng chủ đạo Đông Tây, có chiều dài 156 km Vùng này có thể chia thành 2 phần, nằm về 2 phía mũi Nghinh

Trang 22

Phong; phần phía Đông đến Bình Châu và phấn phía Tây đến cảng Cái Mép, chiếm phần lớn vịnh Gành Rái

Tuy có diện tích không lớn so với toàn tỉnh nhưng vùng đới bờ là nơi tập trung đông dân, đặc biệt là tại thành phố Vũng Tàu và có rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển Các hoạt động của vùng mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, đóng góp cho sự tăng trưởng GDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ phần lớn các điều kiện để phát triển các ngành, các lĩnh vực Nhờ khai thác những lợi thế vốn có về vị trí địa lý và các giá trị tài nguyên thiên nhiên nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1.2.2 Các dạng tài nguyên

Có rất nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

a Dầu khí

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng lớn về dầu khí Các mỏ thuộc bồn trũng Cữu Long, Nam Côn Sơn ở thềm lục địa có trữ lượng hàng tỷ tấn dầu quy đổi, là điều kiện tốt để phát triển ngành công nghiệp dầu khí

Bảng 1.5: Trữ lượng dầu khí vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Trữ lượng Cả nước Tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu so với cả nước (%)

Trữ lượng quy đổi

(triệu m3) 1.130

Dầu (triệu m3) 429 400 93,29

Trang 23

b Du lịch

Vùng bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng rất quan trọng về tài nguyên du lịch, đủ cơ sở để phát triển ngành du lịch với các sản phẩm đa dạng và phong phú Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp với nước biển trong xanh, sạch, đáy biển nông, sóng vừa phải, khí hậu trong lành, rất tốt cho nghỉ dưỡng và thắng cảnh (bãi sau Thùy Vân, Bãi Trước, Bãi Dứa, Bãi Long Hải…)

c Thủy sản

Biển Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực Vùng nước ven bờ và bãi ngập triều là nơi cư trú, sinh trưởng nhiều các loài thủy sinh phong phú, mang đến cho địa phương nhiều nguồn hải sản đáng kể, rất có giá trị

d Cảng

Mặt biển, cửa sông, luồng sông và vị trí địa lý thuận lợi tại vùng bờ là điều kiện để phát triển giao thông thủy và hệ thống cảng liên thông sông biển quốc tế đa năng, công suất lớn

e Nước

Tài nguyên nước ngọt (gồm nước sông, ao hồ và nước ngầm) là nguồn cấp nước thiết yếu cho địa phương Hệ thống sông Dinh và hệ thống sông Ray cùng cung cấp nguồn nước ngọt khoảng 500.000 m3/ngày cho Thành Phố Vũng Tàu, đồng thời cũng là nguồn bổ sung cho các tầng nước ngầm, có thể khai thác 50.000 m3/ngày

f Đất và rừng

Đất và rừng tại vùng bờ biển với tổng diện tích khoảng 720.000 ha, cung cấp tài nguyên cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, hạ tầng cơ

Trang 24

sở và công nghiệp hóa Trên vùng đất nông nghiệp 2190.000 ha của vùng bờ, đã hình thành vùng cây ăn trái và cây công nghiệp

Rừng ngập mặn Bà Rịa - Vũng Tàu tuy không nhiều (6213 ha), nhưng lại tạo ra nhiều sinh cảnh đẹp; đặc biệt có giá trị về nhiều mặt khi chúng phân bố xen lẫn các khu dân cư, khu công nghiệp, dọc đường giao thông

Rừng tự nhiên, điển hình là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, rộng 11.392 ha, rất phong phú về tài nguyên sinh vật, có giá trị cao về đa dạng sinh học

g Nhân lực

Trong tổng dân số 480.689 người, tỉ lệ dân trong độ tuổi lao động chiếm 26,54%, là nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động KT - XH Hạ tầng cơ sở và chất lượng giáo dục ngày càng được hoàn thiện là các động dồi dào cho các hoạt động KT - XH Hạ tầng cơ sở và chất lượng giáo dục ngày càng được hoàn thiện là các yếu tố quan trọng, cũng cố chất lượng nguồn nhân lực, quyết định sự phát triển của địa phương

h Văn hóa - lịch sử

Với truyền thống lịch sử lâu đời, và nhiều công trình, di tích văn hóa, tôn giáo được xây dựng, bảo tồn qua các thời kỳ, vùng bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sức thu hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nước, đồng thời là cơ sở để giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho người dân

