1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chính sách phát triển cao su của việt nam giai đoạn 2011 2015

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách phát triển cao su của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử và Địa lý
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (7)
  • 4. Lịch sử nghiên cứu (8)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 6. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 7. Kết cấu đề tài (9)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách xuất khẩu cao su (9)
    • 1.1. Chính sách xuất khẩu nông sản (9)
    • 1.2. Chính sách xuất khẩu cao su (10)
  • Chương 2 Phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam (13)
    • 2.1. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 (13)
    • 2.2. Thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của việt Nam (0)
    • 2.3. Đánh giá về chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam (0)
  • Chương 3 Giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam đến năm 2020 (25)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (25)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam đến năm 2020 (26)
  • Kết Luận (28)

Nội dung

Cao su là một trong 10 ngành hàng chiến lược cùng vớilúa gạo , rau quả , thuỷ sản , cà phê , chè , tiêu , điều … Ngành cao su đượcđánh giá là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩ

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, toàn cầu hoá tiếp tục phát triển về quy mô , mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực , cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới , trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu , đi tới cân bằng xuất nhập khẩu Xuất khẩu dã và đang là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi , cao su là cây công nghiệp chủ lực và là ngành có ưu thế của Việt Nam Hiện nay sản lượng cao su nước ta đứng thứ ba thế giới chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới chỉ sau Thái Lan và Indonesia Cao su là một trong 10 ngành hàng chiến lược cùng với lúa gạo , rau quả , thuỷ sản , cà phê , chè , tiêu , điều … Ngành cao su được đánh giá là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao , và được xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường chính như : Trung Quốc , ASEAN , Ấn Độ , EU…Kể từ năm 2013 , Việt Nam vượt qua Malaysia trở thành quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 trên thế giới , năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,67 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều quốc gia thì những rủi ro của thị trường xuất khẩu và những quy định khắt khe của những quốc gia nhập khẩu Nước ta cần có những chính sách hỗ trợ cho người sản xuất và những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su nhằm nâng cao về chất lượng của cao su cũng như làm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trẻn thị trường xuất khẩu. Nhưng thực trạng các chính sách xuất khẩu cao su của ta chưa đáp ứng được những yêu cầu đó Những chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su còn hạn chế chưa tạo được tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu cao su , Vì vậy , cần phải hệ thống lại các chính sách xuất khẩu cao su của nước ta , qua đó có thể tìm ra được những điểm hạn chế và đưa ra được các giải pháp kịp thời để khắc phục ,hướng tới những chính sách có hiệu quả cho xuất khẩu cao su của nước ta Nhận thức được những vấn đề đó nên em đã chọn đề tài “ Chính sách xuất khẩu cao su Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Trong bối cảnh hiện tại, phân tích chính sách xuất khẩu cao su ở Việt Nam giúp chúng ta xác định được các điểm mạnh và điểm yếu Từ đó, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp thiết yếu nhằm nâng cao chính sách xuất khẩu cao su, thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định được khung nghiên cứu của chính sách xuất khẩu cao su.- Phân tích , đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su ViệtNam đến năm 2020

Lịch sử nghiên cứu

Cây cao su luôn là loại cây được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu bởi Việt Nam là một nước có nhiều những điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc trồng trọt và phát triển loại cây này Ngoài ra Việt Nam cũng luôn thuộc top đầu những nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn trên thế giới Vì vậy mà càng có nhiều những nghiên cứu liên quan đến cây cao su, đặc biệt là về vấn đề xuất khẩu.

