1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề địa chính trị của quá trình mở rộng về phía đông của nato

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VẤN ĐỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG VỀ PHÍA ĐÔNG CỦA NATO
Tác giả Phạm Minh Anh, Nguyễn Thảo Đan, Phan Thị Thu Giang, Trần Nhật Phương
Người hướng dẫn PGS. TS Ngô Minh Oanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Chuyên ngành Địa chiến lược và Địa chính trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 562,08 KB

Nội dung

Đề tài “Vấn đề địa - chính trị của quá trình mở rộng về phía Đông của NATO” sẽcố gắng làm rõ những nét khái quát nhất về NATO và việc mở rộng của NATO trong vàsau Chiến tranh Lạnh, những

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH

MỞ RỘNG VỀ PHÍA ĐÔNG CỦA NATO

Học phần: Địa chiến lược và Địa chính trị

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Ngô Minh Oanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH

MỞ RỘNG VỀ PHÍA ĐÔNG CỦA NATO

Học phần: Địa chiến lược và Địa chính trị

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Ngô Minh Oanh

Nhóm sinh viên thực hiện:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Cấu trúc đề tài 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM ĐỊA - CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔNG TIẾN CỦA NATO 3

1.1 Khái niệm cơ bản về địa - chính trị 3

1.1.1 Thuật ngữ “Địa - chính trị” 3

1.1.2 Sự ra đời 4

1.1.3 Một số tư tưởng địa - chính trị trên thế giới 6

1.2 Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO 10

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của NATO 10

1.2.2 Quá trình phát triển của NATO trong và sau Chiến tranh Lạnh 15

1.3 Sự mở rộng về phía Đông của NATO 18

1.3.1 Những cơ sở dẫn đến sự mở rộng về phía Đông của NATO sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ 18

1.3.2 Nội dung chiến lược mở rộng của NATO 20

1.3.3 Diễn biến của quá trình mở rộng NATO từ sau năm 1990 23

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG VỀ PHÍA ĐÔNG CỦA NATO 27

2.1 Tác động đến an ninh khu vực và toàn cầu 27

2.2 Tác động đến nước Nga 32

2.2.1 Tác động đến vị thế địa - chính trị 32

2.2.2 Tác động đến chính sách đối ngoại 35

2.2.3 Tác động đến quân sự - quốc phòng 38

2.3 Yếu tố NATO trong vấn đề Nga - Ukraine 42

2.3.1 Nguyên nhân cuộc chiến Nga - Ukraine 42

Trang 4

2.3.3 Các tính toán ở phía Mỹ và NATO 46

KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 5

BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, chưa có một liên minh nào tồn tại lâu đời, thànhcông và hùng mạnh như khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) Ra đời trong bối cảnh đốiđầu giữa hai cực Xô – Mỹ, NATO có sứ mệnh tập hợp lực lượng các nước Tây Âu vàoquy đạo của Mỹ nhằm mục tiêu các nguy cơ đe doạ của chủ nghĩa cộng sản và khối cácnước xã hội chủ nghĩa (XHCN)

Liên Xô đứng đầu, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ Chính sự ra đời củaNATO vào ngày 04/4/1949 đã dẫn tới sự thành lập Warszawa vào năm 1955 của pheXHCN để lập thế đối trọng với NATO Tổ chức hoạt động dựa trên các nguyên tắc của

lý thuyết về sự cân bằng lực lượng, NATO là một trong những nhân tố dẫn đến tình hìnhcăng thẳng và cuộc chạy đua vũ trang gay gắt giữa hai phe, đặc biệt là ở

châu Âu

Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và cácnước Đông Âu, đặc biệt là sự giải thể của khối quân sự Warszawa – đối thủ chính củaNATO, đã làm mất đi lý do tồn tại chính của NATO Tuy nhiên, NATO không nhữngkhông bị giải thể như dự đoán mà còn tiếp tục duy trì, thậm chí còn được củng cố và mởrộng sang không gian hậu Xô Viết, áp sát biên giới nước Nga Mục tiêu lâu dài có thể sẽ

mở rộng sang châu Á nhằm ngăn chặn các quốc gia đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độkhống chế khu vực này Lý do gì khiến NATO mở rộng sau Chiến tranh Lạnh? Lý do gìkhiến cho NATO phát triển hùng mạnh trên phạm vi toàn thế giới? Việc mở rộng củaNATO có tác động nhiều đến các chủ thể Nước Nga – một thực thể kế thừa phần lớnLiên Xô cũ sẽ bị tác động như thế nào? Các quốc gia trong khu vực trung tâm của Lụcđịa Âu – Á đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào?

Đây là những vấn đề mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm sâu sắc, có tầm quantrọng trong việc nghiên cứu quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, và nhu cầutìm hiểu lý luận Địa chính trị ở Việt Nam

2 Mục tiêu đề tài

NATO mở rộng là một vấn đề khiến cho nhiều học giả, chuyên gia quan tâmnghiên cứu Vấn đề này luôn mang tính thời sự và bao hàm mối quan hệ rộng, phức tạpgiữa nhiều chủ thể, mà trước hết là mối quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ, Nga, khốiTây Âu và Trung Quốc, Ấn Độ

Trang 7

Đề tài “Vấn đề địa - chính trị của quá trình mở rộng về phía Đông của NATO” sẽ

cố gắng làm rõ những nét khái quát nhất về NATO và việc mở rộng của NATO trong vàsau Chiến tranh Lạnh, những tác động địa chính trị đối với thế giới, châu Âu nói chung

và Liên Bang Nga nói riêng Dự báo tình hình, đối tượng nhắm tới tiếp theo của khối này

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào 02 đối tượng chính, đó là: Các cơ sở địa – chínhtrị của châu Âu và NATO và quá trình mở rộng sang phía Đông của NATO

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: châu Âu

- Phạm vi thời gian: từ khi NATO được thành lập năm 1949 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận được viết trên cơ sở vận dụng các kiến thức lý luận quan hệ quốc tế

là phương pháp chủ đạo, đặc biệt là phương pháp địa chính trị kết hợp với duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin Ngoài ra, các sự kiện trong bàiđược đánh giá và phân tích theo hướng phân tích tổng thể và toàn cục, phương pháp sosánh lực lượng, phương pháp phân tích – tổng hợp,…

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài đượcchia thành 02 chương như sau:

Chương 1: Khái quát

Chương 2: Tác động của quá trình mở rộng về phía Đông của NATO

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM ĐỊA - CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔNG TIẾN CỦA

Để phục vụ cho mục đích xâm chiếm lãnh thổ, chiếm giữ các vị trí trọng yếu trêntrái đất, các nhà chính trị, quân sự rất chú trọng đến yếu tố địa lí

Như vậy, tư tưởng địa - chính trị bắt đầu hình thành.

Thuật ngữ Địa - Chính trị (geopolitics) được sử dụng đầu tiên vào năm 1899 do

nhà địa lý học Thụy Điển Rudolph Kijellen (1864 - 1922)

Năm 1917, Kjellen đã đưa ra định nghĩa về địa - chính trị: Là khoa học coi quốcgia là một tổ chức về mặt địa lý hay là một hiện tượng trong không gian “Tổ chức” này

bị ràng buộc với cuộc đấu tranh để có được các nguồn lực cần thiết cho sự sống, trong đólãnh thổ là yếu tố quan trọng nhất

Khái niệm địa - chính trị có hai yếu tố cấu thành là yếu tố địa lý và yếu tố chínhtrị

Địa chính trị dưới góc nhìn địa lý:

Là một lĩnh vực của khoa học địa lý nhằm nghiên cứu sự tổ chức, phân bổ và sắpxếp các hiện tượng chính trị và các biểu hiện phân bố:

1 Hệ thống chính trị quốc gia

2 Đặc điểm địa lý

3 Quốc gia và chủ quyền

Trang 9

1.1.2 Sự ra đời

Có hai truyền thống chính trong nghiên cứu những quan hệ quốc tế - chủ nghĩaduy thực và chủ nghĩa lý tưởng Chủ nghĩa duy thực đã đại diện cho cách điều khiểnnhững công việc quốc tế của Thế giới cũ Việc Mỹ tham gia chiến tranh báo hiệu sự xâmnhập của chủ nghĩa lý tưởng và những quan hệ quốc tế như là cách tổ chức những côngviệc của quốc gia của Thế giới mới Tổng thống Wilson tức khắc bắt đầu viện lý cho việccan thiệp của Mỹ vào chiến tranh bằng những nguyên tắc trừu tượng điều hành nhữngcông việc quốc tế Trong khi chủ nghĩa duy thực để cho những quốc gia mạnh gánh lấytrách nhiệm về những công việc quốc tế, chủ nghĩa lý tưởng mới yêu cầu một sự kiểmsoát quyền lực như vậy phải được hành động tập thể của tất cả các quốc gai tiến hành.Sản phẩm chính của loại tư duy này là Hội Quốc Liên được thành lập trong hoàn cảnhsau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất để ngăn ngừa một sự tàn phá như vậy chẳng bao giờxảy ra một lần nữa Do vậy, trong khi chủ nghĩa duy thực thường được coi là bảo thủtrong thiên vị của kẻ mạnh, chủ nghĩa lý tưởng là một học thuyết tự do có ý định đặtnhững quan hệ quốc tế trên cơ sở “hợp hiến” chắc chắn hơn

