1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số nước và khuyến nghị cho việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả Vũ Duy Đức
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 430,34 KB

Nội dung

Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có đầy đủ những thiết chế được thành lập để hỗ trợ người LGBT, giáo dục về giới tính, bản dạng giới, tính dục vẫn còn vô cùng hạn c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT -*** -

TIỂU LUẬN KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI THEO PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ

KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Vũ Duy Đức

GV hướng dẫn : Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Phần 1: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM 4

I Bối cảnh chung 4

1 Hôn nhân đồng giới trong quan hệ với dư luận Việt Nam 4

2 Thực trạng pháp luật về hôn nhân đồng giới tại Việt Nam 8

II Lý do để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới 9

Phần 2: HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI 12

I Bối cảnh chung về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên thế giới 12

II Đoàn thể dân sự như một bước tiến tới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới13 1 Đoàn thể dân sự là gì? 13

2 Đoàn thể dân sự ở Pháp 14

3 Đoàn thể dân sự ở Argentina 16

4 Dự luật đoàn thể dân sự ở Thái Lan 17

Phần 3: KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM: ĐOÀN THỂ DÂN SỰ NHƯ BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Đi khá sau trong các phong trào vận động vì quyền của cộng đồng LGBT, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia tương đối bảo thủ về sự hiện diện của những cách sống khác xa với những chuẩn mực thông thường Trong những năm vừa qua, định kiến mặc

dù đã được dỡ bỏ dần nào do những cố gắng không biết mệt mỏi của những cá nhân, những tổ chức vận động về quyền con người hoạt động tại Việt Nam nhưng gốc rễ của

sự kỳ thị vẫn còn bám tương đối chặt vào nhận thức của người dân, đôi khi thể hiện ra hành động bạo lực Một trong những lý do quan trọng nhất là ta hiếm khi thấy nỗ lực của một nhóm người có thể thay đổi một cách căn bản nhận thức của xã hội và dư luận nếu không có sự giúp đỡ chính thức của Nhà nước Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có đầy đủ những thiết chế được thành lập để hỗ trợ người LGBT, giáo dục về giới tính, bản dạng giới, tính dục vẫn còn vô cùng hạn chế ở mọi cơ

sở giáo dục, giới trẻ chủ yếu tiếp cận thông tin về LGBT qua những nguồn tin không chính thống …Ta có thể thấy, chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề mang tính cấu trúc và

hệ thống cần phải giải quyết để có thể bước đầu dỡ bỏ dần đi định kiến

Trong bối cảnh đó, việc tiến tới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như một mục tiêu mũi nhọn của các phong trào vận động vì quyền LGBT gần như là một điều hão huyền Tuy nhiên, chỉ riêng việc hôn nhân đồng giới không có gì là sai cũng đủ là lý do

mà ta không nên từ bỏ mục tiêu này, hơn nữa việc hợp pháp hóa hôn nhân có thể tác động ngược lại vào nhận thức của dư luận và cho phép mở ra những cuộc thảo luận cởi

mở hơn về giới, tính dục và bản dạng giới Đó là lý do em chọn chủ đề “kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam”

Trang 4

Phần 1: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM

I Bối cảnh chung

1 Hôn nhân đồng giới trong quan hệ với dư luận Việt Nam

a) Thái độ của dư luận đối với cộng đồng LGBTQ

Trên thực tế, những định kiến đối với người LGBT ở Việt Nam dần được gỡ bỏ

phần nào nhờ sự hiểu biết của người dân cũng như suy nghĩ phóng khoáng, hiện đại của chúng ta Ngày nay, những người đồng tính tại Việt Nam đã và đang được pháp luật trao một số quyền bình đẳng Điều này đánh dấu bước ngoặt, bước phát triển của cộng đồng người đồng tình tại đất nước chúng ta