Năm 2014, Võ Phan Trúc Phương có luận án “ Đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2014-2020” nghiên cứu về nhân tố tác động đQến việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Đánh giá thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam Những điểm mạnh và hạn chế trong thời gian qua , đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cao su nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ( Võ Phan Trúc Phương ,Đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2014-2020, 2014)

Nghiên cứu các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su sang Trung Quốc thì trong luận văn thạc sĩ của Văn Thị Tưsờng Vy , đã nghiên cứu những kinh nghiệm xuất khẩu cao su của một số quốc gia , từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc thời gian qua ,trên cở sở ấy đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng xuất khẩu cao su qua TrungQuốc Tập trung nghiên cứu thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta – thị trườngTrung Quốc để đưa ra những giải pháp gúp cho doanh nghiệlp hoàn thiện hơn công tác sản xuất cao su (Văn Thị Tường Vy , Xuất khẩu cao xu Việt Nam sangTrung Quốc thực trạng và giải pháp, 2010)

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sẽ vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thông tin. Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt toàn bộ nghiên cứu thực hiện bài luận Việc thu thập tài liệu, số liệu, thông tin liên quan và sau đó đi phân tích, phân loại và tổng hợp chúng không những sẽ làm tăng tính logic cho đề tài mà chúng còn giúp cho ta tăng thêm hiểu biết về vấn đề nghiên cứu để làm rõ được những điều cần tìm hiểu.

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.

Sau khi thu thập số liệu, thông tin, tác giả sẽ đi phân tích, đánh giá và so sánh tùy vào mục đích và yêu cầu của từng phần Qua đó để thấy được hiện trạng của sự phát triển và xuất khẩu của ngành cao su nước ta Dựa trên những số liệu thông tin thu thập đã qua xử lý, sắp xếp, phân tích và so sánh để rút ra những kết luận liên quan tới đề tài của ngành, từ đó có thể đưa ra được những định hướng, giải pháp mới phù hợp hơn.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung luận văn sẽ gồm 3 chương :

Chương 1 :Cơ sở lý luận về chính sách xuất khẩu cao xu

Chương 2 : Phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015

Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su Việt Nam đến năm2020

Cơ sở lý luận về chính sách xuất khẩu cao su

Chính sách xuất khẩu nông sản

Theo quan điểm của liên minh Châu Âu: Mặc dù không đề cập đến một định nghĩa cụ thể nào về nông sản, nhưng đã đưa ra một danh sách các mặt hàng được coi là nông sản bao gồm: Động vật sống, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ, sản phẩm từ sữa, các sản phẩm có nguồn gốc động vật, cây sống và các loại cây trồng khác, rau, thâm, củ và quả có thể ăn được; cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị; ngũ cốc; các sản phẩm xay xát, hạt và quả có dầu; nhựa cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây và các chất nhựa; các loại rau khác; mỡ, dầu động vật hoặc thực vật; các chế phẩm từ thịt; đường và các loại kẹo đường; ca cao và các chế phẩm từ ca cao; các chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột, bột; các chế phẩm từ rau, hoa quả và thực vật; các phụ gia có thể ăn được hỗn tạp; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các sản phẩm tương tự (https://www.dankinhte.vn/nong-san-va-dac-diem-cua-nong-san/)

Cao su tự nhiên cũng là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường hàng hoá thế giới, chiếm tỷ trọng cao đối với các quốc gia có lợi thế sản xuất mặt hàng nông sản này.

1.1.2 Khái niệm của chính sách xuất khẩu nông sản

Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì : “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính Phủ , nó bao gồm các mục tiêu mà Chính Phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội – môi trường”.

Chính sách xuất khẩu nông sản là một bộ phận của chính sách công, nó khác biệt với các chính sách công khác Xuất khẩu nông sản là lĩnh vực quan trọng, có tính nhạy cảm cao nên đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam, các chính sách trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản được nhóm thành một nhóm riêng gọi là chinh sách xuất khẩu nông sản.Chính sách xuất khẩu nông sản là tổng thể các quan điểm, chủ trương, chiến lược, quy hoạch, nguyên tắc, công cụ, biện pháp mà nhà nước lựa chọn để tác động vào lĩnh vực xuất khẩu nông sản của quốc gia trong một thời kì nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã định.

Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, trong đó có sự phụ thuộc vào một số thị trường chính, rào cản thương mại và giá cả biến động Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng cách đa dạng hóa thị trường, hỗ trợ người nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đàm phán các hiệp định thương mại có lợi Ngoài ra, Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng logistics và dịch vụ hậu cần để giảm chi phí xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.1.3 Phân loại chính sách xuất khẩu nông sản

Theo “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”, TS.Trịnh Thị Ái Hoa đã phân loại chính sách nông sản theo các cách sau đây :

- Phân loại theo địa chỉ tác động của chính sách trong quá trình sản xuất – tiêu thụ nông sản xuất khẩu.

- Phân loại theo chính sách tác động ở từng công đoạn của quá trình xuất khẩu nông sản.

- Phân loại theo mức độ quan trọng của mục tiêu cần đạt tới của chính sách.

- Phân loại theo thời gian của mục tiêu cần đạt tới.

- Phân loại theo ba khâu trong sản xuất và phân phối.

Chính sách xuất khẩu cao su

1.2.1 Khái niệm chính sách xuất khẩu cao su

Chính sách xuất khẩu cao su có thể được định nghĩa như sau : “Chính sách xuất khẩu cao su là một bộ phận của chính sách xuất khẩu nông sản, là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Chính Phủ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu cao su sao cho phù hợp với định hướng đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.( Luận văn thạc sĩ , Quách Đại Vương )

1.2.2 Mục tiêu của chính sách xuất khẩu cao su

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su phát triển bền vững cả về chất lượng lẫn số lượng, đặc biệt là về kim ngạch, tỷ trọng và cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu.

- Phát triển đa dạng thị trường xuất khẩu cao su , đặc biệt hướng tới các thị trường tiềm năng, các thị trường khó tính, đòi hỏi kĩ thuật cao và có giá trị xuất khẩu cao.

- Tăng trưởng cao su xuất khẩu về lượng và cả kim ngạch.

- Cơ cấu sản lượng đa dạng đáp ứng nhu cầu của các thị trường xuất khẩu, tạo ra sản phẩm cao su xuất khẩu có giá trị cao.

- Hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lao động cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su.

- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su diễn ra một cách thuận lợi.

1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển cao su

- Định hướng cho hoạt động xuất khẩu cao su phát triển.

- Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cao su.

- Chính sách xuất khẩu cao su giúp khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh về sản xuất – xuất khẩu cao su.

1.2.4 Các chính sách bộ phận của chính sách xuất khẩu cao su 1.2.4.1 Nhóm chính sách định hướng tiêu thụ cao su xuất khẩu a) Chính sách thị trường cao su xuất khẩu

Chính sách thị trường xuất khẩu là việc xác định cơ cấu các thị trường xuất khẩu, trong đó xác định tổng quan các thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm,… nhằm đảm bảo khai thác các tiềm năng, lợi thế của từng thị trường , chủ động về thị trường , tránh thiếu hụt về thị trường do tác động về kinh tế, chính trị, thiên tai….trên thế giới để lại.

Mục tiêu Định hướng và xác định thị phần phát triển cao su sang các nhóm thị trường như sau :

Các thị trường xuất khẩu mục tiêu Các thị trường xuất khẩu tiềm năng Các thị trường xuất khẩu phụ cận

Từ đó, xác định tổng quan các thị trường trên hướng các doanh nghiệp xuất khẩu tập trung ưu tiên vào những thị trường vừa nêu ra.

- Định hướng xuất khẩu cao su tới các thị trường tiềm năng, trọng điểm , các thị trường mục tiêu Xây dựng các bạn hàng làm ăn lâu dài , vững chắc với từng thị trường , đặc biệt là thị trường trọng điểm Xây dựng các bạn hàng lớn, ổn định.

