1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất của Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Tác giả Nguyễn Yến Hàn, Phùng Thị Nghiệp, Nguyễn Thị Mỹ Phương, Nguyễn Thị Thùy Vân, Huỳnh Nhật Thảo Vy
Người hướng dẫn TS. Tô Anh Thơ
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT (11)
    • 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT (11)
      • 1.1.1. Khái niệm (11)
      • 1.1.2. Vai trò (11)
    • 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP (12)
      • 1.2.1. Các yếu tố bên trong (12)
      • 1.2.2. Các yếu tố bên ngoài (13)
    • 1.3. QUY TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA TOYOTA VIỆT (20)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TOYOTA VIỆT NAM (20)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (20)
      • 2.1.2. Một số sản phẩm (20)
      • 2.1.3. Hệ thống nhà máy sản xuất của Toyota (22)
      • 2.1.4. Lý do Toyota chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất (23)
    • 2.2. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA TOYOTA VIỆT NAM (24)
      • 2.2.1. Vị trí địa lý (24)
      • 2.2.2. Hệ thống giao thông (25)
      • 2.2.3. Tình hình nguồn nhân lực (29)
      • 2.2.4. Thực trạng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2022 (31)
      • 2.2.5. Nhà cung cấp (33)
      • 2.2.6. Lý do chọn tỉnh Vĩnh Phúc (35)
      • 2.2.7. Thị trường tiêu thụ tiềm năng tại Vĩnh Phúc và các vùng lân cận (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM (41)
    • 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ TOYOTA VIỆT NAM (41)
    • 3.2. HẠN CHẾ (42)
      • 3.2.1. Xã hội (42)
      • 3.2.2. Công nghệ (43)
    • 3.3. GIẢI PHÁP (44)
      • 3.3.1. Xã hội (44)
      • 3.3.2. Công nghệ (44)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 37 (46)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 38 (47)

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT

Hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

 “Vùng” ở đây được hiểu là một châu lục, một quốc gia, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế

 “Địa điểm” được hiểu là một nơi cụ thể nào đó nằm trong một vùng

Quyết định lựa chọn vùng và địa điểm đặt doanh nghiệp là một quyết định mang tính chiến lược Hoạt động này rất phức tạp có nội dung rộng lớn đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường

Hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất doanh nghiệp thường được thực hiện theo những hướng sau:

 Xây dựng doanh nghiệp mới

 Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, các cửa hàng mới

 Chuyển doanh nghiệp từ vị trí cũ sang vị trí mới Đây là trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích tại địa điểm mới

Việc quyết định lựa chọn địa điểm đặt các bộ phận của doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Địa điểm sản xuất hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc

3 đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp Địa điểm sản xuất là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm Quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp (kể cả chi phí cố định và chi phí biến đổi), đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Địa điểm sản xuất hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các yếu tố không giống nhau Khi xây dựng phương án về địa điểm sản xuất của doanh nghiệp cần tập trung phân tích đánh giá những yếu tố quan trọng nhất

Trong tập hợp rất nhiều các yếu tố phải kể đến là các điều kiện, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá Dưới đây đề cập đến những yếu tố quan trọng thường được sử dụng để phân tích lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp

1.2.1 Các yếu tố bên trong

Thông thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu Tùy theo đặc tính của công nghệ sản xuất mà chọn vùng dân cư có khả năng đáp ứng nguồn lao động có những đặc điểm như số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề, chi phí lao động và sự khác biệt về văn hóa của cộng đồng dân cư

Các ngành có nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề cao nên bố trí ở các thành phố lớn, gần trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật Các ngành có nhu cầu lao động phổ thông thì có thể bố trí ở những vùng tập trung dân cư, giá thuê lao động rẻ

Chi phí thuê lao động có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Tuy nhiên, khi xem xét yếu tố giá thuê nhân công cần đặt nó trong mối quan hệ với năng suất lao động Sự khác

4 biệt về năng suất lao động hiện diện ở nhiều quốc gia Điều mà giới quản lý thường thực sự quan tâm là sự kết hợp giữa năng suất lao động và tiền lương làm cơ sở cho quyết định của mình Bởi năng suất lao động mà thấp có thể làm gia tăng tổng chi phí

Cơ sở hạ tầng kinh tế cũng được coi là nhân tố hết sức quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt thông tin và thích ứng kịp thời với nhu cầu thị trường Có hai nhân tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng kinh tế là hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc

Khi đánh giá nhân tố giao thông vận tải cần tập trung vào xác định những điểm cơ bản sau:

 Các loại hình vận tải sẵn có trong vùng;

 Trình độ và đặc điểm phát triển hiện tại của hệ thống giao thông;

 Khả năng và xu hướng phát triển của hệ thống giao thông trong tương lai;

 Tỷ trọng và cấu thành của chi phí vận chuyển trong giá thành sản phẩm

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài

1.2.2.1 Môi trường vi mô a Thị trường tiêu thụ

Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí doanh nghiệp gần thị trường tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp Nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:

 Các doanh nghiệp dịch vụ: các cửa hàng bán lẻ, khách sạn, bệnh viện, viễn thông, vận tải hành khách, du lịch lữ hành, tư vấn thiết kế, phần mềm

 Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như những mặt hàng dễ vỡ, dễ bị thối hỏng, hàng đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh,

 Các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát,

5 Để xác định địa điểm doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về thị trường bao gồm:

 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và các loại hình kinh doanh;

 Tính chất và tình hình cạnh tranh;

 Xu hướng phát triển của thị trường b Nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong một số trường hợp và một số ngành

Khi quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp, cần phân tích các yếu tố sau:

 Quy mô, số lượng và chủng loại nguồn nguyên liệu: Đối với một số ngành sản xuất, việc bố trí doanh nghiệp gần vùng nguyên liệu là một đòi hỏi bắt buộc do tính chất và đặc điểm của sản xuất kinh doanh Ví dụ: Ngành khai khoáng luôn phụ thuộc chặt chẽ vào địa điểm và quy mô nguồn nguyên liệu sẵn có

 Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: Một số doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguyên liệu Một số doanh nghiệp khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất dễ hư hỏng, khó bảo quản, cồng kềnh, khó vận chuyển của nguyên vật liệu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu Ví dụ: Các doanh nghiệp chế biến nông

- lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng

 Chi phí vận chuyển nguyên liệu: Chi phí vận chuyển nguyên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí vận chuyển gồm có chi phí vận chuyển nguyên liệu và chi phí vận chuyển sản phẩm Nguyên tắc chung là khi chi phí vận chuyển nguyên liệu lớn hơn chi phí vận chuyển sản phẩm thì vị trí đặt doanh nghiệp được lựa chọn gần vùng nguyên liệu và ngược lại c Gần đối thủ cạnh tranh

Xu hướng này gọi là clustering (hình thành cụm) và thường xảy ra khi nguồn lực chính được tìm thấy trong khu vực đó Các nguồn lực chính thường bao gồm tài nguyên thiên nhiên,

6 thông tin, vốn, và nguồn lực nhân tài Clustering là việc tập trung địa điểm của các công ty cạnh tranh gần nhau, thường do có sự tập trung và mức độ quan trọng về lượng thông tin, nguồn lực có hàm lượng chất xám cao, nguồn vốn, và tài nguyên thiên nhiên

Bảng 1 1: Sự kết cụm các công ty và lý do lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp

Ngành Vị trí Lý do kết cụm

Sản xuất rượu Thung lũng Napa (US), vùng

Tài nguyên thiên nhiên, đất đai và khí hậu

Hãng phần mềm Thung lũng Silicon, Boston,

Nguồn tài năng tốt nghiệp đại học xuất sắc về lĩnh vực khoa học/kỹ thuật, các nhà tư bản mạo hiểm

Sản xuất máy bay (Cessna,

Wichita, Kansas Tập trung kỹ năng hàng không (60- 70% các máy bay nhỏ và phản lực được sản xuất tại đây)

Sản xuất xe đua Khu vực Huntington/Bắc

Nguồn quan trọng về nhân tài và thông tin d Các yếu tố cụ thể khác

Một vấn đề quan trọng khác là tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm đặt doanh nghiệp Những yếu tố cụ thể cần cân nhắc, tính toán là:

 Điều kiện giao thông nội vùng;

 Hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống điện;

 Yêu cầu về môi trường, chỗ đổ chất thải;

 Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh;

 Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy;

 Tình hình trật tự, an ninh; công tác phòng cháy, chữa cháy; công tác y tế;

 Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng, những đóng góp cho địa phương, những ngành nghề không ưu tiên phát triển,

1.2.2.2 Môi trường vĩ mô a Điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái

QUY TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT

Để có quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:

 Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp

 Bước 2: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp Những yếu tố cần được phân tích kỹ, thận trọng và đầy

9 đủ như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư sẽ tác động đến khả năng thực hiện các mục tiêu của lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp

 Bước 3: Xây dựng các phương án lựa chọn địa điểm sản xuất khác nhau Đây là một yêu cầu bắt buộc, bởi vì trong thực tế doanh nghiệp sẽ có rất nhiều phương án lựa chọn địa điểm sản xuất của khác nhau, mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế Việc xây dựng các phương án lựa chọn địa điểm sản xuất của khác nhau sẽ có cơ sở để chọn phương án có hiệu quả nhất

 Bước 4: Đánh giá và lựa chọn các phương án trên cơ sở những tiêu chuẩn và mục tiêu đã lựa chọn Phương án được lựa chọn là phương án thỏa mãn được các tiêu chuẩn và mục tiêu đã lựa chọn Thường thì các tiêu chuẩn có thể là định lượng, hoặc định tính Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương án được chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hóa cao nhất mà là những phương án khả thi và hợp lý thỏa mãn những mục tiêu chính của doanh nghiệp đã đặt ra Các tiêu chuẩn lựa chọn thường được xem xét trên các mặt chủ yếu như kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, an ninh quốc phòng…

Tổng quan về khái niệm và vai trò của hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất hình thành cho chúng ta nền tảng cơ bản để đánh giá được tầm quan trọng của địa điểm đặt doanh nghiệp Kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng và địa điểm, hiểu rõ được các quy trình tiến hành lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh, mang chiến lược dài hạn và hướng tới mục tiêu đạt tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó, bước đầu đánh đấu được hướng đi chính cho doanh nghiệp của mình, bao quát cả từ hoạt động định hướng hoạt động sản xuất, khám phá cách tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên hiện có, nhắm các phân khúc khách hàng tại chính nơi sản xuất,

THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA TOYOTA VIỆT

TỔNG QUAN VỀ TOYOTA VIỆT NAM

 Tên công ty: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam

 Tổng giám đốc: Ông Hiroyuki Ueda

 Phó Tổng giám đốc: Ông Phạm Thanh Tùng

 Địa điểm: Đường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh xe ô tô

 Hình thức: Liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD

 Vốn pháp định: 49 triệu USD

 Ôtô Toyota Việt Nam là công ty liên doanh gồm: Tập đoàn Toyota Nhật Bản 70% vốn, Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp 20% vốn, Công ty TNHH KUO Singapore 10% vốn

 Lao động: khoảng 1492 nhân sự

 Năng lực sản xuất xe hằng năm: 47000 xe

 Đại lý chính thức tại 48 tỉnh thành: 86 đại lý

Sản phẩm được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam: Camry, Corolla, Altis, Vios, Innova, Fortuner

Công ty ô tô Toyota Việt Nam có chức năng chính là lắp ráp, sản xuất ô tô, bán sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc và cung cấp phụ tùng chính hiệu Toyota trên thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu phụ tùng ra nước ngoài

 Về sản xuất, lắp ráp ô tô: các sản phẩm được công ty trực tiếp sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam là: Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner Tại đây nhà máy có đủ trang thiết bị công nghệ hiện thực hiện đầy đủ các bước lắp ráp một chiếc xe ô tô thành

12 phẩm: gồm các xưởng Dập - xưởng Hàn - xưởng Sơn - xưởng Lắp ráp - xưởng Kiểm tra với công suất sản xuất đạt trên 36.000 xe/năm

 Về kinh doanh sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc: Các dòng xe nhập khẩu mà công ty đang bán tại Việt Nam là: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado, Hiace và Toyota 86 Đến nay, doanh thu tiêu thụ sản phẩm xe nhập khẩu nguyên chiếc chiếm khoảng 3% trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty

 Về dịch vụ sau khi bán hàng và cung cấp phụ tùng chính hiệu: Công ty có chính sách bảo hành khi xe được giao cho chủ xe, kéo dài trong vòng 36 tháng hoặc 100.000 km Trong thời gian đó, công ty có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ phụ tùng nào của xe do lắp ráp lỗi Công ty đồng thời cũng bảo vệ chính sách ô tô định kỳ

 Về hoạt động xuất khẩu phụ tùng: Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu của công ty là: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga

Sau nhiều năm hoạt động, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển liên tục về cả quy mô sản xuất và doanh thu bán hàng, các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường

Bên cạnh những hoạt động sản xuất, Toyota còn có những công nghệ tiên tiến nổi bật được biết đến như:

 Công nghệ Hybrid: là công nghệ kết hợp sử dụng 2 bộ chuyển động, một động cơ chạy xăng và một mô tơ chạy điện Xe Hybrid có khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, vận hàng mạnh mẽ và yên tĩnh

 Toyota Safety Sense – TSS: là gói an toàn chủ động, tiên tiến được thiết kế giúp bảo vệ người lái, hành khách, người tham gia giao thông được bảo vệ an toàn, tránh tai nạn khi tham gia giao thông với 7 tính năng chủ động và hỗ trợ người lái như: o Hệ thống đèn pha tự động thích ứng (AHB) o Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA) o Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDA) o Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS) o Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động (DRCC) o Cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA) o Kiểm soát vận hành chân ga (PMC)

 TOYOTA NEW GLOBAL ARCHITECTURE (TNGA): là một chương trình đổi mới cấu trúc, thay đổi cấu trúc cơ bản của phương tiện Thông qua TNGA, Toyota đang tái

13 thiết kế hoàn toàn bộ phận truyền động (động cơ, bộ phận truyền số, HEV) và khung cơ bản (khung gầm) Với sự cải tiến về sản phẩm, Toyota có thể tạo ra một sự cải tiến vượt bậc và nhanh chóng trên cả 3 mặt vận hành bao gồm: di chuyển, đổi hướng và dừng nhằm mục đích tạo ra giá trị cho người dùng như trải nghiệm lái, sự thoải mái, thân thiện với người dùng, niềm tự hào của người chủ sở hữu và sự an toàn

2.1.3 Hệ thống nhà máy sản xuất của Toyota:

Hệ thống nhà máy sản xuất của Toyota có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới Trong số đó, nhà máy sản xuất của Toyota tại Nhật Bản là cốt lõi của hoạt động sản xuất của hãng và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các mẫu xe mới và nghiên cứu công nghệ tiên tiến Một số nhà máy được biết đến như:

 Nhà máy Toyota Tsutsumi: Đây là một trong những nhà máy lớn nhất của Toyota, nằm ở Toyota City, tỉnh Aichi Nhà máy này chuyên sản xuất các mẫu xe như Toyota Corolla, Prius và các phiên bản hybrid khác của hãng Toyota Tsutsumi được biết đến với việc áp dụng Toyota Production System (TPS) và các công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất

 Nhà máy Toyota Motomachi: Nằm ở Toyota City, nhà máy này chủ yếu sản xuất các mẫu xe hạng sang của Toyota như Lexus LS và các mẫu khác của dòng Lexus Đây là nơi mà Toyota thường áp dụng các công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất

Tại Việt Nam, hệ thống sản xuất của Toyota được biết đến với sự chuyên nghiệp và hiệu quả của mình trong ngành công nghiệp ô tô Toyota có hai nhà máy lớn tại Việt Nam, mỗi nhà máy đặt tại một địa điểm khác nhau:

 Nhà máy Toyota Việt Nam (TMV) Hà Nam: Đây là nhà máy lớn đầu tiên của Toyota tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1995 Nhà máy này nằm ở Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam TMV Hà Nam chuyên sản xuất và lắp ráp các dòng xe hơi Toyota như Vios, Corolla Altis, Innova, Fortuner và Hiace Đây là một trong những nhà máy lắp ráp ô tô lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam

THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA TOYOTA VIỆT NAM

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1235,15 km2, nằm ở phía Bắc của Việt Nam, thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài, tiếp giáp thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với

Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia, đem đến nhiều lợi ích cho công ty Toyota Việt Nam

