Quy tắc nhập khẩu mới của Trung QuốcVào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quyđịnh về Quản lý đăng ký và doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩ
Trang 1Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -CASE STUDY HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
QUY TẮC NHẬP KHẨU MỚI CỦA TRUNG QUỐC
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp tín chỉ: TMA301(GD1-HK2-2122).8 Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Hoàng Việt
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Trang 2Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8 MỤC LỤC
1 Giới thiệu 3
2 Nội dung câu chuyện 4
2.1 Quy tắc nhập khẩu mới của Trung Quốc 4
2.2 Phản ứng của các chuyên gia trước quy tắc mới của Trung Quốc 5
2.3 Những vướng mắc của các cơ quan, doanh nghiệp trước quy tắc nhập khẩu mới của Trung Quốc 6
2.4 Thay đổi của các cơ quan và doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc trước những quy tắc mới về nhập khẩu 7
3 Các câu hỏi thảo luận 8
3.1 Nhóm câu hỏi 1 Nhận diện công cụ quản lý 8
3.1.1 Câu chuyện trên đề cập đến công cụ quản lý nào đối với hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc? Các loại rào cản đặt ra để thực hiện công cụ quản lý trên của Trung Quốc là gì? 8
3.1.2 Làm rõ cơ sở lý thuyết cho công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu trên của Trung Quốc? 8
3.2 Nhóm câu hỏi 2 Tính pháp lý của nó 11
3.2.1 Trong hệ thống WTO có những quy định nào liên quan đến việc áp dụng công cụ được sử dụng trong câu chuyện? 11
3.2.2 Việc áp dụng những công cụ đó của Trung Quốc là phù hợp với quyết định của WTO hay không? 15
3.3 Nhóm câu hỏi 3 Tác động của việc áp dụng những công cụ đó 15
3.3.1 Ảnh hưởng thực tiễn của việc áp dụng công cụ đó đối với hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc 15
3.3.2 Ảnh hưởng của chính sách nhập khẩu đó lên các nước xuất khẩu sang Trung Quốc trên thế giới 17
3.4 Nhóm câu hỏi 4 Phản ứng của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thực phẩm đối với hàng rào phi thuế này của Trung Quốc 18
Trang 3Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
1 Giới thiệu
Kể từ khi dịch bệnh Covid xuất hiện từ cuối năm 2019, nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực Dường như mọi hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu bị gián đoạn vì các quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa
để phòng chống dịch Covid Nhưng đến năm 2021, với nỗ lực tìm kiếm vaccine của các quốc gia, dịch bệnh đã được kiểm soát và đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế thế giới Các quốc gia thực hiện phương châm “Sống chung an toàn với dịch bệnh” và tiến hành mở cửa nền kinh tế Tuy nhiên Trung Quốc vẫn theo đuổi “Zezo Covid”, tiếp tục tuân thủ các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt, xây dựng hàng rào vững chắc đối phó các ca bệnh nhập khẩu và ca nhiễm trong cộng đồng
Trung Quốc, một quốc gia tỷ dân, luôn là một thị trường rộng lớn mà các quốc gia nhắm đến cho hoạt động xuất khẩu Nhưng với thái độ kiên quyết chống dịch của Trung Quốc, các quốc gia muốn xuất khẩu sang quốc gia này sẽ gặp những khó khăn nhất định về mặt chính sách và quy định của Trung Quốc Cụ thể, vào tháng 4 năm
2021, Trung Quốc đã ban hành 2 lệnh mới là 248 và 249 để nhằm mục tiêu kiểm soát
và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như là chất lượng và dịch bệnh của hàng hóa xuất khẩu Đứng trước những quy tắc mới trong 2 lệnh này, thêm vào đó là thời gian gấp gáp mà chính phủ Trung Quốc dành cho việc thực hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu
để có thể giành tấm vé xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này Để có được cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi xem xét câu chuyện sau đây
Trang 4Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
2 Nội dung câu chuyện
2.1 Quy tắc nhập khẩu mới của Trung Quốc
Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định về Quản lý đăng ký và doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" , và Lệnh 249 về "Biện pháp Quản lý An toàn1
thực phẩm xuất nhập khẩu" Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, và những2
doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì bắt buộc tuân thủ những quy định mới này
Những điểm mới về quy định nhập khẩu sang Trung Quốc trong 2 lệnh 248 và
249 bao gồm:
● Đối với hệ thống quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, Trung Quốc sẽ thiết lập chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở nước ngoài (gồm hệ thống của quốc gia và doanh nghiệp); bổ sung phương thức kiểm tra đánh giá, quản lý đăng ký doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và truy hồi sản phẩm theo yêu cầu giám sát; yêu cầu trách nhiệm đôn đốc của các cơ quan có thẩm quyền quản lý của quốc gia xuất khẩu
