1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số Đặc Điểm ngôn ngữ ca dao dân ca nam bộ

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số Đặc Điểm Ngôn Ngữ Ca Dao - Dân Ca Nam Bộ
Tác giả PGS. TSKH. Bùi Mạnh Nhị
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 29,78 KB

Nội dung

Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ Đồng Nai – Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập” (Thuần Phong).

Trang 1

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

CA DAO - DÂN CA NAM BỘ

PGS TSKH BÙI MẠNH NHỊ (*)

Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu) Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ Đồng Nai – Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập” (Thuần Phong).

1 Cha ông chúng ta mới khám phá, xây dựng mảnh đất Nam Bộ trong vòng hơn ba

thế kỉ nay Ca dao - dân ca Nam Bộ, tất nhiên cũng mới chỉ thực sự được hình thành

và khởi sắc trong quãng thời gian ấy Diện mạo ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao - dân ca dân tộc mà cha ông từ các miền ngoài “gồng gánh”mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống ở mọi hoàn cảnh, mọi mục đích giao tiếp không ngừng thay đổi

Để tạo nên diện mạo đó, nhân dân đã, một mặt, sử dụng kho tàng ngôn ngữ sẵn có của

ca dao - dân ca dân tộc; mặt khác, biến đổi không ít từ ngữ, câu ca và sáng tạo rất nhiều bài ca mới, từ ngữ mới Do đó trong vốn từ ngữ mà ca dao - dân ca Nam Bộ sử dụng, bên cạnh kho từ ngữ giàu có được phổ biến khắp cả nước, là sự có mặt của những từ ngữ nảy sinh tại địa phương Đó là những từ ngữ làm tên gọi cho các sự vật, sản vật mới, những từ ngữ biểu hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của con người nảy sinh trong bối cảnh tự nhiên và xã hội mới Trong quá trình giao lưu với các miền, một bộ phận trong số này đã và sẽ được phổ biến rộng rãi, một bộ phận khác vẫn giữ nguyên tính chất của phương ngữ Do hoàn cảnh lịch sử, sự giao lưu văn hoá giữa các miền trên Tổ quốc trong quá khứ chủ yếu là con đường từ các miền ngoài đi vào Đất nước đã thống nhất, chắc chắn sự giao lưu văn hoá từ Nam Bộ trở ra các miền ngoài sẽ phát triển mạnh hơn, rộng và sâu hơn, trong tình cảm mong mỏi của nhân dân cả nước

2 Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cái nhất: đồng bằng lớn

nhất nước; sản lượng lúa gạo nhiều nhất nước; kinh rạch nhiều nhất nước; trái cây nhiều nhất nước; diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước; lượng thủy hải sản thu được hàng năm cũng nhiều nhất nước; diện tích rừng ngập mặn nhiều nhất nước…

Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó máu thịt với hệ thống sông ngòi dọc ngang chằng chịt của khoảng 5.000 km đường kinh rạch, với những cánh đồng mênh mông của đồng bằng châu thổ Cửu Long, mang tầm của những đồng bằng rộng lớn, đặc biệt của thế giới, và với những miệt vườn phì nhiêu, màu xanh trải tràn, rậm rì cây trái Nhiều nhà nghiên cứu đã dùng định danh “văn minh sông rạch”, và nhà văn Sơn Nam dùng định danh “văn minh miệt vườn” để nói về cảnh quan sinh thái – nhân văn và cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long Con số thống kê sau về “chợ nổi”

Trang 2

- chợ họp trên sông, “thương cảng dân gian”độc đáo, nơi buôn bán không chỉ lúa gạo, tôm cá, mà cả các loại trái cây và hoa, cho thấy thêm điều đặc biệt của Nam Bộ: Tiền Giang có 160 chợ nổi, Bến Tre có 175, Đồng Tháp 203 và Trà Vinh có 110 chợ nổi

Sử sách viết về tự nhiên và sự giàu có của Nam Bộ không thể thiếu những trang về

cảnh quan nổi bật, đặc sắc đó cùng với những chủ nhân của nó Kinh rạch, ruộng đồng, miệt vườn - ba bối cảnh tiêu biểu của thiên nhiên và cuộc sống người dân Nam

