LỜI MỞ ĐẦUTrong bốn mục tiêu chung và hàng đầu được hầu hết các quốc gia theo đuổitrong nền kinh tế vĩ mô là mức độ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát thấp, lượng ngườithất nghiệp ít và cán
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Hiền Hải
Khóa lớp: K60D – Kinh tế đối ngoại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
2.6 Mối quan hệ của lạm phát với các yếu tố khác trong kinh tế vĩ mô: 9
2.6.1 Mối quan hệ của lạm phát với thất nghiệp: 9 2.6.2 Mối quan hệ của lạm phát với cung tiền: 10 2.6.3 Mối quan hệ của lạm phát với lãi suất 11
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 11
3.1 Vài nét về lạm phát trên thế giới 2021: 11 3.2 Sơ lược về lạm phát Việt Nam từ năm 1980 - 2011 16 3.3 Tác động của lạm phát giai đoạn 2019-2022 20
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bốn mục tiêu chung và hàng đầu được hầu hết các quốc gia theo đuổi trong nền kinh tế vĩ mô là mức độ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát thấp, lượng người thất nghiệp ít và cán cân thanh toán có số dư thì vấn đề tăng trưởng của đất nước và lạm phát thấp nhất có thể là hai mục tiêu dường như có tầm quan trọng hơn cả Chúng còn có mối quan hệ chặt chẽ, khống chế, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình sóng đôi bổ trợ cho nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, lạm phát ở nước ta đã tăng đến mức báo động, trở thành cột mốc trong lịch sự phát triển kinh tế, buộc các nhà hoạch định chính sách phải quyết định lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế hay giải quyết lạm phát - một bài toán vô cùng nan giải cho đến thời điểm hiện tại Đại dịch đã và đang có những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng lên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, theo những cách thức chưa từng được biết đến và chưa từng có tiền lệ Trên phương diện kinh tế, đứt gãy và phân mảnh trầm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu Các hoạt động mua bán, kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế gần như trở nên tê liệt hoàn toàn, đặc biệt là đối với nền kinh tế mở cao Suy thoái trầm trọng là điều mà các quốc gia không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế của chính mình, thậm chí mức độ còn lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng năm 2008 đề cập ở trên Mặt bằng giá cả hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế đều có những biến động đáng quan ngại Lạm phát toàn cầu tăng trở lại theo sự tăng lên của giá hàng hóa và theo đó là sự phục hồi dần dà của nền kinh tế trong năm 2022 Thế giới đang chứng kiến đợt tăng giá hàng hóa trên diện rộng kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu Những mặt hàng như
gỗ xẻ, quặng sắt và đồng đã vươn đến giá kỷ lục Đậu tương, ngô, lúa mì cũng đạt đến mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây Giá dầu, tất nhiên, cũng quay trở lại mức trước đại dịch và thậm chí lên mức cao nhất trong 2 năm.
Các giải pháp kiểm soát dịch bệnh và giải tỏa áp lực tiêu cực từ các hệ quả
và tổn thất gây ra bởi dịch bệnh đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới Phân tích tình hình giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính nhận
Trang 4định giá cả thị trường có xu hướng tăng giảm đan xen dưới ảnh hưởng của cung cầu
-Vẫn còn nằm trong dư âm ảnh hưởng và khó khăn của đại dịch, để kích thích kinh tế, các chính sách như ổn định cung - cầu, phục hồi kinh tế, chính sách tiền tệ, kiểm soát dịch bệnh cần phải được áp dụng tổng hòa Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp và người dân còn gặp nhiều khó khăn, giá cả và chuỗi cung ứng không ổn định, nhất là giá xăng dầu, đặc biệt nhiều rủi ro trong thị trường chứng khoán, trái phiếu, Như vậy, nghiên cứu nhằm nghiên cứu, đánh giá các yếu
tổ tác động chính đến lạm phát đến Việt Nam, từ đó mà đề xuất áp dụng các chính sách điều tiết phù hợp và hiệu quả, hạn chế nhiều nhất có thể các tác động đối với nền kinh tế, phối hợp chặt chẽ các biện pháp nhằm giữ nền kinh tế vĩ mô ổn định và bền vững, đảm bảo cân đối lớn và kiểm soát lạm phát.