● Đối với cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, quy định rõ thủ tục và nội dung chi tiết đánh giá rủi ro cũng như thời hạn xử lý hoặc có thể tạm dừng, hủy đối với hoạt động đánh giá rủi ro
● Đối với doanh nghiệp, quy trách nhiệm chính của doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi nhập khẩu thực phẩm, giao nghĩa vụ tự chủ kiểm soát cho nhà nhập khẩu; đồng thời bổ sung nghĩa vụ thực hiện các quy định về thay đổi hồ sơ đăng ký quy định, yêu cầu cụ thể chi tiết về ghi nhãn thực phẩm và bổ sung chế tài nếu vi phạm
Theo quy định, doanh nghiệp phải đăng ký khi sản xuất và xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc Sản phẩm không thuộc nhóm 18 loại này, doanh nghiệp sẽ tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện
Theo hướng dẫn các thủ tục chi tiết, việc xin mã đăng ký chỉ có thể được thực hiện vào tháng 10/2021, trong khi trang web dành cho các công ty được phép tự đăng
1 Bản dịch không chính thức của lệnh 249 truy cập tại địa chỉ:
http://chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn/FileUpload/2021-06/IKyupEjqPUaiYIsFpl_2_quy_dinh_ve_ql_dang_ky_dn_san_xuat_thuc_pham_nk_vao_tq_(1).pdf
2 Bản dịch không chính thức của lệnh 249 truy cập tại địa chỉ:
http://chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn/FileUpload/2021-06/Y20hfX0UCUG1RATrpl_1_bien_phap_quan_ly_attp_xuat_nhap_khau_(1).pdf
Trang 5Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
ký được mở vào tháng 11/2021 Như vậy các doanh nghiệp chỉ có thời gian 1 tháng trước hạn chót để thực hiện việc đăng ký của mình
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói Mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được Mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của các nước hoặc là mã số đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan
có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực) Các thông tin cần có: Nước xuất khẩu, tên sản phẩm, số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất, bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật, nơi sản xuất và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
Hai Lệnh 248, 249 cũng nhấn mạnh việc gia tăng các quy định kiểm soát, gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng, kiểm tra ngẫu nhiên đối với thực phẩm nhập khẩu Theo điều 44 của Lệnh 249, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu phải thiết lập một hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn chỉnh và có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vận hành hiệu quả của hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm xuất khẩu liên tục tuân thủ các luật và quy định liên quan của Trung Quốc, yêu cầu doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu về vệ sinh an toàn; nếu luật và quy định liên quan của nước (khu vực) nhập khẩu và các hiệp định và hiệp định quốc tế có liên quan có yêu cầu đặc biệt thì cũng phải đáp ứng được các yêu cầu này
2.2 Phản ứng của các chuyên gia trước quy tắc mới của Trung Quốc
Các quan chức ngoại giao từ nhiều nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ hôm 27/10 gửi thư cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong bày tỏ quan ngại và phản đối quy định này Họ yêu cầu Trung Quốc trì hoãn áp dụng biện pháp trên trong
ít nhất 18 tháng để tránh gây thêm gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu Họ cho rằng Trung Quốc không đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện quy định
Trang 6Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
mới Họ lo ngại nguy cơ hàng hóa bị ùn ứ, đình trệ vào phút chót, gây phức tạp thêm cho chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã đứt gãy vì Covid-19 Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết động thái này sẽ giúp tạo ra một “hệ thống quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm hiệu quả” và đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu đáp ứng các quy định quốc gia và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
"Chúng tôi có thể bị gián đoạn việc cung cấp sau ngày 1/1", nhà ngoại giao của
một nước Châu Âu ở Bắc Kinh – hiện đang hỗ trợ các nhà sản xuất thực phẩm nước ông để tuân thủ các biện pháp mới - cho biết
Một số quan chức ngoại giao cho rằng quy định của Trung Quốc là một biện pháp "dựng rào cản" đối với hàng hóa nước ngoài
Andy Anderson, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại Nông sản Miền Tây nước Mỹ (WUSATA), một tổ chức xúc tiến xuất khẩu thực phẩm của Mỹ, cho
biết: "Chúng tôi chưa bao giờ phải chịu bất cứ quy định nào hà khắc như thế này từ phía Trung Quốc" Ông mô tả các quy tắc này như một "rào cản thương mại phi thuế quan".
