Hội họa sơn mài tại Tp.HCM đãphát triển mạnh với nhiều hình thức tạo hình nghệ thuật khác nhau như: Hiệnthực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng… Trước tình hình hoạt động sáng tá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2TP Hồ Chí Minh - 2024 LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án tiến sĩ Hội họa sơn mài tại
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 là công trình nghiên
cứu của NCS viết Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này làtrung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào Việc thamkhảo các tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
Trang 3Nghiên cứu sinh
Ngô Việt Hùng MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.2.Cơ sở lý luận 19
1.3 Sự hình thành và phát triển hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh 39
Tiểu kết 51
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN HỘI HỌA SƠN MÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2020 53
2.1 Nội dung nghệ thuật và thể loại hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 53 2.2 Hình thức nghệ thuật hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 74 2.3 Chất liệu và kỹ thuật thể hiện nghệ thuật hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm1986 đến năm 2020 94 Tiểu kết 104
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HỘI HỌA SƠN MÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2020 106
3.1 Đặc điểm nghệ thuật hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 106 3.2 Đóng góp của nghệ thuật hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm1986 đến năm 2020 125
Tiểu kết 143
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 148
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 162
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1 HN Hà Nội
2 NCS Nghiên cứu sinh 3 Nxb Nhà xuất bản 4 PL Phụ lục
5 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 Tp Thành phố
1
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, lànơi hội tụ các tri thức, nhà khoa học cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ ở mọi miềnđất nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu, sáng tạo Do đó, nơi đây cũng đồng thời là môi trường thuận lợi cho hội họa sơn mài luôn có sự cập nhật,thay đổi mang tính giao thoa, đột phá, tìm tòi cái mới dựa trên nền tảng sơnmài truyền thống Việt Nam
Cột mốc đánh dấu nền hội họa sơn mài tại Tp.HCM chính thức ra đờiđược tính kể từ khi Trường Vẽ Gia Định được thành lập vào năm 1913 vớiviệc bộ môn sơn mài nằm trong chương trình đào tạo Bên cạnh đó, sự ra đờicủa Trường Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 cùng sự tiếp cận nhữngphương tiện biểu đạt của hội họa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn trongcảm quan thẩm mỹ truyền thống - phương Đông của người Việt Kể từ đây,quá trình thử nghiệm, tìm tòi của các nghệ nhân và giáo sư, họa sĩ Trường Mỹthuật Đông Dương đã giúp cho hội họa sơn mài Việt Nam dần có những thay
Trang 5đổi và chuyển hướng tinh tế về kỹ thuật chất liệu như cách xử lý bề mặt, màusắc Riêng ở phía Nam, tại Tp.HCM, chất liệu nhựa sơn Phú Thọ và sơnNam Vang khi pha trộn lại với nhau đã tạo nên sự khác biệt về chất liệu sơnmài, làm nên một chất liệu độc đáo mang đậm nét địa văn hóa nơi đây Từ đógóp phần làm nên diện mạo của nghệ thuật sơn mài Việt Nam nói chung, cũngnhư nét riêng biệt của hội họa sơn mài tại Tp.HCM nói riêng
Trong dòng chảy của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, hội họa sơnmài tại Tp.HCM có những yếu tố khác biệt tạo nên những giá trị đặc trưng nơiđây Chẳng hạn, Tp.HCM có nhiều lợi thế về mặt địa lý, là một điểm gặp gỡquy tụ tất cả các sinh hoạt nghệ thuật chung của phương Đông và phươngTây Năm
Có thể nói, hội họa sơn mài tại Tp.HCM từ sau năm 1986 có sự kế thừagiá trị của kỹ thuật vẽ phủ mài truyền thống, đã tạo nên những sắc thái riêng
và khẳng định những đặc trưng của hội họa sơn mài nơi đây Giai đoạn từnăm 1986 đến năm 2020 có sự mở rộng quan niệm nghệ thuật, đột phá trongsáng tạo cá nhân, đặc biệt là các họa sĩ trẻ Hội họa sơn mài tại Tp.HCM đãphát triển mạnh với nhiều hình thức tạo hình nghệ thuật khác nhau như: Hiệnthực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng…
Trước tình hình hoạt động sáng tác chất liệu sơn mài đầy sôi nổi trongthời gian qua, đến nay đã có không ít học giả nghiên cứu, phân tích về nghềsơn, đồ sơn trang trí mỹ nghệ ở các làng nghề hay tranh sơn mài truyền thống,hiện đại Những nội dung nghiên cứu này trải đều ở đa dạng các loại hình
Trang 6nghiên cứu như: công trình nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo, bài viếtngắn, bài báo đăng trong các tạp chí thuộc lĩnh vực mỹ thuật Có thể thấy, dù
đã có nhiều bài viết liên quan đến tác giả, tác phẩm thể loại hội họa sơn màiđương đại, không ít triển lãm về chuyên đề sơn mài truyền thống và hiện đại,tuy nhiên
hiện nay vẫn hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống,sâu rộng về hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn 1986-2020 cũng như cácthế hệ họa sĩ được đào tạo ở các ngôi trường chính quy về nghệ thuật và hoạtđộng sáng tác tại Tp.HCM
Do vậy, để có cái nhìn sâu rộng hơn về hội họa sơn mài tại Tp.HCM, NCS đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ phương thức biểu đạt và đặc điểm
3
thẩm mỹ cùng những yếu tố tác động làm nên sự khác biệt, nét đặc trưng của
hội họa sơn mài tại Tp.HCM Do vậy, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Hội họa
sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020
làm đề tài luận án của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Phân tích và là làm rõ những thay đổi về nội dung và hình thức tạo hìnhnghệ thuật trong sáng tác hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986đến năm 2020 Từ đó thấy được đặc điểm và những đóng góp về giá trị nghệthuật của hội họa sơn mài đối với Mỹ thuật Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và
đã tác động đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, tâm lý và tư duy sángtạo của các họa sĩ
- Xác định có sự thay đổi về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuậttrong các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến
Trang 7năm 2020, như: Hiện thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng…
- Xác định các đặc điểm và những đóng góp về mặt nghệ thuật của hộihọa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 đối với hội họasơn mài Việt Nam đương đại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM, bao gồm các thể loại phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, tranh sinh
hoạt Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hội họa sơn mài của các
họa sĩ sống và sáng tác trên địa bàn Tp.HCM Luận án tập trung vào các tác
4
phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm như: Triển lãm của Hội Mỹ thuậtTp.HCM, Triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Triển lãm câu lạc bộ sơn màiSài Gòn, Triển lãm Festival trẻ, Triển lãm câu lạc bộ sơn mài của Hội Mỹthuật Tp.HCM, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc các trường Văn hóa Nghệthuật, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và các triển lãm nhóm Các tác phẩmthuộc bộ sưu tập của các Bảo tàng Mỹ thuật
Mặt khác, khảo cứu trực tiếp các tác phẩm tại xưởng vẽ của họa sĩ, luận
án lựa chọn những phiên bản tác phẩm tiêu biểu in trong vựng tập, tạp chí,sách chuyên ngành có uy tín
Về thời gian: Các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM được sáng tác
từ năm 1986 đến năm 2020 Từ đó, luận án so sánh những hình thức tạo hìnhnghệ thuật trong các tác phẩm giai đoạn này với giai đoạn trước năm 1986 đểcho thấy có những thay đổi sau: Đa dạng các hình thức tạo hình nghệ thuậtmới như: Siêu thực, Biểu hiện, Lập thể, Trừu tượng… và phát triển phongcách cá nhân ngày càng rõ nét
3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học
Từ mục đích nghiên cứu, câu hỏi được đặt ra là:
Trang 8Câu hỏi 1: Những tác động về mặt địa lý, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội
đến hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 như thế
nào? Câu hỏi 2: Nhận diện hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm
1986 đến năm 2020 có các hình thức tạo hình nghệ thuật nào tiêu biểu? Câu hỏi 3: Đặc điểm và đóng góp của hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ
thuật Giả thuyết 2
Nhận diện Hội họa sơn mài tại Tp HCM thông qua nội dung, đề tài cáchình thức tạo hình nghệ thuật để thấy được sự chuyển biến về quan niệm nghệthuật Những thay đổi trong hình thức tạo hình nghệ thuật đã làm nảy sinhnhững trào lưu, các hình thức tạo hình nghệ thuật mới có sự đan xen về ngônngữ tạo hình đã tạo nên những đặc điểm riêng Từ đó, các họa sĩ lựa chọn chấtliệu, kỹ thuật thể hiện phù hợp với mục đích sáng tạo riêng, chất liệu kỹ thuậtthể hiện tác phẩm là những phương thức mang đặc trưng của vùng đất Nam
