1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh con đường cứu nước của nguyễn ái quốc với các phong trào yêu nước cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH

HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM□□□sts□□□

Lê Hoàng Anh – 48.01.104.006

Nguyễn Ngọc Trâm Anh – 48.01.755.003

Châu Gia Bảo – 48.01.104.014

Trang 2

Nguyễn Thị Bình – 48.01.755.013

Trịnh Hoàng Minh Châu – 48.01.751.015

Văn Nguyễn Linh Chi – 48.01.401.020

La Bảo Chiến – 48.01.104.018

Tu Tấn Chung – 48.01.104.019

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC1.Bối cảnh lịch sử

1.1 Tình hình quốc tế1.2 Tình hình trong nước

2.Sơ lược các con đường cứu nước

2.1 Con đường cứu nước theo lập trường Cần Vương2.2 Con đường cứu nước theo lập trường tư sản,

tiểu tư sản Việt Nam

2.3 Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

3.So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

3.1 Điểm giống nhau

3.2 Điểm khác nhau và nguyên nhân

4.Nhận xét, kinh nghiệm

3

Trang 4

1.Bối cảnh lịch sử

1.1 Tình hình quốc tế

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tựdo cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đếquốc) Các nước đế quốc bên trong tăng cường bóc lộtnhân dân lao động, các nước bên ngoài xâm lược và ápbức nhân dân các dân tộc thuộc địa Sự thống trị tàn bạocủa chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân laođộng các nước trở nên cùng cực Mâu thuẫn giữa các dântộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt,phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ởcác nước thuộc địa.

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã dẫn đến chiến tranhthế giới thứ nhất (1914- 1918) để lại cho nhân dân thếgiới những hậu quả rất nặng nề Thực dân Pháp trút gánhnặng, tăng cường bóc lột, đàn áp cách mạng các nướcthuộc địa.

Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thácthuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc,trước hết là tư bản lũng đoạn làm cho quan hệ xã hội củacác nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản Các nước

Trang 5

thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân Sựáp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càngtăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân cànggay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địacàng quyết liệt Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phongtrào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thựcdân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịutác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị củachủ nghĩa đế quốc thực dân.

Ngày 24/2/1848, sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lêninthông qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản- một văn kiệnmang tính cương lĩnh.

Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nướcchâu Á phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đếnphong trào yêu nước Việt Nam.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công Đốivới nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối vớicác dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là mộtcuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cáchmạng "nước Nga là nhà tù của các dân tộc" Cuộc cáchmạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộcđịa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởngquyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thànhnên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sựra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết(1922) Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sángvề sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã "mở ra trước mắthọ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóngdân tộc"

5

Trang 6

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập Tại Đạihội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địacủa V.I Lênin được công bố Luận cương nổi tiếng này đãchỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bịáp bức Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vàsự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trênthế giới đã được thành lập.

Cuộc cách mạng Tân Hợi (10/1911) ở Trung Quốc, côngcuộc Canh tân đất nước của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX;phong trào “bất bạo động“ của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độlãnh đạo những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tưtưởng, thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nướcViệt Nam.

1.2.Tình hình trong nước

*Về thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Triềuđình nhà Nguyễn ký kết các hiệp ước đầu hàng, trở thànhtay sai của thực dân Pháp

Pháp khai thác thuộc địa Việt Nam mạnh mẽ, biến nướcta từ một nước phong kiến thành nước phong kiến vàthuộc địa Các tội ác của Pháp có thể kể đến bằng cáchlấy các mục trong phần mục lục của cuốn “Bản án chế độthực dân Pháp” do Nguyễn Ái Quốc viết (chương 1: Thuếmáu, chương 2: Việc đầu độc người bản xứ, chương 3:Các quan thống đốc, chương 4: Các quan cai trị, chương5: Những nhà khai hoá, chương 6: Tệ tham nhũng trongbộ máy cai trị, chương 7: Bóc lột người bản xứ, chương 8:

Trang 7

Công lí, chương 9: Chính sách ngu dân, chương 10: Chủnghĩa giáo hội, chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụnữ bản xứ)

Qua các cuộc chinh phạt làm đảo lộn trực tự xã hội thì ởViệt Nam xuất hiện thêm những giai cấp mới: giai cấpcông nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản

→ Xuất hiện mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấpcông nhân Việt Nam và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữatoàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

→ Dưới sự đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp và các mâuthuẫn có trong lòng xã hội, từ đó tinh thần yêu nước sụcsôi trong lòng nhân dân Có rất nhiều phong trào nhằmcứu nước diễn ra nhưng tuyệt nhiên tất cả đều thất bại.Trong đó tiêu biểu là 2 khuynh hướng đại diện cho cácphong trào là: Khuynh hướng phong trào Cần Vương vàKhuynh hướng tư sản, tiểu tư sản.

→ Trước hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như thế, Bác Hồtrăn trở rằng phải làm thế nào? Đâu là hướng đi đúngnhất, hướng đi nào có thể cứu đất nước khỏi đêm trườngu tối này?

2.Sơ lược các con đường cứu nước

2.1 Con đường cứu nước theo lập trường Cần Vương (1885 – 1896 )

*Về phong trào Cần Vương

“Cần Vương” là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúpnước.

7

Trang 8

Thực chất, phong trào Cần Vương là một phong trào khởinghĩa vũ trang được tổ chức tại Việt Nam vào cuối thế kỷ19 (1885 – 1896)

Mục đích: nhằm chống lại sự xâm lược và chiếm đóng củangười Pháp Đồng thời cố gắng khôi phục quyền lực củatriều đình Nguyễn, giành lại độc lập cho Việt Nam và đẩylùi sự xâm lược của thực dân Pháp.

Lực lượng: Phong trào này được lãnh đạo bởi các sĩ phu,văn thân và các nhà lãnh đạo khác trên khắp Việt Nam,và được khởi đầu từ lời kêu gọi của vua Hàm Nghi cho sựhỗ trợ của nhân dân đối với triều đình.

Hạn chế: Mặc dù có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, tuynhiên phong trào này không đồng nhất và không có mộtlãnh đạo chung, vì vậy các cuộc khởi nghĩa Cần Vươngthường diễn ra tại các vùng đất riêng lẻ trong cả nước.Cuối cùng, phong trào Cần Vương đã không thành côngtrong việc đánh bại sự chiếm đóng của người Pháp.

Tính chất: đây là phong trào yêu nước chống Pháp theo ýthức hệ phong kiến và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.Ý nghĩa: Nó đã đóng góp quan trọng vào sự nổi dậy củadân tộc và làm nền tảng cho các phong trào cách mạngsau này trong việc đòi độc lập cho con người, dân tộc ViệtNam

*Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng,Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.

Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.

Khởi nghĩa Yên Thế của Lương Văn Nắm (Đề Nắm), HoàngHoa Thám (Đề Thám) ở Yên Thế (Bắc Giang)

Trang 9

Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng,Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.

Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.

Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887).Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở BáThước và Quảng Xương, Thanh Hóa.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuậtở Hưng Yên.

Trong số đó, cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởinghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương với: Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm1896.

Địa bàn rộng lớn 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

Lãnh tụ: Phan Đình Phùng là sĩ phu đại khoa, Cao Thắnglà tướng trẻ có tài…

Phương thức hoạt động và tác chiến linh hoạt (chia thành15 quân thứ mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người docác tướng lĩnh tài ba chỉ huy) chế tạo được vũ khí theomẫu của Pháp( súng trường- 1874)

Cuộc khởi nghĩa huy động mức cao độ tiềm năng to lớncủa nhân dân, lập nhiều chiến công gay cho địch tổn thấtnặng nề

Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phongtrào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

2.2 Con đường cứu nước theo lập trường tư sản, tiểu tư sản Việt Nam

*Con đường cứu nước theo Phan Bội Châu

9

Trang 10

Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúpđỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giànhđộc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hìnhquân chủ lập hiến của Nhật Tháng 5 – 1904, Phan BộiChâu thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam với chủtrương đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính thểquân chủ lập hiến (thực quyền là ở giai cấp tư sản)Từ năm 1905 đến năm 1908: Tổ chức phong trào ĐôngDu, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản.Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nhưngkhông thành Phan Bội Châu về Xiêm chờ thời cơ.

Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ.Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quangphục Hội (1912) chủ trương đánh Pháp, thành lập nướcCộng hoà Dân quốc Việt Nam Hoạt động: trừ khử, tiêudiệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng Tuy nhiên cuộc cáchmạng đã thất bại.

Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệtTrung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

Mục đích: Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổithực dân Pháp, giải phóng dân tộc Khôi phục lại chế độiphong kiến (Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong tràoĐông du…) nhằm phục vụ cho con đường cứu nước củamình là “cứu nước để cứu dân”

Điểm tích cực : Xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xãhội Việt Nam lúc bấy giờ, nêu rõ mục tiêu là đánh đuổiPháp, sử dụng “bạo động vũ trang” thì mới có thể giànhđược độc lập tự do cho nhân dân

Hạn chế: Việt Nam trở thành “miếng mối béo bở” do nhucầu tìm kiếm thuộc địa tăng cao ở Nhật Bản, dẫn đến việcNhật Bản trở mặt khi quyền lợi bị ảnh hưởng.

Trang 11

Kết quả: Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dùđược phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kếtquả cuối cùng là đi đến sự thất bại Nguyên nhân chủ yếuở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.

Ý nghĩa: Khuynh hướng cải cách của Phan Bội Châu đãkhoáy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tậphợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh

*Con đường cứu nước theo Phan Châu Trinh

Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nướctiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinhdoanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn,xưởng mộc), làm vườn.

Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốcngữ, môn học mới.

Xã hội: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thayđổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu, buôn bán,ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lậptrường Đông Kinh Nghĩa Thục, nội dung và phương phápđổi mới

Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế khắp cáctỉnh miền Trung huy động hàng vạn người tham gia đấutranh chống lại thực dân Pháp và chính quyền phong kiếntay sai

Pháp thẳng tay đàn áp phong trào Năm 1908, Phan ChâuTrinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.

Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.

Mục đích: Đánh đổ phong kiến, đòi Pháp sửa đổi chínhsách cai trị thuộc địa, thực hiện cải cách xã hội “khaithông dân trí, chấn hưng dân trí, phát triển dân sinh” , cải11

Trang 12

cách ôn hòa (thông qua cải cách kinh tế, văn hóa, giáodục, xã hội) nhằm tạo điều kiện phát triển con đường cứunước: “cứu dân để cứu nước”

Điểm tích cực: khuynh hướng vận động cải cách của PhanChâu Trinh đã cổ vũ tinh thần học tập, tự cường, chốngcác hủ tục phong kiến Hơn nữa, trong khuôn khổ thựcdân Pháp đàn áp dã man và gắt gao có thể nhận thấytạm thời cải cách là kế sách mềm dẻo của Phan ChâuTrinh

Tiêu cực: nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào củacụ Phan Bội Châu đi vào con đường thất bại chính là sự ảotưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp cóthể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà quên đibản chất của một nước đế quốc.

Kết quả: phong trào thất bại do không xác định được mâuthuẫn chủ yếu của dân tộc là thực dân Pháp nên PhanChâu Trinh chủ trương dựa vào Pháp để lật đổ chế độphong kiến trước, thực hiện cải cách đất nước để nângcao sức mạnh của đất nước, làm tiền đề quan trọng để lậtđổ thực dân Pháp Nguyên nhân của sai lầm này là thời kìnày các nhà yêu nước chưa có một tư tưởng cách mạngtiên tiến dẫn đường

Ý nghĩa: cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong tràochống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chốnglại các hủ tục phong kiến.

*Con đường cứu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng theo Nguyễn Thái Học

Mục đích: dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp, sauđó tự mình tiến hành công cuộc cải cách, kiến thiết đấtnước.