Hình 2.1: Vị trí chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc

Với khoảng cách là khoảng 13km đến sân bay quốc tế Nội Bài có ý nghĩa vô cùng to lớn cho công ty Toyota Việt Nam Thứ nhất, sân bay Nội Bài là sân bay lớn nhất Việt Nam, với lượng hành khách cao, kết nối với nhiều đường bay nội địa và quốc tế Điều này giúp Toyota Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, khoảng cách gần cũng giúp cho Toyota Việt Nam tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển linh kiện, phụ tùng và thành phẩm Thứ hai, giúp Toyota mở rộng cơ hội hợp tác Sân bay Nội Bài là trung tâm logistics quan trọng, Toyota dễ dàng kết nối và hợp tác với các nhà cung cấp, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Đồng thời đây cũng là lợi thế giúp cho Toyota Việt Nam dễ dàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và xuất khẩu ô tô sang các thị trường trên thế giới Cuối cùng chính là giúp Toyota Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh Sân bay Nội Bài giúp tối ưu hóa hoạt động logistics, giảm thiểu thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, giao hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động Cùng với đó là việc cung cấp dịch vụ khách hàng, đối tác tốt hơn, bao gồm dịch vụ nhận xe và hỗ trợ khách hàng quốc tế Đặc biệt, việc có nhà máy gần sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam cũng góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu cho Toyota Việt Nam

Hệ thống giao thông của tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có phân bố hợp lý, mật độ đường giao thông cao Mạng lưới giao thông đối nội (hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, giao thông nông thôn) kết nối thông suốt với mạng lưới giao thông đối ngoại (hệ thống đường liên tỉnh, đường quốc gia)

2.2.2.1 Hệ thống giao thông đối ngoại

Mạng lưới giao thông đối ngoại chính của tỉnh bao gồm 1 tuyến cao tốc (Hà Nội – Lào Cai), 4 tuyến quốc lộ (QL2, 2B, 2C, tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên) Đây là những tuyến đường có tầm quan trọng về kinh tế, có nhiệm vụ kết nối Vĩnh Phúc với các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc, cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế Ngoài ra, các tuyến đường này còn góp phần kết nối các trung tâm kinh tế – xã hội lớn của tỉnh

2.2.2.2 Hệ thống giao thông đối nội

Hệ thống đường vành đai: Hệ thống đường vành đai chủ yếu để nối liền các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các cụm du lịch và dịch vụ của tỉnh, tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn kết nối và phục vụ đắc lực cho hệ thống giao thông đối ngoại Tỉnh Vĩnh Phúc có 05 đường vành đai, trong đó vành đai 1, 2, 3 nằm trong đô thị Vĩnh Phúc nhằm tránh

17 lưu lượng giao thông quá lớn vào trung tâm đô thị, giúp giao thông trong khu vực thông suốt, giải toả, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Vĩnh Yên cũng như giao thông bên trong đô thị ra bên ngoài Vành đai 4, 5 vừa có tính chất đối nội và đối ngoại, vừa đóng vai trò kết nối các trung tâm đô thị, công nghiệp và du lịch chính của tỉnh

Hệ thống đường tỉnh và các tuyến đồng cấp tương đương: Đường tỉnh có 18 tuyến và

5 tuyến mở mới đồng cấp tương đương với tổng chiều dài 348,7km đã được cải tạo, nâng cấp cứng hóa đạt 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng

2.2.2.3 Mạng lưới giao thông đường sắt

Vĩnh Phúc có 1 tuyến đường sắt cấp Quốc gia đi qua dài khoảng 35km là tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, kết nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đi Vân Nam – Trung Quốc Mật độ đường sắt của tỉnh là 0,028km/km2, tỷ lệ chiều dài đường sắt so với đường bộ là 0,006 Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua 05 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường Đây là tuyến đường sắt đối ngoại quan trọng, nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đi Vân Nam, Trung Quốc Toàn tuyến dài 296km, khổ 1.000 mm, trong đó có 111km là những đoạn cong, tình trạng kỹ thuật lạc hậu, nhiều đoạn đã xuống cấp, do đó không thể khai thác hết công suất

2.2.2.4 Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa

Vĩnh Phúc có hệ thống sông kênh phong phú, tổng chiều dài các tuyến sông trên địa bàn tỉnh dài 123km Bao gồm 4 sông chính là: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, và sông

Cà Lồ Tuy nhiên trong đó chỉ có sông Hồng và sông Lô là 2 tuyến sông chính phục vụ vận tải, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy chỉ thông thuyền được trong mùa mưa và cũng chỉ đáp ứng được phương tiện tải trọng dưới 50 tấn Còn lại các sông, kênh khác chỉ phục vụ mục đích nông nghiệp

Có 2 tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia do Trung ương quản lý đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai (qua sông Hồng) và tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang (đi qua sông Lô) và có 49 cảng, bến thủy nội địa, phân bố trên sông Hồng và sông Lô Trong đó, cảng hàng hóa có 3 cảng, bến hàng hóa 39 bến, 2 bến phà và 5 bến khách ngang sông

