Kỹ thuật chăn nuôi gà ri lai kết hợp Ứng dụng Đệm lót sinh học trong chăn nuôi Chăn nuôi gà Ri con đang trở thành một trong những hướng đi mới cho ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi, người nuôi cần áp dụng các kỹ thuật khoa học từ giai đoạn gà con từ 1 – 8 tuần tuổi. Dưới đây là những kỹ thuật và lời khuyên từ chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) để giúp người chăn nuôi có thể nuôi dưỡng và chăm sóc gà Ri con một cách tốt nhất.
Trang 1KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
GÀ RI LAI KẾT HỢP ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
Năm 2023
Trang 2KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ RI LAI KẾT HỢP ỨNG DỤNG ĐỆM
LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
A KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ RI LAI
1 Chọn giống:
- Phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ tin cậy
- Con giống phải khoẻ mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống
- Đối với gà con 1 ngày tuổi có tiêu chuẩn về ngoại hình như sau: có khối lượng phù hợp với từng giống, mắt sáng, chân bóng mập, đứng vững, nhanh nhẹn, lông bông, không khèo chân, không vẹo mỏ, không hở rốn
- Con giống mua về phải có giấy kiểm dịch của nơi sản xuất
- Con giống mới mua về phải được nuôi (úm) ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, phải có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý
2 Mật độ nuôi
Mật độ nuôi tuỳ thuộc vào từng giống, lứa tuổi và phương thức chăn nuôi, đối với gà thịt nuôi công nghiệp mật độ nuôi như sau:
- Khi úm gà con 1 ngày tuổi: 50-70 con/m2, đảm bảo 100-150 con/quây, sau mỗi tuần nới dần quây gà ra, quây gà có chiều cao khoảng 50cm, lớp độn chuồng dày 10-15cm tùy theo mùa (mùa Đông thì dầy hơn để giữ nhiệt)
- Từ 1 – 3 tuần tuổi: 8 – 10 con/m2
- Từ tuần thứ tư đến xuất: 5 – 6 con/m2
(mật độ nuôi có thể thay đổi tuỳ theo mùa, mùa hè nuôi ít hơn, mùa đông nuôi nhiều hơn nhưng không quá 20%)
3 Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gà thịt, khi nhiệt
độ, độ ẩm quá cao đều gây bất lợi cho đàn gà
Đối với gà con cần sưởi ấm trong ba tuần đầu với nhiệt độ giảm dần từ 330C xuống 280C Về mùa Đông cần che chắn tránh gió lùa Nếu nhiệt đó quá thấp gà sẽ tụ lại từng đám, đè lên nhau và chết
* Khi nhiệt độ quá thấp:
- Chết rét thường xảy ra ở gà con khi chưa mọc đủ lông vũ, sức đề kháng yếu Vì vậy phải đặc biệt chú ý đến hệ thống sưởi nhiệt khi mùa đông để đảm bảo giữ ấm cho gà con Biện pháp chống rét cho gà là xung quanh chuồng nuôi phải được che kín tránh gió lùa, và trong chuồng dùng hệ thống tăng nhiệt bằng bóng điện sưởi, tránh dùng bếp than vì khói than ảnh hưởng lớn tới hệ thống hô hấp ở gà
Trang 3- Đặc biệt gà chết rét rất nhanh khi trời lạnh kết hợp với độ ẩm chuồng nuôi cao, vì vậy phải giữ cho chất độn chuồng luôn khô ráo khi trời rét, không đun nấu trong chuồng gà vì hơi nước bốc ra làm độ ẩm tăng và gà chết rất nhanh
- Khi trời rét phải cho lớp độn chuồng dày vì lớp độn chuồng khi đó giữ nhiệt tốt làm cho chuồng luôn luôn ấm, độ dày của đệm lót trong quây gà khoảng 20 – 30cm
* Khi nhiệt độ quá cao:
- Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao gà kém ăn và uống nước nhiều, gà tăng trọng chậm, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao
- Nếu nhiệt độ cao quá gà sẽ tăng cường hô hấp, hô hấp mạnh dần và nếu kéo dài sẽ dẫn đến chết
- Khi nhiệt độ chuồng nuôi từ 340C trở lên là gà bắt đầu thở mạnh (trừ gà dưới 1 tuần tuổi) nếu nhiệt độ cao hơn và kéo dài gà há mồm ra để thở Nếu nhiệt độ 370C trở lên kéo dài là gà có thể chết hàng loạt Vì vậy cần có hệ thống làm mát cho gà vào mùa hè
- Biện pháp chống nóng gồm: đơn giản nhất là phun nước lên mái khi nắng nóng, biện pháp này sẽ làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi xuống 20C – 30C; đồng thời khi nhiệt độ cao cần phải tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách cho uống vitamin C hoặc chất điện giải; cho gà ăn lúc vào buổi sáng và chiều tối, không cho ăn vào buổi trưa; nuôi gà với mật độ thưa, luôn luôn đủ lượng nước trong máng uống và nước uống không nóng
- Đối tượng chết nóng nhiều nhất là gà có khối lượng từ 1 kg trở lên Thời gian gà xảy ra chết nóng là từ 12h đến 17h vào những ngày nhiệt độ ngoài trời
từ 340C trở lên, đặc biệt là những ngày trời âm u không có gió
4 Ánh sáng