1.2.3 Không gian phát triển

Do đặc điểm vị trí địa lý và phân bố của các dạng tài nguyên thiên nhiên; nhiều vùng không gian lãnh thổ tại vùng bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có các ưu thế đặc trưng và rất có giá trị cho phát triển

Dãy phía Đông với ưu thế phát triển du lịch: Dãy phía Đông kéo dài từ

Bình Châu đến Mũi Nghinh Phong (Vũng Tàu), theo hướng từ Đông Bắc đến

Trang 25

Tây -Tây Nam Đường bờ tại đây tạo thành các tiểu vòng cung ngăn cách bởi các mũi núi đá nhô ra biển như Mũi Bá Kiếm, Mũi Hồ Tràm, Mũi Kỳ Vân, Mũi Nghinh Phong

Bờ biển tương đối bằng phẳng tạo nên nhiều bãi tắm cát mịn đẹp, nổi tiếng Cảnh quan sinh động và hấp dẫn, gắn quyện, giữa núi, rừng với bãi biển

Hệ sinh thái rừng khá phong phú, gồm: rừng phòng hộ, rừng đệm, rừng nguyên sinh Đặc biệt, có rừng hoa Anh Đào trải dài theo dọc đường bờ biển Long Hải Đây là địa bàn lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch rất có giá trị đối với Bà Rịa - Vùng Tàu, phát huy lợi thế quan trọng đối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đó là:

- Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng biển

- Du lịch sinh thái tại rừng khu bảo tồn thiên nhiên

- Du lịch nghỉ dưỡûng núi, dã ngoại

- Du lịch thể thao biển

- Du lịch điều dưỡng chữa bệnh bằng suối nước khoáng nóng

- Du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, lễ hội

- Du lịch công vụ, hội chợ, festival

Được thiên nhiên ưu đãi, tại dãy phía Đông được hình thành hàng trăm điểm du lịch và nhiều cụm du lịch lớn (như cụm du lịch Vũng Tàu và phụ cận, cụm du lịch Long Hải - Phước Hải, cụm du lịch núi Dinh, Thị Vải), cùng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh

Ngoài du lịch, dãi phía Đông còn có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản

Dãy phía Tây với ưu thế phát triển công nghiệp đa năng

Vùng biển rộng, ôm vịnh Giành Ráy và nối với sông Thị Vải, có độ sâu đạt đến 35 m nước là nơi rất thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ và cảng

Trang 26

sông - biển đa năng, công suất lớn, đóng vai trò quan trọng không chỉ tỉnh Bà Rịa - Vũõng Tàu, mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Việt Nam nói chung

- Khu cảng liên hợp Phú Mỹ: có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT

- Khu cảng Cái Mép - Thị Vải: có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng đến 50.000 DWT

- Hệ thống các luồng hàng hải: luồng Thị Vải - Vũng Tàu dài 47 km, sâu từ 12 m đến 14 m, luồng sông Dinh dài 12 km, sâu 6-7 m

Hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa bao gồm 45 bến cảng, là đầu mối rất quan trọng phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách, nội vùng đánh bắt thuỷ hải sản và hoạt động đóng cửu tàu thuyền

Dãy phía Tây, dọc theo đường Quốc Lộ 51, bờ sông Thị Vải và sông Dinh là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn của tỉnh

Kinh tế vùng bờ phát triển theo hướng mở rộng khai thác dầu khí, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí nhiên liệu (điện, hoá chất, phân bón, chất dẻo, khí hoá lỏng,…) và các loại công nghiệp dịch vụ cho việc khai thác và vận chuyển dầu khí

Bên cạnh đó, còn có việc phát triển công nghiệp luyện cán thép, cơ khí điện tử, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế tạo sản phẩm từ cao su, chế biến hải sản và thực phẩm

Hoạt động công nghiệp tại khu vực này kéo theo sự phát triển những khu đô thị mới (như Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Cái Mép), hệ thống hạ tầng cơ sở và kinh tế dịch vụ có chất lượng cao

Trang 27

1.3 CÁC ĐE DỌA

Hình 1.3: Các hoạt động đe dọa đến vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vùng bờ là vùng sinh thái nhạy cảm đã và đang chịu nhiều tác động từ các hoạt động KT - XH Các mối đe dọa đối với các dạng TN và MT, cũng như các giá trị phát triển của vùng bờ của tỉnh đã được nhận diện, chủ yếu là do những hoạt động phát triển và sinh sống của con người và một phần gây ra do

thiên tai Đó là:

Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, do 4 nguyên nhân chính:

- Chất thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp của tỉnh và Đồng Nai là đe dọa chủ yếu đối với chất lượng môi trường khu vực dãi phía Tây, đặc biệt đã làm cho sông Thị Vải trở thành