Bộ cũng là ba bối cảnh mà ca dao - dân ca Nam Bộ thường bộc lộ những đặc điểm ngôn ngữ của mình

3 Người nông dân truyền thống, như C Mác nhận xét, “trao đổi với thiên nhiên nhiều

hơn là giao tiếp với xã hội”(1)

. Cụ Hipprocrates (460?-377 Trước Công nguyên) cũng

đã nói: “Nông gia giỏi không chống lại thiên nhiên, anh ta cùng làm việc với thiên nhiên để làm ra nông sản” và những sản phẩm tinh thần Nền thi ca của họ, cũng giống như bản thân họ, luôn thở hít trong thiên nhiên tươi mát, sống động Nhân dân luôn lấy những cảnh vật thân thuộc quanh mình để phô bày tâm sự

Ở Bắc Bộ, những hình ảnh tiêu biểu làm nên gương mặt của nông thôn cổ truyền – cây đa, bến nước, mái đình, luỹ tre, cổng làng… rất hay được nhắc tới trong các bài ca Câu hát Trung Bộ trùng điệp hình ảnh của núi non, rừng rú, mênh mông và dữ dằn hình ảnh của biển cả… Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

- Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi

Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm.

- Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi

Buôn bán không lời chèo chống mải mê.

- Không xuồng nên phải lội sông

Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn.

- Ở đâu bằng xứ Lung Tràm

Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm.

Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao – dân ca Nam Bộ

đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này

Chẳng hạn, trong ca dao - dân ca Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá Có 24 từ chỉ các loại nước : nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi Số lượng từ phong phú

đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước và cái nhìn rất tinh tế, nhạy

Trang 3

cảm của con người với thiên nhiên, sự vật Nếu ở Bắc Bộ, làng xóm được bao bọc, khép kín nghìn đời bằng hệ thống đê điều, những lũy tre xanh, tầm mắt con người cũng bị giới hạn trong không gian ấy, thì ở Nam Bộ, xóm ấp là làng mở, trải dài theo kinh rạch, nhà cửa người dân luôn hướng ra thủy lộ - những dòng kinh, tầm mắt con người do vậy cũng được mở rộng, thoáng đạt hơn:

- Ruộng đồng mặc sức chim bay

Biển hồ lai láng cá bầy đua bơi

Chiếc xuồng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, được ví như “đôi chân” (“Sắm xuồng là để làm chân”) của con người vùng sông nước Kinh rạch là đường xá, người ta gặp nhau ở đấy, hò hẹn ở đấy, buôn bán ở đấy, ăn nhậu, ca hát, đi rước dâu, đưa ma…cũng ở đấy Người nông dân Nam Bộ nghe hơi gió là biết con nước sắp lên hay xuống; nhìn con nước, màu nước là biết thời tiết hôm đó, lúc đó ra sao; ngửi mùi nước là biết dòng kinh, con rạch nhiều hay ít cá tôm Trong truyền thống ngôn ngữ, họ cũng không dùng khái niệm “lũ lụt” Với họ, mùa nước nổi tuy khó khăn, mất mát đấy (cứ đọc truyện “Mùa len trâu” của Sơn Nam thì rõ), nhưng lại đem về biết bao phù sa,

tôm cá Trái ngược với nước nổi, nước lên là nước ròng Trong ca dao Nam Bộ, ở từng

trường hợp cụ thể, những từ ngữ nào đó sẽ có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình:

- Nước rong nước chảy tràn đồng

Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa se

- Nước ròng bỏ bãi xa cừ

Mặt em có thẹo, anh trừ đôi bông

- Anh đi trên bờ quần nó khô ráo

Bước xuống ruộng quần nó ướt mem

Cẳng bước tới, lòng dạ thương em

Anh đi trên bờ nước xẹt gặp em trao lời

Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng thường là những mảnh vườn nhỏ trước hoặc sau nhà, vườn ở Nam Bộ rộng lớn, có khi tới hàng chục mẫu Tại không ít nơi, vườn được tập trung lại để trồng cây ăn trái, trồng hoa, tạo thành những không gian vườn mênh mông, trù phú, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn kinh tế ruộng; lao động của con người ở đó không vất vả như nơi “miệt ruộng”, đời sống tinh thần cũng phong phú hơn, con gái cũng đẹp xinh hơn, giỏi giang hơn Nam Bộ nổi tiếng với những vùng trồng cây, trồng hoa ở Châu Thành, Cái Bè (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỹ Khánh (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Lái Thiêu (Bình Dương), Long Khánh (Đồng Nai), v.v… Mỗi xứ vườn đều có đặc sản riêng Văn hóa vườn đem lại những đặc sắc cho ca dao Nam Bộ Nếu ca dao Bắc Bộ có nhiều hình ảnh của vải, nhãn,

hương xoan, hương bưởi, hương chanh, hoa lí,… thì ca dao Nam Bộ lại có nhiều hình