- Xây dựng chính sách thị trường trên cơ sở phân đoạn thị trường theo các tiêu chí khác nhau : khả năng thanh toán , nhu cầu giá, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán. b) Chính sách mặt hàng xuất khẩu cao su

Chính sách mặt hàng cao su xuất khẩu tập trung xác định cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong từng giai đoạn ngắn và dài hạn Trong đó, việc xác định các mặt hàng cao su xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu mới và tiềm năng đóng vai trò quan trọng giúp tăng trưởng xuất khẩu cao su ổn định và bền vững trong tương lai.

Xác định cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu trong từng giai đoạn ngắn và dài hạn, các mặt hàng chủ lực chiếm thị phần cao.Trong đó , các mặtn hàng chủ lực chiếm thị phần cao, các mặt hàng gắn với giá trị gia tăng thấp chiếm thị phần thấp.

Giải pháp Để tận dụng được hết các tiềm năng phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của ngành cao su nói riêng các doanh nghiệp cần có sự chủ động lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và tập trung phát triển những mặt hàng theo định hướng của Nhà nước Hạn chế tình trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng không phù hợp với nhu cầu của các thị trường khác. c) Chính sách xúc tiến xuất khẩu cao su

Chính sách xúc tiến thương mai đối với cao su được xây dựng trên cở sở chính sách mặt hàng và chính sách thị trường Chính sách xúc tiến thương mai đối với cao su là những chương trình, biện pháp, nhằm xúc tiến, phát triển thương mại cao su của một nước và được xây dựng để hỗ trợ thực hiện các chính sách thị trường, chính sách mặt hàng cao su xuất khẩu, khai thác các thế mạnh khắc phục các hạn chế do các chính sách khác trong nước tạo ra.

Trong điều kiện tự do hoá thương mại , các công cụ thuế quan và phí thuế quan bị hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng thì chính sách xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng trong xuất khẩu cao xu của quốc gia.

1.2.4.2 Nhóm chính sách tác động tới hoạt động sản xuất cao su xuất khẩu a Chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất cao su xuất khẩu

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nào thì vốn tín dụng cũng đóng một vai trò quan trọng , đặc biệt là hoạt động chế biến và xuất khẩu cao su với giá trị sản phẩm cao đòi hỏi đầu tư một lượng vốn lớn.

Chính sách này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cao su Việt Nam tháo gỡ những khó khăn về tài chính, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cao su.

+ Cung cấp các gói tín dụng ưu đãi cho việc phục vụ sản xuất cao su xuất khẩu.

+ Lãi suất cho vay phù hợp, làm người sản xuất, các doanh nghiệp có kích thích trong việc vay vốn sản xuất.

Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn với chi phí vay vốn thấp ưu đãi hơn so với bình thường để đạt được những mục tiêu dề ra.

Phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2011-2015

2.1.1 Khái quát thị trường cao su thế giới

Ngành công nghiệp cao su trên thế giới phân ra hai mảng chính đó là: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp Thành phần của cao su tự nhiên chính là mủ lấy từ cây cao su, còn cao su tổng hợp là sản phẩm của ngành hoá dầu, được sản xuất từ dầu mỏ Tuy nhiên, cao su tự nhiên vẫn có đặc điểm mà cao su nhân tạo không có như là tính mềm dẻo, độ bền, độ thân thiện với môi trường…Do đó, mặc dù phải phụ thuộc vào nguồn cung của một số quốc gia nhất định trên thế giới, nhưng cao su tự nhiên vẫn được coi là sản phẩm khó có thể thay thế đặc biệt là cho ngành sản xuất săm lốp, găng tay Hàng năm, sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên thường có sự đi đôi song hành với nhau và không có nhiều sự chênh lệch Theo Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới IRSG, trong giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trung bình trên năm đạt lần lượt 4,01% và 2,42% Với tốc độ tăng trưởng sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiêu thụ, đã gây ra hiện tượng dư cung trên thị trường thế giới, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực tới ngành khai thác, sản xuất cao su tự nhiên nói chung.