Trong bối cảnh dịch bệnh thế kỷ đang dần lắng xuống và giảm nhẹ, năm
2022 hứa hẹn chứng kiến sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới, phục hồi và phát triển, đồng nghĩa với việc lạm phát theo đó cũng sẽ có những bước thay đổi rõ rệt.
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước dự báo và nghiên cứu về vấn đề tác động và giải pháp, tuy nhiên, các nghiên cứu đều dựa trên tình hình ở mốc thời gian khá xa, trước khi thế giới có những biến động lớn Vậy nên, nhóm tác giả cho rằng
đề tài “Nguyên nhân và các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam” trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau cơn khủng hoảng với dữ liệu thời gian gần đây là đảm bảo tính hợp lý.
Điều kiện thời gian và mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn hẹp, bài tiểu luận không thể không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu, đánh giá Rất mong thầy và các bạn thông cảm và nhận được ý kiến đóng góp để bài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu, phân tích được những nhân tố/ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát ở trên thế giới và dẫn tới ở Việt Nam, từ đó hiểu
Trang 5được tác động đó diễn ra như thế nào, và đề xuất những giải pháp để kiểm soát được tình hình.
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu về các nguyên nhân tác động đến lạm phát tại
Việt Nam theo tỷ lệ điều tra mẫu có tính đại diện cho toàn bộ tổng thể.
- Về thời gian: Dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 1980 - 2022,
trong đó bao gồm các dữ liệu thứ cấp thông qua việc tham khảo nghiên cứu trước đó từ các kênh truyền thông báo chí, và kết quả thu được từ các trang báo chính thống, các nguồn tin đáng tin về lạm phát từ năm 1980 - 2022, được thiết kế phù hợp với đề tài, mục đích nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu định tính, tận dụng báo cáo, số liệu thống kê trong khu vực TP.HCM và các bài nghiên cứu trước.
Về phương pháp nghiên cứu định tính, cơ sở lý thuyết và mô hình của bài
nghiên cứu đều được phát triển dựa trên việc tham khảo và đối chiếu từ các nghiên cứu đi trước, cụ thể là thu thập, tham khảo dữ liệu từ Báo Chính phủ VNExpress, , các báo cáo thống kê từ các cơ quan, nhà nước, các tạp chí chuyên ngành kinh tế, trang web chính thống, các bài nghiên cứu, bài báo khoa học cùng chủ đề.
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận:
- Bài tiểu luận góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về nguyên nhân lạm phát dưới tác động của kinh tế thị trường Đồng thời, chỉ ra thực trạng lạm phát tại nước ta từ năm 1980 đến hiện nay Trên cơ sở đó, tìm giải pháp kiểm soát tình trạng này
- Bài tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu nghiên cứu tình trạng lạm phát ở nhiều khía cạnh trong nước ta hiện nay.
Trang 6Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu rõ hơn về nguyên nhân và các giải pháp kiểm soát lạm phát ở nước ta hiện nay; có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các các môn Kinh tế vĩ mô, Kinh doanh… và các ngành học có liên quan trong các trung tâm, trường chính trị, các trường đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm:
2.2 Đặc điểm của lạm phát:
Trong đó:
Trang 7● : chỉ số giá năm t
● : chỉ số giá năm t -1
iii Chỉ số giảm phát theo GDP ():“phản ánh sự thay đổi của mức giá trung
bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc”.
Trong đó:
: Tổng sản phẩm trong nước danh nghĩa năm thứ t
: Tổng sản phẩm trong nước thực tế năm thứ t
2.3 Quy mô của lạm phát:
a Lạm phát vừa phải - moderate inflation:“là lạm phát thấp, là loại lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm”
b Lạm phát phi mã - Galloping inflation:“xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2-3 con số/năm”
Trang 8c Siêu lạm phát - Hyperinflation:“chỉ tỷ lệ lạm phát cực kỳ cao, trên bốn chữ số” Ví dụ đã từng xảy ra ở Đức, Áo, Hungary và Ba Lan những năm 1920.
2.4 Nguyên nhân của lạm phát:
a Lạm phát do cầu (lạm phát do cầu kéo): xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu, có thể do:
- Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và đầu tư tự định tăng lên.