Trang 4

ảnh bông cúc, bông trang, cây bần, cây mù u, sầu riêng, sầu đâu, trái khổ qua…

Những cây trái này thực ra chưa thật tiêu biểu cho “văn minh miệt vườn” như vú sữa, dừa, xoài, măng cụt, chôm chôm, ổi xá lị, mận hồng đào, bình bát Nhưng tên gọi của

chúng - mù u, bần, khổ qua, sầu riêng, sầu đâu - dễ gợi cảm xúc thơ ca về số phận,

tâm trạng con người Ca dao Nam Bộ triệt để sử dụng ý nghĩa biểu vật và biểu thái của các từ ngữ đó:

- Bướm vàng đậu đọt mù u

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Nước ròng chảy thấu Nam Vang

Sầu riêng chín rụng sao chàng ở đây?

Trong các bối cảnh khác của tự nhiên, xã hội, nhân dân Nam Bộ cũng sáng tạo nên

những từ ngữ mang màu sắc địa phương Chẳng hạn: Tờ đề - giấy li hôn; Rổ tiến - rổ đựng kim chỉ vá may của các cô gái khi về nhà chồng; Để chế để tang; Đau ban cua -bệnh thương hàn; Nhớ mạy - nhớ không rõ; Chẳng khứng - không ưng, không chịu; gối luôn – gối liền cho hai người, dành cho các cặp vợ chông mới cưới…

Chịu tác động của những đặc trưng của văn học dân gian, trực tiếp nhất là tính tập thể, tính truyền thống, ca dao - dân ca có những nhóm chữ, những kiểu câu mở đầu đã định hình Hệ thống những nhóm chữ, những kiểu câu mở đầu này mang đặc trưng thẩm

mĩ, tính khái quát cao về ý nghĩa, trở thành những mô-típ truyền thống, những “tín hiệu”, “mã” ca dao với nội dung thông báo xác định Các nội dung tư tưởng, tình cảm mang tính khái quát và ổn định của ca dao được bộc lộ qua nhiều mô-típ, trong đó có những mô-típ về nhóm chữ, kiểu câu mở đầu Ví dụ, hệ thống những bài ca mở đầu là

“Thân em như…” thường nói về thân phận, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Những bài ca mở đầu là “Chiều chiều…” thường biểu hiện nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, hoặc ngóng trông đơn chiếc của con người, nhất là người con gái lấy chồng xa quê Những bài ca về tình yêu quê hương đất nước có nhóm chữ mời, nhắn gọi: “Ai về…”, “Ai lên…”, “Ai vô…”, nhóm chữ xếp hạng, hình, giá cảnh vật : “Thứ nhất… Thứ nhì…”, “Nhất cao… Nhất sâu…”, “Đâu bằng… Đâu hơn…”, v.v…

Bên cạnh việc sử dụng nhiều nhóm chữ như ca dao dân ca các miền khác, ca dao -dân ca Nam Bộ có những hệ thống nhóm chữ riêng, nảy sinh từ ngôn ngữ, cách nói của nhân dân Chẳng hạn, những bài ca mở đầu là “Mảng coi…” thường biểu hiện nỗi trách cứ, hờn giận:

- Mảng coi cúc lủi bờ mi

Anh có vợ rồi sao không nói lại tiếng gì cho em.

- Mảng coi con kiến lửa lên xuống cửa thềm

Anh là người quân tử chi hiềm mĩ nhân.

Trang 5

Những bài ca mở đầu là “Hai đứa mình…” thường diễn tả những nỗi niềm xung quanh sự gắn bó của đôi lứa:

- Hai đứa mình đứng cũng bằng vai

Người ngoài không biết nói hai vợ chồng

- Hai đứa mình ăn một trái cau

Giấu cha giấu mẹ ăn sau bóng dừa.