Hình 2-1: Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2005 – 2015

Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

Với vị trí là khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực dẫn đầu trong việc tiêu thụ cao su thiên nhiên chiếm thị phần 73%, tiếp theo là khu vực châu Mỹ chiếm 14% Việt Nam đặc biệt nằm trong khu vực này, vì vậy được hưởng lợi thế từ khoảng cách địa lý.

Hình 2-2: Thị phần tiêu thụ cao su tự nhiên theo khu vực năm 2015 (%)

Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

Trung Quốc tiếp tục là quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, với mức tiêu thụ kỷ lục đạt 4,76 triệu tấn trong năm 2014.

Bảng 2-1: Danh sách các quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới giai đoạn

Quốc gia Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế ITC, năm 2015, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm hơn 27% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của thế giới Tiếp theo là Hoa Kỳ (11,70%) và đến các quốc gia châu Á khác là Malaysia (9,21%), Nhật Bản (7,67%), Ấn Độ (5,09%) và Hàn Quốc (4,31%).

2.1.2 Sản xuất cao su và chế biến của Việt Nam.

2.1.2.1 Sản xuất cao su Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích cao su Việt Nam năm 2015 ước tính đạt 981 nghìn ha, tăng 0,2% so với mức 978,9 nghìn ha của năm 2014.

Trong đó, diện tích cho sản phẩm ước đạt 600 nghìn ha tăng 6,5% so với năm trước Trong hơn một thập niên qua, Việt Nam đều trồng mới và tái canh các vườn cao su già, với tỷ trọng diện tích cao su cho mù dao động trong khoảng 56 - 70% Tính trong giai đoạn từ 2006 - 2013, tổng diện tích cao su, diện tích cao su cho mù và diện tích cao su chưa cho mủ tăng đều qua các năm Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây 2014 và 2015, diện tích cao su chưa cho mủ có xu hướng giảm sút lần lượt giảm 0,02% và 7,07% so với năm trước đó Điều này phản ánh đúng tình trạng trồng cao su ồ ạt trong những năm trước, và hạn chế trong những năm gần đây khi mà giá cao su liên tục xuống thấp.

Hình 2-3: Diện tich trồng rừng cao su theo tỉnh và theo khu vực năm 2014

Năm 2014, Đông Nam Bộ là khu vực trồng cao su lớn nhất nước, chiếm 55% diện tích với 540,8 nghìn ha, nhờ điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp và truyền thống canh tác từ năm 1906 Xếp sau là Tây Nguyên với 259,0 nghìn ha (chiếm 27%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (15%), Trung du miền núi phía Bắc và ĐBSCL (dưới 3%) Trong số các địa phương, Bình Phước đứng đầu với 232,6 nghìn ha, tiếp theo là Bình Dương (134,2 nghìn ha) và Gia Lai (103,0 nghìn ha).

Bộ NN&PTNT ước tính năm 2015 sản lượng cao su đạt 1.017 nghìn tấn tăng 5,21% so với năm 2014.

Tính chung giai đoạn 10 năm từ 2005 – 2015, tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su Việt Nam đạt bình quân 8,47% năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su tự nhiên trong 5 năm gần đây (2010 – 2015) chỉ đạt 5,88% năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng sản lượng chủ yếu do sự suy giảm diện tích cao su cho mủ trong cơ cấu diện tích trồng cao su tại Việt Nam.

Hình 2-4: Diện tích và sản lượng cao su giai đoạn 2000 – 2015

Năm 2015, năng suất cao su mủ của Việt Nam đạt 1,70 tấn/ha, giảm nhẹ so với năm 2014 Tuy nhiên, năng suất này vẫn cao hơn nhiều so với năng suất trung bình toàn cầu (1,1 tấn/ha, năm 2013) Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng năng suất cao trong số các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới.

Tính chung trong giai đoạn 2000 – 2015, năng suất cao su mủ của Việt Nam nhìn chung tăng dần đều với tốc độ trung bình đạt 2,12%/năm Tuy nhiên, năm 2015 có mức năng suất giảm 3,14% so với năm trước.