2.3 Những vướng mắc của các cơ quan, doanh nghiệp trước quy tắc nhập khẩu mới của Trung Quốc
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã không giải thích nhiều về lý do tại sao tất cả các loại thực phẩm, ngay cả những thực phẩm được coi là có nguy cơ thấp như rượu vang, bột mì và dầu ô liu, đều bị yêu cầu tuân thủ các quy định mới này
Damien Plan, cố vấn nông nghiệp của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Bắc Kinh cho biết Liên minh châu Âu đã gửi bốn lá thư cho Hải quan trong năm nay, yêu cầu làm rõ ràng hơn vấn đề này và nới rộng thêm thời gian để các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị Ông cho biết, GACC đồng ý chỉ áp quy định với hàng hóa được sản xuất từ ngày 1/1/2022 trở đi Tuy nhiên, hải quan Trung Quốc chưa đăng thông cáo chính thức về quyết định này trên website GACC đã không trả lời một câu hỏi về việc triển khai các quy tắc nêu trên và lý do tại sao cơ quan này không cho các nhà sản xuất thực phẩm thêm thời gian để chuẩn bị
Li Xiang, giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm tra
và Quy định Hóa chất (CIRS) châu Âu, cho biết: "Hệ thống tiếng Trung hiện đang hoạt động nhưng hệ thống tiếng Anh đang ở phiên bản thử nghiệm" "Hiện tại, thông,
Trang 7Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
tin mà chúng tôi nhận được từ các cơ quan chức năng Trung Quốc là sẽ không có thời gian gia hạn", ông Li cho biết thêm.
Robert Maron, Phó Chủ tịch Thương mại Quốc tế thuộc Hội đồng Rượu mạnh nước Mỹ cho biết một số công ty rượu mạnh của Mỹ đã đăng ký nhưng vẫn chưa rõ ràng về các yêu cầu ghi nhãn
Tuy nhiên, GACC cho biết họ "đã cân nhắc đầy đủ, tích cực chấp nhận các đề xuất hợp lý" và tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận của WTO về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời khẳng định đã trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp
2.4 Thay đổi của các cơ quan và doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc trước những quy tắc mới về nhập khẩu
Các nhà sản xuất rượu whisky Ailen, sôcôla Bỉ và các nhãn hiệu cà phê châu Âu đang nỗ lực để tuân thủ các quy định mới về thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc Nếu không, hàng hóa của họ sẽ không thể vào được thị trường khổng lồ này kể từ ngày 1/1/2022
Trước những quy định mới từ phía Trung Quốc, TS Ngô Xuân Nam, PGĐ VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật
Việt Nam khuyến cáo: “Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, cách tiếp cận trong việc xuất khẩu nông sản Đặc biệt, phải chuẩn bị tốt các điều kiện về vùng trồng, vùng nuôi, tăng cường các công tác thanh, kiểm tra, đồng thời chủ động nắm bắt thông tin, yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc”
Theo ông Nam, việc được cấp mã đã rất khó, duy trì nó còn khó hơn khi với quy định mới, các nhà nhập khẩu thực phẩm phải thiết lập hệ thống ghi chép nhật ký nhập khẩu và tiêu thụ thực phẩm, ghi chép trung thực tên thực phẩm, trọng lượng thực/quy cách, số lượng, ngày sản xuất, số lô sản xuất/nhập khẩu, hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà xuất khẩu nước ngoài và người mua hàng, thông tin liên hệ, ngày giao hàng… và lưu các chứng từ liên quan Do vậy, các cơ quan quản lý và chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất, tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm kiểm dịch ngày càng cao của phía Trung Quốc Các vùng nuôi, trồng nông thủy sản, các cơ
sở chế biến đóng gói phải đảm bảo các điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn an toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm
Trang 8Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
3 Các câu hỏi thảo luận
3.1 Nhóm câu hỏi 1 Nhận diện công cụ quản lý
3.1.1 Câu chuyện trên đề cập đến công cụ quản lý nào đối với hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc? Các loại rào cản đặt ra để thực hiện công cụ quản lý trên của Trung Quốc là gì?