- Hai đứa mình như cặp cá ở đìa

Ngày ngao du giỡn bóng, tối lại lìa, trời ơi!

Những kiểu câu mở đầu dưới đây xuất hiện rất nhiều trong ca dao - dân ca Nam Bộ:

- Mù u bông trắng lá quắn nhụy huỳnh

- Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh (hoặc ông Phó)

- Ba phen quạ nói với diều

- Nước mắm ngon dầm con cá đối (hoặc con hẹ)

- Phụng hoàng đậu nhánh vông nem (hoặc cẩm lai)

- Sông sâu sóng bủa láng cò

- Bần gie đốm đậu sáng ngời

- Đờn cò lên trục kêu vang

- Gió nam non thổi lên hang dế (hoặc hang chuột)

- Khăn rằn nhúng nước ướt mem

- Ghe lên ghe xuống dầm dề

Toàn bộ những hệ thống nhóm chữ, kiểu câu mở đầu đó gắn chặt với cách phát âm, cách nói, từ ngữ, với hình ảnh tự nhiên và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ

Ca dao – dân ca Nam Bộ cũng có hệ thống biểu trưng riêng Chẳng hạn, hình ảnh cá sấu, cọp là biểu trưng cho thiên nhiên hoang sơ, dữ dằn trong buổi đầu cha ông ta

“hành phương Nam” khai khẩn, mở đất mở nước: “Tới đây xứ xở lạ lùng/ Dưới sông

sấu lội, trên rừng cọp um”; con nước lớn - biểu trưng của những gian nan, vất vả:

“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi/ Buôn bán không lời chèo chống mải mê”; Châu Đốc, Nam Vang - biểu trưng cho không gian xa xôi: “Anh đi Châu Đốc, Nam Vang/ Gởi thơ nhắn lại em khoan có chồng”; Đèn cầu tàu - biểu trưng cho những nơi phồn

hoa đô hội: “Đèn cầu tàu ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu/Anh về học lấy chữ nhu/ Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”(2)

4 Ca dao - dân ca Bắc Bộ như “hòn đá lăn vạn năm được trau chuốt” và do đó “hơi

thơ thoải mái ngọt ngào, như không còn khập khiễng chỗ nào nữa Tuy nhiên, trong

Trang 6

cái trau chuốt nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo… Cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần, và đó là nhược điểm của nhiều bài ca dao Bắc Bộ” (Xuân Diệu)(3) Thơ trong ca dao là thơ điệu nói Đặc điểm của ngôn ngữ ca dao là sự

kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự nhiên, hàng ngày với ngôn ngữ thơ

“Sự tự do do hóa”này của sáng tác dân gian, nếu nhìn từ góc độ thi pháp văn học viết,

có nhà nghiên cứu xem là nhược điểm về cách luật, về vị trí gieo vần của thơ ca, thì đó lại là sức mạnh, cái duyên, cái đẹp của ca dao Trong quá trình “hành phương Nam”,

“từ thuở mang gươm” và mang văn hóa “đi mở nước”(Huỳnh Văn Nghệ), càng xuôi

về phương Nam, ngôn ngữ ca dao càng đậm, càng in rõ hơn dấu ấn của ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ tự nhiên hàng ngày, làm rõ hơn chủ thể phát ngôn, tiếng nói bên trong của chủ thể trữ tình trong những bối cảnh, trường hợp sử dụng cụ thể ở một thể loại sáng tác dân gian mà dấu ấn cá nhân vốn chưa được chú ý đúng mức Ca dao Nam