Hình 2-5: Năng suất cao su tự nhiên Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

2.1.2.2 Chế biến cao su tự nhiên

Chế biến cao su chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ Trong số 147 doanh nghiệp chế biến cao su có quy mô chế biến từ 1.000 tấn sp/năm trở lên, khu vực này hiện có 106 doanh nghiệp, chiếm 72,1% số doanh nghiệp chế biến cao su cả nước. Tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến cao su nhất là Bình Phước với 42 doanh nghiệp (chiếm 28,6%) và Bình Dương với 44 doanh nghiệp (chiếm 29,9%) Các doanh nghiệp có quy mô từ 5.000 tấn sp/năm đến 10.000 tấn sp/năm chiếm 64,0% tổng số doanh nghiệp Phần còn lại (36%) là các doanh nghiệp có công suất chế biến trên 10.000 tấn sp/năm Doanh nghiệp vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp (3,0%), đồng thời cũng chỉ sản xuất ra có 0,8% sản lượng chế biến (7.300 tấn/năm) Các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ đa số (75%).

Tổng công suất thiết kế của các doanh nghiệp chế biến vào khoảng 1.174.000 tấn sp/năm, lớn hơn nhiều so với sản lượng cao su hiện có của cả nước Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hiện tại chủ yếu là cao su mủ cốm (84,7%), trong khi các sản phẩm khác như cao su xông khói, cao su HH và Creps chỉ chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 15,3%) Điều này cho thấy hiện tại các sản phẩm cao su ở Việt Nam vẫn chủ yếu là sản phẩm sơ chế, chưa được chế biến sâu và có giá trị gia tăng cao.

2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam

Với những điều kiện thuận lợi, kể từ năm 2012, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 trên thế giới và tiếp tục duy trì vị trí này Tuy nhiên, cao su xuất khẩu của Việt Nam hầu hết là sản phẩm thô, chủ yếu là cao su thiên nhiên đã qua sơ chế và nhựa cao su Latex (chưa qua sơ chế) và chiếm tới 87% sản lượng cao su cả nước Do đó, so với Thái Lan và Malaysia, cao su của Việt Nam mang lại lợi nhuận thấp hơn nhiều do không tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm

Bảng 2-2: Các quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới giai đoạn 2011 –

Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế

Nhìn vào lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2011, ta thấy có sự tăng trưởng từ năm 2011 cho đến năm 2013 với tốc độ khá cao, nhưng 2 năm tiếp theo liên tiếp giảm với tốc độ giảm là 7,66% và 15,31% Khi mà nhu cầu thế giới xuống thấp, tuy nhiên sau khi kim ngạch tăng mạnh vào 2011 với 43,83% thì cho tới năm 2015, giá trị XK cao su liên tiếp sụt giảm và đến năm 2015 chỉ đạt 1,11 tỷ USD Đây thực sự là

Quốc gia Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thế giới 8.651 8.469 9.469 9.333 9.285 thử thách đối với xuất khẩu cao su của Việt Nam, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách phủ hợp tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu cao su theo hướng bền vững.

Bảng 2-3: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 2011 -2015

Năm Kim ngạch xuất khẩu( triệu USD )

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu (%)

Lượng xuất khẩu( nghìn tấn )

Tăng/giảm lượng xuất khẩu (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.1.4 Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam

Thị trường cao su Việt Nam có sự thay đổi trong những năm gần đây Năm 2015 cao su Việt Nam đã xuất khẩu tới 82 quốc gia và vùng lãnh thổ Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam với thị phần kim ngạch xuất khẩu đạt27%, đứng thứ hai là Maylaysia với 17%, thứ ba là Ân Độ 14%, tiếp theo là Hoa Kì vàSri Lanka cùng chiếm thị phần 4%.