Môn địa chính trị bình thường đã là bộ phận của truyền thống duy thực củanhững quan hệ quốc tế Ví dụ lời phát biểu chủ yếu ban đầu của Mackinder (1904) vềmôn địa chính trị đã trở thành một trong những kinh điển của chủ nghĩa duy thực Nhưng,sau 1918, trong không khí mới của dư luận theo chủ nghĩa lý tưởng, Bowman (1924) đãđưa ra khảo sát thế giới nổi tiếng của ông, Cuốn Thế giới mới, trong đó chủ nghĩa duythực kiểu cổ đã bị loại bỏ khỏi địa lý Mặc dù vậy nhưng quan điểm của Bowman đãđóng góp lớn lao đối với di sản quyền lực chính trị củ môn địa chính trị quốc tế Ngay cảtrong trường hợp này, những lý lẽ của Bowman không trình bày rõ một triển vọng quốc

tế thực sự, mà trái ngược lại, ông nhìn thế giới phần rất lớn thông qua con mắt của ngườiMỹ

Trong thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Mặc dù địa chính trị khôngđược bàn luận thông thường trong cùng một bối cảnh có liên hệ đến hoạt động chính trị ởcấp quan hệ giữa các quốc gia Việc sử dụng (các từ ngữ) phân biệt địa chính trị như là

có quan hệ đến sự kình địch giữa các cường quốc chính (những quốc gia cốt lõi và bánngoại vi đang đi lên) và chủ nghĩa đế quốc như là sự thống trị của những quốc gia mạnh(trong vùng cốt lõi) đối với những quốc gia yếu (trong ngoại vi) Về mặt chính trị, địa

chính trị mô tả quan hệ kình địch trong khi chủ nghĩa đế quốc mô tả quan hệ thống trị.

Về mặt không gian, hiện nay được phản ánh trong những khuôn khổ không gian “Đông

Trang 10

-Tây” và “Nam - Bắc” tương ứng Mặc dù đã có những định nghĩa trước đây, chúng tôi sẽ

sử dụng những cách dùng hiện nay về những từ ngữ này ở đây Vấn đề bổ ích đối với địachính trị là mối quan hệ giữa hai khái niệm trong chính trị và trong cấu trúc không giancủa chúng Trong phân tích hệ thống thế giới, địa chính trị nói về sự kình địch (hiện nay

là Đông đối lập với Tây) trong vùng cốt lõi để cho chủ nghĩa đế quốc thống trị vùngngoại vi (hiện nay là Bắc thống trị Nam)

Địa chính trị kể từ sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ đến nay được thực hiệndưới hình thức sau:

Thứ hai là địa chính trị đi sâu vào việc nghiên cứu địa lý chiến tranh và hòa bình,

nghiên cứu sự kình địch của các cường quốc có vị trí chiến lược trên bàn đồ chính trịtoàn cầu trong địa chính trị Và cuối cùng là khi nghiên cứu địa chính trị nước Mỹ cầnphải chú trọng đến yêu cầu cân bằng trong quan hệ quốc tế và thực tiễn triển khai chínhsách đối ngoại can thiệp của Mỹ vào các vấn đề quốc tế

Ngoài ra, đối với nguồn gốc ra đời của địa chính trị cũng được xác định trên

những tư tưởng, quan điểm của những đế quốc trên thế giới khi mà những quan điểm nàyảnh hưởng đến chính trị về sự kình địch giữa các cường quốc trên phạm vi toàn cầu.Trước hết, tư duy khoa học địa chính trị này dựa nhiều trên truyền thống có gốc gácchủng tộc và văn hóa, có thể coi đó là quan điểm đế quốc chủ nghĩa trong khoa học Hai

là, các trào lưu địa chính trị trước Chiến tranh thế giới thứ hai chứa đựng nhiều yếu tốTân Lamarck luận, dựa chủ yếu trên giả thuyết của họ về tính ưu đẳng của chủng người

da trắng, cường điệu khả năng kế thừa các tri thức và năng lực tích lũy được, can dự vàoquá trình tiến hóa, cường điệu nhân tố môi trường, coi chủ nghĩa đế quốc là điều đươngnhiên, hợp tự nhiên Ba là, các nhà địa chính trị tiền bối đã đưa ra một cách nhìn nhấtđịnh đối với nền chính trị quốc tế Cơ sở triết học của quan điểm đó dựa trên thuyết DeCarte về thực tiễn, tách rời lịch sử với không gian và tạo thuận lợi cho việc không gianhóa các đối tượng và hiện tượng xã hội - lịch sử Địa chính trị thời kỳ này không phải là

Trang 11

ngoại lệ, mà nó là một phần của quá trình chính trị vốn được xem là “tính công cụ củakhông gian”.

Cách nhìn địa chính trị đã không gian hóa thế giới của chúng ta bằng một hệthống phân biệt chủng tộc Nó đã tước đi tính đa dạng ba chiều của địa hình bề mặt tráiđất, mà chỉ còn còn nhìn bề mặt đó theo chiều phẳng diện tích, bằng cách chia nó rathành các khu vực (trung tâm - ngoại biên, thế giới mới - thế giới cũ, Âu - Á - Mỹ), thànhcác đặc tính đồng nhất (lục địa, địa dương) và phối cảnh (hải quân - lục quân)

1.1.3 Một số tư tưởng địa - chính trị trên thế giới

Địa - chính trị đã ra đời tại các nước Âu - Mỹ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,phát triển mạnh mẽ đến Chiến tranh Thế giới thứ hai và tiếp tục phát triển cho đến nay

Tiêu biểu có một số lý thuyết gia địa - chính trị sau:

* Tư tưởng Địa - chính trị từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai

Alfred Theyer Mahan (1840 - 1914)

Người Mỹ, cố vấn của Tổng thống, có quan hệ mật thiết với quan chức Anh, nhàcải cách hải quân, nhà sử học và thần học Là một nhân cách tài năng, đa dạng đặc biệt,nhà “truyền giáo” về quyền lực đại dương, cha đẻ của địa - chính trị học

Theo ông, có 6 điều kiện cho một quốc gia phát triển sức mạnh biển:

1 Vị trí địa lý đối với biển của quốc gia đó.

2 Đặc trưng địa chất của lãnh thổ quốc gia trong tương quan với đại dương như chiều

dài bờ biển, số lượng hải cảng, độ sâu của nước và địa hình che chắn các hải cảng…

3 Chiều rộng của lãnh thổ quốc gia, tương quan giữa địa lý địa chất và địa lý nhân văn.

4 Dân cư

5 Truyền thống thương mại trong bản tính dân tộc (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha).

6 Đặc trưng của lãnh đạo quốc gia (chuyên chế hay dân chủ)

Sir Halford Mackinder (1861 - 1947)

Nhà địa lý học, nhà kinh tế học, chính trị gia người Anh Năm 1904, trong bài

viết “Mấu chốt địa lý của lịch sử” (Geographical Pivot of History), ông đã trình bày có

hệ thống tư tưởng địa - chính trị của mình, mô tả rõ ràng và phong phú về thế giới dướigóc nhìn địa - chính trị

Tư tưởng “trục quay địa lý của lịch sử” của ông cho rằng trái đất là một hệ thốngđóng, do có sự thay đổi trên một bộ phận của hệ thống này sẽ làm thay đổi sự cân bằngcủa các mối quan hệ khác của phần còn lại

Trang 12

Ông chỉ ra mối quan hệ giửa 3 yếu tố địa lý - kỹ thuật - chính trị của một quốc gia.

Sự thay đổi và phát triển của 3 yếu tố ấy sẽ đem lại quyền lực trên đất liền chứ khôngphải trên biển

Ông không chia lịch sử theo thời gian, nghĩa là không gian hóa lịch sử với

những biến đổi bên trong hết sức sinh động

Với ông, trái đất là một không gian duy nhất, thống nhất, đã được chiếm lĩnh và

là một hệ thống khép kín

Ông đưa ra thuật ngữ vùng đất trung tâm “heartland”: Theo ông, Trung Á là

pháo dài quyền lực trong nền chính trị toàn cầu, bất khả xâm phạm vì được bảo vệ bởihai vành đai: Vành đai trong (Đông Âu) và vành đai ngoài (không gian Á - Phi - Mỹ)

Vai trò vùng đất trung tâm được khái quát: “Ai khống chế vùng đất trung tâm

(Trung Á), ai làm chủ vùng đất trung tâm sẽ cai quản “hòn đảo” của thế giới (đại lục

Âu - Á - Phi), ai làm chủ hòn đảo thế giới sẽ làm chủ thế giới”.