Bộ không thiếu những câu óng ả, chải chuốt, nhưng mức độ và liều lượng không nhiều như trong ca dao Bắc Bộ Khác với ca dao Bắc Bộ đã đạt đến hình thức cổ điển trong các phương tiện và hình thức diễn tả, nhiều câu ca dao Nam Bộ như những lời nói nôm

na, câu nói trong sinh hoạt hàng ngày đi thẳng vào Tính cách, cách sống của người Nam Bộ góp phần không nhỏ làm cho ngôn ngữ sinh họat giản dị, tự nhiên đời thường hoạt động mạnh mẽ hơn ngôn ngữ thi ca trong ca dao Thực tế này, một mặt giúp ca dao Nam Bộ có thể tiến xa vào lĩnh vực hiện thực của tâm trạng, mặt khác làm cho không ít câu ca dao chưa được trau chuốt, gọt giũa nhiều Đây là nguyên nhân làm cho không ít người nghiên cứu cho rằng ca dao - dân ca Nam Bộ không có giá trị cao về mặt nghệ thuật như ca dao – dân ca các miền ngoài Thực ra vấn đề không đơn giản như vậy Cần chú ý, xu hướng thẩm mỹ của người dân Nam Bộ là thích hướng về sự giản dị, chân thực trong nội dung cũng như hình thức thể hiện các đối tượng, hiện tượng, thích nói những gì chân thực và thích cách nói giản dị, phù hợp với tâm tư tình cảm mọi người vùng đất này Chính ngôn ngữ mộc mạc, chân chất, có khi gồ ghề như lời nói thường, nhiều khi lại thành cái duyên giãi bày, “nâng cấp” tính thơ, tạo những

ấn tượng thơ ca khó phai mờ, nghe một lần là thương là nhớ:

Hòn đá lăn nghiêng

Hòn đá lăn ngửa

Khen ai khéo sửa

Hòn đá nó lăn méo

Tôi thấy không có khéo

Tôi sửa cho hòn đá nó lăn nghiêng

Tôi thấy không có duyên

Tôi sửa hòn đá nó lăn đứng

Tôi thấy không có xứng

Tôi sửa hòn đá nó lăn dẹp

Tôi thấy không có đẹp

Trang 7

Tôi sửa hòn đá lăn tròn

Ơi này bậu cô Hai mình ơi

Dù cho sông cạn đá mòn

Giận thì qua nói vậy, chứ dạ còn thương em

Một điều cần lưu ý nữa là, do tác động của môi trường diễn xướng trên sông nước,

đồng ruộng mênh mông, mỗi dòng thơ của những câu hò chèo ghe, hò cấy, v.v… có

thể kéo rất dài từ 9 đến hơn 20 âm tiết, vần và nhịp của các âm tiết đó có vẻ khá trúc trắc nhưng tạo ấn tượng rõ rệt:

- Anh xách cây mác nhỏ anh ra trước ngõ đốn cây tre đỏ làm cái thang nhỏ bắc từ ngõ anh đến ngõ em

Tay anh gõ cắc cắc, anh ngoắc em ra

Em nói: Em thương anh em đợi em chờ

Sao anh bối rối như cờ bị vây?

- Phụ mẫu đánh em quằn quại treo tại ngọn cây dương

Phụ mẫu biểu em từ ai em từ đặng, chứ người thương em không từ.

- Sáng mai tôi ngủ dậy, tôi súc miệng, tôi rửa mặt

Tôi vô trong nhà, tôi lấy chìa khóa, tôi mở cái rương

Tôi lấy năm quan tiền, đem ra ngoài chợ, mua xấp vải nhiễu, chạy tắt về nhà

Con Hai cắt

Con Ba may

Con Tư viền

Con Năm đột

Con Sáu đơm nút

Con Bảy vắt khuy

Con Tám níu

Con Chín trì

Bớ Mười ơi, sao em để vậy, còn gì áo anh!

Cũng trong bối cảnh diễn xướng, với tác động của thanh điệu, đặc thù ngữ âm địa phương, lời của những bài ca luôn có sự biến hóa sống động Chẳng hạn, lời bài

ca “Cầu cao, ván yếu, gió rung/ Anh đi không đặng cậy cùng có em”, chàng trai Nam

Bộ dí dỏm hát thành “Cầu cao, ván yếu, giò run/ Anh đi không đặng cậy cùng có em”.

Chú ý đến sự tác động của môi trường diễn xướng, bối cảnh sử dụng, sẽ có sự giải thích thoả đáng hơn những trường hợp như thế

Trang 8

5 Một đặc điểm nổi bật nữa là: Ngôn ngữ, cách nói của ca dao - dân ca Nam Bộ

thường biểu hiện ở hai cực Một cực là nhỏ nhẹ, hiền lành, dễ thương :

- Trông lên chữ ứ

Ngó xuống chữ ư

Anh thương em, thủng thẳng em ừ

Anh đừng thương vội, phụ mẫu từ nghĩa em.