Những định kiến đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQA ở Việt Nam trong những năm gần đây đã thể hiện được nhiều bước tiến chuyển đáng kể nhờ sự gia tăng về mức độ hiểu biết cũng như sự tiếp cận ngày càng thông thoảng hơn với những

tư tưởng tiến bộ về quyền con người nói chung và quyền LGBTQA nói riêng Quan điểm cho rằng một chương trình giáo dục giới tính toàn diện và sâu sắc nên được phổ cập tại Việt Nam thay vì vùi lấp, dè bỉu những vấn đề liên quan tới tính dục đang được đón nhận ngày càng rộng rãi đặc biệt ở những thế hệ người trẻ tuổi hơn Tuy nhiên, định kiến và hành vi phân biệt đối xử về nhóm người này vẫn còn tương đối phổ biến trong xã hội Việt Nam Một nghiên cứu của Viện Isee vào năm 2015 đã tiến hành phỏng vấn 2363 người từ 63 tỉnh thành trên cả nước đã chỉ ra rằng có ít nhất một trên ba những người được phỏng vấn cảm thấy họ đã phải hứng chịu kỳ thị bởi vì xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ với tần suất khá thường xuyên Định kiến mà

họ gặp phải xảy ra thường xuyên nhất ở những môi trường như gia đình, trường học, và nơi làm việc (Viện Isee, 2019)

Những hành vi phân biệt đối xử mà họ thường gặp ở gia đình thường xuyên bao gồm mắng mỏ, gây áp lực, hay những hành vi cực đoán hơn như bị giam cầm, hoặc bị buộc phải đuổi ra khỏi nhà Nguyên nhân của hành vi kỳ thị trong gia đình nhằm ngăn chặn thông tin về sự hiện diện của thành viên LGBT trong gia đình, do lo sợ tai tiếng từ

xã hội và ảnh hưởng tới danh tiếng của gia đình, hoặc cố gắng làm “thẳng hóa” xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới bằng những biện pháp can thiệp y học hoặc tâm linh Gần 1/5 số người tham gia phỏng vấn bị ép phải gặp bác sĩ, ¼ bị ép phải tiến vào những mối quan hệ hôn nhân sắp đặt mà họ không mong muốn Nghiên cứu cũng chỉ ra sự phổ

Trang 5

biến của hiện tượng bắt nạt từ bạn bè hoặc bị quấy rối, nhũng nhiễu bởi chính các giáo viên trong trường học, trong khi đó những biểu hiện lệch chuẩn với chuẩn mực dị tính

là những nhân tố quan trọng nhất khiến họ gặp phải những sự phân biệt đối xử nói trên Môi trường làm việc cũng là nơi mà sự phân biệt đối xử diễn ra một cách mạnh mẽ, gần 30% số người tham gia phỏng vấn không được nhận việc bởi vì họ thuộc cộng đồng LGBTQ Ngoài ra, họ cũng thường xuyên gặp những lời bàn tán tiêu cực và những hành

vi quấy rối từ đồng nghiệp, từ cấp trên hoặc từ khách hàng

Cũng giống như ở các nước khác, những người thuộc cộng đồng LGBT cũng gặp nhiều khó khăn đến từ sự bất bình đẳng cấu trúc trong các quan hệ hành chính khi tiếp cận những dịch vụ y tế, giáo dục và cả trong môi trường việc làm Tuy nhiên, thái độ

kỳ thị diễn ra tại Việt Nam khi được thể hiện qua hành động bạo lực có một điểm khác biệt là thủ phạm trong những mối quan hệ đó thường xuyên là người quen tại gia đình, trường học và nơi làm việc hơn là người lạ (Viện Isee, 2019)

Một nghiên cứu vào năm 2009 được tiến hành bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cùng với Học viện Báo chí và tuyển truyền, với đối tượng là 500 bài báo thuộc báo in và báo mạng đề cập tới sự nổi lên của phong trào LGBT đã chỉ ra nội dung kỳ thị chiếm tới 41% (Khanh, 2009) Nội dung của đa số các bài báo này cũng vô cùng phiến diện, không tập trung vào vấn đề mà chỉ nhằm việc biến vấn đề về giới như một công cụ để thu hút người đọc qua các vụ bê bối của người nổi tiếng LGBT thường xuyên bị biến thành một lối sống lệch chuẩn, đua đòi, trụy lạc và đáng lên án Ngoài ra, những vấn đề căn bản nhằm giáo dục về giới hay bàn luận về những chủ đề quan trọng như quyền nuôi con, quyền yêu và được yêu, quyền hôn nhân,…của nhóm người này không được xuất hiện nhiều trong số chúng Không có bât

kỳ cá nhân nào muốn tỏ ra là một kẻ kỳ thị, nhưng sự hiện diện biến tướng của họ trong diễn ngôn của truyền thông đại chúng, cũng như cách mà cộng đồng LGBT thách thức quy chuẩn hóa dị tính luyến ái (heteronormativity) hằn sâu vào truyền thống người Việt,