Karl Haushofer (1869 - 1946)

Nhà địa - chính trị nổi tiếng người Đức, từng ở trong quân đội, cấp bậc thiếutướng Từ năm 1919, giảng dạy tại Đại học Muyních, có mối quan hệ thân thiết và là cốvấn quân sự cho Adolf Hitler

Năm 1924, ông sáng lập tạp chí chuyên ngành địa - chính trị (Zeitschirift Fiir

Geopolitik), đăng tải nhiều bài bào chữa và khuếch trương chủ nghĩa dân tộc cực đoan

của Chủ nghĩa phát xít

Đưa ra khái niệm “Không gian sinh tồn” của quốc gia, nhìn thế giới dưới góc độ

có một vùng đất trung tâm (nước Đức) và các khu vực bao quanh Ông cho rằng, nướcĐức là một tổ chức quan trọng sống còn được thiên phú cho quyền được tư do bànhtrướng xâm lược, thống trị các dân tộc khác

Chính tư tưởng địa - chính trị này là cơ sở lý luận cho Chủ nghĩa phát xít vàAdolf Hitler đã gây ra chiến tranh thế giới lần thứ II

Nicolas Jonh Spykman (1893 - 1943)

Người Mỹ, gốc Hà Lan, từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc tế đại họcYale

Strategy in World Politics), (1942) - Người sáng lập trường phái “hiện thực cổ điển”

trong chính sách đối ngoại của Mỹ và cha đẻ của “Thuyết bao vây khoanh vùng” trong

lý luận địa - chính trị

Trang 13

Ông cho rằng “chủ nghĩa biệt lập” dựa vào đại dương để bảo vệ nước Mỹ đã kết

thúc, đến lúc Mỹ, phải “chỉ huy việc ngăn chặn bá quyền”

Việc cân bằng quyền lực ở châu Âu đã ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ, do đó

Mỹ cần ngăn chặn châu Âu, thiết lập quyền lãnh đạo quanh vùng rìa châu Âu

trung tâm với sức mạnh đại dương An ninh vùng rìa phụ thuộc vào sự chống đỡ của hailuồng sức mạnh đó

Ông cho rằng, nghiên cứu chính sách đối ngoại, cần chú ý trước tiên đến vị trí địa

lý của nước đó Tầm quan trọng của vùng rìa căn cứ vào nhân khẩu, tài nguyên và sựphát triển của công nghiệp

Vùng rìa có vai trò quyết định trong việc kiềm chế vùng trung tâm, vì thế việckiểm soát vùng rìa châu Âu, vùng Trung Đông, vùng châu Á - Thái Bình Dương, nước

Mỹ có thể hạn chế được sức mạnh ở vùng trung tâm Âu - Á

Nước Mỹ cần phải phát triển lực lượng hải quân và không quân ở Bắc Atlantic vàtoàn bộ Thái Bình Dương nhằm bao vây đại lục Âu - Á

Ông kết luận: “ Ai khống chế vùng rìa sẽ khống chế được lục địa Á - Âu, ai làmchủ lục địa Á - Âu sẽ làm chủ được vận mệnh thế giới”

Alexander Procofieff De Seversky (1894 - 1974)

Người Mỹ, gốc Nga, nhà phát minh hàng đầu trong lĩnh vực hàng không

ra thuyết “Sức mạnh trên không”

Sau trận Trân Châu cảng, Severski cho rằng sự phát triển nhanh chóng về sứcmạnh và phạm vi tấn công của không quân sẽ dẫn đến mộ điều chắc chắn là nước Mỹ sẽ

bị đặt vào tình trạng nguy hiểm là bị phá hủy từ trên không

Ông rút ra luận điểm là: “ Lực lượng nào khống chế bầu trời, giành ưu thế trên

không thì sẽ giành được thắng lợi”.

Nước Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến xuyên đại dương và trởthành một cường quốc thống trị trên không

Phát triển ngay lập tức máy bay ném bom tầm xa (từ 3000 dặm trở lên), đặc biệt

là những máy bay xuyên lục địa có thể trực tiếp ném bom ở Đức và Nhật Bản

Ông ủng hộ thành lập Bộ tư lệnh không quân (1946) và sản xuất các loại máy bayB36, B47, máy bay một người lái (1964)

Tóm lại: Các thuyết địa chính trị trong thời gian này có điểm chung là “lợi ích

an ninh quốc gia không tách rời các hoạt động chính trị; trong mỗi một thời kì lịch

Trang 14

sử, trên bản đồ chính trị quốc tế thường có một trung tâm chiến lược mà nếu nước nào khống chế được trung tâm đó thì sẽ chi phối được toàn bộ thế giới”.

* Tư tưởng Địa - chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, địa - chính trị bị lên án và lãng quên do sự cămghét chủ nghĩa phát xít Đức tại các nước phương Tây

sinh tồn” (Lebensraum) và “xã hội tiến hóa luận” (Social Darwinism) để đề cao chủ nghĩa bành trướng (Expansionism).

Các thuyết địa - chính trị trở thành các học thuyết xuyên tạc các tư liệu của khoahọc địa lý, biện minh cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc nhằm bành trướng

và thống trị thế giới

* Tư tưởng Địa - chính trị từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay

Từ những năm 1960 (thế kỷ XX), tư tưởng địa - chính trị bắt đầu được chú ý trởlại và dần dần phát triển theo quan điểm tư tưởng của những nhà địa - chính trị Mỹ

Saul Cohen

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của tư tưởng địa - chính trị, Saul Cohen đã duytrì sự nghiên cứu thế giới dưới góc độ địa - chính trị và khuyến cáo các chính trị giakhông nên xem thường hoặc phủ nhận nhận nó

Khái niệm địa - chiến lược do Cohen đưa ra được dùng để chỉ một không gianquyền lực, dưới áp lực của các siêu cường

Ông chia thế giới làm hai khu vực địa - chiến lược đều nằm ở bán cầu Đông:

+ Khu vực thứ nhất, gồm Tây Âu, Bắc Âu, Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi + Khu vực thứ hai, thuộc lục địa Á - Âu, trài dài từ Đông Âu sang vùng đất trung

tâm

Ngoài ra còn hai khu vực địa - chiến lược tiềm tàng là Nam Á và Đông Nam Á.Ông còn chia nhỏ thế giới thành các khu vực địa - chính trị như các không gian quyềnlực với quy mô khu vực

Các khu vực địa - chính trị đó bao gồm: Trung Á, Nam Thái Bình Dương, ChâuPhi - Nam Sahara, Bắc Mỹ - Trung Mỹ - Caribe - Nam Mỹ (Vành đai xung yếu: Lànhững không gian chính trị chứa đựng nhiều nhân tố mất ổn định tiềm tàng và là nớitranh chấp của các cường quốc nhằm tranh giành ảnh hưởng) Ông đề cao vai trò quyếtđịnh những vấn đề toàn cầu của các quốc gia có quyền lực

Trang 15

ZbigNiew Brzezinski

Người Mỹ, gốc Ba Lan, sinh 1928 tại Ba Lan, cố vấn an ninh tổng thống JimmyCater (1977 - 1981); Giáo sư chính sách đối ngoại Trường nghiên cứu quốc tế cao PaulH.Nitzee thuộc Đại học Johns Hopkins ở Washington D.C

của lục địa Âu Á - trên bản đồ chính trị thế giới

Zbigniew Brzezinski khẳng định lục địa Âu - Á lục địa lớn nhất thế giới và trụcđịa - chính trị vì nó chiếm 75% dân số thế giới, nơi tâp trung của cải thế giới, chiếm 60%GNP, 3/4 nguồn năng lượng thế giới Nơi tập trung hầu hết các cường quốc hạt nhân, tậptrung hầu hết những quốc gia có chủ quyền, năng động về chính trị, thách thức tiềm tàng

về vị thế đứng đầu của Mỹ

Ông rút ta kết luận: Cường quốc nào thống trị lục địa Âu - Á thì sẽ kiểm soátđược 2/3 khu vực tiên tiến nhất, có năng lực sản xuất kinh tế nhiều nhất

Nếu gộp cả lại thì sức mạnh Âu - Á mạnh hơn Mỹ rất nhiều, nhưng vì lục địa

Âu - Á quá lớn, không thể là một thực thế chính trị duy nhất, do vậy khu vực Á - Âu trờ

thành “bàn cờ” để tranh giành vị thế đứng đầu thế giới.