Trang 13

Điểm tích cực: tư tưởng “Không thành công cũng thànhnhân” của ông đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sựnghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học và đại cục củaViệt Nam Quốc dân đảng và cũng là ngòi nổ của cuộckhởi nghĩa Yên Bái

Hạn chế: do diễn ra ở địa bàn tương đối rộng nên phe tarơi vào thế bị động, không làm chủ được tình hình dẫnđến thất bại Ngoài ra, do chuẩn bị vội vã và thực hiệntrong tình thế thụ động, cơ sở Đảng bị phá vỡ dẫn đếnmệnh lệnh không được thống nhất, dẫn đến khởi nghĩa nổra không đồng đều và vô cùng rời rạc

Kết quả: Ngày 20.2.1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấpCổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương) Theo tài liệu của mật thámPháp có đến hơn 3000 người liên quan đến Nguyễn TháiHọc và cuộc khởi nghĩa bị bắt Trong hai năm 1929, 1930,thực dân Pháp đã mở rất nhiều phiên tòa tại Hà Nội, YênBái và các tỉnh Bắc Kỳ khác với kết quả là rất nhiều án tù,trong đó có hàng trăm án tù chung thân và tử hình Ngày17/6/1930, Pháp đưa Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩkhác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái lên máychém Bước lên đoạn đầu đài, trước khi đưa đầu vào máychém, Nguyễn Thái Học hô vang: "Việt Nam vạn tuế!"

*Con đường cứu nước của Tân Việt Cách mạng Đảng

Mục đích: chủ trương và tổ chức mở các lớp huấn luyệnkhông chỉ tập trung vào việc giáo dục và nâng cao trithức của các Đảng viên, mà còn đặt mục tiêu cao hơn làkhơi dậy tình yêu nước, truyền bá tư tưởng cách mạngđến những tầng lớp rộng hơn trong xã hội Bằng việc này,Đảng Tân Việt tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự pháttriển của phong trào cách mạng.

13

Trang 14

Điểm tích cực: Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảnglà một ví dụ rõ ràng về việc sự khác biệt trong tư tưởng cóthể dẫn đến sự hình thành của các cơ cấu mới, là dấuhiệu cho những biến đổi sắp tới trong phong trào cáchmạng nước ta Do đó, kết quả của Đảng Tân Việt khôngchỉ là sự chia rẽ thành hai hướng tư tưởng riêng biệt, màcòn là một bước tiến trong quá trình chia rẽ và thay đổi tưtưởng cách mạng Những sự kiện này đánh dấu sự lênngôi của chủ nghĩa vô sản trong cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc, đồng thời là một sự thay đổi quan trọngtrong cuộc hành trình đấu tranh cho độc lập và tự do củaViệt Nam

Hạn chế: Đảng Tân Việt chưa thể có những tổ chức yêunước vững mạnh và lập trường rõ ràng về giai cấp Tổchức và mạng lưới của đảng còn khá mờ nhạt, do đókhông thể đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quảcủa các hoạt động cách mạng Sự phân chia hai khuynhhướng tư tưởng tư sản và vô sản đã làm mất đi sự đoànkết và đồng thuận trong các hoạt động cách mạng củađảng, góp phần làm yếu đi sức mạnh của tổ chức Thờigian hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng không kéodài lâu và chưa đạt được nhiều thành quả đáng kể Sựthiếu thời gian để xây dựng và củng cố tổ chức, phát triểncác hoạt động cách mạng đã là một hạn chế lớn, khiếncho đảng không có đủ thời gian và cơ hội để thực sự thểhiện và khẳng định vai trò của mình

Kết quả: tháng 9/1929, một số đảng viên dưới ảnh hưởngtư tưởng cộng sản của Đảng Tân Việt tuyên bố thành lậpĐông Dương Cộng sản Liên Đoàn, hình thành nhiều chi bộở trung kỳ, nam kỳ và bắc kỳ Ngày 24/2/1930, ĐôngDương Cộng Sản Liên Đoàn gia nhập Đảng Cộng sản ViệtNam

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w