- Chính phủ tăng chi tiêu.
- Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền.
- Người nước ngoài tăng mua hàng hoá và dịch vụ trong nước.
b Lạm phát do cung (lạm phát do cung đẩy): xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên khi:
- Tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không đổi.
- Thuế tăng, lãi suất tăng.
Trang 9- Thiên tai mất mùa, chiến tranh,
- Giá các nguyên nhiên vật liệu chính tăng cao,
⇒ VD: Chẳng hạn khi giá dầu mỏ tăng cao đột biến vào năm 1973, 1978,
2004, 2007, Đã gây ra cuộc khủng hoảng về giá cả của hàng hoá này ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, từ đó các nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải giảm lượng dầu
sử dụng xuống mức tối thiểu, kéo theo hàng loạt các tác động như năng suất lao động giảm mạnh, sản lượng cung ứng ra thị trường lao dốc nền kinh tế suy thoái ⇒
và lạm phát xảy ra.
c Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (do tăng cung tiền): Những nhà kinh
tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, và được giải thích bằng phương trình số lượng sau:
Trong đó:
: lượng cung tiền danh nghĩa
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
P: chỉ số giá (mức giá chung bình)
Trang 10lạm phát thực tế xảy ra trong thời gian qua Loại lạm phát này được phản ánh trong các hợp đồng kinh tế”
ii Lạm phát ngoài dự kiến (lạm phát ngoài kỳ vọng - Unexpected Inflation):
“là tỷ lệ lạm phát xảy ra nằm ngoài mức đã dự kiến , nên dạng lạm phát này không được phản ánh trong các hợp đồng kinh tế”
Tỷ lệ lạm phát thực tế = Tỷ lệ lạm phát dự kiến + tỷ lệ lạm phát ngoài dự kiến
iii Lãi suất:
● Lãi suất danh nghĩa (ký hiệu là r): “là lãi suất cho vay trên thị trường”
● Lãi suất thực (ký hiệu là ): “là tỷ lệ phần trăm gia tăng sức mua của vốn”
b Tác động của lạm phát:
i Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến: thì lãi suất thực hiện bằng lãi suất dự kiến => sẽ không xảy ra việc phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư.
⇒ Vẫn gây ra một số tác động như:
● Chi phí mòn giày: do khi lạm phát tăng cao, để giảm tối đa rủi ro thiệt
hại, số tiền mọi người cần giữ sẽ giảm xuống tối thiểu và do đó số lần
đi đến ngân hàng sẽ tăng lên, hao tốn công sức và lãng phí thời gian.
● Chi phí thực đơn: khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi
phi để in ấn lại catalogue và bảng giá mới gửi cho các khách hàng.
● “Thuế lạm phát”: khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, thì giá trị của lượng tiền giữ trong ví sẽ bị xói mòn và sức mua của nó sẽ bị giảm xuống.
ii Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện khác tỷ lệ lạm phát dự kiến: sẽ xảy ra tình trạng phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư:
● Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến => phân phối theo hướng: có lợi cho những người đi vay, người mua chịu hàng hoá, người trả lương; gây thiệt hại cho những người cho vay, người bán chịu hàng hoá, người nhận lượng.
Trang 11● Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến => phân phối hướng có lợi cho người cho vay, người bán chịu hàng hoá, người nhận lượng; gây thiệt hại cho người đi vay, người mua chịu hàng hoá
và người trả lương.
iii Làm thay đổi cơ cấu kinh tế: vì giá các loại hàng hóa tăng không cùng tỷ
lệ, làm giá tương đối của các hàng hoá thay đổi, dẫn đến cơ cấu kinh tế cũng thay đổi theo.
iv Tác động đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp:
● Do cầu: khi tổng cầu tăng lên giá cả tăng, sản lượng tăng, tỷ lệ thất ⇒ nghiệp giảm
● Do cung: khi tổng cung giảm xuống giá cả tăng, sản lượng giảm, tỷ ⇒
lệ thất nghiệp tăng.