Ai kiểm soát lục địa Á - Âu thì gần như tự động đưa châu Phi vào lệ thuộc, làmcho Tây bán cầu và châu Đại Dương thành ngoại vi địa - chính trị đối với lục địa trungtâm của thế giới

Công cụ giành ưu thế địa - chính trị: Hạm đội hải quân thành quả của thế kì XIX;

Vũ khí hạt nhân là sản phẩm của thế kỉ XX vẫn tiếp tục được sử dụng như công cụ chủyếu để bành trướng ảnh hưởng và răn đe trong cạnh tranh địa - chiến lược trong thế kỉXXI

1.2Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO

1.2.1 Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của NATO

Chiến tranh thế giới II kết thúc đã làm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế cónhững biến đổi to lớn và sâu sắc Biến đổi sâu sắc và quan trọng nhất là chủ nghĩa xã hội(CNXH) đã phát triển vượt khỏi phạm vi của một nước trở thành một hệ thống thế giới.Phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) đứng đầu là Liên Xô đã không ngừng lớn mạnh và pháthuy ảnh hưởng ở nhiều nơi Một loạt các nước Trung - Đông Âu được Hồng quân Liên

Xô giải phóng đã tuyên bố xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân và từ năm 1948 lần lượttrở thành các nước XHCN

Trang 16

Tất cả các nước châu Âu, kể cả các nước thắng trận đều bị kiệt quệ về mọi mặt.Châu Âu có ít nhất khoảng 35 triệu người bị thiệt mạng (riêng Liên Xô thiệt hại lớn nhấtvới hơn 20 triệu người chết) và khiến hàng triệu người dân không có nhà ở Tại các nước

tư bản châu Âu, trong số 6 nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Đức, Italia, NhậtBản bại trận, vừa phải lo khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải bồi thường thiệt hạicho các nước thắng trận Còn Anh và Pháp tùy thuộc phe thắng trận nhưng cũng gặp rấtnhiều khó khăn Sau chiến tranh, nền kinh tế các nước tư bản châu Âu lâm vào cảnh đìnhđốn và sa sút nghiêm trọng Quá trình tập hợp lực lượng ở châu Âu sau chiến tranh dướitác động của nhân tố ý thức hệ đã dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị - quân sự cũngnhư về kinh tế, đặt nền móng cho sự ra đời trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ và cuộc đốiđầu Đông - Tây giữa XHCN và CNTB

Như vậy, sau Chiến tranh thế giới II, bản đồ địa lý chính trị và địa - chính trị củachâu Âu đã thay đổi căn bản Châu Âu đã bị chia thành hai khối ngăn cách và thù địchnhau, do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên Quan hệ giữa hai khối thường bị đặt trongtình trạng căng thẳng của sự đối đầu Đông - Tây

Trong chiến tranh thế giới II, Mỹ là nước thu được nhiều lợi nhất nhờ buôn bán

vũ khí và cho vay, lại ít bị thiệt hại do vị trí địa lý cách biệt với chiến trường, uy tínchính trị của Mỹ cũng lên cao nhờ đứng trong phe đồng minh chống phát xít và tham giagiải phóng Tây Âu Mỹ còn có lực lượng quân sự hùng mạnh, chiếm vị trí số một nhờđộc quyền về bom nguyên tử Có thể nói, Mỹ đã trở thành đế quốc hùng mạnh nhất trongthế giới TBCN, có ưu thế tuyệt đối cả về kinh tế - chính trị - quân sự Mỹ đã vạch ra mộtchiến lược quân sự toàn cầu với tham vọng vươn lên vị trí bá chủ thế giới

Trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu và ngăn chặn Liên Xô của Mỹ, Tây Âu

có vị trí quan trọng hàng đầu Mỹ có lợi ích ở Tây Âu cả về kinh tế, chính trị và quân sự

Về kinh tế, Mỹ cần tìm kiếm thị trường có thể đáp ứng đòi hỏi phát triển của sức sảnxuất và có khả năng tiêu thụ hàng hoá của Mỹ, Tây Âu chính là nơi thích hợp nhất Vềchính trị, Mỹ và Tây Âu có sự tương đồng về thể chế chính trị, thuận lợi cho Mỹ hợp tác,xâm nhập và phát huy ảnh hưởng Đặc biệt, lợi ích chính trị của Mỹ còn là ngăn chặn vàđẩy lùi ảnh hưởng của CNXH, bảo vệ Tây Âu và bản thân Mỹ trước nguy cơ của phongtrào cộng sản, công nhân trong chính tây Âu và Mỹ Về quân sự, Tây Âu chính là vị trí lýtưởng để ngăn chặn và nếu có thể thì tiêu diệt đối thủ Xô Viết, với mục tiêu đưa chiếntranh ra xa nước Mỹ Và ngoài ra, Mỹ cũng cần duy trì sự ổn định ở Tây Âu vì các quyềnlợi kinh tế - chính trị của mình

Trang 17

Sau Chiến tranh thế giới II, Mỹ và Tây Âu tuy ở vị trí khác nhau và có những ý

đồ, mục tiêu khác nhau, nhưng đều cần nhau để phục vụ cho những toan tính của mình.Các nước tây Âu muốn phát triển kinh tế bằng cách dựa vào kế hoạch viện trợ của Mỹ.Trong khi đó với kế hoạch Marshall, Mỹ muốn các nước nhân viên trơ của kế hoạch nàyphải phụ thuộc vào Mỹ

Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, sau chuyến đi châu Âu, tháng 6/1947,Thượng nghị sĩ Marshall tuyên bố, Mỹ sẵn sàng đóng góp vào việc phục hồi kinh tế cácnước châu Âu để “tạo ra những điều kiện chính trị và xã hội, giúp cho các thể chế tự do

các nước châu Âu để phục hồi kinh tế (gọi là kế hoạch Marshall) Kế hoạch Marshallđược bắt đầu thực hiện từ tháng 4/1948 đến tháng 6/1952 và được 16 nước chấp nhận(gồm: Anh, Áo, Ireland, Na Uy, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Hy Lạp,Luxembourg, Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Italia Sau này cóthêm Tây Đức tham gia) Hội nghị này được tổ chức tại London với tổng số tiền viện trợ

là 17 tỷ đô la (ước tính thời giá hiện nay 170 tỷ USD) để phục hồi kinh tế 16 nước Châu

Âu Mục tiêu của chương trình phục hồi dựa trên bốn nỗ lực cụ thể:

(1) một nền sản xuất mạnh

(2) mở rộng ngoại thương

(3) tạo lập và duy trì sự ổn định tài chính nội bộ

(4) phát triển hợp tác kinh tế (châu Âu)

Với những tính toán như vậy, Anh, Pháp đã tích cực tập hợp lực lượng để thànhlập một liên minh quân sự, nhằm tiến tới một châu Âu thống nhất không chỉ về kinh tế.Khối quân sự chính trị đầu tiên được thành lập theo sáng kiến của Ngoại trưởng AnhErnest Bevin là Hiệp ước Liên minh Tây Âu ký kết giữa Anh và Pháp tháng 3/1947 tạiDunkirk nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Đức trong tương lai

Vì phụ thuộc vào Mỹ nên Anh và Pháp đã phải chấp nhận kế hoạch của Mỹ Vàongày 4/4/1949, tại Washington, 12 nước gồm Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Ireland, Na Uy, ĐanMạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Bồ Đào Nha chính thức ký kết Hiệp ước thành lậpLiên minh Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organisation - NATO)

Hiệp ước đã được phê chuẩn ngày 24/8/1949 và có hiệu lực vô thời hạn (sau 20năm các nước thành viên có thể đơn phương không tham gia nữa) Nội dung Hiệp ướcBắc Đại Tây Dương được đưa ra là thực hiện phòng thủ tập thể cho các nước thành viên

1Phan Doãn Nam (3/2004), Về sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, Tạp chí cộng

sản, (6), tr.121

Trang 18

và tăng cường an ninh thông qua hợp tác cả về chính trị, kinh tế và quân sự, phối hợpchung trong các kế hoạch phòng thủ Về cơ cấu, NATO là một bộ máy kéo cả về quân sự

và dân sự, trong đó quân sự là chức năng chủ yếu Cơ quan cao nhất là Hội đồng Bắc ĐạiTây Dương (North Atlantic Council - NAC) bao gồm đại diện của các nước thành viên

và tiến hành các kỳ họp ở nhiều cấp khác nhau Chuyên trách về vấn đề phòng thủ có Uỷban kế hoạch phòng thủ (Defence Planning Committee - DPC) cũng bao gồm đại diệncủa các nước thành viên Phụ trách cả hai cơ quan này là một Tổng thư ký, do các bênbầu ra nhưng thường là Mỹ có ảnh hưởng quyết định

Về bộ máy quân sự của NATO, có Uỷ ban quân sự (Military Committee - MC) là

cơ quan cao nhất, gồm những người đứng đầu Bộ tư lệnh các nước thành viên Nhữngviệc chỉ huy lực lượng quân đội nằm trong tay ba Tổng tư lệnh của ba Bộ chỉ huy liênminh, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phòng thủ cho khu vực phụ trách, xác định cácyêu cầu về lực 1ượng và triển khai lực lượng quân sự Ba Bộ chỉ huy là: Bộ chỉ huy đồngminh châu Âu (Allied Command Europe), Bộ chỉ huy đồng minh Đại Tây Dương (AlliedCommand Atlantic) và Bộ chỉ huy đồng minh biển Măng sơ (Allied Command Chanel),đều nằm dưới sự chỉ huy của các tướng Mỹ Vì vậy, cùng với một số lực lượng lớn quânđội và vũ khí triển khai trên lãnh thổ các nước thành viên, trên thực từ Mỹ nắm vai tròlãnh đạo NATO

Từ sự trình bày trên cho thấy, cùng với kế hoạch Marshall, sự ra đời của NATO

đã mở đường cho Mỹ can thiệp sâu vào công việc của các nước Tây Âu và buộc cácnước này phải đi theo quỹ đạo của Mỹ - một mục tiêu quan trọng trong chiến lược thựchiện tham vọng thống trị thế giới của Mỹ Quá trình tồn tại và phát triển của NATO cónhững biến đổi tương ứng với những thay đổi của trật tự hai cực và diễn biến của Chiếntranh lạnh cũng như xu thế hợp tác và đấu tranh trong quan hệ Mỹ - Tây Âu

Nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của tổ chức

Nguyên tắc hoạt động của NATO được nêu trong Hiến chương NATO ngày4/4/1949 tại Washington, Mỹ Những nguyên tắc hoạt động chính của NATO là:

1 Các quốc gia thành viên giải quyết các xung đột quốc tế mà một trong số các nước

có thể liên quan bằng các biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.Các quốc gia tránh sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực

2 Các quốc gia sẽ tham vấn lẫn nhau bất kể khi nào sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chínhtrị hoặc an ninh của bất cứ thành viên nào bị đe dọa

3 Các quốc gia đồng ý cho rằng bất kì một cuộc tấn công nào chống lại một quốc giathành viên đều được coi là chống lại toàn bộ khối NATO Do đó, các quốc gia thành

Trang 19

viên sẽ hỗ trợ quốc gia hoặc các quốc gia thành viên bị tấn công một cách độc lậphoặc hợp tác với các quốc gia khác bằng các biện pháp bao gồm cả quân sự nếu cầnthiết để tái lập và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.