- Nước chảy liu riu

Lục bình trôi líu ríu

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.

Hãy chú ý những chữ ứ, ư, ừ, từ và liu riu, líu ríu, nhỏ xíu Giọng tâm tình rất nhỏ

nhẹ, duyên dáng và sâu lắng Điều ấy cũng thể hiện cả trong cách xưng hộ Chẳng hạn,

ở Nam Bộ, về phía bên ngoại, em hoặc chị ruộtcủa mẹ đều được gọi

là dì; em hoặc anh ruột của mẹ đều được gọi là cậu Để tạo thân mật khi nói với cháu,

cô hay dì thường xưng tên hoặc thứ của mình mà không xưng là “cô Hai”, “dì Út” và gọi cháu là “con”, hoặc “hai đứa”, “mấy đứa” Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét: “Nam Bộ giọng nói nhẹ trong hơn, điệu hát thanh thú hơn Chủ quan tôi, tôi nhận thấy câu ca dao Nam Bộ có một dáng trong trẻo, lành hiền”(4) Sắc thái tình cảm đó rất phù hợp với tâm trạng của họ – tâm trạng của những người dân nghèo khổ, phiêu bạt, phải rời bỏ quê cha đất tổ ở miền Trung, miền Bắc vào phương Nam mở đất, tìm một phương trời mới, để mong tháo bỏ những thiết chế của xã hội phong kiến trên cổ, bước ra khỏi cuốn sổ đinh nặng như gông cùm phủ trên mái nhà nhỏ bé của mình, hoặc muốn lùi xa binh lửa phân tranh đẫm máu của tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn Người dân Nam Bộ rất quý trọng đời sống tình cảm, tình nghĩa, nhạy cảm với sự dịu dàng, mềm mại, duyên dáng, đầy tình nhân ái của con người và ngôn ngữ Việt Nam

Cực thứ hai là chất sống xông xáo, phóng túng, trẻ trung, hài hước Điều này vừa phù

hợp với tâm lí tính cách con người ; vừa phù hợp với phong cách sinh hoạt xã hội ở Nam Bộ Với người Vệt Nam Bộ và những di dân khác tại đây, cuộc sống trên vùng sông nước, ruộng đồng, miệt vườn mênh mông đem đến sự tự do, thoát khỏi những qui ước, ràng buộc nặng nề truyền thống vốn tồn tại ở những trung tâm có bề dày lịch sử như Bắc Bộ và Trung Bộ Người dân Nam Bộ yêu ra yêu, ghét ra ghét, cực nào cũng sống hết mình Cuộc đời họ đã chứng tỏ sự yêu trọng nghĩa khí, ưa tự do, thích tung hoành ngang dọc, đề cao trung hiếu, tiết nghĩa, bản lĩnh cứng cỏi, táo bạo được hình thành trong cuộc đấu tranh không ngừng không nghỉ trước một thiên nhiên hoang vu,

dữ dằn trong những buổi đầu mở đất và trước một thực tế lịch sử ngày càng phức tạp

dưới chế độ phong kiến - thực dân: “Trời sanh cây cứng lá dai/ Gió lay mặc gió, chiều

ai không chiều” Cũng vì vậy ca dao - dân ca Nam Bộ mang phong cách ngôn ngữ

mạnh mẽ, xông xáo, bộc trực, đầy sức sống và cũng đầy dí dỏm, hài hước :

- Con ếch ngồi dựa gốc bưng

Nó kêu cái quệt biểu ưng cho rồi.

Trang 9

- Anh về em nắm vạt áo em la làng

Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

- Đau tương tư đắp chiếu nằm liều

Chờ em không tới bốn giờ chiều anh tắt hơi.