Hình 2-6: Thị phần kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam theo thị trường năm 2015 (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhờ những cải cách kinh tế của đất nước, những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành một cường quốc về cao su trên thế giới Mặc dù gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, nhưng Trung Quốc vẫn nổi lên là một trong những quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới Theo ước tính, tại Trung Quốc có hơn 150 đồn điền cao su quy mô lớn và hơn 300.000 nông dân trồng cao su Năm 2013, diện tích cao su tại Trung Quốc đạt 1.13 triệu ha và sản lượng 850.000 tấn Các vùng trồng cao su chính ở Trung Quốc là Hải Nam, Vân Nam và Quảng Đông.

Bảng 2-4: Thị phần kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang các quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đánh giá về chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam

SU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam đến năm 2020

3.1.1 Xu thế quốc tế và cam kết hội nhập của Việt Nam

Tuy vào thời điểm hiện tại, thị trường cao su thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề cả về sản lượng và giá trị, nhưng theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thị trường cao su có thể sẽ được phục hồi vào năm 2016 và sẽ khởi sắc đến năm 2025 Vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng trước mọi thay đổi về nhu cầu thị trường Trong những năm tới, việc xuất khẩu cao su sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng, thương hiệu và quy chuẩn sản xuất ngày càng cao Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng, các sản phẩm xuất khẩu sẽ ngày càng phong phú, đa dạng Sản phẩm cao su Việt Nam sẽ từng bước tiếp cận được thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản với giá trị gia tăng cao hơn Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ giảm, qua đó giảm sự phụ thuộc vào thị trường này.

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng của Chính Phủ về sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Trong đó: + Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.

+ Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.

+ Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.

+ Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mũ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Cụ thể quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về sản xuất và xuất khẩu cao su, như sau:

+ Phát triển xuất khẩucao su trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam đến năm 2020

Cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020

3.1.1 Xu thế quốc tế và cam kết hội nhập của Việt Nam

Tuy vào thời điểm hiện tại, thị trường cao su thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề cả về sản lượng và giá trị, nhưng theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thị trường cao su có thể sẽ được phục hồi vào năm 2016 và sẽ khởi sắc đến năm 2025 Vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng trước mọi thay đổi về nhu cầu thị trường Trong những năm tới, việc xuất khẩu cao su sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng, thương hiệu và quy chuẩn sản xuất ngày càng cao Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng, các sản phẩm xuất khẩu sẽ ngày càng phong phú, đa dạng Sản phẩm cao su Việt Nam sẽ từng bước tiếp cận được thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản với giá trị gia tăng cao hơn Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ giảm, qua đó giảm sự phụ thuộc vào thị trường này.

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng của Chính Phủ về sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Trong đó: + Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.

+ Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.

+ Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.

+ Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mũ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Cụ thể quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về sản xuất và xuất khẩu cao su, như sau:

+ Phát triển xuất khẩucao su trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Phát triển xuất khẩu cao su trên cơ sở tận dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của thị trường nhập khẩu.

+ Phát triển xuất khẩu cao su góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn.

+ Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất, chế biển và bảo quản cao su giúp nâng cao năng suất, chất lượng của cao su xuất khẩu.

Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su trong tổng thể sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu cao su của Việt Nam đến năm 2020

3.2.1 Nhóm chính sách định hướng thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu

Chính sách thị trường cao su xuất khẩu

Trong thời gian tới, để mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, Chính phủ cần tăng cường định hướng thị trường Các thị trường này được phân chia thành 3 loại:

+ Thứ nhất, các thị trường phát triển bao gồm Hoa Kỳ, các quốc gia EU và Nhật Bản Nhu cầu mặt hàng cao su của các thị trường này rất lớn, tuy nhiên các quốc gia có hàng rào bảo hộ cao, đồng thời có những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, ngoài ra còn phải đáp ứng những yêu cầu về môi trường, điều kiện lao động.

+ Thứ hai, các thị trường là các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Trung Đông và Mỹ La tinh Nhu cầu mặt hàng cao su của các thị trường này đa dạng từ những mặt hàng thô tới các mặt hàng với yêu cầu kỹ thuật cao.