4 Các quốc gia thành viên sẽ không tham gia lực lượng hoặc tổ chức quốc tế nào mà

có quy định mâu thuẫn với bản Hiệp ước này

5 Các quốc gia thành viên sẽ tìm cách loại bỏ xung đột trong các chính sách kinh tếquốc tế của nhau và khuyến khích sự hợp tác kinh tế trong khối

6 Để đạt được các mục tiêu nêu ra trong bản Hiệp ước này, các quốc gia thành viên sẽđộc lập hoặc hợp tác với nhau trong việc tự nỗ lực hoặc hỗ trợ

Mục đích thành lập của NATO ban đầu là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởngcủa chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu.Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa đểlàm đối trọng Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này làcuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị Tuy nhiên,

do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thànhlập Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năngphòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huyquân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966 Năm 2009, với số phiếu áp đảocủa quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Phápquay trở lại NATO

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng(khối Warszawa), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiếntranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên canthiệp quân sự tại Bosnia và Herzegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã oanh tạc Serbiavào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốthơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khốiWarszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004 Ngày 1 tháng 4 năm 2009, sốthành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia Đến năm 2024 thì sốlượng thành viên của NATO là 32 quốc gia sau khi Thụy Điển chính thức tham gia tổchức này vào tháng 3 năm 2024 Từ sau sự kiện 11/9 năm 2001, NATO tập trung vàonhững thử thách mới, liên quan đến việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, cực đoan Trong

đó có các chiến dịch can thiệp quân sự tại Afghanistan, Iraq và Libya

Trang 20

1.2.2 Quá trình phát triển của NATO trong và sau Chiến tranh Lạnh

Tháng 2/1952, NATO kết nạp thêm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ Tây Đức được tái vũtrang và gia nhập NATO ngày 8/5/1955 và trở thành thành viên thứ 15 của NATO Đây

là một sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển của NATO Mỹ và Tây Âu đềunhất trí biến Tây Đức thành “vệ binh” chống lại Liên Xô và phe XHCN ở châu Âu, nhất

là khi cuộc chiến tranh Triều Tiên đã càng tạo thêm cớ cho Phương Tây thổi phồng “mối

đe doạ cộng sản" Mỹ đưa Tây Đức vào còn nhằm mục đích chia rẽ Tây Âu để Mỹ dễ bềkiềm chế, còn Tây Âu đặc biệt là Pháp, đã phải chấp nhận điều này dưới sức ép của Mỹ.Nhưng ngoài ra, việc Tây Âu đang trong quá trình hòa giải và tập hợp lực lượng cũng làmột lý do để các nước này đưa Đức vào NATO, để kiềm chế Đức bằng các tổ chức đaphương

Bước sang thập niên 60, nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi và phát triểnnhanh chóng Cùng với đó xu thế tập hợp lực lượng càng được đẩy mạnh với Hiệp ướcRome tháng 3/1957 thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (CEE) Trong khi đó, quan hệ

Xô - Mỹ có sự chuyển hướng sang vừa hợp tác vừa đối đầu, hình thành các cơ chế traođổi thông tin, giảm chạy đua vũ trang

Sự đối đầu giữa hai siêu cường chuyển sang thế giới thứ ba - giành giật ảnhhưởng tại đại bàn Á, Phi, Mỹ La tinh Đây cũng là giai đoạn khá đặc biệt trong quan hệ

nghiêm trọng Điển hình là xu hướng ly tâm của Pháp Tháng 9/1959, Tổng thống Pháp

De Gaulle đã gửi thư - cho tổng thống Mỹ Eisenhower yêu cầu thay thế sự chỉ đạoNATO do một mình Hoa Kỳ đảm nhận bằng Ban Lãnh đạo ba bên Mỹ - Anh - Pháp.Ngày 22/1/1963, Pháp ký với Đức Hiệp ước Pháp - Đức, còn gọi là trục Born - Paris,đánh dấu một bước phát triển quan trọng làm nòng cốt cho quá trình tập hợp lực lượngcủa Tây Âu trên lĩnh vực chính trị Pháp cũng phản đối kế hoạch “tình bạn đồng hànhĐại Tây Dương” với nguyên tắc độc quyền hạt nhân và “một ngón tay đặt trên cò súng”của Mỹ Đỉnh cao của mâu thuẫn là Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy NATO năm 1965 và đếnnăm 1966, Pháp yêu cầu triệt thoái toàn bộ quân đội và các căn cứ quân sự của NATO rakhỏi Pháp Khối NATO vấp phải một khó khăn nghiêm trọng chưa từng có kể từ khithành lập Tuy vậy, xu thế ly tâm mạnh mẽ của Pháp thời kỳ này mang tính chất đơn lẻ,chưa phù hợp với thực lực của Pháp và lợi ích của các nước Tây Âu khác Đức, Italia vẫn

2 Đỗ Sơn Hải (2002),Chương trình đào tạo thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Môn Lịch sử Quan hệ quốc

tế, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr.36

Trang 21

cần sự bảo hộ của Mỹ và không muốn có mot Ban lãnh đạo NATO chỉ có Anh,Pháp Còn Mỹ vẫn giữ được vị thế số một, duy trì được vai trò lãnh đạo: nắm giữ độcquyền hạt nhân trong NATO và lợi dụng sự chia rẽ trong nội bộ Tây Âu, đặc biệt nhờmối “quan hệ đặc biệt với Anh".

Trong thập niên 70, quan hệ Đông - Tây đã xuất hiện các cơ chế và luật chơi mới,song chưa có tính chất chủ đạo: thành lập diễn đàn G7, các cơ chế hợp tác mới của SEV,gặp gỡ đàm phán cấp cao Xô - Mỹ, trao đổi thương mại Đông - Tây, cải thiện quan hệ

Mỹ - Trung Những thay đổi này tuy đã phần nào thay đổi cơ cấu hai cực của hệ thốngquan hệ quốc tế, song chưa đủ mạnh để làm tan rã hệ thống Về cơ bản, hai siêu cường

đã có những điều chỉnh mà vẫn giữ được khả năng chi phối Trật tự hai cực ngày cànglung lay và hai siêu cường bước vào thời kỳ hoà hoãn để ổn định nội bộ Trong khi đó,thực lực kinh tế của châu Âu tiếp tục tăng lên trong tương quan với Mỹ NATO vì vậycũng càng thêm chia rẽ Trong lúc Mỹ ra sức ép buộc Tây Âu phải chia sẻ trách nhiệmtrong chi phí phòng thủ, thì Tây Âu lại càng tỏ ra độc lập hơn Năm 1973, khi chiến tranhYom Kippur nổ ra, các nước thành viên NATO (trừ Bồ Đào Nha) đều phản đối Mỹ việntrợ cho Israel Anh không cho Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của mình ở Síp Tây Đức vàcác nước khác bày tỏ sự bất bình khi Mỹ không tham khảo ý kiến của họ Năm 1974 HyLạp rút khỏi NATO do mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ quay lại vào năm 1985

Tình hình nêu trên dẫn đến việc vào 7/1974 Mỹ và Tây Âu đã ký kết Hiếnchương Đại Tây Dương mới, biểu hiện sự thay đổi tương quan lực lượng trong liên minh:Trước đây, chính sách của mỗi nước phải được trao đổi ý kiến giữa các thành viên trongliên minh thì giờ đây, trao đổi chỉ tùy từng trường hợp và tuỳ các nước thấy có cần thiếtkhông

Nhưng phải thấy rằng, mặc dù có những suy yếu và chia rẽ trầm trọng trong haithập kỷ 60 và 70, song NATO vẫn là một tổ chức quân sự nằm dưới sự lãnh đạo và bảo

hộ của Mỹ Dù địa vị bị giảm sút nghiêm trọng, Mỹ vẫn là siêu cường mạnh nhất trongthế giới TBCN Tây Âu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Mỹ, bởi vì “mối đe dọa” Liên Xôvẫn còn tồn tại Vì vậy Mỹ luôn có khả năng tập hợp Tây Âu dưới cờ của mình, nhất làkhi Mỹ theo đuổi chính sách gây căng thẳng trở lại vào nửa đầu thập niên 80

Sau khi chế độ phát xít Franco bị sụp đổ năm 1982, để khuyến khích quá trìnhdân chủ hóa và hòa nhập của Tây Ban Nha, NATO kết nạp thêm nước này làm thànhviên thứ 16 và đây là thành viên cuối cùng của NATO trong thời Chiến tranh lạnh Năm

1983, Mỹ buộc nước đồng minh Đức chấp nhận triển khai tên lửa tầm trung trên lãnh thổcủa mình Sau đó, Mỹ lại yêu cầu NATO cùng xem xét nghiên cứu về chương trình sáng

Trang 22

kiến phòng thủ chiến lược SDI (Strategic Defence Initiative) và các vấn đề liên quan.Với con bài tái thúc đẩy chạy đua vũ trang và việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistannăm 1979, Mỹ tiếp tục lợi dụng mâu thuẫn nội bộ giữa các nước Tây Âu để khống chếcác nước khu vực này.