bộ Hội họa sơn mài tại Tp HCM được hình thành và ra đời từ khi Trường vẽGia Định được thành lập vào năm 1913 trong việc kết hợp giữa yếu tố vănhóa nghệ thuật Việt Nam và phương Tây (Pháp) Kết quả là một hình thứcđộc đáo của hội họa sơn mài lấy cảm hứng từ cách tạo hình của phương Tây
Trang 9nhưng sử dụng nhựa cây sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang để thể hiện, nhữngbiểu đạt về nội dung, tư tưởng trong tác phẩm đã truyền tải những câu chuyện,phản ánh nhiều mặt trong đời sống xã hội, truyền tải thông điệp người họa sĩ
Giả thuyết 3
Hội họa sơn mài tại Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm
2020 đã cho thấy những đặc điểm nghệ thuật thông qua nội dung, hình thứctạo hình và nghệ thuật thể hiện màu sắc có sự đa dạng về hình thức biểu hiệnnghệ thuật Những thay đổi về quan niệm sáng tạo nghệ thuật tạo hình tronggiai đoạn này
đã mang lại những hiệu quả tích cực trong nhận thức của của công chúng, đóng vai trò quan trọng trong phản biện xã hội đương đại, đã mang lại một diện mạo
6
mới so với giai đoạn trước Sự đổi mới nhưng mang tính kế thừa và giao lưutiếp thu có chọn lọc hình thức tạo hình nghệ thuật trên thế giới đã mang lại giátrị về nội dung, hình thức tạo hình nghệ thuật cao; để rồi từ đó có sự tác độngtích cực đến nền hội họa sơn mài Việt Nam Đặc điểm chất liệu và kỹ thuật thểhiện của hội họa sơn mài được nhận thấy từ việc các họa sĩ sử dụng chất liệusơn nơi đây đã đem lại một hiệu quả thẩm mỹ cao mà còn bền chắc, lấy kỹthuật vẽ phủ mài truyền thống làm nền tảng cho sự phát triển Kỹ thuật vẽ phủmài truyền thống, với lịch sử và kỹ thuật phong phú, là cơ sở vững chắc đểhọa sĩ có thể khám phá và phát triển sự sáng tạo của mình tạo nên những giátrị nghệ thuật đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thànhphố
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài luận án này đã được xác định gồm những phương pháp sau:
4.1 Phương pháp phân tích mỹ thuật học
Đây là phương pháp chính trong nghiên cứu, phân tích dựa trên hệ
Trang 10thống các tư liệu phê bình mỹ thuật, các bài viết phê bình các tác phẩm hộihọa sơn mài để phân tích ngôn ngữ biểu đạt, tìm ra đặc điểm trong sáng táccủa các họa sĩ sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm
4.2 Phương pháp tiếp cận liên ngành
7
Phương pháp tiếp cận liên ngành trong luận án được NCS chú trọng các tương tác hữu ích của các kết quả nghiên cứu từ các ngành khoa học liên quan như: Văn hóa học nghệ thuật, Dân tộc học văn hóa, xã hội học nghệ thuật, mỹhọc, Giao lưu và tiếp biến văn hóa Đây là nội hàm áp dụng để phân tích diễn giải về đặc trưng của các hình thức tạo hình nghệ thuật như: hình thức tạo hìnhHiện thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng
4.3 Phương pháp nghiên cứu tư liệu
NCS xác định nhận thức luận về phân tích và giải thích các khái niệm
và một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu Hệ thống, phân tích vàchứng minh những quan điểm, những đánh giá về hội họa sơn mài của cácnhà nghiên cứu nghệ thuật và các họa sĩ thông qua các vựng tập, tạp chí
Những báo cáo công trình khoa học, các kỷ yếu và hội thảo nghiên cứukhoa học chuyên ngành, các luận án đã bảo vệ thành công, sách xuất bản vềnghiên cứu Triết học, Văn hóa học, Nghệ thuật học, Mỹ thuật học, Những nềntảng của mỹ thuật…, của các học giả Việt Nam và nước ngoài
Trang 11Tiến hành khảo sát thực tế một số tác phẩm, tìm hiểu trao đổi trực tiếpvới các họa sĩ làm cơ sở phân loại các hình thức tạo hình nghệ thuật trong hộihoạ sơn mài; đánh giá về bối cảnh cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến vănhóa tác động đến hội họa sơn mài tại Tp.HCM và xác định các yếu tố đối với
sự hình thành các hình thức tạo hình nghệ thuật trong tác phẩm hội hoạ sơnmài, từ đó khảo sát thực tế trong phạm vi nghiên cứu
Nhóm đối tượng phỏng vấn bao gồm, nhóm chuyên gia chuyên ngành lýluận, nhóm chuyên gia thuộc lĩnh vực hội họa và nhóm chuyên gia thuộc lĩnhvực sơn mài Đây là các tư liệu có luận cứ đối chứng, có cơ sở khoa học làmkết quả thực tế
5 Những đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu và hệ thống chuyên sâu về hội họa sơnmài tại Tp.HCM từ năm 1986 đến năm 2020 Qua kết quả nghiên cứu đónggóp các luận cứ, luận điểm về mặt khoa học và thực tiễn sau:
Về khoa học
Luận án xác định các hình thức tạo hình nghệ thuật, tìm ra những đặc
Trang 12điểm, nét riêng của hội sơn mài tại Tp.HCM đóng góp vào sự phát triển chungcủa hội họa sơn mài Việt Nam
Từ việc nhận diện hội họa sơn mài tại Tp.HCM, luận án nghiên cứu hoạtđộng sáng tác, những thay đổi, hình thành, tác động đem lại hiệu quả tronggiao lưu nghệ thuật Từ đó, chỉ ra sự đa dạng các hình thức tạo hình nghệthuật, có sự thay đổi rất tích cực so với giai đoạn trước Nội dung và đề tàiphong phú, phản ánh mọi mặt của cuộc sống… là những minh chứng cho mộtgiai đoạn hội họa sơn mài phát triển rực rỡ, luận án góp phần bổ sung kiếnthức, lý luận khoa học, làm tài liệu tham khảo cho các họa sĩ, giảng viên,NCS, sinh viên Đại học trong nghiên cứu giảng day mỹ thuật, lĩnh vực văn hóanghệ thuật, cho thấy sự thay đổi trong hội họa sơn mài tại Tp.HCM đã có mộtbước đột phá mạnh mẽ,
tích cực so với giai đoan trước
9
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các hoạ sĩ tại Tp.HCM cũngnhư cả nước có thể tham khảo góp phần vào việc thực hành, nghiên cứu tìmhướng sáng tác hội hoạ của riêng mình
Các nhà nghiên cứu lý luận về nghệ thuật hội họa có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm tiền đề cho các sáng tác và hướng nghiên cứu tiếp theo.Tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên các trường mỹ thuật có đào tạo
về sơn mài
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (13trang), Phụ lục (133 trang)
Luận án có (139 trang), chia làm 3 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
(43 trang)
Chương 2: Nhận diện hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai
Trang 13đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 (53 trang)
Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hội họa sơn mài tại Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 (43 trang)
10
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Hội họa sơn mài tại Tp.HCM phản ánh sự kết nối nghệ thuật truyềnthống và những giá trị từ hội họa sơn mài Việt Nam, lại có sắc thái riêng, quatừng giai đoạn lịch sử Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về hộihọa sơn mài Việt Nam, nhiều sách, vựng tập hội họa sơn mài, nhiều bài viếtliên quan đến tác giả, tác phẩm thể loại tranh sơn mài hiện đại, cùng với nhiềutác phẩm sơn mài được giải thưởng và được sưu tập tại các bảo tàng trong cảnước của các họa sĩ sinh sống và sáng tác tranh sơn mài tại Tp.HCM
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thu thập tài liệu, tiếp thu những ýkiến, những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, NCS nhận thấy cómột số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài để tham khảo và áp dụngvào luận án gồm:
1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hội họa sơn mài truyền thống Việt Nam
Sách Nghệ thuật trang trí ở Bắc kỳ [68] của Marcel Bernanose xuất bản
năm 1962, đã được dịch sang tiếng Việt (tư liệu dịch của Viện Mỹ thuật - kýhiệu D-10/Cđ-79) có phần giới thiệu về sơn Trong công trình này, MarcelBernanose đã giới thiệu ngắn gọn về đặc tính của sơn, cách khai thác nhựasơn, kỹ thuật làm đồ sơn và tượng sơn
Sách Lắc - ca - dơ và Lắc - côn [31] của G.Bơ-Fuc (tư liệu dịch của
Viện Mỹ thuật - Mỹ nghệ) Nội dung tài liệu bao gồm ba phần Phần thứ nhất,
Trang 14giới thiệu cây sơn (Rhus succedanea), đặc tính thực vật của cây, cách trồng vàthu hoạch; nhựa sơn của cây sơn, sự khác nhau giữa sơn và cánh kiến, lịch sử
về lắc côn, tác giả phân tích sâu từ góc độ hóa học, giải thích về việc tại saonhững thợ sơn sử dụng các buồng ẩm để đảm bảo tạo thành nước sơn khôbóng Nghiên cứu của G.Bơ-Fuc có giá trị về mặt khoa học về việc nghiêncứu tính chất, đặc điểm của sơn ta
Công trình Nghề sơn cổ truyền Việt Nam [48] của tác giả Lê Huyên do
Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 1995 Tác giả tiếp cận nghiên cứu nghềsơn trong góc nhìn lịch sử Công trình giới thiệu quá trình phát triển của nghềsơn ở đồng bằng Bắc Bộ qua các tư liệu khảo cổ học, các sản phẩm nghề đượclưu giữ lại tại đình, chùa, đền, miếu, phủ và một số làng nghề Tác giả quantâm đến kỹ thuật đồ sơn thế kỷ XVII - XIX về chất liệu, dụng cụ nghề sơncũng như một số kỹ thuật, tạo hình trên đồ sơn Đặc biệt tác giả nghiên cứu vềloại hình và chức năng của đồ sơn thế kỷ XVII - XIX cộng với đặc tính và thếmạnh của đồ sơn Công trình góp phần xác định giá trị của nghề sơn trong khotàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Công trình Kỹ thuật Sơn mài [22] của Phạm Đức Cường (1982), giới
