16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số16 10 thuyết minh Đề tài nhà nước 5 10 2018 bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số
Trang 1Biểu B1-2b-TMĐTXH
08/2017/TT-BKHCN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA
I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: Tổng hợp các kết quả nghiên
cứu và đề xuất kiến nghị với Chính phủ và
các cơ quan có liên quan về những vấn đề
cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò,
bản sắc của ngôn ngữ, chữ viết dân tộc
thiểu số
1a Mã số của đề tài: (đư ợc cấp khi hồ
sơ trúng tuyển)
2 Loại đề tài: Khoa học và công nghệ cấp Quốc gia
Thuộc Chương trình cấp Nhà nước:Những vấn đế cấp bách để bảo tồn và phát huy
vai trò, bản sắc của ngôn ngữ dân tộc thiếu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước: 0 đồng
6 Đề nghị phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: 6.787.900.000 đồng
- Kinh phí không khoán: 467.120.000 đồng
7 Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Ngày, tháng, năm sinh: 12/9/1964 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Chức danh khoa học: Giảng viên cao cấp
Chức vụ: Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học
Trang 2Điện thoại của tổ chức: 024.37674575
Fax: 024.37674575 E-mail: nvhiepseoul@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Viện Ngôn ngữ học
Địa chỉ tổ chức: Số 9 Kim Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
8 Thư ký khoa học:
Họ và tên: TS Nguyễn Thị Phương
Ngày, tháng, năm sinh: 04/02/1983 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Trưởng phòng QLKH&HTQT, Viện Ngôn ngữ học
Điện thoại của tổ chức: 024 37674574 Mobile: 0912805090
Fax : 024 37674574
E-mail: nguyenphuong83qlkh@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Viện Ngôn ngữ học
Địa chỉ tổ chức: Số 9, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
9 Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Ngôn ngữ học
Điện thoại: (84-024) 37674572 Fax: (84-024) 37674572
E-mail: il@vass.gov.vn
Website: www.vienngonnguhoc.gov.vn
Địa chỉ: số 9A, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Số tài khoản: 3713.0.1058755
Tại kho bạc Nhà nước Ba Đình, TP Hà Nội
Cơ quan chủ quản đề tài: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
10 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
1 Tổ chức 1: Học viện Dân tộc
Cơ quan chủ quản: Ủy ban Dân tộc
Điện thoại: 0243.7831662 Fax : 0243.7831662
Địa chỉ: Khu Đô thị Dream Town (Coma6), đường 70, phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS TS Trần Trung (Q Giám đốc)
Số tài khoản: 9527.1.1059147
Tại kho bạc Nhà nước quận Ba Đình, TP Hà Nội
2 Tổ chức 2: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Ngôn ngữ học
Điện thoại: 024 - 35588603 Fax: 024 - 35588603
Trang 3Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên Thủ trưởng tổ chức: GS.TS Phạm Quang Minh
3 Tổ chức 3: Viện Dân tộc học
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Điện thoại: 0243.62730419 Fax: 0243.62730419
Địa chỉ: Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Họ và tên Thủ trưởng tổ chức: PGS TS Nguyễn Văn Minh
1 GS.TS Nguyễn Văn Hiệp Chủ nhiệm đề tài Viện Ngôn ngữ học
2 PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
3 PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
4 TS Nguyễn Thị Phương Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
5 TS Phan Lương Hùng Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
6 TS Nguyễn Tài Thái Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
7 TS Nguyễn Thế Dương Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
8 Ths Trần Thùy An Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
10 TS Vũ Thị Hải Hà Thành viên chính Viện Ngôn ngữ học
THÀNH VIÊN
2 GS.TS Nguyễn Văn Khang Thành viên Viện Ngôn ngữ học
2
Trang 46 TS Lê Thị Lâm Thành viên Viện Ngôn ngữ học
7 Ths Nguyễn Thị Phương Thành viên Viện Ngôn ngữ học
9 Ths Nguyễn Thị Tuyết Mai Thành viên Viện Ngôn ngữ học
12 CN Nguyễn Thị Thanh Hương Thành viên Viện Ngôn ngữ học
15 PGS.TS Đào Thủy Nguyên Thành viên Đại học Thái Nguyên
16 PGS.TS Dương Thu Hằng Thành viên Đại học Thái Nguyên
19 PGS.TS Đào Thanh Trường Thành viên Viện Chính sách & Quản lý
II M C TIÊU, N I DUNG V PH ỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI À PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NG N T CH C TH C HI N ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ổ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ỰC HIỆN ĐỀ TÀI ỆN ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI À PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI T I
12 Mục tiêu của đề tài:
1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài “Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơquan có liên quan về những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của
ngôn ngữ , chữ viết dân tộc thiểu số”thuộc Chương trình "Những vấn đế cấp bách để bảo
tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ dân tộc thiếu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"có
các mục tiêu tổng quát như sau:
1 Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến chữ viết của các dân tộc thiểu số:
- Tổng kết những kết quả của Nhiệm vụ cấp Bộ “Điều tra nghiên cứu chữ viết cổ truyềncác dân tộc thiểu số Việt Nam” do các Viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thựchiện từ 2000-2005 và một số nhiệm vụ khác có liên quan
- Đề xuất về chính sách, pháp luật và giải pháp đối với những vấn đề cấp bách và lâu dàitrong việc sử dụng, cải tiến và xây dựng chữ viết cho các ngôn ngữ dân tộc thiểu số để phùhợp với cảnh huống ngôn ngữ, thái độ, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương và của đất nước
Trang 52 Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các Đề tài thành phần được Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-BKHCN 18/06/2018.
- Tổng hợp, chắt lọc và nâng cao các kết quả nghiên cứu về các vấn đề cấp bách đối vớingôn ngữ các dân tộc thiểu số từ các phương diện: xác định thành phần ngôn ngữ các dântộc thiểu số trong mối quan hệ với vấn đề xác định thành phần dân tộc; hoạt động truyềnthông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt Nam; vấn đề chữ viết của các dân tộc thiểusố; việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số; hoạt động giáo dục ngôn ngữ ở vùngdân tộc thiểu số; chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy
cơ mai một; hoàn thiện chính sách, pháp luật về ngôn ngữ dân tộc thiểu số vì sự phát triểnbền vững của đất nước
- Đề xuất cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước về ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số, nhằm bảo tồn và phát huy vai trò củangôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển bền vững đất nước
- Kiến nghị cụ thể tới Chính phủ và các cơ quan có liên quan chuẩn bị cho việc xây dựngLuật Ngôn ngữ (đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số)
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Điều phối và chỉ đạo các đề tài nhánh, với các công việc cụ thể như sau:
- Định hướng về cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cho các đềtài nhánh Xây dựng cơ sở lí luận và bộ máy khái niệm chung, thống nhất cho cả cụm đềtài để chỉ đạo phối hợp các đề tài hướng vào thực hiện mục tiêu chung là bảo tồn và pháthuy vai trò, bản sắc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bềnvững đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- Triển khai các nội dung nghiên cứu của cụm đề tài: thống nhất về hệ thống các kháiniệm, thuật ngữ về ngôn ngữ học, về chính sách, về luật học, văn bản pháp quy và lập phápngôn ngữ;
- Tập huấn và đào tạo những người tham gia các đề tài nhánh về các phương pháp
và kỹ năng điều tra nghiên cứu nói chung, đặc biệt là các phương pháp điều tra xã hộihọc, ngôn ngữ học xã hội cần thiết để thực hiện đề tài
- Điều phối các hoạt động của cụm đề tài; là đầu mối tiếp cận và phối hợp được các cơquan có liên quan (Ủy ban Dân tộc Trung ương, Viện Dân tộc học, Viện Ngôn ngữ học,Viện Hán Nôm, Viện KHXH Nam Bộ, Viện KHXH Tây Nguyên và Miền Trung ) trongviệc tổ chức thực hiện
2.2 Điều tra và tổng kết nghiên cứu một số vấn đề về chữ viết các dân tộc thiểu số
Trang 6Việt Nam.
- Điều tra và nghiên cứu về thực trạng chữ viết hệ Latinh (đặc điểm cấu trúc, tìnhhình sử dụng, thái độ nguyện vọng của đồng bào dân tộc) của các dân tộc thiểu số ở ViệtNam
- Tổng kết những kết quả của Nhiệm vụ cấp Bộ “Điều tra nghiên cứu chữ viết cổ truyềncác dân tộc thiểu số Việt Nam” do các Viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thựchiện từ 2000-2005 và một số nhiệm vụ khác có liên quan
- Đánh giá kết quả việc thực hiện quyết định 53/CP ngày 22/02/1980 của Hội đồngChính phủ về chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với chữ viết các dân tộc thiểu số ởViệt Nam
- Nghiên cứu và đề xuất về chính sách, pháp luật và giải pháp đối với những vấn đề cấpbách và lâu dài trong việc sử dụng, cải tiến và xây dựng chữ viết cho các ngôn ngữ dân tộcthiểu số để phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ, thái độ, nguyện vọng của đồng bào dân tộcthiểu số, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương và của đất nước
2.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các Đề tài thành phần được Bộ trưởng Bộ Khoahọc và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-BKHCN ngày 18/06/2018
2.3.1 Tổng kết và đề xuất kiến nghị trên cơ sở kết quả các đề tài nhánh và kết quả củaviệc nâng cao, điều tra bổ sung thực trạng và thái độ đối với các hệ thống chữ viết La Tinhcủa ngôn ngữ dân tộc thiểu số
- Khái quát tình hình nghiên cứu các vấn đề cấp bách về ngôn ngữ, chữ viết dân tộcthiểu số ở Việt Nam;
- Thực trạng những vấn đề cấp bách về ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ởnước ta hiện nay dưới tác động của các nhân tố ngoài ngôn ngữ;
- Kiến nghị những định hướng về chính sách, giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy vai trò,bản sắc ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu sốgóp phần phát triển bền vững đất nước 2.3.2 Nâng cao kết quả nghiên cứu thông qua việc khái quát hoá các vấn đề lí luận
và thực tiễn liên quan đến quyền con người, quyền ngôn ngữ; việc bảo tồn và phát triển sự
đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ; xung đột tộc người và xung đột ngôn ngữ; và luật pháp hoánhững vấn đề về ngôn ngữ dân tộc thiểu số; đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướngbiến động đối với vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiếu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bềnvững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế:
- Đánh giá tác động của các yếu tố ngoài ngôn ngữ (thể chế chính trị, lịch sử, quyền
Trang 7con người, phát triển bền vững, sự phát triển chức năng xã hội, vấn đề xung đột dân tộc vàngôn ngữ, vấn đề toàn cầu hóa, sự phân bố ngôn ngữ - tộc người và vấn đề sinh thái ngônngữ) tới thực trạng những vấn đề cấp bách về ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số;
- Đánh giá tác động của các yếu tố cấp bách về ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc phạm
vi nghiên cứu của chương trình tới các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và khuvực phù hợp với các mục tiêu 2015 - 2030 của Liên hợp quốc;
- Dự báo xu hướng biến động và những vấn đề đặt ra về thực trạng cảnh huống ngônngữ và sự thay đổi của chúng ở Việt Nam - một nhân tố giữ vai trò quyết định tới chínhsách ngôn ngữ - hướng tới việc đề xuất cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc thiểu số nói chung và ngôn ngữdân tộc thiểu số nói riêng nhằm bảo tồn và phát huy vai trò của ngôn ngữ, chữ viết các dântộc thiểu số; góp phần phát triển bền vững đất nước phù hợp với các mục tiêu của Liên hợpquốc và Chính phủ Việt Nam (theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017của Chính phủ)trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
13 Tình trạng đề tài:
Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
14 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài:
14.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Do đặc điểm của một đề tài chung mang tính chỉ đạo phối hợp, tổng hợp, nângcao của cả hệ thống 6 đề tài nhánh, cũng như việc kiến nghị chính sách đối với ngônngữ dân tộc thiểu số của chương trình liên quan đến các vấn đề của 6 đề tài là một thểthống nhất không thể tách rời nên việc tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vựccủa đề tài này không thể theo các vấn đề của từng đề tài được Vì vậy, việc tổng quancủa đề tài Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các
cơ quan có liên quan về những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắccủa ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số sẽ đi theo một cách khác hơn Đó là:
14.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, vấn đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số luônđược quan tâm trong mối quan hệ với ngôn ngữ quốc gia Nhận rõ tầm quan trọng củangôn ngữ đối với sự hình thành và phát triển quốc gia, nhà nước của mỗi quốc gia đều
Trang 8chú trọng tới các vấn đề ngôn ngữ, từ đó xây dựng các chính sách ngôn ngữ dân tộcphù hợp với cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của mỗi quốc gia Có thể nói trong nhiềuthập kỷ của thế kỷ XX và các thập kỷ của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biếnđộng: đó là: sự sụp đổ của Liên Xô, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về kinh tế, sựphát triển vũ bão của khoa học – kỹ thuật, chương trình phát triển bền vững thiên niên
kỷ với 8 mục tiêu, chương trình phát triển bền vững với 17 mục tiêu từ năm 2015 –
2030 của Liên hợp quốc,… nên việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các quốcgia đa dân tộc, đa ngôn ngữ cũng có nhiều thay đổi cả về phương diện lý luận, cách tiếpcận, phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu Điều đó dẫn đến sự thay đổitrong chính sách và lập pháp về ngôn ngữ, đặc biệt là đối với ngôn ngữ các tộc ngườithiểu số
Cho đến nay, vấn đề ngôn ngữ dân tộc/tộc người thiểu số ở các quốc gia đa dântộc, đa ngôn ngữ, đa tộc người thường được các nhà nghiên cứu trên thế giới bàn đếnrất nhiều và luận điểm xuất phát của họ cũng rất khác nhau Tuy nhiên, ta vẫn có thểthấy được cơ sở lí luận và thực tiễn chung nhất của họ khi bàn về những vấn đề liênquan tới ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Rất nhiều nhà khoa học ở Nga, Trung Quốc, Mĩ
và các nước trên thế giới đã bàn về vai trò của ngôn ngữ, về quyền ngôn ngữ cũng nhưquyền văn hóa trong bối cảnh rộng hơn là vấn đề quyền con người hay nhân quyền(Human Rights) Đó là: Vấn đề quyền con người, trong đó có quyền văn hóa và quyền
có ngôn ngữ của dân tộc mình và mỗi cá nhân trong cộng đồng đó gắn với vấn đề sinhthái ngôn ngữ học dưới ảnh hưởng của thể chế chính trị ở mỗi quốc gia Vì vậy, các nhàkhoa học cũng như các quốc gia trên thế giới thường chú trọng nghiên cứu các vấn đềchính sau đây:
- Vấn đề ngôn ngữ tộc người thiểu số gắn liền với quyền con người, quyền bảo
vệ ngôn ngữ văn hóa của cư dân bản địa Điều này liên quan chặt chẽ tới vấn đề xácđịnh thành phần tộc người/dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và gắnvới vấn đề về quyền tự quyết dân tộc, quyền văn hóa trong đó có quyền sử dụng ngônngữ (và chữ viết) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (trong giao tiếp xã hội, tronggiáo dục, trong truyền thông, ) Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ nhằm một mặt đảmbảo cho người dân tộc thiểu số phát huy được tiếng mẹ đẻ của mình, mặt khác đảm bảoquyền lợi và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữ quốc gia
- Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia với ngôn ngữ các dân tộc thiểu
Trang 9số trên cơ sở vấn đề quyền có ngôn ngữ của dân tộc thiểu số/ dân tộc bản địa sẽ gópphần vào sự phát triển bền vững của đất nước Chính điều đó sẽ góp phần giải quyếtnhững vấn đề xung đột ngôn ngữ/tộc người (tiếng mẹ đẻ của các tộc người thiểu số),mối quan hệ về vị thế, chức năng của ngôn ngữ quốc gia (hay ngôn ngữ chính thức,ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ giao tiếp chung) với ngôn ngữ các tộc người từ mọiphương diện của đời sống xã hội Về mặt chính sách ngôn ngữ, đó là làm sao để sự bảo
vệ, phát triển và hiện đại ngôn ngữ quốc gia không làm phương hại đến vị thế, chứcnăng của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của ngườidân đối với ngôn ngữ quốc gia và quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết mẹ đẻ của dân tộcmình Chính giải quyết mối quan hệ này sẽ góp phần vào việc bảo tồn ngôn ngữ tộcngười có quá ít người sử dụng
- Do sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ (3.0 thời kỳ cuối thế kỷ XX vàđầu thế kỷ XXI, và hiện nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0) ngày càng tạo
ra một thế giới phẳng Chính điều này đã tác động tới việc bảo tồn và phát huy vai trò,chức năng của ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ
Đó chính là vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến việc các ngôn ngữ có ítngười sử dụng trên thế giới đang đứng trước nguy cơ biến mất Sự phát triển của khoahọc và toàn cầu hóa từ một phương diện khác lại tạo ra một xã hội thông tin, giúp chonhà khoa học có thể ứng dụng các thành tựu khoa học để góp phần bảo tồn ngôn ngữcác dân tộc có ít người sử dụng thông qua việc xây dựng các bộ sách công cụ, sách giáokhoa phục vụ cho giáo dục ngôn ngưc tộc người thiểu số
Chính vì những thay đổi của bối cảnh xã hội, các nhà khoa học đang cố gắngtiến tới giúp đảng, nhà nước cầm quyền những chủ trương, đường lối và những giảipháp đối với vấn đề đa ngữ tại các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ
Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới khi nói tới các vấn đề trên trong việc xácđịnh thành phần ngôn ngữ thường rất khác nhau Vấn đề xác định thành phần ngôn ngữ
và vấn đề xác định thành phần dân tộc sẽ liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu hoạtđộng giao tiếp ngôn ngữ, vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc, vấn đề hoạt độngtruyền thông, vấn đề chữ viết của các dân tộc thiểu số, vấn đề nghiên cứu chính sách vàcác giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, cũngnhư việc đề xuất chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số vì sự phát triển bềnvững Vì vậy, ở Liên Xô trước đây, do ảnh hưởng từ quan điểm của Stalin nên vấn đề
Trang 10dân tộc thời kì xô viết mà chính Liên Xô đã chịu những thất bại trong vấn đề dân tộc vàthành phần ngôn ngữ dân tộc, trong chính sách dân tộc - ngôn ngữ (Asaev, M.I., 1979).Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều học giả Nga cũng như trên thế giới đã tổng kết chínhsách ngôn ngữ - dân tộc ở Liên Xô, lên tiếng phê phán chính sách ngôn ngữ dân tộc ởLiên Xô cũ Đến thời kì hậu Xô viết thì nhiều vấn đề về chính sách ngôn ngữ, trong đó
có chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc ở Cộng hòa liên bang Nga cũng như nhiều nướccộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đã có nhiều thay đổi căn bản từ cách tiếp cận đếnviệc ban hành chính sách Điều đó có thể thấy trong các bài viết của nhiều nhà khoahọc Nga và trên thế giới, như của Baskakov, A.N (1997), Isaev, M.I (1992),Kazakevich, O.A (1997), Soltsev, V.M & Mikhal’chenko, V.Ju (1997), Sabatkoev,R.B (1997), Tumanjan, E.G (1997)… Hoặc có những tác giả (Kondrashkina, E.A.,1979) lại bàn về thực chất chính sách đối với các dân tộc ở Trung Quốc, nơi được coi là
có chính sách ngôn ngữ công khai nhưng thực chất lại là chính sách ngôn ngữ ẩn (chínhsách ngôn ngữ không công khai) Ở quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóanày, nhiều dân tộc - ngôn ngữ được gộp chung vào một dân tộc - ngôn ngữ, dẫn đến sựmất đi của các ngôn ngữ - dân tộc nhỏ hơn Năm 2000, Trung Quốc đã thông qua LuậtNgôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia Tuy nhiên đến nay có không ít những dân tộc ởTrung Quốc đã rời bỏ tiếng mẹ đẻ của mình để sử dụng tiếng Hán Quan thoại do chínhsách ngôn ngữ của quốc gia này
Trong nghiên cứu của các học giả phương Tây như May (2001), Fishman(2002), Mac Giolla Chríost (2003), Joseph (2004), David & Govindasamy (2017)…,vấn đề xác định thành phần ngôn ngữ ở mỗi quốc gia có liên quan chặt chẽ với việc xácđịnh thành phần dân tộc ở đó và liên quan tới các chính sách ngôn ngữ và chính sách vềngôn ngữ dân tộc thiểu số ở quốc gia trong mối quan hệ với ngôn ngữ quốc gia hayngôn ngữ chính thức ở quốc gia đó Chẳng hạn, đó là vấn đề chính sách ngôn ngữ ởmột số quốc gia khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia,Philippines, Thái Lan, Lào,… những quốc gia có cảnh huống ngôn ngữ tương tự như ởViệt Nam nhưng chính sách ngôn ngữ của các quốc gia này lại rất khác nhau Nhiềucông trình của các học giả trên thế giới đã phân tích, lí giải vì sao ở Malaysia đã chuyển
từ ngôn ngữ quốc gia là tiếng Melayu (bahasa Melayu) thành tên gọi tiếng Malaysia(bahasa Malaysia) Thực chất cái gọi là tiếng Malaysia (bahasa Malaysia) và tiếngMelayu (bahasa Melayu) ở Malaysia chỉ là một ngôn ngữ duy nhất Sở dĩ chính phủ
Trang 11Malaysia buộc phải đổi tên ngôn ngữ quốc gia vì sự phản ứng của cư dân các tộc ngườikhông phải Melayu Còn như trường hợp ở Singapore thì lại khác bởi người ta theochính sách hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa trong điều kiện cư dân người Hán (Hoa)chiếm tỉ lệ đa số trong thành phần dân tộc ở quốc gia này Singapore chấp nhận có 4ngôn ngữ chính thức là: tiếng Melayu, tiếng Hán (Hoa), tiếng Tamil và tiếng Anh,nhưng chỉ có tiếng Melayu là ngôn ngữ quốc gia Trong số bốn ngôn ngữ chính thứctrên thì tiếng Anh lại là ngôn ngữ thông dụng nhất.
Trong khi đó, tại một số quốc gia khác ở lục địa Đông Nam Á như Thái Lan,Lào thì chính sách ngôn ngữ lại có nhiều sự khác biệt Đó chính là chính sách Đại Tháihay Thái hóa của Thái Lan và chính sách Lào hóa của Lào Trong bối cảnh đa tộcngười, đa ngôn ngữ, đa văn hóa thì ở các quốc gia này thực thi chế độ giáo dục chỉ dạybằng tiếng Thái (ở Thái Lan) và tiếng Lào (ở Lào) nên hầu như ngôn ngữ các dântộc/tộc người thiểu số phi gốc Thái (Tai) tại đây không có cơ hội để phát triển (Morev,L.N., 1994/1997) Điều đó dẫn đến khá đông cư dân các dân tộc/tộc người thiểu sốkhông nắm được ngôn ngữ quốc gia Nguyên nhân chính là do sự thu hẹp phạm vi sửdụng của ngôn ngữ các dân tộc/tộc người thiểu số
Ở Thái Lan, vấn đề chuẩn ngôn ngữ quốc gia do Học viện Hoàng gia quy định.Tại quốc gia này chỉ có khái niệm Dân tộc (Nation - State) mà thôi chứ không có phânchia Dân tộc/tộc người thiểu số (Minority Ethnic) cụ thể Đối với vấn đề ngôn ngữ tộcngười thiểu số, trong một số năm gần đây, dường như chính phủ Thái Lan nhận rachính sách ngôn ngữ Đại Thái có những khiếm khuyết nên đối với ngôn ngữ các tộcngười không đông người sử dụng, nhà nước không cấm việc chế tác chữ viết, phátthanh trên sóng phát thanh bằng tiếng tộc người thiểu số, và thậm chí chúng có thểđược dạy trong trường học Song nhà nước Thái Lan không khuyến khích việc này Cácđịa phương có thể làm riêng cho địa phương mình, và thậm chí các đài tư nhân cũng cóthể làm nếu họ có thể Còn đối với một số ngôn ngữ có quá ít người sử dụng đang đứngtrước nguy cơ tiêu vong hay tiềm ẩn nguy cơ tiêu vong, nhà khoa học có thể nghiên cứu
để bảo tồn chúng Họ có thể làm chữ viết, phổ biến chữ viết cho tộc người đó vì mụcđích khoa học và bảo tồn ngôn ngữ Chẳng hạn, Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Vănhóa Châu Á (RILCA) thuộc Trường đại học Mahidol có nhiệm vụ nghiên cứu ngônngữ, văn hóa, truyền thông và Phát triển Ở Thái Lan đã có nhóm nghiên cứu và thựchành để bảo vệ các (15) ngôn ngữ có nguy cơ mai một trong tổng số 70 ngôn ngữ tộc
Trang 12người thiểu số ở Thái Lan
Có thể nói, những công trình ở nước ngoài về vấn đề chính sách đối với ngônngữ dân tộc thiểu số ở các quốc gia trên thế giới và khu vực cho ta những bài học thực
tế trong việc định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách và đề xuất chính sách phùhợp với cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam Tất cả những điều này liên quan trực tiếptới quyền con người (bao gồm cả quyền của cư dân bản địa cũng như quyền văn hóa,trong đó có quyền ngôn ngữ), tới vấn đề xung đột dân tộc và ngôn ngữ khi mà chứcnăng của ngôn ngữ quốc gia làm suy giảm nghiêm trọng chức năng xã hội của các ngônngữ dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với các ngôn ngữ có số người sử dụng ít Đây lại làvấn đề bảo tồn sự đa dạng về ngôn ngữ - tộc người,… Ngoài ra, trong bối cảnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và vấn đề toàn cầu hóa thì việc biến mất củacác ngôn ngữ dân tộc sẽ là sự báo động cho Việt Nam hiện nay
Từ thực tiễn của tình hình thế giới về các vấn đề quyền con người chúng ta cầnnhìn nhận vấn đề thành phần ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam Có thể thấy rằng: phầnlớn các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ngôn ngữ dân tộc/tộc người thiểu số ởViệt Nam thường ít khi đề cập trực tiếp đến số lượng cụ thể các ngôn ngữ, mà thườngchỉ đề cập đến số lượng ngôn ngữ của từng nhóm, từng nhánh, chi, từng họ cụ thể, khi họ tiến hành phân loại các ngôn ngữ của tiểu nhóm, nhóm, tiểu chi, chi, ngữ hệ, theo quan hệ cội nguồn hoặc phân loại theo dân tộc học-ngôn ngữ Vì vậy mà số lượngcác ngôn ngữ dân tộc/tộc người thiểu số ở Việt Nam được phản ánh ở một số ít các tàiliệu nước ngoài đã đề cập đến số lượng không giống nhau (Barbara F Grimes trongcông trình Ethnologue Volume I Languages of the World , 2000, xuất bản lần thứ 14;Jerold A Edmondson và Kenneth J Gregerson (2007) trong The languages of Vietnam,Mosaic and expansion; Ito Masako, 2013, Politics of Ethnic Classification in Vietnam;http://www.ethnologue.com/country/VN của SIL, 2017,…) Có thể nói hầu hết cáccông trình, bài viết nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ởViệt Nam không đưa các tiêu chí phân loại cũng như chứng minh được sự phân chiacác ngôn ngữ, phương ngữ
- Ở nước ngoài, các nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dântộc/tộc người thiểu số thường tập trung vào các vấn đề nhưvị thế, chức năng của cácngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ; Đó là lựa chọn ngôn ngữ trong nước làm ngôn ngữquốc gia (hoặc chính thức) hay ngôn ngữ thực dân Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào
Trang 13cảnh huống ngôn ngữ của mỗi quốc gia cụ thể (Nikolskij, N.B 1976, 1982) Đó còn làvấn đề sự lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp trong xã hội đa ngữ, việc nghiên cứu sử dụngngôn ngữ trong các phạm vi, bối cảnh giao tiếp xã hội khác nhau, với các giai tầng xãhội khác nhau và cả tác động của nó đến cơ hội sự nghiệp và việc thăng tiến của ngườidùng (xem Evans, 1987; Rampton, 2017) Tại các cộng đồng đa ngữ ở vùng dân tộcthiểu số, người giao tiếp phải tùy vào phạm vi, môi trường mà lựa chọn ngôn ngữ Songchính vấn đề vị thế, chức năng các ngôn ngữ trong một quốc gia nhiều khi cũng dẫn tớivấn đề xung đột ngôn ngữ hoặc xung đột dân tộc có nguy cơ từ sự đồng hoá về ngônngữ, như trường hợp của Trung Quốc mà Heberer (2017) đã phân tích Điều này liênquan trực tiếp tới vấn đề thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ Ở vùng dân tộcthiểu số của quốc gia đa ngữ, người giao tiếp ngôn ngữ đứng trước việc lựa chọn ngônngữ và sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp với phạm vi, môi trường giao tiếp.
Và bên cạnh đó là hệ quả của trạng thái sử dụng ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ Do quátrình đô thị hóa và toàn cầu hóa nên đa ngữ xã hội là trạng thái phổ biến Do sự tiếp xúcngôn ngữ nên đã có sự ảnh hưởng, vay mượn lẫn nhau giữa các ngôn ngữ cả về cấu trúccũng như sự giao thoa về ngôn ngữ và văn hóa Chính điều đó dẫn đến sự cạnh tranh,xung đột, chèn ép trong việc sử dụng ngôn ngữ
Tình hình sử dụng ngôn ngữ xuyên biên giới cũng là một vấn đề đáng lưu ýnhưng lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu (Elugbe, 1998;Ndhlovu, 2013) Ở bất cứ quốc gia nào, ngôn ngữ được sử dụng ở các vùng biên giới,nơi có sự giao lưu mạnh mẽ giữa các tộc người, các nền văn hoá và các ngôn ngữ, đềudiễn ra khá đa dạng và phức tạp Tại châu Phi, chẳng hạn, các biên giới thuộc địa đượccác cường quốc châu Âu thiết lập sau Hội nghị Berlin năm 1884–1885 đã phân chia rấtnhiều nhóm sắc tộc và cộng đồng nói các ngôn ngữ châu Phi Thế nhưng, cái gọi là
"các ngôn ngữ xuyên biên giới" lại là một thuật ngữ gây tranh cãi bởi người nói chúngkhông tự phân chia biên giới Tuy nhiên, nó lại phản ánh đúng cái thực tế đa dạng củanhiều ngôn ngữ châu Phi Một số ngôn ngữ xuyên biên giới đáng chú ý gồm Berber(trải dài trên phần lớn vùng Bắc Phi và một số phần của Tây Phi), Somali (trải dài trênhầu hết vùng Horn of Africa), tiếng Swahili (nói ở vùng Great Lakes của châu Phi),Fula (ở Sahel và Tây Phi) và các ngôn ngữ Luo (ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia,Kenya, Tanzania, Uganda, Nam Sudan và Sudan)
- Ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, nhà nước nào cũng phải có chính sách
Trang 14ngôn ngữ nói chung, chính sách giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng,phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ ở đất nước mình và ở mỗi khu vực cụ thể trong quốcgia cũng như với mỗi loại hình chữ viết của các dân tộc cụ thể Chính vì vậy, các nhàngôn ngữ học cũng như các nhà giáo dục học, dân tộc học nói riêng, ở các nước đãtham gia tích cực vào công tác xây dựng chính sách ngôn ngữ, trong đó có chính sáchgiáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Đặc biệt đáng chú ý là các báo cáo của cácchuyên gia quốc tế được các tổ chức như WB, UNICEF, UNESCO mời tham dự khitiến hành các Dự án về giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, đã chỉ ranhững mặt đã làm được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết Gần đây (tháng9/2015), Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainble Development Goals: SDG) đã đượcHội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững tại New York thông quaChương trình Nghị sự toàn cầu đến năm 2030 Các mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế Liên HiệpQuốc đã đề ra các mục tiêu này và xúc tiến với tên gọi Các Mục tiêu Toàn cầu về Pháttriển Bền vững, để thay cho Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã hết hạn vào cuốinăm 2015 193 quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh này sẽ thực hiện Các Mục tiêuPhát triển Bền vững từ năm 2015 đến năm 2030 thay thế cho Mục tiêu phát triển thiênniên kỉ (MDG) trước đây Ở mục tiêu 4 của chương trình nhấn mạnh tới Đảm bảo giáodục chất lượng Đó là Mục tiêu đến năm 2030 tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục bậctiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng Để đảm bảo giáo dụcchất lượng thì vấn đề giáo dục ngôn ngữ là một công việc hết sức quan trọng.
Về vấn đề giáo dục ngôn ngữ có thể kể đến các công trình của một số học giảnước ngoài, như:Các quan hệ dân tộc - ngôn ngữ ở nước Nga trong giai đoạn hiện nay(1992) và bài Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ ở Liên bang Nga Trạngthái và viễn cảnh (1997) của Solntsev,V.M & Mikhal'chelko, V.Ju Đặc biệt là còn cóhàng loạt các bài viết khác của các nhà ngôn ngữ học Nga A.N Baskakov; A.N.Bitkeeva và V.A Kozhemiakina; M.I Isaev; E.A Kondrashkina; T.B Kriuchkova; I.V.Samarina, v.v…về giáo dục ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Nga.Chính vì vậy,Isaev, M.I khẳng định: “Một trong những nhân tố được huy động nhằm kìm hãm sựtiêu vong của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là giảng dạy tiếng mẹ đẻ trong trường học”
và “Thời gian sẽ cho thấy việc giảng dạy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở trường học sẽ
có hiệu quả đến nhường nào đối với việc bảo tồn các ngôn ngữ này”
Trang 15Trong công tác giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, các nhà khoa họcNga Solnsev, V.M và Mikhal'chenko, V.Yu đã chỉ ra cần phải chú ý khắc phục 2khuynh hướng tiêu cực:
Một là, "chủ nghĩa hư vô ngôn ngữ" Điều đó được bộc lộ ở một bộ phận cư dâncủa một dân tộc thiểu số nhất định không muốn biết và không muốn sử dụng tiếng mẹ
đẻ chỉ vì nó "không có uy tín xã hội" Do đó khi dạy tiếng mẹ cho người dân tộc thiểu
số cũng cần tăng cường giáo dục các cư dân dân tộc thiểu số có lòng tự tôn, yêu quýtiếng mẹ đẻ của mình
Hai là, “chủ nghĩa bành trướng ngôn ngữ” Đó là ý đồ vô căn cứ nhằm mở rộngchức năng xã hội của một ngôn ngữ chỉ trong một thời hạn ngắn mà thiếu sự chuẩn bịchu đáo cho điều này
Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số người takhông thể không đề cập đến vấn đề giáo dục song ngữ bởi vì đây là lí thuyết quan trọng
để dạy ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số đa dân tộc và đa ngữ
Theo Edwards (1981), "Giáo dục song ngữ không chỉ đơn thuần là sự thực hiệnviệc áp dụng các lí thuyết và nghiên cứu vào các tình huống đời thực Nó còn là sự thựchiện chính sách xã hội và ý thức hệ xã hội" Mackey chỉ ra rằng, Giáo dục song ngữ đãtồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác từ cách đây trên 5000 năm
Giáo dục song ngữ ở Mĩ đã ra đời từ giữa thế kỉ XIX (khoảng 1830 trở đi) khicác trường đại học Anh - Đức được tổ chức bởi các cộng đồng tiếng Đức sống ở Ohio,Dakota, Pensilvania, Missrouri, Minnesota và Wisconsin (Kloss,1977; Schlossman,1983)
Các nhà ngôn ngữ học nước ngoài bàn nhiều về vấn đề các biến thể của giáo dụcsong ngữ Thường có sự phân biệt mục đích của Giáo dục song ngữ duy trì và Giáo dụcsong ngữ chuyển đổi Giáo dục song ngữ chuyển đổi nhằm mục đích thay đổi đứa trẻ từngôn ngữ gia đình, ngôn ngữ thiểu số sang ngôn ngữ ưu thế, ngôn ngữ đa số Mục đíchsau nó là sự đồng hoá về mặt văn hoá và xã hội hướng về ngôn ngữ đa số Ngược lại thìGiáo dục song ngữ duy trì lại cố gắng duy trì và phát triển ngôn ngữ thiểu số ở đứa trẻ,củng cố ý thức bản sắc văn hoá, khẳng định các quyền của một dân tộc thiểu số trongmột quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình giáo dục song ngữ cho trẻ em học sinhdân tộc thiểu số tùy thuộc vào mục đích và mức độ sử dụng ngôn ngữ thứ nhất (L1) và
Trang 16ngôn ngữ thứ hai (L2) trong mỗi chương trình Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hìnhgiáo dục song ngữ cho trẻ em HS dân tộc thiểu số tùy thuộc vào mục đích và mức độ sửdụng ngôn ngữ thứ nhất (L1) và ngôn ngữ thứ hai (L2) trong mỗi chương trình Chẳnghạn, người ta thường nói tới một số mô hình giáo dục song ngữ như:
a) Mô hình giáo dục song ngữ chuyển tiếp (Transition bilingual educationmodel) là mô hình sử dụng tiếng mẹ đẻ (với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất: L1) của trẻ
em dân tộc thiểu số làm ngôn ngữ giảng dạy ban đầu để trẻ không bỏ tụt lại ở các mônhọc khác trong khi học tiếng phổ thông (với tư cách là ngôn ngữ thứ hai: L2) Như vậy,mục đích chính của mô hình này là giúp trẻ chuyển tiếp sang lớp học chỉ dùng tiếngphổ thông của học sinh đa số mà thôi Đây là một mô hình đã được tổ chức SIL(Summer Institute of Linguistics) giúp Chính phủ Việt Nam cộng hòa biên soạn hàngloạt sách giáo khoa dạy tiếng mẹ đẻ cho HS dân tộc thiểu số Và chính SIL đã từng tổchức dạy thí điểm một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nhiều tỉnh thuộc miền Nam ViệtNam trước năm 1975 Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với sự giúp đỡ củaUNICEF cũng đang tiến hành thực nghiệm một chương trình như vậy đối với học sinhMông (ở Lào Cai), học sinh Gia Rai (ở Gia Lai), học sinh Khơ Me (ở Trà Vinh) Nămhọc 2013 - 2014, chương trình này đã kết thúc lứa HS thực nghiệm đầu tiên theo họctrong 6 năm (từ năm học 2008 - 2014)
b) Mô hình giáo dục song ngữ hai chiều (Dual bilingual education model) là môhình giúp trẻ em dân tộc thiểu số nói tiếng phổ thông với tư cách là L2 hay là L1 đểchúng đều trở thành những người có năng lực sử dụng tốt cả hai ngôn ngữ (L1 và L2).Như vậy, mục đích chính của mô hình này là giúp trẻ em dân tộc thiểu số trở thànhnhững cá nhân song ngữ văn hóa khi chúng đã trưởng thành
c) Chương trình Ngôn ngữ đôi (Dual Language Program) là mô hình giáo dụcsong ngữ mà học sinh có thể được học theo hai cách:
- Thứ nhất, các môn có nội dung học bằng L2 đòi hỏi GV song ngữ hiểu đượcnhững câu hỏi mà HS hỏi bằng L1 nhưng phải trả lời chúng bằng L2;
- Thứ hai, các giờ học tiếng đối với L1 giúp các em nâng cao kĩ năng viết và các
kĩ năng tư duy bậc cao bằng tiếng mẹ đẻ (L1) để rồi các kĩ năng này sẽ được chuyển disang tiếng phổ thông (L2) về sau này
Như vậy, mục đích chính của mô hình này là: thông qua kĩ năng sử dụng L1 đểlàm cầu nối mà giúp trẻ chuyển sang kĩ năng sử dụng L2
Trang 17d) Mô hình giáo dục song ngữ phát triển (Developmental Bilingual Education)
là mô hình giảng dạy được thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ (L1) của trẻ trong một thời giankhá dài, kèm theo giảng dạy bằng tiếng phổ thông (L2) Mục tiêu của mô hình này làphát triển năng lực song ngữ ở cả hai thứ tiếng
Các tác giả Otheguy & Otto (1979) phân biệt duy trì nguyên trạng và duy trìphát triển đã mở rộng sự phân biệt này và cung cấp 10 ví dụ về những mục đích khácnhau của Giáo dục song ngữ Các tác giả này đã miêu tả 10 loại hình Giáo dục songngữ với rất nhiều các tiểu loại biến thể
Colin Baker chỉ ra rằng đối với trẻ em thiểu số ngôn ngữ, trường học là tác nhân
cơ bản nhằm phát triển ngôn ngữ di sản, bẩm sinh, gia đình của các em Khi một đứatrẻ thiểu số ngôn ngữ bước vào trường mẫu giáo hay tiểu học, sự phát triển ngôn ngữthứ nhất cần phải được chính thức đề cập, bất chấp việc đứa trẻ đó có năng lực phù hợptuổi tác ở ngôn ngữ gia đình hay không Trong khi sự phát triển của ngôn ngữ thứ nhấtthông qua học tập là vấn đề quan trọng đối với cả trẻ em thiểu số lẫn đa số, thì bối cảnhdân tộc thiểu số thường là những lí do bổ sung giải thích cho việc phải chăm sóc cẩnthận ngôn ngữ bẩm sinh" Các nhà nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ cho rằng: Khi dạytiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, đồng bào dân tộc thiểu số nóichung, thì cần dạy cả chữ viết cho họ Bởi vì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: "Ở bất
cứ nơi nào mà sự giao tiếp khẩu ngữ được thực hiện bằng ngôn ngữ thiểu số và các vănbản đọc viết ở ngôn ngữ đa số, thì ở đó ngôn ngữ thiểu số ít có cơ hội tồn tại", và "Khảnăng đọc viết trong ngôn ngữ thiểu số sẽ giúp cho truyền thống và văn hoá của cộngđồng thiểu số đó được khẳng định và tái sản sinh"
Vào những năm cuối thế kỉ XX, vấn đề giáo dục song ngữ được bàn khá nhiều,đặc biệt là vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số và coi đó là cầunối sang học ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ Sở dĩ có được bướcchuyển này là vì sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ hóa trong giáo dục dựa trêncách nhìn thấu đáo hơn về sự đa dạng ngôn ngữ và sự phân công chức năng giữa cácngôn ngữ Nhiều quốc gia châu Âu trước đây chỉ giảng dạy đơn ngữ như Anh và TâyBan Nha đã bắt đầu chấp nhận giảng dạy song ngữ trong các vùng dân tộc thiểu số Ví
dụ, luật ngôn ngữ của Wales năm 1967 đã hợp pháp hoá việc giảng dạy bằng tiếngWales song song với tiếng Anh, khiến cho giáo dục song ngữ được phát triển ở khắp xứWales (Baker 1991) Hiến pháp Tây Ban Nha (1978) cũng thừa nhận các ngôn ngữ
Trang 18Catalan, Basque và Galician là những ngôn ngữ chính thức và được sử dụng để giảngdạy (bắt buộc) trong nhà trường (Siguan 1988) Ở bên ngoài châu Âu, nhiều quốc giatrước đây đã chủ trương đàn áp các ngôn ngữ bản địa, ví dụ như trường hợp tiếngMaori ở New Zealand, nay đã bắt đầu thay đổi chính sách Từ năm 1984, tiếng Maori
đã được sử dụng như một phương tiện giảng dạy Hay như ở Philippines, sau nhiềunăm chỉ giảng dạy bằng tiếng Anh, Hiến pháp năm 1972 đã thừa nhận cả tiếng Anh vàtiếng Filipino đều là những ngôn ngữ chính thức, và hợp thức hoá chính sách giáo dụcsong ngữ bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Filipino (Sibayan 1991) Tại Canada, Luật ngônngữ năm 1967 thừa nhận cả tiếng Pháp và tiếng Anh đều là những ngôn ngữ chính thức
và bắt đầu từ năm 1970, Canada chính thức ủng hộ các chương trình giáo dục song ngữ(Cummins 1992) Ở Mĩ, sau một giai đoạn nghiêm cấm giảng dạy bằng các ngôn ngữkhác ngoài tiếng Anh (kể cả việc dạy như một ngoại ngữ), bắt đầu từ những năm 1960,
“Luật giáo dục song ngữ” lại được Quốc hội Hoa Kì thông qua (năm 1968) tiếp sau
“Luật về các quyền công dân” (1964)
Báo cáo của UNICEF năm 1999 cũng đưa ra những luận điểm tương tự như:
"Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng học sinh sẽ học đọc và nắm được các kĩnăng học tập khác nhanh hơn, khi các em được học bằng tiếng mẹ đẻ Các em cũng họcđược ngôn ngữ thứ hai nhanh hơn so với các học sinh được dạy đọc ban đầu bằng mộtngôn ngữ không quen thuộc Dạy học bằng tiếng mẹ đẻ ngay từ đầu là chiến lược quantrọng để giúp hơn 130 triệu trẻ em không đến trường được học tập - và giúp các emthành công"
Liên quan tới vấn đề quyền con người, quyền của cư dân bản địa, quyền văn hóatrong đó có quyền ngôn ngữ thì vấn đề truyền thông dân tộc thiểu số (Ethnic media/minority media) và truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (ethnic minoritymedia) có vai trò hết sức quan trọng Ở đó có nhiều vấn đề như: ngôn ngữ trong truyềnthông dân tộc thiểu số; đối tượng thụ hưởng các sản phẩm truyền thông; các hình thứcxuất bản ấn phẩm truyền thông; cũng như các yếu tố liên quan Bên cạnh đó, các nhànghiên cứu cũng chỉ ra kinh nghiệm truyền thông ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở một sốquốc gia như Mĩ, hay một số quốc gia châu Âu, Australia, Trung Quốc,…
Vấn đề nghiên cứu các ngôn ngữ có nguy cơ mai một từ lâu đã trở thành vấn đềquan tâm của các nhà ngôn ngữ học thế giới Điều này liên quan trực tiếp tới các vấn đềquyền con người, vấn đề sinh thái ngôn ngữ, vấn đề tác động của việc phân định chức
Trang 19năng ngôn ngữ trong quốc gia, khu vực cũng như giáo dục ngôn ngữ,… Thuật ngữngôn ngữ nguy cấp (Endangered Languages) đã trở nên phổ biến trên thế giới Đã từng
có nhiều nhà ngôn ngữ học như P Ladefoged (1992), K Schroder (1995), A.Grenoble& Whaley (1998), D Wunderlich (1998), M Brenziger (2007), L.J Whaley(2009), C Moseley (2010) P.K Austin và J Sallabank (2011), Thomason (2015),Filipović và Pütz (2016) đều bàn tới vấn đề các ngôn ngữ nguy cấp Theo các nghiêncứu của UNESCO thì một ngôn ngữ có nguy cơ mai một khi người nói nó không còn
sử dụng hoặc ít sử dụng nó và sử dụng trong ít lĩnh vực hơn Báo cáo của tổ chứcWorld Watch đã cảnh báo về nguy cơ biến mất của hàng ngàn ngôn ngữ trên thế giớivào cuối thế kỉ XXI Thomason (2015) thậm chí còn đưa ra cảnh báo đáng quan ngạihơn khi cho rằng đến cuối thế kỉ này, phần lớn 7000 ngôn ngữ đang được nói trên toànthế giới ngày nay sẽ biến mất Nhân ngày "Tiếng mẹ đẻ quốc tế" (21/12), UNESCOcông bố kết quả nghiên cứu cho rằng sẽ có thể mất 6.000 ngôn ngữ trên thế giới Nettle
và Romaine (2000) ước tính một nửa số ngôn ngữ trên thế giới đã bị mất trong khoảng
500 năm qua Còn Crystal (2000) cho rằng trong khoảng 100 năm trở lại đây cứ haituần lại có một ngôn ngữ bị biến mất Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, nguy cơtiêu vong của nhiều ngôn ngữ đã được nêu ra trong công trình của Matisoff (1991)
Hiện nay ngoài một số tổ chức lớn nghiên cứu về các ngôn ngữ có nguy cơ maimột còn có nhiều tổ chức khoa học khác cũng quan tâm đến các ngôn ngữ có nguy cơmai một, như Viện sinh ngữ về ngôn ngữ nguy cấp, Hội Địa lí quốc tế Hoa Kì, tổ chứcThe World Oral Literature Project của Đại học Cambridge, của Viện Phát triển và Xóa
mù chữ ngôn ngữ bản địa Canada (Canadian Indigenous Languages Literacy andDevelopment Institute), Trong số các công việc đã triển khai, đáng chú ý là việc thiếtlập một bộ altas về các ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong, chẳng hạn như công trình củaMoseley (2010, 2012), Wurm (2001)… Đặc biệt, dự án nghiên cứu nổi tiếng làCatalogue of Endangered Languages (ELCat) đã lên được danh mục các ngôn ngữ cónguy cơ tiêu vong trên toàn thế giới một cách có hệ thống Cuốn sách vừa được ra mắtnăm 2018 có nhan đề “Cataloguing the World's Endangered Languages” là một nguồntra cứu toàn diện và tổng thể từ những thông tin xác thực và các nghiên cứu sâu về cácngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong
Đã từng có nhiều miêu về các bình diện khác nhau của nhiều ngôn ngữ dântộc/tộc người thiểu số, kể cả các sách công cụ: sách dạy-học tiếng, từ điển song/đa ngữ
Trang 20tả do các nhà nghiên cứu của SIL thực hiện Hiện nay người ta đặc biệt chú ý đến Sách
đỏ về các ngôn ngữ nguy cấp ở các quốc gia trên thế giới Trong Từ điển bách khoa thưthế giới về các ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong (Encyclopedia of the World'sendangered languages) khi nói về các ngôn ngữ ở Đông và Đông Nam Á thì chínhDavid Brenlly đã nhắc tới các ngôn ngữ có nguy cơ mai một ở Việt Nam dựa trên tìnhhình dân số và tình hình sử dụng các ngôn ngữ này Tuy nhiên các dữ liệu mà tác giảđưa ra đã quá cũ so với hiện tại Gần đây, có một số công trình đã được xuất bản trênthế giới về các ngôn ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là một số công trình về tiếng Xinh-mun,
Pu Péo, La Ha, trong chương trình hợp tác Việt - Xô và Việt - Nga
Còn ở Nga, Hoa Kì, Australia,… trong chính sách ngôn ngữ và văn hóa thì mỗiquốc gia lại có những chủ trương xây dựng chính sách ủng hộ việc mở rộng và nângcao năng lực song ngữ Chính phủ ủng hộ việc giảng dạy các ngôn ngữ bản địa ở nhữngvùng khác nhau cũng như các ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ quốc gia Còn ở khuvực châu Á và Đông Nam Á, các nước Trung Quốc, Malayssia, Thái Lan, Singapore,…đều có những chính sách riêng liên quan tới vấn đề giáo dục song ngữ, trong đó có vấn
đề ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một Người ta thường nói tới các biệnpháp bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ mai một là: Vấn đề kế hoạch hóa ngôn ngữ vàxây dựng chính sách cho những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; Xâydựng chữ viết và biên soạn các bộ sách công cụ cho những ngôn ngữ dân tộc thiểu số
có nguy cơ mai một; Biên soạn sách giáo khoa, ngữ pháp cho những ngôn ngữ có nguy
cơ mai một; Tiến hành dạy-học những ngôn ngữ có nguy cơ mai một; Xây dựng ngânhàng dữ liệu phổ biến ngôn ngữ bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo tồncác ngôn ngữ có nguy cơ mai một Tuy nhiên điều quan trọng là: Xây dựng chữ viết vàbiên soạn các bộ sách công cụ cho những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ maimột; Biên soạn sách giáo khoa, ngữ pháp cho những ngôn ngữ có nguy cơ mai một;Tiến hành dạy-học những ngôn ngữ có nguy cơ mai một như thế nào, ở phạm vi mức
độ nào là vấn đề cần được thảo luận kĩ đối với từng dân tộc cụ thể Đây chính là vấn đềkhó khăn nhất
Ở nước ngoài, chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ là một trong nhữngvấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Các nhà ngôn ngữ học xãhội nổi tiếng thế giới đã từng có nhiều công trình về vấn đề chính sách ngôn ngữ, cảnhhuống ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ của các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Có thể
Trang 21kể đến Ferguson, C.A (1962, 1968, 1979), Fishman, J.A (1962, 1968, 1971, 1978,…),Fishman, J.A., Ferguson, C.A., Gupta, J Das (1968), Chen Yuan (1982), Isaev, M.I(1991), Christina, B.P (1988, 1992), Gak, V.G (1993), A Chaedar Alwasilah (1997),Điêu Á Bình (2006) Nhưng công trình về chính sách và lập pháp ngôn ngữ xuất bảngần đây hơn như của Wright (2016), Block (2018) lại nhấn mạnh đến các thách thứccủa vấn đề này trong bối cảnh toàn cầu hoá, chẳng hạn như kinh tế, sự bất bình đẳng…
Một số công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ ở một số quốc gia cónhiều nét tương đồng với Việt Nam đã được Viện Ngôn ngữ học tuyển chọn, dịch vàgiới thiệu Trong hai công trình vừa nêu, bên cạnh một số bài viết chung mang tính líluận, phần lớn các bài viết đều tập trung làm rõ những nội dung cơ bản liên quan đếncảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở một số quốc gia như: Liên bang Nga, TrungQuốc, Philipines, Canada, Do cảnh huống ngôn ngữ của mỗi quốc gia có những đặcđiểm khác nhau nên chính sách ngôn ngữ của họ cũng không giống nhau
Đã từng có không ít những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu nướcngoài viết về vấn đề chính sách ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp, tức thực chất là kế hoạchhóa ngôn ngữ: địa vị và bản thể các ngôn ngữ) ở Việt Nam Còn thực tế hầu như ít cónhững công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá chính sách vàtác động của chính sách tới các chủ thể được hưởng lợi từ chính sách ngôn ngữ và ngônngữ dân tộc thiểu số nói riêng ở Việt Nam
14.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Khi bàn về vấn đề chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nhiều tác giả đãbàn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với ngôn ngữ và ngônngữ dân tộc thiểu số nói riêng đã có từ những năm 1930 và 1945, đặc biệt từ sau hòabình lập lại ở miền Bắc (1954) Song các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam chỉbắt đầu quan tâm từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỉ XX Có thể nói, việc nghiêncứu chính sách ngôn ngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói riêng chỉ thực sự từ sau khichuyên ngành Ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam được hình thành (1984) và thực tếđang ở giai đoạn những bước đi ban đầu Đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số thì hầunhư mới chỉ nghiên cứu các bình diện cấu trúc, còn các vấn đề về ngôn ngữ học xã hội(trong đó có vấn đề chính sách) chưa được nghiên cứu nhiều cho dù trước đó đã có cácvăn bản của Chính phủ về vấn đề chữ viết dân tộc thiểu số (Nghị định số 206/CP ngày27/11/1961; Quyết định 153/CP ngày 20/ 8 /1969; Quyết định 53/CP ngày 22 /2 /1980;
Trang 22Nghị định 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010
Trên thực tế, trong khoảng 30 năm trở lại đây, cùng với sự hình thành và pháttriển của chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội, vấn đề nghiên cứu chính sách ngôn ngữ(từ phương diện lý luận lẫn thực tiễn) ở nước ta mới thực sự được quan tâm và nghiêncứu một cách bài bản và có hệ thống hơn Nhiều cơ quan nghiên cứu, giảng dạy ngônngữ học đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan tới chính sách đối với ngônngữ dân tộc thiểu số Đã có những công trình, bài viết mang tính lý luận về chính sáchđối với ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói riêng của các cơ quannghiên cứu và các cá nhân, như: Hoàng Tuệ, Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành,Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Khang, Trần Trí Dõi,… Nhiều hội nghị, hội thảo khoahọc quốc gia và quốc tế do các Bộ, ngành, các cơ quan đào tạo và nghiên cứu liên quantới vấn đề dân tộc thiểu số và ngôn ngữ dân tộc được tổ chức và đã thu được những kếtquả đáng khích lệ về vấn đề chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số, đặc biệt lànhững tác động của chính sách đối với các cơ quan, ban ngành, nhất là các đối tượngthụ hưởng chính sách đó Chẳng hạn, Hội thảo khoa học "Ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữdân tộc và phát triển" (5/1993) do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia(nay là Viện Hàn lâm KHXHVN) tổ chức tại Hà Nội, Hội thảo chuyên đề về Giáo dụcngôn ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam (11/1993) do ViệnKhoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội vàNhân văn quốc gia) tổ chức tại Nha Trang; Hội nghị Tổng kết công tác bảo tồn và pháthuy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (11/2006) do Ủy ban Dân tộc tổ chức tại HàNội; các hội thảo Quốc tế do Viện Ngôn ngữ học, các trường đại học tổ chức trong một
số năm gần đây Đã có hàng chục đề tài các cấp, hàng trăm công trình, bài viết về vấn
đề chính sách ngôn ngữ hoặc liên quan tới chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số(vấn đề thành phần ngôn ngữ - tộc người; sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số;giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số; chữ viết các dân tộc thiểu số; vấn đề cácngôn ngữ nguy cấp, ) ở Việt Nam Trong những năm gầm đây, một vài tác giả đãmạnh dạn nhìn nhận, đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách trong các côngtrình, đề tài khoa học các cấp và có những kiến nghị lên cấp có thẩm quyền về vấn đề
tổ chức thực hiện chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số Nhìn lại những hệthống đề tài các cấp, các công trình, bài viết ở trong nước có liên quan đến việc nghiêncứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như vấn đề xây dựng chính sách và
Trang 23thực thi chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:
14.1.2.1 Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam
Trong mấy chục năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp, đặc biệt là các
đề tài Nhà nước, đề tài điều tra, đề tài cấp Bộ, cũng như nhiều đề tài khoa học cấptỉnh/thành về ngôn ngữ dân tộc thiểu số được thực hiện và đã đưa lại những kết quả hếtsức đáng lưu ý Các thành tựu này đã được tổng kết trong báo cáo Nghiên cứu ngônngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong 30 năm qua (Đoàn Văn Phúc, 2015) Đó là kếtquả của những đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các công trình nghiên cứu ở một sốviện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các cơ sở nghiêncứu, giảng dạy ngôn ngữ ở các trường đại học, cao đẳng, và ở các địa phương trong cảnước Đó là việc đẩy mạnh điều tra nghiên cứu cơ bản ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.Đáng lưu ý nhất là các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu ngôn ngữ DTTS, vềchính sách ngôn ngữ do Viện Ngôn ngữ học chủ trì thực hiện Đó là: Dự án tổng thể vềđiều tra cơ bản ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam (1994 - 1999); đề tài khoa họccấp Nhà nước (1998-2000) về Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ; nhánh chương trình Điều tra nghiên cứu ngôn ngữdân tộc thiểu số góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam (2001 - 2006); cácchương trình khoa học cấp Bộ: Những vấn đề cơ bản về chính sách ngôn ngữ của ViệtNam đến năm 2020 (2009 - 2010); Luận cứ khoa học của việc xây dựng Luật ngôn ngữ
ở Việt Nam (2011 - 2012) Đó còn là những đề tài khoa học được thực hiện tại Đại họcQuốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Đại họcThái Nguyên,… Có thể kể đến đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐHQG Hà Nội những nămcuối thế kỉ XX và đã được tổng kết công bố trong công trình Thực trạng giáo dục ngônngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam - Những kiến nghị và giải pháp(Trần Trí Dõi, 2004); đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ,văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc(2004 - 2005) do Trường Đại học Sư phạmThái Nguyên chủ trì; đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục đồng bào Khơ Me doTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM thực hiện Một phầnkết quả nghiên cứu của đề tài này được thể hiện trong công trình Vấn đề giáo dục đồngbào Khmer đồng bằng sông Cửu Long (Đinh Lê Thư chủ biên, 2005) Ngoài ra cònhàng loạt đề tài, dự án các cấp được thực hiện ở Viện NNH, Viện Từ điển học và Bách
Trang 24khoa thư, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ hay các trường đại học, cao đẳngkhác trong cả nước Các đề tài, công trình đã này nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộcthiểu số về các bình diện cấu trúc, quan hệ cội nguồn, loại hình, ngôn ngữ học - xã hội,khái quát chung về vấn đề cảnh huống ngôn ngữ, xây dựng chữ viết và biên soạn các bộsách công cụ, giáo dục ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông,… Có thể kể tớirất nhiều đề tài, công trình, cuốn sách về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Namtrong mấy chục năm qua đã đóng góp đáng kể vào việc hoạch định chính sách ngônngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số
Một trong những thành tựu đáng lưu ý chính là phục vụ nhu cầu của xã hội, như:xác định thành phần ngôn ngữ - tộc người góp phần xác định thành phần dân tộc ởViệt Nam Điều này thấy rõ trong Báo cáo tổng kết Dự án điều tra tổng thể các ngônngữ DTTS ở Việt Nam (1994 - 1999) Đã có 50 ngôn ngữ, phương ngữ, thổ ngữ thuộc
5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái-Kađai, Mông - Dao, Hán - Tạng ở 18 tỉnh, thànhtrong cả nước được điều tra, khảo sát, nghiên cứu Còn chương trình Điều tra nghiêncứu ngôn ngữ DTTS góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam (2001 - 2006)cũng điều tra nghiên cứu thu thập tư liệu của hơn 40 ngôn ngữ, phương ngữ, thổ ngữDTTS ở Việt Nam Hay một số dự án cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc mà Viện Ngôn ngữhọc trực tiếp thamgia thực hiện trong năm 2011, như: Điều tra cơ bản xác định thànhphần nhóm người Cao Lan (thuộc Sán Chay) hoặc năm 2013, như: Điều tra, nghiên cứutiếng Ca Dong để xác định thành phần dân tộc người Ca Dong (hiện thuộc dân tộc XơĐăng); Điều tra bổ sung, nghiên cứu tiếng Pa Cô, Chil, Giẻ, Triêng, Tà Mun thuộc dântộc Ta Ôi, Cơ Ho, Giẻ - Triêng, Xtiêng góp phần xác định thành phần dân tộc; Điều tra,nghiên cứu ý thức tự giác ngôn ngữ-tộc người của cộng đồng Nguồn góp phần xác địnhthành phần dân tộc của người Nguồn ở Việt Nam; Điều tra cơ bản ý thứ tự giác tên gọitộc người Vân Kiều (thuộc dân tộc Bru- Vân Kiều) góp phần xác định thành phần dântộc ở Việt Nam Có thể nói những thành tựu trên của giới ngôn ngữ học Việt Nam khinghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc là hết sức đáng trân trọng và quý báu
14.1.2.1 Những hạn chế trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ởViệt Nam
a) Các đề tài nghiên cứu, các công trình chưa tiếp cận được những vấn đềmới trong lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu
số ở Việt Nam Các đề tài, công trình ít quan tâm tới những vấn đề quyền con người,
Trang 25quyền của cư dân bản địa, quyền có ngôn ngữ văn hóa dân tộc, vấn đề mục tiêu pháttriển bền vững thiên niên kỷ, Có thể nói các công trình, đề tài chỉ mới chú trọng đếnviệc miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ từ các bình diện cấu trúc, quan hệ cội nguồn, loạihình, xã hội ngôn ngữ học, xây dựng chữ viết, biên soạn sách công cụ để dạy-học ngônngữ dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc, Tuy đã có không ítnhững công trình, bài viết về vấn đề thành phần ngôn ngữ - tộc người: số lượng, thànhphần ngôn ngữ của các họ, chi, tiểu chi, nhóm, tiểu nhóm song chưa có công trình nào
có đầy đủ phương pháp, thủ pháp khi nghiên cứu vấn đề trên
b) Nhiều vấn đề cấp bách của xã hội chưa được giải quyết một cách thấuđáo Đó chính là vấn đề xác định thành phần ngôn ngữ góp phần xác định thành phầndân tộc Có thể nói hầu hết các đề tài, công trình ở lĩnh vực này, chủ yếu bàn về thànhphần ngôn ngữ của các nhánh, nhóm trong các họ và mối quan hệ giữa các phương ngữ,ngôn ngữ trong các nhóm ngôn ngữ Chẳng hạn: Đề tài Điều tra cơ bản ngôn ngữ dântộc thiểu số Việt Nam (1994 - 1999, nghiệm thu 2000) cho rằng ở Việt Nam có 87 ngônngữ dân tộc thiểu số thuộc 5 ngữ hệ khác nhau: Nam Á, Tai - Ka Đai, Hmông - Miền(Mèo - Dao), Nam Đảo và Hán -Tạng Còn đề tài “Điều tra, nghiên cứu ngôn ngữ dântộc thiểu số góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam” (2001 - 2005) do ViệnNgôn ngữ học thực hiện Dựa vào các tiêu chí so sánh từ vựng và ý thức tự giác ngônngữ (và phần nào đó về sự cách tân ngữ âm, lịch sử tộc người), đề tài đưa ra kết luận vềthành phần ngôn ngữ của 27 thứ tiếng, trong đó đáng lưu ý là nhiều phương ngữ, thổngữ của nhiều nhóm tộc người trước đây thì nay được coi là những ngôn ngữ riêng,hoặc là phương ngữ của ngôn ngữ khác Thực ra, về cơ bản, kết quả điều tra của đề tàiĐiều tra, nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số góp phần xác định thành phần dân tộc ởViệt Nam (2001 - 2005) chỉ khác hơn so với đề tài 1994 - 1999 là bổ sung thêm việcxác định lại một số trường hợp ngôn ngữ-tộc người mà thôi
Trên tư liệu điều tra của Đề tài Điều tra cơ bản ngôn ngữ dân tộc thiểu sốViệt Nam (1994 - 1999, nghiệm thu 2000) và đề tài Điều tra, nghiên cứu ngôn ngữ dântộc thiểu số góp phần xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam (2001 - 2005, nghiệmthu 2006) nhóm tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông đã tổngkết và đưa ra danh mục 89 ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong cuốn sách Ngônngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Những vấn đề chung) (Nguyễn HữuHoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông 2013; tr 51-58) Có thể nói có rất ít công trình,
Trang 26bài viết của các đề tài, nhóm tác giả hay tác giả khi viết về vấn đề xác định số lượng,thành phần ngôn ngữ ở Việt Nam vận dụng một cách đầy đủ các phương pháp, thủpháp nghiên cứu xác định ngôn ngữ với phương ngữ, thổ ngữ Như chính nhóm tác giảNguyễn Hữu Hoành thừa nhận: “Do chỗ tư liệu điều tra chưa đầy đủ, cơ sở lí luận vàphương pháp nghiên cứu chưa hoàn thiện và phù hợp với thực tế ngôn ngữ ở Việt Nam,nên danh sách này mới chỉ là bước đầu, cần phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, hoàn thiệnthêm” (Nguyễn Hữu Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông 2013; tr 50) Chính vì vậy màvấn đề xác định thành phần dân tộc ở nước ta hiện vẫn còn bị để lửng Không ít (23)các dân tộc, nhóm tộc người có yêu cầu xác định lại thành phần dân tộc, 11 dân tộc,nhóm tộc người đề nghị nghiên cứu xác định lại tên gọi và cách viết tên dân tộc.
c) Về việc bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ có nguy cơ mai một ở Việt Namchưa được quan tâm đúng mức Hiện nay ở nước ta, theo các báo cáo và bài viết về tìnhhình sử dụng ngôn ngữ của một số tộc người, nhóm tộc người đang có nguy cơ tiêuvong, song các nghiên cứu để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc/nhóm tộc người này còn ít được nghiên cứu Đặc biệt là có nhiều tiếng mẹ đẻ của nhiềunhóm tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (tiếng nói của các nhóm tộc người: A Rem, MãLiềng, Khạ Phoọng/Kri, Mày, Sách,… thuộc dân tộc Chứt; Cuối, Đan Lai – Li Hà,…thuộc dân tộc Thổ; tiếng Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu,…) tiếng Pà Thẻn, Lô Lô, La Ha, PuPéo, La Chí thuộc các ngữ hệ Thái - Ka Đai hay Hán Tạng Hoặc có những ngôn ngữtuy được nghiên cứu ít nhiều nhưng chưa có các giải pháp và các biện pháp đề xuấtchính sách (xây dựng được văn bản pháp quy cấp cao) để bảo tồn, duy trì và phát triểnchúng
d) Về nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, thực ra tuy
có không ít các công trình, bài viết, các luận án song nhiều vấn đề chưa được nghiêncứu một cách đầy đủ và thấu đáo (kể cả các công trình, bài viết của các tác giả NguyễnVăn Khang, Trần Trí Dõi, ) Một vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay là vấn đề pháttriển bền vững trên cơ sở của quyền con người trong đó có quyền sử dụng, lựa chọnngôn ngữ giao tiếp xã hội, vấn đề quan hệ thân tộc, ngôn ngữ-tộc người xuyên biêngiới, vấn đề toàn cầu hóa cũng như vấn đề xung đột tộc người gắn với xung đột ngônngữ ở vùng dân tộc cần được đặt ra một cách đầy đủ hơn Các công trình, bài viết trướcđây thường mới chỉ nói tới việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc là: tiếng mẹ đẻ củadân tộc - tiếng dân tộc thiểu số khác - tiếng Việt hay tiếng mẹ đẻ của dân tộc - tiếng
Trang 27Việt mà chưa quan tâm tới việc sử dụng một ngôn ngữ của một hay một số tộc người ởbên kia biên giới Chẳng hạn, cư dân Khơ Me ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sửdụng tiếng mẹ đẻ của mình trong quan hệ giao tiếp tộc người xuyên biên giới Cư dânmột số dân tộc ở Tây Nguyên, Trung Bộ sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với một sốtộc người ở Campuchia, Lào, Đó là vấn đề cư dân một số dân tộc thiểu số ở một sốtỉnh miền núi biên giới phía bắc lại sử dụng tiếng Quan Hỏa, một thứ tiếng QuảngĐông pha trộn (với một ngôn ngữ khác?) để giao tiếp với các dân tộc hay các tộc ngườikhác Đây chính là vấn đề cần được quan tâm giải quyết bởi nó liên quan tới bảo đảm
an ninh quốc gia, một vấn đề của sự phát triển bền vững
e) Về vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có thể nói
đã có rất nhiều hoạt động cũng như có khá nhiều đề tài, công trình, bài viết về giáo dụcngôn ngữ cho cư dân các dân tộc thiểu số ở khắp mọi vùng miền trong cả nước Songnhìn lại ta thấy có không ít vấn đề cần được xem xét
Trước hết là vấn đề giáo dục tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số:
Đối với giáo dục tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường thì có nhiều vấn đềđặt ra Đó là năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh phổ thông ở bậc Tiểu học hạnchế và rất thấp Thực tế chúng ta cũng chưa có những chương trình điều tra, khảo sátnăng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh ở bậc Tiểu học với các kĩ năng: nghe, nói,đọc, viết (trừ một vài đề tài do Viện Ngôn ngữ học thực hiện trong mươi năm gần đây)
Bộ Giáo dục đã từng có rất nhiều chương trình, mô hình dạy tiếng Việt cho học sinhdân tộc (từ bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) song cũng chưa thể khẳngđịnh mô hình nào đưa lại năng lực sử dụng tiếng Việt tốt hơn cho học sinh dân tộc
Còn đối với giáo dục tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số nói chung thì thực tếnhiều cuộc điều tra về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc cho thấy: Năng lựcsong ngữ của phần lớn cư dân các dân tộc là: tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt chỉ là năng lựcsong ngữ tự nhiên mà thôi Đa số cư dân các dân tộc chỉ có kĩ năng nói và nghe (chỉ cóthể sử dụng để trao đổi được một vài vấn đề của đời sống hay giao tiếp thông thường)chứ không có đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết (kể cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt) Tỉ lệngười mù chữ quốc ngữ của cư dân nhiều dân tộc là khá cao Thực tế chúng ta chưa cónhững cuộc điều tra trên diện rộng và sâu về năng lực sử dụng tiếng Việt của cư dâncác dân tộc một cách đầy đủ Tư liệu điều tra của một số công trình, đề tài cho biết: trừmột số dân tộc thiểu số ở phía Bắc (Tày, Nùng, Mường) và một vài dân tộc ở phía nam
Trang 28(như người Chăm Đông ở Ninh Thuận, Bình Thuận) có năng lực song ngữ tương đốikhá, còn tình trạng mù chữ Quốc ngữ là tương đối phổ biến ở nhiều vùng dân tộc thiểu
số Vấn đề xóa nạn mù chữ quốc ngữ cho cư dân các dân tộc có lẽ chỉ là các kế hoạch
và những kết quả được báo cáo chỉ là trên giấy mà thôi, còn thực tế lại hoàn toàn khác
Tư liệu điều tra ở một số dân tộc đã cho thấy rõ điều đó (Các đề tài cấp Bộ do ViệnNgôn ngữ học thực hiện: Bức tranh toàn cảnh các ngôn ngữ ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộthuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2009-2010;Giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường
ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, mã số CT09-13-06, Vấn đề giáodục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sử dụng các ngôn ngữ tiểu nhóm Chăm - Trường hợptiếng Ê Đê, Đề tài cấp Bộ 2011 - 2012; Vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sửdụng một số ngôn ngữ tiểu nhóm Chăm ((Gia rai, Ra glai, Chu ru) ở Việt Nam hiệnnay: Thực trạng, giải pháp, kiến nghị, Đề tài cấp Bộ 2013 - 2014, và một số bài viết củaĐoàn Văn Phúc đã công bố (2013, 2014, 2015,…)
Ngoài việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh, cán bộ, cư dân, thì vấn đề quantrọng nhất là giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc Có thể nói Bộ Giáo dục trướcđây và hiện nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng khá nhiều loại mô hình, nhiềuchương trình khác nhau để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, cũng như dạy tiếng mẹ
đẻ cho học sinh dân tộc song dường như chưa có một mô hình, chương trình nào chứng
tỏ được ưu thế của nó trong việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Về các cơ sởgiáo dục, mô hình giáo dục, vấn đề phương pháp giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số,đội ngũ giáo viên dạy ngôn ngữ dân tộc thiểu số, đối với những loại chữ viết khácnhau của mỗi dân tộc cũng như việc nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngôn ngữ ởvùng dân tộc còn có nhiều việc cần phải tiếp tục nghiên cứu
Thứ hai là vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ cho người dân tộc (bao gồm cả học sinhcác dân tộc) Đã có rất nhiều hoạt động và những công trình, bài viết về giáo dục tiếng
mẹ đẻ cho người dân tộc và học sinh các dân tộc Tày-Nùng cũng như những bài học rút
ra từ những thất bại này Đó còn là những công trình, bài viết về giáo dục tiếng mẹ đẻcho cư dân Chăm Đông ở các địa phương: Ninh Thuận và Bình Thuận (tỉnh Thuận Hảicũ), cho người Chăm Tây ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh Đócòn là những bài viết về giáo dục ngôn ngữ cho cư dân các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba
Na, Mông, Thái, Hoa, Khơ Me, Bên cạnh việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trongnhà trường, còn có việc giáo dục ngôn ngữ cho người dân tộc ở các cơ sở giáo dục
Trang 29ngoài công lập (trong nhà thờ, chùa, ở các thôn ấp) cho cư dân các dân tộc Chăm, Khơ
Me hay cư dân theo đạo ở các vùng khác nhau Tuy nhiên thực tế các điều tra cho thấy:
tỉ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ tiếng mẹ đẻ là phổ biến ở các dân tộc Khơ Me,Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Hoa,
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chỉ thị 38/CT-TTg về giáo dục tiếng dân tộcthiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc và miền núi
Thứ ba, vấn đề giáo dục ngoại ngữ ở vùng dân tộc thiểu số hiện rất ít đượcnghiên cứu một cách bài bản Nếu có công trình nào đó thường chỉ nghiên cứu giáo dụcngoại ngữ ở các vùng đồng bằng, thành phố mà thôi
Về Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt Nam cònnhiều điều cần phải được nghiên cứu, xem xét thêm Thực tế chưa thấy có những cuộcđiều tra về việc thụ hưởng, nhu cầu thụ hưởng và thái độ của đồng bào dân tộc thiểu sốkhi tiếp nhận các thông tin trong truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc cho chính họ.Bên cạnh đó là vấn đề năng lực của cán bộ (kể cả cán bộ quản lí), các cộng tác viên khithực hiện các chương trình truyền thông bằng tiếng dân tộc còn thiếu và yếu cả sốlượng lẫn chất lượng (có những phát thanh viên không biết chữ dân tộc mình hay chữcủa ngôn ngữ sử dụng); cơ sở vật chất của các cơ sở thực hiện công tác truyền thông;
đó là vấn đề sử dụng phương ngữ nào của ngôn ngữ dân tộc trong truyền thông; các môhình và phương thức truyền thông đa dạng còn hạn chế cũng là vấn đề cần quan tâmnghiên cứu Chẳng hạn, đó là vấn đề sự đa dạng của truyền thông bằng nhiều hình thức:phát thanh truyền hình, sử dụng báo ảnh, pa-nô, khẩu hiệu, quảng cáo,… Nhiều cơ sởtruyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc chưa có đủ các điều kiện vật chất tối thiểu để thựchiện các chương trình Đặc biệt các công trình nghiên cứu về truyền thông bằng ngônngữ dân tộc thiểu số còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng
Về Nghiên cứu chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số
có nguy cơ mai một ở Việt Nam là một điều rất đáng bàn để thực hiện quyền con người(kể cả quyền của cư dân bản địa) nhằm bảo tồn sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, bảo
vệ các nguồn “gien ngôn ngữ” quý hiếm ở Việt Nam cũng như khu vực Đã có một số ítcông trình, bài viết về vấn đề các ngôn ngữ có nguy cơ mai một song chủ yếu chỉ lànhững bài viết mang tính khái quát, còn những tư liệu về các ngôn ngữ này mới chỉ làdạng tư liệu được thu thập (tuy rằng trong đó có một số tư liệu đã được số hóa hay xuấtbản) Chúng ta chưa có các chính sách, biện pháp để có thể giúp cho cư dân các dân
Trang 30tộc/ tộc người sử dụng các ngôn ngữ có nguy cơ mai một này xây dựng chữ viết, biênsoạn các bộ sách công cụ để dạy cho các “trí thức” của dân tộc đó và để các dân tộc này
có thể tổ chức các lớp học tại thôn bản dạy cho cư dân của dân tộc sử dụng được thứchữ viết đó bên cạnh tổ chức các hoạt động văn hóa đặc trưng của các tộc người này.Thực tế hiện chúng ta chưa có chương trình, đề tài nào khảo sát về thực trạng các ngônngữ thuộc diện có nguy cơ mai một cũng như biên soạn các bộ sách công cụ cho cácngôn ngữ này Vấn đề quan trọng cần xác định và làm rõ về lí luận cũng như thực tiễn
ở Việt Nam là: nghiên cứu để bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ mai một hay chỉ nghiêncứu thu thập tư liệu, xây dựng hệ thống dữ liệu (Database) rồi để các ngôn ngữ đó maimột và biến mất trong tương lai không xa ? Thực tế vấn đề số lượng các ngôn ngữ cónguy cơ mai một này phụ thuộc khá nhiều vào vấn đề xác định thành phần ngôn ngữdân tộc với vấn đề xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Vê vấn đề Nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về ngôn ngữ dân tộcthiểu số vì sự phát triển bền vững của đất nước đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo, côngtrình, bài viết về vấn đề chính sách ngôn ngữ từ nhiều phương diện khác nhau Có thểnói, các đề tài chương trình nghiên cứu ở các cấp về chính sách ngôn ngữ do ViệnNgôn ngữ học hay các cơ quan nghiên cứu khác, cũng như các nhà nghiên cứu khác(Nguyễn Văn Lợi, Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Khang…) thực hiện cũng mới chỉ tổngkết, đánh giá những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chính sáchngôn ngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số, đánh giá việc thực thi chính sách ngôn ngữ vàngôn ngữ dân tộc thiểu số qua kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ, kế hoạch hóa bản thể vàngôn ngữ, như: vấn đề chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vấn đề ngônngữ, chữ viết và giáo dục tiếng Việt trong nhà trường, vấn đề xây dựng và sử dụng chữviết cho các dân tộc thiểu số, sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong đời sống xã hội, nghiêncứu ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số, vấn đề cải tiến, xây dựng và sử dụng chữviết các dân tộc,… Qua tất cả những hội nghị, các cuộc hội thảo khoa học, các côngtrình, bài viết nghiên cứu liên quan tới vấn đề chính sách ngôn ngữ (từ những cách tiếpcận, phương diện khác nhau và ở những mức độ khác nhau) từ hơn 50 năm qua ở nước
ta, đặc biệt từ thời kì đổi mới thường tập trung đề cập đến những vấn đề:
- Cơ sở lí luận và Lý luận về chính sách ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ dântộc thiểu số nói riêng
- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và sự tác động của chính sách ngôn ngữ
Trang 31qua từng giai đoạn và từ các lĩnh vực khác nhau
- Khảo sát, đánh giá cảnh huống ngôn ngữ cũng như tình hình sử dụng ngônngữ ở một số dân tộc, địa phương (xã, huyện, tỉnh/thành phố), vùng miền trong nước
- Thực hiện các công việc của kế hoạch hóa ngôn ngữ, bao gồm:
- Đề xuất kiến nghị với Đảng và Nhà nước về chính sách ngôn ngữ trong thờigian tới, sự cần thiết phải có luật ngôn ngữ ở nước ta, đặc biệt là trong tổ chức thựchiện nhằm tăng cường sự đúng đắn và tính pháp lí của chính sách ngôn ngữ
Mới chỉ có rất ít các công trình, bài viết của số ít tác giả dám nhìn nhận,phản biện và đánh giá việc thực hiện chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc như: thái độcủa các cơ quan trong việc thực thi chính sách, thái độ của cư dân các dân tộc thiểu số,đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với việc học tập, sử dụng tiếng Việt và tiếng
mẹ đẻ của mình
Đánh giá chung
Có thể nói các công trình, bài viết, được nhắc đến ở trên đã nêu được không ítnhững vấn đề liên quan tới cảnh huống ngôn ngữ của một số dân tộc và chính sáchngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng như thực thi chính sách này ở nước ta Tuy nhiên, khánhiều công trình, bài viết lại thiếu tư liệu, hoặc sử dụng tư liệu đã quá cũ (từ cách đâyvài ba chục năm) và thiếu cách nhìn tổng thể về vấn đề cảnh huống ngôn ngữ cũng nhưvấn đề chính sách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số Thậm chí có không ít những côngtrình chỉ có cách nhìn xuôi chiều mà chưa có tính phản biện với vấn đề chính sách đốivới ngôn ngữ dân tộc thiểu số Có thể nói, nhiều ý kiến, kết quả nghiên cứu, cũng nhưcác đề xuất kiến nghị trên hiện không còn phù hợp với thực tế sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước ta trong bối cảnh đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế vì sự phát triển bềnvững của đất nước
Thực tế trên đang đòi hỏi phải có một chương trình nghiên cứu đồng bộ, hệthống và sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ trong bốicảnh mới Đó sẽ là cơ sở đáng tin cậy để kiến nghị đề xuất với Đảng và Nhà nước xâydựng một chính sách ngôn ngữ nói chung, trong đó có chính sách đối với ngôn ngữ cácdân tộc thiểu số nói riêng, đảm bảo được sự phát triển hài hòa, bền vững ở vùng dân tộc
và miền núi nói riêng và cả nước nói chung trong tình hình hiện nay
14.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 3214.2.1 Sự cần thiết, tính cấp bách của đề tài
14.2.1.1 Đề tài Nhiệm vụ tổng hợp các kết quả và đề xuất kiến nghị tới Chính
phủ và các cơ quan có liên quanlà đề tài có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo phối
hợp chung trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện cho cụm 6 đề tài thuộc chươngtrình, tuy mỗi đề tài có một nhiệm vụ, nội dung công việc, kế hoạch tổ chức thực hiệnriêng của nó Đó chính là việc Xây dựng cơ sở lí luận chung cho việc bảo tồn và pháthuy vai trò, bản sắc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bềnvững đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cho các các
đề tài trong nhiệm vụ Đó là cũng còn là việc cần thiết phải xây dựng bộ máy các kháiniệm thống nhất về ngôn ngữ học, luật học, các văn bản pháp quy, liên quan tới vấn
đề chung cho tất cả các đề tài, xây dựng kế hoạch thực hiện chung cho cụm 6 đề tài liênquan tới ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc Chương trình cấp quốc gia, gồm:
- Tọa đàm, tập huấn, triển khai các nội dung nghiên cứu của Chương trình;
- Tổ chức các hoạt động quản lý chung của Chương trình (bao gồm các hoạtđộng như: xét duyệt, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu, thanh lý,…)
- Các hội thảo báo cáo kết quả trong quá trình triển khai và kết thúc Chươngtrình
- Đánh giá, tổng kết một cách khoa học những kết quả nghiên cứu về các vấn đềcấp bách đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số từ các phương diện của cụm 6 đề tài (chitiết xin xem mục 15 Nội dung nghiên cứu của đề tài)
14.2.1.2 Đồng thời đề tài cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, điều tra bổ sungthêm để xác định thành phần ngôn ngữ ở Việt Nam một cách tương đối đầy đủ nhất;Điều tra thực trạng cảnh huống ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở các vùng miền; cáchoạt động giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của ngườidân tộc thiểu số, cũng như chính sách và giải pháp bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số có nguy cơ mai một; Thực tế trên đang đòi hỏi phải có một chương trình nghiêncứu đồng bộ, hệ thống và sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan đến chính sách ngônngữ trong bối cảnh mới Đó sẽ là cơ sở đáng tin cậy để kiến nghị đề xuất với Đảng vàNhà nước xây dựng một chính sách ngôn ngữ nói chung, trong đó có chính sách đối vớingôn ngữ các dân tộc thiểu số nói riêng, đảm bảo được sự phát triển hài hòa, bền vững
ở vùng dân tộc và miền núi nói riêng và cả nước nói chung trong tình hình hiện nay
14.2.1.3 Trong một thời gian dài thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của
Trang 33Nhà nước và Chính phủ về ngôn ngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói riêng có nhữngtác động tích cực đến xã hội song cũng có những chính sách cùng với việc thực thichính sách và pháp luật chưa phù hợp nên cần thiết phải có sự đánh giá một cách bàibản để hướng tới xây dựng, điều chỉnh chính sách, xây dựng nhà nước pháp quyền
Xuất phát từ những lí do vừa nêu trên đây, cho nên ở bất kì quốc gia nào, nhànước cũng luôn quan tâm đến chính sách ngôn ngữ Tạo dựng được một chính sáchngôn ngữ phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ thì đất nước mới ổn định, thống nhất vàphát triển bền vững Nếu chính sách ngôn ngữ không phù hợp với cảnh huống ngônngữ thì đất nước có thể rơi vào tình trạng bất ổn, nảy sinh xung đột sắc tộc, thậm chílàm tan rã cộng đồng quốc gia như chứng ta đã từng chứng kiến ở các nước thuộc Liên
Xô và Nam Tư cũ trước đây Và để có được một chính sách ngôn ngữ đúng đắn thì cầnnghiên cứu, đánh giá về chúng ở tất cả các vấn đề, các bình diện:
- Xác định thành phần ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với vấn
đề xác định thành phần dân tộc;
- Vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số;
- Giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam;
- Truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt Nam;
- Chữ viết của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số;
- Chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơmai một;
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về ngôn ngữ dân tộc thiểu số vì sự phát triểnbền vững của đất nước
là một nhu cầu cấp bách, rất cần được tiến hành một cách bài bản, thận trọng vàsâu sắc bởi:
Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người vừa làcông cụ của tư duy, vì thế, muốn xây dựng và phát triển con người - chủ thể của sự pháttriển kinh tế-xã hội, bên cạnh tiếng Việt, chúng ta cần phải quan tâm đúng mức, chú ýđầy đủ đến việc bảo tồn và phát huy vai trò của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số anh em,đặc biệt là ở thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc
tế hiện nay vì mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh những xung đột dân tộc vàngôn ngữ gắn với vấn đề tôn giáo của thế giới
Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận, đánh giá thực trạng một loạt vấn
Trang 34- Đồng thời trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá thực trạng một loạt vấn đề của cụm 6
đề tài ở trên cũng như những yêu cầu mới của sự phát triển bền vững quốc gia dân tộcđang đặt ra trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay Đề tài cần phải xây dựng những
cơ sở lí luận khoa học tiên tiến, hiện đại về chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ.Nói một cách cụ thể hơn, thực tiễn hiện nay về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đang đòihỏi chúng ta phải có sự xem xét nghiên cứu để có những chính sách hiệu quả về một sốvấn đề quan trọng, cấp bách như:
+ Xác lập cơ sở pháp lí về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi dân tộc, mỗi công dân
về mặt ngôn ngữ;
+ Có chủ trương đúng đắn về chữ viết đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số;giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục song ngữ: tiếng Việt - tiếng dân tộc nhằm thựchiện các mục tiêu phát triển bình đẳng tất cả các ngôn ngữ trong chính sách ngôn ngữ -dân tộc của Đảng và Nhà nước ta vì sự phát triển bền vững của đất nước;
+Vấn đề sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong đời sống xã hội, trong giaotiếp xã hội (trong giao tiếp thường nhật, trong giáo dục, trên các phương tiện thông tintruyền thông,…);
+ Việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá của các tộc người rất nhỏ đang
có nguy cơ bị mai một,…
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gianqua đã có được một số thành tựu quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp giữa cácdân tộc trong một lãnh thổ và giữa các dân tộc trên thế giới đã và đang có những biếnđổi mạnh mẽ cả về lượng lẫn về chất Tình hình này đã có sự tác động rất lớn đến cảnhhuống ngôn ngữ của các nước, trong đó có Việt Nam Do cảnh huống ngôn ngôn ngữ
Trang 35của nước ta thay đổi nhiều nên chính sách ngôn ngữ cũng phải cần được xem xét đểthay đổi theo cho phù hợp
Có thể nói đây là những vấn đề cấp bách mà đề tài Nhiệm vụ tổng hợp các kết
quả và đề xuất kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan có liên quan đang đòi hỏi phải
nghiên cứu, giải đáp để thực hiện tốt chương trình khoa học Những vấn đế cấp bách để
bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ dân tộc thiếu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà Chính phủ giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức
thực hiện
14.2.2 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài Nhiệm vụ tổng hợp các kết quả và đề xuất kiến nghị tới Chính phủ và các
cơ quan có liên quan có ý nghĩa sau:
Về lí luận: Các kết quả đề xuất kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan liên quan
sẽ góp phần chỉ ra những đóng góp cần thiết trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ
ở một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và văn hóa trong một quốc gia cụ thể như ViệtNam trên quan điểm quyền con người, lí thuyết phát triển bền vững cũng như vấn đềxung đột dân tộc và xung đột ngôn ngữ, Đó là những quan điểm lí luận về vấn đề xácđịnh thành phần ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với vấn đề xác địnhthành phần dân tộc; vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số; vấn đề giáo dụcngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số; vấn đề truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số;vấn đề chữ viết của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số; vấn đề chính sách và giải pháp bảotồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; vấn đề hoàn thiện chínhsách, pháp luật về ngôn ngữ dân tộc thiểu số vì sự phát triển bền vững của đất nước
Bên cạnh đó, những cơ sở khoa học của các kiến nghị cũng sẽ đóng góp vào khotàng lí luận về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và văn hóatrên thế giới, đặc biệt là vấn đề bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc mà ngôn ngữcủa họ đang đứng trước nguy cơ mai một, có thể trở thành bài học cho một số quốcgia đa dân tộc, đa ngôn ngữ có cảnh huống ngôn ngữ tương tự như nước ta tham khảokinh nghiệm khi xây dựng chính sách về ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số
Về thực tiễn: Những kiến nghị chung của đề tài và chương trình sẽ giúp cho các
cơ quan quản lí nhà nước của nước có liên quan tới vấn đề dân tộc và ngôn ngữ dân tộcnhưng cơ sở khoa học, số liệu cần thiết để thực hiện quyền con người theo Hiến pháp
Trang 362013, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vì sự phát triển bền vững của đấtnước Đồng thời, nó sẽ góp phần vào việc kế hoạch hoá bản thể các ngôn ngữ dân tộcthiểu số
Các kiến nghị, tài liệu, số liệu,… của chương trình và đề tài cũng có thể được sửdụng để cho các cơ quan tham mưu chính sách, cơ quan quản lí Nhà nước về dân tộc,các Bộ, ngành liên quan có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật và chính xác về chínhsách đối với ngôn ngữ và ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói riêng để tham mưu, xây dựngchính sách, điều hành chính sách liên quan tới lĩnh vực công tác dân tộc.Các cơ quantruyền thông, các nhà nghiên cứu có nguồn thông tin chính xác để tuyên truyền, nghiêncứu phân tích, dự báo về tình hình chính sách, pháp luật về ngôn ngữ dân tộc Đề tài sẽcung cấp cơ sở khoa học cũng như mô hình để bảo tồn và phát huy vai trò các ngôn ngữdân tộc thiểu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030 Các cơ quan khoa học, các cơ sở đàotạo có thể có tài liệu tham khảo trong quá trình tiếp tục nghiên cứu và đào tạo đội ngũcán bộ có chất lượng cao về công tác dân tộc cũng như về ngôn ngữ dân tộc thiểu số
14.3 Các căn cứ xây dựng đề tài
Đề tài Nhiệm vụ tổng hợp các kết quả và đề xuất kiến nghị tới Chính phủ và các
cơ quan có liên quan được xây dựng trên cơ sở các văn bản sau:
14.3.1 Quan điểm của Đảng về xây dựng đất nước trong Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vàxây dựng đất nước trong các Văn kiện Đại hội Đảng XII (1/2016) mà trong đó có liênquan trực tiếp tới đề tài Đó là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
…Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Cũng như quan điểm của Đảng ta trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII)
và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về văn hóa là: Văn hóa là nền tảng tinh thầncủa xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước… Xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộngđồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
Trang 3714.3.2 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới ngôn ngữ, chữ viết các dântộc thiểu số:
14.3.2.1 Các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Các bản Hiến pháp của nước ta từ năm 1946 đều khẳng định quyền có ngôn ngữcủa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam Đó chính là quyền quan trong trong
quyền con người Chẳng hạn, ở Điều 3, bản Hiến pháp 1946: "Các dân tộc có quyền duy
trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc của mình" Hay ở Điều 66: "Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án" Hoặc ở Điều 3, bản Hiến pháp 1959: "Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc của mình" Và ở Điều 102: "Tòa án nhân dân đảm bảo cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Tòa án" Hay ở Điều 5, bản Hiến pháp 1980: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình" Và Điều 134: "Tòa án nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Tòa án".
Hoặc như ở Điều 5, bản Hiến pháp 1992: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống
và văn hóa tốt đẹp của mình" Và Điều 133: "Tòa án nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Tòa án".
Gần đây nhất, tại Chương I, Điều 5, Khoản 3 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “…Ngôn ngữ quốc gia là tiếng
Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình” chính là sự thể hiện rõ
nét nhất của mối quan hệ này
14.3.2.1 Các bộ luật liên quan đến ngôn ngữ dân tộc thiểu số, như: Luật phổ
cập giáo dục Tiểu học (1991); Luật Giáo dục Tiểu học (1998); Luật giáo dục số 38/2005/QH11,
14.3.3.3 Các văn bản quy phạm pháp luật khác
Bên cạnh các bản hiến pháp, các bộ luật còn có hàng loạt các văn bản dưới luật
Trang 38(Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, ) của Chính phủ về ngôn ngữ và chữ viết các DTTS,như:
- Nghị định số 206/CP ngày 27-11-1961 Quy định việc dùng chữ Tày-Nùng vàchữ Mèo ở các khu tự trị và ở các địa phương có đồng bào Tày, Nùng, Thái và Mèo;
- Nghị định 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói,chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dụcthường xuyên
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ "Về
Công tác dân tộc";
- Quyết định 153/CP ngày 20/8/1969 của Hội đồng Chính phủ "Về việc xây dựng,
cải tiến và sử dụng chữ viết các dân tộc thiểu số";
- Quyết định 53/CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Hội đồng
Chính phủ) "Về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số" của Hội đồng
Chính phủ
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định:Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05/3/2003, và Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày07/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đưa việc học tiếng dân tộc thiểu số trởthành nhiệm vụ thường xuyên đối với cán bộ, công chức; Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg
ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ Về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng
dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi Gần đây,
Chính phủ đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác dân tộc thiểu số như:
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
Tinh thần chung của các văn bản trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhànước, Chính phủ các cấp đối với vấn đề sử dụng, bảo tồn, phát huy vai trò, bản sắc củangôn ngữ và văn hóa dân tộc thiểu số
Các Bộ, ngành liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát triển, phát huy vai trò củatiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số cũng đã có nhiều Quyết định, Thông tư, Chỉthị, để chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Chính phủ Đó là các văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ Chẳng hạn, đó là:
Trang 39- Chỉ thị 16/CT ngày 15/5/1978 của Bộ giáo dục về chủ trương dạy chữ Khơ Metrong trường Tiểu học;
- Thông tư số 01/GD-ĐT ngày 3 tháng 02 năm 1997 của Bộ GD&ĐT hướng dẫnviệc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số;
- Quyết định số 981/QĐ-BNV ngày 29/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về lựachọn tiếng dân tộc thiểu số và giao cho các tỉnh biên soạn tài liệu đào tạo tiếng dân tộcthiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
- Quyết định số 68/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo phân công nhiệm vụ cho các đơn vị giúp bộ trưởng trong việc triển khaithực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với cáctrường Đại học ở khu vực có cư dân nói các ngôn ngữ được đưa vào dạy-học cho cán
bộ, công chức
Năm 2006, Bộ GD&ĐT còn ban hành hàng loạt các Quyết định liên quan đếnchương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và các chương trìnhkhung dạy tiếng dân tộc thiểu số cho công chức… Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT đã banhành hàng loạt Quyết định, Thông tư về Chương trình tiếng dân tộc thiểu số (Ê Đê, Ba
Na, Gia Rai, Hoa, Chăm, Thái, Mnông) ở cấp Tiểu học và tiếng Khơ Me ở cấp Tiểuhọc và Trung học cơ sở
Ngoài ra, còn có những văn bản khác liên quan tới việc thực hiện đề tài khoa họccấp quốc gia này, như:
- Công văn số 10266/VPCP-KGVX ngày 22/12/2014 của Văn phòng Chính phủthông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc giao cho Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp quốc gia Những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giao Bộ Khoa học và Công nghệ
phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và phê duyệt theo quy định
15 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
1 Các văn kiện, văn bản của Đảng và Nhà nước và các cơ quan, ban ngành, địa
phương về/có liên quan đến ngôn ngữ gồm: các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các
bản hiến pháp của nhà nước từ 1946 đến nay; Các văn bản của Chính phủ như:Nghị định, Quyết định, Chỉ thị; văn bản của các Bộ, ngành như: Thông tư, Quyết
Trang 40định; văn bản của chính quyền địa phương (Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị, hướngdẫn,…) các cấp liên quan đến ngôn ngữ và thực thi chính sách ngôn ngữ và ngônngữ dân tộc thiểu số.
2 Lênin bàn về ngôn ngữ (1998), Nxb Giáo dục.
3 Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb Chính trị quốc gia
4 Trường Chinh, Đề cương văn hoá Việt Nam (1945), Tạp chíTiên phong, số 1, Hội
văn hoá cứu quốc Việt Nam,
5 Phan Xuân Biên (Chủ nhiệm, 1995), Luận cứ khoa học cho việc xác định chính
sách đối với cộng đồng người Khmer và người Hoa ở Việt Nam Đề tài Khoa học
công nghệ cấp Nhà nước KX.04.12 Tp HCM
6 Quảng Đại Cẩn (2013), Minh định thành quả chuẩn hóa chữ Chăm Akhar Thrah
của Ban biên soạn chữ Chăm tỉnh Thuận Hải, Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc
tế Ngôn ngữ học (4 -2013) do Viện Ngôn ngữ học tổ chức
7 Quảng Đại Cẩn (2015), Giáo dục tiếng mẹ đẻ: chìa khóa để Việt Nam cất cánh",
Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Ngôn ngữ học (4 -2013) do Viện Ngôn ngữhọc tổ chức
8 Mai Ngọc Chừ (2002), Cộng đồng Melayu - Những vấn đề ngôn ngữ, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
9 Y Ngông NiêkĐăm (1993), Một số ý kiến về vấn đề chính sách đối với tiếng nói và
chữ viết tại các vùng dân tộc ở Việt Nam, trong Những vấn đề chính sách ngôn
ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH., Hà Nội.
10 Trần Trí Dõi (1999), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi một
số tỉnh của Việt Nam, Nxb ĐHQG., Hà Nội.
11 Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc ở Việt Nam, Nxb.
ĐHQG., Hà Nội
12 Trần Trí Dõi (2004), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba
tỉnh phía bắc Việt Nam - Những kiến nghị và giải pháp, Nxb ĐHQG., Hà Nội.
13 Trần Trí Dõi (2004), Một vài ý kiến về vấn đề xây dựng chính sách giáo dục ngônngữ ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam, BCKH tại Tọa đàm khoa học quốc tế
Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Trường
ĐHKHXH&NV, Hà Nội tôt chức
14 Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Lộc (2006), Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số