Nửa sau thập niên 80 đã chứng kiến những biến đổi nhanh chóng ở châu Âu vàtrên thế giới Liên Xô đi vào cải tổ và bắt đầu giảm cam kết quốc tế, rút lui khỏi nhữngvấn đề quốc tế quan trọng Đông Âu bước vào cuộc “cách mạng nhung” Phong trào đấutranh vì hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân, đòi giảm chạy đua vũ trang, cắt giảm vũkhí ở châu Âu đã dẫn tới những hiệp định quan trọng như Hiệp định cắt giảm tên lửa tầmtrung ở châu Âu giữa Mỹ và Liên Xô, Hiệp định cắt giảm lực lượng thông thườngNATO - Warszawa, Hiệp định cắt giảm vũ khí chiến lược START-1 dường như cácnguy cơ đe doạ an ninh ở châu Âu đang dần mất đi cùng với cuộc Chiến tranh lạnh, bướcvào một thời kỳ hoàn toàn khác với những gì nó đã trải qua hơn 40 năm trước

Trong thập niên 90, NATO đóng vai trò mới bằng cách đem lại sự ổn định chokhu vực Balkan bất ổn và khắc nghiệt Những năm đầu của thập niên tiếp đó tình hìnhngày càng cho thấy rõ cần có một hình thức nào đó của một hiệp ước ổn định cho khuvực Kavkaz theo hình mẫu của hiệp ước ổn định cho khu vực Balkan cùng với khả năng

có sự đồng tinh của Nga, do Nga có lợi ích nhiều hơn trong việc thích ứng với liên minh

do Mỹ lãnh đạo và cũng vì tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ

Kỳ nên việc ổn định hóa khu vực Kavkaz cũng có thể ngày càng trở thành một tráchnhiệm của Nato vì nó cần phải như thế Do sự kết thúc chiến tranh lạnh, NATO bắt đầuthay đổi cơ cấu lực lượng của mình Thay vào các sư đoàn trang bị xe bọc sắt và cơ giớihóa nặng nề các nước thành viên NATO đang thành lập lực lượng can thiệp với khả nănglưu động cao phù hợp với quy định của NATO về việc xây dựng một quân đoàn phảnứng nhanh của đồng minh để phục vụ những mục tiêu "ngoài khu vực"

Về quan hệ với các nước đối địch thời chiến tranh lạnh trước đây, hội đồng hợptác Bắc Đại Tây Dương được thành lập năm 1991, gắn kết 16 đồng minh với Đông Âu

và những quốc gia thừa kế Liên Xô, 2 năm sau đó những nước này đã tham gia “Quan hệđối tác vì hòa bình” thành lập mối quan hệ thể chế hòa giữa cơ cấu tư lệnh quân sự liênkết của NATO với quân đội các nước Đông Âu và Nga Những thảo luận hiện nay tậptrung xoay quanh về vấn đề làm thế nào để các nước Trung Âu như Ba Lan, Hungary, vàcộng hòa Séc có thể gia nhập liên minh NATO mà không đối đầu với Nga và khôngphương hại đến những mối lo ngại an ninh chính đáng của Nga

Trang 23

Liên Minh NATO bắt đầu đóng vai trò hỗ trợ trong các sứ mệnh quốc tế giữ gìnhòa bình và thực thi hòa bình do liên hợp quốc bảo trợ ví dụ như Nam Tư cũ Điều đángchú ý trong bối cảnh này là sự xung đột lợi ích sâu sắc giữa các cường quốc phương Tâyđối với chiến tranh ở Bosnia - Herzegovina không hề tác động gì đến NATO.

1.3 Sự mở rộng về phía Đông của NATO

1.3.1 Những cơ sở dẫn đến sự mở rộng về phía Đông của NATO sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ

Cục diện thế giới:

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) làm đảo lộncục diện chính trị thế giới, dẫn đến những thay đổi sâu sắc về so sánh lực lượng trongquan hệ quốc tế Một trật tự thế giới mới dần hình thành không còn tình trạng đối đầucăng thẳng, Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào Phong trào cộng sản quốc tế tổn thấtnặng nề và rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhất, phong trào cách mạng ở nhiều khuvực trên thế giới đứng trước những thử thách to lớn chưa từng thấy Tương quan lựclượng nhìn chung không thuận lợi cho các nước XHCN còn lại trên thế giới Trong khi

đó, CNTB lại đang trở thành tấm gương hướng tới của phần lớn các nước đang phát triển.Phần lớn các nước Đông Âu sau khi chế độ XHCN bị sụp đổ đã nhanh chóng chuyểnsang con đường phát triển theo hình mẫu của phương Tây

Môi trường an ninh toàn cầu sau Chiến tranh lạnh tiếp tục ẩn chứa nhiều bất trắc,khó lường: các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, chủ nghĩakhủng bố toàn cầu, ly khai và lật đổ, nổ ra liên tiếp ở hầu hết các khu vực trên thế giới;

sự phổ biến vũ khí hạt, nạn buôn bán vũ khí gia tăng; nguy cơ về một cuộc chạy đua vũtrang mới vẫn còn cao, các nước có vũ khí hạt nhân vẫn muốn duy trì “thế mạnh hạt nhân”

Số nước có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tăng lên Cộng hoà Dân chủ Nhân dânTriều Tiên đã phóng thành công tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thửnghiệm thành công vụ nổ hạt nhân vào tháng 9/2006 Hiện có khoảng hơn 20 nước cókhả năng sản xuất loại vũ khí hạt nhân Mượn cớ vấn đề xung đột sắc tộc, Mỹ và NATOtấn công quân sự Nam Tư, Irắc gây nên cuộc chiến khu vực châu Âu lớn nhất sau Chiếntranh lạnh Và gần đây nhất, sau Afghanistan, cuộc chiến do Mỹ, Anh phát động chốngIrắc đã đẩy an ninh toàn cầu tới giới hạn của nguy cơ đổ vỡ nghiêm trọng

Dưới tác động của những tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thôngtin, thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức - hàm lượng chất xám tạo nên giá trị giatăng của hàng hóa Thực tế đó đã và đang thúc đẩy các quốc gia tập trung phát triển giáo

Trang 24

dục, kinh tế, khoa học, kỹ thuật và tích cực tham gia vào quá trình phân công lao độngquốc tế Vì vậy, càng làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trên thế giới và tạo

ra những cơ sở mới trong quan hệ quốc tế

Cục diện của đại lục địa Âu - Á (Eurasia Heartland)

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu cùng với việc khốiWarszawa tự giải thể đã làm cho tương quan lực lượng ở châu Âu thay đổi cơ bản, có lợicho các nước Tây Âu Sau khi khối Warszawa tan rã, NATO mất đi đối trọng, tuy nhiênvẫn chưa mất đi đối thủ, ở châu Âu chỉ có NATO là khối liên minh quân sự duy nhất còntồn tại Mặt khác, bản thân NATO cũng ngày càng tỏ ra không còn thích ứng với môitrường an ninh mới ở châu Âu, đồng thời với tư cách là công cụ thể chế trong cuộc đốiđầu Đông - Tây, vấn đề tồn tại của NATO được đặt ra Để có lý do tồn tại, NATO cầnphải điều chỉnh nhiều mặt như đổi mới khái niệm, thay đổi chức năng để tìm kiếm vai trò

Mặt khác, Liên minh châu Âu tích cực mở rộng quy mô với việc kết nạp thêmthành viên mới Năm 1995, ba nước Áo, Thụy Điển, Phần Lan gia nhập EU Gần mườinăm sau, ngày 1/5/2004, EU đã tiến hành mở rộng sang phía Đông với việc kết nạp 10thành viên, nâng tổng số thành viên EU đến 25 nước và đến tháng 1.1.2007 kết nạp thêm