thiệu về lịch sử nghề sơn mài, đặc biệt là sự tìm hiểu nghiên cứu công phu vềcác kĩ thuật của nghề sơn truyền thống: khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, chế táccho một sản phẩm sơn mài với các kỹ thuật bảo quản nhựa cây sơn, pha sơnsống thành sơn chín, kỹ thuật và các bước tiến hành để hoàn thành một tấm
Trang 15vóc hay bề mặt cho một sản phẩm sơn mài Kỹ thuật bảo quản sơn chín đúngcách giúp tăng cường độ bền, độ kết dính, độ bóng và giữ gìn vẻ đẹp của tácphẩm
12
nghệ thuật qua thời gian Công trình này mang tính chất là sách giáo khoa vềnghề sơn mài với các kỹ thuật thể hiện màu sắc, với các phương pháp thựchành các thể loại sơn mài
Công trình phân tích kỹ thuật về chất liệu sơn được sử dụng trong tranhsơn mài Việt Nam thế kỷ XX [151] của hai tác giả Bettina Ebert and Michael
R Schilling nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam Mục đích chính của côngtrình là hiểu sâu hơn về các chất liệu và kỹ thuật sử dụng trong những bứctranh sơn mài độc đáo này, thông qua phân tích kỹ thuật của các mẫu sơnđược lấy từ tranh sơn mài và các tác phẩm sơn mài được lấy ở các vùng khácnhau ở Việt Nam, song song với việc lấy mẫu là các cuộc phỏng vấn sâu vớicác nghệ nhân, họa sĩ sơn mài Việt Nam Nguồn gốc và sự phát triển củatranh sơn mài Việt Nam được đặt ra, và mô tả các quy trình thể hiện một bứctranh sơn mài Các phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các mẫusơn mài cũng như phác thảo phương pháp luận được sử dụng được mô tả ngắngọn
Kết quả của các phân tích được tóm tắt và thảo luận Các mẫu được pháthiện có chứa các thành phần thu được từ các loài cây bản địa ở Việt Nam vàCampuchia, và thú vị là một số mẫu có sự kết hợp của hạt điều, dầu làm khô,nhựa cây, và các chất phụ gia làm khô
Ngoài ra, phân tích chỉ ra rằng một số các mẫu có chứa các thành phầnsơn không phải của Châu Á Cuối cùng, nghiên cứu này giúp hình thành cácphương pháp xử lý kỹ thuật chất liệu cho tranh sơn mài Việt Nam
Công trình Vietnamese Painting: From Tradition to Modernity [155]
của Corinne Menonville do Les Editions d'Art et d'Histoire xuất bản lần đầunăm 2003, trình bày quan điểm lịch sử về nghệ thuật hội họa Việt Nam từ
Trang 16truyền thống đến hiện đại Công trình cho thấy sự chuyển biến về hình thứctạo hình nghệ thuật và ngôn ngữ hội họa ở Việt Nam, song có nghiên cứu vàphân tích về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam
13
Bên cạnh đó, còn có thể kể đến Cultural Representation in Transition:
New Vietnamese Painting [146] của Monia Singhakowin năm 1996, giới thiệu
về 70 tác phẩm hội họa của 20 họa sĩ Việt Nam tham gia triển lãm cùng tênCultural Representation in Transition: New Vietnamese Painting (Đại diện vănhóa trong quá trình chuyển đổi: những tác phẩm hội họa Việt Nam mới) được
tổ chức tại Bangkok Công trình giới thiệu những tác phẩm tham gia triển lãm
và cho thấy sự phản ánh những vấn đề đang diễn ra hàng ngày ở xã hội ViệtNam trong sáng tác hội họa…
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập III phần nghệ thuật) [29]
do hai tác giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) đã quy tụ đượcnhững nhà nghiên cứu hàng đầu ở từng lĩnh vực Trong đó, lĩnh vực mỹ thuật
có các bài nghiên cứu về mỹ thuật rất bổ ích cho việc nghiên cứu đề tài củaNCS như bài “Mỹ thuật Sài Gòn từ đầu thế kỷ đến năm 1975” của tác giảHuỳnh Hữu Ủy, “Nghệ thuật tạo hình thời kháng chiến” của họa sĩ QuáchPhong, “Mỹ
thuật ở Thành phố sau 30/4/1975” của hai tác giả Phước Sanh - NguyễnTrung Công trình đã giúp cho NCS có cái nhìn bao quát về văn hóa - nghệthuật Thành phố Hồ Chí Minh Từ việc hình thành nên hội họa sơn mài đến sựhình thành và phát triển của các trường mỹ thuật cũng như các phong tràohoạt động mỹ thuật của phía Nam
Nhiều bài viết mang tính chuyên khảo đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo
khoa học về hội họa sơn mài như: Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và
phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam của Trần Quỳnh Như [90], “Phân tích thực trạng nghề sơn mài truyền
thống trong bối cảnh kinh tế thị trường” của Chu Anh Phương, Tạp chí Văn
Trang 17hóa nghệ thuật, số 325, tr 91-93 [97], Giáo trình kỹ thuật chất liệu sơn mài của
Nguyễn Văn Minh, Thư viện của Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM [82],
Chất liệu sơn mài và những thành tựu trong Mỹ thuật giai đoạn từ năm 1986
đến
14
nay của Nguyễn Văn Minh, Tài liệu Hội thảo Mỹ thuật Sài Gòn-Thành phố Hồ
Chí Minh lần thứ nhất, Hội Mỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp Văn học Nghệthuật Tp HCM [79]…, mang những gợi ý mới cho hướng nghiên cứu liênquan đến đề tài giúp NCS tiếp thu phát triển trong luận án
Nhìn chung, nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài về
mỹ thuật Việt Nam nói riêng và hội họa sơn mài tại Tp.HCM không nhiều.Đây đều là những tài liệu quý gợi mở, làm tiền đề cho NCS đúc kết cơ sở luậngiải các vấn đề trong luận án
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về hội họa sơn mài hiện đại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam [119],
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (2002) Tập hợp các bài viết, ý kiến, phân tích và đánh giá về nghề sơn, nghệ thuật sơn mài Việt Nam, làng nghề sơn truyền thống, đồng thời đề cập đến vấn đề đào tạo và áp dụng chuyển giao công nghệ truyền thống cộng với việc tu bổ phục hồi đồ sơn trongcác di tích lịch sử văn hóa, qua đó khẳng định tầm quan trọng, vai trò giữ gìn
và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống
Kỷ yếu hội thảo khoa học Tranh sơn mài: Chất liệu và nghệ thuật [13]
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào tháng 6 năm 2018 với 23 bài viếtphân tích sâu về các vấn đề như: Nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong bối cảnhđương đại, mấy vấn đề sơn ta sơn mài Việt Nam hiện nay, tranh sơn mài ViệtNam vấn đề tên gọi và đặc trưng nghệ thuật, hiện trạng và giải pháp chống ô
xy hóa bề mặt những tác phẩm sơn mài tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sơnmài Châu Âu sự phát triển về phong cách và kỹ thuật… Bên cạnh đó còn cóbài viết về vật liệu mới Composite đã tham gia vào sáng tác tạo thành tác
Trang 18phẩm tranh sơn mài để có được những biến đổi về diện mạo Cùng bên cạnh
đó với sự kết hợp giữa các vật liệu phong phú trong thể hiện của các họa sĩ đãtạo nên những diện mạo mới của tranh sơn mài
15
Đặc biệt, về nghệ thuật sơn mài việt nam có các công trình nghiên cứu
tổng hợp của Quang Việt trong quyển Hội họa sơn mài Việt Nam [133] và một
số bài viết gần đây của ông trên Tạp chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam,
đã giới thiệu chi tiết về lịch sử nghề sơn, sự ra đời và phát triển của hội họasơn mài Việt Nam qua các trích dẫn tư liệu nước ngoài, các nhân chứng, đốichiếu và bình chú hết sức sâu sắc
Về “Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam” của Nguyễn Thanh Mai, Tạp
chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số 4 (18), tr.11-17 [73], “Phát huy giá trị nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam” của Bùi Thị Thanh Mai, Tài liệu tọa đàm của Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam, tr 95-105 [70], “Trận Bạch Đằng một bức tranh sơn
mài quý của Nguyễn Gia Trí” của Yên Hưng, Tạp chí mỹ thuật, số 337-338, tr
144-145 [46], “Vấn đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại” của
Phạm Bình Chương, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2 (14), tr 84-90 [21],
Nghệ thuật sơn mài Việt Nam trong bối cảnh đương đại (Nhìn từ triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2015), của Trần Thị Biển, Bài tham gia tọa đàm Tranh
sơn mài: Chất liệu và nghệ thuật, Tài liệu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tr
20- 24 [6], Sơn Nam Vang vàng son một thuở, của Bảo tàng Mỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Hội
mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Câu lạc bộ sơn mài tài liệu tọa đàm,phòng nghiên cứu sưu tầm, của Bảo tàng Mỹ Thuật Tp HCM… đã nhận định,phân tích, tổng hợp về tác giả, tác phẩm của một giai đoạn sáng tác, so sánhgiữa các tác giả và tác phẩm, tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt trongphong cách và ý tưởng Chỉ ra các đặc điểm của giai đoạn sáng tác có nhữngpha trộn về ngôn ngữ tạo hình Thông tin về tiến trình phát triển của tranh sơnmài cũng như vai trò, khả năng diễn tả của chất liệu sơn mài, trình bày những
Trang 19đúc kết kinh nghiệm vă những thănh quả, những nĩt đặc trưng trong nghệthuật thể hiện mang tính truyền thống của nghệ thuật hội họa sơn măi ViệtNam.
