1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài giảng luật Đấu thầu 2023

73 17 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cập nhật Luật Đấu thầu 22/2023
Chuyên ngành Luật Đấu thầu
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 7,59 MB

Nội dung

Bài giảng luật Đấu thầu 2023 Bài giảng luật Đấu thầu 2023 Bài giảng luật Đấu thầu 2023 Bài giảng luật Đấu thầu 2023

Trang 1

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2024

NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

CẬP NHẬT LUẬT ĐẤU THẦU 22/2023 Nghị định số 24/2024; Thông tư 01, 02/2024

Trang 2

NỘI DUNG TRAO ĐỔI

- Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng

- Một số định nghĩa mới

- Điều kiện cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

- Trách nhiệm của các bên trong hoạt động đấu thầu

- Các hành vi bị cấm, các trường hợp hủy đấu thầu

- Các hình thức lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Quy trình lựa chọn nhà thầu;

- Các loại hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu; Nguyên tắc thanh toán

- Một số vấn đề khác; Áp dụng các biểu mẫu kèm Thông tư 01

- Xử lý tình huống trong đấu thầu; -Xử lý chuyển tiếp.

Trao đổi, giải đáp tình huống, các thắc mắc có liên quan

Trang 3

HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU

Luật Đấu thầu số 43/2013, được thay thế bởi:

1 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Hiệu lực 01/1/2024

2 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, Hiệu lực 27/2/2024

3 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT, Hiệu lực 15/2/2024

4 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, Hiệu lực 06/3/2024

hướng dẫn chi tiết (mẫu hóa các bước thủ tục liên quan

công tác đấu thầu)

Nội dung các văn bản trên có thể download tại:

Trang 4

Thống nhất một số thuật ngữ

-Tuân thủ thứ tự: (1)Cạnh tranh;(2)Công bằng; (3)Minh

bạch;(4) Hiệu quả và (5)Trách nhiệm giải trình

-Câu tiếp tục ở dấu phẩy(,); Câu đồng nghĩa ở dấu chấm phẩy(;); Câu kết thúc ở dấu chấm(.)

-Loại gói thầu: Xây lắp, Hàng hóa, Tư vấn, Phi tư vấn

-Hình thức lưa chọn nhà thầu là quy định về “số lượng ” nhà thầu

tham gia đấu thầu

-Phương thức lựa chọn nhà thầu là quy định về: Cách nộp hồ sơ

dự thầu của nhà thầu và cách mở hồ sơ dự thầu của bên mời thầu

-Quy trình LCNT là quy định về trình tự “bước” tổ chức LCNT

-Cách thức tổ chức LCNT: +Không qua mạng;

+Qua mạng, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến + Mua sắm tập trung

Trang 5

Nội dung 1

Phạm vi điều chỉnh;

Đối tượng áp dụng

Một số định nghĩa cơ bản

Trang 6

Đối tượng áp dụng ( Đ2L)

1 Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách

nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn

từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các

cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:

a) Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan

nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác; b) …

Trang 7

Nguyên tắc đối tượng áp dụng

Phải áp dụng luật khi đầy đủ:

1 Người mua là:

Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập

2 Mua bằng: Vốn ngân sách nhà nước,Vốn từ nguồn thu hợp pháp theoquy định pháp luật

3 Nội dung mua: Dự án đầu tư; Dự toán mua sắm

(Trừ các nội dung quy định tại điều 3)

Trang 8

22.Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách

nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn

vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật

23 Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc

ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

24 Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc

ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015, Điều 4:

15.Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước

được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 9

Điều 5 khoản 2, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015 :

Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển; c) Chi thường xuyên;

4 Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm

chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật

5 Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách

nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

6 Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước

nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác

và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Trang 10

Về áp dụng Luật đấu thầu 22/2023

Điều 3 Áp dụng luật:

Khoản 7 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa

chọn nhà thầu bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách

nhiệm giải trình trong các trường hợp sau đây:

a) Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu sử dụng vốn do tổ chức, cá nhân

trong nước tài trợ mà nhà tài trợ yêu cầu không lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này

c) Việc thuê, mua, thuê mua nhà, trụ sở, tài sản gắn liền với đất;

d) …Lựa chọn nhà thầu gói thầu mà đ/vị sự nghiệp c/lập đã trúng thầu

e) Mua sắm h/hóa, dịch vụ có giá bán do Nhà nước định giá cụ thể theo

quy định của ph/luật về giá “Phụ lục 2 Luật Giá 2023”

Trang 11

Nội dung 2

Một số định nghĩa cơ bản (Điều 4L)

6 Dự án đầu tư (sau đây gọi là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án mua sắm tài sản; dự án cải tạo, nâng cấp,

mở rộng; dự án, nhiệm vụ, đề án quy hoạch; hỗ trợ kỹ thuật; các chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật

7 Dự toán mua sắm là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ quan nhà nước, , đơn vị sự nghiệp công lập và các

tổ chức, cá nhân khác; dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Vấn đề phân định : -Dự án đầu tư

-Dự toán mua sắm

Trang 12

-Luật Xây dựng 50/2014, điều 3:

15 Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng

vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình …trong thời hạn và chi phí xác định.

-Luật Đầu tư công 39/2019, điều 4:

13 Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công

Điều 6 Phân loại dự án đầu tư công

1 Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp,

mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển

nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và

dự án khác không quy định tại điểm a khoản này

Trang 13

Một số định nghĩa cơ bản (Điều 4)

21 Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức

đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh

22 Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức

chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá,

4 Tư vấn; 5 Phi tư vấn; 17 Hàng hóa; 33 Xây lắp

1 Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động

đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc

b) Tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

Vấn đề: Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp là gói thầu gì?

Trang 14

Một số định nghĩa cơ bản (Điều 4)

2 Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn hoặc

được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, quản lý quá trình

thực hiện dự án; đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán

trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm ngoài ngân sách nhà

nước; đơn vị mua sắm tập trung.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị luôn luôn là chủ đầu tư

trong dự toán mua sắm

24 Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc

người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật.

Trang 15

Quyết định 151/2017/QĐ-CP Điều 3 khoản 2, Thẩm quyền

quyết định mua sắm tài sản công

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm

quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của

cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương

Điều 5, khoản 3, Quyết định 27/2028/QĐ-UBND ngày

31/7/2018 của UBND TP HCM Quy định về phân cấp quản lý

nhà nước đối với tài sản công được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3 Đối với việc mua sắm các tài sản khác: Thủ trưởng cơ quan,

tổ chức quyết định việc mua sắm từ nguồn kinh phí được giao

trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế

độ quy định.

Trang 16

Nghị định số 24/2024, Điều 91 Thẩm quyền quyết định

việc mua sắm, Khoản 2,

Điểm c) Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua

sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị thuộc phạm vi

được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm

quyền quyết định và được quyết định việc mua sắm đối với gói

thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Như vậy: Nguồn không tự chủ (Ngoài khoán) thì Thủ

trưởng cơ quan đơn vị là người có thẩm quyền với các khoản dự

toán không quá 200tr;

Từ trên 200tr trở lên thì cấp trên (sở, phòng , Ủy ban

nhân dân TP, quận huyện ) là người có thẩm quyền.

Trang 17

Nội dung 3,4

Điều kiện cá nhân tham gia hoạt động

đấu thầu Trách nhiệm của các bên trong hoạt động

đấu thầu

Trang 18

Các bên trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu

1 Người có thẩm quyền (điều 77L): Duyệt kế hoạch LCNT

2 Chủ đầu tư ( điều 78L): Duyệt HSMT, Kết quả LCNT

3 Bên mời thầu (điều 79L): Tổ chức LCNT

4 Tổ chuyên gia (điều 80L): Lập HSMT, đánh giá HSDT

5 Tổ thẩm định (điều 81L): Thẩm định Kế hoạch LCNT,

HSMT, Kết quả LCNT

6 Nhà thầu (điều 82L)

Vấn đề:

Quy định về chứng chỉ hành nghề đấu thầu?

Ai phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?

Trang 19

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định

(Điều 19 L)

1 Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm

được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập… hồ sơ mời thầu,

hồ sơ yêu cầu; đánh giá … hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất…; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu

2 Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm

được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu…hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và… kết quả lựa chọn nhà thầu,

3 Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03

năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung

pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu

Trang 20

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm thành viên

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định (Điều 19 NĐ)

1 Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng:

a-Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu

b- Tốt nghiệp đại học trở lên

c-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

d- Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên

quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có

kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật

nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời

thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các

công việc về pháp lý.

Trang 21

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm thành viên

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định (Điều 19 NĐ)

2 Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà

thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu

thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn

về đấu thầu

3 Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì

chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ

chuyên môn về đấu thầu

Trang 22

Nội dung 5

Các hành vi bị cấm;

Các trường hợp hủy đấu thầu

Trang 23

Các hành vi bị cấm (Điều 16)

1 Đưa, nhận, môi giới hối lộ

2 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức

3 Thông thầu

4 Gian lận

5 Cản trở

6 Không bảo đảm công bằng, minh bạch

7 Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

8 Chuyển nhượng thầu

9 Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn

Trang 24

Các hành vi bị cấm (Điều 16)

6 Không bảo đảm công bằng, minh bạch

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào

hàng cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10,

khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật này

Vấn đề: Có được nêu xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa?

điểm e khoản 3 Điều 10:Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá tổ chức

đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hoá xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này

Trang 25

Các hành vi bị cấm (Điều 16)

khoản 2 Điều 44:

Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa

8 Chuyển nhượng thầu

c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;

d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng

Vấn đề: Có còn quy định tỷ lệ tối đa 10%

Trang 26

Các trường hợp hủy thầu (Điều 17)

a) Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá

đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) , hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi

bị cấm tại Điều 16 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu

Vấn đề: Thay đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu có hủy đấu thầu?

Trang 27

Nội dung 6

Các hình thức lựa chọn nhà thầu; trường

hợp áp dụng

Trang 28

CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

(Đ21-Đ29L)

Có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:

1 Đấu thầu rộng rãi

Trang 29

3 Chỉ định thầu (Đ23L)

m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ

trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;

gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và

dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch

vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng

Vấn đề: sửa chửa, cải tạo công trình hạ tầng áp dụng hạn mức

chỉ định thầu nào?

Trang 30

4 CHÀO HÀNG CẠNH TRANH (Đ24L)

Được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ

đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1 Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

2 Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được t/c hóa và t/đ nhau về chất lượng;

3 Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

4 Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội

dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này

Vấn đề: Quy định Chào hàng cạnh tranh quy trình rút gọn

(lấy 3 báo giá) có còn hay không?

Trang 31

5 MUA SẮM TRỰC TIẾP (Đ25L)

b) Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu

đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có)

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng

Trang 32

6 TỰ THỰC HIỆN (Đ26L)

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện

gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

b) Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;

c) Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu

Vấn đề: Tự làm bên mời thầu, tự quản lý dự án có gọi là Tự thực

hiện không?

Trang 33

đ) Các gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho các cơ quan nhà nước, đơn

vị sự nghiệp công lập do các cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực

hiện tại nước ngoài;

Mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác trong nước và quốc tế;

Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán

bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao

Vấn đề: Quyết định 17/2019/TTg

Trang 34

PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ

THẦU Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Đ 30)

Trường hợp áp dụng:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch

vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi

tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

Trang 35

PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ

THẦU Phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ (Đ 31)

Trường hợp áp dụng:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch

vụ tư vấn;

b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch

vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật

cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ

Vấn đề: - Có còn quy định gói thầu quy mô nhỏ?

- Hình thức tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thì phương thức nào?

Trang 36

Nội dung 7

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Quy trình lựa chọn nhà thầu;

Mua sắm tập trung; Thỏa thuận khung

Ngày đăng: 03/08/2024, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w