2 nước Bulgaria và Romania nâng EU lên 27 quốc gia

Về quân sự, tháng 12/1998 tại Saint - Malo, Anh và Pháp đã thoả thuận về việcthiết lập một cơ chế quân sự riêng của EU không có sự tham gia của Mỹ và tiếp theo đó,Hội nghị cấp cao của EU tại Cologne (tháng 6/1999) đã thông qua Tuyên bố chung vềchính sách an ninh và phòng thủ chung châu Âu

Ranh giới phân chia châu Âu theo ý thức hệ tư tưởng đã biến mất, các nước Đông

Âu và Liên Xô cũ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa đã tạo thuận lợi cho quátrình nhất thể hoá châu Âu

Như vậy, rõ ràng sự phát triển của quá trình nhất thể hoá châu Âu từ sau khiChiến tranh lạnh kết thúc đã tạo ra những thách thức mới đối với vị trí lãnh đạo của Mỹtrong thế giới tư bản nói chung và trong NATO nói riêng

Tình hình các nước Trung - Đông Âu

Sau cuộc “cách mạng nhung” cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, các nướcTrung - Đông Âu đã chuyển hướng sang phát triển nền kinh tế thị trường kiểu PhươngTây Những nền kinh tế ở các nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu lớn về

3TTXVN, Tài liệu tham khảo (2002), Mối hệ mới Nga - NATO, tr.61

Trang 25

viện trợ, đầu tư để vượt qua khủng hoảng Viện trợ truyền thống từ Liên Xô cũ và cácmối quan hệ kinh tế cũ trong Hội đồng tương trợ kinh tế không còn nữa Nước Nga suyyếu trầm trọng cũng không thể giúp đỡ được gì nhiều ngoài việc cung cấp năng lượnggiá rẻ, tuy nhiên cũng không được nhiều Vì vậy, trông chờ duy nhất của Trung - Đông

Âu là từ phương Tây, nơi đã có nền kinh tế thị trường rất phát triển

Tóm lại, trong tính toán của các nước Trung - Đông Âu vào thời điểm Chiếntranh lạnh kết thúc, một mặt họ có được những thuận lợi khi chơi với phương Tây; mặtkhác họ lại gặp nhiều khó khăn do Liên Xô và khối Warszawa tan rã, các nướcTrung - Đông Âu rơi vào tình trạng không được đảm bảo về an ninh Theo đó, nhữngnước này bị bao trùm bởi tâm lý “nguy cơ khủng hoảng an ninh” chưa từng có từ trướctới nay NATO tự nhiên trở thành mục tiêu lựa chọn hàng đầu để đảm bảo cho an ninhcủa họ Do đó, các nước Trung - Đông Âu đều tìm cách xúc tiến cho việc gia nhậpNATO và phát triển quan hệ với các nước phương Tây Lợi dụng tâm lý các nước nàygấp gáp tìm kiếm sự bảo hộ an ninh của phương Tây sau Chiến tranh lạnh, NATO dầnchuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông để triển khai một cái ô an ninh nhằm tăngcường nền dân chủ và tạo thuận lợi cho sự hòa nhập, đặt nền móng cho cải cách liênminh và đối phó với những mối đe dọa mới của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, kể cả mối

đe dọa có thể nảy sinh bên ngoài khu vực NATO

1.3.2 Nội dung chiến lược mở rộng của NATO

Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, khối Warszawa giải thể đã phá vỡ trật

tự thế giới cũ làm thay đổi căn bản và sâu sắc trật tự an ninh ở châu Âu và trên thế giới.Trật tự thế giới mới chưa hình thành Điều đó đặt NATO trước yêu cầu nếu tồn tại thìphải xác định lại chức năng và điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới ở châu

Âu và trên thế giới Từ những thực tế trên thì việc NATO mở rộng đảm bảo những mụcđích sau:

1 Mỹ coi NATO là cái neo của mình ở châu Âu, là công cụ của Mỹ và Tây Âu đểkhống chế châu Âu

2 Mở rộng NATO để thực hiện chức năng bảo vệ hòa bình và ổn định trên toàn thếgiới

3 Đảm bảo an ninh cho các nước Đông Âu sau khi Liên Xô đã sụp đổ, đây là mộttrong những vấn đề cốt lõi nhất Mở rộng NATO sang phía Đông chính là sự triểnkhai quá trình cải cách và điều chỉnh của NATO trong hoàn cảnh lịch sử mới

Trang 26

Mục đích tổng thể:

Khi sự đe dọa trực tiếp của Liên Xô không còn nữa, các nước phương Tây muốnduy trì tồn tại của NATO và biến nó thành cơ chế an ninh toàn châu Âu, tạo ra khuônkhổ và phương tiện để giải quyết các cuộc xung đột khu vực, đối phó với những tháchthức về an ninh

Mở rộng NATO sang phía Đông, Mỹ và các nước đồng minh NATO muốn đạtđược những mục đích sau:

(1) Khẳng định vai trò trụ cột của NATO không chỉ đảm bảo an ninh và phối hợpchính sách, hành động của các thành viên mà còn giữ gìn an ninh và ổn định cho toànchâu Âu, đối phó với những thách thức mới sau Chiến tranh lạnh

(2) Phương Tây coi việc mở rộng NATO là bộ phận quan trọng nhất thúc đẩy tiếntrình cải cách NATO, chuyển trọng tâm từ “phòng thủ tập thể" sang "an ninh tập thể”,nhằm phát huy ưu thế của khối quân sự hàng đầu thế giới duy nhất còn lại

(3) Tăng cường nòng cốt quân sự làm trụ cột tạo cơ cấu bảo đảm an ninh châu Âu

và giữ vai trò chủ đạo trong trật tự thế giới mới đang hình thành

Việc mở rộng NATO sang các nước vốn là thành viên của khối Warszawa - tổchức quân sự đối địch của NATO là sự thay đổi cơ bản nhất về cơ cấu an ninh trong hơnnửa thế kỷ qua Tiến trình này nhằm lôi kéo các nước Trung - Đông Âu đứng hẳn vaocong đồng phương Tây, cột chặt Trung và Đông Âu vào vòng ảnh hưởng của NATO,thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ theo hướng tư bản chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu,ngăn chặn Trung và Đông Âu trở lại phạm vi ảnh hưởng của Nga, khống chế các lựclượng cộng sản cánh tả phát triển, ngăn ngừa chủ nghĩa xã hội tái lập ở khu vực nàythông qua việc đáp ứng nhu cầu của các nước Trung - Đông Âu về bảo đảm an ninhtrước các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đẫm máu, đe dọa an ninh ổn định của khu vực

và đối phó với tình hình bất ổn định ở Nga

Mục đích riêng của từng thành viên chủ chốt của NATO.

Mục đích của Mỹ:

Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ chẳng những không rời bỏ mà càng củng cố và tăngcường kiểm soát khối NATO NATO là một bộ phận không tách rời trong chính sáchchâu Âu của Mỹ Châu Âu là một trong ba trung tâm quan trọng của thế giới, gắn bó với

Mỹ về lợi ích an ninh, kinh tế và quan hệ chủng tộc, huyết thống Mỹ muốn củng cốNATO làm nòng cốt đẩy mạnh hơn nữa liên minh quân sự với hai trụ cột chiến lược anninh thế giới của Mỹ là NATO và hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ Các nước đồng minhNATO là đối tác lớn nhất của Mỹ Hợp tác xuyên Đại Tây Dương sẽ giúp cho Mỹ thực

Trang 27

hiện các mục tiêu ở châu Âu và trên toàn thế giới Mở rộng NATO buộc các nước xin gianhập phải tiến hành các cải cách dân chủ, cải cách kinh tế, quốc phòng phù hợp với cáctiêu chuẩn NATO đề ra, loại trừ khả năng thiết lập một chế độ khác ngoài mong muốncủa Mỹ và phương Tây Ý đồ của Mỹ là tạo ra một hình thái châu Âu có lợi cho Mỹ,ngăn chặn sự nổi lên của bất kỳ một đối thủ nào có khả năng cạnh tranh vị trí độc tôn của

Mỹ tại châu Âu

Mỹ cho rằng mở rộng NATO là cơ hội để lôi kéo các nước Trung - Đông Âu đitheo phương Tây, phụ thuộc vào Mỹ, tạo lợi thế cho Mỹ tranh giành ảnh hưởng với Tây