16
1.1.3 Những công trình nghiín cứu, băi viết về hội họa sơn măi tại Thănh phố Hồ Chí Minh
Công trình Sơn măi Việt Nam [98] của Nguyễn Đăng Quang do Nhă
xuất bản trẻ xuất bản năm 1995, giới thiệu về kỹ thuật vă chất liệu sơn măimiền Nam đặc biệt lă sự tìm tòi nghiín cứu về nhựa cđy sơn từ thiín nhiín mẵng cha ta đê từng khai thâc từ xưa Để vẽ sơn măi, nhựa cđy sơn được lấy từvùng Đông Nam Â, Đông Bắc Â, Nhật Bản vă Trung Hoa, còn tại Việt Namnhựa sơn được lấy từ cđy sơn vùng Phú Thọ, Tuyín Quang thuộc trung duBắc Bộ Việt Nam lă giống sơn Rhus Succedanea, tuy thuộc vùng nhiệt đớinhưng lă vùng tiếp giâp với khí hậu ôn đới Do đó “từ những năm 60, cđy sơnnăy đê được trồng ở Lđm Đồng, có gần 500 mẫu” [98 tr.47], trước đó, nhất lătrong thời chiến tranh, Săi Gòn miền Nam chủ yếu dùng sơn Campuchia, từkhi trồng cđy sơn năy tại Lđm Đồng thị trường miền Nam có thím loại sơnnăy trước đó lăm sơn măi chủ yếu bằng sơn Phú Thọ Công trình năy mangtính chất lă sâch tham khảo về nghề sơn măi với câc kĩ thuật thể hiện mău sắc,
kỹ thuật măi, với câc phương phâp thực hănh thể hiện câc thể loại sơn măikhâc như sơn khắc, sơn khảm, sơn lín kim loại vă câch lăm vóc…
Công trình Mỹ thuật Săi Gòn Thănh Phố Hồ Chí Minh [51] của Hội Mỹ
thuật Việt Nam (2014), đê tập hợp 18 băi viết về mỹ thuật Tp.HCM, nhìnchung câc băi viết của câc nhă nghiín cứu lý luận cũng như bản thđn câc nghệ
sĩ phđn tích rất sđu về đặc điểm vă quâ trình phât triển của mỹ thuật Tp.HCMtrước vă sau đổi mới Thời kỳ đổi mới câc băi viết đều có chung một nhậnđịnh; “Đđy lă thời kỳ phât triển đa dạng nhất của nền Mỹ thuật Việt Nam từtrước tới nay”, “Mỹ thuật Việt Nam đê hòa nhập vă có vị thế trong khu vực văthế giới”, thời kỳ năy đê diễn ra một cuộc “câch mạng” về quan niệm cũng
Trang 20như ngôn ngữ, hình thức và nội dung Sự “đổi mới” này không chỉ ở một vài
cá nhân, vài tác phẩm mà diễn ra trong cả khu vực Nam Bộ với các thế hệ kếtiếp nhau Công
17
trình với các nhóm bài viết đã phân tích khá kỹ về những thành tựu mà mỹ thuật thời kỳ đổi mới ở tại Tp.HCM đã đạt được
Đáng chú ý có công trình nghiên cứu Nghệ thuật tạo hình Việt Nam
hiện đại [129] của Huỳnh Hữu Ủy Đây là công trình nghiên cứu khá công
phu, tổng kết các thành quả mỹ thuật đạt được từ thời kỳ bị Pháp xâm lượccho tới những ảnh hưởng du nhập từ văn hóa Mỹ, trong đó tác giả đã viết khá
kỹ về những trào lưu, xu hướng sáng tác cùng một số tác giả, tác phẩm tiêubiểu ở Sài Gòn giai đoạn 1954-1975
Công trình Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (2010) của Nguyễn Quân [103]
phân kỳ lịch sử Việt Nam với các giai đoạn sau: Những năm đầu thế kỷ XX;thời kỳ 1925-1945; thời kỳ 1945-1975; thời kỳ 1975-1986; và thời kỳ đổi mới(từ năm 1986) Đặc biệt phần phụ lục với 107 trang Nguyễn Quân viết và phântích rất sâu về nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, chỉ ra sự mở rộng về đềtài và thành công về hình tượng, sự phát triển về các chất liệu và thể loại, loạihình nghệ thuật tạo hình
Công trình Họa sĩ - kẻ sáng tạo nên mình [45] của Nguyên Hưng đã nêu
những vấn đề tạo hình mỹ thuật, sự tiếp nhận và thay đổi lớn về tư tưởng củagiới mỹ thuật trong quá trình tiếp biến thay đổi của xã hội với sự phức tạp baotrùm đã tạo nên nhiều khuynh hướng với khả năng thể hiện từ thấp đến cao
Luận án tiến sĩ lý luận và lịch sử Mỹ thuật Sơn mài Bình Dương - chất
liệu và nghệ thuật thể hiện (2013) của Nguyễn Văn Minh [80] là công trình
nghiên cứu sâu về nghệ thuật sơn mài phía Nam Nghiên cứu này đóng gópnhận thức về sự hình thành và phát triển, về các giá trị của sơn mài ứng dụngBình Dương; đồng thời, giúp các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và người làmnghề sơn nâng cao hơn ý thức giữ gìn, trân trọng nghề sơn mài trong bối cảnh
Trang 21đời sống xã hội và nghệ thuật có nhiều chuyển biến Từ đó rút ra những bàihọc hữu ích cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật của sơn mài phíaNam
18
nói chung và sơn mài Bình Dương nơi riêng Tác giả đã đề cập đến chính sáchđổi mới “mở cửa”, các họa sĩ có “điều kiện tiếp cận nhiều xu hướng sáng táctrên thế giới, từ các trường phái, thể loại như; Ấn tượng, Trừu tượng, Biểuhiện, Siêu thực, Lập thể…” [80, tr.36] cùng các chất liệu vô cùng phong phú,các hình thức biểu đạt đa dạng trên thế giới cũng diễn ra gần như vậy trên đấtnước ta nhưng với quy mô nhỏ hơn Các xu hướng mỹ thuật trên thế giới làchất xúc tác, kích thích, góp phần vào sự tìm kiếm giá trị nghệ thuật mới củacác họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi sáng tạo, không ngần ngại ứng dụng, thửnghiệm chất liệu một cách táo bạo Về nội dung, ngược lại các thế hệ trước,
họ vẽ nhiều tranh hư cấu, tưởng tượng, mang tính chủ quan cá nhân Nội dungnghệ thuật của các họa sĩ ngày nay đa dạng, nhiều lớp ẩn dụ, ký hiệu, phảnánh đúng tính chất phức tạp của thời bình, của xã hội và tư duy con người đầuthế kỷ XXI
Luận án tiến sĩ lý luận và lịch sử mỹ thuật Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1990-2005): Đặc điểm và các xu hướng phát triển (2012) của Trương Phi Đức [27] nghiên cứu đề cập đến nghệ thuật tạo
hình không còn rập khuôn cách nhìn, cách biểu hiện hiện thực mà chuyển sanggiai đoạn phát triển nhiều cách biểu hiện khác nhau Tác giả phân tích sâu về
mỹ thuật Tp.HCM đa dạng trong các hình thức tạo hình nghệ thuật, trong đó
có phân tích nhận xét về tranh sơn mài thời kỳ này
Sách Vựng tập của họa sĩ Hoàng Trầm [143], tác giả Nguyễn Quân đã
giới thiệu các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Trầm và đưa ra nhận định: “Đâykhông chỉ là những mẫu mực tạo hình của trào lưu nghệ thuật xã hội chủ nghĩa
mà còn cảm được cái tình, cái chất Nam Bộ cương nghị, bộc trực, đôn hậukhông thể khác được của tác giả và các nhân vật trong tranh” Tư liệu của sách
Trang 22đã giúp NCS phát triển trong phần khẳng định về đặc điểm hội họa sơn màitại TP.HCM mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử của Thành phố, đồng
thời thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong việc sử dụng kỹ thuật chất liệu
19
Nguồn tư liệu xung quanh hướng nghiên cứu hội họa sơn mài tạiTp.HCM từ năm 1986 đến năm 2020 với các công trình và bài viết đã công bốgóp phần nghiên cứu về nghề sơn, lịch sử chất liệu sơn, sự ra đời của hội họasơn mài Việt Nam cũng như hội họa sơn mài tại Tp.HCM, đặc điểm hội họasơn mài tại Tp.HCM so với sơn mài các vùng miền khác qua các giai đoạn.Trong quá trình nghiên cứu, NCS chưa thấy có công trình nào tập trung nghiêncứu một cách chuyên sâu và hệ thống về hội họa sơn mài tại Tp.HCM Cáchọc giả nước ngoài và trong nước khi nghiên cứu về sơn mài Việt Nam nóichung và Tp.HCM nói riêng, mặc dù có nhiều điểm chung về phương pháptiếp cận cũng như việc phân chia các giai đoạn trong lịch sử sơn mài ViệtNam, đều luận giải thành công cho quan điểm có ảnh hưởng mạnh mẽ của bốicảnh chính trị, xã hội và kinh tế thị trường Trên cơ sở đó, NCS nhận thấy cầntập trung nhận diện đặc điểm của hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từnăm 1986 đến năm 2020, để tìm ra các đặc điểm, giá trị và những thành tựutrong quá trình phát triển hội họa sơn mài