đã cho những người kỳ thị lý do để hợp lí hóa thái độ kỳ thị của họ Nhiều người chọn cách lên án những nhóm người thiểu số này vì đã chung tay phá vỡ những chuẩn mực nhân tạo được tạo ra để kìm kẹp sự giải phóng con người nói chung và sự tự do tình dục nói riêng Họ thể hiện sự thù ghét đó một cách kín đáo qua việc che giấu chúng qua việc chứng minh rằng sự phân biệt có thể chấp nhận được dưới một số hoàn cảnh nhất định Quan điểm này được thể hiện rõ nhất trong câu “Mình không kỳ thị đâu, nhưng…”

Trang 6

b) Quan điểm của dư luận về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Để có thể hiểu rõ quan điểm của dư luận, trước hết ta cần hiểu về cách gia đình được nhìn nhận trong văn hóa Việt Nam hiện tại Học thuyết nho giáo, tuyển truyền xã hội chủ nghĩa, phong trào kế hoạch hóa gia đình, phong trào thúc đẩy bình đẳng giới, giáo dục HIV/AIDS, những lời kêu gọi bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, sự thống trị của chủ nghĩa tiêu dùng ở Việt Nam hiện tại là những nhân tố chính kiến tạo nên nhiều xung đột trong những diễn ngôn liên quan tới tính dục và gia đình (Hồng, 2009)

Nho giáo được Việt Nam đón nhận vào đầu thế kỉ 11, và vẫn có nhiều ảnh hưởng tới cách mà người dân Việt nam hành xử ngày nay Nho giáo phân định rạch ròi vai trò giới, Tam cương- Ngũ thường được coi là chuẩn mực mà người nam phải theo để có thể trở thành một người quân tử đáng được tôn trọng trong xã hội Quá trình hoàn thiện bản thân của người nam bao gồm tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiện hạ, điều phản ánh vai trò của người nam luôn là những người đứng đầu, là người dạy dỗ, là người thống trị trong xã hội và được phép cưới nhiều vợ, hoặc thậm chí có thể rẫy vợ nếu họ không còn hứng thú Về phía ngược lại, để có thể đảm bảo trật tự và sự hài hòa xã hội, phụ nữ đương nhiên phải đóng vai trò phục từng với những đức hạnh được liệt kê trong Tam tòng, Tứ đức Mặc dù những giá trị Khổng giáo ảnh hưởng tầng lớp trên của xã hội Việt nam hơn là phần lớn dân số làng xã dưới thời phong kiến, chúng vẫn phần nào ăn sâu vào tâm lí của người Việt và số phận nghiệt ngã của phụ nữ vẫn được phản ánh trong những bài ca dao đương thời Hiện nay, sự công nhận sự bình đẳng của nam và nữ trong Hiến pháp và sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp dưới thời thuộc địa đã phần nào, song không thể nào dẹp bỏ đi được định kiến Nho giáo đã hằn sâu trong văn hóa Việt Nam

Ta có thể nói Nho giáo đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc tạo ra những định kiến độc hại về giới, những giá trị kìm kẹp sự giải phóng về tình dục mà còn tạo nên một hình mẫu gia đình truyền thống lý tưởng với người nam thống trị và người nữ phục tùng Sự “mục nát của những giá trị truyền thống” như nhiều nhà báo, học giả vẫn gọi khi bồi hối nhớ lại quãng thời gian mà vị thế của đàn ông trong xã hội vẫn chưa bị thách thức bởi những tư tưởng tiến bộ, vẫn còn rất xa, đặc biệt là khi đàn ông của những quốc gia lân cận vẫn cố gắng tìm kiếm phụ nữ Việt làm vợ bởi vì họ tin tưởng vào những giá trị Nho giáo hơn là phụ nữ sở tại Ngoài ra, quan hệ tình dục không nhằm mục đích sinh

Trang 7

đẻ, hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân bị coi là những hiểm họa tiềm ẩn trong đạo đức theo quan điểm của Nho giáo