“dòng sông chết”

- Rủi ro do tràn dầu ở mức khá thường xuyên đối với toàn bộ vùng biển và ven bờ do các hoạt động khai thác, vận chuyển đường biển, chuyển tải xăng dầu, hoạt động của các cơ sở lọc hoá dầu và đặc biệt là do tai nạn, đối với các phương tiện vận tải thuỷ

Trang 28

- Chất thải do chế biến thuỷ hải sản làm ô nhiễm nặng hạ lưu sông Dinh, khu vực Bến Đình (TP.Vũng Tàu), vùng Phước Tỉnh, Cửa Lấp, Long Hải và Bình Châu

- Chất thải sinh hoạt và chất thải sinh ra từ các hoạt động du lịch cũng đang gây tác động lớn đối với môi trường, đặc biệt là nước biển ven bờ

Tài nguyên thiên nhiên chưa được bảo vệ và khai thác hợp lý:

- Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm không ngừng gia tăng, nhưng thiếu quy hoạch cho lâu dài

- Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do bị chặt phá, chất lượng suy giảm trong khi khả năng phục hồi rất hạn chế (ví dụ: vùng núi Dinh, Phước Bửu, Bình Châu)

- Rừng ngập mặn, nhất là khu vực vùng tiếp giáp với sông Thị Vải, vịnh Giành Rái, bị mất đi ngày càng nhiều (4500 ha) do việc xây dựng các khu công nghiệp dọc đường Quốc Lộ 51; ở vùng Lộc An, rừng ngập mặn mất trên 100 ha và do chuyển đổi sử dụng cho hoạt động du lịch, nuôi tôm và chế biến thuỷ hải sản

- Hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản tuy vượt quá 200.000 tấn/năm, nhưng phương thức đánh bắt gần bờ còn mang tính huỷ diệt (lưới quét, te, điện, thuốc nổ) làm suy giảm khả năng sinh học, trong khi đó đánh bắt xa bờ chưa đạt hiệu quả

- Quá trình sạt lở, bồi tụ bờ biển ở các vùng Cửa Lấp, Phước Tỉnh, Lộc

An, Bình Châu do sóng, gió, bão, triều cường, dòng chảy gây ra, ảnh hưởng đến sự ổn định bờ biển, luồng giao thông thủy và các khu dân cư

Nhiễm mặn nguồn nước cấp (đặc biệt tại vùng hạ lưu sông Dinh) do sử dụng nguồn nước chưa hợp lý

Trang 29

Trong công tác quản lý còn nhiều bất cập và nhiều yếu kém, gây ảnh hưởng đến sự phát triển vùng bờ nói riêng và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung:

- Thiếu cơ chế phối hợp liên ngành để điều hành quản lý hiệu quả các hoạt động sử dụng chung vùng bờ

- Trong các quy hoạch phát triển ngành và địa phương còn thiếu sự phối hợp, chưa chú trọng thích đáng đến lợi ích môi trường, chưa lòng ghép với nội dung bảo vệ mơi trường

- Thiếu cơ chế phù hợp, đủ hiệu lực để thực thi pháp luật, quy định trong bảo vệ TN và MT

- Mâu thuẩn ngày càng gay gắt trong sử dụng đất, diện tích rừng ngập mặn, đất thổ cư, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản

Những vấn đề xã hội và kinh tế như: diện hộ nghèo vùng bờ còn nhiều

(11% năm 2003 theo chuẩn mở rộng của tỉnh), chênh lệch giàu nghèo còn quá lớn, trình độ chuyên môn của lao động chưa cao, giáo dục môi trường chưa được chú trọng thích đáng, … gây ảnh hưởng nhiều đến an sinh sinh và hiệu quả công tác quản lý

Trang 30

1 Ô nhiễm - Chất thải công nghiệp

- Tràn dầu

- Chất thải chế biến hải sản

- Thuốc trừ sâu

- Chất thải sinh hoạt

2 Khai thác quá

- Tàn phá rừng ngập mặn

- Suy thoái môi trường

- Đánh bắt quá mức

- Suy giảm đa dạng sinh học

3 Các vấn đề

quản lý - - Thiếu thể chế Thiếu cơ chế quản lý và quy hoạch hợp lý

- Mâu thuẩn trong sử dụng đất

- Phát triển không bền vững

4 Thiên tai - Sạt lỡ bờ biển

- Bão tố

- Lũ lụt

- Triều cường

- Bồi tụ cảng biển

5 Các vấn đề

xã hội

- Các vấn đề xã hội

- Vấn đề sức khỏe con người

- Gia tăng dân số quá mức

- Tệ nạn xã hội

- Thiếu nhận thức

6 Các vấn đề

về sinh kế - - Năng suất thấp, giá cả thấp Thiếu quỹ đất

Trang 31

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Mục tiêu trước mắt

Quản lý tốt nguồn nước đới bờ để phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe và môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.2 Mục tiêu lâu dài

Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng nước đới bờ, thu thập, phân tích số liệu và cung cấp thông tin cập nhật phục vụ quy hoạch sử dụng nguồn nước tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.2 TIẾP CẬN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu sau được áp dụng:

2.2.1 Thu thập xử lý số liệu, tài liệu

Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu về thủy văn, hiện trạng chất lượng môi trường ở vùng biển và đới bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và số liệu về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chất lượng môi trường ở khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được nghiên cứu từ nhiều năm thông qua các đề tài nghiên cứu rời rạc

Một phần tài liệu nằm trong báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu tổng quát về hiện trạng môi trường và mới được nghiên cứu rất khái quát ở diện rộng, các số liệu giám sát được còn rất hạn chế ở một vài thời điểm Các tài liệu lưu ở Sở

Trang 32

Khoa học Công Nghệ và sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được khai thác và phân tích trong nghiên cứu

2.2.2 Phân tích và lấy mẫu thực địa và thu mẫu

Trong khuôn khổ của đề tài việc thực địa và lấy mẫu được tiến hành theo quy cách sau:

- Mẫu nước sông ven biển được lấy theo TCVN 5996 - 1995

- Mẫu nước biển được lấy theo TCVN 5998 - 1995

2.2.3 Tính toán giá trị các mẫu thu thập được

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Phương pháp phân tích với chất oxy hóa

mạnh, chuẩn độ bicromate

- Oxy hòa tan (DO): Đo tại chỗ bằng máy đo oxy hòa tan

- BOD 5 : Ủ trong chai tiêu chuẩn, đo độ giảm DO

- Nồng độ Cl -: Xác định bằng chuẩn độ với AgNO3 với chất chỉ thị là Chromate

- pH: Được đo tại chỗ bằng máy đo pH (pH-meter)

- Nitrate (NO 3 - ): Phương pháp khử qua cột Cadmium và so màu với thuốc

thử sulphadilamid và N(1 - naphthyl) ethylene - diamin

- Phosphat (mg PO 4 3- /l): So màu với thuốc thử Vanadomolipdat

- Ammoni (mg NH 4 + /l): Ammoni trong nước được xác định bằng thuốc thử

Nestler trong môi trường kiềm mạnh

- Sắt tổng số (mg/l): Phương pháp so màu với thuốc thử 1 - 10

phenanthroline

- Chất rắn lơ lửng (mg/l): So màu bằng spectrophotometer với thang màu

chuẩn

- Dầu trong nước: Theo TCVN 5070 - 1995, theo phương pháp trắc quang

sau khi mẫu được chiết với dung môi 1,1,1 tricloetan

Trang 33

- Coliform: MPN

- Fecal Coliform: MPN

Các chỉ tiêu phân tích nước

Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chuẩn trong phương pháp phân tích các thông số

môi trường nước

STT Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn

Trang 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

3.1.1 Kết quả phân tích thông số pH của nước ven bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vùng đới bờ biển Hồ Cốc Vùng đới bờ biển Long Hải

Vùng đới bờ biển Bãi Sau Vùng đới bờ biển Bãi Trước

Vùng đới bờ biển Sao Mai-Bến Đình Vùng đới bờ biển Lộc An

Trang 35

Bảng 3.1: Kết quả phân tích thông số pH của nước biển ven bờ tỉnh BR - VT

(Đơn vị tính: đơn vị chuẩn)

Vị trí

5943-1995 loại B (dùng cho nuôi trồng thủy sản)

TCVN

5943-1995 loại A (dùng cho bãi tắm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Biển Bãi Trước 7,82 8,21 7,98 8,06

Biển Sao

Biển Sao Bến Đình Giới hạn dưới Giới hạn trên

MaiĐồ thị 3.1: Kết quả phân tích thông số pH của nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa

-Vũng Tàu

Trang 36

Bảng 3.1 và đồ thị 3.1 cho thấy, giá trị pH của nước ven bờ tại các điểm khảo sát và các lần lấy mẫu dao động từ 7,03 đến 8,22 Chỉ xét riêng về thông số pH, nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt tiêu chuẩn cho phép dùng cho nuôi trồng thủy sản và bãi tắm (TCVN 5943 - 1995)