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu của luận án
Khái niệm hội họa
Hội họa
Theo từ điển Mỹ thuật phổ thông thì hội họa là (A painting; P peinture)nghệ thuật dùng màu sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm xúc củangười vẽ trước con người, thiên nhiên, xã hội
Hội họa là sự biểu hiện ý tưởng và cảm xúc nhằm tạo ra giá trị thẩm mỹnhất định thông qua ngôn ngữ thị giác trên mặt phẳng hai chiều Các yếu tốcủa ngôn ngữ thị giác gồm: đường nét, hình dạng, màu sắc, kết cấu , được sử
Trang 23dụng bằng nhiều cách khác nhau nhằm tạo nên cảm giác về không gian,chuyển động và ánh sáng trên mặt phẳng Những yếu tố này được sắp xếp bốcục trên bề mặt
20
tranh nhằm thể hiện các hiện tượng thực tế hoặc thiên nhiên, biểu đạt một câuchuyện hoặc có thể tạo ra một bố cục thị giác hoàn toàn trừu tượng Họa sĩ sửdụng những phương tiện biểu đạt như màu bột, màu dầu, màu nước , và lựachọn một hình thức thể hiện như: tranh tường, tranh giá vẽ, trang sách, mànảnh hoặc bất kỳ của một hình thức hiện đại nào để vẽ Mỗi họa sĩ sẽ có nhữngchọn lựa riêng về phương tiện biểu đạt, hình thức cũng như kỹ thuật thể hiệnnhằm tạo ra những hình ảnh thị giác độc đáo
Khái niệm về sơn mài
Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông “sơn mài chất liệu vẽ tranhtruyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son,vàng bạc, sau này khi phát triển còn có thêm các màu bột và màu trắng của vỏtrứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc Trong quá trìnhlàm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh, đểlàm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chồnglên nhau, sau cùng là đánh bóng” [85, tr.130] Qua chặng đường phát triển từ
đồ sơn cổ truyền đến sơn mài nghệ thuật, nghề làm sơn của ông cha ta đềuđược gọi là “sơn ta” Nói là sơn ta để phân biệt với loại sơn tổng hợp củaPháp và các nước du nhập vào nước ta dùng cho sơn nhà, sơn cửa, gọi chung
là “sơn Tây” Sơn ta bao gồm toàn bộ kỹ thuật làm sơn, có khâu nhựa sơn cầnpha dầu trẩu, có khâu cần phải pha nhựa thông, nhưng nước sơn áo cuối cùngvẫn là loại sơn pha dầu trẩu, sơn phủ bên ngoài, nên còn được gọi là sơnquang dầu Những hàng mỹ nghệ như: tráp, quả, lẳng, thúng, cơi trầu… đềulàm bằng chất sơn quang dầu Mặt hàng dân dụng này khi được trang trí toànbằng nét vẽ thếp bạc phủ sơn quang dầu thì được đặt tên là hàng nét
Vào giai đoạn khoảng trước những năm 20-30 thế kỷ XX, sơn ta chỉ
Trang 24dùng trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ Vào thời gian này, một
số họa sĩ Việt Nam đầu tiên đang học trường Mỹ thuật Đông Dương, được sựhướng
21
dẫn của các giáo sư, đã cùng với các nghệ nhân, kiên trì tìm tòi, thể nghiệm kỹthuật dùng sơn sống có pha nhựa thông để tạo ra sơn cánh gián, cho khả năngmài và đánh bóng được Từ đó kỹ thuật làm sơn mài được nhiều nghệ nhân,họa sĩ áp dụng và họ đặt luôn cái tên kỹ thuật đó là “sơn mài” (nhưng ngườiPháp không dùng thuật ngữ này mà vẫn gọi là “la laque” - là chất sơn cónguồn gốc thảo mộc để phân biệt với “la gomme laque” hoặc “stick-laque” -
là chất sơn công nghiệp được pha chế từ côn trùng; hay “le laque” - chỉ chấtsơn đen và sơn son của Trung Quốc) [158, tr.5]
Trên thế giới chữ “lacquer” chỉ chung các đồ dùng phủ sơn, chúng gồmcác đồ thủ công mỹ nghệ có tính trang trí cao, cốt nền (phần bên trong) thườngbằng gỗ, mùn cưa ép, hay mây tre đan, bên ngoài phủ sơn… Còn cái mà ta gọi
là sơn mài thì thêm hẳn một bước là mài, nếu không mài, không thành… sơnmài (mà còn mài đi mài lại)… thường chỉ dùng cho tranh sơn mài Việt Nam.Trong từ “lacquer painting” nay đã được dùng rất phổ biến, lại không chứa từmài này, thành ra người ta “đánh đồng” với nhau
Trên thực tế, làm nghề sơn (thủ công mỹ nghệ) và tranh sơn mài (hộihọa sơn mài) khác nhau khá nhiều cả về công đoạn lẫn vật liệu, cách thựchiện Ở trong ngành phân biệt rất rõ cái gì là đồ sơn mỹ nghệ và đâu là tranhsơn mài Mọi người vẫn dùng chữ “lacquer painting” để chỉ tranh sơn mài
Trong các trường mỹ thuật, nói đến chữ này, người ta nghĩ đến tranhsơn mài, nhưng ở bên ngoài thì khái niệm “tranh sơn mài” được “ám chỉ”rộng hơn rất nhiều Như vậy, sơn mài là một chất liệu mỹ thuật để chỉ các tácphẩm hội họa sơn mài, nhưng từ lâu do thói quen trong dân gian và trong cảcác làng sơn truyền thống, người ta thường gọi chung các sản phẩm có sửdụng sơn ta là “sơn mài” sử dụng thuật ngữ sơn mài cho các dạng kỹ thuật và
Trang 25loại hình sản phẩm, tác phẩm có sử dụng sơn ta như: sơn mài mỹ nghệ (sơnmài ứng dụng), sơn mài nhẵn (phẳng), sơn mài đắp nổi…
22
Khái niệm về hội họa sơn mài
Thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo hội họa (tranh vẽ) bằng chất liệusơn ta, phủ dày và mài vẽ Đây là những tác phẩm biểu đạt tư tưởng và tìnhcảm của người nghệ sĩ trước cuộc sống xã hội, thông qua ngôn ngữ tạo hình vàphương thức diễn tả, tái tạo thế giới khách quan bằng các hình tượng điển hìnhmang tính kinh viện, bao gồm: khả năng biểu cảm, sự diễn đạt và yếu tố thẩm
mỹ Hội họa sơn mài được xem là một ngành của mỹ thuật tạo hình và đượcthể hiện thông qua nhiều thể loại như: sơn mài phẳng, sơn mài đắp nổi…
Sơn mài phẳng
Xuất phát từ kỹ thuật vẽ lặn (vẽ chìm), nhiều lớp, sau đó mài phẳng đểtạo các hiệu ứng bề mặt, cuối cùng là đánh bóng bằng tay với bột than (bộtchu) Đây là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kinh nghiệm.Mặt tranh luôn phẳng nhưng vẫn đảm bảo được quy trình khắt khe qua nhiềucông đoạn từ gắn vỏ trứng đến nét đen, từ thể hiện màu sắc đến cách xử lývàng, bạc… từ mài vẽ đến đánh bóng Dạng tranh sơn mài phẳng này đã vàđang được rất nhiều họa sĩ, nghệ nhân tuân thủ trong quá trình sáng tác vàthao tác
Sơn mài đắp nổi
Dựa trên khả năng kết hợp cao của chất liệu sơn ta với các chất liệukhác, sơn mài đắp nổi là dạng sơn mài cho phép tạo nền tranh bằng cách phatrộn sơn ta với bột đất theo một tỷ lệ nhất định để đắp nổi các chi tiết trongtranh theo nguyên tắc của nghệ thuật chạm nổi hoặc tạo độ cao thấp và chi tiếtcho bề mặt của tranh theo nội dung và cách tạo hình riêng, sau đó ứng dụngcác kỹ thuật vẽ màu, kỹ thuật xử lý vàng quỳ, bạc quỳ trong sơn mài truyềnthống để vẽ lên bề mặt của tranh đã được đắp nổi Sơn mài đắp nổi thườngthấy trong các tấm bình phong giai đoạn đầu của hội họa sơn mài (những năm
Trang 261930 - 1940), trong các tranh sơn mài mỹ nghệ hiện đại cũng như trong cáctác phẩm sơn mài đương đại của các họa sĩ trẻ.