- Ánh sáng có tác dụng diệt khuẩn, tạo vitamin D tăng cường hấp thu canxi kích thích sinh trưởng cho gà Vì vậy, chuồng nuôi, sân bãi chăn thả cần có đủ ánh sáng chiếu vào
- Đối với các giống công nghiệp cần chiếu sáng liên tục cả ngày đêm (tối thiểu 21h/ngày)
5 Cho ăn, uống
- Thức ăn thường chiếm 70% trong giá thành chăn nuôi Sử dụng trên nguyên tắc phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng theo giống, lứa tuổi của gà
- Thức ăn phải được để trong máng, có thể dùng máng dài hay máng tròn Hàng ngày vệ sinh, lau chùi máng ăn Nên có cơ số máng gấp đôi để có thời gian cọ rửa, phơi và thay đổi máng
- Đối với gà con giai đoạn úm cho ăn bằng khay, phải thay thức ăn trong khay 8 lần/ngày đêm Thức ăn cho gà úm phải chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hoá
Trang 4- Đối với gà thịt chế độ ăn tự do cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu
- Đối với gà dưới 3 tuần tuổi: Máng ăn phải đảm bảo 50 con/máng ăn có kích thước 50 x 50 x 3 cm; máng uống loại 1 lít đảm bảo 50con/máng
- Đối với gà trên 3 tuần tuổi: Máng ăn phải đảm bảo 30 con/máng ăn có kích thước 50 x 50 x 3 cm; máng uống loại 1 lít đảm bảo 30con/máng
- Phải dùng nước sạch cho gà uống, không cho gà uống nước bẩn, không để đọng nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để gà uống nước bẩn Trong những ngày nắng nóng nên cho gà uống nước có pha thêm vitamin C,B và đường glucoza
- Một ngày phải thay và bổ sung nước uống cho gà 2-3 lần
B ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
1 Kỹ thuật làm đệm lót sinh học
- Chuẩn bị chuồng trại: Nếu có chuồng trại đang chăn nuôi thì nên sử dụng ngay, không cần phải cải tạo Nếu làm chuồng mới thì nền chuồng có thể không cần lát gạch hoặc láng xi măng (nền chuồng đất nện chặt) để giảm thấp chi phí xây dựng
1.1 Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:
- Đối tượng áp dụng: Sử dụng cho chuồng nuôi gà úm, gà thịt
- Tùy diện tích chuồng nuôi và loại chế phẩm sử dụng mà tính toán và chuẩn bị các vật liệu phù hợp
- Cách trộn chế phẩm ủ:
+ Cách trộn: Cứ 01 kg chế phẩm trộn đều với 05 kg bột ngô (bắp) hoặc cám gạo hoặc vừa ngô vừa cám gạo tỷ lệ thùy thuộc điều kiện của từng hộ Sau
đó cho thêm 2,5 đến 3 lít nước sạch, đảo cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng, chậu rồi để vào nơi râm mát (đối với mùa hè) hoặc để vào chỗ ấm (đối với mùa đông) ủ trong 2 đến 3 ngày
+ Cần phải làm chế phẩm trước khi đem sử dụng 2 - 3 ngày: Đối với nuôi
gà thịt (gà to) khi rải trấu vào chuồng nuôi thì đồng thời tiến hành ủ chế phẩm men Đối với nuôi gà úm (gà con) sau khi rải trấu khoảng 1 tuần thì mới tiến hành ủ chế phẩm men
- Các bước làm đệm lót sinh học từ trấu:
+ Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10 cm, sau đó thả
gà vào
+ Bước 2: Sau 7 - 10 ngày đối với gà nuôi úm, 2 - 3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng tay (có đeo găng tay) hoặc cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu từ 1 - 3 cm Chú ý đối với nuôi nhốt hoàn toàn cần quây gọn gà về 1 góc để tránh gây xáo trộn đàn gà
Trang 5+ Bước 3: Sau khi đảo lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi, dùng tay, cào hoặc chổi cứng xoa nhẹ trên bề mặt đệm lót để men được phân tán đều khắp trên bề mặt lớp đệm
* Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi gà đạt được 3
-4 tuần tuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng tay hoặc cào xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được
1.2 Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu:
- Đối tượng áp dụng: Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên chất độn mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt, ngan, thỏ (do phân của các loại vật nuôi này có nhiều nước) hoặc gà đẻ (thời gian nuôi dài)
- Thực hiện làm đệm lót cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước sau: + Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa) Sau đó mới thả gà vào nuôi
Nếu mùn cưa quá khô, có thể phun, tưới nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% rồi trộn đều (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được hoặc dùng tay bóp chặt cám cưa rồi xòa ngửa bàn tay ra nếu thấy cám cưa vỡ ra là đạt độ
ẩm thích hợp, nếu cám cưa không vỡ mà thành cục thì quá ẩm)
+ Bước 2 và bước 3: Làm tương tự như phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu
2 Sử dụng và bảo dưỡng:
- Cứ sau 2 - 3 ngày tiến hành cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân được phân hủy nhanh hơn Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân gà nhiều hay ít Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng
- Luôn giữ cho nền đệm lót khô để phân hủy phân tốt:
+ Có các biện pháp tránh để bị nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót
+ Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới
+ Nuôi vịt, ngan cần chú ý không để vịt, ngan sau khi bơi ở ao, hồ lên vào chuồng ngay làm ướt lớp đệm lót
+ Khi phát hiện đệm lót có mùi hăng hắc hoặc mùi khai và thối là do đệm lót ướt quá hoặc đệm lót bị nén không tơi xốp hoặc men kém hoạt động làm phân gà không được phân hủy tốt, cần có cách xử lý phù hợp xới tơi đệm lót, để chuồng thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió, sau đó bổ sung chế phẩm
Trang 6đã ủ như ở phần trên Đối với hình thức bán nuôi nhốt khi xử lý, bảo dưỡng đệm lót nên tiến hành lúc gà không có trong chuồng, nếu nuôi nhốt hoàn toàn cần làm vào buổi chiều mát (vào mùa hè) để ít ảnh hưởng đến đàn gà
- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn nóng ẩm nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50 cm còn phía trên để thoáng, nếu thắp đèn thì cần phải treo cao, đặc biệt trong mùa nóng
- Thời gian sử dụng: Đệm lót nền chuồng được xử lý và bảo dưỡng tốt có thời gian sử dụng từ 6 đến 12 tháng, thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như: Nguyên liệu dùng làm đệm lót; Độ dày đệm lót có đủ dày hay không, nếu quá mỏng thì thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dày; Chế độ xử lý, bảo dưỡng
C KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH Ở GÀ
1 VỆ SINH THÚ Y Ở GÀ
1.1 Xác định các phương pháp phòng bệnh cho gà
- Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương pháp sau:
+ Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh: Mầm bệnh tiếp xúc với gà
đến từ nhiều nguồn khác nhau như:
Gia cầm, gia súc bị bệnh
Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh
Bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh
Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh
Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách nhiễm mầm bệnh
Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh Chuột, côn trùng và chim hoang dã
+ Nâng cao sức đề kháng cho gà: Xong xong với công tác vệ sinh phòng
bệnh thì phải tăng cường sức đề kháng cho gà thường xuyên như:
Đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng, mát, sạch
Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ không có mầm bệnh và chất độc hại đến sức khỏe
Dùng thuốc và vacxin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc
- Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp súc của mầm bệnh với gia cầm
- Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc
- Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi
Trang 7- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực chăn nuôi
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt công tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm
- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi có chỗ ở tốt
- Cho vật nuôi ăn và uống tốt(thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống không có độc chất) và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật
- Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vacxin
Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm
- Xây dựng lịch tiêm phòng và mở sổ ghi chép theo dõi quá trình tiêm phòng của vật nuôi chặt chẽ
- Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký
- Phát hiện kịp thời chẩn đoán chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh
1.2 Mua con giống an toàn dịch bệnh
- Chỉ chọn mua gà từ những cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo không có bệnh truyền từ trứng sang gà con
- Chỉ chọn mua những gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát
- Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang nuôi) trong vòng 10
- 14 ngày Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi
1.3 Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi
- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi
Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào
- Vệ sinh trong khi nuôi :
+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch, có ánh nắng mặt trời chiếu vào
+ Sân thả gà cần khô, thoáng mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày
+ Nếu nuôi gà có độn chuồng thì độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà
+ Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú
Trang 8+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt + Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi: Theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh + Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao
+ Sát trùng bằng chất khử trùng
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần
- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn
+ Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi
+ Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng
+ Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi Để 2 – 3 ngày rồi quét + Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường
+ Dùng các chất sát trùng: Han-lodin, Cloramin, Anticept, Virkon, Longlife, BKA, Crezil, Biocid, Anolit để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát trùng nước uống
+ Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng quần áo máy móc liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng
Đối với máy móc, quần áo, kho dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Fomlol
cho 1 m3 trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng
1.4 Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, cần rửa sạch hàng ngày
- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ
1.5 Cách ly hạn chế dịch bệnh
- Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà Nếu có dịch bệnh xung quanh thì
không cho người ngoài đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch
Trang 9- Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan vịt, bồ câu, chim sẻ chuột, lợn và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh
- Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh
- Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị
+ Không bán gà bệnh Không mua thêm gà khoẻ về nuôi
+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý Gà
ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột
+ Khi có gà nghi mắc bệnh : cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa
+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch
1.6 Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho gà
- Dùng vắc xin phòng bệnh để nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống bệnh cho gà Vắc xin phòng bệnh cho gà có 2 loại :
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống) có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng
+ Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết) dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da
2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ
Trang 102.1 Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn
các noãn bào Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do con người, súc vật vô tình mang các noãn bào này đi xa Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác
Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền
- Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có
máu tươi Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm
- Bệnh tích: Manh tràng sưng to, chân đầy máu Ruột sưng to Trong
đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu
- Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền
chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt
Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà
Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày): Anticoc 1gr/1 lít
nước; Baycoc 1ml/ 1 lít nước
- Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi liều phòng.
2.2 Bệnh thương hàn
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ
sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh
- Triệu chứng: Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối Gà đẻ trứng giảm, trứng
méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo
- Bệnh tích:
+ Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn + Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím,
trứng non dị hình méo mó
- Phòng bệnh: Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp Có thể dùng kháng
sinh để phòng bệnh: Oxytetracyclin: 50-80mg/gà/ngày, dùng trong 5 ngày Chloramphenical: 1gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
- Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.
2.3 Bệnh Gumboro
- Nguyên nhân: Do virus Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.
- Triệu chứng: Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.