3.1.2 Kết quả phân tích thông số SS của nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa

TCVN

5943-1995 loại A (dùng cho bãi tắm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Biển Bãi trước 112 43,7 25,7 13,0

Biển Sao

Mai-Bến Đình

Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lững (SS) ở các vị trí khảo sát được dao động khá cao ở các lần lấy mẫu, thấp nhất là 5,3 mg/l vào lần thứ 3 ở biển Hồ Cốc và đạt cao nhất là 131 mg/l vào lần đầu lấy mẫu của biển Sao Mai

- Bến Đình

Trang 37

Kết quả phân tích thông số SS của nước ven bờ tỉnh BR - VT

TCVN 5943-1995 (dùng cho nuôi trồng thủy sản) TCVN 5943-1995 (dùng cho bãi tắm)

Đồ thị 3.2: Kết quả phân tích thông số SS của nước biển ven bờ tỉnh BR-VT

Nhìn chung chỉ tiêu (thông số) SS không ổn định qua các lần lấy mẫu Đặc biệt có lúc thông số SS rất thấp xuống dưới tiêu chuẩn cho phép là 5.3 mg/l (của lần lấy mẫu thứ 3 ở biển Hồ Cốc) Nhưng đa số vượt tiêu chuẩn rất cao, đặc biệt ở lần lấy mẫu đầu tiên của các biển dao động từ 43 mg/l (Biển Hồ Cốc) đến 131 mg/l (biển Sao Mai - Bến Đình) Tuy nhiên, kết quả phân tích vào lần thứ 3 của biển Sao Mai - Bến Đình đạt tiêu chuẩn cho phép dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản (TCVN 5943 -1995)

Trang 38

3.1.3 Kết quả phân tích DO của nước biển ven bờ tỉnh BR-VT

Bảng 3.3: Kết quả phân tích thông số DO của nước biển ven bờ tỉnh BR-VT

(Đơn vị tính: mg/l)

Vị trí

loại B (dùng cho nuôi trồng thủy sản)

TCVN

5943-1995 loại A (dùng cho bãi tắm)

Lần

1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Biển Bãi trước 5,4 2,85 4,65 4,10

Biển Sao Mai-Bến

Đồ thị 3.3: Kết quả phân tích thông số DO của nước biển ven bờ tỉnh BR-VT

Trang 39

Bảng 3.3 cho thấy giá trị DO đạt cao nhất là 7.2 mg/l vào lần đầu lấy mẫu ở biển Hồ Cốc và thấp nhất là lần thứ 3, giá trị DO đạt 2,32 mg/l ở biển Sao Mai - Bến Đình Nhìn chung, giá trị DO của các biển vào lần lấy mẫu thứ nhất đạt tiêu chuẩn cho phép dùng cho nuôi trồng thủy sản và bãi tắm (TCVN

5943 - 1995)ï, ngoại trừ lần lấy mẫu thứ 2 của các biển điều nhỏ hơn giá trị tối thiểu TCVN 5943 - 1995 (dùng cho nuôi trồng thủy sản và bãi tắm) Sự dao động giá trị DO giữa các lần lấy mẫu còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết vào lúc lấy mẫu

3.1.4 Kết quả phân tích thông số BOD5 của nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 3.4: Kết quả phân tích thông số BOD 5 của nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa -

TCVN

5943-1995 loại A (dùng cho bãi tắm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

< 10 < 20

Biển Sao Mai-Bến

Ngày đăng: 08/08/2024, 15:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá - Môi trường - NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
2. Lê Huy Bá - Nguyễn Đức An - Quản lý môi trường Nông - Lâm - Ngư nghieọp - NXB noõng nghieọp, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường Nông - Lâm - Ngư nghieọp
Nhà XB: NXB noõng nghieọp
3. Nguyễn Hồng Khánh - Giám sát môi trường nền không khí và nước - NXB khoa học và kỹ thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Giám sát môi trường nền không khí và nước
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
4. Nguyễn Khắc Cường - Giáo trình môi trường và bảo vệ môi trường - Trường Đại học kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môi trường và bảo vệ môi trường
5. Nguyễn Thái Hưng - Bảo vệ môi trường quản lý chất lượng nước - NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường quản lý chất lượng nước
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Vũng Tàu 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
7. Viện Kỹ Thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường - Khảo sát nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông, hồ chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Vũng Tàu 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông, hồ chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
8. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Bà Rịa - Vũn g Tàu - TP. Hồ Chí Minh 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Bà Rịa - Vũn g Tàu
w