Ngôn ngữ biểu hiện tình yêu của các chàng trai Nam Bộ giản dị, chân thực Họ tâm sự : “Lòng em ở thẳng như đờn lên dây”, “Liệu sao em liệu thương thầm khó thương”, “Em nói rồi anh cũng vọt miệng nói theo” Yêu nhau là “Cẳng bước tới miệng lại chào liền”, “Dao phay kề cổ máu đổ anh không màng/ Chết anh chịu chết buông nàng anh không buông”, “Thương mình chặt tóc mình thề/ Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau”

Ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ đập mạnh vào các giác quan người nghe Chẳng hạn, tiếng trống điểm “Trống điểm ba nhịp sáu ình ình”, cây đờn cò “Đứt dây cái bựt quên hò xự xang” Hàng loạt danh từ, động từ có tính từ mức độ kèm theo để diễn tả chính xác hơn, mạnh mẽ hơn : “trời sáng phứt”, “áo rách te”, “khăn ướt mem”, “yêu đại”, “kêu đại”, “thương quấn, thương quýt”, “bực đà quá bực”, “căm đã quá căm”,

“ốm nhom ốm nhách”, “chiều ai không chiều”, v.v… Mức độ đặc tả của ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ rất cao Nghệ sĩ dân gian luôn đi vào chính mình, gợi ra những

“tài nguyên” thi ca của tâm trạng Con người như muốn nói đến đáy, đến tận cùng gan ruột, và hơn cả thế, các trạng thái cảm xúc bằng những từ ngữ ngỡ như không gì giản

dị hơn, nhưng có sức tác động mạnh mẽ Nói được như thế, tâm sự, cô đơn mới đủ lớn, nỗi niềm mới đủ cụ thể hóa, đủ thành hình, đủ giãi bày Nói được như thế, mới khỏi bứt rứt, mới đến điều :

- Tui than với anh hết sức, tui cũng dứt hết mình

Thiếu điều cắt ruột trao cho mình, thấy chưa?

- Đêm khuya con gà gáy vang trời

Bầm gan nát ruột nhớ lời anh than.

- Anh mất cây hộp quẹt bực đà quá bực

Anh giang tay đấm ngực, căm đã quá căm

Đũa so le đôi chiếc khó cầm

Liệu sao em liệu, thương thầm khó thương.

Chính vì không bị gò bó nhiều vào khuôn mẫu của những ước lệ, nên ca dao – dân ca Nam Bộ có khả năng rộng mở, tạo nên và sử dụng những từ ngữ đầy sáng tạo:

- Hột châu nhỏ xuống kẹt rào

Thò tay em lượm, phụ mẫu chào em buông.

- Luỵ chan chan đưa chàng xuống vịnh

Em trở lên về thọ bịnh tương tư

Trang 10

- Anh nói ra thì té lẽ biểu bài.

Thương vợ nhà hai mươi chín bữa, nhín nửa ngày thương em.

Với tài thẩm âm kì diệu và vốn ngôn ngữ giàu có, họ đã lắng nghe và diễn tả được một cách đặc sắc những âm thanh của tự nhiên, của tâm trạng Có bao nhiêu tiếng gió thổi trong những bài ca:

- Gió thổi rao rao lòng anh đau dạ anh đớn,

- Gió thổi re re cây tre trộ nguyệt

Anh có thương em từ biệt chốn này,

- Gió đùng đùng mưa dăng lá hẹ

Cảm thương này có mẹ không cha.

- Gió hiu hiu chín chiều ruột thắt

Nhìn sao bên bắc, nước mắt chảy bên dòng

Ai xui chi những vợ vợ chồng chồng

Biết đây với đó dây tơ hồng có se?

Bao nhiêu tiếng nước chảy: “Nước chảy liu riu”, “Nước chảy ro ro”, “Nước chảy re re”, “Nước chảy bon bon”… Bao nhiêu âm thanh của thiên nhiên, của nỗi lòng thổn

thức: “Chim kêu dưới suối tang tình”, “Con chim kêu thương”, “Con gà gáy nhớ”,

“con dế ngâm sầu”…

Thiên nhiên giàu có, trù phú; người Nam Bộ cởi mở, phóng khoáng, có riêng “hệ đếm” của mình: “Một chục mười tám trái xoài”

6 Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu) Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói

chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ đất Đồng Nai – Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo…Dễ hiểu vì sao ca dao Nam Bộ đến nay vẫn sống trong các bối cảnh sinh động khác nhau của đời sống nhân dân, đi vào nhiều ca từ của những bài ca vọng cổ, những trang văn của các nhà văn “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập Phát sinh

vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc”(5) Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ, sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự sự giáu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng)

B M N.

(*) Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 07/08/2024, 02:56

w