+ Thứ ba, thị trường các quốc gia kém phát triển hơn như khu vực châu Phi với mức độ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thấp hơn. Để xuất khẩu cao su luôn được duy trì ổn định, nhà nước cần phải định hướng xuất khẩu tới cả 3 loại thị trường nêu trên Trong đó, ưu tiên nhóm thứ nhất là nhóm thị trường mục tiêu, nhóm thứ hai là thị trường tiềm năng và nhóm thứ 3 các quốc gia kém phát triển là thị trường phụ cận. Đồng thời, cần tránh quá tập trung vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, điều này có thể mang tới những rủi ro Nhà nước tiếp xúc và làm việc với những thị trường mới, tìm kiếm cơ hội tại các thị trường thuộc khu vực Trung Đông và Nam

Mỹ Đặc biệt là thị trường tiềm năng Ấn Độ, với nhu cầu cao su để phục vụ sản xuất.

Chính sách mặt hàng cao su xuất khẩu

Chính sách mặt hàng cao su xuất khẩu cần được phân loại thành 2 nhóm, trong đó:

+Nhóm thứ nhất, bao gồm các sản phẩm cao su có chất lượng cao, chế biến bằng các công nghệ cao, có thể cải thiện cơ cấu theo hướng tích cực Những mặt hàng này sẽ được định hướng phát triển cho các khu vực với các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cao, và một phần cũng sẽ phục vụ nhu cầu từ các quốc gia đang phát triển có yêu cầu chất lượng cao.

+Nhóm thứ hai, bao gồm các mặt hàng cao su có chất lượng trung bình, sản phẩm thô, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, có đặc tính tương đương với các sản phẩm cùng loại tại các quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Malaysia) Những mặt hàng này sẽ chủ yếu hướng tới thị trường các quốc gia đang phát triển.

Ngoài ra, chính sách định hướng các mặt hàng cao su xuất khẩu cần được xây dựng một cách linh động, phù hợp với tình hình thực tế Mục tiêu là tăng dần tỷ trọng các mặt hàng có chất lượng cao, thu hẹp dần các sản phẩm với chất lượng thấp.

3.2.2 Nhóm chính sách tác động tới hoạt động sản xuất cao su xuất khẩu

Chính sách tin dụng hỗ trợ sản xuất cao su xuất khẩu Để có thể hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất cao su xuất khẩu nhằm đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu cao su cần phải có những giải pháp đồng bộ, hỗ trợ cho các loại đối tượng, các trường hợp cụ thể Để có thể hoàn thiện chính sách vốn, tin dụng hỗ trợ sản xuất cao su xuất khẩu theo những mục tiêu đó ta có thể thực hiện theo một số giải pháp cụ thể như sau:

+ Đa dạng hóa nguồn cung ứng vốn cho vay tới người nông dân và các doanh nghiệp.

+ Ưu đãi về lãi suất đối với hoạt động mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất, chế biến và bảo quản cao su.

+ Đơn giản hoá các điều kiện và thủ tục cho vay.

Chính sách đầu tư khoa học công nghệ hỗ trợ sản xuất cao su xuất khẩu

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến và bảo quản cao su.

+ Thu hút nguồn lực tham gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ.

+ Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

+ Tăng cường sự tiếp cận của người dân tới các chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch.

+ Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng cao su sản phẩm.

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Cục xúc tiến thương mại Việt Nam (2014), “Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2013- 2014”, Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2013-2014
Tác giả: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
Năm: 2014
8. Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (2007), “Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đến năm 2015". Luận văn thạc sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao sucủa Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đến năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hiếu
Năm: 2007
1. Đỗ Đức Bình; Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2014 của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
3. Bộ Công thương (2011), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, Đề án Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật Khác
6. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia Khác
7. Đoàn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội. NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
9. Nguyễn Thị Oanh (2008), “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng Khác
w