2.2.2.5 Công trình cầu lớn và nút giao

Công trình cầu: Hiện có 126 cầu, trong đó có 03 cầu lớn vượt sông Hồng và sông Lô là cầu Hạc Trì, cầu Việt Trì, cầu Vĩnh Thịnh; cầu vượt đường sắt hiện có 3 cầu (2 cầu trên QL

Nút giao cao tốc: Hiện có 3 nút giao liên thông với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, bao gồm: Nút giao IC3 giao với ĐT 310B tại Km14+020 (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên); Nút giao IC4 giao với QL2B tại Km24+950 (xã Kim Long huyện Tam Dương); Nút giao IC6 giao với ĐT 305C tại Km40+860 (xã Văn Quán, huyện Lập Thạch) Ngoài ra còn 2 nút giao chưa được đầu tư xây dựng là nút giao IC2 giao đường Nguyễn Tất Thành (TP Phúc Yên) tại Km7+850 và nút giao IC5 với QL 2C tại Km31+440 (xã Đạo Tú huyện Tam Dương)

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc đang trong quá trình triển khai đầu tư với chức năng tích hợp của Trung tâm phân phối (Distribution Center – DC) và Cảng cạn (Inland Clearance Depot – ICD) để phục vụ cho hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics theo nhu cầu của thị trường (dự kiến giai đoạn 1 bắt đầu hoạt động từ Quý III/2022 và giai đoạn 2 từ Quý IV/2024)

THỰC TRẠNG CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ VỀ TOYOTA VIỆT NAM

Địa điểm sản xuất kinh doanh đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Lựa chọn địa điểm hợp lý là một giải pháp rất quan trọng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh Nhờ việc thoả mãn tốt hơn, rẻ hơn các sản phẩm, dịch vụ mà không phải đầu tư thêm, doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận Lựa chọn địa điểm hợp lý còn là một biện pháp quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh sau này Đây là một quyết định cực kì quan trọng, ảnh hưởng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy nếu sai lầm sẽ khó sửa chữa hoặc sửa chữa sẽ rất tốn kém

Việc lựa chọn Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc làm địa điểm sản xuất là quyết định mang tính chiến lược lâu dài của Toyota Với những ưu thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí lao động cạnh tranh, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, trong đó có Toyota Hơn nữa, việc lựa chọn Vĩnh Phúc còn thể hiện chiến lược phát triển bền vững và chú trọng đến yếu tố môi trường của Toyota Các chính sách sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý môi trường nghiêm ngặt, Toyota đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương Đây chính là một trong những nền tảng vững chắc để Toyota tiếp tục mở rộng hoạt động và khẳng định vị thế của mình trên thị trường ô tô Việt Nam trong tương lai

 Đối với Việt Nam: o Trong những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy phép không hợp lý Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thông thoáng, minh bạch hơn Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư o Kể từ khi mở cửa ngành viễn thông, chi phí thông tin liên lạc của Việt Nam trở nên rẻ hơn nhiều, chi phí vận chuyển cũng không cao, tham gia các hiệp định hội nhập khu vực như ASEAN tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp

33 toàn khu vực Chi phí lao động trẻ cũng là một yếu tố quan trọng được các chủ đầu tư trong đó có Toyota chú ý nhiều khi quyết định đầu tư vào Việt Nam o Cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông đã được cải thiện nâng cấp mở rộng nhiều mang lại hiệu quả tốt cho đầu tư o Môi trường chính trị ở Việt Nam cũng rất ổn định khi không bao giờ xảy ra các cuộc bạo động, lật đổ chính quyền, các cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo Việt Nam lại theo chế độ một Đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền, điều này khiến các nhà đầu tư an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam Nhìn chung, nhiều nhà đầu tư nhận định “Việt Nam là một quốc gia ổn định và an toàn nhất trên thế giới.”

 Đối với Vĩnh Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc được coi là một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Ông Akito Tachibana, Tổng Giám đốc của Toyota nhận xét rằng sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương với các chính sách hợp lý là cơ sở quan trọng để công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh tại đây o Vị trí địa lý: Gần với thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, có hành lang kinh tế Đông Tây cùng hệ thống giao thông thuận lợi có quốc lộ 2 chạy qua, tạo điều kiện giao lưu với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,… Nhờ đó khi Toyota xây dựng trụ sở chính ở đây công ty có thể vận chuyển dễ dàng những sản phẩm đã được lắp ráp sản xuất tới thị trường người tiêu dùng ở các tỉnh trong vùng và các khu vực lân cận o Điều kiện tự nhiên: Vĩnh Phúc là địa phương có điều kiện tự nhiên phong phú, có nhiều cây xanh, làm cho nhà đầu tư Nhật Bản khi đến đây luôn cảm thấy dễ chịu và gợi nhớ về quê hương Nhật Bản o Sự hỗ trợ: Khu vực có cơ sở công nghiệp của Toyota được cấp điện trực tiếp từ trại 110KV Vĩnh Yên bằng tuyến đường dây 35 KV Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp giảm chi phí cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô - một ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu dùng một lượng điện lớn.

HẠN CHẾ

Việt Nam đang trải qua một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình phát triển dân số, được gọi là "cơ cấu dân số vàng" Với hơn 69% dân số trong độ tuổi lao động, đây được xem là một cơ hội vô cùng thuận lợi để nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng

34 kinh tế Cơ cấu dân số vàng là một thời kỳ hiếm có, khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn so với các nhóm tuổi khác Đây là một cơ hội để Việt Nam học hỏi và phát triển, như nhiều quốc gia khác trong khu vực đã làm Theo Nguyễn Thế Phương, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đầu tư, Việt Nam cần chủ động tận dụng cơ hội này bởi nó có thể không bao giờ quay lại, hoặc ít nhất là trong 100 - 200 năm nữa

Với nguồn lao động dồi dào và ngày càng lớn, nhu cầu tạo việc làm trở nên cấp thiết Đây là lợi thế để các doanh nghiệp nước ngoài như Toyota khi đặt nhà máy tại Việt Nam, cụ thể là tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức đối với chất lượng nguồn lao động Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng kỹ thuật cao, mà Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn Do đó, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu để Toyota Việt Nam tận dụng tối đa "cơ cấu dân số vàng" này

Mặc dù Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, song vì chất lượng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nên Toyota Việt Nam vẫn chưa thật sự chú trọng đủ đến hoạt động nghiên cứu và phát triển Và điều này đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và đối với Toyota

Trong ngành công nghiệp ô tô, quá trình nội địa hóa vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi Các nhà sản xuất ô tô trong nước mới chỉ tập trung vào những công đoạn sản xuất đơn giản, như sử dụng các linh kiện, phụ tùng giá trị thấp như săm, lốp, ắc quy, dây điện, Còn các công đoạn phức tạp hơn như hàn, sơn, lắp ráp vẫn phụ thuộc rất lớn vào các linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ công ty mẹ chiếm tới 70-90% tổng giá trị sản phẩm Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực, nhưng vẫn chưa đủ khả năng tự nghiên cứu, phát triển và sản xuất các linh kiện, công nghệ quan trọng Sự phụ thuộc lớn vào các linh kiện nhập khẩu đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

GIẢI PHÁP

Toyota đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, với quan điểm rằng con người luôn là yếu tố then chốt trong quá trình sản xuất, bất kể máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu.Trước hết, Toyota tập trung vào việc rèn luyện ý thức kỷ luật và trách nhiệm cho công nhân Họ yêu cầu công nhân phải có mặt đúng giờ và luôn tập trung hoàn thành công việc trong giờ làm việc, thay vì làm việc chểnh mảng Bên cạnh đó, toàn bộ nhân viên của Toyota, từ khối sản xuất, văn phòng đến các đại lý, đều được đào tạo cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và các kỹ năng cần thiết cho công việc

Ngoài ra, Toyota còn triển khai nhiều chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật viên ô tô nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành này Điển hình là Chương trình đào tạo kỹ thuật viên Toyota, Khóa học Monozukuri cung cấp các bí quyết thành công của Toyota, và các suất học bổng dành cho tài năng trẻ Việt Nam Thông qua những nỗ lực này, Toyota Việt Nam hy vọng sẽ góp phần tạo ra một thế hệ lao động trẻ, tài năng và nhiệt huyết, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng như kinh tế xã hội Việt Nam Toyota đã và đang triển khai một hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện, với mục tiêu xây dựng một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, kỷ luật và tâm huyết với sự phát triển của công ty cũng như đất nước

3.3.2 Công nghệ Để nâng cao năng lực và giảm chi phí sản xuất, Toyota Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp sau Trước hết, họ cần cải thiện dòng chảy sản xuất và quản lý hoạt động Điều này bao gồm khắc phục những điểm yếu trong thiết kế dòng chảy sản xuất, sắp xếp lại quy trình theo logic và trình tự hợp lý để giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất Đồng thời, xây dựng các công cụ theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất sẽ giúp họ biết được vị trí và tình trạng của sản phẩm so với kế hoạch, từ đó có thể phản hồi và điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó, cải thiện quản lý và tổ chức lao động, giảm các thao tác và quy trình cồng kềnh, phức tạp cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

Thêm vào đó, Toyota Việt Nam cần tăng quy mô kinh doanh và sản xuất Mở rộng thị trường, tăng khối lượng sản xuất để giúp họ giảm chi phí đơn vị sản phẩm Bên cạnh đó, ra sức tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách tích cực tìm kiếm hỗ trợ từ các nhà cung cấp nước ngoài

36 đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các linh kiện và phụ tùng tại Việt Nam Để nhờ đó mà Toyota Việt Nam có thể nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh và khả năng cạnh tranh

Cuối cùng, Toyota Việt Nam nên thành lập bộ phận chuyên trách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các nhà cung cấp, quản lý chất lượng Đông thời, cử chuyên gia trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn và đánh giá các nhà cung cấp một cách thường xuyên, cùng đồng hành sát sao hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như là hiệu suất lao động

Việt Nam đang trải qua giai đoạn cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ cao người trong độ tuổi lao động Điều này tạo cơ hội để nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động để tận dụng tối đa cơ hội này qua đó nâng cao khả năng sản xuất - kinh doanh của Toyota Việt Nam vì thật sự chất lượng của nguồn nhân lực vẫn chưa đạt yêu cầu Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, Toyota Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu và chưa đạt được sự nội địa hóa mong đợi Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ngành cũng còn đối mặt với thách thức Để cạnh tranh hiệu quả, cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ công nghệ cũng như kỹ thuật

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Trương Đức Lực và Ths. Nguyễn Đình Trung, Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tác nghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. PGS.TS.Trương Đoàn Thể, Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Phạm Thị Thu Thủy, Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam), 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam
4. Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất và dịch vụ
Nhà XB: NXB Thống kê
5. TS. Nguyễn Thanh Liêm, Quản trị sản xuất, NXB Tài chính, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất
Nhà XB: NXB Tài chính
6. ThS. Phạm Trung Hải, ThS. Vũ Huy Giang, ThS. Vũ Đại Đồng, ThS. Nguyễn Văn Hưng, ThS. Phan Thị Minh Phương, Quản trị sản xuất, NXB Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất
Nhà XB: NXB Hà Nội
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. (2022). Vĩnh Phúc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/Convert/nghiquyet37/Lists/ketqua/View_Detail.aspx?ItemID=491 Link
9. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. (2024). Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và khuyến nghị. https://kinhtevadubao.vn/thu-hut-dau-tu-tu-cac-doanh-nghiep-lon-tren-dia-ban-tinh-vinh-phuc-thuc-trang-va-khuyen-nghi-28261.html Link
10. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (2023). Vĩnh Phúc: Điểm đến an toàn, hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản. https://vccinews.vn/prode/47091/vinh-phuc-diem-den-an-toan-hap-dan-cua-cac-nha-dau-tu-nhatban.html#:~:text=%C4%90%E1%BA%A1i%20di%E1%BB%87n%20Sumitomo%2 Link
7. Quyết định số 200/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 08 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 1: Sự kết cụm các công ty và lý do lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp - quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam
Bảng 1 1: Sự kết cụm các công ty và lý do lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp (Trang 15)
Hình 2.1: Vị trí chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc. - quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam
Hình 2.1 Vị trí chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 24)
Hình 2 2: Phối cảnh Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc tại hương Cảng - Sơn Lôi, Bình - quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam
Hình 2 2: Phối cảnh Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc tại hương Cảng - Sơn Lôi, Bình (Trang 28)
Hình 2 3: Đầu tư trong nước tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2022. - quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam
Hình 2 3: Đầu tư trong nước tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2022 (Trang 31)
Bảng 2.2: FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2022. - quản trị chuỗi cung ứng phân tích hoạt động lựa chọn địa điểm sản xuất công ty toyota việt nam
Bảng 2.2 FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2022 (Trang 32)