23
Sơn khắc
Tranh được khắc lên tấm vóc đã được chuẩn bị sẵn (sơn đen, mài phẳng
và đánh bóng trước), sau đó tô màu vào chỗ đã khắc Sơn khắc đòi hỏi thao tác
tỉ mỉ, công phu và khả năng tạo hình cao
Sơn khắc còn được gọi là Coromandel là bãi biển của bờ biển Tây Á,
Ấn Độ - nằm trong vịnh Bengale - là hải cảng rất tiện lợi cho việc giao thươnggiữa châu Âu với Trung Quốc và các nước Tây Á Bãi biển Coromandel trởthành tên gọi một loại tranh sơn khắc trũng của Trung Quốc, nhiều người hiểunhầm là sơn khắc được sản xuất tại vùng này, thực ra là do trong việc chuyểngiao các mặt hàng tại đây có những sản phẩm sơn khắc và người ta đã đặt cho
nó là “Coromandel” Dạng sơn khắc này đã ra đời từ lâu ở Trung Quốc, đượcphát triển mạnh vào thời nhà Minh-Thanh (Tk XIV- XIX) Ở nước ta, nó cũngđược bắt đầu từ việc trang trí cho các đồ dùng, các tấm bình phong, và đặcbiệt, cùng với sự ra đời của tranh sơn mài, tranh sơn khắc cũng được các họa
sĩ Việt Nam không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng trong sáng tác dựatrên nền vóc của sơn mài Nhiều tác phẩm sơn khắc đã khẳng định được nétđẹp truyền thống và giá trị nghệ thuật bên cạnh các tác phẩm hội họa khác, tạonên sự phong phú trong sáng tạo nghệ thuật của chất liệu sơn mài
Hiện nay, có nhiều ý kiến không nhất trí với việc trước đây người tathường gộp sơn mài và sơn khắc vào một thể loại chất liệu, với lý giải là sơnmài và sơn khắc chỉ chung nhau ở nền vóc, ngoài ra, hoàn toàn khác nhau vềngôn ngữ và kỹ thuật thể hiện Trong luận án, NCS chỉ đề cập đến tranh sơnkhắc như là một trong những thành quả sáng tác, đánh dấu sự xuất hiện củahội họa sơn mài VN trên cơ sở kết hợp yếu tố cổ truyền dân gian và bác họcvới nhiều dạng thể hiện của chất liệu, trong đó có tranh sơn khắc
Về hội họa sơn mài đương đại qua thể nghiệm của các họa sĩ (nhất là
Trang 27họa sĩ trẻ), sơn mài đã có nhiều “biến thể” Không ít tác phẩm trên nền vóc còn đắp
24
nổi, gắn đá, đồng xu, căng dây thép, dây sợi… đã thực sự chuyển sang mộtdạng mới: sử dụng sơn ta vẽ trên vóc kết hợp với các chất liệu tổng hợp Đểphân biệt với các tác phẩm đã được định hình về mặt kỹ thuật của cha ôngtrước đây, nhiều ý kiến của các họa sĩ, nhà nghiên cứu sơn mài cho rằng chỉnên gọi đó là “sơn ta tổng hợp” hoặc “tranh sơn” [158]
Như vậy, từ những khái niệm thuật ngữ nêu trên trong cơ sở lý luận của
đề tài, NCS muốn làm rõ cụm từ “Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ ChíMinh” sử dụng trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng là nghiên cứu sự pháttriển chung của lĩnh vực này trên các khía cạnh: Đội ngũ sáng tác; các khuynhhướng, trào lưu, phong cách sáng tác; định hướng và xu hướng phát triển củahội họa sơn mài tại Tp HCM Theo nghĩa hẹp, nghiên cứu Hội họa sơn màiTp.HCM là việc khảo sát cụ thể các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩđang sống, làm việc, hoạt động sáng tác, tham dự các cuộc triển lãm tạiTp.HCM nhằm xác định: Nội dung, ý tưởng; Ngôn ngữ, hình thức tạo hình(các nguyên lý, yếu tố tạo hình), chất liệu và kỹ thuật thể hiện các tác phẩmhội họa sơn mài để nhận diện nét độc đáo, trong sáng tác của các họa sĩ tạiTp.HCM
Thuật ngữ được đề cập trong nội dung vấn đề nghiên
cứu Tạo hình nghệ thuật
“Tạo ra các hình thể bằng hình khối, đường nét, màu sắc” [10, tr.1428]
“Nghệ thuật tạo hình” là phương thức phản ánh hiện thực và truyền đạt tưtưởng tình cảm bằng hình tượng, nhằm tạo ra các hình thể thông qua ngônngữ hình khối, đường nét, màu sắc
Nội dung nghệ thuật
“Cái được chứa bên trong hình thức, là bản chất sự vật: Nội dung vàhình thức phải tương hợp, hài hòa nhau” [10, tr.1280] “Nội dung là sự biểu
Trang 28hiện, ý nghĩa chủ yếu, hoặc giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật Nộidung có liên quan đến những tính chất của cảm quan, tính chủ quan, tâm lýhoặc cảm
25
xúc mà chúng ta cảm nhận ở một tác phẩm nghệ thuật, khác hẳn với sự cảmnhận của chúng ta đối với những khía cạnh có tính mô tả của tác phẩm màthôi” [88, tr.8] Định nghĩa về nội dung đã mất đi hoặc biến đổi từ ý nghĩanguyên thủy của nó “Theo quy ước, nội dung có liên quan đến toàn bộ thôngđiệp của tác phẩm được nghệ sĩ triển khai và được diễn dịch bởi người thưởngngoạn” [88] Tuy vậy, ngày nay chúng ta thấy rằng nội dung thường xuất phát
từ những trải nghiệm riêng tư của người nghệ sĩ “Đó là những trải nghiệmquá riêng tư đến nỗi đôi khi người thưởng lãm nghệ thuật khó có thể am hiểuđược thông điệp trừ khi họ có cùng những trải nghiệm như người nghệ sĩ”[88]
Đề tài
“Đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong công trình khoahọc hoặc tác phẩm văn học, nghệ thuật” [150, tr.226] Theo truyền thống thì đềtài của một tác phẩm nghệ thuật là con người, đồ vật hoặc một chủ đề “Ngàynay, với sự xuất hiện của thời đại trừu tượng, đề tài của tác phẩm nghệ thuậtcũng có thể liên quan đến hình dáng cá biệt của những yếu tố của nghệ thuật
và đôi khi đến sự ghi lại sinh lực và chuyển động của người nghệ sĩ” [88].Như vậy, “đề tài có thể đụng chạm với hình dáng của tác phẩm nghệ thuật,thường được hiểu như là cái vẻ bề ngoài hoặc sự cấu tạo của tác phẩm” [88]
Chủ đề
“Vấn đề chính được đặt ra trong một tác phẩm nghệ thuật” [10, tr.388] Trong khảo cứu nghệ thuật có tính mô tả, thì chủ đề có liên quan đến những con người hoặc những sự vật được trình bày, cũng như liên quan đến những trải nghiệm mà nghệ sĩ đã sử dụng làm nguồn cảm hứng “Trong những loại hình trừu tượng hoặc phi khách quan của nghệ thuật, thì chủ đề liên quan đến
Trang 29những dấu hiệu có tính hình ảnh được nghệ sĩ sử dụng Trong trường hợp này thì chủ đề không mấy liên quan đến bất cứ gì được trải nghiệm trong bối cảnh
“Cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung” [10, tr.809] Trong tác phẩm
Mỹ học, Hegel viết: “Những hình tượng và âm thanh có tình cảm tính hiện ratrong nghệ thuật không chỉ vì bản thân mình và sự biểu hiện trực tiếp củamình, mà còn để trong hình thức này có thể thỏa mãn những nhu cầu tinh thầncao nhất, bởi vì chúng có khả năng đánh thức và chạm đến tất cả những gì sâuthẳm của ý thức cũng như gợi lên tiếng vang của chúng trong tinh thần” [34,tr.45]
Chất liệu thị giác để chỉ các hình thức diễn tả chất của bề mặt vật thểbằng sáng tối, đậm nhạt trên mặt phẳng, không gian mà ta hoàn toàn có thểcảm nhận được bằng thị giác chứ không thể tiếp xúc trực tiếp bằng xúc giác.Như vậy, chất liệu vừa là một khái niệm cụ thể, vừa là một khái niệm trừutượng Cụ thể khi ta hiểu chất liệu là vật chất, là cái hữu hình, cái có thể sờđược, thấy được và trừu tượng khi chất liệu là cảm giác về chất, là cái vôhình, hay nói cách khác, là xúc cảm về chất liệu thông qua nghệ thuật thể hiện
Trang 30của họa sĩ
Chất liệu tạo hình không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởitính vật lý của nó, mà còn tạo nên sự say mê lắng đọng trong lòng người xembằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu “Nếu hiểu chất (matière) làlớp biểu bì màu (épiderme coloré) của bức tranh thì nó phải được hiện ra trong
27
hiệu quả điều hòa của hình và sắc Kết cấu (texture), ở khía cạnh nào đó, cũngvậy” [133, tr.40] Do đó, mối quan hệ tương tác ở hai mặt lý tính và cảm tínhnày đòi hỏi phải được đặt ra khi nghiên cứu về chất liệu
là một nguồn chất liệu được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình và mỹ nghệ
Nó có đặc tính linh hoạt, không thấm nước, tính cách điện, độ bền vững và cókhả năng tạo chất cảm thẩm mỹ độc đáo Sơn ta có tên khoa học là RhusSuccedanea, có đặc tính cao trong độ kết dính, axít, mài mòn… Nhờ các đặctính này khi chuyển sang các loại sơn chín như cánh gián, then cho hiệu quảtrong trẻo, sâu thẳm, có độ bóng cao, có khả năng diễn tả trong hội họa
Sơn Nam Vang
Là loại sơn khai thác ở vùng Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia), câysơn ở đây có tên khoa học là Malanorrhera Nhựa sơn Nam Vang đậm và đặchơn sơn ta nhưng các đặc tính lý hóa và thời gian khô đều không tốt bằng sơn
ta Nhưng sơn Nam Vang lại có sự tương đồng với sơn Phú Thọ, cả hai loạisơn này đều có độ bền cao và khả năng chịu được yếu tố môi trường như nhiệt
Trang 31độ, ánh sáng, và độ ẩm rất tốt “Thời chiến tranh chống Mỹ, do đất nước bịchia cắt nên các làng nghề sơn mài ở phía Nam không có sơn ta chuyển vàophải dùng sơn Nam Vang là chính Hiện nay do giá thành hạ, người ta vẫndùng sơn Nam Vang trộn với sơn ta theo tỷ lệ nhất định làm sản phẩm” [119,tr.37].
28
1.2.2 Lý thuyết áp dụng trong luận án
Lý thuyết vùng văn hóa
Luận án sử dụng lý thuyết vùng văn hóa để áp dụng trong quá trình nghiêncứu Theo quan điểm của các học giả Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh về
sự phân bổ địa lý cũng như các hiện tượng văn hóa, thì vùng văn hóa Nam
Bộ, trong đó có vùng đất Gia Định - Sài Gòn cần xác định không gian vănhóa, nơi tồn tại nghệ thuật thủ công và nghề sơn ta Từ đó, trong tiến trình lịch
sử phát triển mỹ thuật của vùng đất Gia Định xưa, làm cơ sở nhận diện hộihọa sơn mài tại Tp HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 Qua đó, đểthấy rằng: Từ đầu thế kỷ XX sự tập trung trong và xung quanh Tp.HCM ngàynay, có ba ngôi trường liên tiếp được thành lập trong thời kỳ này cần được lưuý: Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, Trường vẽ GiaĐịnh đã phát triển và tồn tại cùng với dòng vận động của lịch sử đất nước Do
đó, nghệ thuật sơn mài tại TP.HCM không chỉ là một phần trong dòng vậnđộng lịch sử của đất nước mà còn phản ánh sự phát triển và tồn tại qua cácgiai đoạn khác nhau Từ nghệ thuật cung đình chính thống đến nền nghệ thuậtcủa nhân dân, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của nó trong đời sống hàngngày ở mọi nơi Đặc biệt, trong các tác phẩm sơn mài, chúng ta cũng thấy sựkết hợp và tái hiện các yếu tố dân gian như tranh tượng dân gian và chạmkhắc, sơn son thếp vàng, cẩn xà cừ, giữa những đình, chùa địa phương nổitiếng xưa
Từ đặc điểm về địa văn hóa này, NCS đề cập đến sự hiện diện của nghềsơn ta thông qua những công trình địa phương nổi tiếng từ xưa, kể từ năm
Trang 321698 trở đi, sau cuộc khai hoang lập ấp của Lễ Thành hầu - Nguyễn HữuCảnh, người Việt đến định cư trên đất Gia Định-Sài Gòn, Biên Hòa, BìnhDương đông đảo nhất Hành trang mang theo của những lưu dân không chỉ làlương thực, thực phẩm, mà còn cả truyền thống văn hóa, nghệ thuật thủ công
và nghề sơn ta Họ đã thích ứng và tận dụng môi trường tự nhiên, sử dụng cácvật liệu sẵn có để
29
biến chúng trở thành các vật dụng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như:phương tiện vận chuyển, công cụ sản xuất, nhà ở và sử dụng nhựa cây sơntrong trang trí đình, chùa, miếu là sự kế thừa và phát triển từ truyền thốngđến hiện đại
Đối với nghề sơn ta, ban đầu chỉ mang tính chất là một bộ phận phụthuộc của nghề mộc, được dùng sơn phủ bên ngoài để tăng độ bền của vậtdụng Về sau yếu tố thẩm mỹ được chú trọng và nâng cao, nghề sơn mới dầntách khỏi nghề mộc và trở thành hội họa sơn mài mang tính chuyên môn cao
Trên nền tảng cũ của văn hóa Việt Nam, người Pháp đến đây “thành lậpmột số cơ sở văn hóa có tính chất nền tảng” [130, tr 265] Những cơ sở nàyđược xây dựng và tổ chức lại theo nhu cầu riêng của họ, và có thể coi đó lànhững đóng góp mới vào cộng đồng văn hóa nghệ thuật địa phương
Năm 1913 chính quyền Pháp mở Trường vẽ Gia Định “là một trườngnghệ thuật thực hành” [130, tr 270] chú trọng vào đào tạo mỹ thuật cả lýthuyết và thực hành Đồng thời, trường cung cấp các kiến thức khoa họcchuyên sâu về mỹ thuật của Châu Âu làm bài học Trong chương trình giảngdạy có môn sơn mài được đặc biệt chú trọng, bao gồm nghiên cứu và thựchành các phương pháp thể hiện sơn mài truyền thống và hiện đại Việc nàykhông chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn giúp phát triển kỹ năng thực hành
và kỹ thuật thể hiện Từ đó, sơn mài được coi là một phương tiện quan trọngtrong nghệ thuật hội họa và việc đưa vào giảng dạy tại Trường vẽ Gia Định đãđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hội họa sơn mài ở phía Nam Từ
Trang 33ngôi trường này, nhiều thế hệ họa sĩ chuyên vẽ sơn mài đã tốt nghiệp, đồnghành cùng các nghệ nhân tự do trong việc phát triển nghệ thuật sơn mài tạikhu vực Nam Bộ, sử dụng nhựa sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang để thực hànhnghiên cứu, thể nghiệm và làm giàu thêm kỹ năng của mình Với đà phát triển
đó các họa sĩ sơn mài Sài Gòn-Gia Định đưa “nghệ thuật sơn mài đến nhữngvinh quang cao nhất của một phong cách nghệ thuật riêng” [130, tr 269]
30
Trong tiến trình hình thành và phát triển sơn mài miền Nam “Sau khihai miền Bắc, Nam chia cắt năm 1954 sơn mài ở từng miền có hướng đi khácnhau” [62] Ở miền Nam do hoàn cảnh lịch sử, nền mỹ thuật ở “Nam Bộ thời
kỳ này có hai lực lượng họa sĩ, lực lượng họa sĩ kháng chiến, và lực lượng họa
sĩ vùng tạm chiếm đây cũng là đặc điểm riêng của khu vực phía Nam” [3].Các họa sĩ kháng chiến vẽ và chiến đấu, bám sát thực tế trong chiến tranh,truyền tải những hình ảnh sinh động vào tác phẩm của mình Các tác phẩmthời kỳ này thể hiện theo hình thức tạo hình hiện thực, thành công lớn của cáchọa sĩ kháng chiến là tác phẩm “được chuyển ra và triển lãm tại Hà Nội, gâytiếng vang lớn cho công chúng yêu nghệ thuật thủ đô và bạn bè quốc tế” [110,
tr 15] Bên cạnh đó số họa sĩ trong các đô thị Sài Gòn ở vùng tạm chiếm bịảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên, trong thực hành nghệ thuật của họ
đã thử nghiệm một số hình thức tạo hình hiện đại trên thế giới Với các sángtác mang tính cách tân đã phản ánh sự đa dạng và chuyển biến trong sáng tạonghệ thuật, ở đó những hình thức tạo hình ảnh hưởng từ các họa sĩ phươngTây như Picasso, George Rouault, Mondrian, Chagall và Kandinsky… lànhững trường phái nghệ thuật tiêu biểu trên thế giới đã để lại dấu ấn nơi đâynhư: Lập thể, Biểu hiện, Siêu thực, Trừu tượng… những hình thức tạo hìnhnày thể hiện sự sáng tạo mới, nơi mà sự chuyển biến và khám phá nghệ thuậttạo hình không ngừng phát triển luôn được khuyến khích
Nghiên cứu thuyết vùng văn hóa cho thấy trong giai đoạn đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới, Tp.HCM có nhiều lợi thế về mặt địa lý Là một điểm giao
Trang 34hòa của phương Đông và phương Tây, nơi đây trở thành trung tâm quy tụ củamọi hoạt động nghệ thuật Trong đó, nghệ thuật hội họa sơn mài đã hội tụ lựclượng đông đảo các họa sĩ từ khắp mọi miền đất nước, bao gồm ba nhómchính: một là nhóm từ kháng chiến trở về, hai là lực lượng tại chỗ, ba là lựclượng từ miền Bắc vào Đồng thời, ngay trong đội ngũ các họa sĩ tại Tp.HCM,
đã xuất
31
hiện tính đa dạng trong nghệ thuật tạo hình Sáng tạo của các họa sĩ trong giaiđoạn này nổi bật với các đề tài, chủ đề và hình thức tạo hình mới được khẳngđịnh như Lập thể, Biểu hiện, Siêu thực, và Trừu tượng… cùng với sự hoànthiện về chất liệu Thông qua những yếu tố này, họa sĩ đã biểu đạt được cátính đặc trưng của vùng miền, tạo ra một nền nghệ thuật sơn mài đặc sắc
Nghiên cứu và áp dụng thuyết vùng văn hóa đóng vai trò quan trọnggiúp NCS có cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu tìm ra sự phát triển của hộihọa sơn mài tại Tp.HCM, mặt khác cần dựa trên những giá trị cốt lõi văn hóavùng đã thu hút các họa sĩ đến sinh sống và sáng tác đã tạo ra nhiều thay đổitrong hội họa sơn mài Từ đó, tìm ra những đặc điểm, phong cách riêng, mangđậm sự đa văn hóa được thể hiện qua các hình thức tạo hình trong tác phẩmsơn mài Do vậy, nơi đây đã tạo nên một diện mạo chuyển biến trong hội họasơn mài mang tính tích cực phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ ở mỗ giai đoạn lịch
sử
Xác định không gian văn hóa trên địa bàn tại Tp.HCM, trong giai đoạn
từ năm 1986 đến năm 2020, nơi các họa sĩ sinh sống và sáng tác, giá trị vănhóa “vùng” được định hình bởi sự hiện diện và phát triển của nghệ thuật sơnmài Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động nghệ thuật tạiThành phố, các họa sĩ đã sáng tác và biểu đạt nghệ thuật tạo ra sự đa dạngtrong hội họa sơn mài, sự đa dạng này có thể thấy qua các phong cách, chủ đề,
và kỹ thuật thể hiện trong từng tác phẩm Đặc biệt, sự lan tỏa những tác phẩmsơn mài không chỉ giới hạn trong cộng đồng họa sĩ mà còn lan rộng đến công
Trang 35chúng yêu nghệ thuật, đã thu hút sự quan tâm của công chúng không chỉ ởtrong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, tác phẩm sơn mài với vẻđẹp tinh tế không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một phần của vănhóa và truyền thống Việt Nam Tp.HCM với ưu thế vượt trội hơn các tỉnh,thành phố khác trên khắp cả nước, “có nhiều lợi thế trên một ngã tư quốc tế,
là một điểm gặp gỡ chung của phương Đông và phương Tây” [130, tr 271] đãphát triển và hòa
32
trộn các nền mỹ thuật khác nhau, tạo nên những giá trị thẩm mỹ mới chokhông gian hội họa Nam Bộ Do đó, hội họa sơn mài tại Tp.HCM có nhiềunguồn lực khác nhau tạo nên sự đa dạng về hình thức nghệ thuật chính là, sựtương tác và ảnh hưởng qua lại giữa các họa sĩ ở Sài Gòn và ở miền Bắc tậpkết trở về, cũng như các họa sĩ từ hải ngoại và những họa sĩ tốt nghiệp từTrường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM Mỗi lực lượng họa sĩ đều có “những tínhchất khác nhau về quan niệm nghệ thuật, phong cách, kỹ thuật biểu đạt chấtliệu” [110, tr 16] thực sự là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển củanghệ thuật sơn mài nơi đây “Tất cả đã để lộ ra rất nhiều hy vọng và hứa hẹn
về một nền nghệ thuật mới, gắn bó nhiều với xã hội” [130, tr 271]
Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa
Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa với quan điểm của Raduginđược NCS áp dụng trong luận án để lý giải hội họa sơn mài tại Tp.HCM cócội nguồn và đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa nội sinh có bảnsắc riêng và phát triển liên tục trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam Nghề sơn đã
có những thay đổi, khi sự xuất hiện do nhu cầu tự thân của người Pháp màđến, phần khác do quy luật giao lưu văn hóa giữa các vùng địa lý khác nhau
mà hình thành Trong lịch sử tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa cáccộng đồng tộc người đã từng diễn ra, “những người Việt đến khai hoang lập ấp
xứ này, họ đi tìm cái mới nhưng không bao giờ tách khỏi cội nguồn tổ tiên,quê hương” [89, tr.244] Những người dân di cư từ vùng này sang vùng khác
Trang 36họ mang theo những thói quen, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, vănhóa truyền thống và cả nghề sơn mài… những tinh hoa văn hóa của mọi miềnđất nước hội tụ về Sài Gòn, để từ đó, đã tạo ra sự đa dạng văn hóa trong lịch
sử mỹ thuật Trải qua hàng trăm năm, mỗi một vùng miền, đã tự bồi đắp nêncho mình những vùng văn hóa - nghệ thuật có những sắc thái và đặc điểmriêng Nếu tiếp nhận văn hóa nói chung, nghệ thuật sơn mài nói riêng từ cáctộc người và từ bên ngoài
33
vào thì trong hướng tiếp cận và nghiên cứu cho thấy, hội họa sơn mài Tp.HCMvẫn tiếp thu từ nghệ thuật sơn mài truyền thống bản xứ, đồng thời có sự ảnhhưởng các phương pháp khoa học của người Pháp mang đến Trong lịch sửcho thấy, hội họa sơn mài tại Tp.HCM có tiếp thu một số kỹ thuật thể hiệncủa các họa sỹ Đông Dương truyền lại, ứng dụng và phối hợp với kỹ thuật sơnmài mỹ nghệ miền Nam Qua đó đã tạo nên một đặc điểm của hội họa sơn màinơi đây, xuất phát từ các làng nghề truyền thống bản địa và các thương nhânđến đây để buôn bán, trao đổi hàng hóa, từ đó, đã đưa đến sự giao lưu văn hóagiữa các vùng miền và các quốc gia trong khu vực
Lịch sử trong quá trình vận động, giao lưu và tiếp biến văn hóa có thểnhận thấy, hội họa sơn mài tại Sài Gòn có những đặc điểm riêng Sài Gòn làcửa ngõ giao lưu văn hóa tự nhiên với các nền văn hóa Đông, Tây và các vùngvăn hóa khác, trong điều kiện như vậy, kể từ khi tiếp xúc, giao lưu và tiếp biếnvới văn hóa các nước, mỹ thuật đã phát triển rất nhanh hơn hẳn các loại hìnhnghệ thuật khác, trong đó hội họa sơn mài đã trở thành ngành phát triển mạnh
và có đặc điểm riêng Từ khi bắt đầu mới hình thành sơn mài đã trải qua mộthành trình phát triển đầy chuyển biến và học hỏi tiếp thu những đúc kết từ cácnghệ nhân ở làng nghề và các họa sĩ trong và ngoài nước, từ các cuộc triển lãmnhóm, triển lãm câu lạc bộ và các dự án của các tổ chức nước ngoài, hoặc triểnlãm Quốc tế Mỹ thuật Sài Gòn “đã gây tiếng vang lớn thể hiện quyết tâm vàtham vọng xây dựng Sài Gòn thành một trung tâm Mỹ thuật của khu vực và
Trang 37thế giới” [62, tr.225] Ngoài ra, các triển lãm là nơi thúc đẩy sự giao thoa vàđổi mới văn hóa, giới thiệu đến công chúng nhiều dạng nghệ thuật mới, nơi
mà sự khám phá và sáng tạo được khuyến khích, và được tôn trọng trong việc
tự do biểu đạt nghệ thuật hiện đại Những sự kiện này không chỉ là cơ hội chocác nghệ sĩ gặp gỡ, hoạt động nghệ thuật và học hỏi lẫn nhau, mà còn đánhdấu một bước ngoặt quan trọng trong phát triển nội dung và hình thức nghệthuật
Bước vào giai đoạn đổi mới, mỹ thuật tại Tp có những học hỏi giao lưu
và tiếp biến như: về phương hướng nội dung và đề tài sáng tác trong đó có hộihọa sơn mài, nghị quyết 05-NQ/TW chỉ rõ:
Hướng văn nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh động, chân thật vàsâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến,trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, cũng như táihiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc Đặc biệt khuyếnkhích các tác phẩm phản ánh về công cuộc đổi mới, thể hiện nổi bậtnhững nhân tố tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu củathời đại; cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa conngười với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên,phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn vì sựhoàn thiện con người [25]
Tự do sáng tác là một điều kiện cần thiết và cốt lõi để sáng tạo ra những
Trang 38tác phẩm hội họa có giá trị cao, vì lẽ đó, từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn chủtrương bảo đảm quyền tự do đó, luôn khuyến khích các họa sĩ khám phá, sángtạo, thúc đẩy những thử nghiệm mạnh mẽ và đa dạng trong sáng tác nghệthuật Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hoạt động sáng tác hội họa sơnmài tại Tp.HCM đã nhanh chóng đem lại những chuyển biến mới, các họa sĩ
đã có những điều kiện thuận lợi tiếp xúc, giao lưu với các nghệ sĩ trên toàn thếgiới bằng con đường trực tiếp, sách báo và viễn thông điện tử, từ đó đã làmthay đổi
Từ những quan điểm trên, NCS áp dụng lý thuyết này trong việc lý giảinhững biến chuyển trong hoạt động sáng tác hội họa sơn mài tại Tp, trải quanhững giai đoạn phát triển, đã tạo ra sự đa dạng trong nghệ thuật, được biểuhiện ở các tác phẩm ngày nay, thông qua nội dung, đề tài, chủ đề, hình thứctạo hình nghệ thuật, chất liệu và kỹ thuật thể hiện
Lý thuyết hình thái học nghệ thuật
Theo M Cagan, nghệ thuật tạo hình là phương tiện để nhận thức thế giới qua
sự sáng tạo của các họa sĩ thông qua hình tượng Các hình tượng nghệ thuậtđược tạo ra qua nhiều hình thức và thể loại nghệ thuật khác nhau, và cho đếnnay vẫn chưa có một ngôn ngữ tạo hình chung nào để biểu đạt nghệ thuật Chỉ
Trang 39có những thể loại, các hình thức tạo hình nghệ thuật cụ thể với đối tượng phảnánh riêng, phương thức phản ánh riêng, có tác động đến thị giác của côngchúng và những người yêu nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật do các họa sĩsáng tạo ra được thể hiện trong một tác phẩm nhất định, thuộc các hình thứctạo hình nghệ thuật, thể loại nhất định Mỗi hình thức tạo hình nghệ thuật
“đều có ngôn ngữ riêng và khả năng biểu hiện riêng” [74, tr.6] Nghệ thuật trởnên vô cùng đa dạng thông qua các hình thức và thể loại khác nhau, mỗi hìnhthức nghệ
36
thuật mang trong đó những cảm xúc đậm nét của từng nghệ sĩ Mỗi thể loạinghệ thuật đều thể hiện và phản ánh sâu sắc cuộc sống và tình cảm riêng củacác nghệ sĩ Tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra về bản chất, đặc điểm của các hìnhthức và thể loại nghệ thuật, cùng những quy luật hình thành và phát triển củanghệ thuật, có ý nghĩa to lớn đối với cả lý luận và thực tiễn Điều này khôngchỉ quan trọng đối với các nghệ sĩ sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển của hội họa sơn mài Sự áp dụng lý thuyết hình thái học của nghệthuật vào nhận diện, phân tích hội họa sơn mài tại Tp.HCM sẽ cho phép NCS
lý giải những quy luật quan trọng của một giai đoạn lịch sử phát triển hội họasơn mài hiện nay
Các hình thức và thể loại tạo hình nghệ thuật đã thể hiện những ý tưởngthẩm mỹ của từng họa sĩ, phản ánh sự phát triển của nghệ thuật sáng tạo theotừng giai đoạn Khả năng biểu cảm của các họa sĩ đã truyền tải các thông điệp
từ cuộc sống vào nội dung, chủ đề và hình thức của các tác phẩm nghệ thuật,thể hiện sự nhạy bén trong quan sát và phản ánh mang tính lịch sử, cũng nhưphản biện xã hội đang phát triển tại Tp.HCM Sự ra đời của các nội dung vàhình thức tạo hình nghệ thuật trong hội họa được xác định bởi nhiều yếu tố,bao gồm sự tương tác văn hóa Đông - Tây đã có tác động và mở ra một giaiđoạn mới trong việc hình thành quan niệm và tư tưởng thẩm mỹ của các họa
sĩ Điều này kết hợp với nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo và cải tiến kỹ thuật, cũng