Âu và Nga, qua đó chi phối khu vực trong các lĩnh vực trọng yếu

Sau khi Liên Xô và khối Warszawa tan rã, để đảm bảo sự tồn tại của mình,NATO đã điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, chủ trương “chậm mà chắc”, mởrộng từ từ Để từng bước tiếp cận, cụ thể hóa quan hệ chính trị, quân sự với các quốc giaphía Đông Năm 1991 NATO lần lượt lập ra Uỷ ban hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NACC)

và tháng 1/1994 chương trình Đối tác vì hòa bình (PFP) Đây là những bước đầu chochiến lược mở rộng Thông qua đó, quan hệ giữa NATO và các nước Trung và Đông Âuxích lại gần nhau Từ năm 1994, NATO chính thức công bố mở rộng Tháng 5/1995,NATO đã công khai hóa kế hoạch mở rộng, thông qua “Báo cáo có tính khả thi về kếhoạch mở rộng NATO sang phía Đông" Tháng 9 năm 1995, tiểu ban chuyên trách soạnthảo báo cáo về vấn đề mở rộng NATO được thành lập và chuyển báo cáo cho các nướcxin gia nhập NATO nghiên cứu Tuy thời gian đầu giữa Mỹ và Tây Âu có bất đồng về sốlượng thành viên mới sẽ kết nạp Mỹ chủ trương chỉ kết nạp 3 nước Hungary, Séc, BaLan là những nước có đủ điều kiện hơn cả Đây cũng là những nước chuẩn bị tốt nhấtcho việc gia nhập NATO, có đủ khả năng tài chính để tự đảm nhiệm một phần chi phícần thiết để cải cách quân đội và không có chung biên giới với Nga, nhằm bảo đảm mởrộng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu và không va chạm trực tiếp với Nga Còn Pháp vàItalia và một số nước thành viên khác muốn kết nạp cả Rumani và Slovenia là nhữngnước có quan hệ gắn bó với họ về lịch sử và địa lý, nhằm tạo vùng đệm củng cố phòngthủ sườn phía Đông của Pháp và các nước nói trên và để tăng cường số phiếu trong cuộcđấu tranh với Mỹ xung quanh việc cải cách cơ cấu chỉ huy của NATO Quá trình mởrộng NATO đã được cụ thể hóa bằng quyết định kết nạp 3 nước Hungary, Cộng hòa Séc

và Ba lan tại Hội nghị Madrid 8 - 9/7/1997

Trang 28

1.3.3 Diễn biến của quá trình mở rộng NATO từ sau năm 1990

Giai đoạn 1991 - 1999

Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ, tổchức Hiệp ước Warszawa bị giải thể, quân đội Xô Viết rút khỏi Trung - Đông Âu và sựkết thúc của Chiến tranh lạnh, khối NATO không những không bị giải thể như khốiWarszawa mà ngược lại nó càng phát triển mạnh mẽ, số lượng các thành viên được tăng

thời điểm rất quan trọng và thời cơ hiếm có để Mỹ và NATO tranh thủ chiếm lấy khoảngtrống chiến lược ở khu vực Trung và Đông Âu Mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp châulục, đưa lực lượng của NATO tiến sát biên giới nước Nga Để đảm bảo sự tồn tại củamình, NATO đã điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, chủ trương “chậm mà chắc”,

mở rộng một cách từ từ Các nước NATO đã tiến hành bước đi đầu tiên chuẩn bị cho tiếntrình mở rộng Tháng 11/1991, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Roma đã chính thức raquyết định thành lập Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NACC) nhằm bước đầu thểchế hóa mối quan hệ an ninh chính trị với các nước Trung và Đông Âu NATO đã ratuyên bố mời cả Trung - Đông Âu và Nga tham gia vào NACC, hoan nghênh các nướcnày tiếp tục cải tổ kinh tế, chính trị, coi đây là “một kỷ nguyên mới của sự hợp tác” ởchâu Âu Nội dung của NACC gồm có tổ chức hàng năm các cuộc gặp Bộ trưởng Ngoạigiao của các nước thành viên khối Warszawa cũ và các nước NATO; tham khảo ý kiếnthường xuyên với các cơ quan chức năng và chuyên gia về quân sự Các vấn đề đượctrao đổi rộng rãi gồm có việc vạch kế hoạch cho lực lượng quân đội, chuyển đổi các khucông nghiệp quân sự sang sản xuất dân sự và kiểm soát các lực lượng vũ trang trong xã

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO ở Brussels 12/1996, liên minh tuyên

bố sẽ nêu tên các nước sẽ được kết nạp đợt đầu tại cuộc gặp Thượng đỉnh tại Madrid

8 - 9/1997 Hội nghị Madrid đã chính thức thỏa thuận sẽ kết nạp 3 nước Hungary, Séc,

và Ba Lan trong đợt đầu của NATO (Sau lần mở rộng này về diện tích của NATO tăng

4Vương Dật Tiên (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr 681

5Lawrence S.Kaplan (1994), NATO and the United States - The Enduring Alliances, Twayne Publisher, New York, p.144.

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Văn Long (2004), Tác động của việc NATO kết nạp thành viên mới đến quan hệ quốc tế hiện nay, Nghiên cứu châu Âu, số 4 (58), tr.10 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của việc NATO kết nạp thành viên mới đến quan hệquốc tế hiện nay
Tác giả: Thái Văn Long
Năm: 2004
2. Phan Doãn Nam (3/2004), Về sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, Tạp chí cộng sản, (6), tr.73 - 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
3. Vũ Dương Ninh (2002) chủ biên, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. TTXVN, Tài liệu tham khảo (2003), Nga đường lối đối ngoại dưới thời Tổng thống V - Putin, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nga đường lối đối ngoại dưới thời Tổng thốngV - Putin
Tác giả: TTXVN, Tài liệu tham khảo
Năm: 2003
8. TTXVN, Tài liệu tham khảo (tháng 5/2003), Những thay đổi trong sự phát triển của NATO sau hội nghị thượng định Praha, Các vấn đề quốc tế, tr. 49 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thay đổi trong sự phát triển củaNATO sau hội nghị thượng định Praha
9. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (tháng 1/2003), Nga đứng trước thách thức của việc NATO mở rộng, Các vấn đề quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nga đứng trước thách thức củaviệc NATO mở rộng
10. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt (tháng 4/2004), Mở rộng NATO: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Các vấn đề quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng NATO: Quá khứ, hiệntại và tương lai
11. Vương Dật Tiên (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa
Tác giả: Vương Dật Tiên
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 2004
12. Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải (2002), Chương trình đào tạo thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Môn Lịch sử Quan hệ quốc tế, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đào tạo thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Môn Lịchsử Quan hệ quốc tế
Tác giả: Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải
Năm: 2002
13. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ - cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Kỳ - cam kết và mở rộng
Tác giả: Lê Bá Thuyên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
14. Đoàn Văn Thắng (2003), Quan hệ quốc tế - Các phương pháp tiếp cận, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế - Các phương pháp tiếp cận
Tác giả: Đoàn Văn Thắng
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 2003
15. Dung, P. T. (2022). Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên, Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tínhtoán chiến lược của các bên
Tác giả: Dung, P. T
Năm: 2022
16. Lê Hoàng kiệt, Nguyễn Ánh Minh, Trần Xuân Hiệp (2024). Nguồn gốc xung đột Nga - Ukraine: Tiếp cận từ góc độ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tr.26 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc xung độtNga - Ukraine: Tiếp cận từ góc độ
Tác giả: Lê Hoàng kiệt, Nguyễn Ánh Minh, Trần Xuân Hiệp
Năm: 2024
17. Văn, T. (2022). Chiều dài lịch sử gắn kết Nga - Ukraine, Báo Cần Thơ.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiều dài lịch sử gắn kết Nga - Ukraine
Tác giả: Văn, T
Năm: 2022
1. Lawrence S.Kaplan (1994), NATO and the United States - The Enduring Alliances, Twayne Publisher, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: NATO and the United States - The Enduring Alliances,Twayne Publisher
Tác giả: Lawrence S.Kaplan
Năm: 1994
2. Qinru Dai, Shichun Luo, Yihan Tian, Yanhan Wang (2024), The Impact of NATO in the Current International Political. Education, Humanities and Social Sciences, p.154 - 158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Impact of NATO inthe Current International Political
Tác giả: Qinru Dai, Shichun Luo, Yihan Tian, Yanhan Wang
Năm: 2024
4. Gorki V (6/2001), “Problem and Prospect of NATO - Russia Relationship: The Russia Debate” trong NATO - Euro - Atlantic Partnership Council Fellowship Program 1999 - 2001 Final Report, Moscow.Tài liệu Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problem and Prospect of NATO - Russia Relationship: The RussiaDebate"” trong "NATO - Euro - Atlantic Partnership Council Fellowship Program 1999 -2001 Final Report
1. Khánh Quỳnh (2024), “Chặng đường 75 năm của NATO: Từ Chiến tranh Lạnh đến xung đột Nga - Ukraine”, https://tuoitre.vn/chang-duong-75-nam-cua-nato-tu-chien-tranh-lanh-den-xung-dot-nga-ukraine-20240405125954898.htm,(truycậpngày28/04/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chặng đường 75 năm của NATO: Từ Chiến tranh Lạnh đếnxung đột Nga - Ukraine
Tác giả: Khánh Quỳnh
Năm: 2024
2. PGS, TS Dương Văn Huy, “Tác động của cục diện thế giới đối với cấu trúc khu vực Đông Nam Á hiện nay”, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/827655/view_content, (truy cập ngày 30/04/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của cục diện thế giới đối với cấu trúc khu vựcĐông Nam Á hiện nay
3. Báo Nhân dân hằng tháng (2024), “NATO tuổi 75”, https://nhandan.vn/nato-tuoi-75-post805917.html,(truy cập ngày 30/04/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: NATO tuổi 75
Tác giả: Báo Nhân dân hằng tháng
Năm: 2024

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w