Câu chuyện trên đề cập đến biện pháp về hàng rào kỹ thuật và quy định kiểm dịch động thực vật để quản lý hoạt động nhập khẩu vào Trung Quốc Các công cụ thực hiện biện pháp trên của Trung Quốc là yêu cầu về thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu, các quy định về kiểm tra chất lượng, dịch bệnh của hàng hóa xuất khẩu
3.1.2 Làm rõ cơ sở lý thuyết cho công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu trên của Trung Quốc?
Hàng rào kỹ thuật
Khái niệm
Trong thương mại quốc tế, các “Rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (Technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT)
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
Mục tiêu của hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm
Trang 9Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá
Các hình thức
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm để phân loại đánh giá sản phẩm hàng hóa dịch vụ quá trình Mệt tờ và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của các đối tượng này
Quy chuẩn kỹ thuật: Là quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà các sản phẩm hàng hóa dịch vụ quá trình môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia quyền lợi của người tiêu dùng và yêu cầu cần thiết khác
Thủ tục đánh giá sự phù hợp: là bất kỳ một thủ tục nào được áp dụng, trực tiếp
hoặc gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong các quy định kỹ thuật tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không
Các hình thức thủ tục đánh giá sự phù hợp:
● Kiểm nghiệm sản phẩm
● Chứng nhận sản phẩm sau khi giám định
● Hệ thống quản lý chất lượng
● Các thủ tục chứng nhận năng lực
Việc Trung Quốc áp dụng công cụ này trong câu chuyện
Theo quy tắc nhập khẩu mới trong quy định được ban hành vào tháng 4/2021 của Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nước này sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói Mã này không được cắt dán,
mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được Mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của các nước hoặc là mã số đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Trang 10Nhóm 3 TMA301(GDD1-HK2-2122).8
Bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực) Các thông tin cần có: Nước xuất khẩu, tên sản phẩm, số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất, bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật, nơi sản xuất và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
Kiểm dịch động thực vật
Khái niệm
Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…
Mục tiêu của kiểm dịch động thực vật
Để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, vật nuôi và động, thực vật, mỗi nước thành viên WTO đều ban hành một hệ thống các biện pháp SPS tại lãnh thổ nước mình Đây là điều là chính đáng và cần thiết
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp các biện pháp này đã bị lạm dụng, gây ra cản trở bất hợp lý cho thương mại quốc tế (ví dụ đặt điều kiện, tiêu chuẩn quá cao khiến hàng hoá nước ngoài khó có thể thâm nhập thị trường nội địa)
Việc thông qua Hiệp định về các Biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO (Hiệp định SPS) là nhằm tạo khung khổ pháp lý chung cho vấn đề này Hiệp định đưa các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành
và áp dụng các biện pháp SPS
Việc Trung Quốc áp dụng công cụ trên trong câu chuyện
Theo điều 44 của Lệnh 249, Trung Quốc còn đề cập tới biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu phải thiết lập một hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn chỉnh và có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vận hành hiệu quả của hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực