1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

246 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non
Tác giả Trần Thị Kim Liên
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thị Lâm, PGS.TS. Nguyễn Thị Hòa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm nonChuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Lâm

PGS.TS Nguyễn Thị Hòa

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Trần Thị Kim Liên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án “Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non” được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non, Tổ bộ môn Chuyên ngành 1, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô, Quý Phòng Ban về sự giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thị Lâm, PGS.TS

Nguyễn Thị Hòa - hai cô giáo đã tận tình hướng dẫn, định hướng, động viên, khích

lệ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án

Tôi xin được cảm ơn tới Quý thầy cô trong hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, các bậc cha mẹ và các cháu lớp 24 – 36 tháng tuổi tại các trường mầm non Thành phố Nam Định

Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, đồng nghiệp khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - nơi tôi đang công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình

Và đặc biệt, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Trần Thị Kim Liên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

8 Luận điểm bảo vệ 6

9 Những đóng góp mới của luận án 6

10 Cấu trúc của luận án 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Những nghiên cứu về sự thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 8

1.1.2 Những nghiên cứu về sự chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 12

1.2 Lý luận về thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 18

1.2.1 Khái niệm thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 18

1.2.2 Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ 24 – 36 tháng tuổi có liên quan đến thích ứng với trường mầm non 22

1.2.3 Biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 25

1.2.4 Ý nghĩa của thích ứng với trường mầm non đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi 28

1.3 Lý luận về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 30

1.3.1 Khái niệm chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 30

1.3.2 Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 33

1.3.3 Quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 36

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 43

Kết luận chương 1 49

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI

THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON 50

2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 50

2.1.1 Mục đích khảo sát 50

2.1.2 Nội dung khảo sát 50

2.1.3 Khách thể và địa bàn khảo sát 50

2.1.4 Phương pháp và công cụ khảo sát 50

2.1.5 Tiến trình khảo sát 52

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 59

2.2.1 Thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non của cha mẹ trẻ 59

2.2.2 Thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non của giáo viên mầm non 64

2.2.3 Thực trạng thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 - 36 tháng tuổi 71

2.3 Đánh giá chung thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 83

Kết luận chương 2 86

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON 87

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 87

3.2 Biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 88

3.2.1 Biện pháp 1: Thống nhất kế hoạch chuẩn bị cho trẻ đến trường giữa trường mầm non và gia đình 88

3.2.2 Biện pháp 2: Phối hợp tổ chức cho trẻ làm quen với trường mầm non 95

3.2.3 Biện pháp 3: Cùng nhau xây dựng môi trường tâm lý an toàn cho trẻ ở nhà và ở lớp học 101

3.2.4 Biện pháp 4: Hợp tác tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ 106

3.2.5 Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với người lớn và bạn bè 109

Trang 7

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ CHO TRẺ 24 - 36

THÁNG TUỔI THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON 116

4.1 Tổ chức thực nghiệm biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 116

4.1.1 Mục đích thực nghiệm 116

4.1.2 Nội dung thực nghiệm 116

4.1.3 Thời gian thực nghiệm 116

4.1.4 Mẫu thực nghiệm 116

4.1.5 Tiến trình thực nghiệm 116

4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm của trẻ thực nghiệm 1 117

4.3 Phân tích kết quả thực nghiệm của trẻ thực nghiệm 2 128

4.4 Phân tích kết quả thực nghiệm của trẻ thực nghiệm 3 139

4.5 Một số ý kiến bình luận chung về ba trẻ thực nghiệm 150

Kết luận chương 4 152

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC PL1

Trang 8

8 B.T.L, N.T.Đ… Cách mã hoá tên trẻ, tên cán bộ quản lý,

giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các lực lượng tham gia vào việc chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non 31 Bảng 2.1 Các items trong thang đánh giá mức độ thích ứng với trường mầm

non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non 54 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ trong việc

chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 59 Bảng 2.3 Kiến thức của cha mẹ về các biểu hiện thích ứng và không thích ứng

với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 60 Bảng 2.4 Kiến thức và thực hành của cha mẹ về biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24

– 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 61 Bảng 2.5 Khó khăn mà cha mẹ gặp phải khi chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non 62 Bảng 2.6 Mong muốn của cha mẹ khi chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích

ứng với trường mầm non 63 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên trong việc

chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 64 Bảng 2.8 Kiến thức của giáo viên về các biểu hiện thích ứng và không thích

ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi 66 Bảng 2.9 Kiến thức và thực hành của giáo viên về các biện pháp chuẩn bị cho

trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non 67 Bảng 2.10 Khó khăn giáo viên gặp phải khi chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non 68 Bảng 2.11 Mong muốn của giáo viên khi chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non 69 Bảng 2.12 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

tuần một 71 Bảng 2.13 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

tuần hai 72 Bảng 2.14 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

tuần ba 73

Trang 10

Bảng 2.15 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

tuần bốn 74

Bảng 2.16 Biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong bốn tuần 75

Bảng 2.17 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ theo tháng tuổi 79

Bảng 2.18 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ theo thứ tự sinh 79

Bảng 2.19 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ theo giới tính 80

Bảng 2.20 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ theo loại trường 81

Bảng 2.21 Bảng so sánh mức độ thực hành của cha mẹ và giáo viên với mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 82

Bảng 4.1 Dự báo mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 1 trước thực nghiệm 118

Bảng 4.2 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 1 khi ở lớp trong tuần 1 121

Bảng 4.3 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 1 khi ở lớp trong tuần 2 123

Bảng 4.4 Kết quả thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 1 125

Bảng 4.5 Dự báo mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 2 trước thực nghiệm 129

Bảng 4.6 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 2 khi ở lớp trong tuần 1 132

Bảng 4.7 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 2 khi ở lớp trong tuần 2 134

Bảng 4.8 Kết quả thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 2 136

Bảng 4.9 Dự báo mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 3 trước thực nghiệm 139

Bảng 4.10 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 3 khi ở lớp trong tuần 1 143

Bảng 4.11 Biểu hiện cụ thể của trẻ thực nghiệm 3 khi ở lớp trong tuần 2 145

Bảng 4.12 Kết quả thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 3 147

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non 113 Biểu đồ 2.1 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ trong 4 tuần 75 Biểu đồ 4.1 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 1 theo

từng tiêu chí 125 Biểu đồ 4.2 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 2 theo

từng tiêu chí 136 Biểu đồ 4.3 Mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ thực nghiệm 3 theo

từng tiêu chí 147 Biểu đồ 4.4 Mức độ thích ứng với trường mầm non của ba trẻ thực nghiệm 150 Biểu đồ 4.5 Mức độ thích ứng với trường mầm non của ba trẻ thực nghiệm

theo từng tiêu chí 150

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Môi trường tự nhiên và xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng và

điều này đòi hỏi con người cần có khả năng thích ứng Thích ứng giúp con người có những điều chỉnh phù hợp với những yêu cầu của sự thay đổi để tái thiết lập sự cân bằng, hòa nhập dễ dàng vào môi trường sống

Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là

“hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi” [3; tr.1] Bên cạnh đó, điều này góp phần đảm bảo quyền trẻ em trong bối cảnh gia tăng tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng tuổi đến trường theo định hướng của Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2021 – 2025 [18]

1.2 Lần đầu đến trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng với trẻ em,

bởi lẽ thời điểm này đánh dấu sự thay đổi từ môi trường gia đình quen thuộc sang môi trường mầm non mới lạ Trẻ sẽ được mở rộng các mối quan hệ mới, tham gia vào các hoạt động có định hướng và có kế hoạch của nhà giáo dục Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai môi trường này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng Có trẻ cảm thấy căng thẳng, bất an, một số trẻ khác bị rối loạn về ăn uống, giấc ngủ, hay có hành vi tiêu cực và giảm mức độ tương tác với những người xung quanh Do đó, cần có những chuẩn bị phù hợp giúp trẻ cảm thấy an toàn để phát triển ổn định khi thay đổi môi trường mới

1.3 Những nghiên cứu về khoa học thần kinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng

của việc chăm sóc trẻ em có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của não bộ Đặc biệt, ở trẻ 24 – 36 tháng tuổi có sự phát triển mạnh mẽ các kết nối thần kinh nhưng điều này lại phụ thuộc vào sự đáp ứng và chăm sóc của người lớn [1] Mặt

khác, đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, quan hệ gắn bó với mẹ còn chiếm ưu thế Trẻ

thường thể hiện sự lo âu và dễ bị tổn thương khi bị tách khỏi đối tượng quen thuộc Trẻ bắt đầu có nhu cầu khẳng định bản thân mặc dù vẫn phụ thuộc vào mẹ Trẻ dần lớn lên, phát triển và bắt đầu ý thức mình là một con người riêng biệt, khác với mọi người xung quanh Và đặc biệt, trong giai đoạn này xuất hiện khủng hoảng tuổi lên

3, đánh dấu thời kì khó khăn đối với trẻ và người chăm sóc trẻ khi trẻ muốn thể hiện

Trang 13

sự độc lập trong khi khả năng còn hạn chế Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy, nhiều gia đình cho trẻ bắt đầu đến trường mầm non khi trẻ trong độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi Do vậy, cần quan tâm chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi khi lần đầu đi học ở trường mầm non, phù hợp với sự phát triển của trẻ và góp phần giải quyết khó khăn của trẻ và gia đình trẻ

1.4 Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, gia đình và trường mầm

non cũng gặp nhiều khó khăn khi trẻ lần đầu đi học Khi trẻ bước sang một môi trường mới, nhiều cha mẹ mong muốn có những thông tin và sự giúp đỡ từ phía nhà trường để giảm bớt những lo lắng, buồn phiền và cảm giác có lỗi khi không biết điều gì sẽ xảy đến với trẻ khi ở một môi trường xa lạ [76],[78] Giáo viên mầm non cũng gặp nhiều thách thức và cần có những hỗ trợ từ phía trường mầm non cũng như sự hợp tác chặt chẽ của gia đình trẻ để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với trường, lớp mới [47],[87] Một số nghiên cứu cũng đã quan tâm đến việc đưa ra các biện pháp chuẩn bị của gia đình và trường mầm non nhằm hỗ trợ cho trẻ thích ứng với trường mầm non

Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng tập trung vào đối tượng trẻ chuẩn bị vào lớp một là chủ yếu Những nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non còn thiếu vắng Một số nghiên cứu ít ỏi được tìm thấy mới chỉ đề xuất được một số biện pháp từ phía trường mầm non và khảo sát trên đối tượng là giáo viên mầm non [11],[13] Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non tại Việt Nam là cần thiết

Từ những lý do trên, luận án lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chuẩn bị cho trẻ

24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non Trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi khi chuyển từ môi trường gia đình tới trường mầm non, giúp trẻ nhanh chóng thiết lập được sự cân bằng và hòa nhập với môi trường mới, tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng học tập ở các độ tuổi tiếp theo

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

Trang 14

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

4 Giả thuyết khoa học

Quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

đã được gia đình và trường mầm non quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập và hạn chế làm cho nhiều trẻ khi đến trường thường có những biểu hiện sợ hãi, thiếu tự tin, lo lắng và không hợp tác với giáo viên và bạn bè Nếu đề xuất và thực hiện được một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non theo hướng phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non và gia đình cả trước

và khi trẻ đến trường thì sẽ giúp trẻ thích ứng tốt hơn với môi trường mới

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng

với trường mầm non

5.2 Khảo sát thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với

trường mầm non

5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng

tuổi thích ứng với trường mầm non

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non cần có sự tham gia của các lực lượng khác nhau, tuy nhiên trong luận

án này nghiên cứu tập trung vào hai lực lượng trung tâm là trường mầm non và gia đình

- Về khách thể khảo sát: 70 trẻ 24 – 36 tháng tuổi lần đầu đi học ở trường mầm non; 70 cha/mẹ của những trẻ này và 70 giáo viên trực tiếp dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non

- Về khách thể thực nghiệm: 03 trẻ trong độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi lần đầu

đi học ở trường mầm non

- Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Nam Định

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận phát triển

Các cấu trúc tâm lý mới được hình thành khi trẻ tiếp nhận những sự thay đổi của môi trường và điều chỉnh bản thân cho phù hợp với những thay đổi đó Do vậy,

Trang 15

cần quan tâm tạo điều kiện cho trẻ thích ứng với sự thay đổi của môi trường phù hợp với sự phát triển của các cấu trúc tâm lý mới, giúp trẻ thiết lập sự cân bằng và hòa nhập vào môi trường mầm non

7.1.2 Tiếp cận hệ thống

Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non bao gồm

sự phối hợp của cả một hệ thống giáo dục: gia đình, trường mầm non và cộng đồng

Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp cần quan tâm tới việc mở rộng phạm vi tác động

từ gia đình, trường mầm non, dưới sự điều chỉnh và tham gia của cộng đồng

7.1.3 Tiếp cận hoạt động

Những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển trong hoạt động Trường mầm non và gia đình tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động của trẻ, đặc biệt thông qua hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là hoạt động với đồ vật

7.1.4 Tiếp cận tích hợp

Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non cần đan cài, lồng ghép các hoạt động của trẻ trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng gia đình, trường mầm non và cộng đồng, hướng tới mục tiêu hình thành năng lực thích ứng với môi trường mới

7.1.5 Tiếp cận văn hóa

Mỗi trẻ em đều được sinh ra và lớn lên trong những nền văn hóa nhất định, bao gồm văn hóa gia đình, vùng miền, dân tộc… Các yếu tố văn hóa đó có tác động

và ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, các đặc điểm tâm lý của mỗi trẻ em Vì vậy, nghiên cứu quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non cần chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh văn hóa, xã hội của gia đình trẻ

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non để phân tích - tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng hệ thống các khái niệm công cụ, xây dựng cơ sở lý luận của luận án

Trang 16

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện thích ứng của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong quá trình chuyển tiếp từ gia đình đến trường mầm non Quan sát những thay đổi các biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ trong quá trình thực nghiệm

Quan sát giáo viên và cha mẹ sử dụng các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non nhằm làm rõ hơn kết quả của phương pháp phỏng vấn

7.2.2.2 Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với cha mẹ và giáo viên để tìm hiểu biện pháp chuẩn bị cho trẻ

24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non cũng như những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình chuẩn bị này

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phiếu phỏng vấn KAP để tìm hiểu sự chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non của cha mẹ và giáo viên Ngoài các thông tin cơ bản, phiếu phỏng vấn được thiết kế để khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ và giáo viên trong quá trình chuẩn bị

Sử dụng phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý để tìm hiểu thêm về quan điểm và các hoạt động hỗ trợ của trường mầm non cho giáo viên và gia đình trong quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

7.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Để xác định sự hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tiến hành nghiên cứu sâu mức độ thích ứng với trường mầm non của 03 trường hợp trẻ 24 –

36 tháng tuổi lần đầu đi học ở trường mầm non

7.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non đã xây dựng nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các kết quả thu được

từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

Trang 17

8 Luận điểm bảo vệ

8.1 Trẻ 24 – 36 tháng tuổi gặp một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp

từ gia đình đến trường mầm non Chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non là quá trình tác động nhằm giúp trẻ thiết lập sự cân bằng và hòa nhập với môi trường mới, giảm thiểu khó khăn trẻ thường gặp phải ở giai đoạn này

8.2 Sự thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi được biểu

hiện ở các dấu hiệu bao gồm: trẻ thể hiện cảm xúc ổn định; trẻ tham gia tích cực trong hoạt động với đồ vật; trẻ thiết lập mối quan hệ với người lớn và bạn bè; trẻ sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi của các tình huống quen thuộc và trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ, vệ sinh)

8.3 Quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm

non cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan, đặc biệt hai lực lượng trung tâm là trường mầm non và gia đình trẻ

8.4 Việc chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

sẽ có hiệu quả nếu thực hiện các biện pháp chuẩn bị từ khi trẻ chưa đến trường đến khi trẻ bắt đầu thích ứng với trường mầm non, với sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường mầm non Trong đó, trường mầm non đóng vai trò chủ đạo của quá trình chuẩn bị này

9 Những đóng góp mới của luận án

9.1 Làm phong phú thêm cơ sở lý luận về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng

tuổi thích ứng với trường mầm non Cụ thể: xây dựng được khái niệm về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non, xác định các biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ và quá trình chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

9.2 Mô tả bức tranh về thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích

ứng với trường mầm non tại địa bàn thành phố Nam Định, là cơ sở cho việc xây dựng, phát triển các hoạt động hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp

từ nhà đến trường mầm non Luận án đã kế thừa và thiết kế được bộ công cụ đo lường mức độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi với độ tin cậy Cronbach’alpha bước đầu đáp ứng tiêu chuẩn

Trang 18

9.3 Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho cha mẹ và giáo viên mầm non trong

việc chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

thích ứng với trường mầm non

Chương 2: Thực trạng chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với

trường mầm non

Chương 3: Biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với

trường mầm non

Chương 4: Thực nghiệm biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích

ứng với trường mầm non

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÍCH ỨNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Các nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non tập trung vào các hướng cơ bản sau đây:

1.1.1 Những nghiên cứu về sự thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Những nghiên cứu về thích ứng với trường mầm non của trẻ có thể khái quát theo hai hướng nghiên cứu chính:

Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu về các biểu hiện ở trẻ khi lần đầu đến trường mầm non

Các nghiên cứu theo hướng này đã khẳng định trong lần đầu đi học ở trường mầm non, trẻ có các biểu hiện như (1) căng thẳng, lo âu, (2) giảm các tương tác xã hội, phản đối và tìm kiếm sự gắn bó và (3) dần thích ứng sau một thời gian làm

quen (phụ lục 2)

Các nghiên cứu của Ainslie & Anderson (1984), Ahnert và cộng sự (2004),

Griebel & Niesel (2009) và Watamura và cộng sự (2003) cho thấy hầu hết trẻ cảm

thấy căng thẳng, bất an, khó chịu, lo lắng khi bị tách khỏi người thân và ở cùng

người lạ trong môi trường mới [25],[24],[56],[93] Các phản ứng này xảy ra mạnh

mẽ đặc biệt là với trẻ dưới 36 tháng tuổi khi trẻ còn phụ thuộc vào người thân, nhất

là mẹ [51],[84],[85] Nghiên cứu của Ainslie & Anderson (1984) đã mô tả rằng vài tuần đầu đi học là khoảng thời gian rất căng thẳng với trẻ [25] Khi ở trường cả ngày, mức độ hormone cortisol tăng cao để đối phó với sự căng thẳng [92] Nghiên cứu của Ahnert và cộng sự (2004) đã cho thấy sau 60 phút phải chia cách với mẹ, nồng độ cortisol cao hơn 75 - 100% so với ở nhà So sánh với trẻ không thích ứng, trẻ thích ứng có mức độ cortisol thấp hơn rõ rệt [24] Klette và Killén (2018) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy, với trẻ một tuổi, sự lo lắng chia tách thường lên đến đỉnh điểm Tất cả trẻ đều phải vật lộn với những lo lắng khi bị chia tách trong môi trường mới [63]

Bên cạnh chỉ ra những cảm giác trẻ phải trải qua, các nghiên cứu của Hausken và cộng sự (2002), Coplan & Arbeau (2008), Seung Lam (2009), Datler

Trang 20

(2012) cũng mô tả những biểu hiện cụ thể của trẻ như giảm tương tác xã hội, phản

đối và tìm kiếm sự gắn bó khác Biểu hiện giảm tương tác xã hội ở trẻ được mô tả

nhiều nhất trong các nghiên cứu là giảm tương tác với bạn, ít có tương tác với người lớn, phản ứng chậm, thích ở một mình, xem các bạn khác chơi [59],[38],[65],[42] Spinrad và cộng sự (2007) cho rằng, việc thích ứng với các mối quan hệ xã hội mới, hoàn cảnh mới luôn gây khó khăn với trẻ nhỏ [87] Biểu hiện phản đối thể hiện thông qua việc trẻ phàn nàn về việc đi học hoặc nghỉ học thường xuyên, hoạt động quá mức, khóc nhiều hơn, hành vi ăn và ngủ đều thay đổi Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi, sự thay đổi trong môi trường chăm sóc, giáo viên hoặc tham gia vào nhiều môi trường chăm sóc khác nhau có thể liên quan đến những hành vi ít tuân thủ và mức

độ chơi với bạn bè thấp hơn [68],[70] Với những cảm giác căng thẳng, bất an mà trẻ gặp phải, trẻ thường xuất hiện những hành vi như tìm kiếm sự gắn bó mới [26],[31] Bowlby (2007) đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ sẽ có phản ứng tìm kiếm sự gắn bó mới trong trường hợp không có đối tượng gắn bó đầu tiên (cha mẹ) và thứ hai (bảo mẫu, người giúp việc, bà…) ở môi trường có người lạ và không quen thuộc [32]

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Feldbaum và các cộng sự (1980), McGrew (1972), Rubenstein và Howes (1979), Ostroukhova A (2000), Pechora (2002)…

cũng chỉ ra rằng, trẻ dần dần có sự thích ứng sau một thời gian làm quen với môi

trường mới Mặc dù vậy, có sự không đồng nhất về thời gian thích ứng giữa các nghiên cứu này Nghiên cứu của Feldbaum và các cộng sự (1980), Fein và các cộng

sự (1993) cho thấy, sau một thời gian khoảng sáu tuần, trẻ mẫu giáo hòa đồng hơn,

xu hướng kết bạn tốt hơn và phát triển hơn cả về thể chất và lời nói [50],[49] Với trẻ nhà trẻ cũng có biểu hiện tương tự Sau một khoảng thời gian, trẻ thể hiện những ảnh hưởng tích cực hơn, ít tiêu cực; hứng thú và hoạt động nhiều hơn; tương tác với bạn nhiều hơn, mặc dù chúng có ít tương tác và nhận được sự dỗ dành từ người lớn khi tới trường hơn [49] Nghiên cứu của Rubenstein và Howes (1979) cũng cho thấy, những trẻ được đến trường trong bốn tháng được quan sát ít khóc hơn, cười nhiều hơn, tương tác với nhiều đối tượng hơn và tương tác xã hội tích cực hơn [82] Nghiên cứu của Fein và các cộng sự (1993) lại cho thấy, trẻ nhà trẻ cần phải mất khoảng ba tháng, thậm chí là sáu tháng [49] Nghiên cứu của Ahnert và các cộng sự cũng chỉ ra rằng, ngay cả sau năm tháng được chăm sóc tại trường, với trẻ dưới một

Trang 21

tuổi, nồng độ cortisol vẫn cao hơn so với ở nhà [24] Ostroukhova A phân chia mức

độ thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 48 tháng tuổi thành bốn loại theo thời gian thích ứng Theo đó, trẻ dễ dàng thích ứng trong khoảng một tuần; thích ứng trung bình từ 15 ngày đến ba tuần; thích ứng phức tạp từ 25 ngày đến năm tuần và thích ứng sai lệch là trên năm tuần Pechora lại cho rằng, trẻ từ 18 – 36 tháng tuổi thích ứng nhanh thường trong vòng hai tuần; trẻ thích ứng trung bình trong vòng bốn tuần và khó thích ứng là trên bốn tuần

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã cho thấy những phản ứng xảy ra ở trẻ khi lần

đầu đi học ở trường mầm non, chủ yếu là cảm giác lo âu, căng thẳng, giảm các tương tác xã hội, xuất hiện các hành vi phản đối và tìm kiếm sự gắn bó Thời gian thích ứng của trẻ cũng khác nhau trong mỗi nghiên cứu Mặc dù, các nghiên cứu chưa đi sâu vào các phản ứng của trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi, song những kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng cơ sở lí luận về các biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Hướng thứ hai: Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 - 36 tháng tuổi

Các tác giả tiêu biểu của hướng nghiên cứu này gồm Ereky-Stevens (2018), Hausken (2002) [47],[59] đã phân tích yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ

Về các yếu tố khách quan, các nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố trong

trường mầm non ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ như (1) sự tương tác giữa

giáo viên và trẻ, (2) sự quen thuộc của giáo viên và bạn bè và (3) thời gian trẻ ở trường mầm non

Nghiên cứu của Sroufe (2003) và Datler (2012) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố chất lượng tương tác giữa giáo viên với trẻ trong quá trình lần đầu trẻ đến trường [88],[42] Trẻ đến trường mầm non sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trẻ quen thuộc với người chăm sóc và bạn bè cùng trang lứa [49] Trong một vài tháng đầu tiên đến trường, trẻ dường như cần sự tham gia của người chăm sóc và bạn bè nhiều hơn [50],[51] Mức độ phát triển trò chơi của trẻ em cũng được nâng cao hơn khi có sự tham gia của bạn bè hoặc có nhiều tương tác đồng đẳng diễn ra [48],[82] Nghiên cứu trường diễn của Deynoot-Schaub & Risksen-Walraven (2006) đã kiểm tra mối quan hệ của các tương tác với bạn cùng trang lứa với khả năng thích ứng

Trang 22

cảm xúc – xã hội của trẻ Theo đánh giá của người chăm sóc trẻ, tần suất của những khởi đầu tiêu cực của trẻ với bạn bè cùng trang lứa ổn định giữa các trẻ trong độ tuổi 15 đến 23 tháng và các hành vi hung hăng/gây rối được dự đoán ở trẻ 23 tháng tuổi Với trẻ 15 tháng tuổi, sự tương tác tích cực với bạn bè, cụ thể là phản ứng tích cực với các hành vi của bạn bè tốt hơn so với trẻ 23 tháng tuổi [43]

Nghiên cứu của NICHD (2003) cũng kiểm tra mối liên hệ giữa thời gian trẻ ở trường với khả năng thích ứng xã hội trong suốt quá trình chuyển tiếp tới trường mầm non của trẻ bốn, năm tuổi và khi học mẫu giáo Theo báo cáo, trẻ càng dành nhiều thời gian ở trường thì các vấn đề được bộc lộ và các xung đột với người lớn

sẽ nhiều hơn và chúng được thể hiện khi trẻ được 54 tháng tuổi Những tác động này đa phần vẫn còn kể cả khi chất lượng hay các loại hình chăm sóc hoặc sự không

ổn định của trường mầm non được kiểm soát hoặc kể cả khi tính đến độ nhạy cảm của người mẹ và các yếu tố nền tảng gia đình khác nhau [72]

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của NICHD (2003), Gutman (2003), Rimm – Kaufman và cộng sự (2000), Hill (2001), Rathbun và Hausken (2001), Pelletier, J., &

Brent, J M (2002) chỉ ra các yếu tố trong gia đình ảnh hưởng đến sự thích ứng của

trẻ gồm (1) mức độ nhạy cảm của mẹ, (2) tình trạng kinh tế của gia đình, (3) sự tham gia của gia đình trong các hoạt động ở trường mầm non và (4) văn hóa gia đình Mức

độ nhạy cảm của người mẹ và các chỉ số về điều kiện kinh tế xã hội của gia đình ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố khác như mức độ chăm sóc, sự trầm cảm của người mẹ và khí chất của trẻ nhỏ [72] Với các trẻ em sống trong khu vực có tình trạng kinh tế xã hội thấp thường gặp khả năng thất bại ở trường học sớm và dai dẳng, gặp các vấn đề

về hành vi, mức độ tham gia của cha mẹ thấp và có khoảng cách lớn giữa thành tích học tập của chúng và các trẻ đồng trang lứa giàu có hơn Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động giáo dục trẻ bao gồm việc thể hiện sự quan tâm của họ đến việc học, hỗ trợ giáo viên, giám sát kiến thức và kết quả học tập của trẻ ở trường, góp phần giảm nhẹ những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho trẻ đến trường [60],[79] Trải nghiệm của trẻ trong các bối cảnh văn hóa khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi bắt đầu đến trường mầm non [81]

Về các yếu tố chủ quan, một số nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm của trẻ gây

ảnh hưởng tới chính quá trình chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non như

Trang 23

đặc điểm khí chất, độ tuổi, giới tính, thiếu các kĩ năng cần thiết, sự gắn bó với người chăm sóc chính của trẻ Vermeer & Van Ijzendoorn (2006) cho thấy, cách mà trẻ thích ứng với môi trường chăm sóc mới không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các đặc điểm khác nhau của trẻ [92] Nghiên cứu của Rim-Kaufman và Kagan (2005) đã chỉ ra khí chất là một yếu tố cản trở sự điều chỉnh của trẻ khi đi học và góp phần xác định các yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề hành vi sau này của trẻ [80] Dựa trên mô hình lý thuyết sinh thái, nghiên cứu của Bulotsky-Shearer và cộng sự (2011) đã kết luận rằng ở trẻ trai, các hành vi có vấn đề sớm có liên quan đến các kĩ năng sẵn sàng đi học thấp hơn so với trẻ gái [36] Trước đó, Crockenberg (2003) đã chỉ ra, những trẻ trai có những cảm xúc tiêu cực hoặc tính tình hay sợ hãi và những trẻ có khả năng tự điều khiển thấp hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi đến trường [39]

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự

thích ứng với trường mầm non của trẻ, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan Các nghiên cứu này là căn cứ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở Việt Nam, với bối cảnh văn hóa gia đình và trường mầm non riêng biệt

1.1.2 Những nghiên cứu về sự chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

1.1.2.1 Những nghiên cứu về sự chuẩn bị cho trẻ đến trường

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường, bao gồm chuẩn bị cho trẻ đến trường mầm non và chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học hoặc chuẩn bị cho trẻ chuyển tiếp giữa các độ tuổi trong trường học (phụ lục 1) Các nghiên cứu về vấn đề này tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Những nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ đến trường trong giai đoạn 1991 –

2000 được Baker & Little (2002) tổng hợp tập trung phát hiện vai trò của gia đình

trong quá trình chuyển tiếp tới trường mầm non và giữa các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và trường tiểu học [30]

A Petriwskyj và cộng sự (2005) tổng quan giai đoạn 1990 – 2004 với 75

nghiên cứu ở Mỹ, Úc/Newzealand và châu Âu Nghiên cứu này tập trung vào các xu hướng xây dựng khái niệm chuyển tiếp (transition) cho trẻ khi bước vào năm học đầu tiên trước lớp tiểu học (tiền tiểu học) [77]

Trang 24

Eckert và cộng sự (2008) đã xem xét bảy nghiên cứu được công bố từ năm

1999 - 2006 Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát để điều tra

nhận thức của giáo viên và cha mẹ về quá trình chuyển tiếp tới mẫu giáo Chỉ có duy nhất nghiên cứu của Desimone và cộng sự (2004) có điều tra trên đối tượng là giáo viên nhà trẻ với mục đích để đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mầm non trong trường tiểu học [46]

Peters (2010) đã nghiên cứu về chuyển tiếp đến trường thành công và các yếu tố trong quá trình chuyển tiếp này cũng như cách thức mà trẻ em có thể được hỗ trợ để chuyển tiếp đến trường thành công Nghiên cứu đã lựa chọn các ấn phẩm

được xuất bản từ năm 2004 đến giữa năm 2009, đặc biệt chú ý đến tài liệu của

Newzealand và nghiên cứu của các quốc gia như Úc, Canada, Anh và Mĩ Tuy vậy, nghiên cứu tập trung vào quá trình chuyển tiếp tới trường học chính thức với độ tuổi bắt đầu đến trường được chỉ ra là từ bốn tuổi đến bảy tuổi [76]

Dockett & Perry (2013) tổng quan các nghiên cứu trong giai đoạn 2005 –

2012 với 300 nghiên cứu (trong đó: 56 ở Úc, 198 ở Bắc Mỹ, 46 ở Châu Á, 13 ở

châu Âu, 8 ở Scandinavia, 7 ở Anh, 6 ở New Zealand, 1 ở châu Phi) Nghiên cứu trình bày sự khác biệt giữa chuyển tiếp đến trường và sự sẵn sàng đi học Trong số các nghiên cứu này, chỉ có 7/300 nghiên cứu trên là về chuyển tiếp và sẵn sàng đi học của trẻ nhà trẻ [44]

Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Balduzzi và cộng sự (2019) đã tổng hợp

40 nghiên cứu từ 2010 đến 2019 của các quốc gia thành viên EU Phần lớn các

nghiên cứu này điều tra sự chuyển tiếp từ giáo dục mầm non sang các tổ chức giáo dục bắt buộc Việc chuyển đổi từ các trung tâm giữ trẻ hoặc từ nhà đến trường mầm non thay vào đó ít được điều tra hơn [27]

Tương tự, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ đến trường cũng tập trung vào chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp một [7],[9],[14],[19] Các nghiên cứu chuẩn bị cho trẻ dưới 36 tháng tuổi nói chung và trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng đến trường mầm non có phần hạn chế hơn Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai (2017)

về thực trạng chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non là một nghiên cứu ít ỏi được tìm thấy Nghiên cứu tiến hành khảo sát giáo viên mầm non về sự cần thiết, biểu hiện chưa thích ứng với trường mầm non của trẻ, mức độ chuẩn bị và một số

Trang 25

cách thức chuẩn bị cho trẻ đến trường [11] Ngoài ra, có nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2019) đã chỉ ra độ tuổi thích hợp, những lợi ích và nguy cơ khi trẻ đi nhà trẻ trên cơ sở phân tích bối cảnh xã hội, chính sách và tầm quan trọng của sự phát triển trẻ thơ trong những năm đầu đời [23]

Như vậy, trong số các nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ đến trường, các nghiên cứu chuẩn bị cho trẻ dưới 36 tháng tuổi chuyển tiếp từ nhà đến trường mầm non có phần hạn chế hơn Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này còn khá thiếu vắng

1.1.2.2 Những nghiên cứu về biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non

Có nhiều đối tượng tham gia vào việc chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non như gia đình, trường mầm non, cộng đồng,… Tuy nhiên, luận án tập trung vào sự chuẩn bị của gia đình và trường mầm non bởi hai đối tượng này liên quan trực tiếp đến quá trình thích ứng của trẻ

a/ Những nghiên cứu về biện pháp chuẩn bị của gia đình trẻ

Đối với biện pháp chuẩn bị của gia đình trẻ, các nghiên cứu của Grolnick và

Raftery - Helmer (2015) và UNICEF (2009) chỉ ra một số hoạt động thể hiện khía cạnh “gia đình sẵn sàng” Gia đình cần cho trẻ tham gia vào các hoạt động ở nhà, cung cấp môi trường thuận lợi cho việc học tập (sách, truyện, bài hát…) cho trẻ trước khi trẻ đến trường [57] Một số biểu hiện của gia đình sẵn sàng là gia đình: Khuyến khích trẻ đọc, hát, vẽ, kể chuyện và chơi các trò chơi; Duy trì mối quan hệ

hỗ trợ, tương tác với trẻ để giúp trẻ học hỏi, tự tin và dần dần phát triển tính độc lập cho trẻ; Thể hiện sự cam kết đảm bảo trẻ được nhập học đúng thời gian; Tiếp cận và duy trì mối quan hệ tích cực với nhà trường và cộng đồng vì lợi ích an toàn, an ninh, hòa nhập và an sinh của trẻ [22; tr.39]

Một số nghiên cứu tập trung vào việc chuẩn bị các kĩ năng cần thiết cho trẻ thích ứng với trường mầm non Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này Lewit và Baker (1995) cho thấy, cha mẹ quan tâm nhiều hơn tới các kĩ năng học tập và cho rằng chúng quan trọng hơn đối với sự sẵn sàng đi học của trẻ [66] Trong khi đó, Kagan (2003) cho rằng trẻ cần các kĩ năng gồm phát triển thể chất, tình cảm, cách tiếp cận để học tập, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức [62]

Trang 26

Các kĩ năng văn hóa và xã hội được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Graue (1992) [55] Thông qua khảo sát giáo viên dạy trẻ dưới 36 tháng tuổi, Grace và Brant (2006) cho thấy, sự phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội của trẻ em như trẻ biết chia

sẻ, kết bạn hay biết luân phiên là điều quan trọng nhất Trong khi đó, các cán bộ quản lý cho rằng trẻ khỏe mạnh, được nghỉ ngơi và nuôi dưỡng tốt là đặc điểm quan trọng [54] Một số giáo viên lại coi trọng các kĩ năng liên quan đến sự tự lập quan

trọng hơn các kĩ năng khác [61]

b/ Những nghiên cứu về biện pháp chuẩn bị của trường mầm non

Một số nghiên cứu đã cho rằng trường mầm non cần có kế hoạch cụ thể về

việc giúp trẻ thích ứng với trường mầm non Kế hoạch này bao gồm những định

hướng cho gia đình và các hoạt động cho trẻ làm quen với trường mầm non Đại

diện cho hướng nghiên cứu này là Glicksman, K & Hills, T (1981) [53] Kế hoạch chuẩn bị cho trẻ đến trường nên đáp ứng các điểm mạnh, nhu cầu và đặc điểm của từng trẻ em và gia đình Không có quá trình chuyển đổi hay các hoạt động chuẩn bị cho trẻ đến trường nào có thể được nhân rộng hay thực hiện mà không có sự điều chỉnh cụ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể

Kế hoạch cho trẻ làm quen với trường, lớp mầm non bao gồm một số hoạt động như tạo cơ hội cho trẻ đến thăm trường, thăm nhà của trẻ, tạo các lớp học mở/ngôi nhà xanh được một số nghiên cứu chỉ ra như Pianta và các cộng sự (1999, 2001), Rimm-Kaufman và Pianta (2000), La Paro và cộng sự (2003) Các giáo viên cho thấy cần cung cấp một ngôi nhà mở (open house) trước và sau đầu năm học [78] Gia đình có thể đến trường vào các buổi tối để khám phá trường học và lớp học [81],[64] Rathbun và cộng sự (2001) cũng đã chỉ ra rằng nhà trường cần tổ chức các hội thảo, ngôi nhà mở và sự kiện âm nhạc/nghệ thuật cho gia đình trẻ [79] Tại Việt Nam, năm 2008, dự án “Mái nhà xanh” được triển khai cho một số trường mầm non công lập trọng điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là nơi đón các trẻ dưới 36 tháng tuổi làm quen với trường mầm non Bố mẹ hoặc người thân sẽ đưa trẻ đến đây trong nhiều ngày để trẻ dần dần thích ứng với trường mầm non Một số nghiên cứu khác đã khảo sát trên cha mẹ và giáo viên để tìm hiểu thực trạng chuẩn

bị cho trẻ đến trường Kết quả của nghiên cứu “Thực trạng chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường mầm non nhìn từ phía giáo viên mầm non” cho thấy, các biện pháp được

Trang 27

giáo viên đưa ra đều hướng tới giúp trẻ không xa lạ với trường, lớp mầm non, với

cô giáo và động viên khuyến khích trẻ để trẻ dễ dàng thích ứng với trường mầm non Một trong các biện pháp đó là: Đưa trẻ đến trường mầm non một số lần trước ngày trẻ đến lớp; Đưa trẻ đến trường mầm non chơi và gặp gỡ các cô giáo nếu có thể [11]

Việc thiết lập mối quan hệ với gia đình trẻ còn được thực hiện thông qua việc giáo viên liên lạc sớm với gia đình thông qua danh sách trẻ được nhà trường cung

cấp cho giáo viên Điều này giúp giáo viên có được những thông tin quan trọng về

trẻ và gia đình trẻ, định hướng một số thói quen sinh hoạt hằng ngày cho trẻ [45],[78] Giáo viên cần tiếp tục duy trì liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ bằng các hình thức như nói chuyện với cha mẹ sau khi trẻ đến trường, gửi thư về nhà, gửi

tờ rơi, gọi điện thoại [40],[78],[79] Một số nghiên cứu chỉ ra biện pháp chuẩn bị môi

trường và chuẩn bị cho giáo viên từ phía trường mầm non Môi trường phù hợp để

chuẩn bị cho trẻ đến trường cần: (1) Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi phù hợp; (2) Tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ và kích thích tương tác của trẻ với cô và bạn bè Nghiên cứu của Triebenbacher (1997) và Simonsson (2015) cho thấy, nhà trường chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp, kích thích tương tác với bạn bè trẻ; cho phép trẻ

sử dụng vật chuyển tiếp khi đi học lần đầu [90],[86] Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ 24 – 36 tháng tuổi và kích thích tương tác của trẻ với

cô và bạn bè Sven Thyssen (2000) chỉ ra rằng, với nhiều hoạt động hấp dẫn trẻ như hoạt động với đồ vật và hoạt động với bạn bè đồng trang lứa thì việc chia tách chỉ khó khăn với một trong 10 trẻ tham gia nghiên cứu Với trẻ gặp khó khăn, nếu giáo viên chăm sóc chu đáo, tạo cơ hội cho trẻ khám phá và hỗ trợ trẻ tham gia các hoạt động thì trẻ sẽ khắc phục khó khăn với việc chia tách [89] Tại Việt Nam, nghiên cứu của Mai Thị Cẩm Nhung (2017) đã chỉ ra hình thức tổ chức “lớp học gia đình” với các hoạt động gần gũi ở trường mầm non cho trẻ dưới 36 tháng tuổi “Trong quá trình xây dựng lớp học gia đình, cần tạo cho trẻ không gian gần gũi như ở gia đình; nhờ đó

sự tương tác của cô giáo sẽ thay thế tình cảm của mẹ và những người thân của trẻ”

[13; tr.145]

Bên cạnh đó, để trẻ thích ứng với trường mầm non, giáo viên cũng cần có sự chuẩn bị nhất định hay còn gọi là “giáo viên sẵn sàng” Giáo viên sẵn sàng là những

Trang 28

chuyên gia trưởng thành có kiến thức và năng lực cần thiết để cung cấp và đáp ứng nhu cầu nhận thức và tình cảm của tất cả trẻ bất kể nền tảng của trẻ và có thể điều chỉnh việc dạy và đánh giá của mình nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong một

môi trường học tập an toàn, lành mạnh và tích cực [22; tr.30-32] Tuy vậy, gần như

giáo viên và trường mầm non ít được chuẩn bị cho điều này [45] Một số nghiên cứu của Datler và cộng sự (2012) và Fraiberg và cộng sự (1975) khẳng định rằng giáo viên cần được đào tạo để đánh giá sức khỏe của trẻ, biết cách phản ứng lại trước các dấu hiệu khó khăn và tiêu cực của trẻ; giáo viên cần nhạy cảm, nỗ lực tận tâm, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá [42],[52] Sroufe (2003) cũng đồng quan điểm này, cho thấy những người chăm sóc chính cho trẻ em trong giai đoạn dưới 36 tháng tuổi cần có sự nhạy cảm và sẵn sàng đáp ứng lại để phát triển ở trẻ sự gắn bó

dựa trên cảm giác an toàn [88]

Như vậy, các nghiên cứu tập trung vào sự chuẩn bị của gia đình và trường

mầm non đã đưa ra một số biện pháp cụ thể của gia đình và trường mầm non trong việc giúp trẻ thích ứng với môi trường mới Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu

sử dụng phương pháp điều tra là khảo sát ý kiến của cha mẹ và giáo viên, ít các nghiên cứu chỉ ra các hiệu quả của các biện pháp đó trên trẻ Mặt khác, nhận thấy các biện pháp chuẩn bị cho trẻ còn chung cho độ tuổi trẻ mầm non Các nghiên cứu

xem xét về biện pháp chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại Việt Nam còn khá ít ỏi

Tổng hợp các công trình nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non, luận án rút ra được một số điểm đáng chú ý sau đây:

- Nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ thích ứng với môi trường mới nói chung đã

thu hút được rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam Các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường tiểu học So với các nghiên cứu này, các nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ dưới 36 tháng tuổi nói chung và trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích ứng với trường mầm non có phần hạn chế hơn

- Các nghiên cứu đã chỉ ra những biểu hiện ở trẻ trong lần đầu đến trường mầm non, chủ yếu là sự căng thẳng, lo âu khi phải rời xa môi trường gia đình quen thuộc Cùng với đó là việc giảm các tương tác xã hội, xuất hiện các hành vi phản đối, tìm kiếm sự gắn bó mới, mặc dù trẻ cũng dần thích ứng sau một thời gian đến trường

Trang 29

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non, trong đó bao gồm các yếu tố liên quan đến trẻ, gia đình và nhà trường Việc nghiên cứu các yếu tố này cũng là cơ sở để xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong bối cảnh văn hóa gia đình và trường mầm non Việt Nam

- Các nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non, tập trung vào hoạt động kết nối giữa nhà trường và gia đình chuẩn bị cho trẻ Tuy nhiên, các nghiên cứu đề xuất các biện pháp còn chung cho độ tuổi mầm non và chưa theo quá trình chuẩn bị cho trẻ thích ứng với trường mầm non Đặc biệt trong bối cảnh văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội, giáo dục của Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này còn thiếu vắng

1.2 Lý luận về thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

1.2.1 Khái niệm thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

1.2.1.1 Khái niệm thích ứng

Thích ứng là một thuật ngữ đa lĩnh vực, xuất phát từ sinh học và sau đó được dùng trong tâm lý học cũng như một số khoa học khác như nhân loại học, xã hội học, địa lý, khoa học môi trường… Trong luận án này, thích ứng (adaptation) được

tiếp cận ở góc độ tâm lý học Ở góc độ này, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra

quan điểm về thích ứng

Theo Từ điển Tâm lý học, thích ứng là “Phản ứng của cơ thể với những thay

đổi của môi trường” Có hai phương thức thích ứng gồm: (1) thay đổi cấu tạo và

hoạt động của cơ quan và (2) thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức [6; tr.807) Đây là một khái niệm trọng tâm của sinh vật học, được các nhà tâm lý học Gestalt và tâm lý học nhận thức (J.Piaget) sử dụng nhằm giải thích các mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường xung quanh như một quá trình cân bằng nội tại [6; tr.804]

Jakubowiez.A đưa ra quan điểm thích ứng là “quá trình bao gồm tác động

qua lại không ngừng giữa con người và thế giới hoạt động, thông qua đó con người phát triển và tương tác” [99]

Theo J.Piaget, thích ứng của chủ thể là kết quả của việc tìm kiếm sự cân bằng

ổn định giữa quá trình đồng hóa và điều ứng và là nơi nhận thức (hiểu biết) và hành

Trang 30

động tổ chức không tách rời nhau Cơ thể và môi trường tác động qua lại lẫn nhau

giữa hai quá trình Đồng hóa và Điều ứng Đồng hóa đặc trưng bởi sự sáp nhập những

yếu tố của môi trường vào cấu trúc cá nhân Điều ứng đặc trưng bởi sự biến đổi cấu trúc cá nhân theo những biến đổi của môi trường [100] Thích ứng là sự cân bằng giữa hai quá trình này Như vậy, Piaget cho rằng, thích ứng là phản ứng của con người để lấy lại sự cân bằng trước đó đã có nhưng trong tình hình mới đã không còn nữa Sự mất cân bằng ở đây chính là sự chênh lệch giữa cái con người đã biết, đã có với cái mới mà con người gặp phải Đó có thể là những chênh lệch về nhận thức, ứng

xử, hành vi, tình cảm, trong đó chủ yếu là hai mặt xúc cảm và nhận thức Mặt xúc

cảm tạo ra động lực cho hành vi ứng xử, còn mặt nhận thức định hướng cho hành vi, giúp cá nhân thiết lập sự cân bằng với môi trường [12; tr.52] Để tồn tại được, mỗi cá nhân điều chỉnh nội tại để lấp sự chênh lệch đó, biến cái mới thành cái quen thuộc Nói cách khác, con người tự điều chỉnh, biến cái mới thành cái quen thuộc [100]

J.Piaget chỉ ra bản chất của thích ứng là quá trình con người đưa cái mới vào cái mình đang có, điều chỉnh cái mình đang có để cái mới được nhập vào cái đang có Piaget phân biệt trạng thái thích ứng và quá trình thích ứng Nếu trạng thái thích ứng là một cấu trúc đóng thì quá trình thích ứng là một cấu trúc mở, trong đó “con người tìm tòi, khám phá môi trường để biến đổi bản thân, tạo ra sự thích ứng” [12; tr.285]

Giống với J.Piaget, L.S.Vygotsky cũng nhấn mạnh vai trò của hoạt động và

tương tác trong quá trình thích ứng Tuy nhiên, theo L.S.Vygotsky, tương tác này bao giờ cũng diễn ra trong bối cảnh cụ thể, chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa,

xã hội cụ thể [12; tr.288] L.S.Vygotsky từ quan niệm về sự thống nhất biện chứng

của hai mặt tự nhiên và văn hóa – xã hội trong sự phát triển của con người cũng

khẳng định thích ứng là sự cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường Trong đó,

con người tác động vào các đối tượng, biến đổi các công cụ, các phương tiện theo ý muốn nhằm tiếp thu các chuẩn mực, yêu cầu, kinh nghiệm lịch sử - xã hội Con người với tư cách là chủ thể tích cực, biến đổi môi trường và hành vi của mình để thiết lập sự cân bằng với môi trường

N.A.Miloslavov cũng cho rằng “không có sự tiếp nhận thụ động các giá trị

định hướng của môi trường mà không có sự tự thay đổi chủ động, nếu chúng ta thực

sự đang nói về quá trình thích ứng [94] Như vậy, thích ứng là quá trình con người

Trang 31

hoạt động tích cực để đáp ứng yêu cầu của môi trường luôn thay đổi và do đó, kết quả hoạt động là một trong những biểu hiện thích ứng của con người

Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về thích ứng, song các quan điểm này

không có sự mâu thuẫn mà bổ trợ lẫn nhau Từ các quan điểm trên, luận án coi thích

ứng là quá trình con người tiếp nhận những thay đổi của môi trường và điều chỉnh bản thân nhằm thiết lập sự cân bằng và hòa nhập với môi trường mới Cụ thể:

Bản chất của quá trình thích ứng là sự cân bằng giữa hai quá trình Đồng hóa

(tiếp nhận thông tin mới) và Điều ứng (điều chỉnh cấu trúc tâm lý) Khi tiếp xúc với cái mới, con người sẽ xuất hiện sự mất cân bằng do cấu trúc đang có không còn phù hợp với cái mới Con người sẽ phản ứng lại bằng nhiều cách khác nhau, dần tiếp nhận cái mới, đưa cái mới vào trong tâm lý Từ đó, con người điều chỉnh bản thân, thay đổi cấu trúc đang có để cái mới thâm nhập và dần biến thành cái quen thuộc Đó là những điều chỉnh về xúc cảm, nhận thức và hành động để giúp con người cân bằng và hòa nhập với môi trường mới Nói cách khác, con người khi thấy cái mới thì chấp nhận, thay đổi cấu trúc cũ để biến cái mới thành cái quen thuộc, cái của mình

Tuy nhiên, đó không phải là quá trình tiếp nhận và điều chỉnh một cách thụ động và phụ thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi của môi trường Con người đóng vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình này Con người vừa chịu ảnh hưởng từ môi trường vừa tích cực biến đổi, vượt qua khó khăn để đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu của môi trường mới, tìm ra cách thức phù hợp và phát triển các cấu trúc tâm lý mới Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người thâm nhập vào môi trường, tương tác với môi trường và thay đổi lẫn nhau để thiết lập sự cân bằng mới

1.2.1.2 Khái niệm thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Từ khái niệm thích ứng nêu trên, thích ứng với trường mầm non của trẻ 24

– 36 tháng tuổi được hiểu là quá trình trẻ tiếp nhận những thay đổi khi chuyển

từ môi trường gia đình tới trường mầm non và điều chỉnh bản thân nhằm thiết lập sự cân bằng và hòa nhập với trường mầm non

Khái niệm này được hiểu cụ thể như sau:

Những thay đổi khi trẻ chuyển từ môi trường gia đình tới trường mầm non tạo ra sự chênh lệch, mất cân bằng ở trẻ Các thay đổi cùng lúc xuất hiện tạo ra sự

chênh lệch gồm người lạ (người lớn, bạn bè mới), môi trường lạ (không gian, cách

Trang 32

bố trí, đồ dùng đồ chơi, tiếng ồn, thức ăn, nhiệt độ phòng…), hoạt động mới lạ (các hoạt động giáo dục, hoạt động sinh hoạt theo trình tự nhất định, hoạt động theo nhóm) Những gì trẻ học được ở nhà không còn phù hợp với môi trường mới nữa gây ra sự mất cân bằng ở trẻ Vai trò của trẻ ở gia đình và trường mầm non cũng có

sự khác biệt đáng kể Trong gia đình, trẻ thường là trung tâm của sự chú ý còn ở trường mầm non, trẻ là một thành viên của lớp học giống như các trẻ khác Do đó, đến trường mầm non không chỉ đơn thuần là việc trẻ phải di chuyển từ không gian gia đình sang không gian trường, lớp mới mà còn là sự thay đổi vai trò của trẻ từ một người con trong gia đình sang vai trò là một thành viên trong nhà trường Trẻ sẽ phải đối diện với những chênh lệch về nhận thức, ứng xử, hành vi, tình cảm, trong đó sự chênh lệch về tình cảm là quan trọng nhất Tình cảm được coi là yếu tố quan trọng nhất chi phối sự thích ứng với trường mầm non của trẻ

Bản chất của quá trình thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là sự cân bằng giữa hai quá trình Đồng hóa và Điều ứng Đây là quá trình trẻ

tiếp nhận các thông tin mới, phản ứng lại, điều chỉnh và biến những thông tin mới

đó thành cái quen thuộc để dần dần thiết lập sự cân bằng giữa trẻ và môi trường Khi đó, cấu trúc tâm lý đã hình thành trong trẻ ở gia đình bị phá vỡ, đặt ra đòi hỏi

về việc tái cấu trúc tâm lý với những thay đổi về xúc cảm, nhận thức và hành động

ở trẻ Từ đó, trẻ hòa nhập vào môi trường mầm non thông qua hoạt động và giao tiếp trong môi trường mới, đạt được sự hài lòng và thỏa mãn bên trong bản thân trẻ Thích ứng với trường mầm non không có nghĩa là trẻ thâm nhập một cách thụ động

và tuân thủ theo môi trường lớp học đã được lập trình sẵn Trẻ có những cách riêng

để thích ứng với môi trường lớp học mới, có những thay đổi thông qua cách thâm nhập sâu dần vào các hoạt động và những cách này phù hợp với từng trẻ, nhằm đáp ứng với các yêu cầu và đòi hỏi của trường lớp mầm non

Cơ chế thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi chính là trẻ

tiếp nhận và tích cực hoạt động để tìm lại cảm xúc an toàn về mặt tâm lý Xa mẹ, xa người thân, thiếu kinh nghiệm trong việc tham gia các hoạt động với những trẻ khác khiến trẻ cảm thấy bất an, lo sợ và thôi thúc trẻ tìm kiếm đối tượng gắn bó mới, biến những cái xa lạ thành cái quen thuộc Nghĩa là trẻ phải tự tìm ra được cái giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn theo cách của từng trẻ cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người

Trang 33

lớn Trẻ thích ứng với trường mầm non khi trẻ được sớm đưa vào “Vùng phát triển gần nhất” thông qua hoạt động và tương tác phù hợp

Hai yếu tố giúp trẻ tìm được cảm giác an toàn này là (1) tính quen thuộc của

môi trường và (2) sự gắn bó về mặt quan hệ Nếu trẻ không nhận được bất kì hình ảnh quen thuộc nào, không tìm kiếm được sự gắn bó nào trong môi trường trường lớp mới, theo bản năng, trẻ sẽ có cảm giác nguy hiểm và gây ra sự sợ hãi ở trẻ [24] Trẻ thiết lập lại được sự cân bằng khi những cái mới dần được tiếp nhận và biến thành cái quen thuộc với trẻ Nói cách khác, đó là khi trẻ cảm nhận được mình là một thành viên trong trường mầm non, cảm thấy thỏa mãn, hài hòa trong mối quan

hệ, có sự phù hợp giữa hành vi của cá nhân trong các hoạt động và tương tác với mọi người Cụ thể, trẻ cảm thấy quen thuộc trong môi trường thể hiện thông qua sự

ổn định trong cảm xúc của trẻ, sự tiếp nhận khi có những thay đổi nào đó trong môi trường, tính chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động và đạt được kết quả của hoạt động đó Trẻ cảm thấy gắn bó trong môi trường thể hiện thông qua tính phù hợp trong giao tiếp với người lớn và bạn bè của trẻ Trẻ cảm thấy yên tâm, an toàn khi tương tác với giáo viên, khi chơi trong nhóm bạn bè

1.2.2 Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ 24 – 36 tháng tuổi có liên quan đến thích ứng với trường mầm non

Trẻ dưới 36 tháng tuổi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các độ tuổi tiếp theo Đến cuối độ tuổi này, cân nặng của trẻ có thể tăng gấp năm lần và chiều cao có thể tăng gấp hai lần so với khi mới sinh Tuy nhiên, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị mắc bệnh, gây ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của trẻ Trong ba năm đầu đời, não bộ của trẻ có sự phát triển vượt bậc về các kết nối thần kinh và đạt đỉnh điểm khi trẻ ba tuổi Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải tình trạng căng thẳng và những trải nghiệm tiêu cực như trong lần đầu đi học ở trường mầm non thì hệ thần kinh dễ bị kích thích và ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc não bộ [94] Vì thế, việc cung cấp cho trẻ các điều kiện đầy đủ về dinh dưỡng, an toàn về tâm lý với những kích thích phù hợp sẽ giúp cơ thể của trẻ, đặc biệt là hệ thần kinh được bảo vệ và phát triển

Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi Trẻ luôn mong muốn tìm tòi, khám phá thế giới đồ vật xung quanh mọi lúc mọi nơi

Trang 34

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp nhận cái mới ở trường mầm non Thông qua hoạt động với đồ vật, trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm, tính chất,

công dụng và cách thức sử dụng đồ vật theo kiểu Người Tri giác của trẻ trở nên

tinh vi và đầy đủ hơn Kiểu tư duy chủ yếu của trẻ là tư duy trực quan – hành động Cuối tuổi ấu nhi, trẻ xuất hiện kiểu tư duy trực quan – hình tượng nhưng còn hết sức đơn giản [20; tr.186-193] Do đó, trẻ cần được tạo cơ hội tham gia vào các hoạt động với đồ vật cả ở gia đình và ở lớp học cùng với sự hướng dẫn của người lớn để thỏa mãn trí tò mò và nhu cầu phát triển của trẻ Cách trẻ phản ứng khi tham gia vào các hoạt động với đồ vật như thể hiện sự chủ động tham gia, tập trung, say mê và hoàn thành hoạt động thể hiện sự cân bằng của trẻ trong các hoạt động của trường, lớp mới

Giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi cũng là thời kì “phát cảm” ngôn ngữ của trẻ Vốn từ được mở rộng, trẻ nói nhiều hơn và hỏi luôn miệng suốt ngày Trẻ phát âm càng ngày càng chính xác hơn nhưng chưa thực sự chuẩn xác Trẻ dần sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ tốt hơn Nếu như đầu tuổi ấu nhi, trẻ chỉ nói được câu một tiếng, hai tiếng thì cuối tuổi này, trẻ có thể nói được những câu khá phức tạp đúng ngữ pháp Dưới ảnh hưởng của các quá trình tâm lý, đặc biệt là trí tuệ, ý nghĩa của các

từ được biến đổi Khi trẻ đi học lần đầu, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ đang phát triển của mình để thể hiện phản ứng của bản thân, biểu đạt suy nghĩ, mong muốn của mình với người khác Trẻ sẽ dần phát triển thêm các kĩ năng ngôn ngữ và thể chất

và nhờ đó mà các cơn giận dữ và những cảm xúc mạnh mẽ ở đầu giai đoạn này sẽ giảm bớt hơn Sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ ở độ tuổi này là ưu thế giúp trẻ thiết lập mối quan hệ gắn bó với giáo viên và bạn bè

Lần đầu đi học ở trường mầm non với trẻ 24 – 36 tháng tuổi sẽ không tránh khỏi những phản ứng mạnh mẽ do trẻ thường dễ xúc cảm nhưng phản ứng cảm xúc

ổn định hơn lứa tuổi trước Tính chất của xúc cảm vẫn mạnh, có tính bột phát nhưng

đã hướng tới một đối tượng khá rõ rệt và ổn định Trẻ vẫn chưa làm chủ được cảm xúc của mình, hay lo lắng, sợ hãi và thường bị lây lan tình cảm của người khác Tình cảm có sự chi phối tới hành động của trẻ Khả năng tự điều khiển hành vi của trẻ còn rất hạn chế, đặc biệt khi trẻ phải kìm chế nhu cầu nào đó hoặc khi phải làm điều gì đó không muốn Trẻ độ tuổi này thường mong muốn nhận được lời khen

Trang 35

ngợi, được âu yếm và khi người lớn không hài lòng thì trẻ tỏ ra sợ hãi Trẻ cũng bắt đầu biết cách chia sẻ và dỗ dành bạn cùng chơi

Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, quan hệ gắn bó với mẹ còn chiếm ưu thế Mẹ là đối tượng thương yêu mạnh mẽ nhất, là người thỏa mãn tất cả các nhu cầu của trẻ như

ăn, vuốt ve, ôm ấp, yêu thương Ở trẻ 24 tháng tuổi xuất hiện sự ổn định của đối tượng (object permanence) Trẻ dần nhận được sự tồn tại của đối tượng ngay cả khi trẻ không thể nhìn thấy nó [5; tr.144] Khi trẻ được gắn bó với người lớn – đặc biệt là

mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và thoải mái Khi trẻ gặp bất cứ vấn đề gì không an toàn (như âm thanh, tình huống bất thường, quang cảnh mới lạ…), trẻ quay lại thật nhanh vào vòng tay của người lớn mà trẻ tin tưởng để cảm thấy thoải mái và được bảo vệ [5; tr.104-105] Đây là giai đoạn mà trẻ xuất hiện biểu hiện lo âu khi bị chia

cách – một phần tự nhiên của sự gắn bó Trẻ sẽ khóc khi cha mẹ bỏ mình lại nhà trẻ

hoặc khi người chăm sóc chính không có mặt ở đó [5; tr 144]

Trẻ 24 – 36 tháng tuổi đã hình thành khuôn mẫu hành vi tương đối ổn định Khi ở gia đình, trẻ hình thành sự gắn bó với những người thân, thiết lập các thói quen và hệ thống phản ứng với các tác nhân lên cơ thể một cách nhất quán Trẻ luôn được yêu thương, chiều chuộng bởi những người thân Khi ở trường mầm non, trẻ phải tuân theo nhiều nguyên tắc hơn với những người chưa quen thuộc với trẻ Trẻ phải học cách giao tiếp, hợp tác, tương tác nhiều chiều hơn so với ở nhà Do vậy, trẻ phải định hình lại khuôn mẫu hành vi đã được hình thành trước đó để thiết lập cân bằng với môi trường mới

Trẻ 24 – 36 tháng tuổi vẫn thể hiện sự gắn bó mật thiết với mẹ nhưng lại có nhu cầu độc lập rất lớn Trẻ muốn được tự làm mọi thứ để khẳng định bản thân Khủng hoảng của tuổi lên ba xuất hiện với những dấu hiệu như bướng bỉnh, không nghe lời người lớn, cái gì cũng muốn giành về mình, làm theo ý mình Trẻ không quan tâm, đôi khi “tảng lờ” trước yêu cầu của người lớn Trẻ luôn coi mình là trung tâm, muốn thể hiện thẩm quyền với mọi thứ xung quanh [20; tr.207-208] Do vậy, khi phải đến môi trường mới lạ như trường mầm non, trẻ có thể bị thất vọng, lo âu hoặc nổi cơn thịnh nộ khi không thiết lập được sự cân bằng và không được hỗ trợ của người lớn Nếu được đáp ứng nhu cầu muốn độc lập của trẻ với những hoạt động mới lạ, những mối quan hệ mới thì trẻ sẽ nhẹ nhàng vượt qua được khủng hoảng này

Trang 36

1.2.3 Biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Các biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi cũng

được thể hiện đa dạng trong các nghiên cứu Theo Datler, 3 biểu hiện của trẻ khi

thích ứng với trường mầm non gồm: (1) Tâm trạng tích cực: Trẻ thể hiện sự tích cực

về thể chất và giọng nói biểu cảm Trẻ thể hiện sự vui vẻ nhiều lần trong ngày và trong nhiều tình huống; (2) Hứng thú khám phá, tìm tòi: Trẻ bị thu hút vào hoạt động Trẻ quan tâm rõ ràng và tập trung tham gia vào quan sát hoặc khám phá trong hầu hết thời gian; (3) Tương tác với người chăm sóc và bạn bè: Trao đổi phức tạp

và năng động giữa trẻ với cô giáo và bạn bè Có sự luân phiên và đảo ngược vai trò giữa cô/bạn bè và trẻ Có sự điều chỉnh tốt giữa cô giáo/bạn bè và trẻ trong các tình huống thay đổi [42]

Klim-Klimaszewska (2006) và Lubowiecka (2000) [35] đề cập đến các biểu

hiện thích ứng tích cực với môi trường mầm non mới của trẻ gồm:

● Trẻ tham gia vào các hoạt động do giáo viên đề xuất

● Trẻ thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động

● Trẻ thích thể hiện khả năng mới của trẻ

● Trẻ không muốn về nhà ngay lập tức khi cha mẹ đến đón

● Trẻ giao tiếp với giáo viên một cách tự nhiên

● Trẻ dễ dàng thiết lập liên hệ với bạn bè cùng trang lứa

● Trẻ thực hiện chính xác nhiệm vụ của giáo viên đề ra

● Trẻ sẵn sàng đến trường hằng ngày

● Trẻ thực hiện thành công các hoạt động kết nối với các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày

● Trẻ chơi với những đứa trẻ khác

● Trẻ cởi mở và tò mò về những gì đang xảy ra xung quanh mình

● Trẻ có kĩ năng tự lập về các hoạt động tự phục vụ cơ bản

● Trẻ có khả năng bày tỏ nhu cầu của mình

● Trẻ có khả năng bày tỏ những điều mình thích và không thích

Ostroukhova A đã chỉ ra bốn yếu tố chính của sự thích ứng hành vi gồm: (1)

trạng thái cảm xúc; (2) sự hòa đồng; (3) giấc ngủ; (4) giờ ăn Theo đó, một đứa trẻ thích ứng thành công khi thể hiện sự vui vẻ, hoạt bát, năng động; trẻ sẵn sàng tham

Trang 37

gia chơi cùng các bạn; trẻ có giấc ngủ êm, sâu, chìm vào giấc ngủ nhanh chóng; trẻ

ăn ngon, ăn mọi đồ ăn một cách thích thú Đứa trẻ bình tĩnh bước vào lớp, quan sát xung quanh một cách cẩn thận trước khi ngừng chú ý vào bất cứ điều gì Bé nhìn vào mắt một người lớn không quen biết khi người đó quay sang, tự mình tiếp xúc, có thể hỏi người khác một câu hỏi, yêu cầu giúp đỡ Trẻ biết cách chiếm lĩnh bản thân, sử dụng các đồ dùng thay thế trong trò chơi Trẻ có thể tập trung chú ý vào một món đồ chơi trong thời gian dài, khả năng nói phát triển tốt, tâm trạng vui vẻ hoặc bình tĩnh, mặt biểu cảm, dễ dàng nhận ra cảm xúc Trẻ tuân thủ các quy tắc hành vi đã được thiết lập, phản hồi đầy đủ với nhận xét và chấp thuận

A.S Ronzhina (M.V.Korepanove, E.V Kharlampova) đã dựa trên quan điểm

của Ostroukhova A đưa ra năm tiêu chí tâm lý về sự thích ứng của trẻ từ hai đến

bốn tuổi với cơ sở giáo dục mầm non gồm: (1) Nền tảng cảm xúc chung của hành vi; (2) Hoạt động nhận thức và vui chơi; (3) Mối quan hệ với người lớn; (4) Mối quan hệ với trẻ em; (5) Phản ứng với sự thay đổi của những tình huống quen thuộc Theo A.S Ronzhina, trẻ có mức độ thích ứng cao khi có trạng thái cảm xúc vui vẻ hoặc trạng thái cảm xúc ổn định, bền vững Trẻ tích cực tiếp xúc với người lớn, các trẻ khác và đồ vật xung quanh Trẻ nhanh chóng thích ứng với những điều kiện mới (như người lớn không quen biết, địa điểm mới, sự giao lưu với các nhóm trẻ cùng trang lứa)

Như vậy, cả Datler, Klim-Klimaszewska, Lubowiecka, Ostroukhova A và A.S Ronzhina đều chỉ ra hai yếu tố chung là cảm xúc và mối quan hệ với mọi người (người lớn và bạn bè) Tuy nhiên, trong khi A.S Ronzhina chỉ ra thêm các biểu hiện về hoạt động và phản ứng của trẻ với những sự thay đổi của tình huống

quen thuộc thì Ostroukhova A lại bổ sung tiêu chí về giấc ngủ và giờ ăn của trẻ

Pechora K.L; Pantyukhina G.V; Golubeva L.G đã xây dựng bảng hỏi dành

cho cha mẹ “Con bạn đã sẵn sàng đi học mầm non chưa?” Trong bảng hỏi này, Pechora K.L xác định mức độ sẵn sàng vào cơ sở giáo dục mầm non của trẻ từ 1,5 tuổi đến 3 tuổi với các tiêu chí gồm: (1) cảm xúc chung của trẻ; (2) hoạt động nhận thức và vui chơi; (3) mối quan hệ với người lớn; (4) mối quan hệ với trẻ em; (5) hoạt động sinh hoạt hằng ngày gồm ăn, ngủ, vệ sinh; (6) phản ứng của trẻ với sự thay đổi (sự tự tin, phản ứng khi xa cách người thân yêu, sự lệ thuộc tình cảm với

Trang 38

người lớn) Theo đó, Pechora K.L; Pantyukhina G.V; Golubeva L.G có bổ sung

biểu hiện về hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ như là một dấu hiệu của sự thích ứng với trường mầm non

Từ các nghiên cứu trên cho thấy, trẻ thích ứng với trường mầm non khi trẻ cảm thấy quen thuộc với môi trường và gắn bó trong các mối quan hệ Có thể khái quát các biểu hiện thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 – 36 tháng tuổi như sau:

Biểu hiện 1: Trẻ thể hiện cảm xúc ổn định

Đây là biểu hiện dễ nhận thấy khi trẻ thích ứng với trường mầm non Trẻ thể hiện cảm xúc ổn định, tích cực trong mọi hoạt động như sẵn sàng chuẩn bị đến trường hằng ngày, vui vẻ tạm biệt cha mẹ để vào lớp, không khóc lóc đòi về, không muốn về nhà ngay lập tức khi cha mẹ đến đón Trẻ tỏ ra hài lòng, thỏa mãn, hạnh phúc như hay cười trong các hoạt động, tỏ ra thích thú với mọi thứ trong lớp học và trong hầu hết thời gian ở trường

Biểu hiện 2: Trẻ tham gia tích cực trong hoạt động với đồ vật

Trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động với đồ vật để thỏa mãn nhu cầu Trẻ tỏ ra chủ động, say mê, tập trung khám phá và thích thú với các đồ dùng, đồ chơi, có thể tự chơi mà không cần tới sự hỗ trợ của người lớn Trẻ bị cuốn hút bởi các đồ dùng, đồ chơi và biết tự lựa chọn khu vực chơi mà mình yêu thích Thông qua đó, trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm, công dụng, cách thức sử dụng và hoàn thành sản phẩm hoạt động

Biểu hiện 3: Trẻ thiết lập mối quan hệ với người lớn và bạn bè

Trẻ thể hiện sự chủ động thiết lập mối quan hệ với người lớn, giao tiếp với

họ một cách tự nhiên Trẻ vẫn gắn bó với người thân, đặc biệt là mẹ nhưng thể hiện

sự độc lập hơn trong các hoạt động Trẻ bày tỏ nhu cầu của bản thân, những điều mình thích và không thích với người lớn Trong mối quan hệ với bạn bè, trẻ chủ động kết bạn với các bạn khác, chơi cùng các bạn, bước đầu biết chia sẻ đồ chơi cùng các bạn

Biểu hiện 4: Trẻ sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi của các tình huống quen thuộc

Trẻ sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi của những tình huống quen thuộc (như tiếp nhận sự thay đổi vai trò của các cô giáo trong lớp, với đồ dùng, đồ chơi mới) một cách nhanh chóng mà không cần tới sự hỗ trợ của người lớn Khi đối diện với sự thay đổi,

Trang 39

các hành vi của trẻ ổn định, không xuất hiện một số hành vi trấn an như mút ngón tay, cắn móng tay hay đung đưa người…

Biểu hiện 5: Trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ, vệ sinh)

Các biểu hiện có thể kể đến khi trẻ thích ứng với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày bao gồm: Trẻ thường ăn ngon miệng, tỏ ra hào hứng trong khi ăn Trẻ dễ ngủ, ngủ sâu và đủ giấc, có thể tự ngủ mà không cần có các tác động hỗ trợ nào Trẻ vui vẻ khi tỉnh giấc và dễ chuyển sang hoạt động tiếp theo Trẻ chủ động bày tỏ nhu cầu đi vệ sinh bằng bô

Tóm lại, trẻ thích ứng với trường mầm non khi có năm biểu hiện cụ thể gồm trẻ thể hiện cảm xúc ổn định; trẻ tham gia tích cực trong hoạt động với đồ vật; trẻ thiết lập mối quan hệ với người lớn và bạn bè; trẻ sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi của các tình huống quen thuộc và trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ, vệ sinh) Tuy vậy, mỗi trẻ lại cần một khoảng thời gian nhất định để có thể hòa nhập được với trường mầm non Về thời gian thích ứng với trường mầm non của trẻ 24 –

36 tháng tuổi, luận án lựa chọn quan điểm của Pechora với nghiên cứu về thời gian thích ứng của trẻ 18 – 36 tháng tuổi như sau: hai tuần với trẻ thích ứng nhanh; bốn tuần với trẻ thích ứng trung bình và trên bốn tuần với trẻ khó thích ứng

1.2.4 Ý nghĩa của thích ứng với trường mầm non đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Thích ứng với trường mầm non giúp cảm xúc của trẻ được ổn định, hệ thần

kinh được nuôi dưỡng và bảo vệ khỏi sự căng thẳng trước những thay đổi trong lần

đầu đến trường Trẻ sẽ cảm thấy an toàn trong môi trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lành mạnh và thúc đẩy tăng trưởng phù hợp Bởi nếu gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài, hệ thần kinh của trẻ dễ bị kích thích và có ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của trẻ sau này [92] Mọi thứ đối với trẻ đều trở thành mối đe dọa tiềm ẩn: môi trường, giáo viên, bạn bè không quen thuộc và đặc biệt trẻ

sợ mẹ sẽ quên đi và bỏ rơi mình Trẻ dễ bị tổn thương nên dễ tức giận với bất cứ thứ

gì Một số hành vi khó thích ứng thường xuất hiện ở trẻ như nhõng nhẽo, thu mình, hung hăng, lo lắng Các hành vi này xuất phát từ việc trẻ không được đảm bảo nhu cầu về an toàn và được bảo vệ Một số hành vi mới xuất hiện như mút tay, cắn móng tay, đung đưa người… để trẻ tự trấn an bản thân khi gặp căng thẳng

Trang 40

Việc trẻ hòa nhập vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày như

ăn, ngủ, vệ sinh giúp cơ thể trẻ thiết lập được nhịp sinh học đều đặn Nhờ đó, trẻ sẽ

ít bị ốm hơn, không gặp phải các rối loạn tâm thể như rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, không ngủ vào ban ngày hoặc liên tục thức giấc, đau bụng do trạng thái thần kinh căng thẳng, hay bị táo bón hoặc biếng ăn/chán ăn hoặc thèm ăn quá mức

Khi trẻ thiết lập được sự cân bằng và hòa nhập vào các hoạt động, trẻ chủ động tham gia một cách tích cực vào các hoạt động giáo dục Đó là các hoạt động được tổ chức một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch theo chương trình cụ thể của trường mầm non, giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện, phù hợp với nhu

cầu và khả năng của trẻ Qua đó, khả năng nhận thức của trẻ được phát triển Thích

ứng với trường mầm non giúp trẻ luôn có cảm giác an toàn, thoải mái và tự tin khám phá thế giới xung quanh Thích ứng được coi là một trong những tiêu chí để phân biệt trẻ bình thường và trẻ bệnh lí [10; tr.16] Thích ứng với trường mầm non giúp trẻ hưởng được những lợi ích mà nhà trường, nhà giáo dục mang lại Trẻ có thể

tự điều chỉnh, đưa cái mới thâm nhập vào cái cũ để hình thành nên cấu trúc tâm lý mới Trẻ sẽ hứng thú khám phá tìm tòi thế giới xung quanh, mong muốn tìm hiểu các đồ chơi mới Ngược lại, nếu không thích ứng với trường mầm non, các chỉ số phát triển và chỉ số khôn của trẻ giảm Trẻ thường bị kìm hãm hoạt động nghiêm trọng hoặc ngược lại rất hiếu động Trẻ giảm mức độ giao tiếp, vốn từ, khó học từ mới Một số trẻ im lặng mặc dù đã biết nói, không chịu cầm thìa dù đã biết xúc ăn, không chịu đưa tay ra rửa dưới vòi nước, không chịu ngồi vào bô để đi vệ sinh

Thích ứng với trường mầm non giúp trẻ tích cực chủ động tham gia và hòa

mình vào trong các mối quan hệ với mọi người ở một môi trường xã hội khác ngoài

gia đình Khi trẻ có được sự gắn bó với người chăm sóc (mẹ, giáo viên mầm non)

“sẽ kích thích giải phóng một loại hormone đặc biệt quan trọng là oxytocin, làm tác động đến thần kinh và hành vi ở trẻ”, giúp não bộ của trẻ phát triển khỏe mạnh [1; tr.6] Mặt khác, việc thiết lập được các mối quan hệ với người lớn và bạn bè giúp môi trường xã hội của trẻ được mở rộng hơn nhiều so với khi trẻ ở nhà Từ việc chơi một mình, chơi cạnh bạn sang chơi cùng nhau là một bước đệm quan trọng của trẻ, có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của trẻ sau này Nhờ đó, trẻ sẽ học hỏi và tuân theo một số các quy tắc hành vi ứng xử nhất định, định hình khuôn mẫu hành vi mới cho phù hợp với môi trường xã hội rộng lớn hơn Các hành vi tiếp xúc

Ngày đăng: 02/08/2024, 17:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (2019). Phát triển toàn diện trẻ thơ trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ sở khoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển toàn diện trẻ thơ trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm: 2019
4. Nguyễn Thanh Bình. Một số hoạt động của cha mẹ trong giáo dục con cái ở các gia đình Việt Nam hiện nay. Tạp chí Lý luận giáo dục – dạy học, số 292, kì 2 – 8/2012, tr.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hoạt động của cha mẹ trong giáo dục con cái ở các gia đình Việt Nam hiện nay
5. Carol Garhart Mooney; Nguyễn Bảo Trung dịch (2016). Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget và Vygotsy. NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget và Vygotsy
Tác giả: Carol Garhart Mooney; Nguyễn Bảo Trung dịch
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2016
7. Lường Thị Định. Một số vấn đề về sự sẵn sàng học đọc và viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tạp chí Giáo dục, Số 336 Kì 2-6/2014, tr 16-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sự sẵn sàng học đọc và viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
9. Trần Y Lan. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 138-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1
10. Nguyễn Thị Như Mai (2014). Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Như Mai
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2014
11. Nguyễn Thị Như Mai. Thực trạng chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non – Nhìn từ phía giáo viên mầm non. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chuẩn bị tâm lí cho trẻ đến trường mầm non – Nhìn từ phía giáo viên mầm non
12. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2016). Giáo trình các lý thuyết phát triển tâm lí người. NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình các lý thuyết phát triển tâm lí người
Tác giả: Phan Trọng Ngọ (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2016
14. Chu Thị Hồng Nhung. Giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp một. Tạp chí Giáo dục. Số 389, Kì 1 tháng 9/2016, tr 14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp một
15. Hoàng Phê (1997). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng. tr.906 16. Trần Thị Minh Thi (2019). Đặc điểm và định hướng giá trị cơ bản của gia đìnhViệt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Tạp chí Tuyên giáo số 6/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt". Viện Ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng. tr.906 16. Trần Thị Minh Thi (2019). "Đặc điểm và định hướng giá trị cơ bản của gia đình "Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030
Tác giả: Hoàng Phê (1997). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng. tr.906 16. Trần Thị Minh Thi
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng. tr.906 16. Trần Thị Minh Thi (2019). "Đặc điểm và định hướng giá trị cơ bản của gia đình "Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030". Tạp chí Tuyên giáo số 6/2019
Năm: 2019
19. Vũ Thị Kiều Trang (2016). Mối tương quan giữa các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong những hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục Số 381, tr 10 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối tương quan giữa các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong những hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông
Tác giả: Vũ Thị Kiều Trang
Năm: 2016
20. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2007). Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi). NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi)
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
21. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
23. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2019). Những suy nghĩ về đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh gia đình và xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ sở khoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau 2020.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những suy nghĩ về đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh gia đình và xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Năm: 2019
24. Ahnert, L., Gunnar, M. R., Lamb, M. E., & Barthel, M. (2004). Transition to child care: Associations with infant–mother attachment, infant negative emotion, and cortisol elevations. Child development, 75(3), 639-650 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Child development
Tác giả: Ahnert, L., Gunnar, M. R., Lamb, M. E., & Barthel, M
Năm: 2004
26. Ainsworth M.D.S., Bleher M.C., Waters E., Wall S. Lawrence Erlbaum Associates, Publishers; Hillsdale: 1978. Patterns of attachment: A psychological study of the strange situation. [Google Scholar] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hillsdale
28. Belsky J., Vandell D.L., Burchinal M., Clarke-Stewart K.A., McCartney K., Owen M.T. Are there long-term effects of early child care? Child Development. 2007;78:681–701. [PubMed] [Google Scholar] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Child Development
30. Bohan-Baker, M., & Little, P. M. (2002). The transition to kindergarten: A review of current research and promising practices to involve families. Cambridge, MA:Harvard Family Research Project Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cambridge, MA
Tác giả: Bohan-Baker, M., & Little, P. M
Năm: 2002
31. Bowlby J. Vol. 1. Basic Books; New York: 1969. (Attachment and loss). [Google Scholar] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basic Books; New York
32. Bowlby, R. (2007). Babies and toddlers in non-parental daycare can avoid stress and anxiety if they develop a lasting secondary attachment bond with one carer who is consistently accessible to them. Attachment & Human Development, 9(4), 307-319 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Attachment & Human Development
Tác giả: Bowlby, R
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w