Sau khi thực hiện Đổi mới, cấu trúc và quan hệ trong gia đình đã chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong suốt 30 năm vừa qua Gia đình đa thế hệ dần dần bị thay thế bởi

mô hình gia đình hạt nhân và trong bản thân mỗi gia đình, sự kết nối giữa những thành viên cũng dần trở nên lỏng lẻo hơn khi bố mẹ đã bắt đầu phải làm việc hơn trước đó để kiếm tiền Giống như ở Nga hoặc Mỹ, vai trò quan trọng của phụ nữ trong thời chiến trong việc sản xuất khi đàn ông phải ra chiến trường đã bị giảm đi đáng kể khi hòa bình được lặp lại, họ bị đẩy vào nghĩa vụ nội trợ truyền thống và mất đi danh hiệu như một người đồng chí bình đẳng Nhiều nghiên cứu chỉ ra phụ nữ Việt Nam hiện tại phải đảm đang nội trợ trong khi vẫn phải tham gia vào lực lượng lao động để kiếm tiền trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội khác Việc dành nhiều thời gian ở nhà khiến họ mất dần kết nối với đời sống xã hội và qua đó giảm đi cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp cũng như hứng chịu nhiều bất lợi trong thị trường lao động Quan hệ quyền lực giữa nam và nữ trong gia đình gần như không thay đổi, nhưng những năm gần đây cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng tích cực hon về định kiến giới do sự du nhập của những tư tưởng tiến bộ hơn Những thay đổi này tạo ra những xung đột trong cách các thế hệ nhìn nhận về gia đình và tính dục

Kết hôn đồng tính thường xuyên bị nhìn nhận là mối đe dọa đối với hôn nhân dị tính truyền thống, nhiều người còn có niềm tin những người dị tính có thể nhảy theo phong trào để trốn tránh những cam kết truyền thống giữa các cặp đôi dị tính Các cặp đôi đồng tính cũng thường xuyên bị lên án vì bị cho rằng không thể nào làm tròn nghĩa

vụ sinh đẻ và nuôi dạy con, những vai trò được đề cao trong giá trị gia đình truyền thống tại Việt Nam và quan điểm nối dõi tông đường Người đồng tính nam thường xuyên bị

áp lực hôn nhân dị tính để giữ thể diện cho gia đình bởi tầm quant trọng của việc nối dõi dòng giống và quan điểm cho rằng đàn ông là người mang máu và họ của gia đình

Vậy những định kiến về một gia đình truyền thống lý tưởng đã ảnh hưởng thế nào tới quan điểm về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới? Trong một nghiên cứu của viện Isee, Có tới 90% số người trả lời cho rằng một gia đình lý tưởng để có con cái chung, không chỉ để duy trì nòi giống mà còn là cách để hai người giữ mối quan hệ hôn nhân với nhau khi tình cảm đã phải nhạt đi (Viện Isee, 2019) Hình ảnh của một gia đình lý

Trang 8

tưởng thường xuyên bao gồm những đặc điểm như “lâu dài”, “mãi mãi”, “bền lâu” Hôn nhân không có con, hoặc không tham gia vào quan hệ đối ngẫu đều bị coi là bất bình thường, đi ngược lại với quy luật tất yếu Theo lối logic đó, vì người đồng giới không thể có con chung, thì họ không thể có mối quan hệ ổn định lâu dài Kể cả khi họ muốn nhận con nuôi thì họ cũng không thể yêu thương nó như con máu mủ Ngoài ra, khuôn mẫu về vai trò giới cùng với việc quy chuẩn hóa dị tính luyến ái (heteronormativity) cũng dẫn tới việc trẻ em sớm nhận được giáo dục về chuẩn mực của một gia đình lý tưởng như quan hệ hôn nhân phải có nam nữ, trong gia đình cần có bố và mẹ, chồng tề gia trị quốc còn vợ ở nhà làm nội trợ…, điều này khiến nhiều người cảm thấy khó khăn

để tưởng tượng ra một trật tự phi truyền thống khác Quy chuẩn này tạo ra sự áp đặt dị tính và kỳ thị với ác cảm không chỉ với hôn nhân đồng tính mà còn với các mô hình gia đình khác như mẹ đơn thân

Ngoài ra, những người không phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng đưa ra một vài lý do liên quan tới sự lệch lạc về nhận thức tính dục của giới trẻ, sự bất

ổn của xã hội cũng như ảnh hưởng tới dân số Ta cũng cần để ý một nhóm người trong nghiên cứu thể hiện thái độ trung lập không phải bởi kỳ thị, mà là tâm lí chây ì, ngại thay đổi, sự bất tín vào hệ thống pháp luật và tâm lí lo ngại tham gia vào các hoạt động chính trị, sửa đổi luật, cho rằng mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo (Viện Isee, 2019)

2 Thực trạng pháp luật về hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Dưới sự ảnh hưởng của các điều ước quốc tế về nhân quyền cũng như áp lực thay đổi luật pháp trong thời đại hội nhập quốc tế, các nhà lập pháp ở Việt Nam đã ít nhiều

có cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng người LGBT Vào năm 2016, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết về bảo vệ chống bạo hành và kỳ thị có nguyên nhân từ xu hướng tính dục và bản dạng giới, hay SOGI Sự ủng hộ cũng có thể được ghi nhận ở phát ngôn của các cơ quan chính phủ khác, bao gồm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trường Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đều đã công khai ủng hộ công nhận quan hệ của những người đồng tính

Trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã

có một bước tiến bằng cách xóa bỏ đi đều khoản cấm những người thuộc cùng giới tính kết hôn Tuy nhiên, Luật pháp vẫn chưa thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân đồng giới, được ghi rõ trong khoản 2 điều 8 “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa

Trang 9

những người cùng giới tính.” Việc hôn nhân đồng tính không còn bị cấm, tức là bây giờ

họ đã có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau tuy nhiên pháp luật vẫn không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay được coi như vợ - chồng với quyền và nghĩa vụ tương ứng Ta khó có thể cho rằng đây là một bước tiến đáng kể được Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới như Canada, Argentina, Brazil, Uruguay… cùng với việc nhiều quốc gia đang cân nhắc về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như Ấn Độ, Cuba, Cộng hòa Séc…, việc ta vẫn chưa có một bản dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình để thừa nhận sự hợp pháp của quan hệ hôn nhân đồng giới là khó có thể chấp nhận

Ngoài ra, khoản 1 và khoản 2 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã đồng hóa giới và giới tính trong đó giới tính được hiểu là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam với nữ và giới là vai trò gắn với giới tính Xu hướng tính dục và bản dạng giới không được cân nhắc tới Điều kiện kết hôn Giấy tờ tùy thân của hai người tham gia phối ngẫu bắt buộc phải khác nhau

II Lý do để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Trong những năm gần đây, vấn đề hôn nhân đồng tính dành được sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội do sự hiện diện ngày càng lớn mạnh hơn của những phong trào, hoạt động vì quyền củ người đồng tính, song tính và chuyển giới Luật Hôn nhân

và Gia đình năm 2014 dỡ bỏ lệnh cấm đối với hoạt động hôn nhân đồng tính của luật trước đã đặt ra những nhu cầu xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này

Nhu cầu hôn nhân là một nhu cầu tự nhiên, khách quan của những người đồng giới Việc đạt được một vị trí pháp lý bình đẳng với những cặp hôn nhân dị tính là một điều cần thiết không chỉ để đảm bảo họ có thể tiếp cận được với những quyền lợi mà hôn nhân hợp pháp sở hữu, mà còn góp một phần để dẹp bỏ đi những định kiến về sự bất thường của quan hệ đồng tính nói chung Không có lý do nào mà chúng ta nên cho phép những quan niệm lỗi thời, nhân tạo về giới và một loạt những hệ giá trị dị tính truyền thống và tư duy nhị nguyên nam nữ để từ chối quyền hôn nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc của người đồng giới chỉ trên cơ sở xu hướng tính dục, một hiện tượng tự nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của họ Không có một cá nhân nào nên hi sinh quyền lợi chính đáng của mình để phục vụ sự phát triển hay sự hài hòa xã hội, mà là xã hội với những thiết chế lâu đời được thiết kế để thực hiện sự đối xử phân biệt một cách cấu trúc

Trang 10

lên những nhóm người yếu thế trong xã hội phải thay đổi để phục vụ nhu cầu giải phóng tiềm năng của con người

Chúng ta nên tiếp cận việc hớp pháp hóa hôn nhân đồng tính nên được thực hiện trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền Khác với cách tiếp cận truyền thống dựa trên nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu quản lí và kiểm soát hành vi và hoạt động của các chủ thể thông qua việc cấp phép, thanh tra, chỉ đạo, việc tiếp cận dựa trên quyền sẽ đảm bảo sự sáng tạo của công dân phải thoát ra khỏi những trở ngại không cần thiết Pháp luật nên được

tư duy như là một công cụ bảo vệ lẽ phải hơn là một công cụ để điều chỉnh, thay vì là một công cụ điều hành cưỡng chế mà trở thành hành lang mở lối cho sự tự do và bình đẳng giữa con người, giữa các chủ thể trong xã hội Việc đảm bảo quyền lợi của người đồng tính trong mối quan hệ hôn nhân khác với việc nhóm dị tính, vốn nắm giữ quyền lợi và những đặc quyền của xã hội, trao quyền cho họ Họ có quyền tham gia phối ngẫu một cách tự do ngay từ đầu như bao cá nhân khác trong xã hội, việc nhượng bộ với định kiến sai lệch của xã hội để ngăn chặn họ tiếp cận với những lợi ích chính đáng đó là không thể chấp nhận được

Hơn nữa, mặc dù hôn nhân có mục đích được xã hội thừa nhận là duy trì nòi giống, nhưng pháp luật không đòi hỏi cặp đôi dị tính bắt buộc phải có con bởi vì nó sẽ đặt ra những rào cản không cần thiết đối với những người vì những điều kiện y tế mà không thể có con Bởi vậy luật pháp cũng không có lý do gì để từ chối việc những người đồng tính trên cơ sở họ không thể sinh được con Mặc dù hôn nhân đồng giới là một vấn

đề khá mới trong những mục tiêu cần đạt được của những phong trào hoạt động về quyền LGBT ở Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung, ta không thể nào lờ đi được thực trạng rằng những rào cản pháp lý trong việc kết hôn đã không ngăn cản được những cặp đôi đồng tính nuôi và nhận con nuôi Ở trên thế giới, ở giữa những năm 70 của thế kỉ

20, những cặp đôi đồng tính nam và nữ công khai đã bắt đầu nhận con nuôi, hoặc nuôi những đứa con của một trong hai bên phối ngẫu từ cuộc hôn nhân trước đó Dựa trên một nghiên cứu Luật sư Nguyễn Hưng Quang và Cộng sự về quyền nuôi con của người đồng tính, song giới và chuyển giới tại Việt Nam, 75 trong số 150 người có nhu cầu chung sống với người mình yêu tới trọn đời, và 87.7% trong tổng số những người được hỏi cho biết có ý định hoặc có kế hoạch để có con, khảo sát trực tuyến cũng chỉ ra 68 người trên 79 người tham gia trả lời cho rằng “trong quá khứ, hiện tại hay tương lại, việc

Trang 11

có con là nhu cầu cần thiết” (Nguyễn Hưng Quang và cộng sự, 2015) Lý do chủ yếu của những người không có ý định hay kế hoạch để có con là do điều kiện vật chất Cũng trong khảo sát trực tuyến đó, đã có 0,9% người tham gia trả lời cho biết họ đã tìm hiểu thủ tục nhận con nuôi và đang nhận con nuôi Ta có thể thấy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là cần thiết bởi nhu cầu cần thiết để điều chỉnh những mối quan hệ hôn nhân không chỉ giữa những người tham gia phối ngẫu mà còn quan hệ với đứa con chung của họ Khác với tư duy nhị nguyên nam – nữ trong một gia đình cho rằng đứa trẻ sẽ không thể phát triển lành mạnh trong môi trường của gia đình đồng tính, tuy nhiên theo nghiên cứu “Giới tính của phụ huynh có phải là vấn đề?” của Biblraz và Stacy, những đứa trẻ sống có phụ huynh đồng tính có sự phát triển hoàn toàn bình thường so với những đứa trẻ có đầy đủ cha mẹ như truyền thống

Ngoài ra, ta không thể không nhắc tới tầm quan trọng của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong việc bình thường hóa mối quan hệ tình cảm giữa các cặp đôi đồng tính và góp phần xóa bỏ đi những định kiến mà xã hội độc tôn dị tính áp đặt lên nhom người này Việc cho phép hôn nhân đồng giới không thể nào xóa bỏ đi hoàn toàn sự kỳ thị của người đồng tính đối với những cặp đôi đồng tính, nhưng nó sẽ góp phần loại bỏ vấn đề về sự thiếu hiểu biết, và xóa bỏ đi một lý do mà người dị tính kỳ thị sử dụng để tấn công vào sự đúng đắn của sự tồn tại của người LGBT

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w