2.6 Mối quan hệ của lạm phát với các yếu tố khác trong kinh tế vĩ mô:
2.6.1 Mối quan hệ của lạm phát với thất nghiệp:
Lạm phát với thất nghiệp tỉ lệ nghịch với nhau Năm 1958, nhà kinh tế học người anh phát hiện ra mối quan hệ này thông đường cong Phillips Đường cong Phillips cho thấy việc luôn phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
● Đường Phillips trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm dẫn đến thu nhập khả dụng (Yd) của người dân cao hơn sẽ khiến tiêu dùng nhảy vọt, tổng cầu tăng lên Vì vậy, lạm phát sẽ xảy ra do cầu kéo (demand pull inflation) Và ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi tiêu người dân giảm, giá và lạm phát cũng sẽ giảm theo Từ đó, có thể kết luận rằng lạm phát và thất nghiệp tỉ lệ nghịch với nhau Như vậy, nếu một quốc gia sẵn sàng chấp nhận tăng tỷ lệ lạm phát thì có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại Độ dốc của đường Phillips cho thấy việc lựa chọn hy sinh yếu tố nào để có thể đạt được mục tiêu của yếu tố còn lại.
Trang 12● Đường Phillips trong dài hạn:
Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt (khoảng thời gian ngắn hạn) nên khi xét về lâu dài (5 -> 10 năm), ta thấy đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi, đường Phillips dài hạn dịch chuyển như sau:
+) Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng: LRPC (Long Run Phillips Curve) dịch chuyển sang phải
+) Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm: LRPC (Long Run Phillips Curve) dịch chuyển sang trái
Những năm 1960, Friedman và Phelps đã đưa ra kết luận rằng lạm phát và thất nghiệp không có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau trong dài hạn Vì vậy, không có
sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn
Trang 132.6.2 Mối quan hệ của lạm phát với cung tiền:
Nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel kinh tế 1976, Milton Friedman cho rằng lạm phát là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền Theo thuyết số lượng tiền tệ, tham số cung tiền có mối quan hệ chặt chẽ với giá cả trong nền kinh
tế, thông qua công thức sau:
M * V = P * Y1 Trong đó:
M: Số lượng tiền tệ V: Số nhân tiền
tố ngược lại thay đổi không tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao.
2.6.3 Mối quan hệ của lạm phát với lãi suất
Khi giảm thiểu lãi suất, dẫn đến hiện tượng vay nhiều hơn so với gửi xuất hiện Từ đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và kinh tế cũng tăng Nếu không có những
Trang 14chính sách kiểm soát để tổng cầu tăng vượt mức sẽ dẫn đến lạm phát và gây bất lợi cho nền kinh tế
Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay Điều này chắc chắn khiến cho sức cầu đối với tiền
sẽ giảm xuống Người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để thu hưởng mức lãi suất cao thay vì đi vay hay dùng tiền Do đó, cầu tiêu dùng (tổng cầu) cũng trở nên thấp đi, làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa Nguyên nhân làm giảm lượng tiền lưu thông ngoài thị trường xuất phát từ việc lãi suất tăng Kết quả dẫn đến là lạm phát sẽ thấp.
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 3.1 Vài nét về lạm phát trên thế giới 2021:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2021, kinh tế tăng trưởng toàn cầu đạt mức 5.9% và dự báo rằng năm 2022 sẽ đạt mức 4.9% Nền kinh tế sẽ dần ổn định khi Đại dịch Covid-19 dần được vượt qua
Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát của kinh tế thế giới (2021) cao đến mức đạt 4.3% cao hơn nhiều so với giai đoạn từ 2015 - 2020.
Trang 15● Nguyên nhân gây ra hiện tượng lạm phát năm 2021:
+ Giá cả hàng hóa tăng vọt trên phạm vi toàn thế giới Trong đó, giá năng lượng tăng đến 22.1% từ 1/2021 nhưng đến 12/2021 giá năng lượng lại tăng đến tận 26% sau một tháng Giá năng lượng tăng cao chắc chắn dẫn đến chi phí vận chuyển tăng lên nhiều và giá cả hàng hóa đầu vào cũng tăng lên theo đó Ngoài ra các yếu tố chi phí vận chuyển cũng bị ảnh hưởng bởi sự kiện đóng kênh đào Suez và do nghẽn đường giao thông biển khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại cảng Đồng bằng Châu Giang - Trung Quốc.
+ Gián đoạn chuỗi cung ứng kết hợp với thiếu hụt nguyên liệu đầu vào dẫn đến bị thu hẹp sản xuất và tốc độ phục hồi của sức cung cũng đã dẫn đến giá cả tăng lên nhanh chóng và làm tình hình lạm phát ngày một trầm trọng.
Theo BEA (2022), tăng trưởng GDP ở Hoa Kỳ sẽ đạt 5.7% vào năm 2021, tốc độ cao nhất trong 40 năm qua Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát năm 2021 dự kiến là hơn 4.3%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ lạm phát trung bình khoảng 1.3% trong giai đoạn 2015-2020 và cao hơn gấp đôi tỷ lệ lạm phát - mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là 2% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Hoa Kỳ đã tăng 7.0% từ tháng
12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021 (Cục Thống kê Lao động, Bộ Lao động Hoa Kỳ, 2022) (Hình 2) Giá năng lượng tăng, khó khăn về lao động, gián đoạn nguồn cung và nhu cầu cao đều góp phần vào mức tăng CPI lớn nhất kể từ năm
Trang 16Giá khí đốt và giá điện tăng trong khu vực đồng euro cũng góp phần làm tăng lạm phát của khu vực Lạm phát ở Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro tăng nhẹ trong hai quý đầu năm 2021, trước khi đạt mức cao mới từ tháng 9 đến cuối năm Lạm phát ở khu vực EU trong cả năm 2021 là trên 2.4%, tăng đáng kể so với tỷ lệ lạm phát 0.7% vào năm 2020 Từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2021, lạm phát ở khu vực đồng Euro tăng 3.0%, 3.4%, 41%, 4.9% và 5%, tương ứng Tỷ lệ lạm phát 5% vào tháng 12 năm 2021 cũng là mức cao nhất trong Khu vực đồng Euro kể từ năm 1997 và cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đề xuất là lạm phát 2%.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ hàng năm 8.1% vào năm
2021 Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của nước này hiện ở mức 1.1%, giảm từ 2.4% vào năm 2020 Trong năm, một nền kinh tế Đông Á khác cũng duy trì tỷ lệ lạm phát thấp tương tự Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản năm 2021 là -0.16%, thấp hơn
so với tỷ lệ -0.02% vào năm 2020 Do đó, trái ngược với xu hướng lạm phát ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới trong năm 2021, Trung Quốc và Nhật Bản lại
có xu hướng lạm phát tiêu cực.
Khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng do chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu năm 2021 tăng cao hơn dự kiến Nguyên nhân là do giá lương thực thế giới tăng mạnh và nhiên liệu (xăng, dầu) cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, lạm phát vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của các ngân hàng trung ương trong khu vực và chưa tạo ra bất ổn kinh tế trong năm 2021 Theo IMF (2022), chỉ số lạm phát của ASEAN-5 năm 2021 ở mức xấp xỉ 2%, thấp hơn thế giới.
Trang 17❖ Triển vọng lạm phát trên thế giới năm 2022:
Lạm phát được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022, trung bình là 3.9%
ở các nước tiên tiến và 5.9% ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, theo IMF (2022) Các yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy được dự báo sẽ làm giảm áp lực lạm phát khi đất nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và tái cân bằng nhu cầu tiêu dùng - từ tiêu dùng theo định hướng hàng hóa sang tiêu dùng dịch vụ (cầu kéo), đồng thời dự kiến cũng sẽ tăng giá nhiên liệu để điều chỉnh trong tương lai gần, giai đoạn 2022–2023 (chi phí đẩy) Giá dầu sẽ tăng gần 12% và giá khí đốt tự nhiên sẽ tăng khoảng 58% vào năm 2022, theo các thị trường tương lai, trước khi giảm trở lại vào năm 2023 khi sự mất cân bằng cung cầu tiếp tục giảm.
Mặt khác, việc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine đã có ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng kinh tế thế giới nói chung và lạm phát toàn cầu nói riêng thông qua hai kênh:
Đầu tiên, cuộc chiến Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vì Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới (Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới), chiếm 10% thị trường thế giới và 30% thị trường châu Âu Giá dầu Brent kết thúc phiên giao dịch ngày 8/3/2022 ở mức hơn 130 USD / thùng giao tháng 5/2022 (hai tuần sau